Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Bài giảng tiến trình lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trần Thị Thu Hà, Chu Thị Thủy, Nguyễn Văn Nam






BÀI GIẢNG
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
















Hà Nội - 2013
2
3


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 5
Chương 1. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY VÀ DỰNG NƯỚC 7
1.1. Việt Nam thời nguyên thủy 7
1.2. Việt Nam thời kỳ dựng nước 16
Câu hỏi ôn tập 22
Chương 2. VIỆT NAM THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC 23
(179 TCN-938) 23
2.1. Trên lãnh thổ Âu Lạc cũ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) 23
2.2. Vương quốc cổ Chăm Pa 28
2.3. Vương quốc cổ Phù Nam 30
Câu hỏi ôn tập 31
Chương 3. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV 32
3.1. Việt Nam nửa sau thế kỷ X 32
3.2. Việt Nam từ đầu thế kỷ Xi đến đầu thế kỷ Xv 36
Câu hỏi ôn tập 48
Chương 4. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII 49
4.1. Việt Nam thế kỷ Xv 49
4.2. Việt Nam đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII 61
Câu hỏi ôn tập 74
Chương 5. VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX 75
5.1. Tình hình chính trị 75
5.2. Tình hình kinh tế 84
5.3. Tình hình xã hội và văn hóa 85
Câu hỏi ôn tập 88
Chương 6. VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX 89
6.1. Việt Nam trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp 89
6.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1858-1884 90
6.3. Phong trào Cần Vương (1885-1896) 96

Câu hỏi ôn tập 99
Chương 7. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CUỐI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT 100
7.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và hậu quả của nó 100
7.2. Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX 103
7.3. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất 109
Câu hỏi ôn tập 113
4
Chương 8. VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN ĐẦU
1930 114
8.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tác động của nó đến xã hội
Việt Nam 114
8.2. Phong trào đấu tranh dân tộc (1919-1925) 116
8.3. Phong trào đấu tranh dân tộc (1925-1930) 120
Câu hỏi ôn tập 126
Chương 9. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1945 127
9.1. Việt Nam trong những năm 1930 -1939 127
9.2. Việt Nam trong những năm 1939 -1945 136
9.3. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa 143
Câu hỏi ôn tập 146
Chương 10. VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CỘNG HÒA VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ( 1945-1954) 147
10.1. Công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ nền dân chủ cộng hòa (1945-1946) 147
10.2. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và tiến triển của cuộc kháng chiến từ (1946-
1950) 150
10.3. Tiến triển của cuộc kháng chiến trong những năm 1951-1954 154
Câu hỏi ôn tập 160
Chương 11. VIỆT NAM THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1975) 161

11.1. Công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - Ngụy ở miền Nam (1954-
1960) 161
11.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ
ở miền Nam (1961-1965) 167
11.3. Cuộc chiến đấu chống ”Chiến tranh cục bộ” chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
và xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc (1965-1968) 171
11.4. Cuộc chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến tranh phá hoại lần thứ hai
của Mỹ, khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc (1969-1973) 175
11.5. Khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1973-1975) 181
Câu hỏi ôn tập 186
Chương 12. VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA (1975 - 2000) 187
12.1. Việt Nam xây dựng đất nước thời kỳ (1975-1986) 187
12.2. Đất nước trên đường đổi mới (1986-2000) 192
Câu hỏi ôn tập 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO 197
5
LỜI GIỚI THIỆU

Mở đầu diễn ca năm 1942, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”. Sử học là một môn khoa học có vai trò quan trọng đối với quốc gia,
dân tộc Việt Nam. Không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc là không hiểu văn hóa
dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại. Những sự kiện lịch
sử, những nhân vật lịch sử không chỉ để giúp chúng ta tự hào mà còn để cho thế giới biết về
chúng ta. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa
Xuân 1975 là những tên tuổi, những địa danh không còn xa lạ trên chính trường quốc tế.
Tập bài giảng Tiến trình Lịch sử Việt Nam được biên soạn trên cơ sở tập hợp, có bổ sung
những công trình, giáo trình của các tác giả trước đã xuất bản. Trong tập bài giảng, các tác giả
đã cố gắng biên soạn một cách khoa học và khái quát nhất, thể hiện những thành tựu mới của

khoa học lịch sử. Nội dung của bài giảng bám sát chương trình cơ bản với khối lượng kiến thức
vừa phải, bảo đảm tính hiện đại, hệ thống của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay. Qua
đó, sinh viên có thể dùng làm tài liệu học tập, tài liệu ôn tập và tài liệu tham khảo.
Môn Tiến trình Lịch sử Việt Nam gồm 2 tín chỉ và được biên soạn thành 12 chương:
Chương 1: Việt Nam thời nguyên thuỷ và dựng nước
Chương 2: Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (179 TCN - 938)
Chương 3: Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV
Chương 4:Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII
Chương 5: Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
Chương 6: Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
Chương 7: Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chương 8: Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu 1930
Chương 9: Việt Nam trong những năm 1930 - 1945
Chương 10: Việt Nam bước đầu xây dựng nền dân chủ cộng hoà và kháng chiến chống
Pháp (1946-1954)
Chương 11: Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất đất nước (1954-1975)
Chương 12: Việt Nam xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1975 đến
nay
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện tập bài giảng Môn Tiến trình Lịch sử
Việt Nam.
6
7
Chương 1. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY VÀ DỰNG NƯỚC

1.1. Việt Nam thời nguyên thủy
1.1.1. Giai đoạn bầy người nguyên thủy
1.1.1.1. Điều kiện thuận lợi để người nguyên thuỷ Việt Nam xuất hiện và phát triển
Điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm ở cực Đông Nam của Châu Á với chiều dài 1650km.

Thời cổ sinh cách ngày nay khoảng 220 triệu năm -> 185 triệu năm, vùng này là một nền đá
hoa cương vân mẫu vững chắc, ổn định. Vào kỷ thứ 3 thời Tân sinh (cách ngày nay 60tr. năm)
toàn bộ lục địa châu Á được nâng lên và được bồi đắp bởi phù sa của nhiều con sông lớn tạo
nên vùng đồng bằng và ven biển rộng lớn ở châu Á. Sau một thời gian có hiện tượng hạ đất,
làm ngăn cách quần đảo Nam Á với Đông Dương bởi vùng biển Đông. Từ đó vùng lục địa của
châu Á tồn tại đến sau này.
Việt Nam là một vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng, ẩm, mưa nhiều) làm cho
cây cối phát triển => thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của người nguyên thuỷ với nguồn
thức ăn phong phú và vô tận.
Việt Nam là một đất nước do địa hình tạo nên. Bên cạnh rừng nhiều, còn có nhiều núi
non đặc biệt là vùng núi đá vôi => lâu ngày bị bào mòn thành hang động mái đá => nơi cư trú
của người nguyên thuỳ.
=> Xét về nhiều mặt, Việt Nam ngay từ đầu đã có nhiều thuận lợi cho sự phát triển và
tồn tại của người nguyên thuỷ.
1.1.1.2. Di tích hóa thạch của người vượn ở Việt Nam
 Các phát hiện người vượn trên thế giới
Vấn đề tiến hóa các loài bao gồm loài người được nói đến trong cuốn “Nguồn gốc các
loài” của Đác Uyn, xuất bản năm 1859. Loài nào các cá thể cũng có nhiều cách biến đổi, nhiều
cá thể sinh ra nhưng chỉ ít cá thể tồn tại được là nhờ những đặc trưng riêng qua quá trình thích
nghi.
Nghiên cứu quá trình tiến hóa loài người khu vực Đông Nam Á do Đu Boi nhà khảo cổ
học Hà Lan tiến hành ở Sumatra (Inđônêsia) 1887 đã phát hiện một khúc xương đùi, chỏm sọ,
những chiếc răng hàm. Đu Boy đã kết luận sinh vật này đã biết đứng thẳng như một con người.
Năm 1924 Ray-mon Đa đã phát hiện một cốt sọ trẻ em tại Ta Uông (Nam Phi) và đặt tên
là Người vượn phương Nam thuộc châu Phi.
Năm 1927 tại Chu Khẩu Điếm (Trung Quốc) các nhà khoa học nhiều nước đã phát hiện
một chiếc răng hàm Hominid(họ người). Năm 1930 tại hang này phát hiện thêm 5 sọ người và
nhiều mảnh xương khác đặt tên là người vượn Bắc Kinh. Trong thập niên trên, người vượn
Gia-va cũng được phát hiện.
Một phát hiện hết sức quan trọng là của gia đình tiến sĩ Lea key tại Kê-ni-a và Tazannia,

