Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ðẶC ðiểm SINH học và TÍNH NĂNG sản XUẤT của gà tè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 89 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







ðỖ VĂN HÙNG



ðẶC ðIỂM SINH HỌC VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ TÈ




CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60.62.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. ðẶNG VŨ BÌNH
2. PGS. TS. ðINH VĂN CHỈNH



HÀ NỘI – 2014




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng
ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


ðỗ Văn Hùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN!

ðể hoàn thành Luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy, cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của
các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Viện ñào tạo sau
ñại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã dành nhiều thời gian và công

sức giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới hai thầy hướng
dẫn khoa học :GS.TS. ðặng Vũ Bình và PGS.TS. ðinh Văn Chỉnh ñã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi và
Nuôi trồng thủy sản ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ông Phan Thanh Dong, chủ trang
trại gà xã Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội và ông Nguyễn Tích Phương,
chủ trang trại gà xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cùng toàn
thể các cô chú, anh chị em công nhân ñã giúp ñỡ, chỉ bảo, tạo ñiều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình thực tập.

Tôi vô cùng biết ơn bạn bè, ñồng nghiệp và những người thân trong gia
ñình ñã luôn ñộng viên khích lệ và giúp ñỡ tôi vượt qua mọi khó khăn ñể hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

ðỗ Văn Hùng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN! ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC ðỒ THỊ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích 2
3. Ý nghĩa 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của ña dạng sinh học bảo tồn quỹ gen vật nuôi 3
1.1.1. ða dạng sinh học 3
1.1.2 Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 6
1.1.3. Nguồn gen gà Tè 13
1.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng của gà 14
1.2.1. Sự phát triển của phôi 14
1.3.2. Khả năng sinh trưởng 15
1.2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà 17
1.2.4. Sức sản xuất thịt 17
1.3. Cơ sở khoa học về sinh sản của gà 18
1.3.1. Sự hình thành trứng 18
1.3.2. Sức sản xuất trứng của gà 20
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25
1.4.2. Tình hình chăn nuôi gà Tè ở Việt Nam 28


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu 31

2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Bố trí thí nghiệm 31
2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 33
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 40
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. CÁC ðẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ NGOẠI HÌNH 41
3.1.1. ðặc ñiểm màu lông gà Tè trưởng thành 41
3.1.2. ðặc ñiểm màu da cơ thể gà Tè trưởng thành 42
3.1.3. ðặc ñiểm màu da chân và màu mỏ gà Tè trưởng thành 43
3.1.4. Khối lượng và các chiều ño của gà Tè trưởng thành 45
3.2. CÁC KẾT QUẢ THEO DÕI SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG . 47
3.2.1. Khả năng sinh trưởng của gà Tè 47
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà Tè 51
3.3. KHẢ NĂNG ðẺ TRỨNG, CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ ẤP NỞ 52
3.3.1. Tỷ lệ ñẻ 52
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 10 quả trứng 55
3.3.3. Các chỉ tiêu chất lượng trứng 57
3.3.4. Khả năng ấp nở 60
3.4. KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA GÀ TÈ 61
3.4.1. Các chỉ tiêu mổ khảo sát 61
3.4.2. Các chỉ tiêu chất lượng thịt 62
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 65
1. KẾT LUẬN 65
2. ðỀ NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà sinh trưởng 32
Bảng 2.2. ðánh giá chất lượng trứng theo ñơn vị Haugh: 37
Bảng 3.1. Các màu lông chủ yếu của gà Tè trưởng thành 41
Bảng 3.2. Các màu da thân chủ yếu của gà Tè trưởng thành 42
Bảng 3.3. Các màu da chân chủ yếu của gà Tè sinh trưởng 43
Bảng 3.4. Các màu mỏ chủ yếu của gà Tè trưởng thành 44
Bảng 3.5. Khối lượng và các chiều ño của gà Tè trưởng thành 46
Bảng 3.6. Khối lượng gà qua các tuần tuổi 48
Bảng 3.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà Tè sinh trưởng 51
Bảng 3.8. Tỷ lệ ñẻ của gà Tè 53
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 56
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Tè (n = 20) 57
Bảng 3.11. Khả năng ấp nở của trứng gà Tè 60
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu mổ khảo sát ñàn gà Tè thí nghiệm 61
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu chất lượng thịt 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC ðỒ THỊ

STT TÊN ðỒ THỊ TRANG
ðồ thị 3.1: Các màu lông chủ yếu của gà Tè trưởng thành 42
ðồ thị 3.2: Các màu da thân chủ yếu của gà Tè trưởng thành 43
ðồ thị 3.3: Các màu da chân chủ yếu của gà Tè trưởng thành 44
ðồ thị 3.4: Các màu mỏ chủ yếu của gà Tè trưởng thành 44
ðồ thị 3.5. Khối lượng gà Tè qua các tuần tuổi 49

ðồ thị 3.6. Tỷ lệ ñẻ 53
ðồ thị 3.7. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TN : Thí nghiệ
m
kg: Kilogam
TB: Trung bình TT: Tuần tuổi
g:
Gam P: Photpho
Mm: Minimet LTATN: Lượng thức ăn thu nhận
Ca: Canxi TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam FAO Food Agriculture
Organization
TLNS: Tỷ lệ nuôi số
ng
NST: Năng suất trứng
TA: Thức ăn NST: Nhiễm sắc thể
VNð: Việt Nam ñồ
ng
ðK: ðầu kỳ
TĂBS Thức ăn bổ sung
NT:
Ngày tuổi
Cs cộng sự NXB Nhà xuất bản

