Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Điều tra tình hình rầy nâu (nilaparvata lugens stal), rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) và biện pháp phòng trừ tại huyện việt yên bắc giang vụ mùa năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
===***===




BÙI THỊ MINH NGA



ðIỀU TRA TÌNH HÌNH RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal),
RẦY LƯNG TRẮNG
(
Sogatella furcifera Horvath) VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HUYỆN VIỆT YÊN - BẮC GIANG
VỤ MÙA NĂM 2011


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60620112

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan
mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Bùi Thị Minh Nga
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ
từ phía gia ñình, nhà trường, các thầy cô giáo và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Viên, người
ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học, bộ môn Bệnh cây – Nông
dược trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tân tình giúp ñỡ tôi cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần ñê hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần
nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2012

Tác giả luận văn


Bùi Thị Minh Nga









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH ix

1. MỞ ðẦU 1


1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

1.2.1. Mục ñích 3

1.2.2. Yêu cầu 3

1.2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1. Tình hình nghiên cứu rầy lưng trắng 5

2.1.1. Tình hình nghiên cứu rầy lưng trắng ngoài nước 5

2.1.1.2. ðặc ñiểm sinh thái của rầy lưng trắng 8
2.1.1.3. Biện pháp phòng trừ. 11
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước 12

2.1.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng. 12
2.1.2.2. ðặc ñiểm sinh học. 12
2.1.2.3. ðặc ñiểm sinh thái 13
2.2. Những nghiên cứu về rầy nâu 15

2.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước về rầy nâu 15

2.2.1.1. Vị trí phân loại của rầy nâu 15
2.2.1.2. Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) 16

2.2.1.3. Nghiên cứu về sinh học rầy nâu: 17
2.2.1.4. Nghiên cứu về sinh thái rầy nâu 18
2.2.1.5. Các nghiên cứu về phòng trừ 19
2.2.1.6. Nghiên cứu về biotype rầy nâu 21
2.2.1.7. Nghiên cứu về giống kháng và cơ chế kháng 21
2.2.1.8. Các nghiên cứu khác về rầy nâu 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.2.2. Nghiên cứu về rầy nâu trong nước 25

2.2.2.1. Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal 25
2.2.2.2. Nghiên cứu về sinh học rầy nâu 25
2.2.2.3. Nghiên cứu về sinh thái rầy nâu 26
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 28

3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 28

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 28

3.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu 29

3.1.4. Thời gian nghiên cứu 29

3.2. Nội dung nghiên cứu 29

3.3. Phương pháp nghiên cứu 31


3.3.1. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ rầy ngoài ñồng ruộng 31

3.3.2. Phương pháp xác ñịnh hiệu lực của một số thuốc hóa học và sinh
học trong nhà lưới và ngoài ñồng ruộng 34

3.3.2.1. Phương pháp xác ñịnh hiệu lực của một số thuốc hóa học và sinh
học trong nhà lưới 34
3.3.2.2. Phương pháp thí nghiệm ngoài ñồng ruộng 37
3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 40

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 40

4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân và diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera
Horvath trắng trên lúa vụ Mùa năm 2011 ở huyện Việt Yên tỉnh
Bắc Giang 41

4.1.1. Thành phần nhóm rầy hại lúa vụ Mùa năm 2011 tại Việt Yên - Bắc
Giang 41

4.1.2. Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng
trắng Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 43

4.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật canh tác, sinh thái ñến diễn
biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath 45


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.2.1. Ảnh hưởng của giống ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata
lugens Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath 45

4.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata
lugens Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath 50

4.2.3. Ảnh hưởng của chân ñất (cao, vàn, trũng) ñến diễn biến mật ñộ rầy
nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera
Horvath 56

4.3. Kết quả nghiên phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy
lưng trắng Sogatella furcifera Horvath bằng một số thuốc hóa học
và chế phẩm sinh học Metarhizium anisopliae 62

4.3.1. Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc Cruiser Plus 312.5 FS với các
nồng ñộ khác nhau phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và
rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath 62

