Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.02 KB, 74 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu độc lập của bản thân
với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ
liệu, số liệu đưa ra trong bài được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về
nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm
bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả
Hà Quốc Vương
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ:
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình............................19
Bảng:
Bảng 2.1: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008.........................31
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2001 – 2005..............................................................................36
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái
Bình năm 2006 đến năm 2008..........................................................................38
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài
tại tỉnh/thành phố..............................................................................................42
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế
từ năm 2001 – 2008...........................................................................................43
6. Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư giai
đoạn 2006 – 2008. ..........................................................................................45
7. Bảng 2.7: Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư giai đoạn
2006 – 2008........................................................................................................46
Biểu:
Biểu 2.1. Quy mô kinh tế Việt Nam 2001 – 2008.........................................32
Biểu 2.2: Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác đến hết năm 2008.....................33


Biểu 2.3. Cơ cấu số dự án FDI của Việt Nam theo nghành kinh tế
đến hết năm 2008...............................................................................................34
Biểu đồ 2.4. Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm
từ 2001 đến 2005 tại tỉnh Thái Bình................................................................37
Biểu đồ 2.5. Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm từ 2006 đến 2008 tại
tỉnh Thái Bình...................................................................................................39
Biểu đồ 2.6. Doanh thu và xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến năm 2008 tại
tỉnh Thái Bình...................................................................................................40
Biểu 2.7. Cơ cấu kinh tế năm 2008..................................................................47
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
TỈNH THÁI BÌNH..................................................................................3
I. Môi trường đầu tư tỉnh Thái Bình.........................................................3
1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thái Bình...................................................................................................3
2. Chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh.........................................6
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển của
tỉnh.............................................................................................................8
3.1. Khái niệm và đặc điểm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.. 8
3.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................8
3.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................8
3.2. Các hình thức của FDI trong thực tiễn.......................................10
3.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh......................................................10
3.2.2. Doanh nghiệp liên doanh.............................................................11
3.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .........................................13
3.2.4. Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao........................14

3.3. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh................15
II. Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thái Bình....................................................................................................17
III. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình. . 18
1. Sơ đồ tổ chức.......................................................................................18
2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn....................................................19
2.1. Chức năng...................................................................................19
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Nhiệm vụ và Quyền hạn..............................................................20
2.3. Chức năng nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ ........................24
3. Nhân sự .............................................................................................29
Chương II:
THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO
TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.................................30
I. Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam.........................................30
1. Quy mô vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.................................................30
2. Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. .................................................33
2.1. Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác..............................................33
2.2. Cơ cấu FDI phân theo nghành kinh tế. ......................................33
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của tỉnh
Thái Bình....................................................................................................34
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn
đầu tư.......................................................................................................34
1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô
vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2005. ..................................................35
1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô
vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2008. ...................................................38
2. Tình hình triển khai đầu tư các dự án có vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái
Bình.........................................................................................................40

2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh....................................................40
2.2. Các dự án không có khả năng triển khai và tạm ngừng hoạt động.
...........................................................................................................41
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế. .........................43
4. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư.......................45
5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư...........................46
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III. Kết quả của việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Bình và một số
nhận xét đánh giá chung...........................................................................47
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ khi có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI tại tỉnh Thái Bình..........................................................47
2. Một vài nhận xét và đánh giá chung...................................................48
2.1 Mặt đạt được ...............................................................................48
2.2 Mặt hạn chế.................................................................................49
Chương III:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH...........................................51
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2009 - 2020. ...............................................................................51
1. Quan điểm về thu hút vốn FDI............................................................51
1.1. Xác định FDI là bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước.
...........................................................................................................51
1.2. Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài...............................52
1.3. Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị - xã hội.............................52
2. Định hướng thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới..........................53
3. Mục tiêu thu hút vốn FDI từ nay đến năm 2020.................................54
3.1. Mục tiêu chung............................................................................54
3.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................54
II. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào tỉnh Thái Bình...........................................................................55
1. Một số giải pháp chung.......................................................................55
1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.............................................55
1.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh..........................55
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh
Thái Bình.................................................................................................57
III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở một số
nước, địa phương và bài học kinh nghiệm tu hút vốn FDI cho tỉnh Thái
Bình. ...........................................................................................................60
1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái lan và
bài học kinh nghiệm thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Bình. ....................60
2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh ..............63
3. Bài học về thu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình:.................................64
IV. Một số kiến nghị..................................................................................64
1. Với Nhà nước......................................................................................64
2. Với tỉnh Thái Bình..............................................................................65
.............................................................................................................. 66
KẾT LUẬN...........................................................................................67
Tài liệu tham khảo................................................................................68
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu
với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Bên cạnh việc phát huy
nguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là
một sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề
vững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.
Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh

cửa thịnh vượng cho các quốc gia.
Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có nhiều
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đội ngũ lao động trong nước để xây dựng phát triển nền kinh tế. Xu
hướng hiện nay là phải xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tiến đến sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực
trong nước nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những năm gần đây tỉnh Thái Bình đã đạt được một số kết quả ban đầu trong
việc tăng cường thu hút và nâng cao hiêu quả đầu tư. Tuy nhiên những kết
quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng hết ưu thế của
mình để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nhằm phát triển thành một khu vực
phát triển về công nghiệp và dịch vụ du lịch. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu
để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế
khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Thái Bình là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những điều trên em xin chọn
đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình”. Nội dung của đề tài này, ngoài
phần mở đầu và phần kết luận gồm các phần sau đây:
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
- Chương I: Tổng quan về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình.
- Chương II. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào
tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
- Chương III. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình.
Trong quá trình nghiên cứu, do còn có nhiều hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong có sự thông cảm của các thầy cô giáo.
Để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp, trong thời gian qua em đã
được sự chỉ dạy tận tình của các Giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn

cô Lương Hương Giang và cô Phạm Thị Thêu. Bên cạnh đó em còn được sự
giúp đỡ rất nhiệt tình của bác Nguyễn Văn Mỹ chánh văn phòng Sở Kế Hoạch
Đầu Tư tỉnh Thái Bình đã giúp em tìm kiếm tài liệu để thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
TỈNH THÁI BÌNH
I. Môi trường đầu tư tỉnh Thái Bình.
1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái
Bình.
Vị trí địa lý và khí hậu
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng,
nằm ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh. Vị trí địa lý: 20,17 – 20,44 độ vĩ bắc; 106,06 – 106,39 độ
kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố Hải
Phòng. Phái tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Phía đông giáp
vịnh Bắc Bộ.
Diện tích tự nhiên: 1.542,24km
2
chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả
nước. Từ Tây sang Đông dài 54km, từ Bắc xuống Nam dài 49km. Tỉnh có 7
huyện ( Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư)
và 1 thành phố
( Thành phố Thái Bình ) trong đó có 284 xã, phường, thị trấn.
Về khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23 -24 độ. Lượng mưa trung bình 1.400mm – 1.800mm. Độ
ẩm trung bình vào khoảng 85-90%.
Đặc điểm địa hình

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, được
bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông
lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa dài 35,3
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc dài 53 km, phía Tây và Nam là đoạn
hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh từ Tây sang
Đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn ( Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt,
Trà Lý, Lân). Các sông này đều chụi ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè
nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng
giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất
liền( 15- 20 km).
Tiềm năng khoáng sản
Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản
lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m
3
khí thiên nhiên phục
vụ sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc KCN Tiền
Hải…
Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12
triệu m
3
, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít/năm được trong và
ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền
Hải.
Gần đây tại vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát
hiện mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50m và nước nóng 72°C ở độ sâu 178m
hiện đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho
nhân dân.
Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu vùng đồng bằng sông Hồng,