KHKT Khoa học kỹ thuật ADN
Axit Deoxyribo Nucleic
IUCN

International Union for
Conservation of Nature



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
ðối với nước ta, chăn nuôi có vị trí kinh tế và xã hội quan trọng trong
việc cung cấp các thực phẩm thiết yếu cho con người hàng ngày như thịt,
trứng, sữa… Các loại vật nuôi chính của Việt Nam bao gồm trâu, bò, lợn, gà,
vịt, dê cừu… Về số lượng vật nuôi, năm 2010 Việt Nam có 2,91 triệu trâu
tăng 1% so với năm 2009, có 5,91 triệu bò giảm 3,1%, ñàn bò sữa 128,5
nghìn con tăng 11,3%, tổng ñàn lợn 27,3 triệu con giảm 0,92%, tổng ñàn gà
218 triệu con tăng 9,1%, vịt 9,1 triệu con giảm 0,9%, ñàn dê cừu 1,28 triệu
con giảm 6,5% so với năm 2009 (Cục Chăn nuôi, 2010).
Chăn nuôi gia cầm là một ngành chăn nuôi quan trọng, là ngành nghề
truyền thống không chỉ dành riêng cho nông dân mà cho mọi người dân Việt
Nam. Ngày nay các giống gia cầm ngoại chuyên trứng, chuyên thịt và kiêm
dụng ñã ñược nhập vào nước ta và ñược nuôi chủ yếu theo phương pháp công
nghiệp, sản xuất hàng hóa. Bên cạnh các giống nhập ngoại trên, các giống gia
cầm ñịa phương vẫn ñược nuôi phổ biến. Các giống gà như gà Ri, gà Hồ, gà
ðông Tảo, gà Mía, gà Lương Phượng, gà Tre, gà Ác và gà Tè… có chất lượng
thơm ngon ñược người tiêu dùng Việt Nam mến mộ.

Cùng với nhịp ñộ phát triển của kinh tế, mức sống và chất lượng cuộc
sống của người dân ñược nâng lên, thị hiếu của người dân cũng thay ñổi, các
giống gà thịt chất lượng cao, các giống gà ñặc sản ngày càng ñược ưa chuộng
hơn. Do ñó, chăn nuôi gia cầm cần có một hướng ñi mới. Bên cạnh việc phát
triển các giống gia cầm có năng suất cao như gà chuyên thịt, chuyên trứng,
việc nghiên cứu khai thác, phát triển các giống ñặc sản cũng ñã bắt ñầu ñược
triển khai trong thực tế sản xuất. Gà Tè là một giống thuộc hướng trên, hiện
ñang ñược bảo tồn và khai thác ở một vài ñịa phương. Từ thực tế trên, chúng
tôi thực hiện ñề tài: “ðặc ñiểm sinh học và tính năng sản xuất của gà Tè”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục ñích
ðề tài ñược triển khai với các mục ñích chính sau ñây:
- ðánh giá ngoại hình của gà Tè trưởng thành
- ðánh giá khả năng sản xuất của gà Tè
3. Ý nghĩa
Có ñược các số liệu khoa học có giá trị, bổ sung thêm thông tin về ñặc
ñiểm ngoại hình, sinh trưởng phát triển và sinh sản của gà Tè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của ña dạng sinh học bảo tồn quỹ gen vật nuôi
1.1.1. ða dạng sinh học
1.1.1.1 Khái niệm ña dạng sinh học

Khái niệm ña dạng sinh học ñược nhiều tổ chức quốc tế và các nhà
khoa học ñưa ra, bốn khái niệm ñược nhiều người quan tâm nhất sau ñây:
- ða dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả
các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước ở biển và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên. ða dạng sinh học bao gồm sự ña dạng trong loài
(ña dạng di truyền hay còn gọi là ña dạng gen), giữa các loài (ña dạng loài) và
các hệ sinh thái (ña dang sinh thái).
- ða dạng sinh học là ña dạng các loài thực vật, ñộng vật, vi sinh vật tồn
tại và tác ñộng qua lại lẫn nhau trong một hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái nông
nghiệp, tác nhân thụ phấn, thiên ñịch, giun ñất, vi sinh vật ñất là thành phần ña
dạng chìa khóa, chúng ñóng vai trò sinh thái quan trọng trong quá trình chuyển
gen, ñiều khiển tự nhiên, chu kì dinh dưỡng và tái thiết lập cân bằng.
- ða dạng sinh học nông nghiệp ñược nêu ra trong những năm 1980,
trong lý thuyết chung của ña dạng sinh học, tương tự ña dạng sinh học, ña
dạng sinh học nông nghiệp có những mức khác nhau, liên quan ñến ña dạng
hệ sinh thái nông nghiệp cũng như các loài cây trồng và gia súc. ða dạng sinh
học nông nghiệp là biến dị di truyền trong quần thể, các giống và chủng, với
nghĩa rộng hơn nó bao gồm cả hệ vi sinh vật ñất trong khu vực trồng trọt, côn
trùng, nấm, các loài hoang dại cũng như văn hóa ñịa phương.
- ða dạng sinh học là biến dị có mặt trong tất cả các loài thực vật và
ñộng vật, vật liệu di truyền của chúng và hệ sinh thái nơi các biến dị ñó xảy ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