4.3.2. Kết quả thí nghiệm xử lý hạt giống bằng Cruiser Plus 312.5 FS khi thả
rầy ở các thời ñiểm khác nhau sau gieo ñối rầy nâu Nilaparvata lugens
Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath 65

4.3.3. Kết quả khảo sát phẩm sinh học Nấm xanh (Metarhizium anisoliae)
phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal, rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong chậu vại 67


4.3.2. Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số thuốc và nồng ñộ
phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath 70

4.3.2.1. Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc ñối
với rầy nâu rầy nâu Nilaparvata lugens Stal, rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trên ñồng ruộng 70
4.3.2.2. ðánh giá hiệu lực của thuốc Chest 50WG ñối với rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng trắng Sogatella furcifera
Horvath trên ñồng ruộng 73
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 77

5.1. Kết luận 77

5.2 ðề nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BT Số 7: Bắc Thơm số 7
CT: Công thức
CTV: Cộng tác viên
Ma: Metarhizium anisopliae
STT: Số thứ tự

RLT: Rầy lưng trắng
KD18: Khang Dân 18

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 4.1: Thành phần rầy hại thân lúa họ Delphacidae, bộ Homoptera vụ
mùa năm 2011 tại Việt Yên, Bắc Giang 42


Bảng 4.2. Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal và rầy lưng
trắng Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 trên
giống lúa Khang Dân 18 tại huyện Việt Yên - Bắc Giang 44

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống lúa ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal vụ Mùa năm 2011 ở xã Bích Sơn - Việt
Yên - Bắc Giang 47

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giống lúa ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 ở xã Bích
Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 49

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal trong vụ Mùa năm 2011 trên giống lúa
Khang Dân 18 cấy ở các trà khác nhau tại xã Bích Sơn - Việt
Yên - Bắc Giang 52

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 trên giống
lúa Khang Dân 18 cấy ở các trà khác nhau tại xã Bích Sơn - Việt
Yên - Bắc Giang 55

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chân ñất ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata
lugens Stal trong vụ Mùa năm 2011 trên giống lúa Khang Dân
18 tại vùng Bích Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 58

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chân ñấy ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 trên giống
lúa Khang Dân 18 tại Bích Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 60


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

Bảng 4.9: Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5 FS xử lý hạt giống ở liều
lượng khác nhau ñối với rầy nâu nâu Nilaparvata lugens Stal
trong chậu vại 63

Bảng 4.10: Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5 FS xử lý hạt giống ở liều
lượng khác nhau ñối với rầy lưng trắng Sogatella furcifera
Horvath trong chậu vại 64

Bảng 4.11: Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5 FS 0,15ml xử lý hạt giống
lúa ñối với rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ñược thả vào các thời
ñiểm khác nhau sau gieo hạt 65

Bảng 4.12: Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5 FS 0,15ml xử lý hạt giống
lúa ñối với rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath ñược thả
vào các thời ñiểm khác nhau sau gieo hạt 66

Bảng 4.13. Hiệu lực của chế phẩm Metarhizium anisopliae ñối với rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal thí nghiệm trong chậu vại 68

Bảng 4.14: Hiệu lực của chế phẩm Metarhizium anisopliae ñối với rầy lưng
trắng Sogatella furcifera Horvath thí nghiệm trong chậu vại 69

Bảng 4.15. Hiệu lực của một số thuốc ñối với rầy nâu Nilaparvata lugens
Stal trên ñồng ruộng trong vụ Mùa tại Việt Yên, Bắc Giang 71

Bảng 4.16. Hiệu lực của một số thuốc ñối với rầy lưng trắng Sogatella

furcifera Horvath trên ñồng ruộng vụ Mùa năm 2011 tại Việt
Yên, Bắc Giang 72

Bảng 4.17. Hiệu lực của thuốc Chest 50WG ñối với rầy nâu Nilaparvata
lugens Stal trên ñồng ruộng vụ Mùa năm 2011 tại Việt Yên, Bắc
Giang 74

