Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY tối THIỂU tại các điểm KIỂM SOÁT TRÊN SÔNG BA PHỤC vụ xây DỰNG QUY TRÌNH vận HÀNH LIÊN hồ CHỨA TRONG mùa cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.71 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 195

XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TẠI CÁC ĐIỂM KIỂM SOÁT
TRÊN SÔNG BA PHỤC VỤ XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN
HỒ CHỨA TRONG MÙA CẠN
Hoàng Minh Tuyển, Lương Hữu Dũng, Ngô Thị Thủy
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trạm thủy văn An Khê và thượng lưu Đập Đồng Cam là hai điểm khống chế dòng
chảy trong mùa cạn quan trọng nhất trên sông Ba. Căn cứ vào số liệu lưu lượng quan trắc tại
An Khê, Củng Sơn và yêu cầu lưu lượng thực tế cần phải bảo đảm theo từng thời kỳ của các
đối tượng dùng nước ở hạ lưu hồ An Khê và hồ sông Ba Hạ, nghiên cứu đã đưa ra được dòng
chảy tối thiểu cầu duy trì tại các điểm kiểm soát. Kết quả cho thấy, dòng chảy tối thiểu tại An
Khê không được nhỏ hơn 4 m3/s trong thời kỳ chuyển vụ và cao nhất 6-7 m
3
/s vào các thời kỳ
cấp nước khẩn trương. Dòng chảy tối thiểu tại Đồng Cam cần duy trì 40 m
3
/s để đủ cấp nước
cho hệ thống tưới trong hai vụ Đông Xuân và Hè thu. Đây là căn cứ khoa học và thực tiễn
quan trọng để phục vụ xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên sông Ba.

1. Mở đầu
Với diện tích tự nhiên toàn lưu vực
khoảng 13.900 km
2
lưu vực sông Ba - một
trong chín hệ thống sông lớn ở nước ta,


trải dài trên cà sườn phía tây và sườn phía
đông dãy Trường Sơn, trên địa phận 3
tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak ở Tây
Nguyên và tỉnh Phú Yên ở Nam Trung
Bộ.
Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ
đỉnh Ngọc Rô (Kon Tum), theo hướng tây
bắc-đông nam chảy qua địa phận các tỉnh
KonTum, Gia lai, ĐakLăk rồi chuyển
hướng gần tây-đông chảy vào địa phận
tỉnh Phú Yên rồi đổ ra biển tại Tuy Hòa.
Sông Ba được hình thành bởi nhiều nhánh
sông , suối nhỏ với 36 phụ lưu cấp I, 54
phụ lưu cấp II, 14 phụ lưu cấp III. Ba
nhánh cấp I lớn nhất là: Ia Ayun, Krông H
Năng và Hinh.
Trên lưu vực sông Ba, sự biến
động về mùa ở đây khá phức tạp. Với
những năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh ngay từ đầu mùa mưa (tháng V hàng
năm) mùa cạn kết thức sớm. Đến cuối mùa lũ, nếu gặp mưa do bão, áp thấp nhiệt đới
từ biển đông vào thì mùa lũ sẽ kéo dài thêm, thậm chí sang tháng 1 vẫn còn lũ. Đây là
những năm phân phối dòng chảy rất có lợi cho việc cấp nước trong mùa cạn.
Trên lưu vực sông Ba chỉ có sông Hinh và các nhánh sông suối nhỏ khác vùng
hạ lưu sông Ba chịu tác động đơn thuần của khí hậu Đông Trường Sơn nên có mùa
dòng chảy ổn định hơn.
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Ba

