Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tác động của toàn cầu hóa đối với con người VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.45 KB, 6 trang )

Tác động của toàn cầu hóa đối với con người VN
Con người là chủ thể trong mọi hoạt động văn hóa. Trong xu thế toàn cầu hóa,
công dân của những quốc gia tham gia trong diễn trình này đều chịu sự tác động
của nó ở nhiều phương diện.
Quá trình tiếp xúc, giao lưu đã mở ra cho các cá nhân nhiều cơ hội tiếp xúc những
thành tựu, các hệ giá trị khác nhau qua nhiều phương cách đa dạng. Đặc biệt, giới
trẻ - một lực lượng xã hội năng động, nguồn nhân lực đông đảo của mỗi quốc gia
chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng là là điều kiện tốt cho giới trẻ mở rộng
được tầm nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóa đa dạng hơn trong
thời kỳ hội nhập.
Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác
động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại
vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu
trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng (tiếp
thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo
đức dân tộc.
Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái
vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc,
thác loạn, ưa dùng bạo lực
Toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế sẽ đưa lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và
tinh thần của nhân loại với một giá rẻ hơn, tiện nghi phong phú hơn. Song mặt
khác, chính sự giao thoa về văn hóa, sự tràn ngập của hàng hóa đó đã tạo ra khả
năng về sự tha hóa nhân cách, đạo đức, làm rối loạn các giá trị truyền thống của
dân tộc.
Toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức
của người Việt Nam.
Những sản phẩm văn hóa độc hại từ nước ngoài đưa vào nước ta đã tác động tiêu
cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân.
Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền",


coi “tiền là trên hết", không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và
nhân tính.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tệ sùng bái nước
ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực đụng, cá
nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường
hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò,
đồng chí, đồng nghiệp".
Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ với công việc của
cộng đồng và với những người xung quanh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa
cá nhân và cộng đồng, giữa người và người trở nên "lỏng lẻo".
Một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa "là việc soi chiếu các giá trị
đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân".
Nhưng cũng chính mặt tích cực này khi bị con người đẩy lên quá mức sẽ trở thành
tiêu cực. Ý thức đề cao cá nhân, một khi bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá
nhân lấn át cái cộng đồng.
Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng
lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn.
Trong quá trình tăng cường giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận ành hưởng của các yếu tố
quốc tế mang tính thời đại, năng lực hội nhập và tính tích cực xã hội thanh niên
Việt Nam hiện nay được nâng cao hơn nhiều so với thế hệ trước, tri thức về thế
giới năng lực làm chủ các công nghệ hiện đại và các kỹ năng sống được tăng
cường hiểu biết về các nền văn hóa, bao gồm cả nền văn hóa dân tộc và con người
Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể.
Toàn cầu hóa đã tác động tích cực đến việc thay đổi lối sống của thanh niên Việt
Nam, giúp họ từ bỏ lối sống khép kín, ỷ lại,… mà thay vào đó sống một cách năng
động, sáng tạo, lạc quan, biết tiếp thu những yếu tố tiến bọ của lối sống phương
Tây.
Tuy nhiên bên cạnh đó là một bộ phận thanh niên có lối sống không lành mạnh, có
sự tha hóa về lối sống, chạy theo lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ,…
Nhìn vào thực trạng ở nơi người trẻ ngày nay chúng ta thấy gì? Ta thấy đâu đó hết

