Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHẬN xét bước đầu về ẢNH HƯỞNG của ENSO đến DÒNG CHẢY các SÔNG đà, THAO và lô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.55 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

88 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ENSO
ĐẾN DÒNG CHẢY CÁC SÔNG ĐÀ, THAO VÀ LÔ
Lã Thanh Hà, Trần Thanh Xuân, Văn Thị Hằng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

ENSO (The El Nino/ Southern Oscillation) là một trong những hiện tượng gây nên
những dị thường thời tiết và do đó ảnh hưởng đến dòng chảy sông suối. Tuy nhiên, sự ảnh
hưởng của ENSO đến dòng chảy sông là rất phức tạp, tùy thuộc vào từng đợt ENSO cũng như
mối tương tác giữa ENSO với các hoàn lưu khí quyển và điều kiện mặt đệm. Trong bài báo
này xin giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về sự ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy
của các sông Đà, Thao và Lô nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho dự báo và vận hành liên hồ
chứa trong hệ thống sông Hồng, đặc biệt là quy trình tích nước sớm trong các hồ chứa trong
những năm El Nino để hạn chế mức độ khan hiếm, thiếu hụt nước cung cấp cho các nhu cầu ở
đồng bằng sông Hồng.

1. Số liệu dòng chảy và ENSO
1.1. Số liệu dòng chảy
Chuỗi số liệu dòng chảy để tính toán dài 50 năm, từ năm 1961 đến 2010. Số
liệu dòng chảy trung bình tháng và năm trong một số năm trong thời kỳ này tại một số
trạm chịu ảnh hưởng của hồ chứa (Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) đã được
hoàn nguyên hoặc thiếu số liệu thực đo đã được tính bổ sung từ mưa theo mô hình
NAM hoặc theo phương pháp tương quan từ số liệu dòng chảy tại trạm lân cận.
1.2. Số liệu ENSO
Trong nghiên cứu này, các đợt ENSO được xác định theo số liệu trung bình 3
tháng chuẩn sai nhiệt độ nước biển (SSTA) trung bình tháng trong khu vực 3,4 dựa
trên dữ liệu NOAA ERSST trong thời kỳ 1960 – 2009. Số liệu SSTA khu vực El Nino


3-4 được lấy từ Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về Môi trường thuộc Mỹ (NCEP).
Năm El Nino là năm khi giá trị trung bình năm của SSTA (SSTAn) bằng hoặc lớn
hơn 0,50 (SSTAn, E); năm La Nina là năm khi SSTAn

-0,50 (SSTAn,L).
Theo tiêu chí trên, trong thời kỳ 1961 – 2009 đã lựa chọn được 10 năm có hiện
tượng El Nino (1965, 1969, 1972, 1982, 1983, 1987, 1991, 1992, 1997, 2002) và 11
năm có hiện tượng La Nina (1964, 1970, 1971, 1973, 1974, 1975, 1988, 1989, 1999,
2000, 2008).
2. Quan hệ giữa một số đặc trưng dòng chảy với chỉ số SSTA
Để nhận định mối quan hệ giữa một số đặc trưng dòng chảy: Dòng chảy năm
(Qn), trung bình mùa lũ (Ql), trung bình mùa cạn (Qc) với chỉ số SSTA trung bình năm
(SSTAn) trong các năm El Nino và La Nina đã tính toán hệ số tương quan (tuyến tính)
giữa các đặc trưng dòng chảy nêu trên với chỉ số SSTA.
Kết quả tính hệ số tương quan được đưa ra trong bảng 1.



Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 89

Bảng1. Hệ số tương quan giữa các đặc trưng dòng chảy với chỉ số SSTA trung
bình năm trong các năm El Nino và La Nina
Trạm thủy
văn
Sông
Diện
tích lưu
vực

(km
2
)
Năm El Nino
Năm La Nina
Hệ số tương quan giữa
chỉ số SSTAn với lưu
lượng trung bình
Hệ số tương quan giữa chỉ
số SSTAn với lưu lượng
trung bình
Năm
Mùa lũ
Mùa
cạn
Năm
Mùa lũ
Mùa cạn
Lai Châu
Đà
33800
-0.09
-0.03
-0.35
-0.19
-0.19
-0.14
Tạ Bú
Đà
45900

-0.34
-0.16
-0.44
0.12
0.13
0.02
Hòa Bình
Đà
51800
-0.42
-0.22
-0.31
0.24
0.24
0.05
Nậm Giàng
Nậm La
6740
-0.17
-0.17
-0.06
0.18
0.14
0.12
Bản Củng
Nậm Mu
2620
-0.41
-0.34
-0.33

0.07
0.08
-0.01
Nậm Mức
Nậm Mức
2680
-0.10
0.20
0.16
0.14
0.22
-0.02
Lào Cai
Thao
41000
0.14
0.33
-0.05
0.04
0.02
0.10
Yên Bái
Thao
48000
-0.02
0.44
-0.37
0.18
0.14
0.30

Đạo Đức

8298
-0.13
-0.06
0.13
0.23
0.14
0.40
Hàm Yên

11900
-0.02
0.01
0.06
0.20
0.16
0.26
Ghềnh Gà

29600
-0.12
0.01
0.06
0.09
0.09
0.23
Vụ quang

36790

-0.04
-0.04
0.02
0.15
0.11
0.24
Chiêm hóa
Gâm
16500
-0.06
0.01
0.17
0.05
0.06
-0.12
Na Hang
Gâm
14972
-0.06
0.04
0.17
-0.03
0.01
-0.12
Bảo Yên
Chảy
4960
0.08
-0.07
0.23

0.46
0.48
0.29
VĩnhYên
Nghĩa Đô
138
0.17
0.19
-0.13
0.38
0.30
0.56
Từ bảng 1 có thể rút ra một số nhận xét bước đầu dưới đây:
1) Trong những năm El Nino
 Đối với dòng chảy năm :
- Ở phần lớn các sông (trừ sông Chảy) hệ số tương quan (R) đều nhỏ hơn 0, tức
quan hệ lưu lượng trung bình năm với SSTAn trong những năm El Nino (Q
n,E
=
f(SSTA
n,E
) là quan hê nghịch biến với xu thế El Nino càng mạnh thì sẽ làm
giảm Qn càng nhiều, El Nino làm giảm dòng chảy năm.
- Giá trị tuyệt đối của R tương đối lớn ở sông Đà - (0,10- 0,42), còn các sông
khác thường dưới – 0,15; điều này cho thấy, quan hệ tương quan tuyến tính Q
n,E

= f(SSTA
n,E
) không được chặt hoặc không có tương quan tuyến tính và do đó,

trừ một số sông ra, sự ảnh hưởng của El Nino đến dòng chảy năm là không lớn.
 Đối với dòng chảy mùa lũ:

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

90 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

- Có tới 8 trong số 16 trạm thủy văn, chủ yếu ở sông Đà (5 trạm) và một số trạm
trên sông Lô, sông Chảy có R < 0; điều này cho thấy, El Nino có thể làm giảm
dòng chảy mùa lũ.
- Giá trị tuyệt đối của R tương đối lớn ở dòng chính sông Thao (0,33-0,44), sông
Đà - (0,17-0,34), tương đối nhỏ ở sông Lô, sông Chảy.
 Đối với dòng chảy mùa cạn :
- Có tới 8 trong số 16 trạm thủy văn, tập trung ở sông Đà (5 trạm), sông Thao (2
trạm), có R < 0; nhưng R > 0 ở sông Lô, sông Gâm và sông Chảy;
- So với hai quan hê nêu trên, giá trị tuyệt đối R của quan hệ Qc,E = f(SSTA
n,E
)
lớn hơn: -(0,31-0,44) trong sông Đà, -0,37 tại Yên Bái trên sông Thao, sông
Gâm (0.17) và sông Chảy tại Bảo Yên (0,23), dòng chính sông Lô tương đối
nhỏ (0,02-0,13).
- Tương tự Qn và Qlũ, xu thế và mức độ ảnh hưởng của El Nino đến Qcạn ảnh
hưởng khác nhau giữa các sông. Trên các sông Đà, Thao, Lô với R<0 có thể
làm giảm dòng chảy, tuy nhiên tại các sông Chảy, Gâm và Lô lại cho kết quả
ngược lại.
2) Trong những năm La Nina
 Đối với dòng chảy năm :
- Giá trị R ở phần lớn các trạm đều lớn hơn 0, trừ trạm Lai Châu (-0,17) và trạm Na
Hang (-0,03), chứng tỏ quan hệ Qn,L = f (SSTA
n,L