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

196 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


Mùa cạn ở các trạm đo thuỷ văn trong lưu vực sông Ba như sau kéo dài 8 tháng
từ tháng I đến tháng VIII. Riêng nhánh Ayun, mùa cạn bắt đầu sớm hơn, thông
thường bắt đầu từ tháng XII kéo dài dến tháng VII, VIII năm sau.
Hiện nay, trên toàn lưu vực có khoảng 198 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, nhỏ,
trong đó có 39 hồ chứa thủy điện, còn lại chủ yếu là các hồ chứa thủy lợi. Tổng dung
tích hữu ích của các hồ chứa trên lưu vực khoảng 1560 triệu m
3
. Trong đó 5 hồ chứa
lớn (hồ Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng, Ayun hạ, cụm hồ An Khê-Kanak) có
cửa van điều tiết. Trong 5 hồ chỉ có duy nhất hồ Ayun hạ là hồ thủy lợi cấp nước mà
không trả lại trực tiếp dòng chảy về sông chính. Hệ thống hồ An Khê-KaNak với hồ
Kanak điều tiết nhiều năm mục đích là tạo nguồn nước cấp cho hồ An Khê điều tiết
ngày đêm. Nước từ hồ An Khê được chuyển sang sông Kôn để phát điện. Việc chuyển
nước của các hồ An Khê đang trở thành mối lo ngại cho lưu vực sông Ba. Nếu không
có biện pháp quản lý điều hành tốt các nhà máy thủy điện, đoạn sông từ sau An Khê
đến thị trấn Krong Chro sẽ gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến nước. Mới đây, vào
tháng 2 năm 2011, do tích nước vào hệ thống hồ An Khê-KaNak mà dọc chiều dài
sông Ba từ chân đập thủy điện An Khê đến huyện Kông Chro, dài 30 km, dòng sông
khô cạn, ô nhiễm nặng nề.
2. Nhu cầu và sử dụng nước tại các điểm kiểm soát trên lưu vực sông Ba
Qua qua trình nghiên cứu xác định được các điểm kiểm soát trên sông Ba là:
trạm thủy văn An Khê và Đập Đồng Cam.
Trạm thủy văn An Khê, ở hạ lưu đập An Khê 7 km. Điểm này kiểm soát dòng
chảy phải trả về dòng sông Ba bảo đảm dòng chảy tối thiểu hạ du.
Từ hạ lưu đập An Khê đến Krông Chro có các công trình sử dụng nước trực
tiếp từ dòng chính sông Ba như sau:
Nhà máy mía đường An Khê nằm cách đập An Khê khoảng 3 km, nhà máy hoạt
động từ năm 2001, công suất hiện nay 10.000 tấn mía/ngày, năm 2011 hoạt động với
công suất 6.000 tấn mía/ngày. Vụ sản xuất của nhà máy từ tháng XI-V, tháng XII

trồng mía. Nhà máy sử dụng nước tuần hoàn nên lượng nước cần lấy từ sông rất ít.
Vào thời kỳ đầu vụ nhà máy bơm đủ 2000 m
3
/ngày đêm nước vào bể chứa, trong quá
trình sản xuất, một ngày cần bổ sung lượng tiêu hao khoảng 10-15% (200-300 m
3
), do
đó lượng nước yêu cầu lấy từ sông Ba rất nhỏ, chỉ cần 0.3-0.4 m
3
/s là quá đủ. Mặt
khác, nhà máy đã xây dựng một đập tràn trên sông Ba tạo nên một hồ nước nhân tạo,
cung cấp đầy đủ nước cho nhu cầu nước bổ sung.
Nhà máy nước An Khê nằm ở hạ lưu nhà máy đường khoảng 200 m, bên bờ tả
sông Ba. Công suất hiện nay 5000 m
3
/ngày đêm, 60000 m
3
/tháng, tổn thất 30%. Từ
năm 2011 đến nay, sau khi nhà máy thủy điện An Khê xả nước đều và không bị ô
nhiễm của nhà máy đường, nhà máy nước An Khê không bị thiếu nước. Trường hợp
sông không đủ nước, công ty cấp nước phải nạo vét bể hút, chuyển vòi hút ra giữa
dòng chính và đắp đập giữ nước. Thời gian hoạt động nhà máy từ 7 giờ sáng đến 17
giờ trong tất cả các ngày, bơm nước vào bể lắng. Hiện nay, nguồn nước cho nhà máy
không thiếu, nhưng phù sa trong nước quá nhiều do khai thác đá, quặng phía thượng
lưu xả xuống hạ lưu, gây khó khăn trong việc xử lý nước. Tương lai, có thể nhà máy
chuyển lên thượng lưu lấy nước trực tiếp từ hồ An Khê thì nguồn nước hoàn toàn được
giải quyết.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 197