ða dạng ở ba mức: ña dạng di truyền (biến dị trong gen và trong kiểu gen); ña
dạng loài (sự phong phú các loài) và ña dạng sinh thái (cộng ñồng loài và môi
trường của chúng).
Ba mức ñộ của ña dạng sinh học ñược ñề cập như sau:
+ ða dạng di truyền:

ða dạng ñi truyền là nhiều gen trong cùng một loài, mỗi loài có các cá
thể, mỗi cá thể là tổ hợp các gen ñặc thù, có nghĩa là loài có các quần thể khác
nhau, mỗi quần thể có tổ hợp di truyền khác nhau. Do vậy bảo tồn ña dạng di
truyền phải bảo tồn các quần thể khác nhau của cùng một loài.
+ ða dạng loài:
ða dạng loài là nhiều loài trong một vùng hay một nơi sinh sống tự
nhiên (rừng mưa, rừng ngập mặn và nơi sinh sống tự nhiên khác). Loài có thể
tạo thành các nhóm, mỗi nhóm có cùng một số ñặc ñiểm hay tập tính sinh
sống nào ñó.
+ ða dạng sinh thái:
ða dạng hệ sinh thái là nhiều hệ sinh thái trong một ñịa ñiểm, một hệ
sinh thái có một cộng ñồng các sinh vật sống, các sinh vật sống này tác ñộng
qua lại với môi trường tự nhiên của hệ sinh thái, một hệ sinh thái có thể bao
bao trùm một phạm vi rộng hoặc phạm vi hẹp khác nhau. Trong một hệ sinh
thái có thể chia thành các hệ sinh thái phụ tùy theo nhu cầu nghiên cứu và bảo
tồn của vùng và quốc gia.
1.1.1.2 Vai trò của ña dạng sinh học
- Vai trò của ña dạng sinh học ñối với ñời sống của con người
ða dạng hệ ñộng và thực vật ñem lại cơ hội tuyệt vời không chỉ cho tạo
giống cây trồng, vật nuôi mà còn nhiều lợi ích khác lớn hơn trong tương lai.
Một số sử dụng trực tiếp như cung cấp dinh dưỡng, phát triển bền vững và các
cây trồng thích nghi với ñiều kiện ñịa phương. Những giá trị sử dụng gián tiếp
như tạo môi trường sinh thái, sức khỏe cộng ñồng, tác nhân thụ phấn và ñiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

khiển sinh học, hệ sinh vật ñất. ða dạng sinh học ñem lại sự phát triển nông
nghiệp bền vững và sự thịnh vượng cho con người hiện tại và trong tương lai.
- Vai trò ña dạng sinh học với hệ sinh thái nông nghiệp

Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới ñã quan tâm nhiều hơn ñến
vai trò và ý nghĩa của ña dang sinh học ñối với hệ sinh thái Nông nghiệp. Các
nghiên cứu cho rằng trong khi hệ sinh thái tự nhiên là sản phẩm cơ bản của ña
dạng thực vật thông qua dòng năng lượng, dinh dưỡng và ñiều tiết sinh học.
ða dạng giảm dẫn ñến thiên tai, dịch bệnh ñối với Nông nghiệp nghiêm trọng
hơn, ña dạng tạo ra cân bằng sinh học giữa dịch bệnh và thiên ñịch, ñiều hòa
khí hậu, bảo tồn tài nguyên nước và tài nguyên ñất.
Các quá trình của dòng năng lượng và cân bằng sinh học ñang bị ảnh
hưởng do thâm canh và canh tác ñộc canh, do canh tác thâm canh và ñộc canh
cần ñầu tư cao cho các chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón).
ðiều khiển tự nhiên vận ñộng di truyền quần thể bị thay thế bằng các tác ñộng
của con người. Những hoạt ñộng thâm canh, chọn lọc của con người ñã thay
thế quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Ngay cả sinh trưởng và thu hoạch,
ñộ màu mỡ của ñất cũng không trải qua chu kỳ dinh dưỡng tự nhiên.
- ða dạng sinh học duy trì và nâng cao sức khỏe môi trường sống
Môi trường sống của con người, hệ ñộng thực vật phụ thuộc vào nguồn
nước, tài nguyên ñất và không khí. ða dạng tạo ra cân bằng không khí, ñiều
hòa nhiệt ñộ, ẩm ñộ không khí phù hợp với sinh vật sống. Ví dụ số lương thực
vật giảm gây ra mất cân bằng lượng CO
2
và O
2
trong khôngkhí ảnh hưởng
ñến tất cả sự sống trên trái ñất. Mất ña dạng chu trình vật chất và chu trình
sinh học xảy ra không hoàn chỉnh gây ra những mất cân bằng như nói trên.
Tương tự như vậy, một số côn trùng, nấm hay vi sinh vật có ích khử ñộc tố tự
nhiên hay sinh ra từ quá trình sinh học khác không còn nguồn thức ăn do mất
ña dạng, chúng giảm số lượng thậm chí biến mất. ðộc tố sinh ra trong tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6