trong đó có hóa thạch người vượn tại Ôn-đu-wai đặt tên là Hô-mô-ha-bi-lis (người khéo léo).
Khi nghiên cứu di tích Chu Khẩu Điếm nhà giải phẫu học người Đức là Wei-den-rich đã
xây dựng mô hình phát tán người vượn từ châu Phi ra khắp cựu thế giới gồm châu Phi, Á, Âu.
8
Đối với Châu Á người vượn Chu Khẩu Điếm được coi là cội nguồn đại chủng Môn gô lô it,
còn ở châu Âu thì người vượn tiến hóa qua người Nê-an-dec-tan trở thành người châu Âu hiện
đại.
Gần đây các nhà sinh học phân tử qua nghiên cứu DNA đã kết luận con người hiện đại
sinh ra từ một tổ tiên chung ở châu Phi trong khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên tư liệu hóa
thạch lại không ủng hộ thuyết một trung tâm phát sinh người.
 Di tích hóa thạch người ở Việt Nam
Tại hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai lạng Sơn đã phát hiện 10 răng hóa thạch của người
vượn Hô mô E rec tus.
Cùng với đó là các hóa thạch động vật như vượn khổng lồ, đười ươi lùn, voi răng kiếm,
lợn vòi, tê giác, gấu tre lớn…
Niên đại người vượn 250.000 năm. Mới đây hóa thạch người vượn hang Thẩm Khuyên
được xác định bằng phương pháp cộng hưởng điện tử Spin cho tuổi 401.000 – 534.000 năm,
tương đương người vượn Bắc Kinh.
Người vượn xuất hiện ở Việt Nam đẩu tiên nửa triệu năm, mốc mở đầu cho Lịch sử Việt
Nam. “Thời nguyên thủy loài người bước ra khỏi loài động vật như thế nào – nói theo nghĩa
hẹp – thì họ cũng bước vào lịch sử như thế ấy” (Chống Đuy Rinh – Ăng ghen)
Qua các di tích có thể thấy: Số lượng người còn ít ỏi, những động vật có thể là con mồi
mà họ săn được, chưa thấy công cụ lao động của người vượn.
1.1.1.3. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
Các di chỉ: Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), Núi Uông (Thanh Hóa), Gia Tân
(Đồng Nai) và An Lộc (Bình Phước), núi Đầu Voi (Lâm Đồng).
Công cụ lao động: Có các loại hình công cụ như: mảnh tước, hạch đá, rìu tay kỹ thuật
chế tạo còn thô sơ, chủ yếu là ghè đẽo.
Nhà nghiên cứu người Canada Meelin- Đô-nal đã chia quá trình tiến hóa loài người thành
3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: quá trình Hôminid tách ra khỏi các giống vượn khác, biết bắt chước những
người già nhiều kinh nghiệm hơn và các thành viên tinh khôn hơn của nhóm.
Giai đoạn 2: con người phát triển cơ thể về mặt giải phẫu và về mặt thần kinh. Sử dụng
ngôn ngữ nói, sáng tạo ra và kể lại các câu chuyện, sự kiện với đồng loại.
Giai đoạn 3: con người hiện đại xuất hiện, họ sáng tạo ra kí hiệu và biểu tượng lưu giữ kí
ức và phát triển văn hóa phức tạp (nghệ thuật, khoa học…)
Các di chỉ từ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai cho đến Núi Đọ, Xuân Lộc…thuộc trung kỳ giai
đoạn 2. Họ không còn là các bầy người nữa mà là những cộng đồng người có tổ chức, phân
chia địa vực, di chỉ xưởng Núi Đọ là một bằng chứng.
Về phương diện cấu trúc xã hội: giai đoạn này không có cấu trúc gia định hạt nhân, mà
đã manh nha hình thành một hình thức thị tộc nào đó, nhưng không chắc chắn chỉ có mẫu
quyền. Ngay khái niệm chế độ mẫu hệ hay mẫu quyền cũng là một nội hàm đa tạp. Hiện nay
9
các nhà nghiên cứu có khuynh hướng nhìn nhận cấu trúc xã hội theo quan điểm đa mô hình tùy
thộc vào hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống và truyền thống cộng đồng.
Người Thẩm Khuyên, Thẩm Hai sống trong các hang động và mái đá chỉ gồm những
nhóm nhỏ 15-20 người, trong điều kiện núi rừng chia cắt khó khăn cho hoạt động kinh tế như
vậy, người ta sống chủ yếu bằng săn bắt thú rừng lớn thì quyền điều hành xã hội có thể thuộc
về người đàn ông.
Trong khi đó Núi Đọ là một di chỉ xưởng, việc khai thác và chế tác đá tạo ra cuộc sống
ổn định hơn thông qua trao đổi giao lưu thì vai trò người phụ nữ rất lớn. Cộng đồng ở đây có
thể là những nhóm lên tới 30-35 người đang trong giai đoạn hình thành thị tộc nguyên khởi.
Còn cộng đồng người Xuân Phú thì có thể di động kiếm sống theo mùa, trên khắp vùng Tây
Nguyên rộng lớn, với loại hình mẫu quyền sơ khai 40-45 người, nhằm duy trì cố kết cộng đồng.
1.1.2. Giai đoạn thị tộc bộ lạc
1.1.2.1. Hậu kỳ thời đại đá cũ (tương ứng với Văn hóa Ngườm – Sơn Vi)
Lịch sử tiến hóa liên tục từ Người vượn đến người khôn ngoan giai đoạn sớm, và sau đó
là người khôn ngoan giai đoạn muộn tại Việt Namđã được phát hiện tại hang Thẩm Ồm (Nghệ
An), Hang Hùm (Yên Bái).
Niên đại 70.000-60.000 cách ngày nay.

Các hóa thạch người khôn ngoan giai đoạn muộn phát hiện ở hang Thung Lang (Ninh
Bình), Hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) cách ngày nay 30.000 năm.
 Hệ thống văn hóa Ngườm
Di chỉ: hệ thống hang động ở Thái Nguyên (Miệng Hổ, Nà Khù, Mái đá Ngườm) ở Lạng
Sơn (Lạng Nắc, Hang Dơi) và Cao Bằng (Nà Cooc, Nà Nông).
Công cụ lao động: có tiến bộ hơn so với cư dân núi Đọ, có nhiều mảnh tước, phiến tước,
hình dáng nhỏ hơn. Ngoài công cụ bằng đá còn có công cụ bằng xương động vật. Di chỉ
Ngườm có 3 mức văn hóa phát triển liên tục từ sớm đến muộn. Tại đây phát hiện 618 công cụ
hạch cuội, 10.146 công cụ mảnh tước, 13.494 mảnh tước và 75 hạch đá. Có ý kiến đề xuất gọi
là kỹ nghệ Ngườm, nhưng hợp lý hơn là hệ thống văn hóa Ngườm. Cư dân Ngườm chưa biết
đến kỹ thuật mài.
Hoạt động kinh tế: Hái lượm và săn bắt để sinh sống (giai đoạn này, các nhà khảo cổ học
tìm thấy nhiều xương lợn và khỉ). Di tích thức ăn chứng tỏ người tiền sử nơi đây đã có sự phân
công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi. Đàn ông khỏe mạnh thì chế tác công cụ và săn
bắt, phụ nữ thu lượm các loại ốc núi, suối, rau củ quả.
 Hệ thống văn hóa Sơn Vi
Di chỉ: khắp Bắc trung bộ và Bắc bộ, với hơn 200 địa điểm dọc theo các con sông lớn,
thậm chí tìm thấy cả ở Sa Thầy (Kon Tum). Tên gọi Sơn Vi: đây là một địa danh ở Lâm Thao
– Phú Thọ, được lấy tên để đăt cho một tập hợp những thành tựu nghiên cứu về cuộc sống cư
dân Việt Nam thời hậu kỳ đá cũ sau văn hóa Ngườm.
Công cụ lao động: chủ yếu nguyên liệu làm từ hòn cuội quartz và quartzit, ghè đẽo một
mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang,
phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Ngoài ra
10
còn có gỗ, tre, nứa làm công cụ vũ khí cung tên bẫy thú…Kỹ thuật chế tác: đã biết lấy xương
động vật làm công cụ chế tác. Bộ công cụ mũi nhọn; để chặt cây, đào bới đất, xẻ thịt thú; công
cụ rìa cạnh: để cắt thái; các mảnh tước dùng như dao.
Niên đại C14: gần 2 vạn năm đến hơn 1 vạn năm cách ngày nay.
Nơi cư trú: bậc thềm các dòng sông, một ít trong các hang động.
Tổ chức xã hội: cơ cấu tổ chức bộ lạc. Bằng chứng là tại hang Con Muông đã tìm thấy