Nhà máy sắn VEYU lấy nước trực tiếp từ sông Ba. Hệ thống lấy nước của nhà
máy thiết kế rất linh hoạt có thể nâng, hạ và vươn ra sông để thích ứng với mực nước
sông Ba. Một ngày sản xuất 60 tấn tinh bột sắn cần 500 m
3
/ngày đêm, tối đa là 1500
m
3
/ngày đêm. Thời vụ sản xuất từ tháng IX-V, chỉ từ sau tết là thiếu nước. Nhà máy
lấy nước từ 5h đến 11h. Từ năm 2011 đến nay, nhà máy không gặp khó khăn về nguồn
nước, nhưng nước sông quá đục, gây khó khăn cho việc xử lý nước.
Trạm bơm An Quý, nằm bờ tả sông Ba, cách TX An Khê khoảng 3 km ở phía
hạ lưu. Trạm bơm xây năm 2008, có 4 máy bơm công suất 470 m
3
/h, phục vụ tưới cho
132 ha lúa. Cao trình mực nước thiết kế là giả định, kênh lấy nước vào bể hút đào sâu
ra giữa lòng sông nên những lúc thiếu nước, HTX cho quây đá, đắp đập giữ nước, tạo
nên hồ nhân tạo đẩy lấy nước. Nhìn chung từ trước 2008 nước khá dồi dào, riêng năm
2010 do hồ An Khê-Kanak tích nước, gây thiếu nước và ô nhiễm nghiêm trọng. Vào
mùa cạn trong các tháng II-III, mực nước thấp và nguồn nước sông thường bị ô nhiễm
nặng. Hàng năm đều có kế hoạch
lấy nước tuới chi tiết. Trong hai
vụ Đông xuân, Hè Thu, trạm bơm
hoạt động liên tục, trung bình mỗi
ngày 3 máy bơm làm việc từ 7h
đến 17 giờ.
Trạm bơm Tân Hội, nằm
bờ hữu sông Ba, cách trạm bơm
An Quý khoảng 2 km ở phía hạ

lưu. Trạm xây dựng năm 1998, có
4 máy bơm công suất 470 m
3
/h,
cao trình mực nước thiết kế là giả
định. Trong hai vụ Đông xuân, Hè
Thu, trạm bơm hoạt động liên tục,
mỗi một đợt 3 máy bơm làm việc
thường bơm 10 ngày (24/24h).

Nhu cầu nước cho các nhà máy không lớn, nhưng đòi hỏi phải luôn có một
lượng nước bảo đảm yêu cầu sản xuất và duy trì mực nước cho các trạm bơm hoạt
động.Với các trạm bơm phục vụ sản xuất, một năm có hai vụ yêu cầu bảo đảm nguồn
nước tưới.
a) Đông Xuân: 1/XII - 30/IV; cần nhiều nước nhất tập trung vào thời kỳ XII-III.
b) Hè thu từ 20/V-15/IX; cần nhiều nước nhất tập trung vào thời kỳ V-VIII.
Trong hai vụ thì vụ Đông xuân khó khăn về nước hơn vì tháng I-III, Tây
nguyên là mùa khô không có mưa. Giữa hai vụ có thời gian 1 tháng nghỉ chuyển vụ.
Thời kỳ lấy nước của các công trình trong mùa cạn như trong Bảng 1.




