Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của một số chủng staphylococci phân lập từ môi trường bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.82 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Chuyên Đề Dược Khoa
164
KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG
STAPHYLOCOCCI PHÂN LẬP TỪ MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN
Bùi Minh Giao Long*, Lý Trọng Minh**, Trần Cát Đông**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, nhiễm trùng bệnh viện làm gia tăng đáng kể chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân
nằm viện. Các chủng Staphyloccoci, đặc biệt là MRSA (Staphylococcus aureus kháng methicillin) là một trong
những chủng gây gây ra các nhiễm trùng khó điều trị ở bệnh viện bệnh phổ biến nhất. Việc khảo sát mức độ đề
kháng kháng sinh thường được tiến hành từ bệnh phẩm, tuy nhiên, chưa có nhi
ều nghiên cứu trên vi khuẩn phân
lập từ môi trường bệnh viện.
Mục tiêu: Khảo sát sự đề kháng với nhóm β-lactam và các kháng sinh khác đồng thời xác định kiểu gen đề
kháng của các chủng Staphylocci phân lập từ không khí bệnh viện.
Phương pháp: Lấy mẫu và phân lập bằng cách đặt các đĩa MSA (Mannitol Salt Agar) tại các khoa, phòng.
Thử nghiệm kháng sinh đồ và biện giải theo CLSI M100-S18. Chiết tách ADN và thực hiện PCR để xác định
kiểu gen đề kháng mecA.
Kết qu
ả: Phân lập được 130 chủng Staphylococci từ không khí một số khoa, phòng. Kết quả cho thấy tỉ lệ
kháng penicillin và ampicillin là cao nhất (lần lượt là 72,31%, 70%). Tỉ lệ chủng kháng ceftazidime và oxacillin
gần bằng nhau (26,15% và 24,62%). Các kháng sinh còn lại có tỉ lệ đề kháng dưới 20%. Imipenem và
amoxicillin/clavulanic acid không bị đề kháng. Kết quả PCR cho thấy có 28/32 chủng có có mang gen đề kháng
mecA. Thử nghiệm kháng sinh đồ trên 8 kháng sinh nhóm khác cho thấy tỉ lệ đề kháng azithromycin cao nhất
(83,33%), tiếp theo là clindamycin (67,67%) và kanamycin (40%). Tỉ lệ đề kháng với cloramphenicol, bactrim và
ciprofloxacin trong khoảng từ 20-30%. Không có ch
ủng nào đề kháng với tetracyclin và vancomycin.
Kết luận: Sự đề kháng kháng sinh ở các chủng Staphylococci trong không khí tại bệnh viện cho thấy môi
trường bệnh viện luôn cần phải được kiểm soát tốt hơn để hạn chế nhiễm trùng cho bệnh nhân.


Từ khóa: Staphylococci, MRS, MRSA, đề kháng kháng sinh, mecA
ABSTRACT
INVESTIGATING THE ANTIBIOTIC RESISTANCE OF SOME STAPHYLOCOCCI STRAINS
ISOLATED FROM HOSPITAL ENVIRONMENT.
Bui Minh Giao Long, Ly Trong Minh, Tran Cat Dong

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 164 - 169

Background: Currently, nosocomial infections contribute significantly to excess costs and mortality for
hospitalized patients. Many strains of Staphylococci, especially, MRSA (methicillin resistant Staphylocccus
aureus) are one of the most popular pathogens causing difficult-to-treat infections in hospital. The monitoring of
antibiotic resistance is often performed on patients’ isolates; however, there has been not much concern for that
from hospital environment yet.
Objectives: Investigating incidences of antibiotic resistance to β-lactam and others and also identifying
resistant genotype of Staphylococci strains isolated from hospital air.
*Bộ môn Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM
**
Phòng thí nghiệm Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Cát Đông ĐT: 08. 38295641 – 127; Email:

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Nghiên cứu Y học

Chuyên Đề Dược Khoa
165
Methods: Sampling and isolating airborne Staphylococci strains were done by sedimentation method on
MSA (Mannitol Salt Agar) plates in some clinics. Agar disk diffusion was used to identify the resistance to
antibiotics and the results were interpreted based on CLSI M100-S18. DNA of MRS strains were extracted and
amplifying mecA gene by using PCR for the genotyping.
Results: We isolated 130 strains of Staphylococci from hospital air. The results showed that the resistance to

penicillin and ampicillin ranked the first and second highest with 72,31% and 70% respectively. The rates of
ceftazidime and oxacillin resistance were followed at 26,15% and 24,62% respectively. For other β-lactam
antibiotics, resistant incidences were less than 20%. There was no resistance to imipenem and
amoxicillin/clavulanic acid found in all strains. The PCR-based genotyping indicated 28 out of 32 strains
carrying the mecA gene. The subsequent results on 8 other antibiotic groups demonstrated that azithromycin has
the highest resistant rate (88,33%) followed by clindamycin (67,67%) and kanamycin (40%). The resistance to
chloramphenicol, bactrim and ciprofloxacin were ranged in 20-30%.
Resistance to vancomycin and tetracycline
was
not observed.
Conclusion: The antibiotic resistance of Staphylococci strains isolated from hospital air indicated that it is
always necessary to control the hospital environment to reduce infections for patients.
Keywords: Staphylococci, MRS, MRSA, antibiotic resistance, mecA.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường bệnh viện đặc biệt ở các phòng
khám, phòng mổ, khoa hô hấp, khoa hồi sức cấp
cứu tồn tại các vi khuẩn gây bệnh hay cơ hội với
mật độ cao. Các vi khuẩn này có thể lây nhiễm
cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế theo đường
không khí hoặc qua tiếp xúc với các dụng cụ y tế
dùng trong bệnh viện
(2,13)
. Đây chính là tình trạng
nhiễm trùng bệnh viện và hiện nay đang được
quan tâm rất nhiều vì các vi khuẩn gây nhiễm
trùng bệnh viện thường có mức độ đề kháng cao
hơn các vi khuẩn nhiễm trùng từ cộng đồng
(4,13)
.
Các chủng Staphylocci, đặc biệt là MRSA

(Staphylococcus aureus đề kháng methicillin) được
phát hiện đề kháng rất nhiều các loại kháng sinh
khác như macrolid, quinolon, aminosid, và kể cả
vancomycin
(6,13)
. Ngoài ra một số chủng khác
như Staphylococcus epidermidis và Staphlycococcus
saprophyticus gây bệnh cơ hội quan trọng cho
người cũng đang có khuynh hướng đa đề
kháng
(6)
. Điều này thực sự là một thử thách rất
lớn trong điều trị vì làm gia tăng tỉ lệ tử vong
cũng như làm tăng chi phí điều trị cho bệnh
nhân. Việc theo dõi tình hình đề kháng các
chủng vi khuẩn gây bệnh từ bệnh phẩm là một
trong công việc thường quy của bệnh viện. Tuy
nhiên, việc xác định mức độ đề kháng của các vi
khuẩn tồn tại trong môi trường bệ
nh viện ở
nước ta chưa được quan tâm nhiều. Ngoài ra,
bên cạnh việc xác định kiểu hình đề kháng
methicillin, việc xác định kiểu gen đề kháng hiện
được xem là chính xác hơn và được sử dụng
nhiều hơn
(7,9)
.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Hóa chất: đĩa kháng sinh (Nam Khoa), TSA