nhiên hay từ sinh vật sồng khác tồn dư nhiều hơn là nguyên nhân ảnh hưởng
ñến môi trường.
ða dạng sinh học không những bảo tồn, duy trì số lượng nguồn tài
nguyên nước và ñất, nó còn giúp tăng ñộ màu mỡ của ñất, nâng cao chất
lượng nguồn nước cho con người và sinh vật.
ða dạng có vai trò làm giảm những tác ñộng của con người ñến môi
trường, như ngăn ngừa và phân giải khí thải, ngay cả chất thải rắn do các hoạt
ñộng của con người tạo ra chuyển thành dạng hữu ích hoặc ít ñộc hại hơn.
1.1.2 Bảo tồn quỹ gen vật nuôi
Trong vòng vài thập niên qua, cùng với những ñòi hỏi của phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường, vấn ñề bảo vệ sinh thái và tài nguyên môi
trường nổi lên như một thách thức ñối với từng quốc gia cũng như cả nhân
loại. Bảo vệ nguồn gen vật nuôi gắn liền với bảo vệ tính ña dạng sinh học
không những là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng ñầu của các ngành,
cấp liên quan mà còn là của toàn xã hội.
1.1.2.1. Tình hình chung
Theo thống kê của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO, 1998),
trên thế giới có khoảng 5.000 giống vật nuôi, hiện ñã có 1.200 - 1.600
giốngñang có nguy cơ bị tiệt chủng, trung bình hàng năm có 50 giống, nghĩa
là cứ mỗi tuần lại có một giống vật nuôi bị tiệt chủng. Cũng theo FAO, việc
suy giảm tính ña dạng di truyền vật nuôi là do các nguyên nhân sau:
- Sự du nhập nguyên liệu di truyền mới;
- Do chính sách nông nghiệp không hợp lý;
- Việc tạo giống mới gặp nhiều khó khăn hạn chế;
- Hệ thống kinh tế của ñịa phương bị suy giảm;
- Sự tàn phá của thiên nhiên;
- Hệ thống chính trị xã hội không ổn ñịnh.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Trước tình hình ñó, hầu hết các quốc gia, trong ñó có Việt Nam ñều xây
dựng và triển khai các chiến lược bảo tồn nguồn gen vật nuôi và bảo tồn sự ña
dạng sinh học. Mục tiêu của các chiến lược bảo tồn là:
- Bảo vệ các giống khỏi tình trạng nguy hiểm ñể duy trì nguồn gen và
ñápứng những nhu cầu trong tương lai về nguồn ña dạng di truyền;
- Cung cấp nguồn nguyên liệu di truyền cho các chương trình giống;
- Duy trì tính ña dạng trong hệ thống chăn nuôi bền vững, phục vụ các
nhucầu về kinh tế, văn hoá, giáo dục, sinh thái học cho hiện tại và tương lai.
1.1.2.2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Khái niệm bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền ñộng vật ñã ñược Tổ
chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) ñịnh
nghĩa như sau: Bảo tồn (conservation) nguồn gen ñộng vật là cách quản lý của
con người ñối với tài nguyên di truyền ñộng vật nhằm ñạt ñược lợi ích bền
vững lớn nhất cho thế hệ hiện tại, ñồng thời duy trì ñược tiềm năng của tài
nguyên ñó ñể ñáp ứng ñược nhu cầu và mong muốn của các thế hệ tương lai.
Như vậy bảo tồn mang tính tích cực, bao gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng lâu
bền, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên di truyền. Theo ñịnh nghĩa này,
bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là chăn nuôi các giống vật nuôi nhằm khai
thác sử dụng chúng có hiệu quả trong hiện tại và ñể có thể ñáp ứng ñược yêu
cầu trong tương lai.
Khái niệm lưu giữ có ý nghĩa hẹp hơn, FAO ñã ñịnh nghĩa như sau:
Lưu giữ (preservation) nguồn gen ñộng vật là một khía cạnh của bảo tồn,
trong ñó người ta lấy mẫu và bảo quản tài nguyên di truyền ñộng vật không
ñể con người can thiệp gây ra những biến ñổi di truyền. Như vậy lưu giữ có
tính thụ ñộng, chỉ ñơn thuần là sự gìn giữ, lưu lại không làm mất ñi cũng
không làm thay ñổi nguồn tài nguyên di truyền.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Số lượng các giống vật nuôi thể hiện tính ña dạng sinh học vật nuôi. Vì
vậy bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi liên quan trực tiếp ñến bảo tồn tính
ña dạng sinh học vật nuôi.
1.1.2.3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Tại sao chúng ta lại phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi, có hai lý do chủ
yếu sau ñây:
- Lý do về văn hoá:
Chúng ta ñã thừa nhận rằng: các giống vật nuôi ñều là sản phẩm của
quá trình thuần hoá, một quá trình lao ñộng sáng tạo xảy ra vào thời kỳ tiền sử
của nền văn minh nhân loại, tiếp ñó là một quá trình chọn lọc nuôi dưỡng lâu
dài gắn liền với lịch sử phát triển của các thế hệ loài người. Rõ ràng rằng các
giống vật nuôi là sản phẩm của nền văn hoá của nhân loại, mỗi giống vật nuôi
là sản phẩm văn hoá của một quốc gia, một ñịa phương hoặc một dân tộc. Vì
vậy, bảo tồn các giống vật nuôi cũng chính là gìn giữ, phát triển nền văn hoá
của nhân loại, của một quốc gia hoặc một dân tộc.
Một số giống vật nuôi có ngoại hình rất ñẹp, hoặc hình ảnh của chúng
gắn liền với phong cảnh nông thôn vốn ñã trở thành chủ ñề của một số ngành
nghệ thuật, cảnh quan hấp dẫn của du lịch sinh thái, hoặc là biểu tượng mang
tính văn hoá của một vùng nông thôn nhất ñịnh. Như vậy, gìn giữ nguồn gen
vật nuôi gắn liền với gìn giữ bản sắc văn hoá của loài người nói chung, của
một dân tộc hoặc của một ñịa phương nhất ñịnh.
- Lý do kỹ thuật:
Con người chưa thể biết ñược những ñòi hỏi của mình ñối với sản
phẩm vật nuôi trong tương lai. Có thể một sản phẩm vật nuôi nào ñó không
phù hợp với hiện tại, nhưng lại trở thành nhu cầu của con người trong tương
lai. Vì vậy bảo tồn một giống vật nuôi nào ñó chính là gìn giữ một tiềm năng
cho tương lai.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Các giống vật nuôi ñịa phương thường thích nghi cao với ñiều kiện khí
hậu, tập quán canh tác ñịa phương, có khả năng ñề kháng bệnh tật cao. Chính
vì lý do này mà người ta thường sử dụng con cái của giống ñịa phương lai với
con ñực của các giống nhập ngoại, hiệu quả kinh tế của các công thức lai này
thường rất cao.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy, tại một số vùng mà ñiều kiện khí hậu
khắc nghiệt, chỉ những giống bản ñịa mới có thể tồn tại ñược.
Các giống ñịa phương có thể có những gen quý, tuy nhiên việc sử dụng
các gen này một cách riêng biệt không hề dễ dàng bởi chúng lại có thể liên kết
với những gen không mong muốn. Chỉ có trong tương lai, cùng với sự phát
triển của công nghệ gen con người mới có thể chọn tách ñể sử dụng riêng biệt
những gen quý ñó.
Cuối cùng, ñể có thể phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ, ñể tạo
ñược các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, các giống ñịa phương sẽ là một
ñối tượng ñược ñặc biệt chú ý. Những sản phẩm chăn nuôi xuất hiện ở các
nước trong thời gian gần ñây như gà thả vườn, hoặc các sản phẩm của giống
ñịa phương ñược ưa chuộng ở nước ta như thịt gà Ri là những bằng chứng
của nhận ñịnh trên.
1.1.2.4. Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ quỹ gen vật nuôi
Cũng theo ñịnh nghĩa của FAO, có hai phương pháp lưu giữ nguồn gen
ñộng vật:
- Lưu giữ “in situ”: Là phương pháp nuôi giữ con vật sống trong ñiều
kiện thiên nhiên mà chúng sinh sống. Như vậy, phương pháp này áp dụng cho
việc lưu giữ nguồn gen của ñộng vật hoang dã.
- Lưu giữ “ex situ”: Là phương pháp bảo tồn tinh dịch, trứng hoặc phôi,
ADN của con vật nuôi cần bảo tồn trong những ñiều kiện ñặc biệt nhằm duy