Bảng 4.18. Hiệu lực của thuốc Chest 50WG ñối với rầy lưng trắng Sogatella
furcifera Horvath trên ñồng ruộng vụ Mùa năm 2011 tại Việt
Yên, Bắc Giang 75


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 4.1. Diễn biến mật ñộ rầy nâu, rầy lưng trắng trong vụ Mùa năm
2011 trên giống lúa Khang Dân 18 tại huyện Việt Yên - Bắc
Giang 44

Hình 4.2. Ảnh hưởng của giống lúa ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal vụ Mùa năm 2011 tại xã Bích Sơn -
Việt Yên - Bắc Giang 48

Hình 4.3. Ảnh hưởng của giống lúa ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 ở xã

Bích Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 50

Hình 4.4. Ảnh hưởng của thời vụ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal trong vụ Mùa năm 2011 trên giống
lúa Khang Dân 18 cấy ở các trà khác nhau tại xã Bích Sơn -
Việt Yên - Bắc Giang 53

Hình 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 trên
giống lúa Khang Dân 18 cấy ở các trà khác nhau tại xã Bích
Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 56

Hình 4.6. Ảnh hưởng của chân ñất ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal trong vụ Mùa năm 2011 trên giống
lúa Khang Dân 18 tại xã Bích Sơn - Việt Yên - Bắc Giang 59

Hình 4.7. Ảnh hưởng của chân ñấy ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trong vụ Mùa năm 2011 trên
giống lúa Khang Dân 18 tại xã Bích Sơn - Việt Yên - Bắc
Giang 61


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Lúa ñược coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa

mỳ, lúa và ngô. Trong ñó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực
chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như
vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới ñời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới [1].
ðể ñảm bảo tính ổn ñịnh và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa, ngoài
các yếu tố khác như giống, kỹ thuật canh tác ñiều kiện thời tiết khí hậu…, sâu
bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn ñến
năng suất, phẩm chất và sản lượng lúa. Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây
hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu ñục thân, rầy nâu, chuột…, trong ñó rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là
những ñối tượng gây hại mạnh và trực tiếp.
Ở Việt Nam, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là ñối tượng gây hại phổ
biến và nghiêm trọng trên các cánh ñồng lúa, là môi giới truyền bệnh virus
vàng lùn, lùn xoắn lá, từ ñó cây sinh trưởng phát triển chậm, ảnh hưởng ñến
năng suất thậm chí có thể dẫn tới không cho thu hoạch. Rầy nâu là “bóng ma”
của nghề trồng lúa nước vùng ðông Nam Á, những thiệt hại do rầy nâu gây ra
cho nghề trồng lúa nước là không hề nhỏ.
ðối với rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là một loài côn
trùng gây hại phổ biến trên cây lúa ở nhiều nước châu Á cũng như Việt Nam.
Rầy lưng trắng và (cả rầy trưởng thành và rầy non) ñều hút nhựa cây từ phần
thân cây lúa. Rầy lưng trắng phát triển mạnh ở nhiệt ñộ cao, mưa nắng xen kẽ
gây hại nặng cho cây lúa, có thể làm giảm 30 – 40% năng suất hoặc hơn.
Trước ñây rầy lưng trắng ñược coi như là loài sâu hại thứ yếu, trong một vài
thập niên gần ñây rầy lưng trắng có xu hướng phát sinh ngày càng gia tăng.
Từ sau những năm 2000 sự gia tăng mật ñộ của rầy lưng trắng ñã ghi nhận ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

nhiều vùng trồng lúa nước ta. Nghiên cứu gần ñây cho thấy rầy lưng trắng
ñang có xu hướng gia tăng và chiếm ưu thế hơn so với rầy nâu. ðặc biệt