dấu vết bếp lửa so với văn hóa Hòa bình giai đoạn sau thì ít hơn về số lượng nhưng nhưng kích
thước lớn hơn và nằm ở trung tâm hang hơn. Tuy nhiên các hang động không lớn cho nên
chúng ta có thể hình dung một cơ cấu nhỏ hơn bộ lạc đó là các nhóm.
1.1.2.2. Thời đại Đá mới và các bộ lạc trồng lúa
Khái niệm thời đại đá mới dùng để chỉ giai đoạn tiền sử liên quan đến sự thay đổi to lớn
– sự rút lui của băng hà trên phạm vi toàn cầu. Đó là giai đoạn kết thúc thời kì Cánh Tân thế
giới bước vào thời kỳ Toàn Tân và ranh giới là mốc 10.000 năm trước đây. Nước ta thuộc khu vực
nhiệt đới nên ảnh hưởng băng hà ít hơn, nên mốc khởi đầu văn hóa Hòa Bình lùi xa 12.000 năm
cách ngày nay (17000 – 7500 năm) và thời đá mới kết thúc khoảng 4000 năm trước.
 Văn hoá Hoà Bình:
Tên gọi: Thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện di tích khảo cổ học,
thực tế còn phát hiện được nhiều hiên vật ở các di chỉ Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình đến Thanh
hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Di tích tập trung nhất là ở Hòa Bình (72 địa điểm),
Thanh Hóa (32 địa điểm)…có khoảng 160 di tích phát hiện ở Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều địa
điểm khác ở Đông Nam Á.
Nơi cư trú: chủ yếu trong các hang động đá vôi và một ít các di chỉ ngoài trời. Các hoạt
động sống thường diễn ra ở cửa hang. Bằng chứng là tầng văn hóa và các di vật ở cửa hang bao
giờ cũng dày đặc hơn.
Công cụ lao động: Công cụ rìu ngắn, nạo hình đĩa, rìu hạnh nhân, rìu bầu dục, chày, hòn
nghiền hạt, bàn nghiền, ít mảnh gốm thô.
Kỹ thuật chế tác: ghè đẽo một mặt, hai mặt ngày càng nhiều ngày càng tinh xảo, xuất
hiện công cụ mài lưỡi; nguyên liệu chế tác phong phú: đá cuội nguyên thủy, xương,vỏ trai, gỗ,
tre.
Hoạt động kinh tế: Săn bắt – hái lượm là hoạt động kinh tế chủ yếu, theo các nhà khảo cổ
học thì cũng có khả năng cư dân Hòa Bình đã biết nông nghiệp sơ khai, nông nghiệp trồng rau
quả và cây cho củ.
Công việc săn bắn đòi hỏi có sự phân công công việc, có tổ chức, am hiểu tập tính thói
quen của thú rừng theo loài, theo mùa, theo môi trường.
Ý kiến cho rằng hái lượm đơn giản thụ động hơn săn bắt là nhầm lẫn. Hái lượm lương
thực và thuốc thảo dược đòi hỏi cần có tri thức về môi trường nhiều không kém, thậm chí

nhiều hơn sâu sắc hơn. Đòi hỏi phải biết quan sát, phân loại môi trường sinh thái, phân loại
mùa, đối tượng hái lượm tạo tiền đề điều kiện tiến đần đến nền nông nghiệp sơ khai.
Ngày nay mối quan tâm của các nhà sử học không còn bó hẹo trong nông nghiệp mà vấn
đề quan tâm lớn hơn là tri thức bản địa về hệ thống sinh thái. Phán đoán lịch sử nông nghiệp
11
Đông Nam Á chia làm hai giai đoạn: giai đọan trồng rau củ và giai đoạn trồng lúa đã không
còn thuyết phục. Khả năng người tiền sử biết chăm sóc lúa hoang chịu hạn không hề muộn hơn
việc họ biết gieo trồng rau củ. Bằng quan sát họ đã biết kết hợp khai thác và chăm sóc để thu
hái vào mùa sau. Một quan điểm sai lầm khác là nông nghiệp luôn gắn liền với định cư. Thực
tế là có những mô hình nông nghiệp du canh du cư với mục đích vừa khai thác vừa nuôi dưỡng
đất đai và môi trường.
Chủ nhân văn hóa Hòa Bình: cư dân bản địa có sự hòa huyết với các tộc người ở khu vực
xung quanh (Astralo – Môn-gô-lô-it, giống loại hình Anh-đô-nê-diêng phát hiện ở Nam Trung
Hoa)
Đời sống tinh thần: Cư dân Hòa Bình có tập tục chôn người chết ở nơi cư trú, trong các
hang động đá vôi ở tư thế nằm co như đang ngủ, kèm theo rất nhiều hiện vật thân thiết; Điều
này chứng tỏ họ đã có một tư duy khá phát triển, có quan niệm rõ rang về hai thế giới. Hai thế
giới gần gũi, không cách biệt giống như thế giới người đang thức và bên kia là của người đang ngủ.
Tình cảm này bác bỏ quan điểm cho rằng cư dân Hòa Bình trói người chết khi chôn vì sợ họ quay
về làm hại. Tư thế bó gối là tư thế ngủ của người tiền sử và nằm co là để tránh lạnh.
Họ đã biết làm đẹp (Họ biết đồ trang sức bằng vỏ ốc biển mài, đục lỗ xâu vào để đeo,
bôi thổ hoàng lên xác người chết), đã nảy sinh ý tưởng tín ngưỡng vật tổ sơ khai. Cư dân Hòa
bình đã có một vốn tri thức biểu tượng. Trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình) có khắc hình
một con thú ăn cỏ và ba mặt người có sừng, vậy thì đó là hình khắc nghệ thuật hay biểu tượng
vật tổ, hay một loại chữ. Mỗi người có một câu trả lời riêng nhưng thực sự đó là một cuộc cách
mạng biểu tượng.
 Văn hóa Bắc Sơn:
Niên đại: Cách ngày nay khoảng 11.000 + 200 đến 7.875 +100 năm.
Tên gọi: Thuật ngữ Văn hóa Bắc Sơn. Trước đây đa số các nhà khảo cổ học cho rằng
Văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đá mới có niên đại sau Văn hóa Hòa Bình, nảy sinh từ văn hóa

Hòa Bình. Với 51 địa điểm khai quật, trong các hang đá vôi thuộc sơn khối đá vôi Bắc Sơn đã
chứng tỏ đây là một nền văn hóa độc lập, tồn tại đồng thời và có quan hệ gần gũi với văn hóa
Hòa Bình. Thực tế còn phát hiện được nhiều hiên vật ở các di chỉ ở Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An
Nơi cư trú: trong các hang động đá vôi và môi trường kiếm sống là chân các dãy núi đó.
Công cụ lao động: đặc trưng là rìu mài lưỡi, công cụ ghè đẽo không định hình, công cụ
mảnh tước có tu chỉnh và làm gốm. (Họ biết lấy đất sét, nhào với cát để nung. Gốm Bắc Sơn có
miệng loe, đáy tròn. Tuy nhiên, Gốm thời kỳ này hình dáng còn thô và độ nung chưa cao).
Kỹ thuật: thành tựu lớn nhất là phát minh ra kỹ thuật mài; công cụ chủ yếu ghè 2 mặt, tỉ
lệ rìu mài lưỡi lớn hơn Văn hóa Hòa Bình, kích thước nhỏ hơn. Đặc trưng văn hóa Bắc Sơn là
bộ sưu tập bàn mài Bắc Sơn (giống Hòa Bình chứng tỏ sự giao lưu trao đổi ảnh hưởng văn
hóa). Bàn mài dùng mài mũi tên, cũng có ý kiến cho đó là một loại bùa. Dù thế nào nó cũng
chứng tỏ thuyết đa trung tâm kỹ thuật mài.
Hoạt động kinh tế: chủ yếu vẫn là hái lượm(thu lượm nhuyễn thể) và săn bắt (đa tạp).
Ngoài ra họ còn biết đánh cá, chăn nuôi và làm nông nghiệp sơ khai. (Các nhà khảo cổ học đã
12
tìm thấy những đống vỏ ốc và xương thú chất thành một lớp dày đến 3m. Điều đó đã chứng
minh việc đánh bắt cá thường xuyên và sự định cư lâu dài của cư dân Bắc Sơn).
Chủ nhân văn hóa Bắc Sơn: người bản địa có sự hòa huyết nhiều cư dân khác nhau, yếu
tố đen đậm hơn vàng (trung gian Môn-gô-lô-it - Ốt-tra-lô-it và Nê-grô-ít)
Đời sống tinh thần: Đồ trang sức của họ có nhiều loại: vòng đeo bằng vỏ ốc biển, bằng
đá, bằng đất nung và ý niệm chôn người chết cùng công cụlao động.
Tổ chức xã hội: Cư dân Bắc Sơn sống trong các cồng xã thị tộc mẫu hệ. Ở giai đoạn đầu
tiên (công xã nguyên thủy), thị tộc tuân theo chế độ mẫu hệ, tập hợp liên kết những người cùng
huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển
dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai
đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia
đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy
người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

