Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm đau và độc tích của tectorigenin chiết xuất từ xạ can (belamcanda chinensis (l ) DC, iridaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.42 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGÔ THANH HOA




NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM,
GIẢM ĐAU VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
TECTORIGENIN CHIẾT XUẤT TỪ XẠ CAN
(Belamcanda chinensis (L.) DC, Iridaceae)







LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC









HÀ NỘI – 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI











NGÔ THANH HOA







NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM,
GIẢM ĐAU VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
TECTORIGENIN CHIẾT XUẤT TỪ XẠ CAN
(Belamcanda chinensis (L.) DC, Iridaceae)







LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC





CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60.73.05





Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Thị Trâm
2. TS. Lê Minh Hà





HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ

Thị Trâm - nguyên trưởng bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội,
là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Đỗ Thị
Nguyệt Quế - giảng viên bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội, đã
luôn quan tâm nhắc nhở, ủng hộ, giúp đỡ, cho tôi nhiều kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Minh Hà - phòng hóa dược, Viện
Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô, anh chị, bạn
bè công tác tại bộ môn Dược lực và phòng Đào tạo - trường Đại học Dược Hà
Nội, đã luôn ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ kinh
phí giúp tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Ngô Th






 VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về viêm 3

1.1.1. Khái niệm viêm 3
1.1.2. Nguyên nhân viêm 3
1.1.3. Phân loại viêm 3
1.1.4. Những biến đổi chủ yếu trong viêm 4
1.1.5. Một số chất trung gian hoá học trong phản ứng viêm 6
1.1.6. Một số nhóm thuốc chống viêm 9
1.1.6.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) 9
1.1.6.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid) 10
1.1.6.3. Enzym chống viêm 10
1.1.6.4.Các flavonoid 11
1.2. Tổng quan về đau 14
1.2.1. Khái niệm đau 15
1.2.2. Phân loại cảm giác đau 15
1.2.3. Các receptor với cảm giác đau 15
1.2.4. Đường dẫn truyền cảm giác đau 15
1.2.5. Thuốc giảm đau 17
1.2.5.1. Thuốc giảm đau, gây ngủ 17
1.2.5.2. Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 18
1.2.5.3. Đông dược 19
1.3. Tổng quan về cây xạ can và tectorigenin 19
1.3.1. Cây xạ can 19
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật 20
1.3.1.2. Đặc điểm vị thuốc 20
1.3.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến 20
1.3.1.4. Thành phần hoá học 21
1.3.1.5. Công dụng 21
1.3.1.6. Tác dụng sinh học của xạ can 21
1.3.1.7. Các bài thuốc cổ truyền có xạ can 22
1.3.1.8. Các chế phẩm trên thị trường có chứa vị thuốc xạ can 22
1.3.2. Tectorigenin 23

1.3.3. Tác dụng sinh học của tectorigenin 24
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu 26
2.1.1.Thuốc nghiên cứu 26
2.1.2. Súc vật thí nghiệm 27
2.1.3. Hoá chất, thuốc thử 27
2.1.4. Máy móc thiết bị nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Nghiên cứu độc tính 28
2.2.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp 28
2.2.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 29
2.2.2 Nghiên cứu tác dụng chống viêm 30
2.2.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp 30
2.2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn 31
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau 32
2.2.3.1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau quặn 32
2.2.3.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau
bằng phiến nóng 33
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Nghiên cứu độc tính của TEC-01 34
3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp 34
3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 35
3.1.2.1. Ảnh hưởng của TEC-01 tới tình trạng chung và thể trọng chuột 35
3.1.2.2. Ảnh hưởng của TEC-01 tới các chỉ số huyết học 36
3.1.2.3. Ảnh hưởng của TEC-01 tới chức năng gan 37
3.1.2.4. Ảnh hưởng của TEC-01 tới chức năng thận 38
3.1.2.5. Mô bệnh học 38
3.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của TEC-01 40
3.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây phù