trong vụ mùa năm 2009, ñã xuất hiện một bệnh virus mới gây hại cho lúa
tại nhiều tỉnh thuộc khu 4 và ñồng bằng sông Hồng. Ở Nghệ An có nhiều
ruộng lúa bị hại 30 – 100% do bệnh virus mới này. Bệnh virus mới này
ñược xác ñịnh là bệnh virus lùn sọc ñen do rầy lưng trắng là môi giới
truyền bệnh. Như vậy, rầy lưng trắng phát sinh với sự gia tăng mật ñộ ñã
kéo theo dịch bệnh cho cây lúa.
Vụ Xuân năm 2010 và 2011, theo báo cáo cáo của Trạm BVTV huyện
Việt Yên diện tích nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng rất ít khoảng 20 – 30 ha,
diện tích nhiễm nặng khoảng 3 – 4 ha, và không có diện tích cháy rầy. Tuy
nhiên, trong vụ Mùa năm 2010 tình hình rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại
khá nặng, diện tích nhiễm rầy nâu là 2.500 ha và diện tích nhiễm rầy lưng
trắng là 500 ha. Trong khi ñó, diện tích nhiễm nặng rầy nâu là 1.000 ha và rầy
lưng trắng là 30 ha, diện tích cháy rầy nâu 5,7 ha. Qua kết quả ñiều tra 2 vụ
Xuân năm 2010, 2011 và vụ Mùa năm 2010 tại Việt Yên – Bắc Giang cho
thấy vụ xuân diện tích nhiễm và nhiễm nặng rầy nâu, rầy lưng trắng ít hơn so
với vụ Mùa năm 2010 [theo Phụ lục báo cáo]. Hiện nay, trong phòng chống
bệnh virus hại cây trồng cần phải tiêu diệt môi giới truyền bệnh là ñiều rất
quan trọng. ðể hạn chế virus vàng lùn, lùn xoắn lá cũng như virus lùn sọc ñen
cần phải tìm ra bộ thuốc phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng (môi giới truyền
bệnh) một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cho ñến nay bộ thuốc BVTV ñể phòng
trừ rầy nâu và rầy lưng trắng ở nước ta vẫn còn hạn chế, các thuốc hóa học
ñược ñăng ký ñể trừ rầy còn rất ít, ñặc biệt là thuốc trừ rầy lưng trắng.
ðể khắc phục tình trạng trên việc ñi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại
thân ñặc biệt là rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera Horvath) và tìm ra biện pháp phòng chống hợp lý là vấn ñề cấp thiết,
góp phần tích cực cho công tác Bảo vệ thực vật ñạt hiệu quả cao, ñồng thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


ñưa ra ñược những khuyến cáo trong công việc bố trí cơ cấu giống cây trồng
hợp lý ñể giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và
lượng thuốc ñộc trên ñơn vị diện tích.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ñược sự phân công của bộ môn Bệnh cây
– Khoa Nông học – trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, và sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Văn Viên chúng tôi nghiên cứu ñề tài: “ðiều tra tình
hình rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera
Horvath) và biện pháp phòng trừ tại huyện Việt Yên – Bắc Giang vụ mùa
năm 2011”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
- Nhằm nắm ñược diễn biến mật ñộ rầy nâu và rầy lưng trắng trên ñồng
ruộng tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vụ Mùa năm 2011.
- Nhằm nắm ñược mức ñộ ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái và kỹ
thuật canh tác tới diễn biến mật ñộ rầy nâu và rầy lưng trắng trên ñồng ruộng.
- Nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học
trừ rầy nâu và rầy lưng trắng ñạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thành phần rầy hại lúa vụ Mùa tại Việt Yên – Bắc Giang năm
2011.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy nâu và rầy lưng trắng trong vụ Mùa năm
2011 tại huyện Việt Yên – Bắc Giang.
- ðiều tra ñược mức ñộ ảnh hưởng của yếu tố giống, sinh thái tới mật
ñộ rầy nâu và rầy lưng trắng ngoài ñồng ruộng vụ Mùa năm 2011.
- Xác ñịnh ñược một số loại thuốc hóa học và thuốc sinh học trừ rầy
nâu và rầy lưng trắng có hiệu quả trong ñiều kiện nhà lưới và trong chậu vại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


