Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học và tác dụng chống viêm, giảm đau của huyết giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 52 trang )

m
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGHIÊN CỨU Sơ Bộ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA
(Dracaena cambodiana Pierre ex Gapnep. Dracaenaceae)
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỌC SỸ KHOÁ 2000 - 2005)
Người hương aan : I ns. ùương Thị Ly Hương
: TSKH. Trần Văn Thanh
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược lực
: Bộ môn Dược liệu
Thời gian thực hiện: 02/2005 - 05/2005
TRẦN MANH DŨNG
HUYET GIÀC
m
£ jò ’i ea rn đ it
Trong những dòng đầu tiên này, em muốn bày tỏ lòng kính trọng và lòng
biết ơn sâu sắc đến:
Th.s Dương Thị Ly Hương
Th.s Đào Thị Vui
Bộ môn Dược lực - trường Đại học Dược Hà Nội
TSKH. Trần Văn Thanh
Bộ môn Dược liệu - trường Đại học Dược Hà Nội
Là những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành gửi lòi cảm ơn tới TS. Vũ Thị Trâm phó chủ nhiệm bộ
môn Dược lực đã quan tâm, tạo điều kiện cho em rất nhiều trong quá trình tiến
hành làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô kỹ thuật viên bộ môn Dược lực, bộ
môn Dược liệu, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên em trong thời gian
thực hiện khoá luận này.


Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2005
Sinh viên
TRẦN MẠNH DŨNG
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan
2
1.1. Tổng quan về viêm 2
1.1.1. Khái niệm viêm 2
1.1.2. Nguyên nhân và phân loại viêm 2
1.1.3. Những phản ứng chính tại ổ viêm 3
1.1.4. Các chất trung gian hoá học tham gia vào quá trình viêm

.

5
1.1.5. Các thuốc chống viêm 7
1.2. Tổng quan về đau 10
1.2.1. Khái niệm đau 10
1.2.2. Phân loại cảm giác đau
10
1.2.3. Đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại biên về hệ thống thần
kinh trung ương 10
1.2.4. Hệ thống giảm đau trong não và tuỷ sống 11
1.2.5. Thuốc giảm đau 13
1.3. Tổng quan về cây thuốc 15
1.3.1. Đặc điểm thực vật 15
1.3.2. Đặc điểm vị thuốc 16
1.3.3. Phân bố, thu hái và chế biến 16

1.3.4. Thành phần hoá học 16
1.3.5. Tác dụng, công dụng 17
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 18
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 18
2.1.2. Động vật thí nghiệm 18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.1.4. Tính toán kết quả


20
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 20
2.2.1. Nghiên cứu thành phần hoá học 20
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm 28
2.3. Bàn luận 42
2.3.1. Về thành phần hoá học
42
2.3.2.Tác dụng chống viêm cấp 42
2.3.3. Tác dụng chống viêm mạn

43
2.3.4. Nghiên cứu tác dụng giảm đau

44
Phần 3: Kết luận và đề xuất
45
Tài liệu tham khảo
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ADP Adenosin diphosphat
AMP Adenosin mono phosphat

dd dung dịch
Enk
Enkephalin
HG Huyết giác
IL-1
Interleukin-1
NSAID
Nonsteroidal Anti-Inflamatory Drugs
PG
Prostaglandin
PAF Platelet activating factor
SAID
Steroidal Anti-Inflamatory Drugs
TNF
Tumor necrosis factor
ĐẶT VÂN ĐỂ
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ trong thiên nhiên để làm thuốc
chữa bệnh. Qua tích luỹ kinh nghiệm trong dân gian, ông cha ta đã dần đúc kết
nên một nền y học dân tộc. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học hiện
đại, việc sử dụng các vị thuốc và các bài thuốc có nguồn gốc y học dân tộc đã
có một số cơ sở khoa học nhất định. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ
truyền đã, đang và sẽ từng bước giúp cho việc sử dụng các vị thuốc này ngày
một hợp lý và hiệu quả hon.
Huyết giác đã được sử dụng từ lâu trong đông y với công dụng: chỉ huyết,
hoạt huyết, sinh cơ, hành khí. Trong dân gian, Huyết giác thường được sử dụng
để chữa các trường hợp bị thương tụ máu sưng bầm, ngã tổn thương, bế kinh,
đau lưng nhức xương Theo một số bài thuốc có vị Huyết giác dùng trong đông
y, Huyết giác được dùng theo hai cách chính: dưới dạng nước sắc hoặc ngâm
rượu uống. Hiện nay, đây là một trong những vị thuốc mà chúng ta có thể khai
thác được với sản lượng lớn. Khả năng thu mua Huyết giác hàng năm của ta có