chân chuột bằng carragenin 40
3.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn của TEC-01 trên mô hình gây
viêm u hạt bằng amian 42
3.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-01 43
3.3.1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau quặn
bằng acid acetic 43
3.3.2. Ngiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau bằng
phiến nóng 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 47
4.1. Bàn luận về độc tính 47
4.1.1. Độc tính cấp 47
4.1.2. Độc tính bán trường diễn 48
4.1.2.1. Tình trạng chung, cân nặng của chuột 49
4.1.2.2. Ảnh hưởng của TEC-01 đến các chỉ số huyết học 49
4.1.2.3. Ảnh hưởng của TEC-01 lên chức năng gan 50
4.1.2.4. Ảnh hưởng của TEC-01 đến chức năng thận 52
n luận về tác dụng chống viêm của TEC-01 53
4.2.1. Về tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây phù chân
chuột bằng carragenin 54
4.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TEC-01 trên mô hình gây viêm u hạt
bằng amian 55
4.3. Bàn về tác dụng giảm đau của TEC-01 57
4.3.1. Về tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau quặn bằng
acid acetic 57
4.3.2. Tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau bằng phiến nóng 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
COX Cyclooxygenase

PG Prostagladin
NSAID Thuốc chống viêm không steroid
LOX Lipooxygenase
iNOS Inducible nitric oxide synthase
NC Nghiên cứu
HC Hồng cầu

BC Bạch cầu
PLT Tiểu cầu
Hb Hemoglobin
HCT Hematocrit

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế chống viêm của NSAIDs và glucocorticoid 9
Hình 1.2. Cơ chế điều biến trong con đường nhận cảm đau 17
Hình 1.3. Cây xạ can 20
Hình 1.4. Công thức Tectorigenin 23
Hình 2.5. Quy trình chiết tách TEC-01 26
Hình 2.6. Sơ đồ mô hình nghiên cứu 28
Hình 2.7. Sơ đồ đánh giá tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình
gây viêm bằng carragenin 30
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình
gây u hạt bằng amian. 31
Hình 2.9. Sơ đồ quy trình thí nghiệm nghiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-
01 trên mô hình giảm đau quặn. 32
Hình 2.10. Sơ đồ quy trình nghiên cứu tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô
hình giảm đau phiến nóng. 33
Hình 3.11 Ảnh hưởng của TEC-01 đến cấu trúc vi thể gan, thận chuột nhắt
trắng sau 28 ngày uống thuốc liên tục. 39

Hình 3.12. Độ tăng thể tích chân chuột tại các thời điểm khảo sát 41
Hình 3.13. Số cơn đau quặn qua các giai đoạn của các lô chuột 44
Hình 3.14. Thời gian đáp ứng đau của các lô chuột 46
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả thử độc tính cấp của TEC-01 trên chuột nhắt trắng 34
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TEC-01 đến thể trọng của chuột 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của TEC-01 trên các chỉ số huyết học 36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TEC-01 đến chức năng gan 37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của TEC-01 đến chức năng thận 38
Bảng 3.6. Tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây phù chân
chuột gây ra bởi carragenin 41
Bảng 3.7. Tác dụng chống viêm mạn của TEC-01 42
Bảng 3.8. Số cơn đau quặn trong các giai đoạn sau khi gây đau bằng acid
acetic ở các lô nghiên cứu 44
Bảng 3.9. Thời gian đáp ứng đau của các lô chuột 45













