Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu áp DỤNG THÍ điểm CHỈ số bền VỮNG lưu vực SÔNG CHO lưu vực SÔNG cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.27 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

212 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHỈ SỐ BỀN VỮNG LƯU VỰC
SÔNG CHO LƯU VỰC SÔNG CẦU
Lê Thị Mai Vân, Trần Thanh Xuân
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Các vấn đề ảnh hưởng đến tính bền vững của một lưu vực sông thuộc 3 khía cạnh:
Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Tuy nhiên trong các nghiên cứu đã có, đặc biệt là ở Việt Nam,
đó thường là vấn đề được nghiên cứu riêng rẽ, chưa có đánh giá toàn diện các mặt ảnh
hưởng đến tính bền vững lưu vực sông. Để tích hợp các yếu tố này, một chỉ số được đưa ra,
đó là chỉ số tích hợp gồm các chỉ thị Thủy văn, Môi trường, Xã hội và Chính sách trong lưu
vực; mỗi chỉ thị lại có các chỉ thị phụ về Sức ép, Hiện trạng, và Ứng phó. Các tham số này
phản ánh các mặt khác nhau đến tình trạng của lưu vực sông.
Mục tiêu của bài báo này là xác định một chỉ số phát triển bền vững lưu vực tích hợp
(WSI), hay còn gọi là chỉ số bền vững lưu vực sông. Từ kết quả này giúp các nhà phân tích
hoạch định chính sách hiểu được thực trạng của lưu vực sông và xác định các giải pháp
nhằm duy trì hay phục hồi tính bền vững của lưu vực sông đó. Kết quả nghiên cứu sẽ được áp
dụng tính toán thí điểm cho lưu vực sông Cầu.

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, “phát triển bền vững” là một cụm từ ngày càng trở nên phổ biến,
quan trọng và trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực nói chung và ở
lưu vực sông nói riêng. Theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới -
WCED (nay là Ủy ban Brundtland) năm 1987, phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp
ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai. Khái niệm lưu vực sông được hiểu là vùng đất được
giới hạn bởi đường phân nước, mà trên đó nước mặt và nước dưới đất được hình thành


và chảy tự nhiên vào hệ thống sông suối, rồi chảy ra một cửa chung hoặc trực tiếp
chảy ra biển. Trong đó, mọi sinh vật cùng nhau tồn tại và phát triển trên cơ sở các loại
tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh thái, khoáng sản ) sẵn có trong lưu vực sông.
Từ hai khái niệm trên, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững
lưu vực sông, đó là sự khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lưu
vưc sông một cách hợp lý, tổng hợp và bảo vệ, không làm suy thoái, cạn kiệt tài
nguyên nước - nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết
định đến sự phát triển của con người cũng như các sinh vật khác trong lưu vực sông .
Tính bền vững của lưu vực sông phản ánh tình trạng của lưu vực sông đó bao
gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đời sống của con người cũng như
tình hình quản lý lưu vực sông nhằm đảm bảo nhu cầu hiện tại, đồng thời không làm
tổn hao đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Hiện nay, việc khai thác bừa bãi tài nguyên
nước (TNN) lưu vực sông đang làm suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên thiên
nhiên, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội trong lưu vực. Do đó, cần quản lý
bền vững lưu vực sông, tức là quản lý tài nguyên nước phải lấy lưu vực sông – nơi
hình thành tài nguyên nước làm đơn vị quản lý.
Trong bài báo này các tác giả giới thiệu phương pháp đánh giá tính bền vững
lưu vực sông theo chỉ số bền vững lưu vực sông do Chaver và Alipaz (2006) đề xuất
và sơ bộ tính toán chỉ số bền vững lưu vực sông Cầu.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 213

