Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

hợp đồng vận chuyển đường bộ trong dịch vụ logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 17 trang )

1
1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ
PHÂN LOẠI DỊCH VỤ LOGISTICS
2. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có
nguồn gốc từ từ “Logistique” trong tiếng Pháp. Logistics
được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 19.

Điều 233 Luật Thương Mại năm 2005:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics
được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9
năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh
dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics;
2.1. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa
c) Dịch vụ đại lý vận tải
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong
suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả
lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng


hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2.2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao
gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
2.3. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
1.Khái niệm:
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên,
trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng
hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho
người có quyền nhận ; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa
vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên
vận chuyển.
2. Đặc điểm chung so với hợp đồng vận chuyển tài sản
Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trường hợp cụ
thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Cũng giống như
mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các
bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa
vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến
địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển

phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định.
Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi
ích kinh tế nhất định : bên vận chuyển nhận được thù lao, bên thuê vận
chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
2. Đặc điểm chung so với hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là
người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó
không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu
bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi
đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.
3. Đặc điểm riêng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa so với hợp
đồng vận chuyển tài sản.
Đối tượng của hợp đồng vân chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng
hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức
là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các
bên với tính chất là một loại dịch vụ.
Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác
nhau : Căn cứ vào phương tiện vận chuyển (vận chuyển đường sắt,
đường hàng không,…) ; căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ (vận chuyển nội
địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển
đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phương tiện trên từng đoạn
hành trình,…)
4. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển
4.1. Tiếp nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển.
+ Bên vận chuyển phải đưa phương tiện vận chuyển đến nhận hàng hoá vận chuyển
theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển. Phương tiện vận
chuyển phải đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp
với tính chất hàng hoá.
+ Bên vận chuyển có nghĩa vụ nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển đúng thời

gian và địa điểm theo thảo thuận. Trường hợp bên vận chuyển nhận chậm hàng làm
phát sinh chi phí bảo quản hàng hoá cho bên thuê vận chuyển thì phải bồi thường
các thiệt hại đó. Trường hợp bên thuê vận chuyển giao hàng chậm thì bên vận
chuyển yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường các thiệt hại phát sinh do bị lưu
giữ phương tiện vận chuyển.
+ Bên vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài
sản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhưng trong thực tế thì người vận chuyển chỉ có
thể từ chối việc vận chuyển trong trường hợp việc thay thế hàng hoá vận chuyển
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển hoặc những người thuê vận
chuyển khác.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển
4.2. Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo đúng các điều kiện đã thoả
thuận.
Trong giai đoạn này, bên vận chuyển có các quyền và nghĩa vụ cơ bản
sau đây:
+ Vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm trả hàng. Trường hợp bên
vận chuyển giao hàng không đúng địa điểm đã quy định thì phải thanh
toán chi phí vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm đã thoả thuận trong
hợp đồng cho bên thuê vận chuyển.
+ Bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển: Theo thông lệ chung
thì nghĩa vụ bảo quản hàng hoá của bên vận chuyển phát sinh từ thời
điểm bên vận chuyển tiếp nhận hàng hoá vận chuyển do bên thuê vận
chuyển giao và kết thúc khi đã giao hàng hoá cho người nhận tại địa
điểm trả hàng.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển
4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển
Bên vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Giao hàng hoá cho bên vận chuyển.
Thanh toán cước phí vận chuyển.
Trông coi hàng hoá trên đường vận chuyển.

Phối hợp với bên vận chuyển giải quyết các vấn đề có liên quan
Bố trí nhân lực, phương tiện tại kho để đảm bảo có thể kiểm đếm, giao
nhận, xếp/dỡ/đóng /rút hàng hóa ngay khi phương tiện của bên vận
chuyển đến kho của .Trường hợp thời gian đóng hàng vượt quá quy
định, thì bên thuê vận chuyển sẽ tính phí lưu xe như thống nhất trong
phụ lục hợp đồng;

5. Các điều khoản chung khác:
-
Giá dịch vụ
-
Điều khoản bất khả kháng
-
Thông báo và thư từ giao dịch
-
Giải quyết tranh chấp khi xảy ra
-
Hiệu lực của Hợp đồng
-
Và các thỏa thuận khác

×