1

Đ
VẤN ĐỀ

Flavonoids là một nhóm các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong rau
củ, hoa quả, ngũ cốc, rượu vang, và các loại dược liệu khác nhau. Từ lâu,
các flavonoid đã được biết đến với rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Năm 1999, FDA đã chấp nhận việc sử dụng 25g protein đậu nành/ngày giúp
làm giảm nguy cơ tim mạch; năm 2002, tổ chức the UK Joint Health Claims
Initiative tại Anh cũng đưa ra khuyến cáo rằng sử dụng 25g protein đậu
nành/ngày giúp làm giảm cholessterol trong máu. Khoảng 50 năm gần đây,
các flavonoid ngày càng được nghiên cứu sâu hơn và đã được chứng minh có
nhiều tác dụng khác nhau như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn,
kháng virus, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, chống ung thư,
trị đái tháo đường, [52].
Trong nhóm hợp chất flavonoid, một số hợp chất đã được nghiên cứu
kỹ về tác dụng và cơ chế tác dụng như: genistein, quercetin, myrcetin,
Tectorigenin cũng là một trong các flavonoid trên. Chất này đã được chứng
minh có nhiều tác dụng như chống oxy hóa, chống ung thư, ngăn ngừa biến
chứng của đại tháo đường, ức chế khối u, gây độc tế bào, tác dụng oestrogen
thực vật, chống viêm, [33],[40],[46],[62],[63]. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này phần nhiều là các thử nghiệm invitro. Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi
chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào về tác dụng chống viêm, giảm đau
của tectorigenin trên invivo. Bên cạnh đó, tectorigenin là thành phần hóa học
chính của xạ can - một dược liệu rất quen thuộc của nhân dân ta dùng để chữa
các bệnh về viêm, đau như viêm họng, ho, viêm amidan, đau cổ, nhiều đờm,
khản tiếng, Chính vì vậy, với phân đoạn flavonoid TEC-01 (95%
tectorigenin) chiết tách được từ cây xạ can Tam Đảo, nhằm tìm hiểu tác dụng
của tectorigenin nói chung và tác dụng của TEC-01 nói riêng, chúng tôi đã

2

thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và độc tính
của tectorigenin chiết xuất từ cây xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC,
họ Iridaceae)" với mục tiêu:
- Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của tectorigenin trên
chuột nhắt trắng thực nghiệm.
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm của tectorigenin trên chuột cống trắng thực
nghiệm.
- Nghiên cứu tác dụng giảm đau của tectorigenin trên chuột nhắt trắng thực
nghiệm.



















3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM
1.1.1. Khái niệm viêm
Theo từ điển bách khoa dược học: "viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể
do các mô bị kích thích hoặc tổn thương. Đó là một phản ứng phức tạp của
các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được thể hiện
bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận" [23].
1.1.2. Nguyên nhân viêm
Có nhiều nguyên nhân gây viêm, có thể chia thành hai nhóm:
- Nguyên nhân bên ngoài:
+
Do vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, một số loại nấm, các vi sinh vật đơn
bào, ký sinh trùng và côn trùng.
+

Do các chất hoá học: do hoá chất, do thuốc,
+

Do các yêú tố vật lý: chấn thương, dị vật, nhiệt, tia phóng xạ, bức xạ
+

Do cơ học: từ sây sát nhẹ đến chấn thương nặng
- Nguyên nhân bên trong:
+
Sản phẩm chuyển hoá, urê máu tăng gây viêm màng phổi, màng tim;
acid uric tăng gây viêm khớp trong bệnh gut.
+
Hoại tử kín gây viêm vô trùng: như hoại tử chỏm xương đùi.
+

Phản ứng tự miễn: như bệnh khớp, viêm cầu thận.

+

Viêm xung quanh tổ chức ung thư [8],[22].
1.1.3. Phân loại viêm
- Theo nguyên nhân: có viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
- Theo vị trí: có viêm nông, viêm sâu (bên trong và bên ngoài).
- Theo dịch rỉ viêm: có viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ
- Theo diễn biến: có viêm cấp và viêm mạn.
- Theo tính chất: có viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu [8].

4
1.1.4. Những biến đổi chủ yếu trong viêm
* Rối loạn vận mạch
- Co mạch chớp nhoáng ở các tiểu động mạch.
- Sung huyết động mạch: động mạch vi tuần hoàn giãn rộng tăng cả lưu
lượng lẫn áp lực máu, biểu hiện bên ngoài là đau và nóng. Sung huyết động
mạch sinh ra do sự giải phóng các enzym từ lysosom của tế bào chết, các chất
trung gian hóa học (histamin, bradykinin, prostaglandin, protease, IL-1, PAF,
NO ). Quá trình này giúp cung cấp ATP giúp bạch cầu thoát mạch, di
chuyển và thực bào.
- Sung huyết tĩnh mạch: sung huyết động mạch giảm dần, chuyển sang
sung huyết tĩnh mạch. Biểu hiện là các mao tĩnh mạch giãn rộng, ổ viêm bớt
nóng chuyển sang màu tím sẫm. Giai đoạn này giúp dọn sạch ổ viêm, chuẩn
bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm.
- Ứ máu: làm cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh.
* Hình thành dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm bao gồm: các thành phần
bình thường từ máu thoát ra (nước, muối, protein, huyết tương, các thành
phần hữu hình của máu) và các chất mới được hình thành do rối loạn chuyển
hóa kèm tổn thương mô (histamin, seretonin, leucotrien ).

