Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vai trò của người phụ nữ trong các gia đình trẻ tại thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.65 KB, 13 trang )

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Nguyễn Thị Thu Trang
TÓM TẮT
Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Trong
gia đình, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống, chăm sóc,
nuôi dạy con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nghị quyết số 04/NQ – TW của Bộ Chính
trị ra ngày 27/7/1993 đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa
là người mẹ và là người thầy đầu tiên của con người”. Mặc dù có vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội như thế nhưng hiện nay, nhiều phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi
như bạo hành trong gia đình, bất bình đẳng giới,…Qua kết quả khảo sát định lượng với
715 cặp vợ chồng trẻ và phỏng vấn sâu 10 đối tượng đã được chọn trong mẫu khảo sát,
bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong các gia đình
trẻ như: vai trò trong lao động sản xuất tạo thu nhập; vai trò chăm sóc và giáo dục con
cái; vai trò đối với các công việc nhà; vai trò trong các hoạt động cộng đồng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, trong xã hội hiện đại người phụ nữ ngoài việc chăm lo việc nội trợ,
chăm sóc các thành viên trong gia đình họ còn tham gia vào nhiều hoạt động lao động
sản xuất, tạo thu nhập để phát triển kinh tế gia đình. Trong các gia đình trẻ, người vợ
đóng góp về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội không thua kém gì nam giới nhưng họ
cũng vẫn phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cuộc sống và lo toan
mọi việc trong gia đình.
NỘI DUNG
Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Trong
gia đình, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống, chăm sóc,
nuôi dạy con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nghị quyết số 04/NQ – TW của Bộ Chính
trị ra ngày 27/7/1993 đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa
là người mẹ và là người thầy đầu tiên của con người”. Mặc dù có vai trò quan trọng trong
gia đình và xã hội như thế nhưng hiện nay, nhiều phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi như
bạo hành trong gia đình, bất bình đẳng giới,…Qua kết quả khảo sát định lượng với 715
cặp vợ chồng trẻ và phỏng vấn sâu 10 đối tượng đã được chọn trong mẫu khảo sát, bài
viết trình bày các kết quả nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong các gia đình trẻ


như: vai trò trong lao động sản xuất tạo thu nhập; vai trò chăm sóc và giáo dục con cái;
vai trò đối với các công việc nhà; vai trò trong các hoạt động cộng đồng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, trong xã hội hiện đại người phụ nữ ngoài việc chăm lo việc nội trợ, chăm
sóc các thành viên trong gia đình họ còn tham gia vào nhiều hoạt động lao động sản xuất,
tạo thu nhập để phát triển kinh tế gia đình. Trong các gia đình trẻ, người vợ đóng góp về
mặt kinh tế cho gia đình và xã hội không thua kém gì nam giới nhưng họ vẫn là người
chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cuộc sống và lo toan mọi việc trong gia đình.
1. Vai trò trong các công việc gia đình
Engels trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, khi
nói về sự phân công lao động theo giới trong thời kỳ bộ lạc đã cho thấy: “Sự phân công
lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên; nó chỉ tồn tại giữa nam và nữ. Đàn ông đi
đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công
cụ cần thiết cho những việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc: họ
làm bếp, dệt và may vá.”
1
Như vậy, ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, vai trò
tham gia các công việc trong gia đình và cộng đồng được xem như là việc “đương nhiên”
của phụ nữ. Trong xã hội hiện đại, vai trò của phụ nữ không chỉ giới hạn trong phạm vi
gia đình mà còn mở rộng ra ngoài xã hội. Phụ nữ tham gia lao động sản xuất, tạo ra nhiều
của cải vật chất cho gia đình và xã hội, tuy nhiên, vai trò nội trợ dù được nam giới chia sẻ
nhưng về cơ bản vẫn là phụ nữ đảm nhận. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm
1 Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học về giới, NXB ĐH.Quốc gia Hà Nội (2014)
2004 cho thấy thời gian trung bình mỗi ngày làm việc nhà của nam giới là 1.6 giờ so với
phụ nữ là 2.2 giờ. (Báo cáo phát triển Việt Nam 2007:119).
Kết quả khảo sát 715 cặp vợ/chồng trẻ tại địa bàn TP.HCM cho thấy, có đến 49.6%
công việc nội trợ là do người vợ đảm nhận một mình trong khi người chồng chỉ chiếm
2.1%. Điều này cho thấy, công việc nội trợ trong gia đình vẫn là do người vợ đảm nhận.
So với gia đình cha mẹ, công việc nội trợ của người vợ trong các gia đình trẻ đã được
người chồng chia sẻ rất nhiều. Số liệu khảo sát cho thấy, có đến 44,6% vợ chồng cùng
nhau làm việc nhà trong khi gia đình của cha mẹ chỉ chiếm 25.7%. Người chồng đã có ý