 Văn hóa Đa Bút - Quỳnh Văn – Bàu Tró
Giai đoạn cuối văn hóa Hòa Bình (6000-5000 năm cách nay) nước biển dâng cao tạo ra
dải đồng bằng nhiều đầm lầy vũng vinh với sản vật phong phú, các cư dân Hòa Bình tiến theo
các sông lớn về khai thác vùng ven biển, trở thành chủ nhân đầu tiên của các đồng bằng ven
biển đang hình thành.
Loại hình Đa Bút (Thanh Hóa)
Khai quật năm 1926 -1927
Công cụ lao động: cuội ghè đẽo và mài lưỡi, làm gốm.
Nơi cư trú: không còn là các hang động nữa.
Hoạt động kinh tế: kết hợp săn bắt hái lượm làm nông chăn nuôi và nghề thủ công chế
tác đá truyền thống và làm gốm.
Săn bắt giảm đáng kể, vì biển tiến thiếu rừng và ngập mặn.
Việc phát hiện rất nhiều xương răng của các loài thú, nhất là việc tìm thấy xương trâu bò
nhà và xương lợn sữa chứng tỏ họ đã biết đến chăn nuôi.
Cư dân Đa Bút đã xây dựng một mô hình phát triển: kết hợp làm nông trồng lúa nước –
chăn nuôi, thủ công làm gốm, chế tác đá, đánh bắt thủy hải sản, săn bắt hái lượm bổ sung.
Loại hình Quỳnh Văn (Nghệ An)
Cư dân Quỳnh Văn:có thể là hậu duệ của cư dân Hòa Bình, cũng có thể là một nhóm tách
ra từ Đa Bút. Về tộc thuộc: nghiên cứu 30 mộ ở các cồn sò điệp Quỳnh Văn cho thấy những
nét hỗn chủng Ôt tra lô – Môn gô lô it
So với các cư dân thời tiền sử, cư dân Quỳnh Văn là người có óc thực tế nhất
Công cụ lao động: sử dụng các nguồn đá cuội lớn tại chỗ, thành hình công cụ đơn giản
đập vỏ sò, vỏ ốc.
13
Bên cạnh chế tác đá người Quỳnh Văn còn có nghề làm thủ công gốm rất phát triển mà
đặc trưng là gốm đáy nhọn, rất thực tế với môi trường nhiều cát.
Có 100 mộ táng Cồn Cổ Ngựa gần như không có có sự phân biệt về thân phận, chứng tỏ
cuộc sống của họ còn đơn giản, chỉ là những nhóm người theo chế độ bình quân.
Loại hình Bàu Dũ (Tam Kỳ - Quảng Nam)
Niên đại: cách nay 5030 + 60 năm

Công cụ: nguyên liệu cuội, đá gốc (vì ở ven biển thiếu cuội). Các công cụ: nạo hình đĩa,
rìu hạnh nhân, rìu ngắn…
Phương thức kiếm sống: khai thác biển kết hợp săn bắt với hái lượm. Đối tượng săn bắt:
các loài động vật trên cạn, các loài thủy sinh. Cư dân Cái Bèo săn bắt cá lớn ngoài biển khơi,
cư dân Quỳnh Văn chủ yếu khai thác sò điệp ven bờ, cư dân Đa Bút thì kết hợp khai thác ốc
nước ngọt, hến sông lẫn đánh bắt hải sản, thì người Bàu Dũ theo “phổ tạp”.
Loại hình Bàu Tró (Quảng Bình)
Di chỉ: Bàu Tró (Quảng Bình) khai quật năm 1923. Di vật của văn háo Bàu Tró còn tìm
thấy dọc nhiều tỉnh miền Trung.Nhiều hiện vật gần gũi với các loại hình trước như các “đống
rác bếp” cồn sò điệp.
Niên đại: 3590 + 80 năm cách nay tại Cồn Nền.
Công cụ lao động: nhiều loại hình công cụ đá ghè đẽo, công cụ đá mài. Ngoài kỹ thuật
chế tác đá cư dân Bàu Tró cũng là những người thợ tài hoa chế tác gốm. Đó cũng là những cư
dân đầu tiên làm ra gốm tô màu trên nước ta.
Người Bàu Tró đã phát triển thành hai nhóm khác nhau: loại hình Thạch Lạc ở Nghệ -
Tĩnh, loại hình Bàu Tró ở Quảng Bình. Cư dân Bàu Tró có nguồn gốc từ Quỳnh Văn được
nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Họ có quan hệ rộng rãi với cư dân các vùng xung quanh.
Ở đây, người Bàu Tró đã phân chia thành các bộ lạc (Thạch Hà, Bàu Tró, Minh Cầm)
Phương thức kiếm sống: làm nông chăn nuôi làm thủ công chế tác đá và gốm.
Văn hóa Bàu Tró là một thành tố quan trọng đóng góp vào sự ra đời của văn hóa Sa
Huỳnh ở miền Trung Việt Nam.
 Văn hóa Cái Bèo – Hạ Long
Văn hóa Cái Bèo
Di chỉ Cái Bèo (Cát Bà - Hải Phòng) vào trung kỳ đá mới, giai đoạn cuối văn hóa Soi
Nhụ, cách nay 7000 – 6000 năm, giai đoan biển Đông nhiểu biến đổi và dâng cao.
Niên đại: 5645 + 115 năm cách nay.
Hoạt động kiếm sống: họ là các cư dân hoạt động khai thác biển thực thụ và sớm nhất
thời tiền sử ở Việt Nam.
Công cụ: cuội ghè đẽo thô sơ, chúng được sử dụng vào một loại hình lao động đơn giản
đập hà ra khỏi vách đá vôi, hay ghè đập các loài nhuyễn thể.

Cư dân Cái Bèo tỏa ra khắp vùng Vịnh Hạ Long, nhưng sau do biển tiến họ lui dần lên
cao như đảo Cát Bà, núi đá vôi, các chân núi dọc quốc lộ 18B.
14
Văn hóa Hạ Long
Sau đợt biển tiến kéo dài vài trăm năm, cấu trúc kinh tế xã hội văn hóa của cư dân Cái
Bèo giải thể. Các nhóm cư dân cũ thích ứng vói môi trường sống mới đã trở thành những nhóm
người Hạ Long phân bố trên địa bàn rộng gấp hai lần trước đó của cư dân Cái Bèo.
Di chỉ: Các nhóm Hạ Long sớm có: Thoi Giếng, Thôn Nam, Gò Mừng, Gò Chùa…vùng
phía Bắc vịnh Bái Tử Long.
Các nhóm cư dân Hạ Long muộn: vào khoảng 4700 – 4500 năm trước nước biển rút
xuống, cư dân Hạ Long sớn tiến ra các nơi biển bồi lấp tạo nên các nhóm cư dân Hạ Long
muộn. Di chỉ: hang Bái Tử Long, hang Dơi, ở ngoài trời như Ngọc Vừng, Đồng Mang…
Đời sống: nghề thủ công làm đá, độc đáo nhất có những chiếc rìu bôn có vai có nấc.
Nghề thủ công làm gốm có những biến đổi lớn với các sản phẩm gốm xốp đặc trưng. Nghề
khai thác biển có dấu hiệu sử dụng thuyền mà bằng chứng là đã phát hiện ra nhiều chiếc đục
lớn và dài để đục đẽo các thuyền độc mộc lớn. Ngoài ra có lẽ thời kì này cư dân ở đây cũng
biết trao đổi lương thực, sản phẩm mang tính hàng hóa, làm hiện vật trao đổi có vai trò tiền tệ
là các con ốc xà cừ.
Cư dân Hạ Long đã có những đóng góp to lớn về tri thức đi biển, quan sát trăng sao con
nước lên xuống thủy triều. Nhò có những kiến thức này hệ thống lịch pháp cổ mới có thể hoàn
chỉnh.
Về cấu trúc xã hội: ngay từ cư dân Hạ Long giai đoạn sớm họ đã cư trú tập trung thành
các ngôi làng sơ khai ở khu vực xã Vạn Ninh (Móng Cái). Các ngôi làng này đã đóng vai trò là
những trạm trung chuyển văn hóa từ Đông Á và Đông Nam Á vào khu vực Đồng bằng sông
Hồng.
Về cấu trúc gia đình: hình thức thị tộc đã bước đầu phân hóa cho một loại gia đình sơ
khai mới – dấn đến sự tồn tại cấu trúc kép bao gồm cả gia đình hạt nhân và gia đình thị tộc.
1.1.2.3. Thời đại kim khí và quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ
Thời đại kim khí: Thuật ngữ khảo cổ học chỉ khái quát giai đoạn phát triển lịch sử sau
thời đại đá khi chưa cần xác định rõ ràng thuộc về thời đại đồ đồng hay thời đại sắt sớm. Trong

