Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG hợp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.42 KB, 31 trang )

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP I
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
1.1. Lịch sử hình thành công ty
Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, trong bối cảnh
đất nước đã được thống nhất, chúng ta có điều kiện khai thác tiềm năng đất
nước, ứng dụng khoa học công nghệ, và thu hút sự đầu tư nước ngoài, Công
ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
Quyết định thành lập: Ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TCCB
của Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Thương Mại ) Công ty Xuất Nhập Khẩu
Tổng Hợp I được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/1982.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I là một tổ chức kinh doanh xuất nhập
khẩu với tên giao dịch quốc tế là Vietnam national General Export- Import
Corporation, viết tắt là GENERALEXIM.
Trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty :
Trụ sở chính: 46 Ngô Quyền – Hà Nội
Điện thoại: (84-4)8264009
Fax: (84-4)8259894
Email:
Website: www.generalexim.com.vn
Các chi nhánh: 3 chi nhánh
-Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 26B- Đường Lê Quốc Hưng- Quận 4
Điện thoại:088222211-224402
Fax: 84-88222214
-Chi nhánh tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 191 Đường Hoàng Diệu
Điện thoại:051822709
Fax:051-824077
-Chi nhánh tại Hải Phòng
Địa chỉ: 57 Đường Điện Biên Phủ


Điện thoại:0314842007
Fax: 031745927
1.2. Quá trình phát triển của Công ty
a. Giai đoạn I ( 1982-1986 )
Đây là giai đoạn đầu Công ty mới đi vào hoạt động nên gặp nhiều khó khăn:
- Về vốn: bắt đầu chỉ có 1390000 đồng ( thời điểm 1981) với nhiệm vụ là
hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, vì còn mang tính chất bao cấp.
- Về đội ngũ cán bộ: biên chế ban đầu của Công ty gồm 50 cán bộ công
nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, chưa năng động.
- Về cơ sở vật chất: còn nghèo nàn, thô sơ.
- Về cơ chế chính sách: duy trì cơ chế quan liêu bao cấp, đường lối đổi
mới đang ở mức tư duy, chưa có các văn bản pháp lý cần thiết đối với
quản lý kinh tế.
Trước khó khăn trên Công ty nhận thức vấn đề cốt lõi cho sự phát triển đó là:
- Về vốn: Công ty chủ động kiến nghị lên lãnh đạo hai cơ quan liên bộ
(Ngân hàng và Ngoại thương) đưa các văn bản nêu rõ những nguyên
tắc riêng về hoạt động của Công ty trong việc mở các tài khoản, việc sử
dụng vốn bằng ngoại tệ, sử dụng các phương thức kinh doanh. Công ty
đã xây dựng một quỹ hàng hoá cũng như tìm cách vay vốn nước ngoài
bằng hàng hoá theo phương thức nhập hàng trước xuất hàng trả nợ sau.
Nhờ những biện pháp trên, Công ty đã tạo nên cho mình một số vốn
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
- Về đội ngũ cán bộ: Công ty thực hiện trước hết là ổn định tổ chức, tự
bồi dưỡng, tự đào tạo, bên cạnh đó gửi cán bộ đi đào tạo ở trong nước
và ngoài nước. Công ty đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng một quỹ hàng
hoá phong phú và đa dạng. Chỉnh lại những tư tưởng ỷ lại theo lối mòn
kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao
hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu.
Những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời của lãnh đạo Công ty cùng với sự chỉ
đạo sáng suốt của Bộ và các ban ngành liên quan, sự tín nhiệm của các bạn

hàng trong và ngoài nước đã giúp Công ty có những kết quả bước đầu đáng
ghi nhận
Bảng 1: Kim ngạch XNK của Generalexim giai đoạn 1982-1986
Năm Tổng kim ngạch XNK(triệu USD) Thực hiện chỉ tiêu của Bộ
1982 11,800 100%
1983 12,674 103%
1984 19,463 108%
1985 33,560 114%
1986 46,813 116%
( Nguồn: Báo cáo thành tích của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I )
b. Giai đoạn II từ 1987 đến 1992 ( Phát triển và vượt khó khăn để tiếp tục
vươn lên)
Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Công ty về nhiều mặt, được Bộ
kinh tế đối ngoại và Bộ nội vụ tặng 5 bằng khen, 2 lá cờ thi đua đơn vị xuất
sắc vì những thành tựu đã đạt được. Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến
thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kỳ đầu. Giai đoạn này Công ty tiếp tục
xây dựng một số vấn đề được coi là trọng điểm, là nhân tố đem lại thắng lợi
cho Công ty, đó là:
- Công ty chủ động thay đổi các phương thức kinh doanh mới như kinh
doanh hàng phi mậu dịch ( lắp ráp hàng điện tử, xe máy, đầu tư tài
chính, ). Quan hệ hữu cơ giữa công ty với các cơ sở, đặc biệt là với thị
trường nước ngoài như bán vật tư nhập khẩu cho Liên Xô và Đông Âu,
nhập vật tư phục vụ sản xuất trong nước, xuất nhập khẩu uỷ thác hàng
gia công may mặc,
- Công ty chú trọng đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất như mua thêm các
trụ sở để giao dịch như nhà số 53 Quang Trung, số 7 Triệu Việt Vương,
mua kho Tương Mai, Đoan Xá- Hải Phòng. Xây dựng quỹ hàng hoá,
- Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Uy tín của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I càng ngày càng được
nâng cao, bên cạnh rất nhiều bạn hàng trong nước Công ty cũng có nhiều đối