) là đồng biến trên phần lớn các
sông, tức La Nina càng mạnh thì càng có xu thế làm tăng Qn;
- Giá trị R biến đổi trong phạm vi -0,03 – 0,46, tương đối lớn ở sông Đà, sông
Chảy, hạ lưu sông Thao và trung lưu sông Lô, tương đối nhỏ ở sông Gâm (0,05
tại Chiêm Hóa);
 Đối với dòng chảy mùa lũ :
- Quan hệ Ql,L = f (SSTA
n,L
) ở hầu hết các sông là quan hê đồng biến với R, R >
0, trừ trạm Lai Châu (-0,19);
- Phạm vi biến đổi của R từ -0,19 tại Lai Châu đến 0,46 tại Bảo Yên, tương đối
lớn ở sông Chảy (0,30-0,46), sông Đà, tương đối nhỏ ở sông Gâm.
- Xu thế và mức độ ảnh hưởng của La Nina đến Qlũ cũng tương tự như trong
trường hợp ảnh hưởng tới Qnăm.
 Đối với dòng chảy mùa cạn :
- Quan hệ Q
c,L
= f (SST
An,L
) ở phần lớn các trạm là đồng biến với R > 0, trừ sông
Gâm và hai trạm Lai Châu, Nậm Mức trong lưu vực sông Đà có R < 0;
- Phạm vi biến đổi của R từ -0,14 tại trạm Lai Châu trên sông Đà đến 0,56 tại
trạm Vĩnh Yên trên sông Nghĩa Đô (một nhánh của sông Chảy); tương đối lớn
ở sông Chảy (0,29 - 0,56), sau đó đến sông Thao, sông Lô, sông Gâm, nhưng
tương đối nhỏ ở sông Đà.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 91


Từ phân tích trên cho thấy, quan hệ giữa một số đặc trưng dòng chảy với chỉ số
SSTA trung bình năm là khác nhau, giữa các sông, thậm chí trên cùng triền sông và giữa
các đợt El Nino và La Nina. Nhìn chung, mức độ tương quan tuyến tính không cao với
R thường dưới 0,5 với sai số quân phương khá lớn. Tuy nhiên, El Nino có xu thế làm
giảm dòng chảy còn La Nina thì có xu thế làm tăng dòng chảy ở phần lớn các sông.
3. Ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy
Mức độ ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy sông suối có thể được đánh giá
bằng sự chênh lệch giữa các đặc trưng dòng chảy trong các năm El Nino, La Nina với
giá trị trung bình trong tất cả các năm trung tính (không có hiện tượng ENSO) và
ENSO yếu (chỉ số SSTAn nhỏ hơn

