Tải bản đầy đủ (.ppt) (73 trang)

Slide địa vị pháp lý của vị trí giám đốc công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.05 KB, 73 trang )

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC
CÔNG TY: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TS. Phan Chí Hiếu
BỘ TƯ PHÁP
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH:
1. Các loại hình doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam.
2. Cơ sở xác định địa vị pháp lý cho Giám đốc
DN.
3. Trách nhiệm của Giám đốc đối với việc góp
vốn, chuyển nhượng vốn góp trong DN.
4. Giám đốc và việc tổ chức quản lý nội bộ DN.
5. Giám đốc với việc ký kết, thực hiện hợp đồng
trong hoạt động kinh doanh.
1. Các loại hình doanh nghiệp trong
nền KTTT của Việt Nam hiện nay

Công ty TNHH (nhiều thành viên, một thành viên);

Công ty cổ phần;

Công ty hợp danh;

Doanh nghiệp tư nhân;

Hợp tác xã;

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD và DN
100% vốn nước ngoài);

Công ty nhà nước;



Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
Các loại hình doanh nghiệp
ở Việt Nam trong thời gian tới:

Công ty TNHH (nhiều thành viên,
một thành viên);

Công ty cổ phần;

Công ty hợp danh;

Doanh nghiệp tư nhân;

Hợp tác xã.
CÔNG TY TNHH CÓ TỪ 2 TV TRỞ LÊN

Có tư cách pháp nhân;

Thành viên là tổ chức, cá nhân với số lượng tối
thiểu là 2 và tối đa là 50;

Chịu TNHH trong kinh doanh;

Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển
nhượng ra bên ngoài;

Vốn điều lệ không chia thành cổ phần. Công ty
không được phát hành cổ phần để công khai huy
động vốn trong công chúng.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Công ty TNHH có một thành viên duy nhất (Luật
DN 1999 quy định thành viên duy nhất phải là tổ
chức có tư cách pháp nhân; Luật DN 2005 cho
phép một cá nhân cũng có thể thành lập Cty
TNHH một TV);

Có đầy đủ các đặc điểm của Cty TNHH có 2 TV
trở lên (có tư cách pháp nhân, chịu TNHH trong
kinh doanh, hạn chế chuyển nhượng vốn, không
phát hành cổ phần ).
CÔNG TY CỔ PHẦN

Vốn điều lệ được chia thành cổ phần; người sở
hữu cổ phần là cổ đông (thành viên công ty);

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng
tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;

Chịu trách nhiệm hữu hạn;

Có tư cách pháp nhân;

Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho
người khác, trừ một số trường hợp không được
chuyển nhượng hoặc bị hạn chế chuyển nhượng;

Được phát hành cổ phần.
Công ty hợp danh


Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân có
trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp;

Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn;

CTy HD có thể có TV góp vốn; TV góp vốn chịu
TNHH;

Có tư cách pháp nhân (Luật DN 1999 không thừa
nhận CTy HD là pháp nhân);

Không được phát hành chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân

Do một cá nhân làm chủ sở hữu (Luật DN
2005 quy định rõ 1 cá nhân chỉ là chủ của 1
DNTN);

Chủ DNTN chịu trách nhiệm trước các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản của DN bằng toàn bộ tài
sản của mình (TNVH);

Không có tư cách pháp nhân; chủ DNTN là
nguyên đơn, bị đơn trước Toà án, trước trọng
tài.
Doanh nghiệp nhà nước:

Tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn

điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối;

Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc có khả năng chi
phối DN;

Được tổ chức dưới các hình thức pháp lý khác
nhau như:

Cty nhà nước;

Cty TNHH nhà nước; CTy CP nhà nước; các DN khác
mà nhà nước nắm quyền chi phối (hơn 50% vốn điều
lệ).
Các loại DNNN:

CTy nhà nước (giống DNNN trước đây);

CTy TNHH nhà nước một thành viên;

CTy TNHH nhà nước 2 TV trở lên;

CTy CP nhà nước;

CTy TNHH, CTy CP và các DN khác mà
Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ.
Công ty nhà nước:

Là 1 tổ chức kinh tế;

NN đầu tư toàn bộ vốn để trực tiếp thành lập;


NN nắm quyền sở hữu tài sản; bản thân CTy NN
không có quyền sở hữu tài sản;

Là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước;

Có tư cách pháp nhân;

Chịu TNHH trong kinh doanh.
Hợp tác xã

Là tổ chức kinh tế tự chủ của các xã viên;

Xã viên có thể là cá nhân, Hộ gia đình cùng
góp vốn, góp sức;

Phương thức hợp tác trong HTX có thể là
kinh doanh tập trung hoặc không tập trung;

Có tư cách pháp nhân;

Chịu TNHH trong kinh doanh.
DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD,
DN 100% vốn nước ngoài)

DN thuộc sở hữu 1 phần (DNLD) hoặc toàn
bộ (DN 100% vốn đầu tư nước ngoài) của
nhà đầu tư nước ngoài;

Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân Việt

Nam);

Tổ chức dưới hình thức CTy TNHH;

Chịu TNHH trong KD.
Tình huống 1: Xác định loại hình DN
1. Cty NN A cổ phần hoá; NN vẫn nắm 51% vốn
điều lệ.
2. Cty NN A cổ phần hoá: Nhà nước nắm 51% vốn
điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài nắm 20% vốn
điều lệ.
3. Pacific Airline có 9 cổ đông đều là Cty NN.
4. Cty Nhật bản góp vốn với Cty NN của Việt Nam
để thành lập DN mới trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Cty TNHH A đầu tư vốn thành lập một DN mới.
Những vấn đề cần lưu ý liên quan đến
địa vị pháp lý của doanh nghiệp:

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:

DN có tư cách pháp nhân;

DN không có tư cách pháp nhân.

Chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp:

DN chịu TNHH;

DN chịu TNVH.


Hình thức liên kết của doanh nghiệp:

DN và các đơn vị phụ thuộc;

Tổng Cty nhà nước;

Mô hình CTy mẹ - CTy con.
Ý nghĩa thực tiễn của tư cách pháp nhân

Được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý,
được nhân danh mình tham gia các quan hệ một
cách độc lập;

Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các tổ
chức, cá nhân khác;

Có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản
của mình.

DN có tư cách pháp nhân: Cty NN, Cty TNHH, Cty CP,
Cty HD, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg.

DN không có tư cách pháp nhân: DNTN.
Tình huống 2:
Cty C mở Chi nhánh ở Nha Trang. Quyết định thành
lập Chi nhánh ghi rõ: chi nhánh có tư cách PN và
tự chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của mình.

Điều kiện để Chi nhánh ký hợp đồng là gì?


Giả sử Chi nhánh ký hợp đồng với Công ty A và
không thanh toán tiền thì Công ty A có thể yêu cầu
ai trả nợ?

Giả sử Cty C chuyển sang mô hình Cty mẹ - Cty
con (Chi nhánh Nha Trang chuyển thành Cty CP
và Cty C góp 51% vốn điều lệ).
Một số lưu ý liên quan đến tư cách
pháp nhân của DN:
1. DNTN tuy không phải là PN nhưng vẫn được
coi là một chủ thể pháp lý độc lập;
2. Các đơn vị trực thuộc như: XN, Chi nhánh, Cửa
hàng, Trung tâm, Trạm, Trại, Phân xưởng, Đội
sản xuất… không có tư cách PN => chỉ được ký
HĐ khi:

Nhân danh CTy;

Được CTy uỷ quyền hợp lệ.
1. CTy phải chịu trách nhiệm trước các khoản nợ
của đơn vị trực thuộc.
Chế độ chịu TNHH:

Khả năng của DN chịu trách nhiệm trước các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tạo ra từ hoạt động
kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình: DN
không chịu trách nhiệm thay cho Chủ sở hữu;
Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm thay cho
DN.


Các DN chịu TNHH gồm: Cty NN, Cty TNHH,
Cty CP, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg.
Tình huống 3:
A, B, C góp vốn thành lập Cty TNHH nhiều thành
viên với vốn điều lệ 2 tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ;
B góp 500 tr đ bằng hiện vật; C góp 500 tr đ
bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A,
B, C đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn. Sau một thời
gian hoạt động, CTy thua lỗ và tạo ra khoản nợ
là 2 tỷ đồng, trong khi tài sản của CTy chỉ còn
lại 1 tỷ.
1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn?
2. A, B, C có phải góp thêm vốn theo tỷ lệ để trả
nợ cho Cty hay không?
Chế độ chịu TNVH:

Nghĩa vụ trả nợ của DN không bị giới hạn
trong bất kỳ phạm vi tài sản nào, khi tạo ra
nợ thì DN phải dùng toàn bộ tài sản của
mình để thanh toán; nếu tài sản của DN
không đủ trả nợ thì các Chủ sở hữu DN phải
trả nợ thay.

Các DN chịu TNVH gồm: CTy hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân.
Tình huống 4:
A, B, C góp vốn thành lập Cty HD với vốn điều lệ 2
tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ; B góp 500 tr đ bằng
hiện vật; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi
đăng ký kinh doanh, A, B, C đã hoàn tất nghĩa

vụ góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, CTy
thua lỗ và tạo ra khoản nợ là 2 tỷ đồng, trong khi
tài sản của CTy chỉ còn lại 1 tỷ.
1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn?
2. A, B, C có phải trả nợ thay cho Cty hay không?
2. Căn cứ xác định địa vị pháp lý của
Giám đốc doanh nghiệp

Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật
DN 2005; Luật DNNN 2003; Luật HTX
2003…);

Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

Quy chế hoạt động của các bộ phận quản lý
doanh nghiệp (nếu có).

Quan hệ giữa pháp luật - điều lệ - quy chế.
Các yếu tố chi phối đến địa vị pháp lý
của Giám đốc doanh nghiệp

Tư cách tham gia DN của GĐ: là thành viên
DN hay GĐ làm thuê?

Vị trí của GĐ trong DN: là người đại diện
theo pháp luật hay chỉ là GĐ điều hành?

Cách thức tổ chức bộ máy quản lý của DN;

Sự phân bổ quyền lực cho GĐ trong DN

như thế nào?

×