thể lên tới 20-30 tấn.
Huyết giác còn là vị thuốc chưa được nghiên cứu. Vì vậy, với mong muốn
tìm hiểu vị thuốc Huyết giác có tại Việt Nam và làm sáng tỏ công dụng của vị
thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu sau:
1. Sơ bộ định tính một số hợp chất tự nhiên có trong vị thuốc.
• • • • r • 9«
2. Nghiên cứu tác dụng chổng viêm cấp và chống viêm mạn của vị thuốc.
3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của vị thuốc.
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỂ VIÊM
1.1.1. Khái niệm viêm:
Trong từ điển bách khoa Dược học viêm được định nghĩa như sau: “Viêm
là một phản ứng tại chỗ của cơ thể, do các mô bị kích thích hoặc bị tổn thương
gây ra. Đó là một phản ứng phức tạp của các mô liên kêt và của tuân hoàn mao
mạch ở nơi bị tác động, được thể hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau
và rối loạn chức phận” [16].
Theo Vũ Triệu An “Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể mà nền tảng
là phản ứng tế bào, phản ứng này được hình thành và phát triển phức tạp dần
trong quá trình tiến hoá của sinh vật” [6].
1.1.2. Nguyên nhân và phân loại viêm
I.I.2.I. Nguyên nhân [6]:
Có nhiều nguyên nhân gây viêm, có thể chia thành hai nhóm:
❖ Nguyên nhân bên ngoài:
- Sinh vật: do nhiễm vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng
- Vật lý: cơ học (đụng đập, chấn thương), nhiệt (bỏng nóng hoặc bỏng lạnh),
bức xạ ion
- Hoá học: các chất hoà tan gây hoại tử tế bào như các dung dịch hoá chất
(acid, kiềm muối ), hoặc các chất độc gây thực bào của bạch cầu.
**** Nguyên nhăn bên trong:

Các nguyên nhân bên trong có thể gặp như hoại tử tổ chức, xuất huyết,
tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng (viêm tắc động mạch), do phản ứng
kháng nguyên kháng thể
2
1.1.2.2. Phân loại viêm [5]:
Có nhiều cơ sở để phân loại viêm:
- Theo nguyên nhân: ta có viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
- Theo vị trí: ta có viêm nông, viêm sâu (viêm bên trong và viêm bên
ngoài).
- Theo dịch rỉ viêm: có viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ .tuỳ
theo dịch rỉ viêm giống huyết thanh, huyết tương hay chứa nhiều bạch cầu
thoái hoá.
- Theo diễn biến: có viêm cấp và viêm mạn. Viêm cấp là viêm có thời gian
diễn biến ngắn (vài phút, vài ngày), tiết dịch chứa nhiều protein và xuất ngoại
nhiều bạch cầu đa nhân trung tính. Còn viêm mạn là những trường hợp viêm
có thời gian diễn biến kéo dài (vài ngày, vài tháng hoặc vài năm) và biểu hiện
về mô học là sự xâm nhập của limpho bào và đại thực bào, sự tổn thương và
sửa chữa (với sự tăng sinh của mạch máu và mô xơ) tại tổ chức viêm.
- Theo tính chất: có viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu. Viêm đặc hiệu
do hậu quả của phản ứng miễn dịch. Còn lại là viêm không đặc hiệu. Tuy
nhiên, hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế gây viêm mà không khác nhau về
bản chất.
1.1.3. Những phản ứng chính tại ổ viêm
Tại ổ viêm có hai loại phản ứng chính xảy ra [6,15]:
1.1.3.1. Phản ứng tuần hoàn
Phản ứng này xảy ra rất sớm sau tổn thương và phát triển ở những
mức độ khác nhau, phụ thuộc vào sự trầm trọng của tổn thương mô và theo
trình tự sau:
♦♦♦ Co mạch chớp nhoáng ở các tiểu động mạch: xảy ra ngay sau khi có tác
nhân kích thích, do hưng phấn thần kinh co mạch và các cơ trơn bị kích thích.