Hình 2. Vị trí các công trình lấy nước trên sau trạm
thủy văn An Khê

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

198 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


Bảng 1. Thời kỳ lấy nước của các công trình sau trạm thủy văn An Khê

Đập Đồng Cam, kiểm soát dòng chảy trên dòng chính sông Ba, nguồn nước
đến đập được xả từ các hồ chứa nhằm bảo đảm nước sinh hoạt, tưới cho 19000 ha đất
canh tác. Thượng lưu đập đồng Cam có hồ thủy điện sông Hinh và sông Ba Hạ điều
tiết cấp nước chính cho đập Đồng Cam và vùng hạ lưu. Do vậy khi xem xét dòng chảy
tối thiểu tại điểm kiểm soát đập Đồng Cam sẽ không thể tách rời nhu cầu sử dụng
nước từ hạ lưu 2 hồ chứa đến đập Đồng Cam. Qua quá trình nghiên cứu thực địa xác
định được nhu cầu nước chính là các trạm bơm dọc sông Ba sau hồ Ba Hạ đến trước
Đồng Cam lấy nước trực tiếp từ dòng chính tính từ thượng lưu xuống như sau:
+ Trạm bơm Tây Hòa có 4 máy bơm, với công suất 470 m3/h.máy, tưới cho
124 ha lúa. Trạm bơm nằm phía trên ngã ba sông Hinh-sông Ba khoảng 500m. Vị trí
xây dựng trạm là nơi lòng sông Ba bị chia thành 2 dòng. Cửa lấy nước bị bồi lấp rất
nhiều và lòng sông có những tảng đá to chắn nước chảy vào bể hút. Đây là trạm bơm
khó khăn về nguồn nước nhất.
+ Trạm Tịnh Sơn nằm thượng lưu cầu sông Ba (nối thị trấn Củng Sơn và
huyện sông Hinh) khoảng 500m, có 4 trạm bơm ông suất 470 m3/h.máy. Khi Tịnh Sơn
đủ nước bơm được thì trạm Tây Hòa cũng bơm được. Trước đây, trạm thiết kế tưới
cho cả mía, nhưng do nguồn nước và kinh phí nên hiện nay chỉ tưới cho 45 ha lúa.
+ Trạm bơm Đông Hòa nằm bờ tả sông Ba, sát với nhà máy cấp nước sinh
hoạt thị trấn Củng Sơn, ngay dưới vị trí cửa sông Hinh đổ vào sông Ba khoảng 500m.
Tại đây có 4 máy bơm công suất 470 m3/h.máy. Trạm bơm xây dựng tại vị trí bờ lõm
nên của lấy nước ít bị bồi lấp. Trạm Đông Hòa tưới cho 65 ha lúa, hệ thống bơm 1 cấp.
+ Trạm bơm Gành Ông Dư, nằm trên ngã ba sông Con-sông Ba khoảng
500m. Hiện tại, năm thứ 2 xã Sơn Hà quản lý trạm Gành ông Dư. Trạm bơm tưới cho
96 ha/2 vụ. Thường là đủ nước tưới với sự hoạt động của 2-3 tổ máy. Tại trạm bơm có
3 tổ máy, do điều tiết nước của thủy điện sông Ba hạ, khoảng 8h tối hết nước tới 7h
sáng lại có nước để bơm trở lại.
Các trạm bơm này hiện tại chỉ cần lấy khoảng 1 m
3

/s mà yêu cầu thủy điện Ba
Hạ phải xả tối thiểu 40m
3
/s nhằm bảo đảm dòng chảy, mực nước chỉ để tưới 350 ha.
Nguyên nhân, dòng sông Ba rộng, mùa cạn lòng sông phân lạch nhiều, dòng chính có
nơi nằm xa bờ, các trạm bơm không thể chuyển bể hút cơ động ra xa để lấy nước được


