Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.17 KB, 119 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






ĐẶNG THỊ HÀ






THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN TRÍ HUÂN


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu








HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Lý Hoài Thu, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã quan tâm, động viên
tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả



Đặng Thị Hà













LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung
tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.


Tác giả


Đặng Thị Hà



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 11
1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 11
1.1.1. Khái niệm nhân vật 11
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật 12
1.2 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 13
1.2.1. Nhân vật về người lính 16
1.2.1.1 Người lính tham chiến 17
1.2.1.2 Người lính thời kì hậu chiến 25
1.2.2 Nhân vật người phụ nữ 36
1.2.3 Những nhân vật khác 42
Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Trí Huân 46
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 46
2.1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật 46
2.1.2. Các dạng thức biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Trí Huân 48
2.1.2.1. Không gian thiên nhiên 48

2.1.2.2. Không gian bối cảnh xã hội 52
2.1.2.3. Không gian chiến trận 55
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 59
2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 59
2.2.2. Các dạng thức biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Trí Huân 61
2.2.2.1. Thời gian lịch sử sự kiện 61

2.2.2.2. Thời gian tâm lí 66
Chƣơng 3. Phƣơng thức tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 73
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 73
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 74
3.1.2. Nghệ thuật diễn biến nội tâm 77
3.2. Nghệ thuật kết cấu 86
3.2.1. Kết cấu ttheo thời gian tuyến tính 87
3.2.2. Kết cấu tâm lí 89
3.3. Ngôn ngữ 92
3.3.1. Ngôn ngữ người kể truyện 92
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật 95
3.4. Giọng điệu 98
3.4.1. Giọng hào sảng, trầm hùng 99
3.4.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư 101
PHẦN KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108



1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của
thi pháp học hiện đại. Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên
cứu văn học ở góc độ thi pháp, tránh được những cách tiếp cận không phù
hợp tác phẩm văn học về nội dung và hình thức. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật
không chỉ là chỉnh thể của hình thức cụ thể, trực quan, cảm tính mà là hình
thức mang tính quan niệm về thế giới và con người của nhà văn.

1.2. Nguyễn Trí Huân xuất hiện sau năm 1975 với tiểu thuyết Năm
1975 họ đã sống như thế và nhanh chóng được bạn đọc chú ý. Dẫu sáng tác
không nhiều song với đủ thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, Nguyễn Trí
Huân đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn học thời kỳ hậu chiến.
Điểm qua các sáng tác trong sự nghiệp của nhà văn, tiểu thuyết được xem là
thể loại thành công hơn cả với hai tác phẩm Năm 1975 họ đã sống như thế và
Chim én bay. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân được đánh
dấu bằng hai giải thưởng lớn: giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1985-1989 và
giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 với tác phẩm Chim én bay. Đồng
thời ông cũng đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Không những thế, các tiểu thuyết của ông ít nhiều còn tạo được sự chú
ý, đánh giá cao của dư luận và giới phê bình, đặc biệt là tác phẩm Chim én
bay. Đa số các ý kiến đều cho rằng, qua Chim én bay, Nguyễn Trí Huân đã
đặt ra được cách nhìn nhận mới về cuộc chiến tranh vừa qua, đó là “ những
năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như
được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay như: vấn đề
đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù,
ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [12]. Nhãn quan chân
thực, đầy tính nhân bản ấy không phải đến Chim én bay mới xuất hiện mà
2


thực ra nó đã manh nha từ tác phẩm Năm 1975, họ đã sống như thế. Tác phẩm
mang khuynh hướng sử thi này một mặt “ đã dự báo những cuộc chiến tranh
xảy ra trong tương lai”, mặt khác “ còn dự báo lan rộng của những hiện tượng
tiêu cực ở Miền Bắc” [2].
Xuất phát từ những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết Nguyễn Trí
Huân trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh, chúng tôi đã
lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân với
mong muốn hướng đến tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đóng góp của tác

giả vào giai đoạn văn học sau năm 1975 nói riêng và văn học Việt Nam viết
về đề tài chiến tranh nói chung. Việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Trí Huân không chỉ cung cấp cái nhìn bao quát về nội
dung, tư tưởng của tác phẩm mà còn cho ta thấy sự đổi mới quan niệm nghệ
thuật về hiện thực và con người ở sự tái nhận thức về chiến tranh; ở cách phản
ánh chân thực về chiến tranh và số phận con người; ở cái nhìn đa diện về con
người bên này hay bên kia chiến tuyến. Đồng thời, thông qua tiểu thuyết
Nguyễn Trí Huân độc giả có thêm những kiến giải của riêng mình về sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân Miền Nam trong giai đoạn
khó khăn nhất từ góc độ lịch sử văn hóa và chiêm nghiệm những bài học có ý
nghĩa nhân văn sâu sắc.
1.3. Với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu thêm về cuộc kháng chiến
hào hùng nhưng cũng đầy đau thương mất mát của dân tộc. Bởi lẽ trong tác
phẩm, ngoài phần hư cấu còn có cốt lõi lịch sử của nó. Truyền thống vốn là
cội nguồn, là điểm tựa lịch sử cho mỗi dân tộc. Hiểu truyền thống, hiểu quá
khứ sẽ giúp ta vững tin trong cuộc sống hôm nay. Bên cạnh đó, trong quá
trình thực hiện đề tài, người viết được củng cố bổ sung những kiến thức lịch
sử văn học và lý luận văn học phục vụ cho công tác giảng dạy.
3


Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Trí Huân.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX, ở Nga xuất hiện khái niệm
thế giới nghệ thuật qua các công trình nghiên cứu văn học. Đến nay, nó được
sử dụng rộng rãi như một cách lý giải, tiếp cận tác phẩm trong tính đặc thù,
khu biệt và toàn vẹn. Vì vậy thế giới nghệ thuật trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều công trình khoa học.
Từ xưa người Trung Quốc đã gọi tác phẩm thơ là một cõi ý. Nhà văn

Seđrin lại nói: “tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ
thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy một tác phẩm toàn
vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã nhận xét:
“mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta
buộc phải sống theo các quy luật của nó”. Những nhận xét trên cho thấy mọi
thế giới nghệ thuật là tổng thể có quy luật riêng có tính độc lập nội tại, phân
biệt với các thế giới khác và thế giới nghệ thuật cũng có quy luật riêng và ý
nghĩa riêng của nó.
Ở Việt Nam, khái niệm thế giới nghệ thuật được dùng như một đối
tượng xác định: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là
một chỉnh thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo nguyên tắc đồng
nhất cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật”
(con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn – Nguyễn Đăng Mạnh,
trang 78). Tài liệu trên chứng tỏ các tác giả đã có ý thức khái niệm thế giới nghệ
thuật nhưng chưa xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật một cách hoàn chỉnh.
Trong giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử (chủ biên), tập hai ),
thế giới nghệ thuật đã được nhắc đến như là hệ thống hoàn chỉnh không chỉ là
đặc trưng cho tác phẩm mà là đặc trưng cho cả nhà văn nói chung. Ở đó tác
4


giả đã nêu rõ: “Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế
giới tinh thần của con người. Thế giới nghệ thuật là thế giới kép: thế giới
được miêu tả và thế giới miêu tả…Thế giới nghệ thuật ngôn từ là thế giới
hoàn chỉnh và bao gồm những giới hạn nhất định…có không gian, thời gian,
tâm lý, đạo đức, xã hội và hoàn cảnh vật chất riêng” (trang 81). Đồng thời các
tác giả cũng nêu rõ vai trò của thế giới nghệ thuật: “cho ta hiểu hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám
phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái chi phối sự hình thành phong
cách nghệ thuật”.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử, Lê Bá Hãn, Nguyễn
Khắc Phi) đã trình bày khá đầy đủ khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới
nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật ( một tác
phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế
giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được
tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật…Khái niệm thế giới nghệ
thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ ”
(trang 301). Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự
nhiên hay thực tại xã hội. Đó chính là thừa nhận quyền sáng tạo của người
nghệ sĩ. Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao
chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài mà: “là một thế giới riêng
được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất
hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới
nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ
xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng…chỉ xuất hiện một
cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” (trang 302).
Những khái niệm và định nghĩa trên, góp phần làm cụ thể hóa sự phát
triển của thế giới nghệ thuật.
5


Thời gian gần đây có khá nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ ngữ
văn đề cập đến thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nói
chung. Tiêu biểu là các đề tài: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975 của
Hoàng Mạnh Hùng, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965-1975 nhìn từ góc độ
thể loại của Nguyễn Đức Hạnh, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu
Lai của Nguyễn Đức Hạnh, Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Khải của Nguyễn Thị Thu Hà, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Lê Văn Toàn…
2.2. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu quy mô nào về