trào lưu này tới trào lưu khác xuất hiện. Tựu chung lại, ta có thể thấy nơi họ là sự
đua đòi, cám dỗ, hưởng thụ, khám phá cái mới của vật chất, tiện nghi, cảm xúc và
thống trị người khác.
Cuộc sống của họ là cuộc chạy đua với các trào lưu mà không có đích, không có
trào lưu nào làm thỏa mãn họ lâu dài được, họ cứ loay hoay với cái vòng xoáy của
thời đại, của “cơn lốc thị trường”. Cuối cùng là sự mệt mỏi, nhàm chán, và gánh
nặng của đòi hỏi làm cho họ mất định hướng, không biết đi về đâu.
iới trẻ ngày nay sống không có một chuẩn mực nào cả, cuộc sống của họ là phi
chuẩn hay tha hóa.
Những biến chuyển của văn hoá giới trẻ Việt Nam đương đại
1. Thời trang
Thời trang của giới trẻ hiện nay cũng thuộc trường phái cấp tiến hướng về phong
cách phương Tây với quan niệm ăn mặc càng thoáng càng dễ khẳng định được giá
trị tự thân hay dẫu biết kì dị nhưng vẫn dám chơi, dám chấp nhận bởi như thế mới
là ‘sành điệu’.
Vào thời điểm cuối năm 1997, việc thanh niên mặc những chiếc áo không tay cũng
rất hiếm vì thường bị cho là không đứng đắn. Vậy mà những năm gần đây, không
chỉ áo không tay mà nhan nhản khắp phố ở đâu cũng có thể nhìn thấy những chiếc
áo hai dây. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa được xã hội chấp nhận rộng rãi.
Phụ huynh thì cho là do thanh niên bắt chước ‘thần tượng’ nên mới ăn mặc quá đà
như thế song thật khó nói là ai bắt chuớc ai, thanh niên bắt chước ‘thần tượng’ hay
nghệ sĩ phải chạy theo thời trang để nhằm đáp ứng được thị hiếu của thanh niên.
Theo Đỗ Thị Ngọc Hà:
“Một thế hệ thời trang không thích vâng lời, không có chuẩn mực, ưa phá cách ra
đời. Những chiếc áo khoét sâu như những sản phẩm may dở. Những chiếc quần
bản rộng như dân tứ chiếng, giang hồ Không thể áp đặt thước đo thời trang cho
giới trẻ, nhưng kiểu phục trang kì quặc của họ đã trở thành nỗi ám ảnh ăn mặc đô
thị thời mở cửa” [2003].
Không chỉ quần áo mà kiểu tóc, giày dép, và các loại phụ trang khác như hình xăm,
các loại khoen móc trên cơ thể v.v. cũng ngày càng được chú ý hơn, cũng phá cách

hơn.
Ở một bộ phận thanh niên, thời trang không còn là việc chạy theo mốt mới để có
đuợc những bộ trang phục hợp thời mà thời trang đồng nghĩa với hàng hiệu. Xu
hướng này đang ngày càng lan rộng.
2. Lối sống và quan niệm về cuộc sống
Cuộc điều tra về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực
trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên
hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập
Hiện nay, có không ít bạn trẻ thường hay cảm thấy buồn, buồn một cách vu vơ, tự
nhiên thấy buồn và không hiểu mình buồn vì chuyện gì. Không chỉ các nữ sinh hay
mơ mộng mà nay các chàng trai lắm khi cũng có những cảm xúc tương tự.
Không chỉ những thanh niên thiệt thòi không có điều kiện được học hành, được
phát triển tiềm năng của bản thân mà ngay cả đối với những người có bằng cấp,
thậm chí có địa vị, cảm giác này vẫn len lỏi đâu đó.
Có hai vấn đề nổi cộm trong lối sống của thanh niên Viêt Nam đương đại tại các đô
thị lớn. Những hiện tượng này đã xuất hiện được một thời gian và đang ngày càng
trở nên phổ biến đó là quan hệ tình dục trước hôn nhân và kiểu bắt chước lối sống
phương Tây.
Hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân đang ngày càng trở nên phổ biến và
không chỉ giới hạn ở những đôi lứa đang yêu hoặc chuẩn bị tiến đến hôn nhân mà
đã lan rộng ra ở cả độ tuổi học sinh cấp hai, cấp ba.
3. Nhạc trẻ
Xung quanh dòng nhạc này hiện có rất nhiều vấn đề đã và đang được các nhà phê
bình đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau như nội dung; giai điệu; trang phục,
tác phong của các nhóm nhạc và ca sĩ; quan hệ ca sĩ - người quản lý…
Nội dung theo các nhà phê bình cũng như nhiều tác giả nói chung là chưa lành
mạnh bởi nếu không ủy mị, chia ly, xa cách thì cũng yêu cuồng, sống vội, yêu vô
tư, yêu vô trách nhiệm.
Phong cách biểu diễn và phục trang của ca sĩ thì cho là chưa phù hợp vì nếu không
quá hở hang thì cũng thuộc diện ‘dị hợm’.

