Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Slide phân loại thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 27 trang )

BÁO CÁO TIỂU LUẬN TPCN
Đề tài: Phân loại thực phẩm chức năng
SVTH : Lê Thị Mai Anh-20113502
Nguyễn Thị Nguyệt – 20113185
Bùi Thị Phương - 20113206

Khái niệm thực phẩm chức năng
I

Cách phân loại
II

Kết Luận
III
NỘI DUNG
Định nghĩa của châu Âu về TPCN

TPCN là loại thực phẩm phải được chứng minh rõ ràng
là có ảnh hưởng tốt đến một hoặc một số chức năng
mục tiêu của cơ thể, lợi ích vượt trội so với hiệu quả
dinh dưỡng thông thường, cải thiện tình trạng thoải
mái hoặc làm giảm nguy cơ bệnh tật của cơ thể.
Định nghĩa của bộ y tế VN về TPCN

TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các
bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng,
tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng
và giảm nguy cơ bệnh tật
I. Khái niệm về thực phẩm chức năng (TPCN)
Trong thực tế, không thể phân biệt rạch
ròi giữa TPCN & Thuốc. Hiện nay, các


nhà khoa học tạm xếp TPCN nằm ở
vùng trung gian giữa thực phẩm &
thuốc. Do đó, TPCN còn được gọi là
Thực phẩm-Thuốc

Sự phức tạp, không rõ ràng dễ dàng tạo ra sự nhầm lẫn giữa các nhóm sản
phẩm thuốc, TPCN, thực phẩm truyền thống có tính chất chức năng cao,
thực phẩm bổ sung cho người tiêu dùng.

TP truyền thống có tính chất chức năng cao: thực phẩm thông thường
nhưng bản thân chúng chứa một lượng đáng kể các hợp chất dinh dưỡng và
hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe ( gấc, sữa chua,…)

TP bổ sung dinh dưỡng là TP được bổ sung đáng kể các hợp chất dinh
dưỡng, các hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe ( TP bổ sung vitamin
khoáng chất,…)
1. Phân loại theo
phương thức chế
biến
2. Phân loại theo
nguồn gốc
3. Phân loại theo
chức năng tác
dụng
4. Phân loại theo
dạng sản phẩm
5. Phân loại theo
Nhât Bản
II. Phân loại thực phẩm chức năng
1. Nhóm sản phẩm bổ sung vitamin


2. Nhóm sản phẩm bổ sung khoáng chất
3. Nhóm bổ sung hoạt chất sinh học

4. Các loại sản phẩm bào chế từ thảo dược
1. Phân loại theo phương thức chế biến
1. Nhóm sản phẩm bổ sung vitamin
- Loại nước trái cây với những hương vị khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, E, beta-
carotene rất phát triển ở Anh. Hoặc các dạng viên uống tiện dụng như One a day, Centrum
cardio
2. Nhóm sản phẩm bổ sung khoáng chất
- Bổ sung iod vào muối ăn hoặc các loại
bánh kẹo được bổ sung calci, vitamin rất
phát triển ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế
giới.
- Sữa bột được tăng thêm acid folic,
vitamin, khoáng chất rất phổ biến ở các
quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật
Bản, Hà Lan, Đức, Pháp… Việc bổ sung
vitamin và khoáng chất vào các loại nước
tăng lực phát triển mạnh ở Thái Lan, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
3. Nhóm bổ sung hoạt 4. Các loại sản phẩm bào chế từ thảo dược
chất sinh học
bổ sung DHA, EPA vào sữa, thức ăn
cho trẻ em
như viên tảo, linh chi, nhân sâm, đông
trùng hạ thảo, trà Hà thủ ô, trà Hoàn
Ngọc…
2. Phân loại theo nguồn gốc

a, Từ thực vật
Đậu nành
là loại thực phẩm có khả năng phòng
chống bệnh tim mạch, ung thư, bệnh
loãng xương và những biểu hiện của
hội chứng tiền mãn kinh.
Cà chua: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ăn
nhiều cà chua làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư
tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tuyến tiêu hoá, ung
thư cổ tư cung, ung thư bàng quang, ung thư da và
phổi. Cà chua còn làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Người ta cho rằng, khả năng phòng chống bệnh ung
thư và tim mạch ở cà chua là do chất Lycopen, một
dạng của Caroten có khả năng chống oxy hóa mạnh.
Tỏi