tác làm ăn với Liên Xô, Triều Tiên và các nước Đông Âu.
Bảng 2: Kim ngạch XNK của Generalexim giai đoạn 1987-1992
Năm Tổng kim ngạch XNK (Triệu USD) Thực hiện chỉ tiêu của Bộ
1987 51,349 118%
1988 49,257 115%
1989 44,418 109%
1990 40,655 102%
1991 27,024 101%
1992 31,900 106%
(Nguồn: Báo cáo thành tích của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I )
c. Giai đoạn III từ năm 1993 đến 1997
Năm 1993, Bộ thương mại hợp nhất hai Công ty Promxim và Công ty
Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I , Ban lãnh đạo Công ty đã tìm đủ mọi cách tạo
việc làm ổn định cho tất cả cán bộ công nhân viên lúc này đã lên tới 450
người kể cả lao động hợp đồng. Công ty đã quy hoạch và đào tạo lại cán bộ
với số tiền đào tạo hằng là hơn 100 triệu đồng. Hiện nay, tổng số cán bộ công
nhân viên của toàn Công ty gồm hơn 600 người, trong đó 90% có trình độ đại
học. Đời sống cán bộ công nhân viên cũng được quan tâm theo quan điểm
mới, gắn giữa công việc, hiệu quả thu nhập. Chế độ giao 04 chỉ tiêu kim
ngạch – lương – phí - lợi nhuận – đã có tác dụng khuyến khích cán bộ làm
việc, hạn chế chi tiêu, quan tâm đến hạch toán nghiệp vụ kế toán và hiệu quả
công việc.
Trong hoạt động kinh doanh thời kỳ này, Công ty đã đa dạng hoá hoạt
động kinh doanh, tạo ra ba mảng kinh doanh - sản xuất - dịch vụ, lấy kinh
doanh XNK làm trọng tâm.
- Về xuất khẩu,Công ty áp dụng linh hoạt các hình thức uỷ thác, tự
doanh, ứng vốn, thanh toán nhiều lần, trước và sau giao hàng… kết hợp
kinh doanh thuần tuý và sử dụng vốn để mang lại hiệu quả chung.
- Công ty đã mở rộng sang khâu bán lẻ bằng việc tổ chức 3 cửa hàng và
xây dựng các điểm đại lý phục vụ thị trường nội địa

- Về sản xuất: năm 1993 Công ty tiến hành xây dựng và đưa vào sản xuất
xí nghiệp may mặc xuất khẩu tại Đoan Xá - Hải Phòng.
Trong giai đoạn này Công ty đã phát triển ổn định kinh doanh, mở rộng
thêm một số lĩnh vực mới, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công
nhân viên, phát triển nguồn vốn từ 34 tỷ đồng năm 1992 đến năm 1997 lên tới
49,3 tỷ đồng, đóng góp đầy đủ với ngân sách Nhà nước và đóng góp tích cực
với Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng
vạn lao động.
Bảng 3: Kim ngạch XNK của Generalexim giai đoạn 1993-1997
Năm Tổng kim ngạch XNK (triệu USD) Thực hiện chỉ tiêu của Bộ
1993 46,101 102%
1994 49,222 103,19%
1995 56,611 113,2%
1996 60,000 108%
1997 78,432 135,3%
(Nguồn: Báo cáo thành tích của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I )
d. Giai đoạn IV: từ năm 1998 đến nay
Từ sau giai đoạn khó khăn đến nay Công ty đã có hướng đi mới như mở
rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, các quận huyện, kể cả các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ uỷ thác sang tư nhân.
Triển khai kinh doanh gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi
mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam công tác, học tập và lao động ở nước
ngoài được hưởng chế độ miễn phí.
Năm 1999 Công ty thành lập Xí nghiệp chế biến quế và nông lâm sản xuất
khẩu tại Gia Lâm – Hà Nội, ngoài ra Công ty còn tổ chức dây chuyền lắp ráp
xe máy dạng CKD tại Tương mai, liên kết chế biến gỗ tại Cầu diến – Hà Nội,

Giữ vững ổn định sản xuất, kinh doanh trong điều kiện Nhà nước thực
hiện chính sách mở cửa hội nhập khu vực và Quốc tế, tự do hoá quyền XNK
trực tiếp cho các doanh nghiệp, xoá bỏ quản lý mặt hàng xuất nhập khẩu, thị