1.2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- ðiều tra nhóm rầy hại thân trên lúa và ñánh giá ñược thực trạng của
giống lúa nhiễm rầy trong các ñiều kiện trồng trọt nhất ñịnh ở các ñiều kiện
kỹ thuật canh tác, ñiều kiện sinh thái khác nhau, nắm ñược diễn biến mật
ñộ rầy nâu và rầy lưng trắng trên ñồng ruộng ñể có biện pháp phòng chống
kịp thời.
- ðề tài ñã ñưa ra một số loại thuốc Bảo vệ thực vật có hiệu lực cao
trong phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu rầy lưng trắng
2.1.1. Tình hình nghiên cứu rầy lưng trắng ngoài nước
2.1.1.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy lưng
trắng
* Phân loại
Rầy lưng trắng lần ñầu tiên ñược Horvath mô tả và ñặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau ñó ñược ñổi
là Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác ñồng danh ñã
ñược sử dụng như:
- Năm 1899: Delphax furcifera Horvath
- Năm 1899: Liburnia furcifera Horvath
- Năm 1899: Calligypona furcifera Horvath
- Năm 1912: Sogata distincta Distant
- Năm 1912: Sogata furcifera Distancta

- Năm 1912: Sogata pallescens Distant
- Năm 1917: Megamelus furcifera Muir
- Năm 1917: Sogata kyusyunensis Masumura & Ishihara
- Năm 1917: Sogata tandojamensis Qadri & Mirz
- Năm 1924: Sogata furcifera Muir & Giffard
- Năm 1924: Megamelus furcifer
- Năm 1924: Megamelus furciferus
- Năm 1931: Delphacodes furcifera Esaki & Ishihara
- Năm 1956: Chloriona furcifera Fennah
Vị trí phân loại của rầy lưng trắng
Lớp (Class): Insecta.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Bộ (Order): Homoptera.
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha.
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae.
Họ (Family): Delphacidae.
Giống: Sogatella
Loài: furcifera
Theo Matsumura M. cho rằng, (Sogatella furcifera Horvath) phổ biến
rộng rãi ở khu vực cận ðông, khu vực Tây Thái Bình Dương và Úc. Tuy nhiên,
các giới hạn phân bố phía tây của S. furcifera vẫn chưa rõ ràng: tất cả các mẫu
vật từ châu Phi, châu Âu và thế giới mới mà trước ñây ñược xác ñịnh là S.
furcifera ñã ñược chứng minh là các loài khác [45].
* Ký chủ
Trên ñồng ruộng, cây chủ của S. furcifera thường là cây lúa. Với các thí
nghiệm trong nhà kính, S. furcifera có thể ñẻ trứng trên 37 vật chủ khác nhau.
Theo Zhang XL và cộng sự, ngoài cây lúa rầy lưng trắng còn có thể hoàn thành

pha phát dục của mình trên ngô (Zea mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa
cololum), lồng vực nước (Echinochloa glabrescens), cỏ ñuôi phượng
(Leptochloa chinensis). Misral (1980) còn phát hiện rầy lưng trắng có trên lúa
mỳ, mía, và lúa mạch nhưng chưa xác ñịnh rầy lưng trắng có khả năng hoàn
thành chu kỳ phát dục trên các ký chủ này [59].
Theo Dale, 1994, S. furcifera ñã ñược quan sát thấy trên lúa mì, mía
(Misra, 1980), kê, cỏ, tuy nhiên không có thông tin về việc liệu các loại cây
trồng hoặc cỏ dại hỗ trợ hoàn thành chu kỳ phát dục trên các ký chủ này [34].
S. furcifera chủ yếu tấn công gốc của cây lúa, ưa cây lúa lúc còn non,
nhưng thiệt hại có thể xảy ra ngay cả ở giai ñoạn sinh sản [34].
* Triệu chứng gây hại
Cả rầy non và rầy trưởng thành ñều gây hại trong toàn bộ giai ñoạn
phát triển của cây lúa. Chúng phát triển và gây hại mạnh ở giai ñoạn mạ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