nhà văn Nguyễn Trí Huân và tiểu thuyết của ông. Tiểu thuyết Nguyễn Trí
Huân thường được giới nghiên cứu, phê bình bàn luận trong các bài viết đăng
trên các báo, tạp chí và trong những công trình khoa học, bài viết về văn xuôi
thời kỳ hậu chiến, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính.
Các bài viết về Nguyễn Trí Huân và tác phẩm của ông có thể chia thành
hai nhóm:
Nhóm thứ nhất, bao gồm các bài viết, bài phỏng vấn hay trò truyện của
nhà văn xung quanh nghề văn-nghề báo. Báo Công An Nhân Dân số ra ngày
22-7-2008 có đăng bài viết “ Nhà văn Nguyễn Trí Huân – Người luôn tự biết
mình” của tác giả Phạm Khải. Bài báo thể hiện cảm nhận của người viết về
con người Nguyễn Trí Huân trên cương vị là Tổng biên tập tuần báo văn
nghệ, người đã từng 15 năm “ cầm trịch” tờ Văn nghệ quân đội: “Nguyễn Trí
Huân là người có cái nhìn cuộc sống ôn hòa. Trong mỗi con người, bên cạnh
những mặt chưa hoàn thiện, ông luôn nhìn ra và tìm ra những nét đẹp tiềm ẩn
của họ [43]. Về sự nghiệp sáng tác, tác giả bài báo cho rằng, so với nhiều nhà
văn cùng trang lứa, Nguyễn Trí Huân thuộc diện viết ít, số sách của ông có
thể đếm trên đầu ngón tay. Lý giải về điều này, trong một lần trả lời phỏng
vấn của phóng viên, nhà văn đã thành thực bộc lộ: ông có một “thói quen
6


xấu” là cứ phải “ bước ra một thời gian dài đi đâu hẳn, thoát ra mọi sự vụ thì
mới có thể viết được” [43]. Vậy nhưng, sau khi từ chiến trường trở về, học
xong khóa I trường viết văn Nguyễn Du, ông liên tục vướng vào công việc
của nhà quản lý, nên thời gian dành cho văn chương trở nên eo hẹp dần.
Tiếp đó là bài phỏng vấn của tác giả Đức Đan đăng trên báo điện tử Tổ
Quốc với nhan đề “Nguyễn Trí Huân: làm báo phải có bản lĩnh”. Bài báo ghi
lại cuộc trò chuyện của nhà văn – nhà báo Nguyễn Trí Huân xoay quanh đạo
đức, phẩm chất nghề nghiệp của một người làm báo và sự khác biệt giữa
cương vị người cầm bút khi viết văn và khi làm báo. Dẫu không đề cập đến sự

nghiệp văn chương của Nguyễn Trí Huân xong qua cuộc trò chuyện này, nhà
văn cũng thể hiện quan điểm của mình về phẩm chất quan trọng của nhà báo
nói riêng và người viết nói chung đó là bản lĩnh: “Để có một bài báo hay thì
nhà báo, nhà văn phải sống trong sự thật mà mình viết, phải trải. Nếu chỉ nghe
kể thôi để lấy tư liệu viết lại thì không thể hay được” [18].
Nhóm thứ hai, tập hợp những bài viết, phê bình, đánh giá về các sáng
tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân, trong đó tập trung chủ yếu vào tiểu thuyết.
Sau khi đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 1988 – 1989, tiểu thuyết
Chim én bay đã nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận cũng như giới
nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu trong số đó là hai bài viết “ Chim én bay –
một cách nhìn về chiến tranh” của tác giả Phạm Hoa đăng trên báo Văn nghệ
năm 1989 và “ đồng hiện – một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu
thuyết Chim én bay” của Ngô Vĩnh Bình đăng trên báo Văn Nghệ năm 1990.
Tác giả Phạm Hoa cho rằng Nguyễn Trí Huân đã thể hiện nhận thức về hiện
thực tán khốc của chiến tranh “ một lối viết bộc lộ tính người”, “ giọng văn
chứa đầy trăn trở, nghĩ suy, nặng nề tâm trạng”. Trong khi đó, tác giả Ngô
Vĩnh Bình lại đi sâu khai thác một thủ pháp nghệ thuật được coi là đắc địa của
Chim én bay đó là thủ pháp đồng hiện: “ đọc Chim én bay người đọc vừa như
7


thấy lại những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…),
lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay
như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải
tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [12].
Về tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, tác giả Hoài Anh có bài
viết “Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân – một cách nhìn chiến tranh xác thiết”
đăng trên website o. Thông qua việc phân tích các tình
huống, chi tiết của cuốn tiểu thuyết, tác giả Triệu Xuân đánh giá cuốn tiểu
thuyết đã thể hiện cách nhìn chân thực của nhà văn về một thời điểm của cuộc

kháng chiến chống mỹ cứu nước từ đầu tháng 3 đến trước 30 tháng 4 năm
1945: “Không chỉ dự báo các cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai, tiểu
thuyết còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở miền Bắc”.
Bên cạnh đó, bài viết còn tổng kết một số thành tựu nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm như lối kể chuyện chính xác, sinh động; nghệ thuật xây dựng, miêu tả
tâm lý nhân vật chân thực.
Bên cạnh những bài viết riêng lẻ, tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thường
được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu, những bài báo, bài nghiên
cứu đăng trên các tạp trí chuyên ngành xoay quanh tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh thời kỳ hậu chiến. Quy mô nhất là luận ăn thạc sĩ: “Đề tài chiến
tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985” ( Vũ Thị Phương
Nga – do PGS.TS Lý Hoài Thu hướng dẫn, trường ĐH KHXH&NV). Nghiên
cứu đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975, các bài viết thiên về tìm
hiểu một số nét đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn này như: “ Tiểu thuyết về
chiến tranh sau năm 1975” đăng trên tạp chí Văn học số 5/1980, “ Tiểu
thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 và những thành tựu bị bỏ lỡ” (TS
Nguyễn Phượng), “ Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”
(PGS.TS Nguyễn Bích Thu) in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những
8


vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Bàn về hình ảnh người lính nói riêng và con
người nói chung có một số bài viết như: “ Chân dung tinh thần người lính qua
một số tiểu thuyết hậu chiến”, “ Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến” ( Đinh
Thị Huyền) đăng trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện văn học; “ Cái
nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975” ( Nguyễn Tiến Đức) đăng trên website báo Văn nghệ quân
đội. Các bài viết này đề cập đến sự đổi mới quan niệm và cách thể hiện hình
ảnh con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 thông qua
việc xây dựng hình ảnh những người lính. Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân cũng

nằm trong dòng chảy chung của sự vận động, đổi mới của thể loại khi tiếp tục
khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng.
Như vậy, nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân chưa nhiều và
chưa thực sự tập trung. Với đề tài này, người viết hướng đến việc cung cấp
cho độc giả cái nhìn toàn diện về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Trí Huân nói riêng và sự nghiệp sáng tác của ông nói chung, cũng như những
đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiến trình tiểu thuyết sau
1975 thời kì đổi mới. Chính bởi vậy, kế thừa thành tựu của người đi trước
chúng tôi mạnh dạn nghiện cứu đề tài thế giới nghệ thuật dự trên cứ liệu hai
cuốn tiểu thuyết Chim én bay và Năm 1975, họ đã sống nhƣ thế nhằm mục
đích khám phá tác phẩm trong tình vừa đặc thù khu biệt, vừa toàn vẹn trong
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới sau 1986.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng những kiến thức lý luận về khái niệm thế giới nghệ thuật,
tiếp cận khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Chim én bay và Năm
1975, họ đã sống nhƣ thế của Nguyễn Trí Huân, ở một số phương diện nổi
9


bật. Qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của Nguyễn Trí Huân vào tiến
trình đổi mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dựa vào cơ sở lý thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, luận văn
của tôi sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc về nghệ
thuật trong tiểu thuyết Chim én bay và Năm 1975, họ đã sống nhƣ thế của
Nguyễn Trí Huân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết

Nguyễn Trí Huân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Trí
Huân, luận văn tập trung tìm hiểu hai tiểu thuyết Chim én bay (1988) và Năm
1975, họ đã sống như thế (1979).
Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng hướng nghiên cứu, đặt các tiểu
thuyết này trong mối quan hệ với sáng tác thuộc các thể loại khác của Nguyễn
Trí Huân như: Mặt cát (1977), Dòng song của Xô nét (1980), Cao nguyên
không xa xôi (1964), và các tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời, cùng đề tài
như Mở rừng (Lê Lựu), Đất trắng ( Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Trong con gió lốc, Không phải
trò đùa (Khuất Quang Thụy),…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
10


- Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những ý kiến, những nghiên cứu trước đây, luận văn
sẽ hệ thống hóa, khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Nguyễn
Trí Huân trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm ba
chương:
Chương I: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân
Chương II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Nguyễn Trí Huân
Chương III: Phương thức tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân





11


NỘI DUNG
Chƣơng 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN

1.1.Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật.
1.1.1. Khái niệm nhân vật.
Cùng với cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu, ngôn ngữ thì nhân
vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà
văn. Bởi nhân vật mang linh hồn của tác phẩm, là trọng tâm mọi sự miêu tả
nghệ thuật, là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận giải mã
những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong tác
phẩm. Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách con người, là
người dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học
cũng là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn
về con người. Sự tìm tòi những hình thức mới cho các thể loại trước hết là sự
tìm tòi đổi mới ở nhân vật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (chủ biên), nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng ( Tấm, Cám, chị
Dậu, anh Pha) ( ) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể

nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân
vật văn học là khái quát tính cách của con người” [26, tr.235].
Trong cuốn Lý luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, khái niệm về
nhân vật văn học được xác định là: “ Nhân vật văn học là một hiện tượng
nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết
biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm
12