trường trong và ngoài nước bị thu hẹp do ảnh hưởng của khủng hoàng tài
chính - tiền tệ Châu Á và khu vực.
Trong bối cảnh hết sức khó khăn đó, nhiều đơn vị cùng ngành bị lâm vào
cảnh mất vốn, thiếu việc làm, hoạt động cầm chừng. Công ty đã vẫn củng cố
và đẩy mạnh mở mang các lĩnh vực mới, nộp nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ,
đảm bảo đời sống, việc làm cho cán bộ công nhân viên với mức thu nhập ổn
định. Phát triển vốn đến cuối năm 2004, vốn chủ sở hữu của Công ty đã lên
tới 51,310 tỷ đồng.
Bảng 4: Kim ngạch XNK của Generalexim giai đoạn 1998 đến 2004
Năm Tổng kim ngạch XNK ( triệu USD) Thực hiện chỉ tiêu của Bộ
1998 64,448 102,2%
1999 55,780 102,2%
2000 53,65 105%
2001 58,502 112%
2002 53,994 109%
2003 54,235 108%
2004 52,764 106%
(Nguồn: Báo cáo thành tích của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I )
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
a. Chức năng và nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh
doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ
thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan.
- Tự tạo nguồn vốn, quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả, nộp đầy đủ
ngân sách cho Nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập
khẩu, giao dịch đối ngoại.
- Nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, mở rộng
thị trường quốc tế, phát triển xuất nhập khẩu.
- Nhập khẩu vật tư thiết bị từ nước ngoài vào thị trường Việt nam phục vụ

cho sản xuấtc của các Công ty trong nước.
b. Quyền hạn
- Đề xuất với Bộ Thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch có
liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Được ký kết các hoạt động trong và ngoài nước.
- Được vay vốn tiền và ngoại tệ.
- Mở rộng buôn bán các sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Nhà nước.
- Dự các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty trong và ngoài
nước.
- Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài
- Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ công nhân viên.
3. Về cơ cấu tổ chức
Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I có cơ cấu tổ chức bộ máy theo
mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban với những chức năng
chuyên ngành riêng biết dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc và có mối quan hệ
chức năng với nhau.
Sơ đồ bộ máy tổ chức

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
- Ban giám đốc: Là cấp cao nhất ra các quyết định của Công ty, chỉ đạo
hướng dẫn hoạt động của tất cả các phòng ban và xí nghiệp sản xuất, chi
nhánh trực thuộc, ký kết, ra quyết định thực hiện các hoạt động thương mại và
đầu tư tài chính.
Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc được giám
đốc uỷ quyền quản lý một lĩnh vực kinh doanh nào đó.
Khối phục vụ Khối phục vụ
Giám đốc
Phó giám đốc
hành chính
Phó giám đốc

kinh doanh
Phó giám đốc
tài chính
Khối phục vụ
Phòng hành chính
Phòng kho vận
Các phòng nghiệp
vụ
Các liên doanh
Hệ thông các cửa
hàng
Hệ thống cơ sở sản
xuất
Phòng tổ chức
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán tài
chính
- Phòng tổ chức cán bộ: Nắm toàn bộ nhân lực của Công ty – tham mưu
cho giám đốc sắp xếp, giúp ban giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo đội
ngũ cán bộ công nhân viên, sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp mục
tiêu kinh doanh đồng thời tổ chức giám sát theo dõi về lao động, tiền
lương.
- Phòng tổng hợp: Tổng hợp tình hình thị trường giá cả trong và ngoài
nước. Theo dõi pháp chế, luật và dưới luật, quy định xuất nhập khẩu,
thuế, hải quan. Thống kê các số liệu theo yêu cầu của ban giám đốc và
phòng ban. Lên kế hoạch trình ban giám đốc.
- Phòng kế toán tài vụ: Hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động
kinh doanh của Công ty theo kế hoạch (tháng, quý, năm). Lập bảng cân
đối kế toán, bản báo cáo tài chính cuối năm, trình giám đốc. Quyết toán
năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ hoạt động,

thu chi tài chính các khoản lớn, nhỏ trong Công ty.
- Phòng hành chính quản trị: Theo dõi, sửa chữa, mua sắm các thiết bị
phục vụ công tác của Công ty. Xây dựng, theo dõi, sửa chữa nhà
xưởng, văn phòng. Thực hiện thêm các nhiệm vụ do ban giám đốc giao
phó. Nhận các loại giấy tờ, công văn giao tới.Theo dõi tình hình hoạt
động thường nhật của Công ty. Giải quyết các vấn đề liên quan đến
hành chính sự nghiệp.
- Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng 1: Nông sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ
+ Phòng 2: Ô tô, xe máy nguyên chiếc, thiết bị máy móc hoá chất
+ Phòng 3: Hàng may mặc
+ Phòng 4: Xe máy IKD
+ Phòng 5: Nông sản, sợi, nguyên liệu gia công
+ Phòng 6: Xuất nhập khẩu tổng hợp, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu,
dịch vụ tạm nhập tái xuất
+ Phòng 7: Vật liệu, xây dựng, sắt thép.
+ Phòng 8: Giao nhận, kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
- Phòng kho vận: Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty.
Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá. Quản lý bảo
dưỡng toàn bộ xe của Công ty.
- Hệ thống các cửa hàng: Giới thiệu sản phẩm bán buôn, bán lẻ các đồ
điện, xe máy, hàng may mặc,…
- Các liên doanh:
+53 Quang Trung: kinh doanh khách sạn ( Công ty liên doanh Đệ Nhất –
liên doanh với đối tác Singapo)
+ 7 Triệu Việt Vương: cho thuê cơ sở hạ tầng
- Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng, bán hàng do
Công ty uỷ thác.
-Các bộ phận sản xuất:
+ Xí nghiệp may Hải Phòng