bị tấn công nặng nên cây mạ có hiện tượng bị còi cọc, héo, và cuối cùng
chết (Dale, 1994)[34].
Theo Atwal et al, 1967; Dale, 1994, trên cây lúa trưởng thành: Rầy
non và rầy trưởng thành hút tế bào nhựa tại thân lúa và bề mặt lá. Các cây bị
tấn công chuyển sang màu vàng và sau ñó có màu gỉ sắt, lan rộng từ ñầu lá
ñến phần còn lại của cây. S. furcifera với mật ñộ cao sẽ gây hiện tượng “cháy
rầy” cây lúa bị vàng ñỏ, héo khô và chuyển sang màu nâu do cây mất quá
nhiều nhựa. Con cái mang trứng gây thiệt hại bổ sung bằng cách chọc lỗ ñẻ
trứng trên bẹ lá. Dịch ngọt ñược tiết ra bởi rầy cái kích thích sự phát triển của
nấm mốc (Dale, 1994), làm cho ñồng lúa có màu khói (hiện tượng cháy) ñây
chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn ñến bệnh muội ñen trên lúa[34].
Rầy lưng trắng S. furcifera gây hại làm ảnh hưởng ñến số lượng hạt và
chiều dài bông giảm bị ảnh hưởng khi lúa bị nhiễm virus ở giai ñoạn trổ bông

(Dale, 1994). Trong giai ñoạn trỗ, nếu cây lúa bị nhiễm virus thì vỏ trấu bị hư
hỏng trở thành màu nâu và một số còn lại bị lép. Hạt bị lép và quá trình chín
bị trì hoãn khi cây bị tấn công ở giai ñoạn trỗ [34].
* Sinh học và sinh thái
Theo Suenaga (1963), trứng ñược ñặt bên trong các mô bẹ lá và gân
chính lá. Sau khi trứng nở, rầy non tuổi nhỏ bắt ñầu chích hút ở gốc của cây.
Rầy non rất năng ñộng và phản ứng lại sự xáo trộn nhỏ nhất. Vòng ñời rầy
ñực và cái lần lượt là 6 và 6,5 ngày. Nhiệt ñộ thấp nhất mà tại ñó nó có thể ăn
và sinh sản là 22°C và rầy lưng trắng S. furcifera dễ bị tổn thương do hạn hán.
Nếu xảy ra hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô ức chế sự bùng nổ rầy lưng
trắng S. furcifera. Thời gian trước sinh nở và thời gian của trứng, giai ñoạn
nhộng và trưởng thành trong vòng ñời của S. furcifera thay ñổi theo nhiệt ñộ.
Thời gian trung bình của ba giai ñoạn lần lượt là 10, 17, và 20 ngày ở 20°C, 7,
13, và 16 ngày ở 25°C và 6, 12, và 2-9 ngày ở 28-30°C. Ở nhiệt ñộ phòng,
thời gian trước sinh nở khoảng từ 3 ñến 8 ngày (Suenaga, 1963)[53].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Theo Singh (1989), ở Ấn ðộ thời gian trứng, nhộng, sâu trưởng thành
ñực và cái trung bình lần lượt là 4,5; 16; 4,1; và 3,6 ngày, trên ñồng ruộng, và
5; 16,3; 9; và 8 ngày, trong phòng thí nghiệm[52]. Theo Vaidya và Kalode,
1981 ở Ấn ðộ, trung bình một con cái ñẻ của 164 trứng[55], trong khi ñó ở
Nhật Bản 300-350 trứng (Suenaga, 1963) và ở Philippines trung bình con cái
ñẻ khoảng 247 trứng.
2.1.1.2. ðặc ñiểm sinh thái của rầy lưng trắng
* Quy luật phát sinh và phát triển của rầy lưng trắng:
Theo Ram P. (1986), rầy lưng trắng thường phát sinh và phát triển quần thể
ở giai ñoạn ñầu vụ, quần thể rầy ñạt cao nhất vào cuối thời kỳ lúa ñẻ nhánh, tương
ứng với thời gian xung quanh tám tuần sau cấy. Nhiệt ñộ vừa phải trong suốt mùa

