Bối cảnh phát triển:
- Tóm tắt chính sách này là thông điệp gửi đến Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
- Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng trong việc tang cường các nỗ lực bảo vệ quyền của người
đồng tính, song tính và chuyển giới trong những năm vừa qua, tạo ra một nền tảng cho tương lai
hướng đến bình quyền cho những người có giới tính và tính dục đa dạng, thông qua việc thực thi Hiến
pháp 2013 và sửa đổi các luật và chính sách có liên quan.
- Chính phủ và Quốc hội Việt Nam có một vai trò quan trọng việc hỗ trợ sự tham gia tích cực của những
người có giới tính và tính dục đa dạng và các tổ chức dân sự của họ bằng việc ban hành và sửa đổi luật
để loại bỏ phân biệt đối xử, và dẫn đầu những nổ lực nhằm cải thiện nhận thức xã hội về đa dạng giới
và tính dục.
- Bạo hành và phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới là vi phạm các
quyền con người cơ bản được bảo vệ bởi Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR),
Công ước về Quyền trẻ em (CRC), mà Chính phủ Việt Nam đã kí kết và phê chuẩn.
Empowered lives.
Resilient nations.
ĐƯA SỰ ĐA DẠNG GIỚI VÀ TÍNH DỤC VÀO CHÍNH SÁCH ĐỂ
ĐẢM BẢO TỰ DO VÀ BÌNH ĐẲNG CHO MỌI CÔNG DÂN
CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH:
1. Tăng cường năng lực cho các cá nhân, các nhóm và tổ chức cộng đồng của người đồng tính, song tính
và chuyển giới; và tạo một môi trường thuận lợi để họ có thể thực sự tham gia đóng góp vào cải cách
những luật và chính sách ảnh hưởng đến quyền được sống trong danh dự và bình đẳng của họ.
2. Áp dụng các biện pháp loại bỏ sự kì thị và phân biệt đối xử, và bảo vệ nhân quyền của những người đa
dạng về giới và tính dục, bao gồm người đồng tính, song tính, chuyển giới, và liên giới tính, thông qua
việc gỡ bỏ các rào cản pháp lý và thủ tục hành chính mang tính phân biệt đối xử; gỡ bỏ những chuẩn mực
phân chia giới tính thành hai giới nam và nữ và xem xu hướng tình cảm khác giới là bình thường và cao
quý hơn các xu hướng khác; đồng thời ban hành đạo luật chống phân biệt đối xử.
3. Ban hành luật bảo vệ quyền chung sống của các cặp đôi cùng giới tính, chia sẻ tài sản một cách hợp
pháp, và quyền được đại diện cho nhau trong trường hợp một người mất năng lực đứng trước pháp
luật; đồng thời ban hành luật công nhận các cặp đôi cùng giới tính, người chuyển giới và người liên
giới tính, và bảo vệ các mối quan hệ gia đình của họ như các cặp đôi khác giới tính.
4. Hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trong Bộ Luật Dân sự và các luật có liên quan, bao gồm việc thay
đổi tên và giới tính của người chuyển giới trên các giấy tờ nhận dạng mà không phụ thuộc vào giới
tính mà họ được chỉ định khi khai sinh, hay tình trạng phẫu thuật của họ.
5. Đẩy mạnh hợp tác liên ngành nhằm đảm bảo sự quan tâm toàn diện đến các vấn đề mà người đồng
tính, song tính, chuyển giới, và liên giới tính đang gặp phải trong các lĩnh vực khác nhau, như giáo dục,
sức khỏe, nghề nghiệp và đời sống.
Photo: ©ICS
thách thức:
Người đồng tính, song tính và chuyển giới vẫn phải đối
mặt với những định kiến và kỳ thị ở gia đình, trường
học và nơi làm việc. Theo kết quả khảo sát trên hơn 3000
người đồng tính, song tính và chuyển giới từ năm 2008 đến
2013 (iSEE-ICS 2014), 39% bị kỳ thị trong gia đình, chủ yếu
bị mắng chửi (22,8%), hoặc bị đuổi ra khỏi nhà (4,6%); 44%
bị kỳ thị trong trường học, chủ yếu bị bạn bè trêu ghẹo, bị
ép buộc cách ăn mặc, hoặc bị gọi phụ huynh đến. Trong môi
trường công sở, 21% đã từng bị kỳ thị; tỉ lệ này cao đặc biệt
trong nhóm chuyển giới, với 68% đã bị kỳ thị, bao gồm cả
các trường hợp nghiêm trọng như cho thôi việc.