Giai đoạn này diễn ra rất ngắn.
3
♦♦♦ Giãn mạch: sau khi co mạch chớp nhoáng ở các tiểu động mạch là hiện
tượng giãn mạch, đầu tiên là các tiểu động mạch rồi mao mạch và tiểu tĩnh
mạch, dẫn đến tăng tuần hoàn tại chỗ nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt
động tại ổ viêm (gây nóng, đỏ) và đưa nhiều bạch cầu tối ổ viêm làm nhiệm
vụ bảo vệ.
Nguyên nhân của hiện tượng giãn mạch là do 3 yếu tố chính:
Hưng phấn thần kinh giãn mạch ở vùng động mạch và tiểu động mạch.
Do tác động của các yếu tố thể dịch có mặt tại ổ viêm như histamin,
bradykinin, leukotrien gây ra co tế bào nội mô; hoặc các cytokin (IL-1,
TNF, TNF -y ) gây nên sự tái tổ chức cấu trúc bộ xương tế bào dẫn đến hình
thành những vùng gian bào rộng, những lỗ hổng giữa các tế bào.
- Các sợi liên kết ở vùng mao mạch và tiểu động mạch bị tổn thương làm
giảm trương lực thành mạch, gây giãn mạch.
❖ Phản ứng tuần hoàn quá mạnh trên dẫn tới các rối loạn nghiêm trọng như
giãn mạch cực độ, dòng máu chảy chậm dần, gây tăng tính thấm thành mạch
làm thoát dịch rỉ viêm giàu protein vào các mô quanh huyết quản. Do sự chèn
ép của dịch ri viêm và do một số yếu tố khác như liệt thần kinh vận mạch, tế
bào nội mạc sưng to, tăng độ nhớt của máu .gây ứ máu, làm mất tuần hoàn từ
động mạch sang tĩnh mạch, thiếu oxy, gây rối loạn chuyển hoá nghiêm trọng,
tổn thương tổ chức và viêm phát triển toàn diện (biểu hiện lâm sàng là sưng và
đau).
1.13.2. Phản ứng tế bào [6,15]:
Đây là phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả năng bảo vệ của cơ thể
chống viêm và trong phản ứng này bạch cầu đóng vai trò quan trọng nhất.
Do tốc độ tuần hoàn chậm lại, các bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu đa nhân
trung tính dạt vào thành mạch, bám vào nội mô, rồi dừng lại tại một điểm gọi
là vách tụ cầu. Dưới tác dụng của các chất trung gian hoá học như IL-1, TNF
và nội độc tố, bạch cầu và tế bào nội mô bộc lộ hai loại phân tử dính trên bề

4
mặt là selectin, intergin. Nhờ đó khả năng dính của bạch cầu vói tế bào nội mô
tăng rõ rệt.
Sau khi dính vào tế bào nội mô, bạch cầu chuyển động dọc theo bề mặt nội
mô, luồn những chân giả vào kẽ hở giữa các tế bào nội mô. Chúng xuyên qua
vùng nối đã giãn rộng giữa các tế bào nội mô để xen vào giữa tế bào và màng
đáy, từ đó đi vào khoảng gian bào ngoài mao mạch. Hiện tượng bạch cầu vận
động hướng tới ổ viêm được gọi là hiện tượng hoá ứng động bạch cầu. Tác
dụng này do ổ viêm có một số chất gây hoá ứng động: các sản phẩm của vi
khuẩn (các peptit có acid amin tận cùng là N-formyl-methionin), các thành
phần của hệ thống bổ thể bị hoạt hoá (C3a, C5a, C5b, Có, Ci), các sản phẩm
chuyển hoá của acid arachidonic theo đường lipooxygenase hoá (đặc biệt là
leucotrien B4) các cytokin, các mảnh vụn sợi tạo keo và các sản phẩm phân
huỷ tế bào, tơ huyết và các sản phẩm phân huỷ của tơ huyết [15].
❖ Tại ổ viêm các bạch cầu được hoạt hoá và khi được hoạt hoá khả năng
thực bào của chúng tăng lên rõ rệt. Quá trình thực bào được diễn ra như sau:
mới đầu bạch cầu tiếp cận với đối tượng thực bào, rồi bao vây và nuốt đối
tượng thực bào bao gồm tất cả các vi khuẩn và các mảnh tế bào bị phân huỷ
tại ổ viêm [6].
1.1.4. Các chất trung gian hoá học tham gia vào quá trình viêm
Trong phản ứng viêm có sự tham gia của rất nhiều chất trung gian hoá
học. Các chất này được giải phóng ra ngay khi có tác động ban đầu của viêm
và trong suốt quá trình viêm, duy trì và khuếch đại phản ứng viêm. Các chất
trung gian hoá học gồm có :
1.1.4.1. Các protein của huyết tương [15]:
- Hệ thống bổ thể, trong đó đáng chú ý nhất là các thành phần C3a và C5a
làm tăng tính thấm thành mạch và gây giãn mạch, chủ yếu là do giải phóng
histamin từ các dưỡng bào. C5a cũng hoạt hoá đường chuyển hoá
lypooxygenase của acid arachidonic ở các bạch cầu đa nhân trung tính và các
5