trì nguồn gen của chúng. Phương pháp này ñòi hỏi phải có những trang thiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

bị ñặc biệt, chẳng hạn lưu giữ tinh trùng, phôi ở nhiệt ñộ lạnh sâu, thường là
trong nitơ lỏng.
ðối với các giống vật nuôi, có hai phương pháp bảo tồn nguồn gen ñó
là bảo tồn “in-situ” nghĩa là chăn nuôi con vật trong ñiều kiện ngoại cảnh phù
hợp nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong hiện tại, ñồng thời vẫn
giữ ñược những ñặc tính quý ñể có thể khai thác sử dụng trong tương lai.
Phương pháp bảo tồn “ex-situ”. Sau ñây chúng ta chỉ ñề cập tới vấn ñề bảo
tồn “in situ” và bảo tồn “ex-situ” ñối với vật nuôi.
Có thể nhận thấy ưu nhược ñiểm của hai phương pháp bảo tồn này như sau:
- Bảo tồn “in-situ” ñòi hỏi phải cung cấp ñầy ñủ các ñiều kiện chăn
nuôi ñối
với một quần thể vật nuôi (thức ăn, chuồng trại, chăm sóc ), trong khi
ñó sản phẩm của chúng lại không phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện tại
vì vậy bảo tồn "in situ" là một biện pháp tốn kém. Ngược lại, trong bảo tồn
"ex-situ" người ta chỉ cần bảo quản một lượng mẫu rất nhỏ ở nhiệt ñộ lạnh sâu,
những ñiều kiện này không ñòi hỏi nhiều chi phí.
- Trong quá trình bảo tồn "in-situ", người ta buộc phải phải tiến hành
chọn lọc vật nuôi, ñiều này có thể gây ra những biến ñổi di truyền trong quần
thể vật nuôi và như vậy nguồn gen vật nuôi ít nhiều cũng sẽ bị thay ñổi. Bảo
tồn "ex-situ" không gây ra biến ñổi di truyền nếu như việc mẫu ñem bảo quản
là ñặc trưng cho nguồn gen của giống vật nuôi.
- ðàn vật nuôi bằng phương pháp bảo tồn "in-situ" có thể bị các bất lợi
của ñiều kiện sống hoặc bệnh tật ñe doạ, tuy nhiên trong quá trình chống chọi
với những ñiều kiện bất lợi hoặc bệnh tật, khả năng thích nghi và sức ñề
kháng bệnh của chúng lại ñược tăng cường. Những ảnh hưởng và khả năng

này ñều không xảy ra trong ñiều kiện bảo tồn "ex-situ".
- Cuối cùng, trong quá trình bảo tồn "ex-situ", chỉ cần một sơ suất về
quảnlý của con người cũng ñủ làm tiệt chủng giống ñang bảo quản. Như vậy,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