được đánh giá có trữ lượng rất lớn ( trên 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu
600 – 1000m nên chưa đủ điều kiện khai thác.
Tiềm năng du lịch
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng
bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng
chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn,
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
cồn đảo có bãi tắm thoải mái cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ
hội truyền thống và những công trình văn hóa được xếp hạng như chùa Keo,
đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơi
phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân
Hòa – Vũ Thư ..và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa,
trò chơi như: chiếu chèo, múa rối nước…
Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra Cồn
Vành, biển nơi đây thành du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng. Khách sạn
du lịch Thái Bình đang được đầu tư nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế địa phương.
Tài nguyên đất
Đất Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi. Ngoài diện
tích cây lúa đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thực phẩm
( khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành tỏi…), cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn
quả nhiệt đới, trồng hoa, cây cảnh…
Tiềm năng về nhân tố con người
Dân số Thái Bình ước khoảng trên 1,8 triệu người, mật độ dân số 1.183
người/km
2
; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên hiện nay là 1,02%. Nguồn lao động trong độ tuổi trên 1,7 triệu người.

Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm 74,3%, công
nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ – thương mại chiếm 8,7%.
Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% ( Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ
13,5%; trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5% ).
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6

2. Chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh
Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Bình là đẩy mạnh thu hút đầu tư. Dựa trên chính sách khuyến khích đầu
tư của Chính phủ và thực tế địa phương, tỉnh Thái Bình đã ban hành các chính
sách về mặt bằng, lao động và đào tạo, thuế, vốn và các cơ chế khác nhau
nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư sản xuất – kinh doanh tại tỉnh.
a. Chính sách về mặt bằng:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu mặt bằng được
thuê đất và nhanh chóng nhận mặt bằng theo điều kiện của địa phương. Đối
với dự án trong các KCN tập trung, UBND tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng thiết
yếu đến chân hàng rào và hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng san lấp mặt bằng.
b. Chính sách lao động và đào tạo:
Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động địa
phương, các dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hải
sản, công nghệ cao và các khu, cụm công nghiệp tập trung được hỗ trợ kinh
phí để chuyển sang nghề khác.
c. Chính sách thuế:
Vận dụng chính sách thuế của Nhà nước theo hướng có lợi nhất cho
doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tích lũy vốn, phát triển sản xuất
– kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp.
d. Chính sách khuyến công, khuyến thương, khoa học – công nghệ:
Nguồn vốn khuyến công hàng năm do ngân sách tỉnh cấp để hỗ trợ lập
dự án, chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ chi phí áp dụng tiến bộ khoa học –

kỹ thuật vào sản xuất. Nguồn vốn này cũng dành thưởng cho cá nhân, tổ chức
có thành tích du nhập nghề mới về tỉnh và sử dụng nhiều lao động, phát triển
làng nghề mới đủ tiêu chuẩn quy định của UBND tỉnh. Vốn khuyến thương
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
do ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ cho các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường phục
vụ phát triển thương mại – dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ
trợ triển lãm, quảng cáo.
e. Chính sách vốn:
Các chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh tại Thái Bình
được xét vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, bảo lãnh vay
theo các quy định của Nhà nước cho các dự án đầu tư ( đối với doanh nghiệp
liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh ).
f. Thực hiện cơ chế “ một cửa, một đầu mối ” trong việc giải quyết các
thủ tục đầu tư:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình là cơ quan đầu mối tiếp xúc với
các nhà đầu tư, cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đầu tư trong quy
hoạch, tìm hiểu nguyện vọng đầu tư, lập các văn bản xác nhận dự án đầu tư
báo cáo UBND tỉnh quyết định và hướng dẫn các nhà đầu tư làm các thủ tục
tiếp theo, triển khai dự án đầu tư ngoài KCN được chính phủ phê duyệt. Các
dự án đầu tư nước ngoài, sau khi nhận hồ sơ dự án, Sở xem xét, lấy ý kiến của
các cơ quan có liên quan ( nếu thấy cần thiết ). Thời hạn cấp phép tối đa là 3
ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tất cả các yêu cầu của nhà đầu tư
được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận “ một cửa ” Sở Kế hoạch Đầu tư
Thái Bình. Tại đây các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư đều
được niêm yết công khai. Các nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn giải quyết công
việc trong thời gian ngắn nhất.
Ban quản lý các KCN tỉnh là cơ quan đầu mối hướng dẫn thủ tục tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các
KCN được Thủ tướng Chính phủ và Bộ KHĐT ủy quyền cấp giấy phép đầu