0,5).
3.1.Chênh lệch dòng chảy trong các năm El Nino so với dòng chảy trung bình của
các năm trung tính
Từ kết quả tính tỷ số của các đặc trưng dòng chảy trong các năm El Nino và La
Nina so với giá trị trung bình của các năm trung tính và ENSO yếu tại các trạm thủy
văn có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:
1) Dòng chảy năm :
 Tỷ số trung bình (tỷ số lưu lượng trung bình trong các năm El Nino so với lưu
lượng trung bình các năm trung tính và ENSO yếu – Ktb) đều nhỏ hơn 0 với
phạm vi từ -0,2% tại trạm Hàm Yên đến -11,6% tại trạm Nậm Mức, phần lớn
dưới -3,5% giá trị trung bình của Qn,tt;
 Số năm có Ktb < 0 (tức lưu lượng trung bình năm trong năm El Nino (Qn,E)
nhỏ hơn lưu lượng trung bình trong năm trung tính (Qn,tt)) khoảng 40-70%
tổng số năm El Nino (10 năm), phần lớn khoảng 60-70%; điều này cho thấy,
không phải tất cả các năm El Nino đều có Qn,E thiên nhỏ so với lưu lượng
trung bình năm của các năm trung tính (Qn,tb,tt) mà có thể lớn hơn do sự ảnh
hưởng của các đợt El Nino và giai đoạn phát triển của chúng đến dòng chảy
sông là khác nhau;
 Tỷ lệ lớn nhất (Kmax) khoảng 14-33%, thường xuất hiện vào các năm 1991,

2002, ở một vài trạm có thể xuất hiện vào năm 1997 hay 1972;
 Tỷ lệ nhỏ nhất (Kmin) khoảng -(10-30)%, thường xuất hiện vào năm 1992,
1987.
2) Dòng chảy mùa lũ:
 Tỷ số trung bình đều nhỏ hơn 0 (Ktb < 0) ở hầu hết các trạm thủy văn với phạm
vi biến đổi –(1-6,8)% ;
 Trong từng trạm, số năm có tỷ số nhỏ hơn 0 thường chiếm 50-80% tổng số
năm;
 Tỷ số Kmax khoảng (11-37,5)%, thường xuất hiện vào năm 1991 ở sông Đà,
sông Lô (1997, 2002) hoặc 1972 ở sông Chảy;

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

92 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

 Tỷ số Kmin biến đổi trong phạm vi –(17-40)%, thường xuất hiện vào năm 1992
ở sông Đà, sông Thao, sông Lô, hay năm 1965 ở sông Lô, năm 1987 ở sông
Chảy.
3) Dòng chảy mùa cạn :
 Tỷ số Ktb biến đổi trong phạm vi -14,2% đến 7,7%, ở phần lớn các trạm lớn
hơn 0, trừ 3 trạm Bản Củng, Nậm Mức và Bảo Yên nhỏ hơn 0 (- (1,8-14,2%));
 Số năm có tỷ số nhỏ hơn 0 ở từng trạm chiểm khoảng 40-80% tổng số năm;
 Tỷ số Kmax biến đổi trong phạm vi 19-80%, lớn nhất ở trạm Nậm Mức
(76,9%), thường xuất hiện vào hai năm 1983, 2002;
 Tỷ số Kmin biến đổi trong phạm vi – (13 – 42%), lớn nhất cũng ở trạm Nậm
Mức (-42,3%), thường xuất hiện vào các năm 1969, 1991,1992
4) Dòng chảy ba tháng I-IV:
 Tỷ số trung bình biến đổi trong phạm vi từ -14,1% đến 10,6%, trong đó có
60% tổng số trạm có Ktb < 0; có tới 30-60% tổng số năm có Ktb < 0;
 Tỷ số Kmax biến đổi trong phạm vi từ 18,6% tại trạm Nậm Giàng đến 128,7%