bạch cầu đơn nhân, gây giải phóng các chất trung gian hoá học của phản ứng
viêm, C5a còn là tác nhân hoá ứng động mạnh với bạch cầu.
- Bradykinin, một chất gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, được
giải phóng từ a2-globulin khi hệ thống kinin bị hoạt hoá dưới tác dụng của
yếu tố Hageman (yếu tố XII của đường đông máu nội sinh).
- Hệ thống đông máu và tiểu tơ huyết: hệ thống đông máu là một loạt những
protein của huyết tương có thể bị hoạt hoá bởi yếu tố Hageman. Bước cuối
cùng của quá trình là sự chuyển fibrinogen thành fibrin do tác động của
thrombin. Trong quá trình biến đổi này, các fibrinopeptid được hình thành, nó
gây tăng tính thấm mao mạch và có hoạt tính hoá ứng động đối với bạch cầu.
1.1.4.2. Các amin hoạt mạch[15]:
- Histamin: được hình thành sẵn trong các hạt và được giải phóng do sự
mất hạt của các dưỡng bào khi đáp ứng với các kích thích: tổn thương vật lý
(chấn thương, bỏng), phản ứng miễn dịch làm gắn các kháng thể với các
dưỡng bào, các đoạn của bổ thể được gọi là các độc tố gây phản vệ (C3a và
C5a), các protein giải phóng histamin xuất phát từ bạch cầu, các neuropeptid,
các cytokin (IL-1, IL-8). Histamin gây giãn các tiểu động mạch và tăng tính
thấm thành mạch đối vói các tiểu tĩnh mạch.
- Serotonin: có tác động tương tự như histamin, được giải phóng từ các tiểu
cầu bị kích thích khi chúng kết dính sau khi tiếp xúc vói sợi tạo keo, ADP, các
phức hợp kháng nguyên-kháng thể, hoặc do yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF) có
nguồn gốc từ các dòng tế bào trong các phản ứng do tác động trung gian của
IgE.
1.1.43. Các chất chuyển hoá của acid arachidonic như prostaglandin,
prostacyclin, thromboxan (chuyển hoá theo đường cyclooxygenase),
leucotrien (chuyển hoá theo đường lipooxygenase). Acid arachidonic là một
thành phần của màng lipid và được giải phóng do tác động của phospholipase
Á2. Các chất chuyển hoá của nó như prostacyclin và thromboxan đóng vai trò
quan trọng trong điều hoà đông máu. Trong viêm, prostaglandin A2 làm tăng
6

tốc độ dòng máu và kết hợp với các yếu tố khác gây tăng tính thấm thành
mạch và gây đau [15].
1.1.4.4. Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF):
PAF là một dẫn xuất của phospholipid màng được sinh ra sau khi hoạt hoá
phospholipase Ả2 và thường được giải phóng đồng thời với các chất chuyển
hoá của acid arachidonic. Nhiều loại tế bào có khả năng tổng hợp PAF như
bạch cầu đa nhân, đại thực bào, dưỡng bào, tiểu cầu, tế bào nội mô, tế bào
biểu mô. PAF hoạt hoá mạnh bạch cầu đa nhân trung tính, kích thích sự xuyên
mạch của bạch cầu, giải phóng các men của thể tiêu, sinh oxy phản ứng và các
eicosanoid, gây hoạt hoá và kết dính tiểu cầu [15].
1.1.4.5. Các cytokỉn:
Các cytokin là những polipeptid do nhiều loại tế bào sản xuất ra (chủ yếu là
lympho bào và đại thực bào bị hoạt hoá), tham gia vào các phản ứng miễn
dịch tế bào và cũng giữ vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Các cytokin
chính bao gồm: các yếu tố hoại tử u (TNFa và 3) và các interleukin (IL-1, IL-
6, IL-8 .)• TNF, IL-1, IL-6 tham gia phát triển phản ứng viêm tại chỗ hoặc hệ
thống, một số có thể trở thành viêm mạn tính. Tại chỗ, chúng làm hoạt hoá nội
mô, tăng tổng hợp các phân tử dính của tế bào nội mô. Chúng còn gây sốt, làm
tăng lượng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng sinh nguyên bào sợi và kích
thích tổng hợp collagen .Còn IL-8 là một tác nhân gây hoá ứng động và hoạt
hoá mạnh đối với bạch cầu đa nhân trung tính. Nó là chất cảm ứng mạnh của
các cytokin khác, chủ yếu là TNF và IL-1 [15].
1.1.5. Các thuốc chống viêm
1.1.5.1. Thuốc chống viêm steroid (SAID) [3]:
Là nhóm thuốc có cấu trúc steroid giống vói cấu trúc của các hormon
glucocorticoid của vỏ thượng thận.
Cơ chế chung: Nhóm thuốc này ức chế enzym phospholipase A 2 thông
qua kích thích tổng hợp lipocortin, do đó làm giảm tổng hợp leucotrien và
7
prostaglandin là những chất trung gian hoá học tham gia vào phản ứng viêm,