* Bạch cầu xuyên mạch
Bình thường bạch cầu chỉ dính với nội mô ở mức thấp. Khi có viêm,
dưới tác động của các chất trung gian hóa học bạch cầu tăng khả năng bám
dính với tế bào nội mô. Sau khi dính vào các tế bào nội mô, bạch cầu chuyển
động nhẹ dọc theo bề mặt nội mô, luồn chân giả vào kẽ hở giữa các tế bào nội
mô rồi xuyên qua vào khoảng gian bào ngoài mao mạch. Tiếp theo, bạch cầu
di chuyển trong mô kẽ về phía mô viêm do kích thích hoá ứng động
[7],[8],[11].

5
* Hiện tượng thực bào và thoát hạt
Khi tới ổ viêm, bạch cầu nhận biết và dính với đối tượng bị thực bào. Sau
đó, bào tương của thực bào kéo dài ra tạo thành giả túc tiến đến bao quanh lấy
đối tượng, sập giả túc lại tạo thành hốc thực bào. Màng của hốc thực bào sát
nhập với màng bào tương của hạt lysosom, rồi các thành phần của lysosom đổ
vào hố thực bào để phân huỷ đối tượng thực bào [11].
* Rối loạn chuyển hóa
Tại ổ viêm nhu cầu oxy tăng nhưng sự sung huyết động mạch không đáp
ứng kịp do vậy pH sẽ giảm, từ đó kéo theo hàng loạt những rối loạn chuyển
hóa protid, lipid và glucid.
* Tổn thương mô
Thường thấy có hai loại tổn thương:
- Tổn thương tiên phát do nguyên nhân gây viêm tạo ra, phải có tổn
thương tiên phát tại chỗ thì mới phát triển thành ổ viêm.
- Tổn thương thứ phát do những rối loạn tại ổ viêm gây nên, phụ thuộc
vào cường độ của nguyên nhân và mức độ phản ứng của cơ thể.
* Tăng sinh tế bào và quá trình lành vết thương
Các tế bào nhu mô của cơ quan viêm có thể được tái sinh đầy đủ khiến
kiến trúc và chức năng của cơ quan vẫn được phục hồi. Nếu không được như
vậy thì một phần nhu mô bị thay thế bằng mô xơ (sẹo). Quá trình lành tổn

thương có toàn vẹn hay không tùy thuộc vào: cơ quan bị viêm, mức độ hoại
tử, thời gian viêm, hoạt lực của yếu tố gây viêm
* Viên mạn tính
Viêm cấp tính (với các giai đoạn được trình bày ở trên) có thể khỏi hoàn
toàn hoặc có thể chuyển sang viêm mạn tính. Viêm mạn tính cũng có thể bắt
đầu ngay từ đầu mà không qua giai đoạn viêm cấp tính.
Biển hiện của viêm mạn tính gồm:

6
- Tiết dịch nhưng sưng đỏ và nóng không rõ rệt, hoặc không có.
- Chức năng mô và cơ quan ít bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy giảm chậm
chạp.
- Có hiện tượng huy động bạch cầu, hiện tượng thực bào tại ổ viêm, tăng
bạch cầu trung tính không rõ rệt [8].
1.1.5. Một số chất trung gian hoá học trong phản ứng viêm
* Các chất chuyển hoá của acid arachidonic
Prostagladin (PG)
Khi tế bào bị tổn thương, màng phospholipid của tế bào sẽ bị hoạt hoá
bởi phospholipase A
2
tạo thành acid arachidonic. PG là sản phẩm chuyển hoá
của acid arachidonic theo con đường cyclooxygenase (COX). Enzym COX có
hai đồng phân là COX-1 và COX-2. COX-1 là enzym có mặt ở hầu hết các
mô, chịu trách nhiệm tổng hợp PG sinh lý tham gia vào các chức năng bình
thường của cơ thể (đặc biệt ở đường tiêu hoá, tiểu cầu và thận), ổn định nội
môi và bảo vệ tế bào. COX-2 được xem là enzym tiền viêm, chỉ xuất hiện tại
các tổ chức bị tổn thương và có vai trò tạo ra các PG gây viêm.
Trong viêm cấp, các mô và mạch máu sản xuất ra PGE
2
và PGI