thức trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ công việc nhà với người vợ của mình, tạo điều
kiện để người phụ nữ được nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian cho công việc và học tập nâng
cao chuyên môn.
Bảng 1: Người làm việc nội trợ trong gia đình
Người làm việc nội trợ
trong gia đình
Người làm việc nội trợ trong gia
đình cha mẹ
Tần số % Tần số %
Vợ 347 49.6% 435 65.8%
Chồng 15 2.1% 30 4.5%
Vợ và chồng 312 44.6% 170 25.7%
Người giúp
việc
23 3.3% 22 3.3%
Khác 3 .4% 4 .6%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài
Kết quả nghiên cứu định tính cho biết, những người chồng trong mẫu nghiên cứu
đều cho rằng họ có chia sẻ các công việc như quét nhà, lau nhà, nấu cơm, rửa chén, lau
chùi bàn ghế và các vật dụng trong nhà với vợ của họ. Tuy nhiên, khi hỏi về mức độ
tham gia và tham gia trong trường hợp nào thì kết quả nghiên cứu cho thấy, đúng là các
ông chồng có chia sẻ công việc nội trợ với vợ nhưng lại rất ít khi và các ông cho rằng
vợ mới là người chủ yếu làm các công việc nhà họ chỉ tham gia khi thật sự rảnh rỗi hoặc
vợ vắng nhà. Một người chồng làm nghề lao động tự do cho biết:
“Việc nhà là việc của mấy bà, chú có làm một số việc nhưng ít khi lắm, lâu lâu cũng
có cắm cơm, hoặc phụ làm một số việc ở quán.”
(Nam, 47 tuổi, lao động tự do).
Một nam giáo viên cũng cho rằng:
“Anh rất ngại việc nhà đặc biệt là rửa chén, nấu cơm, việc ấy chủ yếu là do vợ anh
làm, nhà có vợ thì vợ làm, khi nào vợ đi công tác thì bắt buộc phải nấu vì không nấu

thì con không có ăn…(cười). Lắm lúc ở nhà một mình thì đi ăn quán cho nhanh, chiều
con về mới nấu không thì cả cha con đi ăn tiệm.”
(Nam, 35 tuổi, giáo viên)

Kết quả này cũng phù hợp với chia sẻ của những người vợ, theo các chị, trong gia
đình người đàn ông chủ yếu đi làm kiếm tiền, thời gian rảnh rỗi thì chơi với bạn bè, thỉnh
thoảng cũng có phụ giúp việc nhà với vợ con nhưng rất hiếm khi và ít tự nguyện. Nghiên
cứu cũng cho biết, không có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn và nghề nghiệp trong
vấn đề chia sẻ việc nhà với vợ con. Tất cả đàn ông trong mẫu nghiên cứu từ người có
trình độ học vấn cấp 2 đến người có trình độ tiến sĩ đều rất ngại tham gia các công việc
nội trợ. Những người phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đều tham gia các công việc ngoài xã
hội, những người có trình độ học vấn thấp thì làm các nghề như công nhân vệ sinh, buôn
bán nhỏ, công nhân, trông trẻ những người có trình độ học vấn cao thì làm các nghề giáo
viên, viên chức nhà nước hoặc nhân viên văn phòng… tuy nhiên, có một đặc điểm chung
là các chị đều là những người giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các công việc trong gia
đình. Mỗi ngày hai vợ chồng đều dành thời gian cho lao động kiếm sống như nhau nhưng
những người vợ còn phải đảm đương một khối lượng lớn công việc nhà sau giờ làm việc.
Đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ, người phụ nữ phải tất bật và mệt mỏi với
việc vừa trông con vừa làm các công việc bếp núc và dọn dẹp nhà cửa. Một chị làm nghề
giáo viên cho biết:
“Chị có hai đứa con, một đứa sáu tuổi và một đứa ba tuổi, nhà chỉ có hai vợ chồng
chứ không có ai giúp đỡ. Chị đi làm rất xa, từ nhà đến trường đi mất một tiếng đồng
hồ nên mỗi ngày chị dậy từ 5 giờ sáng, dọn dẹp nhà cửa, phơi quần áo, nấu đồ ăn
sáng cho con, gấp mùng màn xong rồi cho mấy đứa nhỏ đi học rồi mình đi làm luôn.
Chiều về đến nhà thì cũng 6 giờ rồi, để cặp xuống là vội vàng đi nấu cơm, tắm rửa
cho con cái, rồi cho con ăn và dọn dẹp nhà cửa. Cuối cùng thì mới đến làm việc của
mình. Ngày nào cũng dậy từ 5 giờ sáng và làm đến 10 giờ tối, mệt mỏi lắm em ơi.”
(Nữ 28 tuổi, làm nghề giáo viên)
2. Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái
Chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng. Với những người cha, người mẹ,

sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa
đó còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ.
Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cả hai
người.
Trong chăm sóc con cái, ngoài việc chăm lo miếng ăn giấc ngủ, việc đưa đón con đi học
cũng là một nhiệm vụ chiếm rất nhiều thời gian của các cặp vợ chồng trẻ tại các thành
phố lớn. Nghiên cứu về việc đưa đón con đi học, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy,
13.6% (715) mẫu khảo sát cho rằng người vợ chịu trách nhiệm đưa đón con đi học, người
chồng chiếm tỷ lệ cao hơn 16.3% và cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc này chiếm tỷ
lệ cao nhất 69.0% (715).
Bảng 2: Người đưa đón con đi học trong gia đình
Người đưa đón
con đi học trong
gia đình
Người đưa đón con
đi học trong gia
đình cha mẹ
Tần số % Tần số %
Vợ 91 13.6% 94 15.1%
Chồng 109 16.3% 134 21.5%
Cả vợ và chồng 460 69.0% 367 58.9%
Khác 7 1.0% 28 4.5%
Tổng cộng 657 100% 623 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài
Khác với công việc nội trợ, người vợ luôn giữ vai trò chủ đạo đối với nhiều việc không
tên trong gia đình, người chồng có chia sẻ nhưng cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc chỉ chia
sẻ trong trường hợp vợ vắng nhà. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, người chồng rất sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ đưa đón con đi học đây là một kết quả rất đáng phấn khởi. Từ
đó cho thấy, người chồng vẫn cảm nhận được sự nhọc nhằn của người vợ khi cùng một
lúc thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Có thể trong công việc bếp núc, chợ búa họ cũng

thấu hiểu sự vất vả nhưng ít chia sẻ vì nhiều lý do như không quen làm, không biết làm
hoặc vì tính gia trưởng, nhưng trong việc đưa đón con đi học thì họ thấy dễ chia sẻ hơn.
Tương tự như vậy, việc hai vợ chồng cùng nhau chỉ dạy con học cũng chiếm tỷ lệ khá cao
72.6% (715).
Bảng 3: Người dạy con học trong gia đình
Người dạy con học
trong gia đình
Người dạy con
học trong gia đình
cha mẹ
Tần số % Tần số %
Vợ 132 19.8% 116 18.8%
Chồng 40 6.0% 87 14.1%
Cả vợ và chồng 484 72.6% 385 62.3%
Khác 11 1.6% 30 4.9%
Tổng 667 100% 618 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài
Nhìn chung, các cặp vợ chồng trẻ rất quan tâm đến việc học hành của con cái.
Người chồng đã dành nhiều tình cảm và trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng và giáo dục
con với mong muốn con sẽ học tốt và trở thành con người có ích cho xã hội. Với sự chia
sẻ của người chồng, người vợ cảm thấy vui và có sức khỏe để chăm lo các việc khác
trong gia đình và ngoài xã hội. Chị Nguyễn Thị Vân, Nhân viên văn phòng cho biết:
“Nhà mình có 2 đứa, đứa lớn học lớp 1, đứa nhỏ 3 tuổi. Sáng ra phải tất bật với việc
chuẩn bị cho chúng đi học nhất là cho bé lớp 1 ăn sáng. May mà có ông xã đưa hai đứa
đi học chứ nếu không có mình sẽ đuối lắm, với lại không kịp giờ đến cơ quan, vì cơ quan
chị ở xa lắm, đi cả tiếng mới tới lận.”
Trong nghiên cứu này, khi tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc và dạy dỗ con
cái, tác giả đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung như: chăm sóc sức khỏe
hàng ngày, chăm sóc khi con ốm đau, dạy con học, dạy con cách ứng xử… Kết quả
nghiên cứu định tính cho thấy, người mẹ là người trực tiếp và thường xuyên chăm lo từng