điển hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách và cần lưu ý thêm một điều, thực ra
khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn
nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên,
được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có
thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người” [22,
tr.102].
Bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học của
các nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những
nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật, một hiện tượng thẩm mỹ có tính ước lệ, khác quát ở những mức
độ nhất định, thể hiện một quan niệm nào đó về con người được biểu hiện
bằng phương tiện văn học. Nó có tên hoặc không có tên, là người cụ thể hay
được sử dụng như một ẩn dụ, chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm
Những “dạng thức đặc biệt” của nhân vật phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm
thẩm mỹ, tư tưởng cũng như thấm đẫm truyền thống văn hóa, bối cảnh thời
đại mà nhân vật được sinh ra. Và dù xuất hiện trong tác phẩm dưới dạng thức
nào thì nhân vật văn học vẫn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chỉnh
thể của tác phẩm văn học.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù

rất rộng. Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.
Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ
chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sỹ. Nằm trong
thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả
của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn
học và trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc
13


riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian,
thời gian gắn liền với một quan niệm nghệ thuật nhất định về chúng của tác
giả. Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc
của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan
hệ, môi trường hoạt động, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật trong cách đối nhân
xử thế, trong giao lưu xã hội với gia đình thế giới nhân vật vì thế bao quát
sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học vì thế vừa giống
con người ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng.
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn ( nhóm nhân vật) căn cứ vào tiêu chí nhất định. Trong lịch
sử văn học, mỗi tác giả văn học cũng có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại
văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân.
Văn học luôn là tấm gương soi chiếu và phản ánh hiện thực. Như một
quy luật tất yếu, thời đại nào sẽ có nền văn học riêng của nó. Hoàn cảnh xã
hội thay đổi sẽ cung cấp cho người nghệ sĩ những chất liệu mới, hình thành
những tư tưởng xã hội mới, chiều sâu nhận thức và thể hiện qua các hình
tượng nhân vật mới. Chính vì vậy, đồng thời với hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ vĩ đại cũng là cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa, văn
nghệ và trong tiểu thuyết. Lần đầu tiên trong lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam

xuất hiện mô hình nhân cách con người Việt Nam mới mẻ, vì trước đó chưa
từng có. Hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết sử thi Việt Nam
1945 -1975 đã hình thành xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở
các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nằm trong xu thế chung của tiểu
thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết
trong từng chặng đường phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu trúc
nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới
14


xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này, một sự thống nhất chưa từng
có đã diễn ra, cái riêng hòa nhập với cái chung mà vẫn không đánh mất ý thức
cá nhân của mình, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội
vì mục đích cách mạng và kháng chiến.
Sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác từ khuynh hướng sử thi dần sang đời
tư – thế sự và xu hướng phản ánh chân thực, khách quan hiện thực chiến tranh
đã kéo theo nhiều đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn
học hậu chiến. Trong bài viết “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau
1975 qua hệ thống mô típ chủ đề”, Bích Thu khái quát “ Văn xuôi sau 1975
đã chuyến dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cuộc chiến đã lùi vào
dĩ vãng sau một quãng lùi lịch sử, sau một khoảng cách thời gian, chất sử thi
nhạt dần. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm
nghiệm, lắng đọng, suy tư. Thay vì cách nhìn đơn giản rạch ròi thiện ác, bạn
thù, cao cả, thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận
con người. Đề tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc nhường chỗ
cho đề tài thế sự và đời tư” [81, tr.25]. Trong hàng loạt tiểu thuyết viết sau
năm 1975, các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Chu Lai, Trung Trung
Đỉnh… đi sâu khám phá cuộc sống hàng ngày, những số phận cá nhân, nhìn
thẳng vào những mảnh vỡ của đời sống, những bi kịch nhân sinh và không hề
né tránh cả những mặt tối tăm, góc khuất lấp của cuộc sống thường nhật bằng

cái nhìn trung thực và táo bạo. Chính bởi thế, vấn đề con người cá nhân trở
thành tâm điểm khai thác và nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của thế hệ
nhà văn sau chiến tranh.
Theo thời gian hình ảnh con người công dân, con người cộng đồng dần
được thay thế nhường chỗ cho con người bình thường trong cuộc sống. Đây
đồng thời cũng là thời kỳ đột phá của văn xuôi trong đó tiểu thuyết là một thể
loại giữ vai trò quan trọng trong nền văn học, nó bao quát hiện thực ở cả chiều
15


