Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sinh học 9 071 (HK II 2010 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.33 KB, 4 trang )


Trang 1/4 - Mã đề kiểm tra 071
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 60 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề kiểm tra có 04 trang
Mã đề 071
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với quần thể sinh vật ?
A. Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
B. Số lượng cá thể không đổi khi điều kiện sống thay đổi.
C. Cùng sống trong một khu vực nhất định, ở thời điểm nhất định.
D. Tập hợp những cá thể cùng loài.
Câu 2: Số lượng các loài trong quần xã thể
hiện chỉ số nào sau đây:
A. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều
C. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung D. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung
Câu 3: Đặc điểm của sinh vật biến nhiệt là:
A. Nhiệt độ của cơ thể hoàn toàn ph
ụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và ổn định.
B. Nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định trong suốt quá trình sống.
C. Nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ của cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và luôn luôn biến đổi
Câu 4: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ?


A. Biện pháp canh tác, bón phân.
B. Bón phân, biện pháp sinh học.
C. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí.
D. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác.
Câu 5: Dưới ảnh hưởng của ánh sáng, thực vật được chia thành:
A. Nhóm cây chịu hạn, nhóm cây ưa ẩm. B. Nhóm cây ưa bóng, nhóm cây ưa sáng.
C. Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây ưa khô. D. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa tối.
Câu 6: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả
A. Mất cân bằng sinh thái và m
ất nhiều loài sinh vật.
B. Mất nơi ở của sinh vật.
C. Mất cân bằng sinh thái.
D. Mất nhiều loài sinh vật.
Câu 7: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
A. Đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ B. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen
C. Không có hiệu quả khi áp dụng trên vật nuôi D. Không có hiệu quả trên cây tự thụ phấn
Câu 8: Vai trò quan trọng nh
ất của ánh sáng đối với động vật là:
A. Nhận biết các vật. B. Sinh sản.
C. Kiếm mồi. D. Định hướng di chuyển trong không gian.
Câu 9: Hươu nai và hổ cùng sống trong rừng. Chúng ta gọi mối quan hệ giữa chúng là:
A. Sinh vật ăn sinh vật khác. B. Cạnh tranh.
C. Hội sinh. D. Cộng sinh.
Câu 10: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần
không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử
B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng
C. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại
D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền
Câu 11: Để tạo được giống ngô lai F

1
có năng suất cao hơn từ 25% đến 30% so với giống ngô tốt nhất đang
được sản xuất, người ta dùng phương pháp nào sau đây ?

Trang 2/4 - Mã đề kiểm tra 071
A. Lai khác loài. B. Lai khác dòng. C. Lai cùng dòng. D. Lai khác thứ.
Câu 12: Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng,
cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Công nghệ cấy chuyển phôi. B. Tạo giống mới.
C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F
1
). D. Nuôi thích nghi.
Câu 13: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
A. Đất, nước, dầu mỏ
B. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng
D. Đất, nước, sinh vật, rừng
Câu 14: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
D. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, …
Câu 15: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do
A. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn.
B. Con người dùng lửa sưởi ấm.
C. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.
Câu 16: Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy để hạn chế
A. Ô nhiễm nguồn nước. B. Ô nhiễm không khí.
C. Ô nhiễm do chất phóng xạ. D. Ô nhiễm do tiếng ồn.

Câu 17: Cho các dữ kiện sau:
I. Thiếu nơi ở, lương thực. IV. Thiếu trường học, bệnh viện.
II. Môi trường ô nhiễm. V. Kinh tế chậm phát triển.
III. Năng suất lao động tăng. VI. Giao thông tắt nghẽn.
Việc gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến hậu quả nào ?
A. I, II, IV, V, VI. B. I, III, IV, V, VI. C. I, II, III, IV, V, VI. D. I, II, III, IV, V.
Câu 18: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn đưa đi xa. Cá ép, rùa biển và cá lớn có
mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hội sinh. B. Nữa kí sinh. C. Cộng sinh. D. Ký sinh.
Câu 19: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?
A. Động vậ
t ăn thực vật B. Vi sinh vật phân giải C. Động vật ăn thịt D. Thực vật
Câu 20: Quần xã sinh vật là tập hợp:
A. Tập hợp các quần thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và gắn bó mật thiết với nhau.
B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài nhau, sống trong các không gian và gắn bó với nhau.
C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong mộ
t sinh cảnh và gắn bó mật
thiết với nhau.
D. Tập hợp các cá thể giống nhau, cùng sống trong một sinh cảnh và gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 21: Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật dẫn đến thoái hóa là do:
A. Các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang đồng hợp.
B. Các gen trội có hại chuyển từ trạng thái đồng hợp sang dị hợp.
C. Các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái đồng hợp sang dị hợp.
D. Các gen trội có hại biểu hiện ra ngay kiểu hình gây hại cho sinh vật.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hóa giống xảy ra?
A. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần B. Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ
C. Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ D. Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ
Câu 23: Tài nguyên nào dưới đây có giá trị vô tận?
A. Cây rừng và thú rừng B. Dầu mỏ, than đá và khí đốt
C. Năng lượng mặt trời D. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật


Trang 3/4 - Mã đề kiểm tra 071
Câu 24: Nước ta đã rút ngắn thời gian tạo ra giống mới và tạo những đặc tính quý mà phương pháp chọn giống
truyền thống chưa làm được là nhờ?
A. Vận dụng các quy luật biến dị.
B. Sử dụng các phương pháp chọn lọc.
C. Sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.
D. Vận dụng các quy luật di truyền - biến dị, sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.
Câu 25: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây:
A. Các chất vô cơ: nước, khí cacbonic, khí oxi , các loài vi rút, vi khuẩn
B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
C. Nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
D. Các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm , các loại nấm, mốc.
Câu 26: Trong chọn giống, phương pháp nào sau đây được dùng để kiểm tra kiểu gen của cá thể ?
A. Chọn lọc cơ bản. B. Chọn lọc hàng loạt. C. Chọn lọc cá thể. D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 27: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là:
A. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
B. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
C. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
D. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
Câu 28: Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để:
A. Hạn chế bụi, điều hoà khí hậu. B. Điều hoà khí hậu.
C. Hạn chế bụi. D. Xử lí chất thải nông nghiệp.
Câu 29: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc
năng lượng vĩnh cửu):
A. Bức xạ mặt trời, rừng, nước B. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
C. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt D. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
Câu 30: Chuỗi thức ăn trên cánh rừng gồm các loài: c J châu chấu J d J rắn. Vậy c, d lần lượt là:
A. Cây cỏ, ếch nhái. B. Rắn, ếch nhái. C. Ếch nhái, chuột. D. Cây cỏ, chuột.
Câu 31: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:

A. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
B. Trồng cây gây rừng
C. Làm nhà ở
D. Tiến hành chăn thả gia súc
Câu 32: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F
1
?
A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F
1
đều ở trạng thái đồng hợp lặn
B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F
1
đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn
C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F
1
đều ở trạng thái đồng hợp trội
D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F
1
đều ở trạng thái dị hợp
Câu 33: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm
hãm là hiện tượng nào sau đây:
A. Khống chế sinh học B. Hội sinh giữa các loài
C. Cạnh tranh giữa các loài D. Hỗ trợ giữa các loài
Câu 34: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ
yếu nào sau đây?
A. Lai phân tích B. Tự thụ phấn
C. Cho cây F
1
lai với cây P D. Lai khác dòng
Câu 35: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật ở cạn. B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
C. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. D. Nhóm sinh vật ở nước.
Câu 36: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ?
A. Do con người thải rác ra sông.
B. Do hoạt động của con người gây ra.
C. Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa, lũ lụt )
D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.

Trang 4/4 - Mã đề kiểm tra 071
Câu 37: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật:
A. Xây dựng các khu rừng quốc gia,bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ
B. Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
C. Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất
D. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 38: Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau
gay gắt, dẫn tới một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm trong hoàn cảnh nào dưới đây?
A. Khi có dịch bệnh.
B. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa.
C. Khi có gió bão.
D. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội.
Câu 39: Đối với mỗi loài, mỗi nhân tố sinh thái có đặc điểm:
A. Có một giới hạn sinh thái khác nhau. B. Đều có những tác động giống nhau.
C. Đều có những tác động đặc trưng. D. Đều có giới hạn sinh thái giống nhau.
Câu 40: Tại điểm cực thuận, sinh vật có những biểu hiện tốt về:
A. Sinh sản và phát triển. B. Sinh trưởng và phát triển.
C. Sinh sản, sinh trưởng và phát triển. D. Sinh sản.


HẾT



×