tại trạm Bảo Yên, phần lớn 30-80%, khá lớn ở các sông Lô, Gâm, Chảy (50-
130%), tương đối nhỏ ở sông Đà (20-30%, xuất hiện vào các năm 2002 ở sông
Đà, năm 1997 ở các sông Thao, Lô, Gâm, Chảy;
 Tỷ số Kmin từ -13% tại trạm Yên Bái đến -65,3% tại trạm Bảo Yên, xảy ra vào
các năm 1969 ở các sông Lô, Gâm, năm 1991 ở sông Đà và sông Thao.
3.2. Chênh lệch dòng chảy trong các năm La Nina so với dòng chảy trung bình của
các năm trung tính
1) Dòng chảy năm :
 Ở hầu hết các trạm đều có Ktb > 0 với phạm vi biến đổi 4-15%, tuy nhiên,
trong số các năm La Nina ở từng trạm cũng có thể có 18-45% tổng số năm (11
năm) có Qn,L < Qn,tb,tt;
 Tỷ số Kmax biến đổi trong phạm vi 25-80%, xuất hiện vào các năm 2008,
1971;
 Tỷ số Kmin biến đổi trong phạm vi – (6-30)%, xuất hiện vào năm 1989 ở sông
Đà, sông Lô hay năm 2000 trên các sông khác;
2) Dòng chảy mùa lũ :
 Tỷ số Ktb biến đổi trong phạm vi 4,5-18,6%, phần nhiều dưới 10%;
 Tỷ số Kmax thường khoảng 44-95%, xuất hiện vào các năm 1971, 2008 1974;
 Tỷ số Kmin biến đổi trong phạm vi 0,8-17%, xuất hiện vào các năm 1989 ở
sông Đà, sông Thao hay năm 1988 ở các sông Lô, Gâm,Chảy.
3) Dòng chảy mùa cạn :

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 93

 Tỷ số Ktb biến đổi trong phạm vi 0,8-17%, có tới 30-45% tổng số năm La Nina
ở từng trạm có Qn,L nhỏ hơn Qn,trung tính, riêng ở trạm Nậm Mức có tới 72,7
% tổng số năm;
 Tỷ số Kmax biến đổi trong phạm vi 27-78%, xảy ra vào các năm 1999, 2008, ở

một số sông xuất hiện vào các năm 1964, 1973, 1974,
 Tỷ số Kmin biến đổi trong phạm vi – (10-40%), xảy ra vào năm 1989, 2000.
3.3. Chênh lệch dòng chảy giữa năm El Nino so với năm La Nina
Kết quả tính toán tỷ số chênh lệch lưu lượng trung bình năm trung bình trong
những năm El Nino (10 năm) so với lưu lượng trung bình năm trung bình những năm
La Nina (11 năm) tại các trạm thủy văn nghiên cứu cho thấy:
 Tỷ số trung bình của các đặc trưng Qn và Ql ở các sông đều nhỏ hơn 0 khoảng -(5-
14)% đối với Qn và –(7-18,5%) đối với Ql, tương đối lớn ở các sông: Nậm Mức,
Thao, dòng chính sông Lô (-(10-14%), tương đối nhỏ hơn ở sông Đà và các sông
khác;
 Đối với dòng chảy mùa cạn: Chỉ có một số trạm trên sông Thao (Lào Cai, Yên
Bái) và một số nhánh của sông Đà (như Bản Củng, Nậm Mức,), sông Nghĩa Đô
(Vĩnh Yên) có tỷ số nhỏ hơn 0 khoảng –(5-15%), còn các trạm khác thì lớn hơn
0 (Qc,E > Qc,L);
 Đối với dòng chảy các tháng:
- Các tháng V, VI,VII, IX có Q
th, E
< Q
th,L,
với tỷ số chênh lệch –(7-45%)
vào tháng V, - (16-38,5%) vào tháng VI và –( 10-28%) vào tháng IX,
tương đối lớn sông Đà, sau đó đến sông Thao và sông Lô và các sông
khác;
- Các tháng I,II, III ở phần lớn các trạm thì Q
th, E
> Q
th,L
ở hầu hết các trạm,
trừ hai trạm Nậm Mức và Vĩnh Yên;
- Tháng IV: Q

th, E
< Q
th,L
ở sông Đà và sông Nghĩa Đô, còn các sông khác
thì có Q
th, E
> Q
th,L;

- Tháng VIII, trừ sông Thao ra còn các sông khác đều có Q
th, E
> Q
th,L;