(Trypton Soy Agar), MHA (Mueller Hinton
Agar), MSA (Mannitol Salt Agar), agarose,
ethidium bromide (Merck), PCR buffer
(BioLabs), dNTP (BioLabs), Taq polymerase
(BioLabs).
Trang thiết bị: máy UV-vis Genequant 1300,
tủ ấm Shellab, máy li tâm Sigma 3 – 18, máy luân
nhiệt Techne TC-3000 G, bộ điện di ngang Bio-
rad Mini-sub cell GT.
Phân lập các chủng Staphylococci
Các chủng Staphylococcus aureus được phân
lập từ không khí ở một số khoa phòng (phòng
hồi sức cấp cứu, phòng khám, phòng mổ, khoa
hô hấp, khoa ngoại tổng hợp, kho nội tổng hợp)
trong thời gian từ tháng 04/2010 đến tháng
05/2010 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và
Bệnh viện Thủ Đức. Sử dụng đĩa thạch MSA
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Chuyên Đề Dược Khoa
166
(Mannitol Salt Agar) là môi trường chọn lọc để
phân lập các chủng Staphylococci. Các đĩa MSA
được đặt ngẫu nhiên ở góc phòng ở các vị trí:
dưới sàn nhà, cách mặt đất 1-1,5 m và mở nắp
trong 1 giờ. Sau đó, ủ các đĩa này trong tủ ấm 37
o
C trong 24-36 giờ. Chọn các khóm màu vàng và
có vòng trong xung quanh khóm (do khả năng

lên men mannitol), nhuộm Gram kiểm tra hình
thái và làm thuần trên môi trường TSA.
Kháng sinh đồ
Thử nghiệm kháng sinh đồ bằng phương
pháp Kirby – Bauer, 2 chủng chứng được sử
dụng gồm S. aureus ATCC 29213 (nhạy
methicillin) và MRSA ATCC 4330. Đo đường
kính vùng ức chế bằng thước kẹp. Bất cứ sự tăng
trưởng nào thấy được bên trong vòng vô khuẩn
đều chứng tỏ rằng vi khuẩn đề kháng kháng
sinh. Kết quả được biện giải theo bảng biện giải
M100-S18 của CLSI
(3)
Chiết tách ADN và phản ứng PCR
Chiết tách ADN theo qui trình chiết tách
chung cho vi khuẩn Gram dương của Cutting
S.M
(5)
và thực hiện PCR khuếch đại đoạn gen
mecA với mồi đặc hiệu cho gồm mồi xuôi (5’-
AGT TGT AGT TGT GGG GTT TGG-3’) và
mồi ngược (5’-CGT ATT TTT TAT TAC CGT
TTCTC-3’) được thiết kế để tạo ra sản phẩm
khuếch đại có kích thước 2000 bp. Phản ứng
PCR thể tích 25 µl có thành phần gồm 0,5 µl
ADN trộn với 2,5 µl đệm PCR 10 X, 0,25 µl
dNTP 25 mM, 0,25 µl mồi xuôi và mồi ngược
với nồng độ 100 µM và 0,2 µl Taq ADN
polymerase 5 U/ µl và nước khử khoáng vừa
đủ. Thực hiệ

n chương trình PCR gồm 95 °C
trong 1 phút, 45°C trong 45 giây, 72°C trong
2,5 phút, lập lại 35 chu kì.
Sản phẩm khuếch đại bằng PCR được chạy
điện di trên gel agarose 1% ở điện thế 100V trong
15 phút, đọc kết quả bằng phương pháp nhuộm
ethidium bromide và xem dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 254 nm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả phân lập và định danh
Staphylococci
Từ 264 đĩa MSA qua 4 đợt lấy mẫu ngẫu
nhiên ở các khoa phòng của hai bệnh viện, chúng
tôi đã thu được 130 chủng Staphylococci.
Kết quả đề kháng sinh nhóm β-lactam
130 chủng Staphylococci được thực hiện
kháng sinh đồ trên 13 loại kháng sinh thuộc
nhóm β-lactam. Kết quả được trình bày trong
Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả đề kháng 13 kháng sinh nhóm β-
lactam của 130 chủng Staphylococci khảo sát
Tổng cộng Kháng sinh
Số chủng Tỉ lệ (%)
Penicillin 94 72,3
Ampicillin 91 70
Ceftazidim 34 26,2
Oxacilin 32 24,6
Ceftriaxon 25 19,2
Cefuroxim 19 14,6
Ticarcillin 15 11,5

