Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG tác bảo vệ môi TRƯỜNG của các cơ sở sản XUẤT nằm NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP tại THỊ xã THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.05 KB, 6 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

 -  355

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NẰM NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ THUẬN AN
Nguyễn Văn Sơn
(1)
, Nguyễn Thị Phương
(2)
, Phan Thái Sơn
(3)
(1)
Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường
(2)
Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam
(3)
Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thuận An

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiện trạng công tác thực thi bảo vệ môi trường
của các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN tại thị xã Thuận An trên cơ sở kết quả điều tra khảo
sát 89 cơ sở sản xuất. Từ đó phân loại mức độ ô nhiễm môi trường (ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, chưa ô nhiễm môi trường) theo Thông tư số 04/2012/TT-
BTNMT và xây dựng chương trình hành động khắc phục giảm thiểu ô nhiễm.

1. Mở đầu
Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp của thị xã Thuận An đã có bước
phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra nhiều lợi ích KT-XH to lớn như: giải
quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, gia tăng GDP, góp phần vào sự


nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thị xã nói riêng và tỉnh nói chung.
Cùng với sự phát triển công nghiệp, hàng loạt các vấn đề môi trường nảy sinh
như: ô nhiễm do khí thải, nước thải, CTR và CTNH; sự cố môi trường và an toàn lao
động. Thị xã Thuận An có khoảng
1.450 cơ sở sản xuất nằm ngoài khu
công nghiệp, rải rác xen kẽ với khu dân
cư. Các cơ sở sản xuất này đa phần có
quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn đầu tư
chưa cao nên tỷ lệ đầu tư hệ thống xử
lý chất thải thấp, hiệu quả xử lý chưa
cao. Công tác quản lý môi trường đối
với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN
khó khăn hơn nhiều so với bên trong
KCN. Hiện trạng công tác bảo vệ môi
trường tại các cơ sở sản xuất nằm
ngoài KCN như thế nào là một câu hỏi
lớn đặt ra cần phải được giải quyết.
Nghiên cứu này trình bày kết
quả điều tra khảo sát 89 cơ sở sản xuất
nằm ngoài KCN tại Thuận An.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp truyền thống được sử dụng: kế thừa, tổng hợp tài liệu, điều
tra, khảo sát, bảng câu hỏi, phỏng vấn, đo đạc, phân tích, so sánh và xử lý số liệu.
Để xác định mức độ ô nhiễm môi trường, phương pháp phân loại theo hướng
dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT được áp dụng (thông tư của Bộ Tài nguyên
Hình 1. Sơ đồ vị trí các cơ sở sản
xuất điều tra khảo sát tại Thuận An

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


356 - 

và Môi trường ban hành ngày 08/05/2012 qui định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
3. Kết quả và thảo luận

a. Loại hình hoạt động và công nghiệp
Loại hình hoạt động tư nhân chiếm đa phần 82,0%; nước ngoài 15,7%; liên
doanh 1,1%; hộ kinh doanh cá thể 1,1%.
Phân loại ngành nghề công nghiệp theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT. Các
loại hình công nghiệp chiếm đa phần: mỹ nghệ và chế biến gỗ 22,5%; may mặc
16,9%; gia công cơ khí, kim loại 16,9%. Các loại hình công nghiệp khác: hóa chất
3,4%; giấy, bao bì 13,5%; nhựa, poly 4,5%; chế biến thực phẩm 13,5%; khác 9,0%.
b. Diện tích và cây xanh
Đa phần các cơ sở có diện tích <2.000 m
2
(52,8%). Số lượng các cơ sở có diện
tích >10.000 m
2
ít (7,9%). Diện tích trung bình của các cơ sở 3.470 m
2
.
Đa phần các cơ sở không đảm bảo tỉ lệ diện tích cây xanh ≥10% tổng diện tích
(92,1%). Tỉ lệ diện tích cây xanh trung bình của các cơ sở 3,0%.
c. Số lao động và chế độ làm việc
Đa phần các cơ sở có số lao động <50 người (73,0%). Số cơ sở có lượng lao
động >200 người ít (9,0%). Quy mô lao động trung bình các cơ sở 59 người. Chế độ
làm việc 1 ca/ngày chiếm đa phần 92,1%.
d. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (ĐKĐTCMT) / bản cam kết bảo vệ môi
trường (CKBVMT) / đề án bảo vệ môi trường (BVMT)