2
, các tế
bào mast giải phóng ra PGD
2
. Trong viêm mạn các bạch cầu đơn nhân và đại
thực bào cũng giải phóng ra PGE
2
và thromboxan A
2
. Các chất PGE
2
, PGI
2
,
PGD
2
là các chất giãn mạch mạnh, đồng thời chúng cũng hiệp đồng tác dụng
với các chất giãn mạch khác như histamin và bradykinin. Chúng không trực
tiếp làm tăng tính thấm thành mạch mà gián tiếp thông qua tác dụng của
histamin và bradykinin.
Tuy nhiên, bên cạnh chức năng là chất trung gian trong viêm, một số PG
còn có vai trò chống viêm đáng kể do làm giảm hoạt tính của các tế bào viêm.
Ví dụ: PGE
2
làm giảm giải phóng các enzym của lysosom và các chất chuyển

7
hóa gây độc từ bạch cầu trung tính, làm giảm giải phóng histamin từ tế bào
mast [20], [51].
Leucotrien

Ngoài con đường COX, acid arachidonic có thể được chuyển hoá theo
con đường lipooxygenase (LOX ) để tạo ra leucotrien. Các leucotrien được
tổng hợp chủ yếu bởi tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, đại thực bào và
dưỡng bào [22].
Leukotriene B4 là chất trung gian quan trọng trong mọi loại viêm. Chúng
được tìm thấy trong dịch tiết viêm và các mô trong tình trạng viêm như viêm
khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, viêm loét đại tràng. Các leukotriene chứa
cystein có mặt trong đờm của viêm phế quản mạn tính. Người ta cho rằng
chúng là một trong các chất trung gian chính ở cả giai đoạn đầu và cuối của
bệnh hen suyễn [51].
* Các acid amin hoạt mạch
Histamin
Histamin được hình thành và dự trữ sẵn trong các hạt và được giải phóng
do sự vỡ hạt của các dưỡng bào khi đáp ứng với các kích thích như: tổn
thương vật lý, phản ứng miễn dịch làm gắn các kháng thể với các dưỡng bào
Histamin gây giãn các tiểu động mạch và tăng tính thấm thành mạch đối với
các tiểu tĩnh mạch.
Serotonin
Serotonin có tác động tương tự như histamin [22].
* Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF)
PAF hoạt động trên các receptor đặc hiệu của nó và có khả năng gây ra
nhiều hiện tượng trong viêm. PAF hoạt hoá mạnh bạch cầu đa nhân trung
tính, kích thích sự xuyên mạch của bạch cầu, giải phóng các men của tiêu thể,
gây hoạt hoá và kết dính tiểu cầu [22].

8
* Các cytokin
TNF, IL-1, IL-6 tham gia phát triển phản ứng viêm tại chỗ hoặc hệ
thống, một số có thể trở thành viêm mạn tính. Tại chỗ, chúng làm hoạt hóa
nội mô, tăng tổng hợp các phân tử dính của tế bào nội mô. Chúng còn gây sốt,