+ Xưởng lắp ráp xe máy tại Tương Mai
+ Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ Cầu Diến – Hà Nội
+ Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu quế.
Công ty còn liên doanh với một số các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các
chi nhánh và đơn vị sản xuất đóng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP
KHẨU TỔNG HỢP I
1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty
1.1. Vốn kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Về vốn kinh doanh
Với số vốn ban đầu ít ỏi, trong suốt gần 20 năm hoạt động, bằng sự năng
động và nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty, đến năm 2004 số vốn của Công ty đã đạt hơn 96 tỷ đồng.
Là một doanh nghiệp thương mại, với số vốn hiện nay, có thể nói Công
ty có thế mạnh về vốn. Điều này cho phép Công ty có thể mua hàng với khối
lượng lớn phục vụ cho xuất khẩu, chiếm vị thế lớn trên thị trường.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty nhìn chung tương đối hoàn thiện.
Trụ sở chính của Công ty đặt ngay trung tâm thành phố lớn thuận tiện cho
việc đi lại và giao dịch. Công ty trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,văn phòng nhằm tạo điều kiện
cho nhân viên hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao năng suất
lao động, phát huy hết khả năng của mình, cho phép các cán bộ quản lý có thể
kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc, truyền đạt mệnh lênh một cách nhanh chóng
xuống cấp dưới. Hơn nữa, trụ sở nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội, là trung
tâm kinh tế, văn hoá lớn, do vậy việc tuyển dụng nhân tài, nâng cao trình độ
của người lao động thuận lợi hơn.
b. Về không gian
Ngoài trụ sở chính và một số bộ phận khác đóng tại Hà Nội, Công ty
còn có các chi nhánh khác đóng ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí

Minh. Mặc dù Công ty đã có hệ thống trang thiết bị văn phòng đầy đủ, nhưng
với sự bố trí các cơ sở sản xuất, các chi nhánh ở phạm vi rộng như vậy sẽ gây
khó khăn cho công tác quản lý nhân sự như đãi ngộ nhân sự. Ban giám đốc và
các chi nhánh khác là khó khăn cũng như trong việc đôn đốc, giám sát người
lao động.
c. Về sản phẩm
Do sản phẩm mang tính thời vụ nên có lúc nhu cầu về lao động lên rất
cao, nhưng cũng có khi nhu cầu lại rất ít. Đặc điểm này yêu cầu các nhà quản
trị nhân sự phải có chính sách tuyển dụng và đào tạo hợp lý để vừa có thể
đảm bảo có đủ lao động khi cần thiết nhưng cũng không phải đối mặt với tình
trạng dư thừa lao động khi nhu cầu giảm.
d. Về nguyên tắc tổ chức bộ máy quản trị
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng. Do vậy, mọi quan hệ không chỉ thống nhất từ trên xuống mà giữa
các phòng ban vẫn có quan hệ chức năng với nhau, trong đó phòng tổ chức
cán bộ có quyền được quan hệ với tất cả các phòng ban, bộ phận khác trong
Công ty. Các vấn đề phát sinh ở các phòng, giữa các phòng ban với nhau thì
các phòng tự giải quyết, trừ trường hợp không giải quyết được mới thông qua
cấp quản trị cao hơn là ban giám đốc. Như vậy với mô hình này, mỗi khi bộ
phận nào đó thiếu người thì sẽ do trưởng bộ phận đó và trưởng phòng tổ chức
cán bộ phối hợp tổ chức tuyển dụng nhân viên có cả sự tham gia của ban giám
đốc. Cũng tương tự khi có các vấn đề khác về nhân sự phát sinh, thì sẽ do
chính bộ phận đó kết hợp với phòng tổ chức cán bộ và ban giám đốc cùng giải
quyết.
1 2. Các hình thức và các mặt hàng kinh doanh của Công ty
a. Mục đích kinh doanh:
Công ty được thành lập để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trực
tiếp, xuất khẩu nội biên, nhận uỷ thác xuất khẩu của các Công ty tư doanh
nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu, góp phần đáp ứng
nhu cầu cao về số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng mà thị trường nước