Tỉ lệ các cơ sở thực thi bản ĐKĐTCMT / bản CKBVMT / đề án BVMT chiếm
36,0%. Số còn lại chưa thực thi có: 12,4% hoạt động sau Luật Bảo vệ Môi trường năm
1993 nhưng trước Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và 51,6% hoạt động sau Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2005.
e. Cấp thoát nước và xử lý nước thải
Đa phần các cơ sở có nhu cầu dùng nước <5 m
3
/ngày (68,5%). Các cơ sở có
nhu cầu dùng nước >20 m
3
/ngày ít (4,5%). Nhu cầu dùng nước trung bình của các cơ
sở 7,4 m
3
/ngày. Các cơ sở sử dụng nguồn nước ngầm chiếm tới 70,8%. Trong số các
cơ sở đang sử dụng nước ngầm chỉ có 5,4% có giấy phép khai thác nước ngầm.
Đa phần các cơ sở có lưu lượng nước thải <3 m
3
/ngày (65,2%). Các cơ sở có
lưu lượng nước thải >10 m
3
/ngày ít (5,6%). Lưu lượng nước thải trung bình của các cơ
sở 3,8 m
3
/ngày.
Đa phần các cơ sở có hệ thống thu gom nước thải (72,0%). Tuy nhiên, chỉ có 7
cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, trong đó có 4 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải đã
được cơ quan chức năng về môi trường nghiệm thu.
Trong số 51 cơ sở có thu mẫu nước thải, có tới 49 cơ sở có mẫu nước thải vượt
qui chuẩn về môi trường - chiếm 96,1%.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

 -  357

Có 96,6% cơ sở chưa nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có 5 cơ sở
bắt buộc lập hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn tiếp nhận (lưu lượng ≥10 m
3
/ngày)
nhưng chưa có cơ sở nào được cơ quan chức năng về môi trường cấp giấy phép.
f. Xử lý khí thải
Trong số 89 cơ sở khảo sát, chỉ có 22 cơ sở có phát sinh khí thải (24,7%), trong
đó có 13 cơ sở có mẫu khí thải vượt qui chuẩn về môi trường - chiếm 59,1%.
g. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Đa phần các cơ sở có khối lượng CTRSH <0,5 tấn/tháng (64,0%). Số cơ sở có
khối lượng >5 tấn/tháng ít (4,5%). Khối lượng CTRSH trung bình 1,04 tấn/tháng.
Có 88,8% số cơ sở có phương tiện thu gom CTRSH. Có tới 70% số cơ sở chưa
có hợp đồng thu gom CTRSH do rác của các cơ sở này được tổ thu gom rác dân lập
địa phương thu gom nhưng không có hợp đồng.
h. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại (CTRSXKNH)
Khối lượng CTRSXKNH phát sinh tại các cơ sở đa phần <0,5 tấn/tháng
(79,8%). Khối lượng phát sinh >3,0 tấn/tháng ít (4,5%). Khối lượng CTRSXKNH
trung bình 0,82 tấn/tháng.
Có 79,8% cơ sở có phương tiện thu gom CTRSXKNH. Có tới 80,9% số cơ sở
chưa có hợp đồng thu gom CTRSXKNH. Các cơ sở này để cho tổ thu gom rác dân lập
địa phương thu gom chung với CTRSH.
i. Chất thải nguy hại (CTNH)
Đa phần các cơ sở có khối lượng CTNH phát sinh <0,01 tấn/tháng. Số cơ sở có
khối lượng CTNH >0,1 tấn/tháng ít (4,5%). Khối lượng CTNH trung bình 9 kg/tháng.
Các cơ sở có phát sinh CTNH với khối lượng >120 kg/năm bắt buộc phải đăng
ký sổ chủ nguồn thải CTNH. Có 10,1% số cơ sở đã đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH;

69,7% không bắt buộc đăng ký; còn lại 20,2% chưa đăng ký.
Chỉ có 33,7% số cơ sở có phương tiện thu gom chuyên dụng CTNH. Có tới
84% số cơ sở chưa có hợp đồng thu gom CTNH. CTNH được thu gom và đem đi xử lý
chung với CTRSH và CTRSXKNH.
j. Giám sát môi trường (GSMT)
Có tới 92,1% số cơ sở chưa thực hiện báo cáo GSMT. Trong số 7 cơ sở có thực
hiện báo cáo GSMT, chỉ có 3 cơ sở thực hiện với tần suất 4 lần/năm.
3.2. P 
a. Đánh giá tổng thể
Trong số 89 cơ sở điều tra khảo sát, có 59 cơ sở thu được mẫu khí thải và/hoặc
nước thải (66,3%). Tổng số mẫu khí thải và nước thải thu là 52 mẫu và 118 mẫu.
Trong số 59 cơ sở thu mẫu có 53 cơ sở có mẫu khí thải và/hoặc nước thải vượt
giới hạn cho phép của qui chuẩn (89,8%).
Trong số 52 mẫu khí thải thu có 26 mẫu không đạt QCVN (50%). Trong số 118
mẫu nước thải thu có 109 mẫu không đạt QCVN (92,4%). Các chỉ tiêu vượt QCVN