- Tháng X: Trừ sông Đà ra, các sông khác có Q
th, E
> Q
th,L;
;
- Tháng XI :Trừ sông Đà và sông Thao có Q
th, E
< Q
th,L
, còn các sông khác
Q
th, E
> Q
th,L;;

- Tháng XII: Sông Thao và sông Nậm Mức có Q

th, E
< Q
th,L,
, còn các sông
khác Q
th, E
> Q
th,L,

Như vậy, chênh lệch dòng chảy trung bình trong các năm El Nino so với các
năm La Nina là khác nhau giữa các sông và giữa các tháng trong năm trên cùng dòng
sông, dẫn đến sự khác nhau về các đặc trưng dòng chảy năm, mùa lũ và mùa cạn.
Nguyên nhân này có thể là do sự ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy là khác nhau
giữa các giai đoạn của ENSO, giữa các đợt ENSO với cường độ và độ dài khác nhau
và sự tương tác giữa ENSO với các yếu tố khí hậu, đặc biệt là mưa trong các lưu vực
sông.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

94 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

4. Phân phối dòng chảy trong năm ENSO
Dưới đây xem xét ảnh hưởng của ENSO đến sự phân phối dòng chảy thập niên,
chủ yếu là xem xét thời gian xuất hiện mùa lũ, tỷ lệ dòng chảy mùa lũ, mùa cạn và ba
tháng liên tục nhỏ nhất (Q3th,min) so với tổng lượng dòng chảy năm.
Từ kết quả tính toán có thể rút ra một số nhận xét sau:
1) Đối với dòng chảy mùa lũ :
 Nhìn chung, thời gian xuất hiện mùa lũ trong những năm El Nino và La Nina
không có sự sai lệch lớn, nhưng mùa lũ trong năm El Nino có xu thế xuất hiện
muộn và ngắn hơn so với năm La Nina, điển hình như mùa lũ năm 1997 chỉ kéo

dài 4 tháng trên sông Thao (trạm Yên Bái) và các sông Lô, Gâm, Chảy; còn
trong những năm La Nina thì mùa lũ có xu thế xuất hiện sớm hơn và kéo dài
hơn so với những năm El Nino;
 Tỷ lệ dòng chảy mùa lũ so với dòng chảy năm trong những năm năm El Nino
có xu thế nhỏ hơn so với những năm La Nina.
2) Đối với dòng chảy ba tháng liên tục nhỏ nhất:
 Thời gian xuất hiện Q
3th,min
trong những năm El Nino, thời gian xuất hiện
Q3th,min có xu thể muộn hơn so với những năm La Nina, thường vào các tháng
III-V hay II-IV, còn trong những năm La Nina lại có xu thế xuất hiện sớm hơn,
thường vào các tháng I-III hay II-IV;
 Tỷ lệ Q
3th, min
so với dòng chảy năm trong những năm El Nino có xu thế lớn hơn
so với những năm La Nina; điều này có thể là do tổng lượng dòng chảy năm
trong những năm El Nino giảm còn trong năm La Nina tăng lên do tác động của
ENSO.
 Nhìn chung, so với những năm La Nina thì các đặc trưng dòng chảy trong năm
El Nino nhỏ hơn, tuy nhiên, cũng có thể dòng chảy trong năm El Nino lớn hơn,
thí dụ như đặc trưng dòng chảy mùa cạn và ba tháng dòng chảy liên tục nhỏ
nhất ở sông Lô, Gâm và Chảy lớn hơn so với những năm La Nina.
5. Nhận xét chung
Từ kết quả tính toán và phân tích nêu trên có thể đưa ra một số nhận định ban đầu
dưới đây:
1. Quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy với chỉ số SSTAn là phức tạp và khác
nhau giữa các năm El Nino và La Nina, giữa các đặc trưng dòng chảy và giữa các
sông; nhìn chung, mối quan hệ này kém chặt chẽ, hệ số tương quan thường nhỏ hơn
0,5, với sai số quân phương trung bình cao. Điều này cho thấy, mức độ ảnh hưởng của
ENSO đến dòng chảy trong các lưu vực sông Thao, Đà và Lô là không lớn.