Tỏi là thực phẩm chức năng thường được sử dụng
nhất. Người ta cho là tỏi có vai trò rất quan trọng
trong việc nâng cao sức khỏe cho con người.
-
Nó có khả năng phòng bệnh ung thư, nó còn có chất
kháng sinh thực vật tự nhiên, chống tăng huyết áp và
giảm cholesterol trong máu.
-
Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh
tan trong nước và tinh dầu tạo nên mùi vị rất rõ và
đặc trưng, nhờ vậy giúp cho tỏi có được những tác
dụng y học trong việc phòng chống bệnh tật.
-
Tỏi còn các tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các

chứng bệnh tim mạch và huyết áp.
Các loại rau cải: trong nhiều nghiên cứu dịch
tế học cho thấy, những người tiêu thụ nhiều
rau họ cải, đặc biệt là cải bắp, suplơ đặc biệt là
bông xanh, cải brussel làm giảm nguy cơ mắc
bệnh ung thư. Những loại rau này có chứa chất
chống lại chất gây ung thư, đó là hợp chất
glucosinolate, một loại glycosid có chứa lưu
huỳnh. Chất này có khả năng phòng một số
loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú vì nó ức
chế receptor(thụ thể) và estrogen.
Cam, quýt: các loại quả thuộc nhóm
này bao gồm cam, quýt, chanh, quất,
bưởi… Một số nghiên cứu dịch tể học
đã chỉ ra rằng: các loại quả thuộc nhóm
này có khả năng phòng chống nhiều loại
ung thư ở người. Người ta cho rằng vai
trò phòng chống ung thư của nó là do
hàm lượng vitamin C, Axit folic và
lượng chất xơ khá cao trong nó.
Trà(chè): trà là thức uống phổ biến nhất trên
thế giới. Trong trà người ta quan tâm nhiều đến
hợp chất Polyphenolic đặc biệt có nhiều trong
trà xanh. Trong những năm gần đây, người ta
nói nhiều về vai trò chống ung thư, đặc biệt là
vai trò chống ung thư vú của trà xanh.
– Hợp chất Polyphenolic có nhiều dẫn xuất khác
nhau, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ
tế bào tránh đột biến Gen. Một số bằng chứng
khác cho thấy, tiêu thụ trà xanh còn giảm nguy

cơ mắc bệnh tim mạch vì trong nó có nhiều hợp
chất Flavonoid. Hợp chất này làm giảm đáng kể
tỷ lệ mắc tử vong do bệnh tim mạch.
Trà gừng hòa tan: sử dụng hoạt chất của
gừng, chứa 2,5% – 3% tinh dầu, chủ yếu là
các sequiterpenes mà trong đó thành phần
chính là Zingiberen, Arcurcumen, beta-
Bisabolon và alpha-Famesen, có tác dụng
kích thích tiêu hóa.
– Trong trà gừng ngoài gừng ra, còn có
thêm hoạt chất của cây bạch quả (Ginkgo
biloba Linn, thuộc họ Ginkgoaceae) để làm
tăng sự tuần hòa thiểu năng oxy, để phòng
chứng bất lực, sa sút trí tuệ, giảm sự lo âu,
làm dịu và thư giãn cảm xúc.
b. Nguồn gốc động vật

Cá và dầu cá: trong cá đặc biệt là cá biển có nhiều Axit béo chưa no
Omega-3, đặc biệt DHA rất cần cho sự phát triển não bộ đứa trẻ, ngoài ra
nó có tác dụng giảm cholesterol xấu LDL và làm tăng cholesterol tốt HDL.
Vì vậy nó các tác dụng bảo vệ tim mạch tránh cao huyết áp và xơ vữa
động mạch.

b. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Từ lâu người ta
đã coi sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho cơ thể em
bé, bởi vì nó có thành phần dinh dưỡng rất đầy đủ
và cân đối, dễ tiêu hóa. Ngoài ra trong sữa mẹ còn
có một lượng kháng thể đáng kể phù hợp với cơ
thể trẻ, để chống lại sự xâm nhiễm của vi trùng gây
bệnh.


– Theo tài liệu Hà Huy Khôi (2004) thì trong sữa
mẹ còn có yếu tố Bidifus mà bản chất của nó là
Lactose Oligosaccharid, nhóm này có tác dụng
kích thích nhóm vi sinh vật hữu ích trong ruột già
như Bifidobacterium phát triển, kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn gây hại.

– Những vi khuẩn có ích trong đường ruột được
coi là những Probiotic bao gồm: Bifidobacterium,
Lactobacillus, Enterobacteriaceae và một số loại
khác. Ngày nay người ta sử dụng nó để chế biến
sữa chua yoghurt.

Lacto ferrin: một dạng protein có chứa sắt, có trong
sữa động vật, có chức năng đề kháng sự phát triển
của vi sinh vật gây bệnh. Nó được coi như là một
phụ gia vật phẩm thiên nhiên thay thế phụ gia hoá
học khác trong chế biến thịt hộp, xúc xích, lạc
xưởng. Nó không chỉ có tác dụng sinh học cao mà
còn làm giảm lượng vi sinh vật có hại gây bệnh trong
đường ruột và dạ dày. Nó còn được sử dụng phổ biến
trong thức ăn qua đường tiêu hóa.