ngoài đòi hỏi. Từ đó giúp Nhà nước tăng được nguồn ngoại tệ nhằm góp phần
phát triển đất nước. Ngoài ra việc làm tốt công tác nhập khẩu của Công ty
cũng có tác dụng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước.
b. Phạm vi kinh doanh
+ Trực tiếp xuất khẩu ( nhận uỷ thác xuất khẩu) nông sản, lâm sản, hải sản,
thủ công mỹ nghệ, các hàng gia công chế biến, tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng theo kế hoạch, theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các xí
nghiệp thuộc thành phần kinh tế theo quy định của Nhà nước.
+ Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu, làm dịch vụ khác liên
quan tới xuất khẩu
+ Cung ứng hàng hoá, vật tư nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước để phục vụ
cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp và được thanh toán bằng tiền
hoặc hàng hoá.
+ Thị trường xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các nước có quan hệ thương mại
với Việt nam.
c. Các hình thức và các mặt hàng kinh doanh của Công ty
 . Kinh doanh xuất nhập khẩu:
Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Công ty Xuất
Nhập Khẩu Tổng Hợp I. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty khá đa dạng về
chủng loại
- Xuất khẩu
+ Nông sản: Lạc, cà phê, hạt tiêu, các loại đậu, chè ở dạng thô, các loại rau,
gia vị đã chế biến khô hoặc muối như dưa chuột, hành, ớt, tỏi, gừng.
+ Lâm sản: Các sản phẩm từ gỗ, cao su thô, các loại thảo dược,…
+ Khoáng sản: Thiếc thỏi, sắt thỏi, các loại quặng không chứa sắt,…
+ Hàng thủ công mỹ nghệ: Các sản phẩm làm từ mây, tre, sừng và xương thú,
đồ gốm sứ, sơn mài, khảm trai, hàng thêu ren, đăng ten,…
+ Sản phẩm công nghiệp: rượu, dầu lạc, đồ hộp,…
+ Quần áo may sẵn: Các loại quần, áo măng tô, áo vét,…
- Về nhập khẩu:

+ Nguyên liệu cho sản xuất: phân bón, hoá chất, tơ sợi.
+ Nguyên vật liệu xây dựng: xi măng, thép, kính xây dựng, các thiết bị vệ
sinh.
+ Hàng tiêu dùng, các thiết bị điện, điện tử phục vụ cho sinh hoạt như tivi, tủ
lạnh, máy quay phim, máy giặt,…
+ Ô tô, xe máy nguyên chiếc, xe máy CKD.
 . Sản xuất gia công
Công ty chủ yếu là gia công hàng may mặc và đồ chơi, ngoài ra còn liên
doanh chế biến gỗ với Đài Loan.
 . Kinh doanh bất động sản
- Xây dựng các văn phòng cho người nước ngoài thuê: Trung tâm thương mại
17 tầng ở 53 Quang Trung, Trụ sở 9 tầng ở số 7 Triệu Việt Vương.
- Các cửa hàng và nhà kho cho thuê: 3000m
2
(Hà Nội),12000m
2
( Hà Tây),
6000m
2
( Hài Phòng), 15000m
2
(Đà Nẵng), 3000m
2
( Thành Phố Hồ Chí
Minh).
 . Kinh doanh ngân hàng:
Generalexim là một trong những cổ đông đứng đầu của Eximbank với 20%
cổ phần sáng lập
 . Các hoạt động khác:
Các dịch vụ thương mại, vận chuyển hành khách và hàng hoá, đại lý phân

phối, cung cấp lao động ra nước ngoài.
d. Thị trường của Công ty
Cùng với sự hội nhập của đất nước vào các tổ chức ASEAN, AFTA, thị
trường của Công ty cũng được mở rộng sang Mỹ, các nước Châu Á và các
nước thuộc EU.
e. Phương thức kinh doanh của Công ty
- Về đối nội: Công ty thực hiện ba phương thức kinh doanh chính, đó là:
+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh chính của Công
ty. Trong ba phương thức này, Công ty chủ yếu tiến hành các thủ tục, làm
khâu trung gian thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu cho bên uỷ thác và hưởng
lợi nhuận theo doanh số % do bên uỷ thác trả.
+ Gia công hàng xuất khẩu: Công ty nhận nguyên vật liệu do khách hàng
nước ngoài cung cấp và sau một thời gian sản xuất, chế biến sẽ xuất lại sản
phẩm sang đối tác theo như thoả thuận của hợp đồng.
+ Tự doanh: Đây là hình thức kinh doanh đang có tỷ trọng ngày càng tăng
trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty, chủ yếu là khi khách hàng có
nhu cầu và đặt hàng thì Công ty mới tiến hành tìm nguồn cung ứng chứ không
chủ động tìm kiếm khách hàng và nguồn cung. Do đó thị trường của khách
hàng loại này không ổn định.
+ Ngoài các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công xuất khẩu,
với phương thức thanh toán, giao hàng hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo,
hạn chế tối đa rủi ro, trong đó tỷ trọng hàng tự doanh chiếm khá cao. Đối với
xuất khẩu: 50% uỷ thác, với nhập khẩu là 70% tự doanh và 30% là uỷ thác.
+ Ngoài ra, Công ty còn thử nghiệm loại hình kinh doanh mới là thuê mua
bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Về đối ngoại: Các hình thức kinh doanh truyền thống của Công ty là xuất
nhập khẩu trực tiếp thông qua L/C, Công ty còn mở ra hai hình thức kinh
doanh mới là đổi hành và tạm nhập tái xuất.
2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty
Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I