Vì sợ bị kì thị và phân biệt đối xử, đa số người đồng
tính, song tính và chuyển giới vẫn đang phải che giấu
xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình và không
được trợ giúp đầy đủ và thân thiện về tâm lý, pháp lý
và sức khỏe. Thông thường một người bắt đầu nhận thức
được xu hướng tính dục của mình trong giai đoạn dậy thì,
trong khi bản dạng giới có thể được hình thành từ rất sớm,
thậm chí là khi ba tuổi. Tuy tỉ lệ công khai xu hướng tính dục
đã tăng lên theo thời gian, hiện mới chỉ có 9,8% người đồng
tính, song tính và chuyển giới công khai hoàn toàn với gia
đình, 16,9% công khai hoàn toàn trong trường học, 12% ở
nơi làm việc, và 15% ngoài xã hội (ICS-iSEE, 2014). 32% số người trong một nghiên cứu nghĩ rằng xy hướng
tính dục có thể trở thành một cơ sở cho việc phân biệt đối xử khi sử dụng các dịch vụ của nhà nước. Chính do
phải che giấu bản thân nên nhiều bạn trẻ phải tự đối đầu với những khủng hoảng tâm lý, không chia sẻ được
khó khăn của mình với những người xung quanh (UNDP, USAID, 2014). Điều này dẫn đến các vấn đề như trầm
cảm, tự làm hại bản thân, sử dụng chất kích thích, gây nghiện, hoặc thậm chí tự tử. 17% trong số 2000 người
đồng tính nữ tham gia khảo sát cho biết họ đã từng tự tử ít nhất một lần (Nguyen, Nguyen, Le, & Le, 2010).
Do việc chuyển giới bị nghiêm cấm nên người chuyển giới đang phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe,
tính mạng, và bất bình đẳng trong giao dịch dân sự. Luật pháp của Việt Nam hiện tại không cho phép thay
đổi giới tính trên giấy tờ nhận dạng, trừ trường hợp khi người đó là một người liên giới tính thì giới tính của họ
sẽ được thay đổi theo quyết định của bác sĩ. Kết quả là, nhiều người chuyển giới bị phân biệt đối xử vì sự khác
biệt giữa thể hiện giới bên ngoài và giới tính trên giấy tờ của họ. Những người có mong muốn được phẫu thuật
chuyển đổi giới tính không thể tiếp cận được các cở sở giải phẫu đạt chuẩn và các dich vụ liên quan như tư vấn,
điều trị nội tiết tố, chăm sóc hậu phẫu. Kết quả khảo sát cho thấy 53,3% người chuyển giới tự mua hoóc-môn ở
Việt Nam, 30% thực hiện phẫu thuật ở nước ngoài, 33% hoàn toàn ở Việt Nam hoặc phẫu thuật một phần ở Việt
Nam và một phần ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh không được phép chuyển giới và không có quy định cụ thể,
người chuyển giới không được bảo vệ khi tiếp cận dịch vụ ở Việt Nam, đặt họ vạo nguy cơ bị bóc lột bởi các nhà
cung cấp dịch vụ không có giấy phép và gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe và tính mạng. Không có giấy tờ nhận
dạng phản ánh thể hiện giới của mình, đặc biệt là sau khi phẫu thuật, người chuyển giới cũng gặp phải nhiều
khó khăn trong các giao dịch dân sự như đi lại bằng các phương tiện công cộng như máy bay, sử dụng dịch vụ
ngân hàng, và sở hữu tài sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
International Commission of Jurists. (n.d.). Born Free and Equal. New York: Oce of the United Nations High
Commissioner for Human Rights.
iSEE, ICS. (2014). Online survey on LGBT situation in Vietnam 2008-2013. Ha Noi.
Nguyen, Q., Nguyen, T., Le, N., & Le, Q. (2010). Song Trong Mot Xa Hoi Di Tinh - Cau Chuyen Tu 40 Nguoi Nu Yeu Nu,
Quan He Voi Cha Me. Ha Noi.
UNDP, USAID. (2014). Being LGBT in Asia: Viet Nam Country Report. Bangkok: United Nations Development
Programme.
UNDP, USAID. (2015). The Right to Adoption of Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender People. Ha Noi.
UNDP-VLA-CECODES. (2013). Justice Index: Assessment of Di
stributive Justice and Equality from a Citizen-based
Survey in 2012. Ha Noi: United Nations Development Programme.
United Nations General Assembly. (2014). Human Rights Council Twenty-seventh session. Human rights,
sexual orientation and gender identity. United Nations General Assembly.
Các cột mốc quan trọng trong quá
trình bảo vệ quyền của cộng đồng đa
dạng giới và tính dục:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2013 loại bỏ
điều cấm hôn nhân giữa hai người cùng
giới tính mặc dù vẫn chưa công nhận mối
quan hệ hôn nhân này.
Chính phủ Việt Nam chấp nhận khuyến
nghị của Chi-lê trong phiên họp thứ 18 của
Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát về
Nhân quyền (UPR) vào tháng 6 năm 2014
kêu gọi ban hành một đạo luật chống
phân biệt đối xử bao gồm trên cơ sở bản
dạng giới và xu hướng tính dục.
Tháng 9 năm 2014, Việt Nam bỏ phiếu
thông qua nghị quyết về Nhân quyền, xu
hướng tính dục và bản dạng giới của Hội
đồng Nhân quyền, thể hiện cam kết loại
bỏ bạo hành và kì thị dựa trên xu hướng
tính dục và bản dạng giới.
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC
304 Kim Mã, Hà Nội. Tel: +84 (0) 4 38 500 100 | Fax: +84 (0) 4 37 265 520 | www.vn.undp.org | />