2. Tổng quan phương pháp tính chỉ số bền vững lưu vực sông
Nghiên cứu do hai nhà khoa học Chaver và Alipaz (2006) đưa ra chỉ số bền
vững lưu vực sông WSI, và được UNESCO công nhận sử dụng rộng rãi cho tới nay.
Chỉ số này bao gồm các chỉ thị về Thủy văn – Hydrology (H), Môi trường-
Environment (E), Đời sống - Life (L) và Chính sách – Policy (P) trong lưu vực ; môi
chỉ thị lại có các tham số (chỉ thị phụ) về Sức ép (Pressure), Hiện trạng (State) và Ứng

phó ( Response). Tham số Sức ép phản ánh sức ép của các hoạt động của con người
đến lưu vực sông; tham số Hiện trạng phản ảnh tình trạng của lưu vực sông trong năm
nền của giai đoạn tính toán (năm cơ sở để so sánh) như là số lượng và chất lượng của
tài nguyên thiên nhiên; tham số Phản ứng xem xét mức phát triển, cải thiện các vấn đề
của xã hội đối với sinh thái trong lưu vực.
Cơ cấu Sức ép – Hiện trạng - Ứng phó phản ánh tổng hợp các quan hệ Nhân –
Quả và do đó đưa ra sự đánh giá lưu vực sông toàn diện hơn so với một chỉ số chỉ xét
đến hiện trạng Giá trị WSI biến đổi trong phạm vi (0-1). Nếu cho trọng số của các chi
thị bằng nhau thì WSI được tính bằng giá trị trung bình số học của 4 chỉ thị nêu trên
theo công thức dưới đây:

4
PLEH
WSI
+++
=
(1)
Từng chỉ thị H, E, L và P cũng biến đổi trong phạm vi (0-1); mỗi tham số của
các chỉ thị nêu trên được chia ra làm 5 cấp tương ứng với số điểm là: 0; 0,25; 0,50;
0,75 và 1,00 và đã được xây dựng thành các bảng tra sẵn.
Theo [6] phương pháp này được áp dụng để tính WSI cho các lưu vực sông có
diện tích lưu vực không lớn hơn 2500 km
2
. Trong trường hợp lưu vực sông lớn hơn thì
chia ra lưu vực sông ra các lưu vực bộ phận có diện tích dưới 2500 km
2
; giá trị WSI
của toàn lưu vực sông được tính bằng giá trị trung bình WSI của các lưu vực bộ phận.
Dưới đây trình bày khái quát phương pháp xác định các chỉ thị nêu trên.
2.1. Chỉ thị Thủy văn

Chỉ thị Thủy văn phản ánh đặc trưng vật lý và hóa học của tài nguyên nước
trong lưu vực, bao gồm lượng nước và chất lượng nước. Chỉ thị thủy văn được xem
xét cả nước mặt và nước ngầm (nước dưới đất). Do đó, chỉ thị Thủy văn được xem như
là chỉ thị cơ bản của WSI.
Chỉ thị Thủy văn được lượng hóa qua 3 tham số: Sức ép, Hiện trạng và Ứng
phó.
Tham số Sức ép được đánh giá bằng mức độ biến đổi của lượng nước sẵn có
bình quân đầu người trong một năm (bao gồm cả nược mặt và nước dưới đất) trong
giai đoạn nghiên cứu so với thời kỳ nhiều năm. Mức biến đổi này được xác định như
sau [4]:

%,1001 

=
a
aa
LW
LWSW
A
(2)
Trong đó:

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

214 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

SWa và LWa tương ứng là lượng nước sẵn có bình quân đầu người trong thời
kỳ ngắn (giai đoạn tính toán) và trong thời kỳ nhiều năm; A1 là tỷ số % biến đổi của
lượng nước sẵn có trong giai đoạn tính toán so với thời kỳ nhiều năm.
Mức độ biến đổi của A1 được chia làm 5 cấp và mỗi cấp tương ứng với số

điểm: 0, 0,25, 0,50, 0,75 và 1,00. Sức ép của lượng nước sẵn có được xem xét theo chỉ
thị Falkenma. [6]
Chỉ thị phụ về chất lượng nước được đánh giá bằng sự biến đổi của giá trị nhu
cầu oxy sinh hóa (BOD5) trong giai đoạn tính toán, tức giữa năm cuối với năm đầu
của giai đoạn tính toán và cũng được tính theo dạng công thức (1).
Tham số Hiện trạng về lượng nước được đánh giá bằng lượng nước sẵn có bình
quân đầu người trong thời kỳ nhiều năm; còn về chất lượng nước là BOD5 trong năm
đầu của giai đoạn tính toán.
Tham số Ứng phó về lượng nước được đánh giá theo hiệu quả sử dụng nước;
còn về chất lượng nước được đánh giá theo mức độ cải thiện về xử lý chất thải (chất
thải rắn và nước thải).
2.2. Chỉ thị Môi trường
Chỉ thị Môi trường đặc trưng cho tính bền vững của môi trường của lưu vực.
Chỉ số này thể hiện được mức phát triển tự nhiên của môi trường thông qua mức phát
triển của diện tích rừng trong lưu vực, tỷ lệ nông thôn và thành thị, tỷ lệ dân số, mức
biến đổi dân số. Chỉ thị Môi trường bao gồm 3 tham số:
- Tham số Sức ép được đánh giá theo sự biến đổi của tỷ lệ rừng và tỷ lệ dân số
thành thị trong lưu vực:

2
pF
VV
EPI

=
(3)
Trong đó: V
F
là tỷ lệ % mức biến đổi của diện tích rừng; V
p

là tỷ lệ % mức biến
đổi của dân số thành thị
- Tham số Hiện trạng của Môi trường được đánh giá bằng tỷ lệ rừng vào năm
đầu của giai đoạn tính toán.
- Tham số Ứng phó được đánh giá bằng mức phát triển của tỷ lệ rừng được
bảo vệ trong lưu vực.
2.3. Chỉ thị Đời sống
Chỉ thị Đời sống lượng hóa sự phát triển của con người trong lưu vực về thu
nhập bình quân đầy người, thông qua chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số HDI có
thể định lượng được mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ con người và một số các
nhân tố khác. Chỉ thị Đời sống được thể hiện qua 3 tham số:
- Tham số Sức ép được đánh giá bằng sự biến đổi của tổng sản phẩm trong
nước (Gross Domesic Product- GDP) bình quân đầu người trong giai đoạn
tính toán.
- Tham số Hiện trạng được đánh giá bằng GDP bình quân đầu người vào năm
đầu của giai đoạn tính toán.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 215

- Tham số Ứng phó được tính bằng tỷ lệ (%) biến đổi GDP bình quân đầu
người trong giai đoạn tính toán.
2.4. Chỉ thị Chính sách
Chính sách là một trong những chỉ thị cấu thành nên chỉ số WSI, được đánh giá
dựa trên năng lực tổ chức quản lý bền vững lưu vực sông thông qua thể chế, luật pháp
trong lưu vực sông. Thể hiện qua sự biến đổi của HDI về giáo dục, năng lực quản lý
của tổ chức…Chỉ thị này cũng bao gồm 3 tham số:
- Tham số Sức ép được đánh giá bằng sự biến đổi của chỉ số HDI về giáo dục
trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa đó là tỷ lệ số người lớn biết

và tỷ lệ học sinh các cấp trong lưu vực.
- Tham số Hiện trạng được đánh giá bằng năng lực của tổ chức quản lý tài
nguyên nước (khung luật pháp và tổ chức).
- Tham số Ứng phó được đánh giá theo mức độ tiêu thụ tài nguyên nước trong
giai đoạn tính toán.
2.5. Chỉ số HDI
Để tính được chỉ số HDI (Human Deelopment Index), có một số phương pháp
được sử dụng trên thế giới hiện nay, trong đó phương pháp sử dụng rộng rãi được tính
toán trong báo cáo của UNDP năm 2010[8]. Chỉ số phát triển con người HDI là tổng
hợp ba chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và trình độ văn hóa.
- Chỉ số thu nhập bình quân đầu người:
Thu nhập GDP =
log(min)log(max)
log(min))log(

GDPpc

Trong đó: log (GDPpc) là thu nhập bình quân của toàn lưu vực trong giai đoạn
nghiên cứu. log (min) là thu nhập thấp nhất thế giới; log(max) là thu nhập cao nhất thế
giới
- Chỉ số Tuổi thọ con người:
(min)(max)
(min)
LELE
LELE
LEI


=


Trong đó: LE là chỉ số tuổi thọ con người trong lưu vực nghiên cứu. LE (min) là
tuổi thọ thấp nhất thế giới; LE(max) là tuổi thọ cao nhất thế giới
- Chỉ số trình độ văn hóa:
3
12 GEIALI
EI
+
=