thời đại này, các công cụ kim loại đã xuất hiện.
Các cư dân thời đại kim khí vùng Bắc Bộ
 Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
Tên gọi chỉ một cộng đồng người sơ kỳ thời đại kim khí phân bố trên khắp địa bàn đồng
bằng và trung du Bắc Bộ ngày nay, và họ chính là tổ tiên trực tiếp của những người tạo dựng
nền văn Minh Đông Sơn rực rỡ.
Di chỉ: phát hiện hơn 50 di chỉ, mật độ tập trung đậm đặc nhất của các di chỉ Phùng
Nguyên là ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc (34 địa điểm), Hà Nội (14), Bắc Ninh (6).
Địa bàn hầu hết các con sông lớn ở Bắc Bộ đó là sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Đáy.
Niên đại: C14 Gò Mả Đống 4.145 + 60 năm cách nay, Đồng Chỗ 3800 + 60
Hoạt động kinh tế chủ đạo: nông nghiệp trồng lúa nước. Song song với các hoạt động
nông nghiệp, thủ công nghiệp trao đổi buôn bán cũng phát triển mạnh mẽ.
15
Về công cụ sản xuất: vẫn duy trì thủ công nghiệp chế tác đá với kỹ nghệ tinh xáo và điêu
luyện. Bộ sưu tập lớn nhất là các bôn đá hình tứ giác, tiếp đó là rìu tứ giác. Cả bôn và rìu đều
có dáng chuẩn xác và được mài nhẵn.
Thủ công nghiệp: nghề làm vải phát hiện tại di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) phát hiện 18
bàn đập bằng đá, để đập vỏ cây làm vải.
Nghề sản xuất đồ trang sức: đồ trang sức đá (chiếm 600/4000 hiện vật phát hiện tại di chỉ
Phùng Nguyên, 535/1085 hiện vật ở Văn Điển (Hà Nội)).
Nghề gốm: cực kỳ đa dạng gồm đồ đựng, đồ đun nấu, đồ dùng trong ăn uống, sinh hoạt,
đồ dùng trong lễ nghi. Nhiều sản phẩm trang trí hoa văn rất đẹp, nhưng không có dấu hiệu đun
nấu, có lẽ chức năng là hàng hóa uy tín, dấu hiệu của quyền lực.
Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên: có nghiên cứu cho rằng bộ lạc phái tây Nghệ - Tĩnh
di chuyển lên qua vùng Hòa Bình – Hà Tây cũ, hoặc vòng qua vùng Tây Bắc xuống đồng bằng
sông Hồng. Đa số cho rằng khi đồng bằng Bắc bộ hình thành đã có nhiều nhóm người từ mọi
hướng tập trung về khu vực này. Đó có thể là các nhóm từ biển vào (nguyên liệu cuội văn hóa
Hạ Long, bàn mài, gốm xốp Hạ Long), từ đồng bằng Thanh – Nghệ ra (đá mới Gò Trũng), từ
Hà Giang xuống (văn hóa Hà Giang), Từ Lạng Sơn về (văn hóa Mai Pha), các nhóm hậu kỳ đá
mới Tây Bắc, Hòa Bình, Hà Tây; dấu của văn hóa Bắc Sơn.

Sở dĩ coi cư dân Phùng Nguyên bước vào thời đại kim khí vì trong một số di chỉ đã tìm
thấy gỉ đồng và những mẩu đồng thau nhỏ, là hợp kim của đồng và thiếc, ở Bãi Tự tìm thấy
một mảnh vòng hoặc một đoạn dây kim loại bằng chì.
 Các cư dân văn hóa Đồng Đậu
Tên gọi bắt nguồn từ di chỉ Đồng Đậu, thuộc xã Minh Tân huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa bàn phân bố các di tích Đồng đậu cơ bản trùng với Phùng Nguyên. Nếu ở Phùng
Nguyên mật độ tập trung lớn hơn ở Phú Thọ thì đến Đồng Đậu, người tiền sử có xu hướng tiến
xa hơn về phía đồng bằng ven biển.
Nơi cư trú: chọn các gò đát bằng phẳng để ở.
Niên đại C14: 3.390 + 70 – 2.650 + 130 năm cách nay thuộc trung kỳ đồng thau.
Hoạt động sản xuất: cư dân Đồng Đậu là những thợ luyện kim thành thạo. giai đọa Phùng
Nguyên chưa phát hiện thấy các sản phẩm đồng thau hoàn chỉnh thì giai đoạn này đã phát hiện
những mũi tên, mũi nhọn bằng đồng.
Tại di chỉ Tiên Hội đã tìm thấy khuôn đúc hai mang. Tại các di chỉ khác giai đoạn này
cũng đã tìm thấy khuôn đúc và nồi rót đồng. Đồ đồng gồm nhiều loại như rìu, giáo, lao, mũi
tên, lưỡi câu, mũi nhọn…có 3 loại rìu đặc trưng là rìu hình chữ nhật, rìu xòe cân và rìu lưỡi lệch.
Đồ đá vẫn được sử dụng nhưng ngoại trừ đồ trang sức đá thì các loại công cụ đã giảm
đáng kể do sự xuất hiện đồ đồng.
Nghề thủ công làm gốm tiếp tục phát triển với nhiều loại hình như bát, chậu, vò bình, các
loại nồi đáy tròn hay đáy bằng. Xuất hiện một số mô tip hoa văn mới như khuông nhạc hay
đường tròn đồng tâm. Riêng hoa văn loại hình đồng tâm có thể là một trong những nguồn gốc
của hoa văn trống đồng Đông Sơn.
16
Nghề thủ công điêu luyện khác là đan lát, trên nhiều mảnh gốm còn để lại những dấu đan.
Cư dân Đồng Đậu là những cư dân làm nông, hậu duệ trực tiếp của người Phùng
Nguyên. Hình thức canh tác có thể là ruộng nước có thể là ruộng khô.
Chăn nuôi đã rất phát triển trong các cộng đồng làm nông Đồng Đậu (phát hiện nhiều
xương răng trâu bò, lợn, gà đã thuần dưỡng)
Săn bắt hái lượm vẫn đóng vai trò quan trọng.
Bộ công cụ vũ khí săn bắt cũng rất phát triển. Họ cũng biết làm tượng dựa vào các con

vật nuôi gần gũi.
 Cư dân giai đoạn Gò Mun
Gò Mun là một địa điểm khảo cổ ở Lâm Thao – Phú Thọ, tiêu biểu cho một giai đoạn
tiến tới văn Minh Đông Sơn. Gò Mun là sự tiếp nối của cư dân Đồng Đậu.
Địa bàn cư trú trùng với cư dân Phùng Nguyên và Đồng Đậu trước đó, nhưng chắc chắn
là mật độ cư trú đậm đặc hơn.
Niên đại: C14 của di chỉ Vườn Chuối (Hà Nội) là 3045 + 120 năm cách ngày nay, di chỉ
Gò Chùa Thông là 2655 + 90 năm cách ngày nay.
Nghề đúc đồng đã có những bước tiến lớn. Giai đoạn Đồng Đậu chỉ có khoảng 10 loại
hình hiện vật thì đến giai đoạn này có tren 20 loại hình hiện vật gồm công cụ, vũ khí, vật dụng
khác nhau trong đó phát hiện cả liềm đồng. Các hiện vật có rìu, giáo, lao, mũi tên, mũi nhọn,
lưỡi câu, búa, liềm, lục lạc, vòng tay, trâm cài, nhẫn…Người Gò Mun vẫn sử dụng công cụ đá.
Đồ trang sức cũng phong phú. Một thay đổi trong bộ công cụ đá là không thấy lao giáo đá, có
lẽ nó đã được thay thế bằng đồng.
Nghề thủ công làm gốm Gò Mun rất phát triển tuy nhiên không theo hướng hoa mỹ như
gốm Phùng Nguyên mà mang tính thực dụng nhiều hơn. Đó là những đồ đựng hoặc đồ đun nấu
có khích thước lớn, thành gốm dày và được nung rất chắc chắn. Một trong những cách trang trí
hoa văn đặc sắc của người Gò Mun là hoa văn đắp nổi, gợi cho ta nhớ tới cư dân đá mới Hạ
Long.
Cư dân Gò Mun là những người có kinh nghiệm làm nông nghiệp. các nhà khảo cổ học
đã phát hiện ra những hầm chứa lương thực hoặc hạt giống ở di chỉ Gò Mun. Cư dân ở đây
không những có đủ mà còn dư thừa lương thực để sử dụng và dự trữ. Phương thức canh tác là
quảng canh trên một vùng rộng lớn. Cư dân ở đây đã biết trồng cả lúa tẻ và lúa nếp, lúa ruộng
và lúa nương. Người Gò Mun cũng đảy mạnh chăn nuôi gia súc. Cách thức canh tác có lẽ vẫn
là lùa các đàn gia súc xuống ruộng dẫm cho thuần thục đát để gieo cấy.
1.2. Việt Nam thời kỳ dựng nước
1.2.1. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội
1.2.1.1. Những chuyển biến về kinh tế
Vê công cụ lao động: công cụ lao động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế. Nhiều
công cụ bằng đồng với nhiều kiểu dáng phù hợp với sản xuất ra đời.