Cefotaxim 14 10,8
Cefaclor 11 8,7
Amoxicillin/ acid clavulanic 7 5,4
Piperacillin/Tazobactam 5 3,9
Ampicillin/Sulbactam 0 0
Imipenem 0 0
Qua kết quả trên toàn bộ 130 chủng thu
được, cho thấy tỉ lệ vi khuẩn đề kháng penicillin
cao nhất với 72,3%, tiếp theo là ampicillin 70%
và ceftazidime với 26,2%. Tỉ lệ vi khuẩn kháng
với oxacillin đứng thứ 4 với 24,6%. Không có
chủng nào đề kháng với ampicillin/sulbactam và
imipenem.
Mức độ đề kháng penicillin trong nghiên
cứu của chúng tôi khá thấp (72,3
%
) so với các
nghiên cứu khác của Lê Toàn Lợi (80%)
(8)
,
Nguyễn Phúc Minh Châu (92,2
%
)
(10)
, Phạm Thị
Khánh Chi (100
%
)
(12)
, Phạm Hùng Vân

(100
%
)
(11)
. Về ampicillin cũng tương tự, mức độ
đề kháng chỉ ở 70
%
, trong khi ở nghiên cứu
khác là 85,7
%
và 89,1
%
. Nghiên cứu về mức độ
đề kháng với các β-lactam khác, so với nghiên
cứu của Phạm Hùng Vân, mức độ đề kháng với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Nghiên cứu Y học

Chuyên Đề Dược Khoa
167
ticarcillin, ampicillin/ acid clavulanic và
cefuroxim lần lượt là 28
%
, 30
%
và 38
%
trong
khi nghiên cứu của chúng tôi là 11,5
%

, 5,4
%

14,6
%
. Thống kê của Bộ y tế năm 2006
(1)
cho
thấy tỉ lệ đề kháng với cefotaxim và ceftriazon
lần lượt là 9,8% và 29,7% gần bằng tỉ lệ đề
kháng của chúng tôi là 10,78
%
và 26,2
%
. Tuy
nhiên, tỉ lệ đề kháng cefuroxim theo thống kê
này lại thấp hơn rất nhiều với 0,8
%
. Sự khác
biệt giữa các nghiên cứu có thể là do điều kiện
và đối tượng lấy mẫu khác nhau. Trong nghiên
cứu này, kết quả sự đề kháng kháng sinh ở các
vi khuẩn phân lập từ không khí thấp hơn so với
vi khuẩn phân lập từ mẫu phẩm bệnh nhân từ
các nghiên cứu khác. Điều này cũng có thể
được giải thích do mật độ vi khuẩn đề kháng
trong không khí chưa cao trong khi đó bệnh
nhân sử d
ụng kháng sinh ở bệnh viện với tần
suất rất cao. Ngoài ra, cần phải thực hiện trên số

lượng mẫu nhiều hơn nữa để có thể có kết luận
chính xác hơn.
Kết quả PCR xác định chủng MRS mang
kiểu gen đề kháng mecA
Kết quả PCR trên 32 chủng có kiểu hình đề
kháng methicillin, có 28 chủng có mang kiểu gen
đề kháng mecA. 4 chủng còn lại không mang gen
mecA có thể thuộc loại BORSA (bordeline S.
aureus) tiết ra lượng lớn β –lactamase.
3 kb
2kb
3 kb
2kb

Hình 1. Kết quả PCR khuếch đại gen mecA trên 28 chủng MRS
Kết quả kháng sinh đồ các chủng MRS trên
các kháng sinh nhóm khác
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ định
danh sơ bộ 28 chủng có mang gen mecA bằng
thử nghiệm tìm coagulase với huyết tương thỏ
và nhận thấy có 21 chủng cho coagulase dương
tính hay 75% là Staphylococcus aureus còn lại 7
chủng (25%) coagulase âm tính. Phản ứng
coagulase có thể xác định đến 99% các chủng S.
aureus, tuy nhiên một vài
chủng
S. aureus

