Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bí Quyết Học Tập Của Huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.87 KB, 4 trang )

Chông chênh giấc mơ đi thi quốc tế:
Bí quyết học của Huy
TT - Trong hoàn cảnh ngặt nghèo khó có thể tưởng tượng nổi, Võ Văn Huy - học sinh
lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Tây Hòa (Phú Yên) - vẫn học tốt và đặt
chân vào đội tuyển dự thi Olympic toán quốc tế.
>> Chông chênh giấc mơ đi thi quốc tế
Huy chỉ ngồi vào bàn học lúc đêm khuya - Ảnh: H.A.
Điều đó đã làm không ít người cảm phục nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên. Khi hỏi Huy
làm thế nào sắp xếp thời gian để vừa có thể học vừa phải cáng đáng bao nhiêu là việc, Huy
chỉ tủm tỉm cười: “Giờ học chính của em ở nhà chỉ từ 10g đến 12g đêm và từ 3g30 đến 5g30
sáng, còn lại em vừa làm vừa học”.
Tự học là chính
Bà Nguyễn Thị Kim Loan, mẹ Huy, kể Huy có thể học bất cứ nơi đâu, khi chăn bò hay cả khi
cắt rau cho heo. Bà nói có lần Huy cùng mẹ bóc vỏ hạt điều thuê, thấy Huy tay thì bóc vỏ hạt
điều nhưng mặt thì ngẩn ngơ, sợ con có chuyện gì bà gọi thì Huy giật bắn người. Huy cười
rồi nói: “Lúc đó em đang nghĩ cách giải bài toán khó mà em vừa tìm được trên mạng. Má gọi
làm em giật mình, quên mất tuốt tuồn tuột”. Sau lần ấy, bà Loan không gọi giật con như vậy
nữa.
Cô Nguyễn Thị Thanh Loan, giáo viên dạy toán của Huy
suốt ba năm THPT, cho biết Huy học toán không giống các
học sinh khác mà cô từng dạy. “Huy không học hết lý thuyết
rồi đến bài tập như các bạn. Trong từng phần lý thuyết, khi
các bạn còn hí hoáy chép, Huy lại tự ví dụ bài tập và tự
giải. Tôi giảng một phần, còn Huy tự học là chính” - cô Loan
nói.
Những giờ rảnh ở trường, Huy đến thư viện trường mượn sách tham khảo hoặc vào phòng
máy của trường tìm và tải đề thi học sinh giỏi ở các tỉnh, đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia
các năm trước, cả đề thi toán quốc tế các năm để về tự mày mò giải. Cô Loan nói thêm học
sinh thường có tư tưởng ngại nói ra điều mình không hiểu. Học sinh càng giỏi thì càng ngại
vì sợ “mất thương hiệu”, nhưng Võ Văn Huy là một trường hợp ngoại lệ. Có vấn đề nào
không hiểu là Huy hỏi ngay.


“Đại sứ hòa bình”
Thầy Huỳnh Ngọc Thoại, thầy chủ nhiệm của Huy, đánh giá việc học của Huy rất nhẹ nhàng.
“Không chỉ môn lý của tôi hay môn toán của cô Loan mà cả các môn xã hội khác cũng vậy,
Huy không ôm đồm, ghi chép nhiều. Có lần tôi thử kiểm tra vở của Huy mới biết Huy chỉ
gạch đầu dòng những ý chính và các công thức. Hình như khi giáo viên giảng, Huy đã tranh
thủ hiểu và nhớ, chỉ ghi lại những ý chính để khi ôn không bỏ sót ý vậy thôi - thầy cho biết -
Suốt ba năm phổ thông, Huy không học thêm giờ nào, môn nào. Có lần Huy tâm sự: Không
phải em không thích học thêm mà vì em không có điều kiện. Huy chủ yếu tự học”.
Bạn Phạm Minh Quang, lớp trưởng lớp 12A1, cho hay Huy là người thường được lớp cử
lên bảng giải toán khi cô giáo đi vắng. “Có lần Huy giải xong một bài toán, bỗng một bạn
trong lớp đứng lên phát biểu có cách giải khác hơn, rồi bạn ấy giải cách của mình. Khi bạn
giải xong, Huy liền bảo: Có cách giải hay thế này mà mình không biết” - Quang kể. Trong khi
đó, bạn Hồ Lê Trúc Linh, bạn cùng lớp, tiết lộ thêm Huy có một biệt danh mà bạn bè trong
lớp đặt cho là “đại sứ hòa bình”. Linh nói: “Huy là người rất dễ gần. Lớp đặt cho biệt danh
Không làm Huy phân tâm
Đó là lời đề nghị của
GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu -
phó chủ tịch Hội Toán học VN
- khi biết nhiều bạn đọc quan
tâm, muốn chia sẻ giúp đỡ Võ
Văn Huy. “Tôi nghĩ nên để em
Huy tập trung tinh thần và sức
khỏe cho kỳ tập huấn và bước
vào cuộc thi Olympic toán
quốc tế được tốt” - GS Mậu
nói.
Trong ngày 30-4, rất nhiều
bạn đọc muốn được cung cấp
số điện thoại, địa chỉ của Huy
để chia sẻ. Tuy nhiên, gia