bữa ăn và giấc ngủ cho con, người cha cũng có tham gia vào những việc như nấu thức ăn,
tắm rửa cho con nhưng không thường xuyên như mẹ. Kết quả này cũng phù hợp với sự
phân công trong các công việc nội trợ như đã phân tích ở trên. Kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa bố và mẹ trong việc chăm sóc con ốm. Khi con ốm,
người mẹ luôn là người chủ động xin phép nơi làm việc hoặc nghỉ buôn bán để đưa con
đi khám bệnh và ở nhà chăm sóc con. Buổi tối, cũng chỉ một mình người mẹ thức đêm để
theo dõi tình trạng sức khỏe và cho con uống thuốc nếu con có sốt cao. Một người phụ nữ
cho biết:
“Nhà mình hai vợ chồng đều đi làm, nhưng mỗi khi thằng cu của nhà mình bị ốm thì
mình luôn phải là người xin phép cơ quan nghỉ việc vài ngày để chăm sóc con.
Nhiều khi có tháng nó bệnh hai ba lần mình xin nghỉ nhiều mình cũng ngại lắm
nhưng nếu đi làm thì ai chăm con, chồng thì cũng xin nghỉ được nhưng nhiều lắm thì
một hai hôm thôi vì con ốm mà giao cho mấy ảnh là không yên tâm. Tối đến, mình
cứ chuẩn bị sẵn các cái ngay trên đầu giường, nào là thuốc hạ sốt, cặp nhiệt độ,
nước, ly … nếu có sốt là mình cho uống chứ lúc đó các ổng ngủ say không nhờ
được”
(Nữ 32 tuổi, viên chức nhà nước)
Chăm sóc một đứa trẻ đang khỏe mạnh là một công việc rất vất vả và sẽ vất vả gấp
đôi nếu trẻ bị ốm. Tâm lý của phụ nữ là rất thương con và lo lắng cho con, nên mỗi khi
con ốm nhất là ốm nặng họ cảm thấy rất lo lắng thậm chí mất ăn, mất ngủ nên rất cần sự
chia sẻ của người chồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp và trình độ học vấn của các
vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái. Những gia đình nếu vợ chồng có trình độ học vấn
cao thì việc tham gia vào dạy dỗ con cái nhiều hơn là vợ chồng có trình độ học vấn thấp.
Tương tự, những gia đình nếu người chồng có trình độ học vấn cao hơn thì thường xuyên
chia sẻ việc dạy con học với vợ còn những gia đình khi vợ chồng đều có trình độ học vấn
thấp thì việc nhắc nhở, dạy dỗ con học thì người vợ giữ vai trò chủ yếu.
3. Vai trò tạo thu nhập
Lao động sản xuất là hoạt động cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào thị trường lao động,

làm việc và tạo thu nhập không kém gì so với nam giới. Năm 2004 ở Mỹ số phụ nữ lập
công ty là 9,4 triệu người chiếm 38% tổng số công ty trên toàn nước Mỹ, giá trị sản
lượng đạt 4.000 tỷ USD, tăng 132% so với năm 1992…). Nhiều nhà xã hội học dự đoán
thế kỷ XXI là thế kỷ phụ nữ làm kinh tế. Tại Việt Nam, trong xã hội phong kiến, người
chồng được xem là “trụ cột” của gia đình, mọi hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu là do
nam giới, người vợ đảm nhận các công việc bếp núc, chăm sóc các thành viên trong gia
đình và sinh đẻ để duy trì nòi giống. Trong bối cảnh xã hội có nhiều chuyển biến về kinh
tế và gia đình, mức sống con người được cải thiện, phụ nữ có điều kiện tiếp cận với giáo
dục và được bình đẳng với nam giới. Từ đó, họ ngày càng có nhiều cơ hội để hội nhập
vào nền kinh tế, lao động và tạo thu nhập để xây dựng gia đình.
Kết quả khảo sát các cặp vợ chồng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có đến 75.1%
(715) vợ/chồng trẻ đều cùng đi làm, tạo ra thu nhập để lo cho cuộc sống gia đình. Chỉ có
18.8% (715) cho rằng người chồng là người tạo thu nhập chính và 1.3% (715) người vợ
là lao động chính trong gia đình.
Bảng 4: Người tạo ra thu nhập chính
Tần số
Phần trăm
(%)
Valid Chồng 128 17.9
Vợ 9 1.3
Chồng và vợ 537 75.1
Khác 6 .8
Total 680 95.1
Missing System 35 4.9
Tổng cộng 715 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài
Kết quả trên cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò
quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế. Người vợ ý thức được tầm quan trọng về sự
đóng góp thu nhập đối với gia đình. Khác với nông thôn, phụ nữ đóng góp vào kinh tế gia
đình bằng tiền lương, tiền công theo ngày hoặc là từ các sản phẩm nông nghiệp. Tại