không tiết coagulase do khiếm khuyết gen
quy định enzym

này. Do đó, các chủng này
nên được định danh chính xác hơn bằng các
phương pháp khác như sử dụng kit định danh
API hoặc giải trình tự 16S rADN.
Tất cả 28 chủng MRS mang gen mecA trên
được khảo sát sự đề kháng trên 8 kháng sinh
gồm vancomycin, bactrim và các kháng sinh
thuộc các nhóm macrolid, aminoglycosid,
phenicol, cyclin, lincosamid. Kết quả được trình
bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Tỉ lệ chủng MRS đề kháng các kháng sinh
khác
Kháng sinh
Số chủng
kháng
Số chủng đề
kháng trung gian
Tỉ lệ
kháng (%)
Azithromycin (Az) 25 2 83,3
Clindamycin (cL) 20 4 67,7
Kanamycin (Kn) 12 3 40
Chloramphenicol
(Cl)
8 5 26,7
Bactrim (Bt) 7 4 23,3
Ciprofloxacin (Ci) 6 1 20
Tetracyclin (Te) 0 3 0
Vancomycin (Va) 0 0 0


Qua kết quả trên cho thấy, tỉ lệ vi khuẩn đề
kháng azithromycin cao nhất với 83,33%, tiếp
theo là clindamycin (67,67%) và kanamycin
(40%). Các chủng đề kháng cloramphenicol,
bactrim và ciprofloxacin có mức độ đề kháng
trong khoảng từ 20-30%. Tất cả 28 chủng này
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Chuyên Đề Dược Khoa
168
đều nhạy với tetracyclin và vancomycin. Tuy
nhiên, số lượng chủng đề kháng trung gian với
tetracyclin là 3 trong khi không có chủng nào đề
kháng trung gian với vancomycin.
Khảo sát sự đề kháng chéo cho thấy các
chủng MRS cũng kháng đồng thời với nhiều
kháng sinh khác. Kết quả được trình bày trong
bảng 3.
Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ chủng MRS đề kháng chéo
Số kháng sinh Số chủng kháng Tỉ lệ (%)
1 10 33,3
2 6 20
3 5 16,7
4 4 13,3
5 5 16,7
6 0 0
7 0 0
8 0 0
Qua kết trên cho thấy, có khoảng 33% chủng

MRS đề kháng chéo với ít nhất 1 loại kháng sinh
và có khoảng 17% chủng đề kháng với 5 loại
kháng sinh. Không có chủng nào đề kháng chéo
với 6 loại kháng sinh trở lên.
Về tỉ lệ đề kháng chéo, cũng tùy theo loại
kháng sinh mà nghiên cứu của chúng tôi có
mức độ cao hoặc thấp hơn so với một số nghiên
cứu khác. Với kháng sinh nhóm macrolid, một
số nghiên cứu tiến hành trên erythromycin (Er)
và một số tiến hành trên azithromycin (Az).
Tuy nhiên, kết quả đều cho thấy tỉ lệ đề kháng
nhóm macrolid đều rất cao (xem bảng 4). Về
clindamycin (cL), chúng tôi chỉ so sánh được
với thống kê của Bộ Y tế năm 2006 và thấy rằ
ng
tỉ lệ đề kháng clindamycin cao hơn so với kết
quả thống kê (67,7
%
so với 47,8
%
). Ngoài ra các
nghiên cứu đều không tìm thấy vi khuẩn đề
kháng vancomycin trong khi thống kê 2006 của
Bộ Y tế cho thấy có 1,2%
S.aureus
đề kháng với
vancomycin.
Bảng 4. So sánh mức độ đề kháng kháng sinh nhóm
khác giữa các nghiên cứu


Tài liệu
Macrolid

Cl

Bt

cL

Ci

Va
Lê Toàn Lợi
(8)

82,9 (Er)

37,1

31,4
- 57,10
Nguyễn P. M.
Châu
(10)

92,2 (Er)

45,3

31,3

- 39,10
Tài liệu
Macrolid

Cl

Bt

cL

Ci

Va
Phạm T. K. Chi
(12)

47,8 (Er)

26,1

17,4
- 13 0
Phạm Hùng Vân
(11)
88 (Az)

43

25
- 65 0

Bộ Y tế 2006
(1)

61,2%
(Er)