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 199

Bảng 2. Thời kỳ lấy nước của các công trình vùng hạ lưu hồ Ba Hạ

3. Đề xuất dòng chảy tối thiểu
3.1. Tại An Khê
Dòng chảy tối thiểu phải duy trì sau tại trạm thủy văn An Khê theo định nghĩa
trong luật TNN (Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để
duy trì dòng sông hoặc đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ
sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn
nước của các đối tượng sử dụng nước). Có nghĩa hồ An Khê phải xả một lượng nước
tối thiểu duy trì đoạn sông từ đập đến hồ Đaksrông (thị trấn Krông Chro) và bảo đảm
nhu cầu tối thiểu cho các nhà máy lấy nước trực tiếp từ sông chính theo thời gian khác
nhau như Bảng 3.
Nhu cầu nước cho tưới hạ du biến đổi theo thời gian. Từ 15/XII đến 15/I, bắt
đầu cấy, gieo xạ vụ Đông -Xuân, nhu cầu nước tưới tăng lên rõ rệt, trong giai đoạn
này, lượng nước đến hồ khá lớn, yêu cầu hồ An Khê xả một lưu lượng không nhỏ hơn
7 m
3
/s để bảo đảm các trạm bơm họat động đủ công suất, tưới đủ diện tích.

Sang thời kỳ tưới dưỡng vụ Đông-Xuân, từ 16/I-30/III, đây là thời kỳ cần tưới
duy trì lượng nước mặt ruộng, nhưng rơi vào thời gian cạn kiệt nhất trong năm. Hồ An
Khê chỉ cần xả lưu lượng 5-6 m
3
/s là bảo đảm cho nhu cầu nước hạ du. Thời gian
chuyển tiếp sang vụ Hè Thu từ 1/IV-15/V, chỉ cần duy trì một lưu lượng không nhỏ
hơn 4 m
3
/s để bảo đảm môi trường và sinh thái, thông thoát của dòng sông.
Bảng 3. Yêu cầu tối thiểu tại trạm thủy văn An Khê
Tháng
XII
I
II
III
IV
Ngày
1-14
15-31
1-14
15-31
1-14
15-28
1-14
15-31
1-14
15-30
Q tối thiểu m
3
/s

4
67
67
46
46
46
46
46
46
4
Q90% (m
3
/s)
16.5
10
5.3
4.2
3.8
Q95% (m
3
/s)
9.6
8.1
4.8
3.1
3.0
QTB (m
3
/s)
51.8

19.5
11.7
8.8
8.8
Tháng
V
VI
VII
VIII
Q trung bình trong
mùa cạn (triệu m
3
)
Ngày
1-14
15-31
1-14
15-30
1-14
15-31
1-14
15-31
Q tối thiểu m
3
/s
4
67
67
46
46

46
46
>6
5.17
136
Q90% (m
3
/s)
6.8
7.0
9.0
14
8.0
209
Q95% (m
3
/s)
6.0
6.5
7.0
12.0
5.7
150
QTB (m
3
/s)
17.2
17.2
15.5
23

20.1
528

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

200 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Tương tự, từ 15/VI đến 30/VI, bắt đầu cấy, gieo xạ vụ hè thu, nhu cầu nước
tưới lớn. Trong giai đoạn này, yêu cầu hồ An Khê xả một lưu lượng không dưới 7 m
3
/s
để bảo đảm các trạm bơm họat động đủ công suất, tưới đủ diện tích. Lưu ý, thời kỳ này
thường có mưa sinh lũ tiểu mãn, nên bảo đảm nước tưới trong những năm có lũ tiểu
mãn lớn là không khó khăn. Sang thời kỳ tưới dưỡng vụ Hè-Thu, từ 1/VII-15/VIII,
nhu cầu nước không lớn, Tây Nguyên bước sang mùa mưa, hồ An Khê phải xả duy trì
một lưu lượng 5-6 m
3
/s. Cuối vụ từ 15/VIII-30/IX, mùa lũ đến, dòng chảy đến hồ khá
lớn, tránh cho đoạn sông sau đập suy giảm dòng chảy đột ngột trong mùa lũ, vừa bảo
đảm nước tưới, vừa duy trì sinh thái, dòng sông được sống gần với tự nhiên và không
bị thiệt hại về điện năng quá lớn, yêu cầu hồ An Khê xả xả duy trì một lưu lượng
không nhỏ hơn 6 m
3
/s.
Các con số trên đây tính toán căn cứ trên cơ sở bảo đảm cân đối hài hòa lợi ích
về điện, nhu cầu nước, yêu cầu duy trì hệ sinh thái, duy trì dòng chảy sông gần giống
với tự nhiên và kết hợp với phân tích quá trình lưu lượng tại trạm An Khê từ 1978 đến
2011, lưu lượng trung bình tháng mùa cạn ứng với tần suất 90, 95%.
Con số lưu lượng tối thiểu 4 m
3