Trong đó ALI là tỷ lệ người lớn biết chữ; GEI là tỷ lệ học sing các cấp trong lưu
vực nghiên cứu. Qua đó, chỉ số HDI =
3
GDPEILEI ++
nằm trong khoảng (0; 1), giá
trị càng lớn thì sự phát triển con người càng cao. Với phương pháp tính toán nêu trên,
các mức độ đánh giá của tham số được cho điểm theo bảng sau:
Bảng 1: Mô tả các tham số của WSI, mức độ đánh giá và điểm số [6]
Chỉ thị
Đánh giá tham số
Mức độ
Cho điểm
Thủy văn
Biến đổi của lượng nước
sẵn có bình quân đầu người
H1< -20%
0,00
-20% <H1<-10%
0,25

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


216 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Chỉ thị
Đánh giá tham số
Mức độ
Cho điểm
trong giai đoạn nghiên cứu,
đánh giá hệ số sử dụng nước;
Biến đổi BOD5 trong giai đoạn
nghiên cứu, đánh giá mức độ xử
lý ô nhiễm môi trường trong
lưu vực
-10% <H1<0%
0,50
0% <H1<10%
0,75
H1>+10%
1,00
H2>20%
0,00
20% >H2>10%
0,25
0 <H2<10%
0,50
0% <H2<10%
0,50
-10% <H2<0%
0,75
H2<-10%

1,00
Môi trường
Diện tích che phủ tự nhiên,
mức độ phát triển của diện tích
rừng trong giai đoạn nghiên cứu
E>20%
0,00
20%<E<10%
0,25
10%<E<5%
0,50
5%<E<0%
0,75
E<0%
1,00
Đời sống
Biến đổi của HDI
trong giai đoạn nghiên cứu
L<-20%
0,00
-20% <L<-10%
0,25
-10% <L<0%
0,50
0% <L<+10%
0,75
L<-20%
1,00
Chính sách
Biến đổi của HDI về giáo dục

trong giai đoạn nghiên cứu,
năng lực của tổ chức trong quản
lý lưu vực sông
P<-20%
0,00
-20% <P<-10%
0,25
-10% <P<0%
0,50
0% <P<+10%
0,75
P>+10%
1,00
Trên đây đưa ra phương pháp tính toán các chỉ thị phụ (tham số) của chỉ số bền
vững lưu vực sông. Từ các phương pháp xác định ở trên, tiến hành tính toán các chỉ số
phụ, từ đó tính toán được chỉ số bền vững cho lưu vực sông. Áp dụng tính thử nghiệm
cho lưu vực sông Cầu thể hiện ở phần 3.
3. Sơ bộ xác định chỉ số bền vững của dòng chính lưu vực sông Cầu
3.1. Tình hình số liệu và giới hạn tính toán
Dòng chính sông Cầu tính đến Thác Huống có diện tích lưu vực 2960 km2.
Phần lưu vực dòng chính sông Cầu này được chia ra làm 2 phần: Thượng lưu và Trung
lưu. Phần thượng lưu được tính từ nguồn đến Chợ Mới, có diện tích lưu vực khoảng
1186 km2, bao gồm địa phận TX Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, phần lớn địa phận
huyện Chợ Mới và một phận huyện Chợ Đồn. Phần trung lưu có diện tích khoảng
1774 km2. bao gồm huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên và một phần
huyện Võ Nhai, Định Hóa và Đại Từ.
Trên cơ sở số liệu thu thập được, thời đoạn tính toán được lựa chọn là 5 năm, từ
năm 2005 đến năm 2009.
Giá trị WSI của Thượng và Trung lưu dòng chính sông Cầu được được xác định
theo phương pháp của Chavez và Alipaz (2006) [4], đồng thời tham khảo công trình

nghiên cứu “ Xây dựng và thẩm định chỉ số bền vững lưu vực sông Reventazon” của
các tác giả Nick Catano, Mark Marchand, simone Staley và Yao Wang ( 9-2009) [6]
Lượng nước sẵn có (ở đây mới chỉ xét tài nguyên nước mặt) ở thượng lưu và
trung lưu được xác định theo số liệu đo dòng chảy trên dòng chính sông Cầu tại trạm