nên có tác dụng chống viêm (sơ đồ 1.1).
Ngoài ra, tác dụng chống viêm của các thuốc chống viêm steroid còn là
kết quả của một loạt tác dụng: ức chế sản xuất kháng thể, ức chế khả năng di
chuyển và tập chung của bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế việc giải phóng
và phát huy tác dụng của các enzym tiêu thể Tác dụng của thuốc thường
nhanh, nhưng khi ngừng, thuốc bệnh dễ tái phát.
Các thuốc trong nhổm: dựa vào thời gian tác dụng, có thể chia các
thuốc chống viêm steroid làm 3 nhóm chính:
- Nhóm có thời gian tác dụng ngắn: (8- 12 giờ) như hydrocortison, cortison.
Đây là các hormon tự nhiên, có tác dụng giữ muối và nước mạnh trong khi
tác dụng chống viêm lại yếu.
- Nhóm có thời gian tác dụng trung bình: (12-16 giờ) như prednison,
prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon. Nhóm này ít có tác dụng
giữ muối và nước hơn nhóm trên nhưng tác dụng chống viêm lại mạnh hơn.
Nhóm có thời gian tác dụng dài: (36-72 giờ) như dexametheson và
betamethason. Đây là các hormon tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh
hơn hydrocortison 20- 30 lần và không có tác dụng giữ muối, nước.
1.1.5.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) [3]:
Là nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid.
Cơ chế chung: Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym
cyclooxygenase (COX), do đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin, là chất trung
gian hoá học gây viêm, nên làm giảm quá trình viêm (sơ đồ 1.1).
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân huỷ protein,
ngăn cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng
vói tác dụng của các chất trung gian hoá học như bradykinin, histamin,
serotonin, ức chế hoá ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới
ổ viêm.
8
Các thuốc trong nhóm: dựa vào cấu trúc hoá học, có thể chia các thuốc
chống viêm không Steroid làm các nhóm như sau:

- Dẫn chất acid salicylic: acid salicylic, acid acetylsalicylic (aspirin),
methylsalicylat
- Dẫn chất pyrazolon: phenylbutazon, metamizol, noramidopyrin.
- Dẫn chất indol: indomethacin, sulindac, etodolac
- Dẫn chất oxicam: piroxicam, tenoxicam, meloxicam
- Dẫn chất acid propionic: ibuprofen, naproxen, fenoprofen, ketoprofen
- Dẫn chất phenylacetic: diclofenac.
- Dẫn chất coxib: celecoxib, rofecoxib
- Dẫn chất acid fenamic: acid fenamic, acid meclofenamic.
Phospholipid màng
(+) (-)
Acid arachidonic
Phospholipase A 2 <

Lipocortin

(+)
Lipoxygenase
(LOX)
( (+)
SAID
(-)
Cyclooxygenase <4— NSAID
(COX)
Các leucotrien Các prostaglandin
Co phế quản, tăng xuất tiết, Gây viêm
tăng tính thấm thành mạch,
tăng thực bào, gây viêm.
Sơ đồ 1.1. Cơ chế chống viêm
9

1.2. TỔNG QUAN VỂ ĐAU
1.2.1. Khái niệm đau
Đau là một cảm giác thuộc về giác quan và xúc cảm, do tổn thương đang
tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ
của tổn thương ấy [10].
Đau là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nó xuất hiện tại một vị trí nào đó
bị tổn thương và tạo nên một đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Nhờ
cảm giác đau mà con người nhận biết được bệnh tật. Vì thế trong nhiều trường
hợp, triệu chứng đau phải được đánh giá thận trọng để nhận định ý nghĩa của
nó và xác định cách tiếp cận xử lý [12].
1.2.2. Phân loại cảm giác đau [7]:
- Đau nhói: là cảm giác đau như khi có kim châm vào da xuất hiện khi một
vùng da rộng bị kích thích.
- Đau rát: là cảm giác đau khi da bị bỏng cháy, gây đau đớn và hành hạ bệnh
nhân.
- Đau quằn quại (đau nội tạng): đây không phải là cảm giác đau trên bề mặt
cơ thể mà là cảm giác đau sâu bên trong cơ thể, gây khó chịu cho bệnh nhân.
1.2.3. Đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại biên về hệ thống thần
kinh trung ương:
Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tuỷ sống nhờ hai loại sợi thần
kinh:
- Sợi thần kinh cảm giác As: là sợi có myelin, đường kính lớn dẫn truyền với
tốc độ 6-30 m/s, gây cảm giác đau nhói.
- Sợi thần kinh cảm giác C: là sợi không có myelin, đường kính nhỏ, dẫn
truyền với tốc độ 0,5-2 m/s, gây cảm giác đau bỏng rát và đau sâu.
10
Các sợi cảm giác đau Aỗ và c truyền tín hiệu đau đến sừng sau tuỷ sống,
sau đó đưa tín hiệu lên não. Trên não, sợi Aô có tận cùng ở đồi thị và vùng
cảm giác của vỏ não, còn sợi c có tận cùng ở cấu tạo lưới của thân não và
nhân lá trong của đồi thị (thuộc hệ thống hoạt hoá chức năng của hệ lưới).