sâu và bề rộng, do vậy không ít những cây bút tiêu biểu trong văn học đã có
những sáng tạo về giọng điệu và con người “mới” như Thời xa vắng của Lê
Lựu, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng,
Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng … Các nhà văn đã nhận
diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng đa dạng trong sự hòa hợp giữa
con người và thiên nhiên, con người tâm linh. Con người xã hội, con người
lịch sử, con người với gia đình và với chính mình. Con người được soi chiếu
và khám phá ở nhiều tầng bậc, thể hiện tính chất muôn màu muôn vẻ của vũ
trụ của thế giới bao quanh con người và ngay trong nội tâm của con người
như Ba lần và một lần của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Lạc
rừng của Trung Trung Đỉnh.
Phát hiện ra con người phức tạp, con người lưỡng diện, con người
không nhất quán với mình, tiểu thuyết thời kì này đã phá vỡ cái nhìn đơn
phiến, tĩnh tại để tạo ra cái nhìn đa chiều hơn và sâu sắc hơn. Và trong thế
giới này, con người trần thế hiện lên sinh động với tất cả chất tự nhiên của nó:
ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức … Đồng thời khắc
họa chân dung những con người luôn khao khát cái đẹp và hướng tới cái
thiện. Đó là những nét nổi bật mang đậm chất nhân văn khi nhìn nhận con
người Việt Nam sau 1975.
Là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nên nhân vật trong tiểu thuyết

của Nguyễn Trí Huân được xây dựng theo nguyên tắc sử thi. Tuy nhiên tiểu
thuyết viết về chiến tranh sử thi hôm nay của ông đã xuất hiện tượng “giải sử
thi”, bộc lộ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, ở sự
tái hiện nhận thức về chiến tranh và số phận con người. Chưa bao giờ trong
văn xuôi chiến tranh lại có sự song hành, gắn bó với nhau cái anh hùng và cái
bi kịch, niềm tự hào về những phẩm giá anh hùng, cao cả và nỗi xót đau về
những tổn thất, mất mát không thể bù đắp. Cũng vẫn là người lính, người mẹ,
16


người vợ, nghệ sỹ… nhưng bây giờ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau,
được đặt vào nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt
ngã nhất. Dẫu âm hưởng hào hùng và sôi sục của sức mạnh và số phận cộng
đồng chưa hẳn đã tắt nhưng tiểu thuyết hậu chiến đã “có thêm cuộc hành
hương tìm về cội nguồn đặc trưng thể loại: đi tìm những ẩn số của thân phận
con người” [86, tr.539]. Để cụ thể hóa vấn đề này, bài viết sẽ khảo sát hai
cuốn tiểu thuyết của ông là: Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay.
1.2.1. Nhân vật về ngƣời lính.
Văn học nước ta trước 1975 với nguyên tắc điển hình của chủ nghĩa
hiện thực đã xây dựng thành công những tấm gương của một thời, đủ sức đại
diện cho một phẩm chất, một vẻ đẹp của con người Việt Nam. Cũng vì lẽ đó,
mà nhân vật trở thành những hình tượng đông cứng, thiếu đi tính biến ảo,
phức tạp như bản thân nó vốn có. Đến thời kì đổi mới, hiện thực chiến tranh
được thể hiện trong văn học không hề đơn giản, xuôi chiều như trước mà đa
dạng, phong phú, nhiều chiều và được soi chiếu từ kinh nghiệm của nhiều cá
nhân khác nhau, với những quan niệm nhân bản khá sâu sắc. Đây là cơ sở để
nhà văn sáng tạo nhân vật theo cách thức mới.
Con người trong kháng chiến là con người của tập thể, của cộng đồng,
con người thống nhất hoàn toàn với lịch sử - lạc quan, tích cực trưởng thành
và hoàn thiện, không bi kịch… Con người trong cuộc sống hòa bình khi đã có

những mầm đâm chồi nảy lộc cho sự thức tỉnh cá nhân khiến con người
không thể nhìn nguyên phiến một chiều mà luôn đặt trong thế đa chiều, trong
mối quan hệ cá nhân tác động trở lại cộng đồng. Đã đến lúc các nhân vật văn
học thời kỳ này phải tự phán xét, suy ngẫm về những hành vi của mình, điều
này đồng thời đánh dấu những phức tạp của đời sống cá nhân nội tâm con
người, những cảm xúc, suy tư, những dằn vặt trăn trở, những mối quan hệ
17


nhiều chiều, luôn luôn được đặt trong thế tương quan quy chiếu từ điểm nhìn
cá nhân.
Đối với những con người đã trải qua chiến tranh, những người lính, đặc
biệt là những nhà văn mặc áo lính, chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh, là niềm suy
tư, khắc khoải khôn nguôi ngay cả khi đã trở về với quỹ đạo đời thường.
Nguyễn Trí Huân là nhà văn xuất thân từ người lính, ông từng trực tiếp tham
gia chiến đấu, vì thế những kí ức về chiến tranh, về người lính luôn đọng lại
trong tâm trí, thôi thúc ông cầm bút và viết về những kí ức của một thời đã
qua. Dưới ngòi bút của ông, hình tượng người lính hiện lên một cách đầy đủ,
chân thực, cụ thể và sinh động. Họ sống với nhau bằng tình nghĩa và những
chia sẻ rất thực trong cuộc sống đời thường. Họ “là những người chung cảnh
ngộ, cùng đi qua cuộc chiến tranh của dân tộc, cùng cảm thông và thương
nhau”. Chiến tranh đã biến những con người nhỏ bé, bình thường thành anh
hùng, khiến cho những phẩm chất đẹp đẽ sáng ngời, nhưng chiến tranh cũng
tạo nên những số phận bi kịch. Có người phải trả giá đắt để có được những
chiêm nghiệm sáng suốt về hiện thực chiến tranh và cả hiện thực cuộc đời khi
họ trở về từ máu lửa. Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân
được soi ngắm từ chiều sâu tư tưởng nên đã không còn là những điển hình
đông cứng, mà trở thành những tính cách cá biệt và độc đáo.
1.2.1.1. Ngƣời lính tham chiến.
Đối với người lính, chiến trường là nơi thử thách rất ngặt nghèo, đó