đình Huy không có điện thoại
và để tạo điều kiện cho Huy
tập trung ôn thi, Tuổi Trẻ sẽ
tiếp nhận những hỗ trợ của
bạn đọc để tập hợp chuyển
đến tận tay Huy.
này không chỉ vì Huy rất nhiệt tình trong việc giúp bạn giải bài tập mà mỗi khi có xích mích
trong lớp Huy đều đứng ra hòa giải”.
HỒNG ÁNH
Huy ơi, đừng dừng lại!
Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài viết về Võ Văn Huy, rất nhiều bạn đọc đã gọi điện thoại, viết thư
chia sẻ, động viên em.
* Thật ngưỡng mộ và khâm phục sự chịu khó và kiên nhẫn của em. Những khó khăn của
gia đình không làm em nhụt chí, nản lòng trong học tập. Trong khi đó, tại các thành phố có
rất nhiều em được sự bao bọc của gia đình, điều kiện học tập rất tốt vậy mà các em dửng
dưng với việc học. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ Huy nhé!
MAI HOA
* Mọi người ở Phú Yên cũng như nhà trường hãy giúp đỡ bạn Huy để bạn có thể mang lại
niềm tự hào cho tỉnh nhà vì đã có một học sinh giỏi vượt khó như bạn Huy. Bạn ơi hãy cố
gắng lên nhé! Đừng dừng lại ở đó. Hãy quyết tâm và quyết tâm nghe bạn.
PHẠM NHƯ Ý (shopnhac_nhuy@ )
* Huy cần được xã hội quan tâm và giúp đỡ. Mong cha Huy cố gắng hơn với những khó
khăn gia đình mà xã hội không thể giúp được, đừng vì những khó khăn trước mắt mà bỏ
lỡ chuyện lớn.
TRUNG NHAT
Chia sẻ:

(2)
Đáng khâm phục
01/05/2011 8:36:13 SA

Với tình hình xã hội hiện nay, những tấm gương hiếu học thật hiếm thấy. Nếu đúng với lời của bài báo đăng
thì Huy là một Mạc Đĩnh Chi thời hiện đại "thật đáng khâm phục!". Với nghị lực như thế, tôi nghĩ Huy sẽ làm
rạng danh Tổ Quốc. Khi em đựơc tập trung đội tuyển tóan olympic em nên cố gắng và thật cố gắng. Học
sinh cả nước nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung đang ủng hộ em. Chúc em thành công!
NGUYNỄ ANH TUẤN
Gương sáng
01/05/2011 8:12:38 SA
Hiện nay học sinh "nổi loạn" đang là đề tái rất nóng bỏng. Em Huy cũng đang "nổi loạn", nhưng cách mà em
lựa chọn như vậy thì tôi thực sự thán phục! Có một câu nói rằng: "Tôi không sợ điều mà anh đã làm được
mà tôi sợ cách anh đã làm như thế nào để đạt được điều đó". Em hãy "nổi loạn" kiểu như Giáo sư Ngô Bảo
Châu em nhé. Hình ảnh đất nước Việt Nam được thế giới biết đến sẽ có hình ảnh tươi đẹp của em!
ĐẶNG LÂM PHÁI

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×