Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.9 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG................................................................................................4
1.Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................4
2. Cơ cấu bộ máy quản trị.......................................................................................5
3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật.................................................................................8
3.1. Các sản phẩm, dịch vụ.......................................................................................8
3.1.1. Các dịch vụ cho khách hàng cá nhân.......................................................8
3.1.2. Các dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp..............................................9
3.1.3. Các dịch vụ, sản phẩm khác.....................................................................9
3.2. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh....................................................................10
3.3. Công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị......................................................10
3.4. Nguồn nhân lực................................................................................................11
3.5. Nguồn vốn kinh doanh.....................................................................................12
4. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động của OCB...................12
4.1. Môi trường dân số............................................................................................12
4.2. Môi trường địa lý.............................................................................................13
4.3. Môi trường kinh tế...........................................................................................13
4.4. Môi trường khoa học công nghệ......................................................................13
4.5. Môi trường chính trị pháp luật.........................................................................13
4.6. Môi trường văn hóa xã hội...............................................................................14
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.......15
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................................15
2. Các mặt tổ chức và quản trị doanh nghiệp......................................................18
2.1. Quản trị nguồn nhân lực..................................................................................18
2.1.1. Phương châm tuyển dụng.......................................................................18
2.1.2. Phẩm chất nhân viên..............................................................................18
2.1.3. Chính sách lương thưởng.......................................................................18
2.2. Quản trị công nghệ...........................................................................................19


2.3. Quản trị tài chính.............................................................................................20
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................21
1. Ưu và nhược điểm trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh..................21
1.1. Ưu điểm...........................................................................................................21
1.2. Nhược điểm.....................................................................................................21
2. Một số kiến nghị và giải pháp trong thời gian tới...........................................22
Nguyễn Thế Trung Lớp: QTKD TH48C
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................23
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh chung của đất nước và xu thế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường quốc tế được mở
rộng, thị trường trong nước cũng được khai thông, sản xuất kinh doanh đa dạng, phong
phú đã kích thích, thu hút mọi tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ, vốn, tài sản của
các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Song song với việc phát triển sản
xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn cũng ngày càng lớn. Chính vì vậy, ngân hàng
thương mại - tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động và sử dụng
vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm và nơi khan thiếu vốn - ngày càng có vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Trên con đường hội nhập của mình, lĩnh vực ngân hàng - tài chính đã có những thay đổi
toàn diện. Từ một hệ thống đơn cấp, ngành ngân hàng Việt Nam đã chuyển mình và
thay đổi theo hệ thống đa cấp. Rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành
lập, cùng với đó là sự tham gia của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân
hàng liên doanh. Tất cả đã tạo nên sự đa dạng của một hệ thống ngân hàng của nền kinh
tế mới phát triển và đang nổi như nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông tuy không được thành lập sớm như một
số ngân hàng khác, cũng như chưa phải là ngân hàng mạnh hàng đầu của Việt Nam
nhưng đã có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển của thị trường vốn nói riêng và của
nền kinh tế nói chung, thể hiện qua sự tăng trưởng thị phần cũng như sự đánh giá, giải
thưởng của các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng. Với mục tiêu trở thành
một ngân hàng mạnh với tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, Ngân hàng TMCP

Phương Đông đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, được sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình của ThS.Đặng Ngọc Sự và các cán bộ hướng dẫn thực tập cùng với những kiến
thức, lý luận đã được trang bị trong nhà trường, tôi đã từng bước vận dụng vào tìm hiểu
thực tế tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị của Ngân hàng TMCP
Phương Đông, từ đó hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp.
Kết cấu của bản Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau :
Lời mở đầu
Nội dung chính :
Chương I : Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
Chương II : Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương III : Kết luận và kiến nghị.
2
Nguyễn Thế Trung Lớp: QTKD TH48C
Danh mục tài liệu tham khảo
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ hướng dẫn thực tập Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Phương Đông cùng ThS. Đặng Ngọc Sự đã giúp tôi hoàn thành bản Báo cáo
này.
3
Nguyễn Thế Trung Lớp: QTKD TH48C
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
1.Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên gọi đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
Tên tiếng Anh : ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.
Tên viết tắt : Oricombank (OCB )
Ngày khai trương hoạt động : 10/06/1996
Hội sở chính : Số 45 đường Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại : (08) 38 220 960 - 38 220 962 - 38 227 466
Fax: (84-8) 38 220 963 - 39 435 006