làm tăng lượng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng sinh nguyên bào sợi và kích
thích tổng hợp collagen Còn IL-8 là một tác nhân gây hoá ứng động và hoạt
hoá mạnh đối với bạch cầu đa nhân trung tính. Nó là chất cảm ứng mạnh của
các cytokin khác, chủ yếu là TNF và IL-1 [22].
* Các protein huyết tương
Hệ thống bổ thể
Hệ thống bổ thể có các thành phần C
3a
và C
5a
làm tăng tính thấm thành
mạch và gây giãn mạch. C
5a
hoạt hoá con đường chuyển hoá LOX của acid
arachidonic ở các bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân, gây giải
phóng chất trung gian hoá học của phản ứng viêm. C
5a
còn là tác nhân hoá
ứng động mạnh với bạch cầu.
Bradykinin
Bradykinin gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch.
Hệ thống đông máu và tiểu tơ huyết
Hệ thống đông máu là một loạt những protein của huyết tương có thể bị
hoạt hoá bởi yếu tố Hageman. Bước cuối cùng của quá trình là sự chuyển
fibrinogen thành fibrin. Trong quá trình biến đổi này, các fibrinopeptid được
hình thành, nó gây tăng tính thấm mao mạch và có hoạt tính hoá ứng động đối
với bạch cầu [22].
* Oxyd nitơ
NO do đại thực bào sản xuất, có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm
thành mạch, tăng sản xuất các PG viêm. Tuy nhiên nếu các đại thực bào bị


9
hoạt hóa sản xuất quá nhiều NO sẽ gây giãn mạch quá mức, gây shock nhiễm
khuẩn [51].
1.1.6. Một số nhóm thuốc chống viêm
1.1.6.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
* Cơ chế chung
Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym cyclooxygenase
(COX), do đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin, là chất trung gian hoá học
gây viêm, nên làm giảm quá trình viêm (hình 1.1). Các thuốc này không ức
chế lipooxygenase của con đường chuyển hóa acid arachidinic vì vậy không
ức chế tạo leukotrien. Hầu hết các NSAID ức chế cả COX-1 và COX-2. Một
số thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxib, valdecoxib.
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân huỷ protein,
ngăn cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng
với tác dụng của các chất trung gian hoá học như bradykinin, histamin,

Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế chống viêm của NSAIDs và glucocorticoid

10
serotonin, ức chế hoá ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu
tới ổ viêm.
* Các thuốc trong nhóm
Aspirin, indomethacin, piroxicam, meloxicam, ibuprofen, diclofenac
[3].
1.1.6.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid)
Là nhóm thuốc có cấu trúc giống với cấu trúc của các hormon
glucocorticoid của vỏ thượng thận.
* Cơ chế chung
Nhóm thuốc này ức chế enzym phospholipase A

2
thông qua kích thích
tổng hợp lipocortin, do đó làm giảm tổng hợp cả leucotrien và prostaglandin
là những chất trung gian hoá học tham gia vào phản ứng viêm, nên có tác
dụng chống viêm (hình 1.1).
Ngoài ra, tác dụng chống viêm của corticoid còn là kết quả của một loạt
tác dụng khác: ức chế sản xuất kháng thể, ức chế khả năng di chuyển và tập
trung của bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế việc giải phóng và phát huy tác
dụng của enzym tiêu thể (collagenase, etalase ).
* Các thuốc trong nhóm
Hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon, dexamethason [3],[5].
1.1.6.3. Enzym chống viêm
* Cơ chế
- Thuỷ phân protein huyết tương, tiêu huỷ mảnh vụn sợi tạo keo, các
mảnh tế bào và các fibrin kết tụ tại vùng bị tổn thương đồng thời kích thích
hiện tượng thực bào. Vì vậy chúng làm giảm phù viêm, cải thiện khả năng lưu
thông máu, phục hồi tuần hoàn mao mạch để đảm bảo cung cấp đủ oxy và
dinh dưỡng cho các vùng bị tổn thương.

11
- Điều hoà các chất trung gian hoá học của phản ứng viêm như các
protein của pha cấp, các cytokin, các thụ thể gây kết dính trên màng bạch cầu
- Giảm khả năng hoạt hoá hệ thống bổ thể của phức hợp miễn dịch màng
tế bào, làm giảm sự nguy hiểm của các phản ứng quá mẫn [37].
*Một số enzym có tác dụng chống viêm
α-chymotrypsin, trysin, serratiopeptidase, amylase, papain, bromelain.
1.1.6.4. Các flavonoid
* Cơ chế tác dụng [52]
Một số hợp chất flavonoid có tác dụng kháng viêm cả hoạt động in vitro
và in vivo. Mặc dù cơ chế tác dụng của các hợp chất này vẫn chưa được biết