Sản phẩm sữa điều trị giàu chất xơ: sữa điều trị là
loại sữa được thay thế chất béo bởi chất xơ tan từ rau
quả. Đây là loại sữa có hàm lượng cholesterol rất
thấp. Nó được sử dụng rất phổ biến tại Hoa Kỳ và
Nhật Bản. Chất Oligosaccharide bổ sung vào sữa có
tác dụng kích thích vi khuẩn Bifidobacterium ở ruột

già phát triển, ức chế lên men thối

.
C,Nguồn gốc vi sinh vật

Sữa giàu gamma – globulin: người ta sử
dụng những chủng vi sinh vật đặc biệt
(Bioincubator) để sản xuất tạo nhiều
gamma–Globulin trong sữa với mục đích
điều trị bệnh.

Tảo spirulina, chlorela:
.

Probiotics, prebiotic, synbiotic:người ta sử dụng
chủng vi khuẩn hữu ích đường ruột Bifidobacterium
cấy vào trong sữa chua để hỗ trợ vi sinh vật đường ruột
cạnh tranh, ức chế vi sinh vật gây bệnh và có hại cho
đường tiêu hoá. Từ đó loại sữa chua Probiotic này có
tác dụng phòng chống bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây
ra.
3. Phân loại theo chức năng tác dụng

Cách phân loại này chia TPCN thành 26 dạng khác nhau. Đó là các nhóm sản phẩm hỗ trợ chống
lão hóa; hỗ trợ tiêu hóa; hỗ trợ giảm huyết áp; hỗ trợ giảm đái tháo đường; tăng cường sinh lực; bổ
sung chất xơ; phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não; hỗ trợ thần kinh; bổ dưỡng; tăng cường miễn
dịch; giảm béo; bổ sung calci, ngăn ngừa loãng xương; phòng ngừa thoái hóa khớp; hỗ trợ làm đẹp;
bổ mắt; giảm cholesterol; hỗ trợ điều trị ung thư; phòng chống bệnh Gout; giảm mệt mỏi, stress; hỗ
trợ phòng và giải độc; hỗ trợ an thần, ngăn ngừa mất ngủ; hỗ trợ phòng ngừa bệnh răng miệng; hỗ
trợ phòng ngừa bệnh nội tiết; hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy; hỗ trợ phòng chống

bệnh tai, mũi, họng và hỗ trợ phòng chống bệnh về da.
4. Phân loại theo dạng sản phẩm

Việc phân loại này được chia làm 2 dạng: thực phẩm – thuốc (Food –
Drug) và thức ăn – thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn
chữa bệnh…). Dạng thực phẩm – thuốc có dạng viên (viên nén, viên
nhộng, viên sủi, viên hoàn…), dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng
rượu, dạng cao, dạng kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt.
Dạng thức ăn – thuốc gồm: cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ
dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc…
5. Phân loại theo Nhât Bản

Theo cách phân loại phổ biến tại Nhật Bản thì TPCN được chia là 2 nhóm:
nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe và nhóm thực phẩm đặc biệt, bao
gồm: Thực phẩm cho người ốm; Sữa bột trẻ em; Sữa bột cho phụ nữ có
thai và cho con bú; Thực phẩm cho người gia nhai nuốt khó.
Trong nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe
thì loại 1 là hệ thống Foshu (food for special
health use) – thực phẩm dùng cho mục đích đặc
biệt. Đây là các sản phẩm chứa những chất có
ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hoạt tính
sinh học của cơ thể con người; Sản phẩm có
công bố rằng, nếu được sử dụng hàng ngày có
thể mang lại một lợi ích cụ thể đối với sức khỏe;
Sản phẩm được đánh giá phù hợp với bằng
chứng khoa học về tính an toàn, tính hiệu quả
chất lượng và được phê chuẩn bởi Chính phủ.
Phạm vi sử dụng thích hợp của hệ thống Foshu
là dành cho những người đang có tình trạng ốm
đau phát triển; Những người có nguyên nhân

bệnh tật liên quan đến thói quen ăn uống; Hỗ trợ
cải thiện thói quen ăn uống và giữ gìn sức khỏe.

Loại thứ 2 là sản phẩm có khuyến cáo
chức năng dinh dưỡng (FNFC) – nhóm
sản phẩm nhằm cung cấp các chất dinh
dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết
cho sự tăng trưởng lành mạnh và phát
triển, duy trì sức khỏe. FNFC dành cho
những người có lượng dinh dưỡng ăn
vào không đầy đủ do sự già hóa hoặc chế
độ ăn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Các loại này ghi nhãn các chức năng của
các thành phần dinh dưỡng quy định bởi
Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi. Những
sản phẩm này được tự do sản xuất và
phân phối, không cần sự cho phép của cơ
quan có thẩm quyền.

×