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

358 - 

nhiều nhất đối với khí thải là styren, CO, xylen; đối với nước thải là N-NH
4
+
, COD,
BOD
5
, SS.
b. Phân loại mức độ ô nhiễm môi trường
Đối với khí thải: trong số 22 cơ sở thu mẫu khí thải, có 10 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng (45,5%), 3 cơ sở gây ô nhiễm môi trường (13,6%) và 9 cơ sở

có khí thải phát sinh không vượt QCVN (40,9%).
Đối với nước thải: trong số 51 cơ sở thu mẫu nước thải, không có cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng (0,0%), 49 cơ sở gây ô nhiễm môi trường (96,1%) và 2 cơ sở
có nước thải phát sinh không vượt QCVN (3,9%).

a. Qui trình thực hiện
Qui trình thực hiện tiếp theo bao gồm 4 bước:
- Bước 1: UBND thị xã Thuận An thông báo đến các cơ sở và giải quyết các
thông tin phản hồi.
- Bước 2: UBND thị xã Thuận An tổng hợp các danh sách và tài liệu liên quan
chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
- Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Bình Dương ra quyết
định phê duyệt các danh sách.
- Bước 4: Thực hiện hậu kiểm theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.
b. Thời gian thực hiện
Thời gian yêu cầu các cơ sở thực hiện phải mang tính khả năng cho từng loại
đối tượng khác nhau. Các yếu tố xem xét khi đề xuất thời gian thực hiện: khả năng
thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường chưa tuân thủ, khả năng thực hiện
các công trình xử lý môi trường chưa tuân thủ và khả năng thực hiện hậu kiểm của
UBND thị xã Thuận An.
Trên cơ sở đó đề xuất thời gian thực hiện cho các cơ sở như sau:
- Các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: thời gian thực thi các giải pháp
BVMT chưa tuân thủ tối đa là 6 tháng kể từ ngày công bố quyết định.
- Các cơ sở ô nhiễm môi trường: thời gian thực thi các giải pháp BVMT chưa
tuân thủ tối đa là 6 tháng kể từ ngày công bố quyết định.
- Các cơ sở chưa ô nhiễm môi trường nhưng chưa tuân thủ các thủ tục pháp lý về
BVMT: thời gian thực thi các giải pháp BVMT chưa tuân thủ tối đa là 3 tháng
kể từ ngày công bố quyết định.
c. Tổ chức thực hiện
UBND thị xã Thuận An giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với

các đơn vị như Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường, xã liên quan, đơn vị
giám định mẫu thực hiện hậu kiểm.
Trường hợp các cơ sở không thực thi các giải pháp BVMT, mỗi hành vi vi
phạm phải chịu hình thức xử phạt: cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

 -  359

vi phạm, cơ sở có thể bị tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động hoặc
công khai thông tin theo các qui định hiện hành của pháp luật.
d. Định hướng giải pháp xử lý chất thải
Các cơ sở ô nhiễm môi trường và môi trường nghiêm trọng phải cải tạo hệ
thống xử lý chất thải hiện hữu hoặc xây lắp mới nhằm xử lý chất thải đạt qui chuẩn
môi trường. Tùy theo từng loại ngành nghề cụ thể sẽ có công nghệ xử lý chất thải lựa
chọn phù hợp. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của từng cơ
sở. Tuy nhiên, ở đây đưa ra một số định hướng giải pháp làm cơ sở tham khảo.
Bảng 1. Một số định hướng giải pháp xử lý chất thải
Loại hình CN
Kiểm soát ô nhiễm khí thải
Kiểm soát ô nhiễm nước thải
May mặc
Hấp thụ SO
x
trong khí thải bằng
dung dịch kiềm (khí thải lò hơi đốt
dầu FO)
Phát tán qua chiều cao ống khói
(máy phát điện dự phòng)
Bể tự hoại  bể phân hủy sinh học