Các sợi thần kinh cảm giác dẫn truyền tín hiệu tới các bộ phận chủ yếu của
não, kích thích mạnh toàn bộ hệ thống thần kinh, đánh thức đối tượng, phát
động các phản ứng bảo vệ làm đối tượng thoát khỏi những kích thích gây đau.
❖ Chất trung gian hoá học trong đường dẫn truyền cảm giác đau:
Chất trung gian hoá học dẫn truyền cảm giác đau trong cơ thể chủ yếu là
chất p. Chất p là một peptid có 11 acid amin, được tiết ra ở tận cùng của các
sợi cảm giác đau ở não và tuỷ sống. Chất p ở quanh cống sylvius có liên quan
đến nhận thức cảm giác đau. Chất p ở tuỷ sống có chức năng dẫn truyền cảm
giác đau theo bó tuỷ- đồi thị lên vỏ não [7].
1.2.4. Hệ thống giảm đau trong não và tuỷ sống
1.2.4.1. Các cấu trúc thần kỉnh tham gia vào hệ thống giảm đau [7]:
- Các neuron vùng quanh cống Sylvius (thuộc cầu não trên) và chất xám
quanh cống (thuộc não trung gian) truyền tín hiệu đau đến các neuron của thể
Raphe (khu trú ở phần dưói cầu não và phần trên hành não).
- Từ đây các tín hiệu được truyền xuống sừng sau tuỷ sống (là nơi đến của
sợi dẫn truyền cảm giác As và C), kích thích các neuron ở tuỷ sống bài tiết
enkephalin, endorphin. Hai chất này ức chế bài tiết chất p và gây ức chế trước
synap, do đó chặn đường dẫn truyền cảm giác đau qua sợi Aỗ và c (ngăn cản
dẫn truyền tín hiệu đau ngay từ nơi tín hiệu đau vừa được dẫn truyền đến tuỷ
sống). Enkephalin và endorphin cũng được tiết ra bởi các neuron ở vùng
quanh cống Sylvius, chúng ức chế sự bài tiết chất p ở đây, do đó làm giảm
tổng khả năng nhận thức cảm giác đau.
11
- Hệ thần kinh giảm đau cũng có thể ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau ở
các chặng khác trong đường dẫn truyền cảm giác đau như ở các nhân của thể
lưới thuộc thân não và nhân lá trong của đồi thị.
Nhân quanh não thất
Não Ihất III
Hình 1.1: Sự dẫn truyền tín hiệu đau và hệ thống giảm đau
ở não và tuỷ sống

1.2.4.2. Các chất sinh học tham gia vào hệ thống giảm đau [7]:
Ở hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở các vùng của hệ thống giảm đau trong
não và tuỷ sống có các receptor tiếp nhận các chất truyền đạt thần kinh tham
gia vào hệ thống giảm đau. Đó là các chất p-endorphin, met-enkephalin, leu-
12
enkephalin, dynorphin. Chúng được gọi là các opiat nội sinh, được bài tiết một
cách tự nhiên ở các vùng khác nhau của vỏ não. Các receptor tiếp nhận opiat
nội sinh chính là các receptor tiếp nhận morphin.
1.2.5. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được chia làm 2 loại:
Thuốc giảm đau gây ngủ.
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
1.2.5.1. Thuốc giảm đau gây ngủ [2,4]:
Thuốc giảm đau gây ngủ (còn gọi là thuốc giảm trung ương, giảm đau loại
morphin) có chung một đặc tính là: giảm đau mạnh, giảm đau sâu và giảm đau
chọn lọc. Thuốc giảm đau gây ngủ thường được dùng cho những cơn đau dữ
dội, cấp tính hoặc đau do ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên ngoài tác dụng
giảm đau, các thuốc này còn gây ngủ, gây khoan khoái và gây nghiện. Nhóm
thuốc này bao gồm [4]:
Opiat: là các dẫn xuất của thuốc phiện (opium), có tính chất giống như
morphin
Opioid: là các chất tổng hợp, bán tổng hợp, có tác dụng giống như morphin
hoặc gắn được vào các receptor của morphin.
Đại diện tiêu biểu của nhóm này là morphin. Các chế phẩm và thế phẩm
của morphin đều có cơ chế tác dụng giống morphin:
Cơ chế:
- Ở ngoại biên, ngoài việc làm tăng ngưỡng nhận cảm giác đau, morphin còn
ức chế trước sinap, làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (do đóng
kênh calci).
- ức chế vùng sau sinap của các neuron trung gian, làm mất tác dụng gây