2.1. Tình hình phân cấp quản lý tài chính của Công ty
a. Nguồn vốn của Công ty
Từ buổi ban đầu mới thành lập đến những năm đầu thập kỷ 90, Công ty đã
trải qua rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế
có sự biến chuyển mạnh về cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những dư âm của cơ chế
quan liêu bao cấp cũ. Tuy nhiên, Công ty đã trụ vững và không ngừng vươn
lên bằng chính khả năng, sự nhạy bén của mình. Đến nay Công ty đã có một
nền tảng tài chính khá ổn định, nguồn vốn kinh doanh và các quỹ không
ngừng được bổ sung. Chúng ta có nhận thấy điều đó thông qua một số chỉ
tiêu:
+ Tổng số vốn kinh doanh: 51.310.608.306 VNĐ
- Ngân sách Nhà nước cấp: 22.106.836 VNĐ
- Công ty tự huy động vốn: 26.204.507.227 VNĐ
+ Các quỹ:
- Quỹ phát triển kinh doanh: 5.071.530.150 VNĐ
- Quỹ dự trữ: 253.531.181 VNĐ
- Quỹ phúc lợi khen thưởng: 1.420.063.234 VNĐ
- Quỹ trợ cấp thất nghiệp: 126.675.591 VNĐ
b. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn Công ty là 597 người. Trong đó
có 78 người làm công tác quản lý, 85 người có trình độ đại học và trên đại
học, những cán bộ gắn với Công ty trong thời gian dài có trình độ trung cấp
hoặc dưới đại học cũng đã và đang được bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ
nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ của Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh nghiệm
nhưng đứng trước yêu cầu về đổi mới nên còn gặp nhiều khó khăn về ngoại
ngữ, tin học và thiếu sự linh hoạt. Ngoài ra, số lượng cán bộ khá đông nhưng
lại thiếu cán bộ quản lý ở các lĩnh vực mới mở ra.
2.2. Tình hình tài chính của Công ty

Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và bên
trong của Công ty ta có thể chia quá trình xây dựng và phát triển của Công ty
làm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1992 ( 11 năm) xác định hướng
phát triển và xây dựng Công ty về mọi mặt trong điều kiện nền kinh tế thị
trường bắt đầu hinh thành và phát triển trên đất nước ta do Nhà nước bắt
đầu áp dụng chính sách đổi mới các hoạt động kinh tế.
Kết quả Công ty đạt được:
- Kim ngạch xuất nhập khẩu:
+ Tổng kim ngạch 11 năm: 370,89 triệu USD ( trong đó năm đầu tiên
1982: 11,44 triệu USD, năm cao nhất 1987: 51,35 triệu USD
+ Kim ngạch bình quân hàng năm: Khoảng 33,68 triệu USD hai chiều
+ Mức tăng trưởng bình quân: 15,06%
- Nộp ngân sách:
+ Tổng nộp ngân sách 11 năm: 26,55 tỷ đồng (trong đó năm 1982 nộp 6,17
triệu đồng, năm cao nhất 1992 nộp 7,78 tỷ đồng)
+ Bình quân mỗi năm nộp: 2,41 tỷ đồng/năm
+ Bình quân theo đầu người nộp: 15,16 triệu đồng/ người/ năm
- Lợi nhuận
+ Tổng lợi nhuận: 15,734 tỷ đông/ năm
+ Lợi nhuận bình quân hàng năm: 1,573 tỷ đồng/ năm
- Các mặt khác: Cả 11 năm Công ty liên tục hoàn thành các chỉ tiêu Bộ
giao về kim ngạch và tài chính
+ Công ty đã xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000m2 nhà xưởng chuẩn bị
đầu tư sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Đoạn Xá – Hải
Phòng
+ Cải tạo kho Tương Mai thành khu kho mới khang trang an toàn, đủ điều
kiện bảo quản các mặt hàng có giá trị cao.
+ Mua khu vực 53 Quang Trung, số 7 Triệu Việt Vương với mục đích
chuẩn bị cơ sở vật chất liên doanh khai thác bất động sản.

+ Đầu tư 5,5 tỷ đồng mua cổ phần tại EXIMBANK mở đầu cho việc hoạt
động tài chính.
+ Xây dựng khu tập thể và khu đất có hạ tầng cơ sở tại Lạc Trung (Hà
Nội) và Đoạn Xá ( Hải Phòng) với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm để giải quyết nhu cầu nhà ở cho hầu hết cán bộ công nhân viên.
b. Giai đoạn II từ năm 1993- 1998 (5 năm)
Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trên nền hợp nhất Công ty xuất
nhập khẩu tổng hợp I cũ và Công ty Promex. Lấy xuất nhập khẩu làm hoạt
động trung tâm đồng thời triển khai một số dự án đầu tư trực tiếp vào sản
xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ: từ đó hình thành 3 lĩnh vực hoạt động khá
rõ nét trong kinh doanh của Công ty.
Kết quả mà Công ty đạt được:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm: 293,73 triệu USD trong đó:
+ Xuất khẩu: 123,9 triệu USD ( năm cao nhất 1997: 32,59 triệu USD)
+ Nhập khẩu: 169,83 triệu USD (năm cao nhất 1997: 45,84 triệu USD)
+ Kim ngạch bình quân: 58,74 triệu USD/ năm
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 14,37%/ năm
- Tổng nộp ngân sách 5 năm: 252,35 tỷ đồng
Bình quân Công ty nộp 50,4 tỷ đồng/ năm
- Tổng lợi nhuận: 29,379 tỷ đồng
Lợi nhuận bình quân: 5,875 tỷ đồng/ năm
c. Giai đoạn III từ 1998 đến nay (6 năm)
- Giữ vững, ổn định sản xuất – kinh doanh trong điều kiện Nhà nước thực
hiện chính sách mở cửa hội nhập khu vực quốc tế, tự do hoá quyền xuất nhập
khẩu trực tiếp cho mọi doanh nghiệp, xoá bỏ quản lý mặt hàng xuất nhập
khẩu. Ngoài ra vào giai đoạn này trong khu vực xảy ra khủng hoảng về tài
chính khiến cho thị trường trong và ngoài nước của Công ty bị thu hẹp.
Tóm lại: Trong 21 năm xây dựng và phát triển Công ty liên tục hoàn thành
vượt mức kế hoạch Bộ giao, 11 năm liên tục được nhận Cờ thi đua Luân lưu
của Chính phủ (1992-2002), được tặng huân chương Lao động hạng Hai