4. Các trào lưu khác
• EMO. Trước tiên, chúng ta nói đến trào lưu “emo”. Đây là một trào lưu mói
xuất hiện. Bận trẻ theo trào lưu này thị họ có cách “ăn mặc khác người”,
trang điểm đậm nét, họ chỉ thích hò hét, đập phá tại những buổi party đông
người Party hiphop đang diễn ra rất sôi động, tại những nơi tập trung đông
“xì tin”.
Bạn trẻ muốn trở thành một emo thì chỉ cần ảnh hưởng một chút từ hơi
hướng thời trang emo của phương Tây, áo xé cổ với những dòng chữ cá tính,
quần ôm sát ống màu đen hoặc trắng, make up ấn tượng kiểu kẻ mắt đen,
môi tím bầm. Bện cạnh đó họ phải gây chú ý bằng những hành động bất
ngờ, không kiềm chế, không tính đến hậu quả. Bạn trẻ coi đó là sự thể hiện
của cảm xúc.
• HARAIJUKU. Cũng tương tự như trào lưu emo nhưng thiếu phần quậy phá,
nơi các bạn trẻ xuất hiện trào lưu Haraijuku. Thực chất Harajuku chính là
một khu mua sắm rất nổi tiếng tại Tokyo. Và cũng chính từ đây, phong cách
ăn mặc quái đản và "chói mắt" của dân teen đã ra đời.
Mái tóc màu hồng rực làm bạn loá mắt? Đôi môi tím ngắt khiến bạn thót
tim? Những hình xăm quái dị có thể làm bạn sởn gai ốc? Đó chính là những
hiệu ứng quan trọng để nhận biết một Harajuku đích thực. Và đối với các
teen đi theo trào lưu này thì sự chú ý đặc biệt đến mức khắc nghiệt của
những người xung quanh lại càng khiến họ thích thú.
Hướng giải quyết
 Sống có lý tưởng và có mục đích
Khi bước chân vào dòng đời, người trẻ cũng phải biết định hướng sống cho cuộc
đời của chính mình. Họ sẽ làm gì và nên thế nào ở trong tương lai? Họ cần phải
sống có một lý tưởng, có một hướng đi và một đích đến. Và họ phải biết phấn đấu
vượt mọi trở ngại để đạt đến đích đã vạch ra bằng mọi khả năng và hết nghị lực.
 Sống có hành trang
Bạn trẻ vào đời cần phải trang bị cho mình hành trang phù hợp với tuổi trẻ. Đó
chính là sự hăng say, tin tưởng, sẵn sàng và trẻ trung. Nếu như người trẻ vào đời

bằng sự e dè, sợ sệt, lo ngại thì rồi sẽ dễ thất bại.
 Sống có bản lĩnh và ý chí
Cần có tính độc lập cao, không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác, không cầu
an, không ngại khó, không chùn bước trước những trở ngại. Họ cần có chí lớn,
dám chấp nhận mạo hiểm để tới mục tiêu đã chọn. Đầu óc khoáng đạt, cởi mở với
cái mới, không bảo thủ cố chấp, hẹp hòi.
 Sống phải biết chọn lọc
Trong thời đại có hàng trăm hàng nghìn những lối sống, những văn hóa mới mẻ,
đòi hỏi thanh niên Việt Nam hiện nay phải sống một cách có chọn lọc. nên chọn
những lối sống tốt, lành mạnh, tích cực và bài trừ cũng như ngăn chặn những lối
sống tiêu cực.

×