cũng là nơi mà phẩm chất của họ hiện lên sáng ngời nhất. Trong chiến đấu, sự
dũng cảm của người lính được bộc lộ một cách chân thực và sinh động nhất.
Có thể nói, “trong dàn hợp xướng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt
Nam, về cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, nhân vật người lính, như một
giọng sô lô nổi bật lên ở vẻ đẹp tinh thần và thể chất” [44, tr.96]. Nguyễn Trí
Huân đã phác họa rõ nét bức chân dung chân thực về người lính với đầy đủ
18


phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là hình ảnh của chính ủy
Mai Phương, chính ủy Thức, tiểu đoàn trưởng Phác, Nhã, Mạc… (Năm 1975,
họ đã sống như thế); là Dũng, Thêm, Cường…(Chim én bay). Trong số những
người lính đó, tác giả không có dụng ý xây dựng một nhân vật điển hình cho
thời đại, cho thế hệ mà đặt họ trong một tập thể lớn để thấy được phẩm chất
anh hùng, cao thượng và giàu chất lí tưởng ở những con người này.
Năm 1975, họ đã sống như thế là tác phẩm nói về những ngày cuối của
cuộc chiến tranh chống Mĩ vĩ đại. Tiểu thuyết ra đời ngay sau khi chiến tranh
kết thúc không lâu, âm hưởng tiểu thuyết vẫn nóng hổi không khí khẩn
trương, gấp gáp của chiến trận. Trong tác phẩm là những người lính thực thụ,
đúng nghĩa, người lính đi ra từ hậu phương, ra trận và đánh giặc. Trong các
trận đấu đó nổi bật lên hình ảnh của những con người như Mạc “nói chuyện
dở nhưng đánh nhau húc phải biết”, như Thức “sống lăn lộn, gắn bó máu thịt
với từng trận đánh của trung đoàn”, như Nhã với tinh thần chỉ huy tác chiến
táo bạo… Mỗi con người một quê hương, một tính cách khác nhau nhưng
luôn sát cánh cùng nhau và chia sẻ mọi khó khăn trong lúc bom rơi, đạn nổ
nơi chiến trường. Hình ảnh người lính trong tiểu thuyết này gần gũi với người
chiến sĩ trên các mặt trận khác nhau của Tổ quốc trong Dấu chân người lính,
Mẫn và tôi, Chiến sĩ, Vùng trời … ở giai đoạn trước. Họ gặp nhau ở tinh thần
dù trong bất kể tình huống nào cũng phải nằm lại, dù có chết cũng phải bám
chặt lấy trận địa như Mạc đã từng nghĩ. Trong tác phẩm tác giả dùng ngôi kể

thứ ba để kể về chiến tranh một cách hồn nhiên, trong sáng và chân thực của
cuộc đời người lính. Chiến trường là nơi chúng nó “bắn pháo suốt đêm.”
“Những lần chúng nó ném bom, chỉ biết ngồi trong hầm vòng tay ôm chặt lấy
nhau.”, “Giặc dùng thủ đoạn bắn pháo chụp và pháo khoan xen kẽ. Cứ một
khoan – ba chụp. Những quả pháo khoan xoáy sâu vào lòng đất, nổ đánh bụp
một tiếng như muốn hất mọi người lên khỏi hầm. Vách hầm chuyển động,
19