(1992), Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), Huân chương Độc lập
hạng Ba (2000), và nhiều phần thưởng cao quý khác của các tổ chức Đảng,
Công đoàn,…
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua:
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong
nước nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều biến động cả về khách quan lẫn chủ
quan. Liên tiếp các cuộc xung đột vũ trang xảy ra, điển hình là cuộc chiến
giữa Mỹ và Iraq, những vụ khủng bố cùng với thiên tai bất thường xảy ra làm
cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. Song song với nó là sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên kéo theo giá cả nguyên nhiên liệu tăng như xăng dầu dẫn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Trong bối cảnh đó,
Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I cũng không phải là ngoại lệ. Đứng
trước tình hình này, Công ty đã không ngừng cố gắng, nỗ lực khắc phục khó
khăn, cải thiện tình hình. Do vậy, trong những năm vừa qua, Công ty đã đạt
được những kết quả đáng kể.
Bảng 5:Bảng tình hình kinh doanh của Công ty từ năm 2002đến2004
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện


So sánh So sánh
2003/2002 2004/2003
2002 2003 2004 Số tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
Doanh

thu
Trđ 329228.9 339106.3 356062.2 9877.4 3 16955.9
5
Chi phí Trđ 315715.4 325817.7 341459 10102.3 3.2 15640.3
4.8
Lợi
nhuận
Trđ 6994 6333.6 6587.1 -660.4 -9.44 253.5
4
Nộp ngân
sách
Trđ 66592.5 67,925 69963.4 1332.5 2 2038.4
3
Tổng kim
ngạch
USD 53994000 54235000 52764000 241000 4 -1471000
-2.7
Xuất
khẩu
USD 20599687 22362726 22362726.9 1763039 8.6 0.9
0.04
Nhập
khẩu
USD 33394313 31872274 30401273.1 -1522039 -5 -1471001
-4.6
Quỹ
lương
Trđ 6.8253 6975.8 7170.8 123.5 1,802 195
2.8
Tổng lao

động
Người
575 582 593 7 1.12 11
1.89
Lương
bình
quân
N.đồng/lđ
993,087 998,826 1007.701 5,739 0.58 8,875
0.89
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
a. Doanh thu – chi phí - lợi nhuận
- Tổng doanh thu
Tổng doanh thu của Công ty ba năm vừa qua có chiều hướng gia tăng: năm
2002 doanh thu đạt 329.228,9 trđ, nhưng đến năm 2003 doanh thu đạt
339.106,3 trđ, tăng 3% tương ứng với số tiền là 9877,4 trđ. Doanh thu năm
2004 có tỷ lệ tăng cao hơn: tăng 5% so với năm 2003, đạt 356.062,2 trđ. Có
nhiều nguyên nhân làm cho tổng doanh thu tăng lên liên tục như trên, nhưng
nguyên nhân cơ bản là Công ty đã chú trọng đầu tư có chiều sâu vào việc đổi
mới công nghệ, mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất
lượng sản phẩm nhằm đáp ứng một cách kịp thời và tốt nhất cho khách hàng.
Đồng thời, Công ty còn tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên từ đó mà tạo dựng uy tín cho
mình.
- Chi phí
Tổng chi phí của Công ty cũng có chiều hướng tăng trong ba năm qua.
Năm 2002 chi phí là 315.715,4 trđ, đến năm 2003 tổng chi phí là 325.817,7
trđ, tăng 3,2% tương ứng với số tiền là 10.102,3 trđ. Tỷ lệ tăng này cao hơn tỷ
lệ tăng của doanh thu là 0,2%, điều này là không tốt cho Công ty và nguyên
nhân chủ yếu là do thuế giá trị gia tăng của Công ty được hoàn trả chậm.

