Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.86 KB, 2 trang )
Vì sao cây nhạc ngựa lại nhốt côn trùng?
Loài cây này khá tinh ranh trong việc nhờ cậy côn trùng thụ phấn hộ
mình. Khi hoa nở, nó dụ cho côn trùng chui vào trong, rồi nhốt lại. Đến khi
mình côn trùng dính đầy phấn, đủ để có thể thụ phấn cho bông khác, nó mới
chịu thả ra.
Bạn không tin, cứ bóc một bông hoa nở trong ngày sẽ thấy ruồi bay ra. Vì
sao lại có hiện tượng đó? Ấy là chúng đang giúp đỡ lẫn nhau. Hoa cho côn trùng
thức ăn, còn côn trùng giúp hoa truyền phấn.
Nhạc ngựa là loài cây thân thảo dài loằng ngoằng, quả khi chín giống cái
nhạc treo cổ ngựa, nên được gọi là cây nhạc ngựa (
Aristolochia debilis). Hoa của
nó giống cái loa kèn, hình phễu, có cuống cong. Trong phễu mọc đầy lông, hướng
xuống dưới đáy phễu phình ra tạo thành một khoang rỗng. Từ đáy khoang nhô lên
một vòi nhụy, đỉnh vòi là đầu nhụy nhận phấn hoa, xung quanh có 6 nhị đực mọc
sát nhau.
Khoảng 5h sáng, hoa nở tỏa ra mùi thối rữa, hấp dẫn lũ ruồi
nhỏ quen kiếm ăn trên xác sinh vật. Ruồi lượn lờ trên miệng loa kèn,
chẳng mấy chốc sẽ chui vào đáy phễu, nơi có mùi nồng nặc nhất. Do
lông mọc ngược trong phễu chặn mất lối ra, nên ruồi bị kẹt trong đó.
Sau khi ăn no, nó đành phải qua đêm trong đáy phễu. Khoảng 3h30’
sáng hôm sau, túi phấn nứt, phấn hoa rơi ra. Trong quá trình ruồi giãy
giụa loạn xạ, thân của nó bị dính đầy phấn hoa, khi ấy lông trong
cuống phễu bắt đầu mềm nhũn và dính sát vào thành phễu, độ dài chỉ còn bằng 1/4
lúc trước. Thế là cuống phễu trở lại thông thoát, ruồi mang phấn hoa bò ra một
Nhạc
ngựa là
loài cây
thân thảo.
cách dễ dàng, giương cánh bay đi. Lúc đó đã khoảng 7h sáng. Khi ruồi ngửi thấy
mùi thối quen thuộc, nó lại chui vào một bông hoa khác, rắc phấn hoa lên đầu