/s không được vi phạm là không quá lớn so với
Q90% trong 3 tháng II-IV và nhỏ hơn giá trị trung bình khá nhiều. Tháng XII, I, VII,
VIII, IX, Q tối thiểu luôn nhỏ hơn Q90% thậm chỉ chỉ bằng một nửa Q90% trong
tháng I, XII. Về lý thuyết, nếu yêu cầu duy trì quá trình hồ xả từ hồ bảo đảm không
nhỏ hơn Q90% của từng tháng, thì quá trình xả được đề xuất có Q tối thiểu trung bình
mùa cạn nhỏ hơn Q90% trung bình các tháng mùa cạn trên 2 m
3
/s và chỉ bằng 1/3 Q
trung bình mùa cạn tại An Khê. Do đó không ảnh hưởng đến điện năng nhiều, đồng
thời vẫn bảo đảm đuợc nhu cầu nước hạ du. Kết quả sẽ được minh chứng trong tính
toán thủy năng các phương án lưu lượng xả về hạ du. Điều này có thể thực hiện được
khi nhà máy Ka Nak đi vào hoạt động với lưu lượng xả bảo đảm qua tuốc bin là 11
m
3
/s và Q bảo đảm nhà máy An Khê là 9,6 m
3
/s, lượng nhập khu giữa từ KaNak đến
An Khê trung bình mùa cạn khoảng 3 m
3
/s
3.2. Tại đập Đồng cam
Nút kiểm soát Đồng Cam là điểm quan trọng nhất, bảo đảm kiểm soát lượng
nước chủ yếu cung cấp cho hạ du tỉnh Phú Yên. Đập Đồng Cam chắn ngang sông Ba,
dâng mực nước để dẫn nước qua hai kênh Bắc (QTK=12 m3/s); kênh Nam (QTK=16,5
m3/s) tưới cho 14.398 ha hạ lưu (thiết kế là 19.000 ha). Đồng thời lượng nước này bổ
sung nước ngầm cho nhà máy nước Tuy Hòa. Mực nước tại đập phải cao hơn đỉnh đập
0.2m thì mới đủ lấy lượng nước thiết kế vào các kênh. Theo yêu cầu của tỉnh phú Yên,
lượng nước đến đập đồng Cam trong suốt 9 tháng mùa cạn (tháng 1-tháng 9) không
dưới 40 m3/s. Lý do, việc tưới cho hạ du là luân phiên, nếu đầu nước không đủ các
cống lấy nước trong nội đồng không lấy được nước tự chảy và về hạ nguồn luôn thiếu

nước. Ngoài ra lượng nước này là rất quan trọng cho việc cung cấp sinh hoạt, công
nghiệp trong vùng hạ du và lượng nước tràn qua đập tham gia đẩy mặn, duy trì dòng
sông không bị đứt đoạn đến cửa Đà Rằng.
Trong năm có hai vụ lúa chính:
 Vụ đông xuân từ tháng 15/XII đến cuối 15/IV. Từ tháng I-III mưa ít nhưng
cần nước nhất.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 201

 Vụ Hè Thu, từ 15/VI đến cuối 15/IX. Sau lũ tiểu mãn từ 15/V-10/VI làm
đất, gieo sạ xong. Thường là các tháng VI-VII hạn nhất trong năm.
Bảng 4. Yêu cầu tối thiểu tại trạm đập Đồng Cam