Bước tiến trong công cụ lao động đã dẫn tới bước tiến trong sản xuất và phân công lao động.
Trong phân công lao động:
17
Về nông nghiệp:
Trong trong trồng trọt: với việc tạo ra lưỡi cày thì nông nghiệp dùng cày đã thay nông
nghiệp dùng cuốc. Họ biết sử dụng trâu bò làm sức kéo trong sản xuất nên diện tích canh tác
được mở rộng. Ngoài trồng lúa họ còn biết trồng màu và cây ăn quả.
Trong chăn nuôi: đánh cá, nuôi con vật thuần hoá làm thức ăn, sức kéo và phân bón.
Vê thủ công nghiệp: tách ra thành một ngành riêng, xuất hiện thợ thủ công chuyên nghiệp.
Về thương nghiệp: trở thành một ngành mới buôn bán cả trong và ngoài nước.
1.2.1.2. Những chuyển biến trong xã hội
Chuyển biến trong kinh tế dẫn tới chuyển biến trong xã hội: công cụ lao động cải tiến-
>năng suất lao động tăng -> kinh tế phát triển sản phẩm dư thừa ->tư hữu xã hội->phân hoá xã
hội giàu nghèo ->tan rã công xã nguyên thuỷ.
Từ thời kì Phùng Nguyên phân hoá xã hội đã xuất hiện, đến Đồng Đậu Gò Mun và nhất
là Đông Sơn thì đã ngày càng rõ nét, xuất hiện các tầng lớp:Quý tộc, dân tự do, nô tì
Chế độ phụ hệ manh nha từ thời kì Phùng Nguyên đến thời kì Đông Sơn chắc chắn đã
được thiết lập.
Kinh tế phát triển cư dân tiến xuống đồng bằng hình thành những xóm làng tụ cư định cư
đông đúc trên cơ sở các công xã nông thôn.
1.2.2. Quá trình hình thành nhà nước Văn Lang
1.2.2.1. Thời gian và địa bàn cư trú
Thời gian: thế kỷ VII TCN. Trải qua 4 giai đoạn:
Phùng Nguyên (ở nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN – 4000 năm)
Đồng Đậu (ở nửa sau thiên niên kỷ thứ II TCN – 3000 năm)
Gò Mun (ở nửa đầu thiên niên kỷ I đến thế kỉ VII TCN)
Đông Sơn: từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II SCN.
Địa bàn cư trú:
Tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay mà chủ yếu sống tập
trung trong các đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

1.2.2.2. Về các mặt kinh tế, xã hội
* Cơ sở lí luận:
Nhà nước Văn Lang ra đời dựa trên cơ sở và điều kiện giống như sự ra đời của các nhà
nước cổ đại trên thế giới, dựa trên ba yếu tố: xã hội phân hóa sâu sắc, yêu cầu thuỷ lợi và
chống ngoại xâm.
Trong hình thái kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng là cái có trước, kiến trúc thượng tầng là cái
có sau => Sự chuyển biến về kinh tế sẽ dẫn đến sự phân hóa xã hội và hình thành các giai cấp.
XH phân chia thành các giai cấp và có giai cấp đối kháng thì nhà nước ra đời.
* Biểu hiện về kinh tế:
18
Công cụ lao động:
Giai đoạn Phùng Nguyên – Đông Sơn: kĩ thuật chế tạo công cụ ngày càng tiến bộ, phát
triển. Kĩ thuật chế tác đá phát triển đến đỉnh cao
Giai đoạnĐồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn: thời kỳ Đông Sơn kĩ thuật luyện đồng phát
triển đến đỉnh cao. Kỹ thuật luyện sắt bắt đầu xuất hiện, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế.
Hoạt động kinh tế:
Đến văn hóa Đông Sơn nghề trồng lúa nước phổ biến: cư dân biết sử dụng cày có sức
kéo trâu bò và bước đầu sử dụng nước trong nông nghiệp đã đưa đến một nền kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước phổ biến.
=>sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết phải
làm công tác thuỷ lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích đất canh tác.
(nói đến sự tích Bánh chưng bánh dầy)
Chăn nuôi, đánh cá
Thủ công nghiệp khá phát triển:
∆) Kĩ thuật luyện đồng đạt đến trình độ điêu luyện: trống đồng, thạp đồng…
=> với kĩ thuật luyện đồng, cư dân ĐS đã tạo nên bước ngoặt: loại trừ hẳn đồ đá.
Thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế, tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan
hệ sản xuất xã hội, đưa đến sự phân công lao động xã hội
∆) Nghề làm gốm: nghệ thuật làm gốm bằng bàn xoay được cải tiến.

Sự phát triển của kinh tế trên nhiều mặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóa với
nước ngoài: một số trống đồng loại I Hêghơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia…
* Sự chuyển biến xã hội:
Sự phân hóa giàu nghèo thành nhiều tầng lớp khác nhau: căn cứ vào đồ tuỳ táng chôn
theo các ngôi mộ để người ta đi đến nhận thức về xã hội và mức độ phân hóa thành giàu nghèo.
Ví dụ: Các gia đình nghèo là các gia đình mà trong mộ táng không có hiện vật hoặc có
dưới 5 hiện vật chôn theo.
Dân tự do là trong mộ táng có từ 1-5 hiện vật bằng đồng thau, 1 hiện vật bằng đồ sắt, 1
số công cụ đồ dùng trong gia đình và đồ trang sức.
Giàu có là có nhiều đồ tuỳ táng chôn theo từ 20 hiện vật trở lên bằng đồng, sắt, gốm.
Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của các nô lệ gia trưởng dẫn tới sự hình thành
các tầng lớp xã hội khác nhau:
Quý tộc (gồm các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người
giàu có khác)
Nô tì hay còn gọi là “nô lệ vì nợ”
Tầng lớp dân tự do
19
=> Tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các công việc quản lí các công
việc công cộng của chiềng, chạ => như vậy, những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia
và nhà nước thời Hùng Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn đã xuất hiện.
Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn: đây là một bằng
chứng chứng minh sự ra đời của nhà nước. Vì công xã nông thôn gồm làng, xã. Một nhà nước
muốn tồn tại phải có tài chính lấy từ dân thuộc các làng, xã; phải có quân đội lấy từ làng xã =>
làng, xã trở thành cấp hành chính để nhà nước quản lí.
Sự ra đời của gia đình 1 vợ, 1 chồng theo chế độ phụ hệ: là một trong những cơ sở đưa
đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên.
* Nhân tố thuỷ lợi
Để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên (mưa nguồn, nước lũ, bão tố, hạn hán) đòi
hỏi mọi thành viên không phải chỉ có trong từng công xã mà nhiều công xã phải liên kết với
nhau để tiến hành các công trình tưới tiêu…

* Yêu cầu chống ngoại xâm
Nước ta có vị trí đặc biệt, vì vậy từ sớm nhân dân ta đã phải đương đầu với nhiều mối đe
dọa ngoại xâm từ bên ngoài. Vào cuối thời kỳ Hùng Vương thì nạn ngoại xâm càng trở thành
mối đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi các bộ lạc phải đoàn kết, liên kết dưới sự chỉ huy thống nhất
để chống lại.
Vì vậy nhà nước đầu tiên của dân tộc ta đã ra đời – nhà nước Văn Lang.
1.2.2.2. Cấu trúc, đặc điểm, ý nghĩa sự ra đời nhà nước Văn Lang
* Cấu trúc:

Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang
* Đặc điểm:
Nhà nước Văn Lang được cấu trúc theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
Nhà nước còn sơ khai, chưa hoàn chỉnh nên tính chuyên chế giai cấp của nhà nước còn
mờ nhạt, tính dân chủ làng xã còn rất mạnh mẽ.
* Ý nghĩa:
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang kết thúc thời kỳ nguyên thuỷ ở VN, mở ra 1 thời đại
mới trong lịch sử - thời đại văn minh.
15 bộ (Lạc Tướng)
TTttTươtướng)
Kẻ, chiềng, chạ (Bồ chính)
chính)
Vua Hùng Vương
Lạc hầu
Lạc tướng
20
Tạo điều kiện cho sự hình thành nền văn minh đầu tiên – văn minh sông Hồng.
Cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang là cộng đồng dân tộc thống nhất đã tạo nên
phong tục tập quán và truyền thống dân tộc mang cốt cách, bản sắc VN.
1.2.3. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
1.2.3.1. Sự ra đời

Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời chiến quốc,
thống nhất Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng thiết lập một nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền chuyên chế lớn mạnh, tiếp tục mở rộng tham vọng bành trướng lãnh thổ, phát động cuộc
chiến tranh xâm lược ở phía Nam Trung Quốc.
Năm 218 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cử 50 vạn quân tiến về phía Nam xâm lược các quốc
gia dân tộc Bách Việt.
Năm 214 TCN quân Tần đánh xuống vùng đất của bộ lạc Tây Âu của Thục Phán (phía
Bắc Văn Lang) và xâm lược lãnh thổ Văn Lang.
=> Trước tình hình đó, nhân dân Lạc Việt và Âu Việt dưới sự lãnh đạo của Thục Phán
tiến hành cuộc chiến tranh kéo dài từ 214 – 208 TCN.
Năm 210 Tần Thuỷ Hoàng chết, Tần Nhị Thế lên thay => mâu thuẫn nội bộ sâu sắc và
suy yếu. Khắp nơi các thế lực nổi dậy, nhân dân Lạc Việt và Âu Việt đẩy mạnh cuộc chiến
tranh buộc quân Tần phải rút khỏi Văn Lang và Âu Việt vào năm 208 TCN. Cuộc kháng chiến
thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là Thục An Dương Vương và đặt quốc hiệu là Âu
Lạc.
Âu Lạc ra đời là thành quả chung của nhân dân Lạc Việt và Âu Việt trong cuộc chiến
tranh suốt 6 năm.
1.2.3.2. Cấu trúc bộ máy nhà nước Âu Lạc
Giống nhà nước Văn Lang theo mô hình nhà nước cổ đại chuyên chế phương Đông, đang
nằm trong giai đoạn sơ khai chưa hoàn chỉnh nhưng nhà nước Âu Lạc được tổ chức có qui củ
hơn và đây là nhà nước mạnh hơn.
Nhà nước Âu Lạc đã có quân đội khá hùng mạnh được trang bị vũ khí tốt như: cung, nỏ,
vũ khí bằng đồng khác.
Xây dựng thành trì kiên cố - thành cổ Loa, vừa là kinh đô của nhà nước, vừa là pháo đài,
công trình phòng thủ vững chắc.
1.2.4. Nền văn minh Việt cổ - văn minh sông Hồng
1.2.4.1. Khái niệm văn hóa, văn minh
Văn hóa là tổng hòa các giá trị về vật chất, tinh thần do con người lao động, sáng tạo ra
để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Văn minh là khái niệm chỉ một nền văn hóa phát triển ở đỉnh cao, ngang tầm với văn

minh của các dân tộc khác, là thước đo trình độ phát triển văn hóa của một dân tộc, 1 quốc gia
trong một giai đoạn. Đây là một khái niệm vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.
Nghiên cứu văn minh sông Hồng là nói đến sự phát triển đỉnh cao của văn hóa dân tộc Việt
cổ.
21
1.2.4.2. Điều kiện hình thành nền văn minh sông Hồng
* Điều kiện tự nhiên
Nước ta là một đất nước có nhiều đồng bằng châu thổ phì nhiêu, có lưu lượng phù sa lớn,
tạo nên đồng bằng màu mỡ ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ => thuận lợi để tiến hành nền kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây cối và cuộc sống
con người từ thời tiền sử, tiến lên giai đoạn nhà nước.
* Điều kiện dân cư
Cư dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thuộc chủng tộc Nam Á (Việt, Mường, Mônkhơme). Các
chủng tộc này từ sớm đã có mối quan hệ gần gũi nhau, phong tục tập quán gần giống nhau, có
hoàn cảnh lịch sử và vận mệnh giống nhau. Đây là một yếu tố thuận lợi để thúc đẩy cho sự liên
kết giữa các thành phần cư dân thành 1 dân tộc thống nhất - chủ nhân của nền văn minh đầu
tiên.
* Điều kiện văn hóa:
Các nền văn hóa tiền Đông Sơn của các bộ lạc thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều có đặc
điểm chung là cách đây khoảng 4000 năm, đều bước vào thời đại sơ kì đồng thau, đều có trình
độ phát triển tương đồng về mặt văn hóa => cơ sở văn hóa tạo nên tính thống nhất của cộng
đồng dân tộc và tính đa dạng, phong phú.
Quá trình hình thành và phát triển của văn minh sông Hồng gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của quốc gia và nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
1.2.4.3. Thành tựu của văn minh sông Hồng.
* Đời sống vật chất:
- Ăn:
Lương thực: thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, chủ
yếu là gạo nếp.Các loại cây cung cấp chất bột: củ từ, khoai lang, sắn…

Nghề chăn nuôi và săn bắt phát triển: gia súc, gia cầm…
Trong tập quán ăn uống của người Việt phải kể đến tục uống rượu và ăn trầu.
- Mặc: do TCN phát triển nên làm ra được nhiều quần áo bằng sợi, vải tơ tằm. Nam thì
đóng khố, nữ mặc váy (Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quấn kép, váy của nữ giới
có loại váy quần và loại váy chui được làm từ 1 mảnh vải dài, rộng). Đầu tóc, có 4 kiểu: cắt
ngắn, búi tó, tết bím và cuốn tóc ngược lên đỉnh đầu.
- Ở: Thời kỳ Đông Sơn chủ yếu làm nhà sàn để ở, có nhiều kiểu dáng khác nhau: mái
cong, buông hai mái gần sát đất, mái tròn có 4-6 cột phủ 4 phía trên mái.
* Đời sống tinh thần:
Cư dân Việt cổ thích sử dụng đồ trang sức để làm duyên, làm đẹp. Nguyên liệu làm trang
sức là: đồng, xương, vỏ ốc, vỏ sò… và sử dụng các phẩm màu gọi chung là thổ hoàng.Tập
quán thích dùng trống đồng, nhạc khí bằng đồng trong nghi lễ, hội hè
22
Trình độ tư duy khoa khá phát triển thể hiện ở trình độ luyện kim, làm hoa văn trên gốm,
hình được khắc trên trống đồng, thạp đồng…
Tôn giáo: bên cạnh sử dụng tín ngưỡng tôtem giáo – tôn giáo nguyên thủy còn có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
Sử dụng tổng hợp và hài hòa các loại nhạc khí trong lễ hội hàng năm, kết hợp bộ hơi và bộ
gõ.
1.2.4.4. Đặc điểm, ý nghĩa
Phán ánh tính bản địa của nền văn hóa Đông Sơn
Văn minh sông Hồng hình thành và phát triển trên cơ sở của nghề luyện kim, nghề đúc
đồng đạt đến mức hoàn thiện, đỉnh cao, bước vào buổi đầu của nghề luyện sắt. Đây là kết quả
nội tại của sự phát triển kinh tế xã hội của người Việt cổ
Văn minh sông Hồng thực chất là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước được in đậm trên
các mặt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghi lễ đương thời…
Văn minh sông Hồng là nền văn minh bản địa, hình thành trải qua một quá trình lâu dài
từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn
Tính thống nhất trong đa dạng, kết tinh trong đó bản sắc dân tộc của người Việt cổ, ý
thức cốt lõi là độc lập tự chủ và yêu nước.


CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu1: Lập bảng thống kê về quá trình phát triển của các giai đoạn thời nguyên thuỷ.
Câu2: Quá trình hình thành, đặc điểm, ý nghĩa thời đại của nhà nước Văn Lang.
Câu3: Nền văn minh sông Hồng: quá trình hình thành, đặc điểm và ý nghĩa.
Câu 4: Chứng minh nền văn minh sông Hồng mang tính bản địa?
Câu 5: Những yếu tố nào của nền văn minh sông Hồng còn ảnh hưởng đến văn hóa, sinh
hoạt người Việt Nam hiện nay?
23
Chương 2. VIỆT NAM THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC
(179 TCN-938)

2.1. Trên lãnh thổ Âu Lạc cũ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
2.1.1. Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
2.1.1.1. Tổ chức chính quyền đô hộ
* Chính quyền đô hộ của Nam Việt (179-111 TCN)
Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
Từ đó, nước Âu Lạc biến thành hai đơn vị hành chính địa phương, bản đồ Âu Lạc cũ không
còn nữa.
Đứng đầu mỗi quận có một viên quan sứ làm nhiệm vụ như là một sứ giả của triều đình
Nam Việt.
Dưới cấp quận, Triệu Đà vẫn giữ cơ cấu như cũ, chế độ Lạc tướng vẫn duy trì.
=> Chính sách cai trị như vậy chưa phải là chính sách trực trị mà là chính sách dung
dưỡng “dùng người Mandi trị người Mandi”.
Lập hộ khẩu của cư dân hai quận
Giúp việc cho viên quan sứ có một số chức quan cả người Hán và người Việt.
=> chính sách đô hộ của Nam Việt tương đối đơn giản, xã hội Âu Lạc ở làng xã chưa có
gì thay đổi.
* Chính quyền đô hộ của nhà Hán (111 – 210 TCN)
Tây Hán (111 – 24 TCN)