giãn nở như một quả bóng. Hơi ép từ bốn phía ập vào đầu vào ngực. Máu vọt
từ lỗ mũi, từ miệng.”[36, tr.30]. Cuộc chiến ấy còn đang quá dữ dội và ác liệt,
nhà văn đã không khắc họa một cá nhân cụ thể nào, ông muốn khắc họa cả
một tập thể những người lính trận trong một môi trường mà cuộc sống sinh
hoạt và chiến đấu trở thành một lẽ bình dị như cơm ăn, nước uống hàng ngày.
Và chính điều đó đã là nên một biểu tượng của tinh thần, ý chí anh hùng
mạnh mẽ nhất.
Trong chiến tranh, có khi chỉ sai lầm nhỏ của một người cũng ảnh
hưởng đến sự tồn vong của một tập thể thậm chí là cả cộng đồng, nên con
người phải đặt đời công lên trên đời tư, lợi ích cá nhân bắt buộc phải phục
tùng cho lợi ích tập thể, lợi ích của dân tộc. Nhưng vì biết mình chiến đấu cho
lý tưởng vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân trong đó có
cả gia đình mình, nên người chiến sĩ có niềm tự hào chính đáng. Các nhân vật
Mạc, Phác, Duật, Thức, Thư, Khâm mỗi người đều có hoàn cảnh riêng của
mình: Mạc có người vợ tên Nhuần lăng nhăng với một tay cửa hàng trưởng ở
ngoài Bắc, đẻ một đứa con trai. Phác có em trai, Duật có anh ruột đi lính
ngụy. Sư trưởng Khâm cũng có con trai bị bắt lính. Thư cả nhà bị bom Mỹ
giết chết, còn một đứa em trai công tác ở Tỉnh đội, cuối cùng cũng hy sinh.
Chính ủy Trung đoàn Thức đã lớn tuổi vẫn chưa có điều kiện lập gia đình,
hiện đang yêu Thư tha thiết nhưng vẫn chưa được sự nhận lời của Thư.
Nhưng tất cả những người đó đều biết đặt nghĩa lớn lên trên tình riêng. Chính

trị viên tiểu đoàn Mạc có lỗi đã để mất điểm cao 174, sau đó hối hận dày vò,
tìm cách bù đắp lại lỗi lầm bằng việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu
với bất cứ giá nào, cuối cùng đã hy sinh anh dũng. Tiểu đoàn trưởng pháo
binh Phác đề xuất biện pháp đưa pháo lên điểm cao bắn thẳng vào cứ điểm
địch dù biết rằng mình có thể bắn vào em mình. Duật vẫn vững vàng chiến
đấu, sau đó anh của Duật bị du kích bắn chết, trong số những người nổ súng
20


có cả em gái Duật. Chính trị viên đội phẫu Thư đưa đội phẫu của mình lên sát
gần trận địa. Thức rất yêu Thư nhưng không ngăn cản quyết định đó của Thư.
Những nhân vật Mạc, Thức đều làm tròn nhiệm vụ của người chính trị viên
trong quân đội, không những luôn giáo dục động viên chiến sĩ giữ vững tinh
thần chiến đấu, giải quyết tư tưởng cho anh em mà còn góp phần vào hoạch
định kế hoạch tác chiến và đích thân chỉ huy tác chiến và khắc phục hậu quả.
Có thể nói người chính trị viên là linh hồn của quân đội. Một trong những
điểm ưu việt của quân đội nhân dân là có vai trò của người chính trị viên.
Trong nhật ký của một sĩ quan ngụy chết trước tổng tiến công mùa xuân 1975
được coi là phụ trương đặt ở đầu tiểu thuyết, tên này cũng phải thừa nhận:
“Chiến tranh bây giờ là sự đọ sức giữa sức mạnh quân sự vừa bao hàm vấn đề
chính trị.”
Sự phối hợp chặt chẽ giữa quân sự và chính trị được thể hiện trong tiểu
thuyết qua hai nhân vật Mạc và Nhã. Nhã là tiểu đoàn trưởng có nhiệm vụ chỉ
huy tác chiến, nhưng lại đi sát với đơn vị, làm cả công việc của chiến sĩ bình
thường, kể cả việc bò vào hàng rào, cõng thương binh về. Nhã lại luôn xông
xáo đi đầu trong chiến đấu. “Trận đánh nào trở về, Nhã cũng mang theo một
vết thương không nặng thì nhẹ”. Khi bị thương phải đi bệnh xá điều trị, “Mạc
vẫn không thật an tâm, anh biết tính của Nhã, Nhã chỉ huy tác chiến táo bạo
và đang được sư đoàn chú ý nhưng nếu không có Mạc, Nhã dễ đơn giản và
chủ quan”. Bởi Nhã với Mạc như hình với bóng, nên khi Nhã hy sinh, Mạc vô

cùng đau đớn: “Vắng ông tôi sẽ khó sẽ khổ, nhưng ông cứ yên tâm mà đi. Tôi
và những đảng viên còn lại sẽ thực hiện bằng được nghị quyết của đảng ủy,
xây dựng tiểu đoàn ta thành một tập thể anh hùng ”. Nếu Nhã sống và chết
đều rất thanh thản, thì cái chết của Mạc lại rất tức tưởi. Thuyền chết máy, lại
bị đại bác của địch bắn, Mạc phải nhảy xuống nước, đạn nổ ngay bên cạnh,
nước ộc vào miệng, vào mũi, vào tai Mạc. Mạc chết chìm, xác có thể giạt vào

×