bảo tồn "in-situ" tuy nhiều rủi ro hơn, nhưng rủi ro xảy ra trong bảo tồn "ex-
situ" là cực kỳ nguy hiểm.
Từ những ñánh giá trên, có thể thấy rằng hai phương pháp bảo tồn này
có thể hỗ trợ cho nhau, ñể bảo tồn một giống vật nuôi tốt nhất là cần tiến hành
ñồng thời cả hai phương pháp "in-situ" và "ex-situ".
1.1.2.5. ðánh giá mức ñộ ñe doạ tiệt chủng
ðối với ñộng vật hoang dã, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và
Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) ñã ñề ra ba cấp ñánh giá tình trạng bị ñe dọa
tiệt chủng là E, V và R như sau:
- ðang nguy cấp (Endangered, E): ñang bị ñe doạ tiệt chủng
- Sẽ nguy cấp (Vulnerable, V): có thể bị ñe doạ tiệt chủng
- Hiếm (Rare, R): có thể sẽ nguy cấp
Căn cứ vào tư liệu ñiều tra, nghiên cứu về số lượng cá thể ñộng vật
hoang dã, người ta xếp cấp ñánh giá, trên cơ sở ñó xác ñịnh các quần thể ñộng
vật nào cần ñược bảo tồn. Nguyên tắc chung là quần thể ñộng vật nào có số
lượng ít nhất sẽ là quần thể cần ñược bảo tồn sớm nhất.
Việc theo dõi xác ñịnh số lượng cá thể của một giống vật nuôi ñơn giản
và chính xác hơn nhiều so với ñộng vật hoang dã. Vì vậy, vấn ñề quan trọng
ñặt ra ñối với việc bảo tồn các giống vật nuôi ñó là số cá thể tối thiểu của một
giống vật nuôi cần bảo tồn là bao nhiêu?
Số lượng cá thể cần nuôi giữ ñể bảo tồn một giống vật nuôi càng nhiều
sẽ càng có khả năng phòng tránh ñược hiện tượng trôi dạt di truyền cũng như
suy hoá do cận huyết gây nên. Trong khi ñó, số lượng cá thể cần nuôi giữ

càng ít thì chi phí cho bảo tồn càng thấp. Do vậy, cần xác ñịnh số lượng cá thể
sinh sản tối thiểu cần có, tỷ lệ ñực cái, tỷ lệ thay thế trong ñàn. Những nghiên
cứu ñã chỉ ra rằng nếu số lượng cái sinh sản của một giống từ 100 tới 1000 cá
thể và tỷ lệ ñực cái thích hợp sẽ có thể ñảm bảo cho giống ñó không bị ñe doạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

tiệt chủng. FAO ñã phân chia tính an toàn của nguồn gen vật nuôi thành các
loại sau:
- Tiệt chủng: không còn bất cứ nguồn gen nào (vật sống, trứng, tinh
dịch, phôi hoặc ADN).
- Tối nguy hiểm: chỉ còn ít hơn 5 con ñực và 100 cái giống.
- Vẫn tối nguy hiểm: số lượng ñực cái giống như loại tối nguy hiểm,
nhưng ñã ñược nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu hoặc kinh doanh nào ñó.
- Nguy hiểm: có 5 - 20 con ñực và 100 - 1000 cái giống.
- Vẫn nguy hiểm: số lượng ñực cái giống như loại nguy hiểm, nhưng ñã
ñược nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu hoặc kinh doanh nào ñó.
- Không nguy hiểm: có nhiều hơn 20 con ñực và 1000 cái giống.
- Không rõ: chưa biết rõ số lượng.
1.1.2.6. Vấn ñề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta
Năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ñã ban hành quy
chế quản lý và bảo tồn nguồn gen ñộng, thực vật và vi sinh vật. Quy chế ñã
quy ñịnh nội dung công tác quản lý, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; các ñối
tượng cần ñược lưu giữ; quy ñịnh về tổ chức thực hiện, về tài chính và những
vấn ñề khác có liên quan.
Chương trình Bảo tồn nguồn gen ñộng, thực vật và vi sinh vật giai ñoạn
1996 - 2000 ñã ñược triển khai thực hiện với sự tham gia của 78 cơ quan, ñơn
vị thuộc 6 bộ, ngành. ðề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi của Việt Nam gồm các
nội dung sau:

- ðiều tra và xác ñịnh các giống, phương pháp và mức ñộ ưu tiên cho
từngñối tượng.
- Bảo tồn các giống có nguy cơ ñang bị tiệt chủng.
- Coi trọng phương pháp bảo tồn "in situ": nuôi giữ các giống, nhóm
vật nuôi ngay tại bản ñịa của chúng, nghĩa là tại nơi vẫn có nhu cầu và ñiều
kiện gìn giữ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