Trong mùa cạn, thời gian chuyển vụ từ 15/IV-15/V, thời gian kéo dài khoảng 1
tháng, không có nhu cầu nước cho tưới, nhưng tại Đồng Cam vẫn phải cần duy trì một
lượng nước lấy vào hai kênh cung cấp cho sinh hoạt và nhà máy nước
4. Kết luận, kiến nghị
Dòng chảy tối thiểu tại điểm kiểm soát An Khê và đập Đồng Cam được xác
định là một quá trình. Kết quả xác định dòng chảy tối thiểu tại An Khê không được
nhỏ hơn 4 m
3
/s trong thời kỳ chuyển vụ và cao nhất >7 m
3
/s vào các thời kỳ cấp nước
khẩn trương. Dòng chảy tối thiểu tại Đồng Cam cần duy trì từ 30-40 m
3
/s để đủ cấp
nước cho hệ thống tưới trong hai vụ Đông Xuân và Hè thu. Kết quả xác định dòng

chảy tối thiểu sẽ là cơ sở cho việc xác định việc vận hành, phối hợp hệ thống liên hồ
chứa nhằm đảm bảo nhu cầu nước trên lưu vực sông Ba.
Một số đề xuất:
1. Hồ Ba Hạ trên dòng chính chịu tác động điều tiết và sử dụng nước từ trên
thượng nguồn. Dung tích hữu tích nhỏ, nhà máy phụ thuộc nhiều vào dòng
chảy tự nhiên lưu vực sông Ba để phát điện. Hơn thế nữa, lưu lượng phát tối
thiểu của nhà máy là 120 m
3
/s mà nhu cầu thực tế chỉ là 40 m
3
/s. Do đó,
trong một ngày nhà máy phát 14 giờ như yêu cầu hiện nay là khó bảo đảm
nguồn nước. Với những năm ít nước, hồ Ba Hạ và Krông Hnăng không tích
đầy nước, thì thủy điện Ba hạ có thể được phát 6-8 giờ/ngày.
2. Cần cải tạo các nhà máy bơm huyện Sơn Hòa, tăng công suất, nạo vét lòng
sông để dẫn nước vào bể hút, rút ngắn thời gian bơm nước như hiện nay.
3. Hồ sông Hinh có thể hỗ trợ cho hồ Sông Ba Hạ để duy trì lưu lượng tại đập
Đồng Cam dao động từ 35-40 m
3
/s.
4. Trong thời kỳ chuyển vụ (15/IV-15/V), các hồ giảm thời gian phát điện
trong ngày, dành nước cho vụ hè thu, đặc biệt vào tháng VII thường là tháng
cạn kiệt.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

202 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 294/SNN-CCTL ngày 09/04/2012 của Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên gửi
EVN và A0 về kế hoạch sử dụng nước và phối hợp vận hành điều tiết của các nhà
máy thủy điện sông Ba Hạ, Sông Hinh.
2. Hoàng Minh Tuyển và nnk, 2013. Báo cáo xây dựng quy trình điều tiết nước mùa
cạn liên hồ chứa trên sông Ba.
3. Luật TNN năm 2012.
4. Phong NN Huyện Sơn Hòa, 2012. Kế hoạch sử dụng nước vụ Đông Xuân, Hè thu
của các trạm bơm huyện Sơn Hòa, Phú Yên.
5. Sở NN PTNT Gia Lai, 2012, Lịch bơm nước trạm bơm An Quý xã Phú An, tỉnh
Gia Lai.

ESTIMATE MINIMUM FLOW AT CONTROL POINTS ON BA RIVER
TO DEVELOP OPERATION RULES OF RESERVOIR SYSTEM
IN DRY SEASON
Hoang Minh Tuyen, Luong Huu Dung, Ngo Thi Thuy
Centre for Hydrology and Water resources,
Institute of Meteorology Hydrology and Environment

An Khe hydrological station and upstream of Dong Cam dam are the two most
inportant control points on Ba River system. Based on observed data at An Khe, Cung Son
and actual water demand of water users in downstream of An Khe and Ba Ha reservoirs in
different periods, the study estimated minimum flow at control points on the river system. The
results show that the flow should not be lower than 4 m
3
/s at An Khe station in preparing
periods and about 6-7 m
3
/s in intensive supply period. The flow at Dong Cam dam should be
ensured at 40 m
3

/s to supply water for irrigation system in Winter-Spring and Summer-
Autumn crops. This is a scientific basis to develop operation rules of reservoir system in dry
season on Ba River.

×