Website : www.ocb.com.vn
Email :
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Động thành lập theo giấy phép hoạt động số
0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp.
Trải qua gần 14 năm hoạt động, OCB đã từng bước khẳng định được vị thế vững chắc
của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, với nhiều cột mốc phát triển
quan trọng :
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động ngày 13/04/1996. Vốn điều lệ ban đầu
là 70 tỷ đồng.
- 31/12/2001 : Khai trương chi nhánh đầu tiên ( Chi nhánh Bến Thành) và phòng
giao dịch đầu tiên (Phòng giao dịch Hàm Nghi)
- 08/2002 : Gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT)
- 14/1/2003 : Sáp nhập Ngân hàng Tây Đô vào Ngân hàng Phương Đông.
- Năm 2004 : Tham gia liên minh Dịch vụ thẻ Vietcombank, tham gia hệ thống
chuyển tiền nhanh Western Union và liên kết với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín
trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
- 06/06/2005 : Phát hành thẻ LUCKY ORICOMBANK.
4
Nguyễn Thế Trung Lớp: QTKD TH48C
- 23/05/2008 : Khai trương Sở giao dịch.
- 19/12/2008 : Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Ngân hàng lõi giữa OCB - Việt
Nam và Temenos AG – Thụy Sỹ.
- 16/09/2009 : OCB và Ernst & Young Việt Nam chính thức ký hợp đồng cung cấp
dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- 06/11/2009 : OCB ký kết hợp đồng quản lý sổ cổ đông với công ty cổ phần
chứng khoán Phương Đông (ORS).
- 15/12/2009 : OCB thông báo chào bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi ra công

chúng loại trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Hiện OCB có các đối tác chính sau :
- Là thành viên của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT : Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication).
- Tham gia chương trình Quỹ phát triển nông thôn (RDF : Rural Development
Fund) của Ngân hàng thế giới (World Bank).
- Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
- Liên minh thẻ Vietcombank
- Liên minh công ty Cổ phần thẻ Smartlink
- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
Hiện nay mạng lưới của OCB đã có mặt tại 17 tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm:
- Hội sở chính
- Sở giao dịch
- 22 Chi nhánh
- 42 Phòng giao dịch
- 4 Quỹ tiết kiệm
Ghi nhận từ kết quả đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, trong
thời gian vừa qua OCB liên tục được các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng
khẳng định thông qua các giải thưởng : Sao Vàng Đất Việt, Top 500 Doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam, Một trong 10 ngân hàng được hài lòng nhất và giao dịch nhiều nhất.
2. Cơ cấu bộ máy quản trị
Mô hình tổ chức của OCB được thể hiện qua sơ đồ sau :
5
Nguyễn Thế Trung Lớp: QTKD TH48C

Ban điều hành
Phòng Ngân Quỹ
Phòng Thẻ

Phòng Đầu tư
Phòng Thanh toán quốc tế
P.Phát triển sản phẩm và dịch vụ KH
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Kiểm soát nội bộ
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Xử lý nợ
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Nhân sự
Trung tâm đào tạo
Phòng Thương hiệu & QHCĐ
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Xây dựng cơ bản
Phòng Công nghệ thông tin
6
Các bòng ban
Các phòng ban
Hội đồng quản trị
Văn phòng HĐQT
UB,HĐchuyên môn
Đại hội đồng Cổ đông
Ban kiểm
soát
KT nội bộ
Sở
Giao
dịch,
các
Chi
nhánh,

Công
ty
trực
thuộc,
Văn
phòng
đại
diện,
Đơn
vị
sự
nghiệp
Ghi chú : Trực tiếp
Gián tiếp

×