2. So sánh các đặc trưng dòng chảy trong những năm El Nino, La Nina với giá trị
trung bình trong những năm trung tính và ENSO yếu cho thấy, giá trị trung bình trong
những năm El Nino của các đặc trưng Qn và Ql đều nhỏ hơn giá trị trung bình của Qtt.
Nếu xét từng năm thì không phải dòng chảy trong tất cả các năm El Nino đều nhỏ hơn
giá trị trung bình của Qtt, mà có thể lớn hơn hay nhỏ hơn với mức độ khác nhau. Giá
trị dòng chảy trung bình trong những năm La Nina đều lớn hơn giá trị trung bình của

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 95

Qtt với mức độ khác nhau giữa các đặc trưng dòng chảy và giữa các sông, mức độ
thiên lớn có thể tới 15-95% thường xuất hiện vào các năm 1997, 1983, 1991, 2002,
mức độ thiên nhỏ nhiều nhất có thể tới -(10-40)%, thường xuất hiện vào các năm
1987, 1969, 1991.
3. So sánh giá trị trung bình trong những năm El Nino với những năm La Nina
cho thấy, các đặc trưng dòng chảy trung bình trong những năm El Nino đều nhỏ hơn
giá trị trung bình trong những năm La Nina, riêng Qc và Q
3thmin
ở một số trạm thì có
hiện tượng ngược lại.
4. Nhìn chung, mùa lũ trong năm El Nino có xu thế xuất hiện muộn và ngắn hơn
so với năm La Nina, tỷ lệ dòng chảy mùa lũ so với dòng chảy năm trong những năm
năm El Nino có xu thế nhỏ hơn so với những năm La Nina; thời gian xuất hiện Q
3th,min

trong những năm El Nino có xu thể muộn hơn so với những năm La Nina, thường vào
các tháng III-V hay II-IV.
5. Mức độ ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy là khác nhau giữa các đặc trưng
dòng chảy và giữa các sông, tùy thuộc vào cường độ, thời gian của các giai đoạn của

từng đợt El Nino và La Nina. Nhìn chung, các đợt El Nino mạnh có xu thế làm giảm
dòng chảy, còn các đợt La Nina mạnh thì làm tăng dòng chảy so với năm bình thường
không có hiện tượng ENSO.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Lê và nnk (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các giai đoạn phát triển và
suy thoái của ENSO đến lượng mưa mùa hè ở tỉnh Vân Nam”, Tạp chí Khí tượng
nhiệt đới, Trường Đại học Vân Nam, kỳ 2, tập 27, tháng 4 năm 2011.
2. Trần Thanh Xuân và nnk, “Ảnh hưởng của ENSO đến các yếu tố thủy văn và tài
nguyên nước ở Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu
khoa học độc lập cấp Nhà nước:”Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi
trường và kinh tế xã hội ở Việt Nam”, Hà Nội, 2002.

INITIAL COMMENTS ON THE INFLUENCE OF ENSO TO THE
FLOW OF DA RIVER, THAO RIVER AND LO RIVER
La Thanh Ha, Tran Thanh Xuan, Van Thi Hang
Viiet Nam Institute of meteorology, Hydrology and Environment

ENSO is a phenomenon caused weather anomalies and affected flows of rivers and
streams. However, the impact of ENSO to the river flow is very complex, depending on ENSO
phases as well as the interaction between ENSO and other atmospheric circulation and the
buffer conditions. This article would like to introduce initial studies on the impact of ENSO to
the flow of Da river, Thao river and Lo river in order to provide scientific basis for
forecasting and inter-reservoir operation in Red River system, especially for the rules of
extracted volume of water early in the reservoir in El Niño years to limit the degree of
scarcity, shortage of water supply needs in Red River Delta.

×