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 217

Thác Riềng (diện tích lưu vực F=712 km2), trạm Thác Bưởi (F=2220 km2) và trạm
Gia Bảy (F=2760 km2).
Giá trị BOD5 được lấy theo số liệu điều tra tại một số vị trí đại biểu trong các
năm 2005-2009 [1].
Số liệu về kinh tế xã hội được lấy theo Niên giám Thống kê của các tỉnh Bắc
Kạn và Thái Nguyên [2,3].
Tình hình quản lý tài nguyên nước trong lưu vực được đánh giá theo một số tài
liệu có liên quan.
Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu, nên một số tham số của các chỉ thị được xác
định một cách sơ bộ; Ví dụ như tỷ lệ rừng, GDP bình quân đầu người hàng năm ở
thượng và trung lưu được lấy tương ứng theo tỷ lệ bình quân toàn tỉnh Bắc Kạn và
Thái Nguyên, hiệu quả sử dụng nước và mức độ tiêu thụ TNN, năng lực quản lý
TNN… sử dụng phương pháp chuyên gia để ước lượng tỉ số.
Ở đây tạm coi trọng số của các chỉ thị phụ Thủy văn, Môi trường, Chính sách,
Đời sống là như nhau, tức bằng 1. Và áp dụng công thức (1) để tính chỉ số bền vững
lưu vực sông Cầu.
3.2. Kết quả tính toán WSI
Căn cứ vào tình hình số liệu và phương pháp nêu trên đã tính toán WSI ở
Thượng và Trung lưu dòng chính sông Cầu, kết quả được thống kê trong Bảng 1.
Bảng 2: Chỉ số bền vững lưu vực sông ở Thượng và Trung lưu dòng chính sông Cầu
Vùng

Chỉ thị
Chỉ thị
phụ
Tham số
Điểm chỉ thị
WSI
Sức ép

Hiện
trạng

Ứng phó

Giá trị
Điểm
Giá trị
Điểm
Giá trị
Điểm
Thượng
lưu
Thủy
văn
Lượng
nước
-9.1
0.5
8146
1
Trung bình

0.5
0.67
0.46

Chất
lượng
-72.4
0.25
10.3
0
Trung bình
0.5
0.25

Môi trường
-16.31
1
68.4
1
5%
0.5

0.83

Đời sống
152.5
1
0.52
0.25
8.3

0.5

0.58

Chính sách
-2.42
0.5
Khá
0.5
7.50%
0.5

0.50

Toàn bộ

0.65

0.55

0.5


0.59
Trung
lưu
Thủy
văn
Lượng
nước

-10.6
0.25
3171
0.25
Trung bình
0.5
0.33
0.29

Chất
lượng
-72.7
0.25
11.5
0
Trung bình
0.5
0.25

Môi trường
-0.52
0.75
44.4
1
5%
0.5

0.75

Đời sống

80.7
1
0.56
0.25
8.9
0.5

0.58

Chính sách
0.14
0.75
Khá
0.5
7.50%
0.5

0.58

Toàn bộ

0.6

0.4

0.5


0.55


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

218 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Từ kết quả tính toán cho thấy, giá trị về tham số chất lượng nước ở Thượng lưu
và Trung lưu bằng nhau, nhưng tham số lượng nước ở Thượng lưu (0.67) lớn hơn so
với Trung lưu (0.33). Nên chỉ thị H ở Thượng lưu (0.46) lớn hơn Trung lưu (0.29). Chỉ
thị Môi trường ở Thượng lưu (0.83) cũng lớn hơn so với Trung lưu (0.75); Trong khi
đó chỉ thị về Đời sống ở Thượng lưu và Trung lưu xấp xỉ nhau (0.58); Còn chỉ thị về
Chính sách ở Trung lưu (0.58) lớn hơn so với Thượng lưu (0.50).
Giá trị WSI ở Thượng lưu (0.59) lớn hơn so với Trung lưu (0.55) nhưng không
nhiều. Đó có thể là do nhu cầu nước ở Trung lưu lớn hơn so với Thượng lưu. Mặt
khác, nguồn nước sông Cầu ở khu vực TP. Thái Nguyên bị ô nhiễm nghiêm trọng do
nước thải từ các khu công nghiệp và TP. Thái Nguyên xả trực tiếp vào sông Cầu
không qua xử lý làm sạch. Do đó, có thể cho rằng tính bền vững lưu vực sông ở phần
Thượng lưu tốt hơn so với phần lưu vực Trung lưu.
Nếu xét trên toàn lưu vực, bao gồm hai phần Thượng và Trung lưu (tính đến
Thác Huống), điểm số của các chỉ thị Thủy văn, Môi trường, Đời sống và Chính sách
của toàn lưu vực (được tính bằng giá trị trung bình của các bộ phận trong toàn lưu
vực) tương ứng bằng 0.38, 0.79, 0.58 và 0.54 và giá trị WSI bằng 0,57.
Bảng 3: Bảng so sánh giá trị WSI của một số lưu vực sông ở Nam Mỹ và Việt Nam