đầy đủ, một số cơ chế chống viêm của các flavonoid đã được đưa ra:
- Ức chế tổng hợp và hoạt tính sinh học của các prostanoid.
Hesperidin và diosmin đã được chứng minh có khả năng ức chế đáng kể
của sự hình thành PG in vivo.
Quercetin là một chất ức chế mạnh cả hai enzym COX-2 và 5-LOX .
Một số flavonoid ức chế chọn lọc hoạt tính của LOX in vitro:
sideritoflavone, irsiliol, hypolaetin-8-O--D-glucoside, hypolaetin, oroxindin,
quercetagetin-7-O--D-glucoside, gossypin, hibifolin và gossypetin.
Resveratrol thay đổi các phản ứng viêm thông qua việc ức chế tổng hợp
và giải phóng các chất trung gian tiền viêm, thay đổi tổng hợp eicosanoid, ức
chế sự hoạt hóa của các tế bào miễn dịch, ức chế inducible nitric oxide
synthase (iNOS) và COX-2 thông qua ức chế NF-B.
Các flavonoid từ các loài Citrus chống viêm do chúng ức chế sự tổng
hợp và hoạt tính sinh học của các chất trung gian tiền viêm, chủ yếu là các
chất chuyển hóa của acid arachidonic, PGE
2
, PGF
2
và thromboxan A
2
.
Tác dụng ức chế phospholipase A2 của một số flavonoid đã được báo
cáo trong các nghiên cứu in vitro. Các flavonoid prenylat từ Sophora

12
flavescens và một số biflavonoid (amentoflavone, bilobetin, morelloflavone
và ginkgetin) trong các dược liệu ức chế phospholipase C1 và A2.
Morelloflavone, là một chất ức chế tiết phospholipase A2, sử dụng đường
uống có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột do carrageenin, sử dụng tại chỗ
có tác dụng ức chế viêm tai gây ra bởi 12-O-tetradecanoylphorbol 13 - acetate

(TPA).
Ngoài ra còn có các cơ chế khác: ức chế protein và sự dịch mã mARN
của COX, ức chế enzym iNOS
- Ức chế giải phóng histamin
Các flavonoid ức chế giải phóng histamin ở pha muộn của phản ứng dị
ứng. Sự giải phóng các histamin này bị kiểm soát chặt chẽ bởi các leukotrien.
Một số flavon chứa hydroxyl, các aglycon có hoạt tính này còn các flavon
chứa nhóm methoxyl có hoạt tính này yếu hơn.
- Ức chế phosphodiesterase
AMP vòng đóng vai trò là chất truyền tin thứ hai của tế bào. Hoạt tính
của nó trong các tế bào viêm được kiểm soát bởi một enzym thủy phân đặc
biệt là phosphodiesterase (PDE). Ức chế PDE sẽ ngăn cản giáng hóa AMP
vòng, do đó gây tăng mức AMP vòng nội bào. Mức AMP vòng tăng làm cản
trở toàn bộ các chức năng của tế bào vì thế ức chế sao chép các gen mã hóa
TNF-α và ức chế giải phóng cytokin viêm TNF-α từ phân tử tiền thân của nó
trong các tế bào viêm [34],[53].
Nhiều dược liệu chứa flavonoid có tác dụng ức chế phosphodiesterase.
Các flavon aglycon có năm hoặc nhiều hơn số nhóm thế methoxy (có nhiều
polymethoxyflavones trong cam quýt) có xu hướng ức chế phosphodiesterase
mạnh, trong khi các C-glycosyl flavon là các chất ức chế yếu, và các flavone-
O-glycosid ít hoạt tính hơn các aglycon. Gần đây, bốn flavonoid chiết xuất từ

13
cam thảo, và biflavones từ Ginkgo biloba, thể hiện tác dụng ức chế mạnh
phosphodiesterase in vitro.
Tác dụng ức chế phosphodiesterase ở bạch cầu đơn nhân của người bị
kích hoạt bởi lipopolysacharid đã được báo cáo ở các flavon polymethoxy từ
các loài Citrus. Các hợp chất này cũng ức chế sự sản xuất các cytokin, TNF-α,
IL-10 ở tế bào bạch cầu bị kích hoạt.
Flavonid có tác dụng ức chế mạnh nhất sự sản xuất của TNF-α là