tư theo quy định.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển của
tỉnh.
3.1. Khái niệm và đặc điểm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
3.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành
12/11/1996, tại Điều 2 Chương 1:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về
FDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập
cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước
ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ
quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu
được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của
Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại.
3.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có
cả công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuất kinh doanh, năng lực Marketing,
trình độ quản lý...Hình thức đầu tư này mang tính hoàn chỉnh bởi khi vốn đưa
vào đầu tư thì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành và sản phẩm
được tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Do
vậy đầu tư kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những
nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây là đặc
điểm để phân biệt với các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là với hình thức
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
ODA ( hình thức này chỉ cung cấp vốn đầu tư cho nước sở tại mà không kèm
theo kỹ thuật và công nghệ ).
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào
vốn pháp định ( tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước )
để họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn
đầu tư. Chẳng hạn như theo điều 8 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
quy định: “ Số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn
pháp định của dự án ”.
- Quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài phụ thuộc vào số vốn góp. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng
cao thì quyền quản lý và ra quyết định càng lớn. Đặc điểm này giúp ta phân
định được các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ nếu nhà đầu tư
nước ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tư nước
ngoài điều hành.
- Quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án đầu tư. Kết
quả hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của
nhà đầu tư. Sau khi trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước chủ
nhà thì nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp
trong vốn pháp định.
- Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyên
quốc gia và đa quốc gia ( chiếm 90% nguồn vốn FDI đang vận động trên thế
giới ). Thông thường các chủ đầu tư này trực tiếp kiểm soát hoạt động của
doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài
trong khuôn khổ luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu
tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những
mục đích mong muốn thông qua các công cụ như: thuế, giá thuê đất, các quy
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10

định để khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một lĩnh
vực, một ngành nào đó.
- Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính Phủ song có phần ít lệ
thuộc vào quan hệ chính trị giữa các bên tham gia hơn so với ODA. Việc tiếp
nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà, trong
khi đó hoạt động ODA và ODF ( official Development Foreign) thường dẫn
đến tình trạng nợ nước ngoài do hiệu quả sử dụng vốn thấp.
3.2. Các hình thức của FDI trong thực tiễn.
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:
3.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều
bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để
tiến hành đầu tư kinh doanh mà không cần thành lập tư cách pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm:
- Không ra đời một pháp nhân mới
- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong hợp
đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với
nhau.
- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với
tính chất, mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh
chuẩn.
- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền ký trong quá
trình hợp tác
Ưu điểm:
- Phát huy được năng lực sản xuất, người lao động có thêm việc làm và thu
nhập, công nhân và kỹ sư có cơ hội làm quen và học tập kinh nghiệm của họ.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
- Là hình thức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng phân chia sản phẩm
phía Việt Nam không chịu rủi ro.

Nhược điểm:
Hình thức này chỉ nhận được kỹ thuật trung bình, ở trình độ thấp so với
nước ngoài, đòi hỏi hàm lượng lao động sống cao, chủ yếu nhà đầu tư khai
thác lao động trẻ.
3.2.2. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam
hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ
sở hợp đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
- Thành lập pháp nhân mới, hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và các bên chịu trách nhiệm
về phần vốn của mình.
- Phần góp vốn của bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối
thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không
giảm vốn pháp định.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng
quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định, tương ứng với tỷ lệ góp
vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp và
theo nguyên tắc nhất trí.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro
theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa
các bên.
- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được
kéo dài hơn nhưng không quá 20 năm.