-

27,4
47,8 32,9 1,2
Nghiên cứu này
83,3 (Az)
26,7

23,33
67,7 20 0
Điều đáng lưu ý là trong nghiên cứu này,
imipenem và vancomycin vẫn chưa bị đề
kháng
. Trên thực tế, 2 thuốc này vẫn là thuốc lựa
chọn
hàng đầu cho điều trị nhiễm trùng MRSA,
tuy nhiên giá thuốc cao sẽ tăng
chi phí điều trị
tạo gánh nặng kinh tế lớn cho bệnh nhân. Bên
cạnh đó, khả năng gia tăng đề kháng
vancomcycin trong tương lai sẽ có thể gây trở
ngại lớn trong điều trị nếu việc sử dụng kháng
sinh này không được kiểm soát tốt.
KẾT LUẬN

Kết quả phân lập và khảo sát sự đề kháng
kháng sinh của các chủng Staphylococci trong
không khí hai bệnh viện dù không cao như từ
bệnh phẩm nhưng cho thấy môi trường bệnh
viện vẫn luôn là một trong các nguồn lây nhiễm
quan trọng và cần phải được kiểm soát tốt. Bên
cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ việc sử kháng
sinh hợp lý để hạn chế tình trạng vi khuẩn mang
gen đề kháng có thể lây truyền cho cộng
đồng
qua đường không khí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006). Tổng kết công tác hội đồng thuốc và điều trị và
hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp.
2. Breathnach AS (2009). Nosocomial infections. Medicine 37
(10):557-561.
3. CLSI (2008). Performance Standards for Antimicrobial Disk
Susceptibility Tests; 18
th
Informational Supplement. M100-
S18. 28 (1): 46-53.
4. Cosgrove E.S., Perencevich N.E., Sakoulas G. et al. (2003).
Comparison of Mortality Associated with Methicillin-
Resistant and Methicillin-Susceptible Staphylococcus aureus
Bacteremia: A Meta-analysis. Clinical infectious diseases.
36(1):53.
5. Cutting S. M. and Horn P. B. V. (1990). Genetic Analysis.
Molecular Biological Methods for Bacillus. C. R. Harwood
and S. M. Cutting. Chichester, England, John Wiley & Sons

Ltd: 27-74
6. Domaracki E.B., Venezia A.R., Evans M.A., (2000),
Vancomycin and Oxacillin Synergy for Methicillin-Resistant
Staphylococci. Antimicrobial, Agents and Chemotherapy. 44
(5):1394-1396.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Nghiên cứu Y học

Chuyên Đề Dược Khoa
169
7. Dominguez M.A., Linares J., Martin R. (1997). Molecular
mechanisms of methicillin resistance in Staphylococcus aureus.
Microbiologia; 13: 301-308.
8. Lê Toàn Lợi (2007), Tình hình mang mầm vi khuẩn
Staphylococcus aureus trên bệnh nhân chuẩn bị mổ xoang tại
bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP.HCM, Khóa luận tốt nghiệp
đại học, Đại học Mở, TP.HCM.
9. Murakami K., Minadime W., Wanda K., Nakamura E.,
Teraoka H., and Watanabee S (1991). Identification of
methicillin-resistant strains of staphylococci by polymerase
chain reaction. J. Clin. Microbiol. 29:2240-2244.
10. Nguyễn Phúc Minh Châu, (2007), Nghiên cứu tình trạng
mang Staphylococcus aureus ở mũi trên bệnh nhân ngọai trú
tại bệnh viên Tai - Mũi Họng Tp.HCM, Khóa luận tốt nghiệp
Dược sĩ đại học,
Đại học Y Dược TP.HCM.
11. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2006), Tình hình đề kháng
kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus. Kết quả
nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi khuẩn.
12. Phạm Thị Khánh Chi, (2006), Nghiên cứu người mang mầm vi

khuẩn S. aureus tại mũi trên sinh viên khoa Dược TP. HCM, Khóa
luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học Y Dược TP.HCM.
13. Voss A., Doebbeling N.B. (1995). The worldwide prevalence
of methicillin-resistant Staphylococcus aureus. International
Journal of Antimicrobial Agents 5:101-106

×