hiếu khí đệm cố định (FBR)  bể
lắng  khử trùng (nước thải sinh
hoạt)
Thực phẩm, đồ
uống
Hấp thụ SO
x
trong khí thải bằng
dung dịch kiềm (khí thải lò hơi đốt
dầu FO)
Phát tán qua chiều cao ống khói
(máy phát điện dự phòng)
Bể gom  bể tách dầu  bể lọc sinh
học kỵ khí (UAF)  bể phân hủy
sinh học hiếu khí đệm cố định (FBR)
 bể lắng  khử trùng
Chế biến sản
phẩm nông
nghiệp
Cải tiến chế độ đốt, tăng thời gian
lưu cháy (lò sấy đốt than, củi)
Bể tự hoại  bể phân hủy sinh học
hiếu khí đệm cố định (FBR)  bể
lắng  khử trùng (nước thải sinh
hoạt)
Hàng mỹ nghệ,
gỗ, sơn mài
Xyclon và lọc bụi tay áo (bụi từ
quá trình cưa, cắt…)
Hấp thụ bụi sơn bằng màng nước

+ hấp phụ bằng than hoạt tính
Bể tự hoại  bể phân hủy sinh học
hiếu khí đệm cố định (FBR)  bể
lắng  khử trùng (nước thải sinh
hoạt)
Trung hòa  keo tụ  lắng  lọc
(nước thải buồng sơn,sơn mài)
Nhựa, bao bì,
in ấn
Hấp thụ SO
x
trong khí thải bằng
dung dịch kiềm (khí thải lò hơi đốt
dầu FO)
Hấp phụ bằng than hoạt tính (hơi
dung môi hữu cơ)
Bể tự hoại  bể phân hủy sinh học
hiếu khí đệm cố định (FBR)  bể
lắng  khử trùng (nước thải sinh
hoạt)
Trung hòa  keo tụ  lắng  lọc
(nước thải rửa bản in)
Sản phẩm từ
kim loại (cơ
khí, chế tạo
máy thiết bị,
gia công khuôn
mẫu )

Bể tự hoại  bể phân hủy sinh học

hiếu khí đệm cố định (FBR)  bể
lắng  khử trùng (nước thải sinh
hoạt)
Bể gom  bể tách dầu  lắng cặn
 bể lọc (nước thải vệ sinh)

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

360 - 

4. Kết luận
Trong thời gian qua, UBND thị xã Thuận An đã có nhiều nổ lực trong công tác
quản lý môi trường tuy nhiên một thực tế tại thị xã cho thấy đa phần các cơ sở sản xuất
nằm ngoài KCN thực thi bảo vệ môi trường thường không được tuân thủ, mang tính
chất đối phó.
Trong số 22 cơ sở thu mẫu khí thải, có 10 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng (45,5%), 3 cơ sở gây ô nhiễm môi trường (13,6%) và 9 cơ sở có khí thải
phát sinh không vượt QCVN (40,9%). Trong số 51 cơ sở thu mẫu nước thải, không có
cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (0,0%), 49 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
(96,1%) và 2 cơ sở có nước thải phát sinh không vượt QCVN (3,9%).
Chương trình hành động khắc phục ô nhiễm môi trường trong thời gian tới bao
gồm các nội dung: qui trình thực hiện, thời gian thực hiện, tổ chức thực hiện và định
hướng giải pháp xử lý chất thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.C.Lee and Shun Dar Lin (2000). McGRAW-HILL. Handbook of Environmental
Engineering Calculations.
2. UBND thị xã Thuận An (2012). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Thuận An.
3. UBND thị xã Thuận An và Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (2012).
Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi

trường nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An.
4. UBND tỉnh Bình Dương (2012). Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban
hành kèm theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012.
5. World Health Organization (1993). Environmental technology series. Assessment
of sources of air, water, and land pollution. A Guide to rapid source inventory
techniques and their use in formulating environmental control strategies - Part I, II.

CURRENT ENVIRONMENTAL PROTECTION ASSESSMENT OF
ENTERPRISES OUTSIDE INDUSTRIAL PARKS IN THUAN AN TOWN
Nguyen Van Son
(1)
, Nguyen Thi Phuong
(2)
, Phan Thai Son
(3)

(1)
Vietnam Institute for Tropical Technology and Environmental Protection
(2)
Sub-Institute of Hydrometeorology and Environmental of South Viet Nam
(3)
Division of Natural Resources and Environment of Thuan An Town

The paper shows current environmental protection assessment of enterprises outside
industrial parks in Thuan An town based on result of environmental investigation for 89
enterprises. Then environmental pollution level classification (serious environmental
pollution, environmental pollution, not yet environmental pollution) is based on Circular
04/2012/TT-BTNMT. Result of the research is aslo proposed action planning for
environmental pollution mitigation.

×