Ưu điểm:
- Nhập được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài để nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng thêm năng lực sản xuất trong nước.
- Áp dụng được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, nâng cao
trình độ quản lý đào tạo bồi dưỡng nhân tài của nước chủ nhà.
- Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp tạo điều kiện tốt để bảo vệ vốn đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài luôn
tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường thế
giới trong thời gian liên doanh và sau liên doanh.
- Nước chủ nhà vừa tận dụng được các khoản đầu tư vừa khai thác được
lợi thế trong nước (nguồn tài nguyên, lao động). Hình thức liên doanh đem lại
cho nước chủ nhà không chỉ ở sự giầu có về tư liệu sản xuất mà còn ở sự lớn
khôn nhanh chóng của người lao động trong nước. Nhờ sức mạnh liên doanh
quốc tế đã nhanh chóng gắn nền kinh tế trong nước lại với thị trường thế giới,
kết quả là nền kinh tế không bị khép kín trong phạm vi quốc gia, sự liên
doanh hợp tác quốc tế ngày càng phát triển càng trở thành động lực cho nền
kinh tế trong nước.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là một hình thức kinh tế hỗn
hợp giữa các bên có chế độ chính trị khác nhau nên dễ dẫn đến mâu thuẫn nội
bộ tranh chấp quyền lợi. Vì vậy, phía trong nước mà năng lực yếu kém thì
liên doanh không tồn tại lâu dài được.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
3.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức

công ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ít nhất
phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: dự án đầu tư vào
miền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, tỷ lệ này có thể thấp đến 20%.
- Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài không được giảm vốn pháp định.
- Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài cũng tương tự như doanh nghiệp liên doanh chỉ khác ở chỗ
là không có hợp đồng liên doanh.
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ không nguy hiểm và
không chịu rủi ro như các nguồn vốn khác, nó làm tăng thêm một số sản
phẩm và lợi nhuận mà nhà nước không phải bỏ vốn và điều hành doanh
nghiệp. Đó chỉ là hợp đồng cho thuê, nhà đầu tư đi thuê không thể trở thành
sở hữu tài sản. Quyền sở hữu vẫn là của nước sở tại.
- Vì không phải chia sẻ quyền sở hữu và lợi nhuận nên hình thức này có
ưu điểm là nhà đầu tư nước ngoài rất tích cực đầu tư các thiết bị, công nghệ
mới và tích cực đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, cán bộ quản lý
xí nghiệp.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
Nhược điểm:
Sự kiểm tra, kiểm soát đối với hình thức này bị hạn chế. Nguồn nguyên
vật liệu của doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống cân đối quốc gia.
3.2.4. Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.
* Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng

kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà
nước Việt Nam.
* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết
cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu
tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lý.
Ưu điểm:
Các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về giá trị sử dụng và độ an toàn đối
với công trình của mình trong một khoảng thời gian do hợp đồng quy định
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
sau khi chuyển giao. Nhà đầu tư sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn thiết bị tại
nước ngoài theo các ưu đãi, còn bên nước sở tại thì sẽ được cả công trình
hoàn chỉnh mà không cần phải bỏ vốn ra quá lớn ban đầu. Do không phải bỏ
vốn đầu tư ban đầu nên việc xây dựng các công trình này sẽ không gây hậu
quả cho nền tài chính quốc gia.
Nhược điểm:
Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tạo thuận lợi về
thủ tục đầu tư, được chính phủ bảo hộ vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp

khác.
Dự án BOT, BTO, BT có mức độ rủi ro khá cao đòi hỏi phải xây dựng
một hệ thống pháp lý hoàn thiện và hợp lý để áp dụng cụ thể hình thức này.
3.3. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng đã khẳng
định: “ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được
khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phần
khai thác các nguồn lực trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự
nghiệp CNH - HĐH phát triển đất nước và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ”.
Trong hơn 10 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đã góp phần tích cực vào việc thực
hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở
thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: có tác
dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH - HĐH, mở ra nhiều
ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ,
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần mở rộng
quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng
đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhận thức quan điểm về đầu tư trực
tiếp nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các
cấp các ngành, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và
hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
chưa cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý
còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ. Trong khi đó, cạnh
tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra

ngày càng gay gắt, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại, các
nền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam, đang gặp khó
khăn.
Từ những đóng góp quan trọng trên ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớn
của FDI đối với sự phát triển của tỉnh Thái Bình:
- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộng
quy mô, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện
tại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu,
giải quyết việc làm cho người lao động.
- FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất tiếp nhận thành tựu phát triển
khoa học kỹ thuật tiên tiến nên nhờ đó nước tiếp nhận đầu tư rút ngắn khoảng
cách về kinh tế so với thế giới. Từ đó giúp các doanh nghiệp tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trước
đây không thể thực hiện do thiếu vốn, từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất
có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
- FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinh
doanh của các nước tiên tiến trên thế giới. Đào tạo cán bộ quản lý giỏi phục
vụ cho đất nước.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái
Bình.
Năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành ở văn phòng Uỷ
ban hành chính xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh
1955-1957 và kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1958-1960.
Từ tháng 10/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ ban
hành chính tỉnh thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, ở các huyện thị hình thành
phòng Kế hoạch (theo Nghị định 158/CP của Hội Đồng Chính Phủ ), đây là
Nghị định đầu tiên mang tính pháp qui qui định rõ chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của ngành kế hoạch từ Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở Quyết
định 825/TTg và Thông tư liên bộ số 01/BKH-TCCP/TTLB hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan kế hoạch đầu tư thuộc UBND địa
phương ; ngày 10/9/1996, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 363/QĐ-
UB thành lập Phòng Kế hoạch và Đầu tư các huyện, thị xã.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng
được mở rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương
pháp công tác, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở KHĐT hiện nay gồm 9
phòng, trong đó có 7 phòng nghiệp vụ, 1 phòng thanh tra và 1 văn phòng Sở
giúp cho giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác
kế hoạch và đâù tư đã được UBND tỉnh giao; từ chỗ có 13 người khi thành
lập năm 1955, đên nay sau 60 năm xây dựng và trưởng thành Sở KHĐT Thái
Bình hiện có 43 cán bộ công nhân viên. Trong đó 40 cán bộ tốt nghiệp đại học
bằng 93% trong tổng số. Số cán bộ làm công tác kế hoạch ở các Sở, ngành ,
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
huyện, thành phố đến nay có khoảng 100 người, hầu hết đã tốt nghiệp đại học.
Tập thể cán bộ công chức, viên chức Sở KHĐT ngày càng được trẻ hoá, nội
bộ cơ quan phát triển vững mạnh, đoàn kết và nắm vững đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
III. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình.
1. Sơ đồ tổ chức
+ Lãnh đạo Sở có Giám đốc và các phó giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở gồm 9 phòng:
- Phòng Nông nghiệp
- Phòng Công nghiệp và Giao thông
- Phòng Văn hoá xã hội
- Phòng kinh tế đối ngoại và Thương mại dịch vụ
- Phòng thẩm định và XDCB

- Phòng đăng ký kinh doanh
- Phòng Tổng hợp – Qui hoạch
- Thanh tra
- Văn phòng
Biên chế của cơ quan do UBND tỉnh quyết định; biên chế của các phòng
do giám đốc Sở quyết định.
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn.
2.1. Chức năng
Sở KHĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao
gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương;
quản lý hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong
Hà Quốc Vương Lớp: Kinh tế đầu tư 47C
Giám đốc
Trần Xuân Thành
Phó Giám đốc
Hoàng Xuân Hải
Phó Giám đốc
Phạm Văn Dụng
Phòng
thẩm
định

XDCB
Phòng

đăng

kinh
doanh
Phòng
Tổng
hợp –
Qui
hoạch
Thanh
tra
Phòng
Nông
nghiệp
Phòng
Công
nghiệp

Giao
thông
Phòng
Văn
hoá xã
hội
Phòng
kinh tế
đối
ngoại

Thươn

g mại
dịch
vụ
Văn phòng sở

×