đau của chất p ngoại lai khi tiêm. Ở vùng sau sinap, opioid còn mở kênh kali
làm thay đổi tính thấm của màng neuron. Kết quả là làm biến đổi phần lớn hệ
13
thống dẫn truyền thần kinh của các hệ cholinergic, adrenergic, serotonergic và
dopaminergic trên thần kinh trung ương.
- Các opioid cũng có thể làm thay đổi sự gắn và thu hồi ion Ca++ vào ngọn
dây thần kinh.
Các thuốc trong nhóm [2]:
Dựa vào cơ chế tác dụng chia các thuốc giảm đau gây ngủ thành 3 nhóm:
- Thuốc chủ vận trên receptor opioid
+ Morphin và dẫn xuất: morphin, codein.
+ Các opiat tổng hợp: pethidin, methadon.
- Thuốc chủ vận- đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor
opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphin, butorphanol.
- Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naltrexol, naloxon.
1.2.5.2. Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm [3]:
Là các chế phẩm vừa có tác dụng giảm đau lại vừa có tác dụng hạ sốt và
chống viêm (trừ paracetamol không có tác dụng chống viêm).
Các thuốc này chỉ có tác dụng vối các chứng đau nhẹ, đau khu trú, tác
dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh,
đau răng). Khác vói morphin, các thuốc này không có tác dụng với đau nội
tạng, không gây ngủ, không gây khoan khoái và không gây nghiện.
Cơ chế:
- Theo Moncada và Vane (1978), do làm giảm tổng hợp PGF2 a nên các thuốc
giảm đau nhóm này làm giảm tính cảm thụ của các dây cảm giác với các chất
gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin.
Các thuốc trong nhóm [3]: dựa vào cấu trúc hoá học, các thuốc giảm đau, hạ
sốt, chống viêm được phân chia như sau:
- Dẫn chất acid salicylic: acid salicylic, acid acetylsalicylic (aspirin),
methylsalicylat

14
- Dẫn chất pyrazolon: phenylbutazon, metamizol, noramidopyrin
- Dẫn chất indol: indomethacin, sulindac, etodolac
- Dẫn chất oxicam: piroxicam, tenoxicam, meloxicam
- Dẫn chất acid propionic: ibuprofen, naproxen, fenoprofen, ketoprofen
- Dẫn chất phenylacetic: diclofenac.
- Dẫn chất coxib: celecoxib, rofecoxib
- Dẫn chất acid fenamic: acid fenamic, acid meclofenamic.
- Dẫn chất aminophenol: acetaminophen.
- Dẫn chất acid flotafenic: flotafenin.
1.3. TỔNG QUAN VỂ CÂY THUỐC
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cây Huyết giác còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông, có tên
khoa học là: Dracaena cambodiana Pierre ex Gapnep. thuộc họ Huyết giác
(Dracaenaceae).
Huyết giác là một cây nhỏ, cao chừng l-l,5m có thể tói 2-3m, sống lâu
năm, thân phân nhiều nhánh. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng
3-4cm có khi tới 6-7cm, lá cứng màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống.
Lá rụng để lại trên thân một vết sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tập trung trên
ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm, dài tới lm, đường kính phía cuống tới 1,5-
2cm, trên có lá nhỏ dài 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tói 30cm. Hoa tụ
từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7-8mm màu vàng lục nhạt. Quả
mọng, hình cầu đường kính chừng lcm khi khô có màu đen, hạt hình cầu [13].
15
Ánh 1.1: Cây Huyết giác
1.3.2. Đặc điểm vị thuốc
Vị thuốc Huyết giác là lõi gỗ, phần gốc thân phơi hay sấy khô của cây
Huyết giác. Lõi gỗ hình trụ, rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có
hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu [9].
Theo Đỗ Tất Lợi, Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loài sâu hay nấm