- Tạo ñiều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ñể bảo tồn "ex situ" các vật chất
ditruyền (tinh dịch, phôi ) tại các phòng thí nghiệm.
- Coi trọng cả bảo tồn và phát triển, tạo thị trường tiêu thụ, tác ñộng
vào conñực ñể cải tiến phẩm chất.
- Coi trọng việc xây dựng hệ thống tư liệu về các giống vật nuôi ñịa
phương.
- Coi trọng hợp tác quốc tế ñể trao ñổi kinh nghiệm, trao ñổi thông tin.
- Huy ñộng tối ña nguồn lực trong xã hội tham gia công tác bảo tồn.
Chương trình Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ñã tiến hành ñiều tra ñánh giá
mức ñộ sử dụng, xu hướng tăng giảm số lượng cá thể và mức ñộ an toàn của
các giống, nhóm vật nuôi ñịa phương.
1.1.3. Nguồn gen gà Tè
Gà Tè là giống gà bản ñịa có ngoại hình ñặc biệt dễ nhận là chân ngắn chỉ từ
5 – 7cm, khối lượng cơ thể trung bình so với các giống gà nội khác, thịt và trứng
rất thơm ngon hấp dẫn người tiêu dùng. Gà Tè có nhiều loại tầm vóc và màu sắc
khác nhau. Ở gà mái màu lông có thể là vàng rơm, vàng ñất, hoa mơ, nâu nhạt,
nâu ñậm, …. Gà trống có màu sắc sặc sỡ và có ñiểm xuyến ánh biếc ở ñuôi và
cánh. Mào thuộc mào ñơn với năm răng cưa, mào và tích phát triển màu ñỏ tươi.
Bắt ñầu ñẻ lúc 120 -150 ngày tuổi, nếu ñể gà ñẻ rồi tự ấp thì ñược 3 -4 lần/ năm,
mỗi lần ñẻ 15 -18 quả, thuộc loại mắn ñẻ và tiêu tốn thức ăn ít. Khối lượng trứng

45 - 48 g/quả. (
Gà Tè ñược thuần dưỡng từ lâu ñời nay ở trong dân chủ yếu các tỉnh ñồng
bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Giang, Yên Bái,
Thanh Hoá, Hà tây Từ năm 1990 ñến nay, dự án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi
quốc gia ñã ñược tiến hành bảo tồn và khai thác phát triển ñảm bảo việc lưu
giữ nguồn di truyền, nhằm duy trì sự ña dạng nguồn ñộng vật qu ý hiếm của
ñất nước. Nhờ có chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi, giống gà Tè ñã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

ñược ñưa vào chương trình Bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia do Viện
Chăn nuôi chủ trì từ năm 2000 tại Thanh Hoá và Yên Bái. Năm 2001 ñại dịch
cúm gia cầm xẩy ra ñàn gà nuôi ở 2 ñịa ñiểm trên bị thất thoát nên số lượng
còn rất ít. Trước tình hình ñó, Ban chủ nhiệm ñề án quỹ gen quốc gia Viện
Chăn nuôi quyết ñịnh chuyển ñàn gà Tè về nuôi nhân giống và bảo tồn tại
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi. Ở ñây ñã tiến
hành làm thí nghiệm theo dõi một số ñặc ñiểm sinh vật học và khả năng sản
xuất của gà Tè (Lê Tùng, 2002). ðể phát triển ra sản xuất, năm 2008, ñàn gà
Tè ñược chuyển hẳn lên Xuân Khanh, Sơn Tây và Ba Vì - Hà Nội trên cơ sở 2
khu vực này một số hộ dân ñang nuôi giữ giống gà Tè.
Nhờ có sự hỗ trợ của ñề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia qua các
năm quần thể của giống gà Tè ñã tăng ñáng kể. ðến năm 2011, giống gà này
ñã hoàn toàn ñứng vững trên thị trường và ñược ñưa ra khỏi danh sách bảo
tồn quỹ gen quốc gia. Bước ñầu là bảo tồn, kế tiếp là khai thác và phát triển,
phát triển chính là bảo tồn hiệu quả. Hiện nay ñời sống của nhân dân ngày
càng ñược cải thiện, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng.
Do vậy, cần phải phát triển ñể khai thác giống gà Tè một cách có hiệu quả và
tăng tính hàng hóa sản phẩm của chúng.
1.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng của gà

1.2.1. Sự phát triển của phôi

Sau khi trứng ñược thụ tinh, hợp tử bắt ñầu phân chia, ñĩa phôi phân
chia thành phôi bì theo bề mặt hình thành những rãnh phân chia, rãnh ñó chia
các phôi bì thành những phần khác nhau. Ở giữa ñĩa phôi sáng hơn gọi là
vùng sáng, phần ngoài gọi là vùng tối. Các nguyên bào nằm trong lòng ñỏ,
thời kỳ này phôi phát triển thành từng nhóm tế bào.Tế bào lúc này chưa phân
hóa và chưa có ñặc ñiểm của các tổ chức khác nhau.Trong thời gian phân chia,
tế bào phôi nằm ở trên lòng ñỏ hoặc nằm trực tiếp ở lòng ñỏ. Nó thu nhận các
chất dinh dưỡng. Giai ñoạn phát triển của ñĩa phôi diễn ra trong cơ thể mẹ ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

nhiệt ñộ khoảng 41
0
C, nồng ñộ khí CO
2
dưới 5%, trong ñiều kiện không có
bốc hơi nước qua lòng trắng. Trứng có sự phát triển với cường ñộ cực mạnh
liên tục, khi trứng hoàn chỉnh và ñẻ trứng ra ngoài.Môi trường tự nhiên sẽ ức
chế sự phát triển của phôi, phôi vẫn sống bình thường. Lúc này phôi rất nhạy
cảm với ñiều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy, cần bảo quản trứng tốt ñúng
theo quy trình ñể ñảm bảo ấp nở cao.
1.3.2. Khả năng sinh trưởng
Quá trình sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể
tích tế bào ñể tạo nên sự sống (Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường, 1992).
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp diễn ra từ lúc trứng ñược
thụ tinh ñến khi cơ thể trưởng thành.Việc xác ñịnh chính xác toàn bộ quá trình
sinh trưởng không phải là dễ dàng. Các nhà chọn giống gia cầm có khuynh