Để có thể nhận xét về tính bền vững của lưu vực sông Cầu, trong Bảng 2 đưa ra
giá trị WSI của một số sông ở Nam Mỹ [6]. So sánh với giá trị WSI của một số lưu
vực sông ở Nam Mỹ cho thấy giá trị WSI của lưu vực sông Cầu tương đối thấp; điều
này chứng tỏ tính bền vững của lưu vực sông Cầu không cao.
Kết luận
Kết quả tính toán tuy hạn chế về số liệu nhưng nhìn chung kết quả cho lưu vực
sông Cầu là hợp lý. Độ tin cậy của kết quả tính WSI sông Cầu nói chung và các lưu
vực sông khác nói riêng phụ thuộc lớn vào số liệu về nguồn nước và số liệu kinh tế xã
hội. Vì vậy, cần nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp tính toán các tham số cũng như
chỉ thị của WSI cho phù hợp với điều kiện ở nước ta ở các nghiên cứu tiếp theo.

Lưu vực sông
Nước
Giai đoạn tính
toán
WSI
Pana.ma Canal
Panama
2003-2007
0.76
Reventazon River
Costa Rica
2000-2005
0.74
San Francisco Verdadeiro
Brazil
1996-2000
0.65
Tacuarembo

Uraguay
1996-2000
0.62
Lake Poopo
Bolivia
2000-2004
0.43
Cầu
Việt Nam
2005-2009
0.57

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 219

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010.
Chương 4: Môi trường nước.
2. Cục Thống kê tỉnh Bắc Cạn. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2006. 2009.
3. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006.
2009.
4. Chaves H.& Alipaz.S (2006). An Integrated Indicator Based on Basin Hydrology.
Environment. Life. And Policy: The Watershed Sustainability Index. Water
Resour Manage; 21. 883-895.
5. JICA (2011). Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị. Dự thảo báo cáo tổng kết
“Báo cáo nghiên cứu về quản lý môi trường lưu vực sông tại ba lưu vực sông
chính”.
6. Nick Catano. Mark Marchand, Simone Staley. And Yao Wang (2009).
Development and validation of the watershed sustainability index (WSI) for the

watershed of the Reventtazon River.
7. Tạ Đăng Toàn (2011). Xây dựng cơ sở dữ liệuphục vụ mô hình hỗ trợ ra quyết
định GIBSI để quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu cấp Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.
8. Wikipedia (2013), Human Development Index (HDI).

RESEARCH THE WATERSHED SUSTAINABILITY INDEX
OF RIVER BASIN AND APPLICATION FOR CAU RIVER BASIN
Le Thi Mai Van, Tran Thanh Xuan
Institute of Meteorology Hydrology and Environment

Several issues impact the water sustainability of a river basin. Among them are the
social, economic, and environmental aspects. However, in Vietnam, they are often treated
separately, and not as an integrated, dynamic process. In order to integrate the hydrologic,
environmental, life and policy issues, as well as the existing pressures and policy responses in
one quantitative, dynamic, and aggregated indicator, a watershed sustainability index (WSI).
WSI is an integrated basin sustainability index, spanning different socio-economic and
environmental issues and responses, would be helpful to access the level of sustainability of
river basins, allowing not only for a comparison framework, but also a tool to identify
bottlenecks to achieve basin sustainability. The objective of this paper was to propose a WSI,
based on hydrologic, environmental, life, and water policy issues and responses. In its
development, indicator and parameter selection criteria were used. In order to demonstrate
the applicability of the index, the WSI was applied to the Cau river basin, in Vietnam.

×