Năm 2004, tổng chi phí của Công ty lúc này là 341.485 trđ, tăng 4,8% so với
năm 2003 tương ứng với số tiền là 15.640,3 trđ. Nhận thấy tỷ lệ tăng chi phí
thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ cho thấy Công ty đã
có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu đem lại
hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 giảm 9,44% tương ứng với số tiền
giảm đi là 660,4 trđ. Nguyên nhân chính là do tổng chi phí kinh doanh tăng
nhanh hơn so với tổng doanh thu, cùng với nó là chính sách giá của Công ty
còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, đến năm 2004 lợi nhuận của Công ty đạt
6.587,1 trđ, tăng 4% tương ứng với số tiền là 253,5 trđ so với năm 2003 là
một cố gắng vượt bậc của các nhà quản trị. Họ đã thấy được nguyên nhân và
khắc phục nhanh chóng, đẩy tốc độ lợi nhuận từ -9,44% lên 4%.
b. Việc nộp ngân sách
Mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc tìm
kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cần phải có trách nhiệm với Nhà nước,
mà qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Ý thức được việc
này, Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc
giao nộp ngân sách đầy đủ, đúng hạn và gia tăng hàng năm. Năm 2002 Công
ty nộp ngân sách 66.592,5 trđ, đến năm 2003 số tiền nộp tăng 2% đạt
67.952trđ. Không dừng ở đó, năm 2004 số tiền nộp ngân sách tiếp tục tăng
3% so với năm 2003 (hay 2038,4 trđ) đạt 69.963,4 trđ.
c. Hoạt động xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 2002 đạt
53994000USD, trong đó xuất khẩu đạt 20599687USD, còn lại là nhập khẩu:
30.599.687,3 USD. Đến năm 2003 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
54235000USD, tăng 4% hay 241000USD.
Năm2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 52764000USD giảm 2,7%
tương ứng với số tiền giảm là 1471000 USD so với năm 2003. Nguyên nhân
chính là do hoạt động nhập khẩu giảm 4,6% hay 1471000USD trong khi kim

ngạch xuất khẩu thay đổi không đáng kể.
Điều này phù hợp với chủ chương hạn chế nhập khẩu nhằm khuyến khích,
đẩy mạnh sản xuất trong nước, hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, Công ty cần
đẩy mạnh hơn hoạt động này bằng một số biện pháp như mở rộng và tăng
hiệu quả hoạt động của các đầu mối kinh doanh, tăng cường các mối quan hệ
trong và ngoài nước, ký kết thêm nhiều hợp đồng lớn có giá trị kinh tế cao.
d. Lao động và tiền lương
Trong ba năm qua, lương bình quân một nhân viên tăng khá đều nhưng ở
mức độ tương đối thấp. Năm 2002 mức lương bình quân của một nhân viên là
993.087 đồng, năm 2003 mức lương bình quân của một nhân viên đạt
998,826 đồng tăng 0,58% so với năm 2002 là do tổng quỹ lương tăng lên với
tỷ lệ 1,802% ứng với số tiền là 123,5 trđ cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng lao
động: 1,22%.
Năm 2004, kết quả kinh doanh tăng cao dẫn đến quỹ lương tăng theo đạt
7170,8 trđ tăng 2,8% so với năm 2003 (ứng với số tiền là 195 trđ). Tỷ lệ này
cao hơn tỷ lệ tăng của tổng lao động là 1,89% (tương ứng với 11 người) làm
cho mức lương bình quân tăng 0,89% đạt 1.007.701 đồng/ người.
Mặc dù tỷ lệ tăng lương thấp nhưng cũng góp phần cải thiện cuộc sống người
lao động, khuyến khích họ làm việc tốt hơn dẫn đến kết quả kinh doanh của
Công ty tăng, là cơ sở để tăng lương cho người lao động.
4. Nhận xét về hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I có chức năng kinh doanh XNK,
kinh doanh thương mại và kinh doanh khách sạn du lịch, tổ chức gia công
hàng xuất khẩu để phát triển sản xuất, khai thác vật tư nguyên liệu hàng hoá
nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội tạo nguồn hàng xuất khẩu, góp
phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát
triển Công ty Generalexim đã đề ra những biện pháp tích cực khắc phục kó
khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Về hoạt động kinh doanh XNK: Công ty đã đầu tư xuất khẩu 1 số mặt hàng

xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ và các mặt hàng nông lâm sản. Đặc biệt Công ty còn mở ra một hoạt
động mới mẻ đó là tạm nhập tái xuất.
+ Về nhập khẩu: Công ty quan tâm đến những mặt hàng phục vụ sản xuất
công nghiệp và thủ công nghiệp. Công ty mở các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm nhập khẩu giới thiệu, quảng cáo về mình.
+ Về tổ chức quản lý:
Công ty tiến hành xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và
phân công nhiệm vụ cho phù hợp với từng đơn vị. Tăng điểm bán hàng, sắp
xếp lại bộ máy tổ chức, bố trí lại nhân sự phù hợp với yêu cầu đặc điểm của
đơn vị.
Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, học thêm ngoại ngữ, vi
tính nghiệp vụ ngoại thương, đi khảo sát thị trường trong và ngoài nước để
nâng cao năng lực làm việc tăng năng suất lao động.
Để có tồn tại, phát triển trong nền kinh tế hiện nay Công ty cũng cần
đạt đựơc một số yêu cầu về nguồn hàng cung cấp (cả về số lượng lẫn chất
lượng),mở rộng một cách hợp lý và hiệu quả thị trường (bằng cách xây dựng
một chiến lược thị trường), không ngừng nâng cao khả năng tiếp thị, đào tạo
cán bộ công nhân viên một cách hiệu quả nhất,…nhằm đưa Công ty ngày
càng hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao hơn, thực hiện một cách tối
đa kế hoạch đề ra.

×