TP.HCM, đa số phụ nữ tham gia vào thị trường lao động chính thức và phi chính thức,
tiền lương, tiền cơng kiếm được khơng thua kém nam giới. Nhờ vào nguồn thu nhập của
người vợ cộng với sức lao động của người chồng, các cặp vợ chồng trẻ đã có điều kiện
mua nhà, mua xe và tạo nhiều điều kiện để con cái có đời sống vật chất đầy đủ và đời
sống tinh thần phong phú.
4. Vai trò quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình
Trong cơng trình nghiên cứu này, khi hỏi về cấu trúc đời sống gia đình với nội dung
“Trong gia đình anh/chị ai là người quyết định những việc quan trọng” thì kết quả thu
được như sau:
(Nguồn: Khảo sát của đề tài)
Kết quả từ Biểu đồ 6, cho ta thấy vợ và chồng đều cùng tham gia quyết định các vấn đề
quan trọng trong gia đình, cụ thể có 68,0%. Tiếp theo, người chồng có quyền quyết định
trong gia đình chiếm 26,0%, người vợ có quyền quyết định chiếm 5,7%. Số liệu cho thấy,
hiện nay hầu hết các gia đình trẻ đều bình đẳng về quyền quyết định giữa vợ và chồng.
Ngồi ra, chúng tơi còn so sánh về quyền quyết định trong gia đình giữa khu vực nơng
thơn và khu vực thành thị trong các hộ gia đình trẻ hiện nay có sự khác nhau hay khơng
và kết quả như sau:
Bảng 5. Người có quyền quyết định trong gia đình theo khu vực sinh sống
160 26,4 22 23,9
31 5,1 8 8,7
413 68,3 61 66,3
1 ,2 1 1,1
605 100,0 92 100,0
Chồng
Vợ
Vợ và chồng như nhau
Khác
Người quyết đònh
việc quan trọng
trong gia đình

Tổng
N %
Phường (đô thi)
N %
Xã (Nông thôn)
(Nguồn: Khảo sát của đề tài)
Sig.=0.219>α =0.05
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quyền quyết định trong gia đình giữa khu vực nơng thơn và
thành thị khơng có sự chênh lệch nhiều. Cụ thể: Quyền quyết định giữa vợ và chồng như
nhau thì khu vực thành thị nhiều hơn khu vực nơng thơn 2,0%, tương tự như đối với
người chồng có quyền quyết định trong gia đình ở thành thị nhiều hơn 2,5% so với khu
vực nơng thơn. Trong khi đó, ở nơng thơn người vợ có quyền quyết định trong gia đình
lại cao hơn thành thị 3,6%.
Đề phần nhận định trên thêm tính thuyết phục, chúng tơi đã sử dụng cơng cụ kiểm định
Chi-Square tính độc lập, với độ tin cậy 95% thì mức ý nghĩa quan sát sau kiểm định là
Sig.=0.219>α =0.05, điều này có nghĩa là quyền quyết định trong gia đình giữa khu vực
nơng thơn và thành thị khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Cũng với nội dung này, chúng tơi lại tương quan xem xét giữa người quyết định trong gia
đình với nguồn thu nhập chính do ai tạo ra trong gia đình có liên quan với nhau hay
khơng, và kết quả sau khi tương quan thu được như sau:
Bảng 6. Người có quyền quyết định trong gia đình theo nguồn thu nhập
49 38,9 1 11,1 115 21,7 4 66,7
9 7,1 4 44,4 22 4,2
68 54,0 4 44,4 391 73,8 2 33,3
2 ,4
126 100,0 9 100,0 530 100,0 6 100,0
Chồng
Vợ
Vợ và chồng
Khác