3,5,6,7,8,38,48- heptamethoxy flavone (HMF), 5-desmethylnobiletin,
sinensetin, nobiletin và 5-hydroxy-3,6,7,8,38,48-hexamethoxyflavone. Một số
hydroxyl flavones (vd: apigenin, kaempherol, rhamnetin, quercetin, và
tamaraxetin) cũng có tác dụng ức chế sản xuất TNF-α ở mức trung bình.
- Ức chế hoạt hóa yếu tố sao chép nhân (NF-B).
NF-B đóng vai trò quan trọng nhất trong các đáp ứng viêm và miễn
dịch. Nó được tìm thấy trong bào tương ở dạng không hoạt động do tạo phức
hợp với một protein ức chế là IB. IL-1, TNF-α, lipopolysaccharid, tia tử
ngoại và các phản ứng kháng nguyên là những yếu tố hoạt hóa kinase của NF-
B. Phản ứng phosphoryl hóa IB sẽ dẫn đến hoạt hóa và chuyển vị NF-B
tới nhân. Tại nhân, NF-B gắn với các chuỗi DNA và kích thích sự sao chép
các gen mã hóa cytokin, chemokin, các phân tử kết dính, các bổ thể và các
receptor cho những phân tử này, cảm ứng sự sao chép các gen mã hóa enzym
COX-2, iNOS [29].
Apigenin ức chế hoạt tính của IB kinase ở đại thực bào của chuột bị
kích thích bởi lipopolysaccharid. Myricetin, silymarin ức chế hoạt tính và
ngăn cản sự giáng hóa của IB kinase. Điều này dẫn đến sự giảm biểu hiện
gen của COX-2 và iNOS, giảm tổng hợp COX-2 và giảm việc tạo thành các
gốc NO.
* Một số dược liệu chứa flavonoid có tác dụng chống viêm.

14
- Kim Ngân
+ Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb, Caprifoliaceae.
+ Bộ phận dùng: hoa, phần trên mặt đất phơi hay sấy khô.
+ Công dụng: chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, viêm nhiễm
đường hô hấp trên như viêm amydan, viêm họng, viêm da, sưng vú, viêm ruột
thừa, viêm màng kết do siêu vi
- Hoàng cầm
+ Tên khoa học: Stecullaria baicalensis Georg, Lamiaceae.

+ Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô.
+ Công dụng: chữa ho, sốt, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ sưng đau, mụn nhọt, viêm
dạ dày ruột, cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ
- Hòe hoa
+ Tên khoa học: Sophora japonica (L.) Schott, Fabaceae.
+ Bộ phận dùng: nụ hoa hòe.
+ Công dụng: chủ yếu để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động
mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết
như chảy máu cam, ho ra máu, chữa trĩ, chống dị ứng, thấp khớp
- Núc Nác
+ Tên khoa học: Oroxylum imdicum, Bignoniaceae.
+ Bộ phận dùng: vỏ và hạt phơi hay sấy khô.
+ Công dụng: chữa ho, viêm phế quản, đau gan, đau dạ dày.
- Xạ can: theo kinh nghiệm dân gian, xạ can được dùng để chữa viêm
họng, vùng amiđan bị sưng mủ. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu
về tác dụng chống viêm của tectorigenin chiết xuất từ xạ can nhưng tại Việt
Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tác dụng chống viêm
của isoflavonoid này [18],[24].
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU

15
1.2.1. Khái niệm đau
Đau là một cảm giác thuộc về giác quan và xúc cảm, do tổn thương đang
tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ
của tổn thương ấy [13].
1.2.2. Phân loại cảm giác đau
- Đau nhói: Là cảm giác đau như khi có kim châm vào da xuất hiện khi
một vùng da rộng bị kích thích.
- Đau rát: Là cảm giác đau khi da bị bỏng cháy, gây đau đớn và hành hạ
bệnh nhân.

- Đau quằn quại: đây không phải là cảm giác đau trên bề mặt cơ thể mà
là cảm giác đau sâu bên trong cơ thể, gây khó chịu cho bệnh nhân [10].

×