Nhà Tây Hán chia quận Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và sáu
quận nhà Hán => thành lập bộ Giao Chỉ, âm mưu biến Âu Lạc thành một bộ phận của nhà Hán
ngày càng rõ: không giữ nguyên quận huyện như trước mà cắt xén, nhập vào các vùng đất của
Trung Quốc.
Đứng đầu Giao Chỉ là một viên Thứ sử
Đứng đầu quận là Thái thú (võ quan) trông coi hành chính, chính quyền, thuế.
Giúp việc cho Thái thú là đô uý phụ trách quân sự.
Ở cấp huyện vẫn giữ chế độ Lạc tướng trực tiếp cai trị gọi là huyện lệnh.
Đông Hán (25 – 210 TCN)
Tổ chức chính quyền đô hộ ở Âu Lạc cũ có một số thay đổi: thứ sử được tăng cường
trách nhiệm. Nhà Hán qui định trách nhiệm thứ sử không được về nước kể cả khi có tang cha
mẹ.
Giúp việc cho thứ sử có một cả một bộ máy cai trị đông đảo. Đứng đầu quận là Thái thú.
Giúp việc cho Thái thú là quận thừa, có thêm chức Trưởng sử. Dưới trưởng sử có 1 viên quan
phụ trách quân đội (đô uý).
24
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán thấy rằng không thể dùng chính sách dung dưỡng
để cai trị nên chuyển sang chính sách trực trị.
* Từ Ngô đến triều Lương (210-542)
Năm 264, nhà Ngô cắt 3 quận Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm đặt làm Quẳng Châu,
còn “Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố là Giao Châu,châu lị ở Long Biên. Việc chia
ra Giao Châu và Quảng Châu bắt đầu từ đấy”. Từ thời điểm này trở đi trong các chính sách
thống trị của Trung Quốc Giao Châu và Quảng Châu hoàn toàn tách biệt nhau.
Năm 280, Tấn diệt Ngô tạm thời thống nhất Trung Quốc. Quan Mục của nhà Ngô ở Giao
Châu là Đào Hoàng đầu hàng nhà Tấn. Vua Tấn cho Đào Hoàng giữ chức cũ. Khu vực nước ta
chuyển sang ách đô hộ của nhà Tấn kéo dài cho đến đầu thế kỉ V. Trung Quốc hình thành cục
diện “Nam- Bắc triều”, trong đó Giao Châu phụ thuộc một cách lỏng lẻo vào các thế lực phong
kiến Nam triều: Tống ( 420 - 49), Tề (479 - 502), Lương ( 502-557), Trần(557-589).
Chế độ lạc tướng và các truyền thống tập quán cổ truyền của người Việt chính thức bị bãi
bỏ. Chế độ quận huyện với các quy định chặt chẽ về luật pháp, lối sống, văn hóa, phong tục đã

áp đặt, trói buộc và khuôn gò xã hội Việt cổ vào trong mô hình Hán.
Nhìn chung trong thời đại thống trị lâu dài ấy của phong kiến phương Bắc, chỉ ở khu vực
trung tâm và những nơi phong kiến phương Bắc đóng quân và cai trị thì bên cạnh chính sách
thống trị tàn bạo,chúng đã thực thi một cách hiệu qua chính sách đẩy mạnh đẩy mạnh bóc lột
ráo riết và đồng hoa nặng nề nhân dân ta, còn các miền đất khác,nhất là các vùng nông thôn xa
xôi, chúng chỉ có tể coi là miền “ngoại địa”, nằm ngoài phạm vi khống chế của phong kiến
phương Bắc và phong kiến phương Bắc nếu có đặt được ách thống trị thì cũng chỉ áp dụng
được chính sách thống trị “ràng buộc” lỏng lẻo mà thôi. Mặc dù chế độ quận huyện đã được
thiết lập, nhưng bọn thống trị phương Bắc vẫn không thể trực tiếp với tay được xuống dưới cấp
huyện, vẫn không khống chế nổi các xóm làng-hạt nhân cơ bản của cấu trúc xã hội Việt.
* Nhà Tuỳ, nhà Đường: Chính sách đô hộ ngày càng chặt chẽ.
Thống soái Dương Kiên cướp ngôi nhà Bắc Chu lập ra nhà Tùy vào năm 581 và 8 năm
sau, năm 589, nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, thực thi chính sách “bạo chính” bên trong và
mở rộng bành trướng ra bên ngoài bờ cõi. Nhà Tùy tiến hành chia lại các quận, huyện, lúc đầu
quyết định bỏ đơn vị hành chính cấp quận, đặt cấp châu và gộp nhiều các châu huyện nhỏ lại
thành châu huyện lớn. Nhưng chỉ ít năm sau, vào năm 607 dưới đời Tùy Dưỡng Đế, nhà Tùy
lại bỏ đơn vị hành chính cấp châu và lập lại cấp quận.
Quận Giao Chỉ gồm 9 huyện.
Quận Cửu Chân gồm 7 huyện.
Quận Nhật Nam gồm 8 huyện. Địa giới quận Nhật Nam đời Tùy hoàn toàn không có liên
quan gì đến quận Nhật Nam đời Hán mà chỉ khoanh lại ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay tức
là Đức Châu đời Lương.
Quận Ninh Việt là miền đất đông bắc nước ta ngày nay và một phần đất Khâm Châu
thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
Sau khi Lưu Phương đánh Lâm Ấp, nhà Tùy đặt thêm 3 châu Tỵ Ảnh, Hải Âm, Lâm Ấp
trên cơ sở đất đai mới chiếm được của Lâm Ấp.
25
Về danh nghĩa các quận thuộc chính quyền phong kiến trung ương, nhưng trên thực tế
các quận thuộc châu Giao cũ chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo.
Năm 618, Lý Uyên dưới sự đạo diễn của con trai nhà Lý Thế Dân nổi dậy, được sự ủng

hộ của tập đoàn địa chủ Hoa Bắc lật đổ nhà Tùy, lập ra nhà Đường, kết thúc cục diện cát cứ,
mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng của lịch sử, văn hóa Trung Hoa. Khu vực Giao Chỉ
cuyển sang ách đô hộ của nhà Đường.
Nhà Đường bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra và khôi phục lại các Châu nhỏ thời Nam
triều, đặt ra Giao Châu Đại tổng quản phủ để lãnh. Thái thú Khâu Hòa là Giao Châu đại tổng
quản đầu tiên của nhà Đường. Năm 622, nhà Đường, Đường Cao Tông chia đất Giao Châu làm
12 Châu và gọi Giao Châu đô hộ phủ thành An Nam đô hộ phủ, đứng đầu các châu là Thứ sử.
Trong An Nam đô hộ phủ, Nhà Đường đã tìm đủ mọi cách để mở rộng hệ thống cai trị
xuống tận cấp cơ sở. Ngay từ đầu thời kì mới xác lập chế độ thống trị Khâu Hòa với tư cách là
Giao Châu đại tổng quản của nhà Đường đã đề ra chính sách khuôn làng Việt vào mô hình
thống trị của Trung Quốc
An Nam đô hộ phủ lúc đầu phụ thuộc trực tiếp vào chính quyền trung ương của nhà
Đường, có quyền hạn rất lớn. Vào thế kỉ VIII, An Nam đô hộ phủ thuộc vào tiết độ sứ Lĩnh Nam
ở Quảng Châu, nhưng đến khoảng thế kỉ thứ IX, An Nam đô hộ phủ lại có tiết độ sứ riêng…
2.1.1.2. Chính sách đồng hóa dân tộc (Hán hóa Việt tộc)
Để thủ tiêu ý thức dân tộc của người Việt, để người Việt không còn tinh thần đấu tranh,
cam tâm làm nô lệ, các triều đại phong kiến phương Bắc từ Hán cho đến Đường đều thi hành
những chính sách đồng hóa về mục tiêu và bản chất là nhất quán.
Kinh tế:
Cướp ruộng đất chuyển cho quan lại người Hán
Bóc lột về tô thuế lao dịch: tô, dung, điệu, lưỡng thuế.
Nắm độc quyền một số hàng hóa
Cống nạp những đặc sản
Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc làm cho nghề thủ công truyền thống của chúng ta mai một
đi.
Chính trị - xã hội
Các triều đại phong kiến phương Bắc đã áp đặt mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã
hội của người Hán lên đất nước Âu Lạc cũ để nhằm tạo nên ở Âu Lạc một cơ cấu xã hội, một
thể chế chính trị, một phong tục tập quán giống cư dân ở Trung Quốc.
Biểu hiện

Liên tục qua các triểu đại, chính quyền phương Bắc đều đưa vào Việt Nam nhiều người
Hán, đủ các tầng lớp xã hội khác nhau, đưa vào ở xen kẽ với người Việt để qua đó làm cho người
Việt dần thay đổi phong tục tập quán => đưa con trai người Hán sang lấy vợ người Việt.
Quan lại của người Hán sang trực tiếp nắm quyền cai quản.

×