gây ra trên gỗ cây Huyết giác già cỗi mục nát [13].
1.3.3. Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây Huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng
Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất
không thấy có Huyết giác. Thu hoạch quanh năm, lấy gỗ của những cây già đã
chết, và bị đổ nát; gỗ đã chuyển thành màu đỏ; bỏ phần gỗ mục nát và dác
trắng phoi hay sấy khô [9].
1.3.4. Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nào nghiên cứu, năm 1961 nghiên cứu sơ bộ Đặng Thị Mai
An không thấy anthoxyan, không thấy cacmin và cũng không thấy chất nhựa.
16
Chỉ mới biết rằng trong Huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, acid,
không tan trong ether, cloroíorm và benzen. Với kiềm màu đỏ vàng lúc đầu
chuyển thành màu da cam [13].
1.3.5. Tác dụng, công dụng
Theo quan niệm y học cổ truyền huyết giác có vị đắng chát, tính bình có tác
dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ, hành khí. Huyết giác được dùng chữa bị
thương máu tụ sưng bầm, ngã tổn thương, bế kinh, tê mỏi, đau lưng, nhức
xương và u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương [13].
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu:
Vị thuốc Huyết giác được thu hoạch tại huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình.
Nguyên liệu được sấy ở 50-60° trong 2-3h. Bảo quản nơi khô ráo.
2.1.2. Động vật thí nghiệm:
- Chuột nhắt trắng trọng lượng 18-22g khoẻ mạnh, không phân biệt giống do
viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ương cung cấp.
- Chuột cống trắng trọng lượng 110-150g khoẻ mạnh, không phân biệt giống
do Học Viện Quân Y cung cấp.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Nghiên cứu thành phần hoá học:
- Định tính sơ bộ các nhóm chất thường có trong thực vật bằng các phản ứng
hoá học [1].
2.13.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau:
a. Chuẩn bị chế phẩm thử:
- Dịch chiết nước: vị thuốc Huyết giác được thái nhỏ sấy ở 50-60° cho tới
khô. Lấy 200g cho vào nồi nhôm, thêm nước ngập dược liệu 2-3cm, đun
sôi nhỏ lửa trong lh, gạn lấy dịch, bã còn lại đem chiết tiếp với nước như
vậy 2 lần nữa. Gộp nước sắc lại, đem cô thành cao lỏng (2:1) hoặc (1:2).
- Dịch chiết cồn: cho 200g dược liệu vào soxhlet, đổ ngập dược liệu tới 2cm
bằng cồn 70°. Đun sôi trong khoảng lh, gạn lấy dịch chiết, bã còn lại đem
chiết tiếp với cồn 70° như vậy 2 lần nữa. Sau đó cất thu hồi dung môi và cô
cách thuỷ tới cắn. cắn được hoà tan trong gôm Adragan 5% để được dịch
18
I
chiết cồn (1:2).
b. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp:
Tác dụng chống viêm cấp của dịch chiết Huyết giác được thử nghiệm trên
chuột cống trắng và trên hai mô hình:
- Mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin 1% theo Winter [21]:
Sau khi cho chuột uống thuốc, gây viêm bằng cách tiêm dưới da gan bàn
chân sau phải chuột chất gây viêm là carrageenin 1%. Đo thể tích bàn chân
chuột trước và sau khi gây viêm tại các thcd điểm lh, 3h, 5h. So sánh tác dụng
chống viêm của các lô thử vói lô chứng.
- Mô hình gây chấn thương thực nghiệm theo Riesterer (1970) [17,19]:
Sau khi cho chuột uống chế phẩm thử, gây chấn thương bằng cách thả một
quả nặng lOOg từ độ cao 50cm dọc theo ống nhựa đã được đặt sát bàn chân
phải của chuột. Đo thể tích bàn chân chuột trước và sau khi gây chấn thương
tại các thời điểm lh, 3h , 5h. So sánh tác dụng chống viêm của các lô thử với
lô chứng.

c. Tác dụng chống viêm mạn [20]:
Thử nghiệm được tiến hành dựa theo phương pháp của Wrong đã cải tiến [20]:
Gây viêm khớp trên chuột cống trắng bằng cách tiêm dưới da 0,15ml
chủng Streptococcus pyogenes (pha 7,5mg/lml nước muối sinh lý) vào gan
bàn chân sau trái của mỗi chuột (vào thời điểm ngày 0). Cho chuột uống thuốc
hàng ngày trong 21 ngày, đo thể tích chân phải chuột trong các thòi điểm từ
ngày thứ 1-10, ngày 11- 15, ngày 16- 21. So sánh vói tác dụng chống viêm
của các lô thử với lô chứng.
d. Nghiên cứu tác dụng giảm đau:
Tác dụng giảm đau của dịch chiết Huyết giác được thử nghiệm trên chuột
nhắt trắng theo 2 phương pháp:
19
Phương pháp mâm nóng có cải tiến [11]: theo dõi thòi gian chuột phản
ứng với nhiệt độ trước và sau khi cho uống thuốc, dùng tác nhân làm tăng độ
đau là carrageenin. So sánh với tác dụng giảm đau của aspirin.
Phương pháp Koster [18]: (phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic)
Sau khi cho chuột uống thuốc, tiêm màng bụng acid acetic 1%. Đếm số cơn
quặn đau của chuột ở các lô thử, so sánh với tác dụng giảm đau của aspirin.
2.1.4. Tính toán kết quả
Kết quả được xử lý theo phương pháp thống kê trong y, sinh học, dựa trên
phần mềm Microsoft Exel 97
Biểu diễn kết quả MEAN ± SE
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1. Nghiên cứu thành phần hoá học
2.2.1.1. Định tính alcaloid
Cho 5g dược liệu vào bình nón dung tích 100ml. Thêm 50ml dung dịch
acid sulfuric IN vào đó, để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Đun cách
thuỷ trong 30 phút. Lọc dịch chiết qua giấy lọc vào một bình gạn, kiềm hoá
bằng dung dịch NH3 đặc. Lắc kỹ 3 lần vói cloroform, mỗi lần 15ml. Gạn lấy
lớp cloroform, acid hoá bằng dung dịch acid sulfuric IN . Gạn lấy lớp nước

tiến hành các phản ứng định tính:
+ Phản ứng với thuốc thử DragendorfF
Cho vào ống nghiệm lml dịch acid, thêm vài giọt thuốc thử Dragendorff,
không thấy kết tủa màu da cam. Phản ứng âm tính.
+ Phản ứng với thuốc thử Mayer
Cho vào lml dịch acid ống nghiệm, thêm vào vài giọt thuốc thử Mayer,
không thấy tủa trắng. Phản ứng âm tính.
+ Phản ứng với thuốc thử Bouchardat.
20

×