hướng sử dụng cách ñơn giản và thực tế ñó là xác ñịnh khả năng sinh trưởng
theo các chiều ño và khối lượng. Ở gia cầm, kích thước và khối lượng của
xương có tầm quan trọng lớn ñối với khối lượng cơ thể và hình dáng thân.
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ dù chỉ là một chỉ số ñược sử dụng
quen thuộc nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói
lên ñược mức ñộ khác nhau về tốc ñộ sinh trưởng tích lũy. Sinh trưởng tích
lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình ñồng hóa và dị hóa. Khối
lượng cơ thể thường ñược theo dõi theo từng tuổi và ñơn vị tính là kg/con
hoặc g/con. ðể ñánh giá khả năng sinh trưởng người ta sử dụng tốc ñộ sinh
trưởng tuyệt ñối và tốc ñộ sinh trưởng tương ñối.
Sinh trưởng tuyệt ñối: Là sự tăng lên về khối lượng kích thước cơ thể
trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt ñối thường tính
bằng g/con/tuần, ñồ thị của nó là dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt ñối
càng cao hiệu quả kinh tế càng cao.


Sinh trưởng tương ñối: Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ñầu khảo sát (TCVN,
1997). ðồ thị sinh trưởng này có dạng hypecbol.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do ñồng hóa và dị hóa,
là sự tang chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ
cơ thể của con vật trên cơ sở di truyền từ ñời trước (Trần ðình Miên và cs,
1975), là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra từ khi phôi thai ñến
khi con vật thành thục về tầm vóc và ñược chia làm 2 giai ñoạn chính: giai
ñoạn trong thai và giai ñoạn ngoài thai (ñối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và
thời kỳ trưởng thành). Sinh trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ

yếu là protein dưới sự ñiều khiển của các gen. Cơ sở của sinh trưởng gồm 2
quá trình: tế bào sinh sản và tế bào phát triển, trong ñó sự phát triển của tế bào
là chính.
Chamber (1990) ñã ñịnh nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận
như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc ñộ
sinh trưởng, mà còn phụ thuộc vào chế ñộ dinh dưỡng. Sinh trưởng thực sự
chỉ khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và chiều ño. Vì
vậy, béo mỡ không ñược gọi là sinh trưởng, nó ñược gọi là tăng trọng cơ thể
do béo mỡ chủ yếu là tích lũy lipit, không có sự phát triển của mô cơ.

Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức và các cơ quan của cơ thể
luôn hoàn thiện về chức năng – ñó là quá trình phát dục.Sinh trưởng và phát dục
có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau, là
2 quá trình diễn ra cùng một cơ thể, làm cho con vật ngày càng hoàn chỉnh.
Sinh trưởng, phát dục của gia súc, gia cầm tuân theo quy luật nhất ñịnh,
ñó là: quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai ñoạn; quy luật sinh trưởng, phát
dục không ñồng ñều; quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ. Medidosphol
cho rằng: con vật non phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau ñó giảm
dần theo giai ñoạn phát triển. Tính giai ñoạn của sinh trưởng không phải do
một mà nhiều yếu tố tác ñộng, như sự phân hóa, sự trao ñổi chất, nội tiết, dinh
dưỡng, sự thay ñổi về cường ñộ, tốc ñộ phát triển theo lứa tuổi, tính biệt.
ðường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 ñặc ñiểm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

+ Sinh trưởng tích lũy tăng với tốc ñộ nhanh sau khi nở.
+ ðiểm uốn của ñường cong tại thời ñiểm có tốc ñộ sinh trưởng cao nhất.
+ Sinh trưởng có tốc ñộ giảm dần sau ñiểm uốn.
+ Sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của gà: yếu tố
sinh trưởng của dòng, giống, giới tính, tốc ñộ mọc lông, chế ñộ dinh dưỡng và
các ñiều kiện môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng.
Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng hệ số di truyền khối lượng cơ thể
gà ở 3 tháng tuổi là 0,26 – 0,5 và ở gà 5 tháng tuổi là 0,43.
1.2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Sức sống và khả năng kháng bệnh tốt là một chỉ tiêu quan trọng trong
việc chăn nuôi gà, tổn thất do bệnh tật có nơi rất lớn, khi ñàn gà bị mắc bệnh
làm cho tỷ lệ chết tăng lên cao dễ nhiễm các bệnh khác, ñặc biệt bệnh truyền
nhiễm. Sức sống ñược thể hiện ở thể chất và các giống khác nhau có tỷ lệ
nuôi sống khác nhau. Ngoài ra, sức sống còn chịu ảnh hưởng của ñiều kiện
môi trường bên ngoài tác ñộng.
Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết, hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống của
gà là 0,03. Theo Trần Long và cs (1994), tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0 - 6
tuần tuổi là 93,3%, tỷ lệ nuôi sống lúc 60 ngày tuổi gà ðông Tảo 80 - 90%, gà
Mía 85 - 90%.
1.2.4. Sức sản xuất thịt
+ Năng suất thịt: là chỉ tiêu quan trọng và thong dụng ñể ñánh giá sức
sản xuất thịt của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này ñược
ñánh giá thông qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt
ñùi và tỷ lệ mỡ bụng.
Năng suất thịt phụ thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt và chế ñộ chăm
sóc, nuôi dưỡng. Theo Chamber (1990), giữa các dòng gà luôn có sự sai khác

×