Người quyết
đònh việc quan
trọng trong gia
đình
Tổng
N %
Chồng
N %
Vợ
N %
Chồng và vợ
N %
Khác
Người tạo ra thu nhập chính
(Nguồn: Khảo sát của đề tài)
Sig.=0.000<α =0.05
Kết quả từ Bảng 7 cho ta thấy, trong gia đình người nào tạo ra thu nhập chính thì họ có
quyền quyết định cao hơn người còn lại. Và kết quả chúng tơi kiểm định bằng cơng cụ
Chi-Square cũng cho thấy với mức ý nghĩa quan sát Sig.=0.000<α =0.05 thì điều này có
nghĩa là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình thì họ có quyền quyết định cao hơn có
ý nghĩa thống kê. Kết quả này đã phản ánh sự bất bình đẳng trong đời sống vợ chồng của
các hộ gia đình trẻ hiện nay.
Trong xã hội truyền thống, gia đình có sự phân chia rõ ràng lĩnh vực ảnh hưởng của hai
giới, người vợ thường quyết định những việc liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như chi
tiêu cho học hành, ăn uống, mua sắm các dụng cụ cần thiết cho việc nội trợ còn nam giới
thường có tiếng nói đối với các việc quan trọng, to lớn như mua nhà, mua xe, dựng vợ gả
chồng cho con cái… Trong xã hội hiện đại, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình
cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với các quyết định về những vấn đề chung. Như
trong việc chọn trường lớp cho con, người vợ có quyền quyết định 13.4% trong khi người
chồng là 8.9% và cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm tỷ lệ cao nhất 77.3%.

Bảng 7: Người quyết định chọn trường cho con
Người quyết định chọn
trường lớp cho con cái
trong gia đình
Người quyết định chọn
trường lớp cho con cái
trong gia đình cha mẹ
Count % Count %
Vợ 92 13.4% 95 14.8%
Chồng 61 8.9% 126 19.7%
Cả vợ và
chồng
531 77.3% 406 63.3%
Khác 3 .4% 14 2.2%
Tổng 687 100% 641 100%
Kết luận
Sự phát triển kinh tế đi đôi với những biến đổi của xã hội và gia đình là một bằng
chứng cho sự chuyển biến đó. So với xã hội truyền thống, vai trò của người phụ nữ trong
gia đình hiện đại đã có nhiều thay đổi. Người phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong việc tạo thu nhập để xây dựng cuộc sống gia đình. Đối với công việc gia đình,
người phụ nữ vẫn là “nhạc trưởng” chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cuộc sống
và làm các công việc nội trợ. Trong các gia đình trẻ, người vợ ngày càng được chồng chia
sẻ nhiều việc từ công việc nội trợ đến đưa đón con đi học cũng như sửa sang nhà cửa. Họ
cũng có tiếng nói hơn trong hầu hết các quyết định quan trọng trong gia đình. Đây là một
kết quả rất đáng phấn khởi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thi, Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu gia đình và giới, số 2 – 2012.
[2] Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, NXB Giáo dục, 1996.
[3] Mai Quỳnh Nam, Gia đình trong tấm gương xã hội học, NXB Khoa học Xã hội,

2004.
[4] Hoàng Bá Thịnh, Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
[5] Trần Thị Vân Nương, Phân công lao động theo giới trong gia đình: cách nhìn mới cho
một chủ đề cũ, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, Số (3), 2013.
[6] Vũ Mạnh Mợi, Phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình nông thôn đồng
bằng bắc bộ, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, Số (1), 2013.
[7] Ngân hàng Thế giới: Đông Á Thái Bình Dương có tiến bộ bình đẳng giới, nhưng còn
nhiều thách thức.
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang tốt nghiệp cử nhân ngành Xã hội học năm 2004 và cao học
Xã hội học năm 2009 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - TP.HCM. Từ
năm 2006 cho đến nay, ThS. Trang công tác tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trường Đại học Tôn Đức Thắng. ThS. Trang nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực về đô
thị, chính sách xã hội và gia đình. Bà đã chủ nhiệm và là thành viên nhiều đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở, cấp thành phố và cấp bộ. Năm 2008, thành viên đề tài cấp thành
phố “Sự xung đột vai trò của nữ doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh kinh
tế - xã hội hiện nay”. Năm 2009, bà làm chủ nhiệm đề tài “Thực hiện chính sách xã hội
đối với nữ công nhân may mặc tại TP.HCM”. Năm 2011, bà làm thành viên của đề tài:
“Hiệu lực của chính quyền cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước”. Năm
2012, bà làm thành viên đề tài cấp thành phố về “Những vấn đề an sinh xã hội của người
lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức”. Năm 2013, bà làm thành viên đề tài:
“Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn
TP.HCM”.

×