mưa là ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển quần thể rầy lưng trắng. Theo Zhu X.
W (1985), ở Yiang Trung Quốc rầy lưng trắng ưu thích thời kỳ cây lúa còn non và
có 5 thế hệ trong một năm, ñỉnh cao mật ñộ quần thể vào giữa ñến cuối tháng 7. Ở
Ấn ðộ (bang Andra Prades) quần thể rầy lưng trắng trong mùa mưa cao hơn mùa
khô và có ít nhất 3 lứa/vụ trong ñó vụ mùa rầy lưng trắng có số lượng cao trong
suốt thời kỳ ñầu vụ chúng ñạt ñỉnh cao vào cuối tháng 10; giữa số lượng quần thể
với thời gian chiếu sáng có sự tương quan khá chặt [48].
Tại ðài Loan rầy lưng trắng có 7 ñến 8 lứa/năm, trong ñó vụ lúa thứ nhất,
trưởng thành bắt ñầu xâm nhập vào ruộng lúa từ cuối tháng 3 ñầu tháng 4, trong
một vụ có từ 3 ñến 4 lứa; mật ñộ quần thể giảm nhanh chóng ở lứa thứ 8 vào
cuối tháng 10 cho ñến ñầu tháng 11. Kết quả theo dõi một số năm cho thấy rầy
lưng trắng qua ñông ở dạng cánh dài trên lúa chét từ tháng 12 năm trước ñến
tháng 1 năm sau.
* Chế ñộ canh tác ảnh hưởng ñến phát sinh gây hại của rầy lưng trắng
Ảnh hưởng của thời vụ, phân bón, tưới nước và sử dụng thuốc hóa học
Theo Bhathas & Dhaliwal, (1991) trên các trà lúa muộn thường có mật ñộ
rầy lưng trắng cao hơn so với các trà sớm và chính vụ; sự phát sinh và gây hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

của rầy lưng trắng có tương quan thuận với các mức ñộ bón ñạm. Sử dụng quá
nhiều phân ñạm, cấy dầy, ñầy ñủ nước tưới và lạm dụng quá mức thuốc hóa học
là những yếu tố làm bùng phát số lượng quần thể rầy trên ñồng ruộng [1].
Việc ñiều tiết nước hợp lý cũng có khả năng hạn chế số lượng quần thể
rầy lưng trắng trên ñồng ruộng. Theo Zhang (1991) trên các ruộng lúa tại
Zhejiang (Trung Quốc) ñược rút cạn nước vào tháng 7 với vụ 1 và cuối tháng 8
ñầu tháng 9 với lúa vụ 2 thì ngoài tác dụng tốt ñến sinh trưởng và phát triển cây
lúa thì còn có tác dụng hạn chế ñáng kể ñến sự phát triển và gây hại của quần thể
rầy lưng trắng [60].

* Ảnh hưởng của giống :
Theo Henrichs et al. (1985), trồng các giống lúa kháng rầy ñã làm giảm
mật ñộ rầy trên ñồng ruộng, nhưng mức ñộ ảnh hưởng của giống tới quá trình
phát sinh phát triển và gây hại của nhóm rầy thân nói chung và rầy lưng trắng
nói riêng tùy thuộc vào mức ñộ kháng của từng giống ñược gieo trồng[37].
Theo Liu và nnk (1989), sự không hấp dẫn với rầy lưng trắng của giống
kháng có thể do sự có mặt của các chất ức chế tới quá trình phát triển của rầy
hoặc các chất gây sự chán ăn, xua ñuổi trong cây lúa, hoặc do cấu tạo tế bào có
hàm lượng các chất silic cao hơn các giống nhiễm[43].
Các giống kháng có hàm lượng silic cao hơn giống nhiễm, số lượng tế bào
silic dioxit dạng bọc ở một số giống kháng cao hơn gấp ñôi ở giống nhiễm TN1
(Mishra, 1992). Xử lý GA3 có tác dụng tăng tính kháng ở các giống nhiễm.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước Ấn ðộ ñã ñánh giá hàng ngàn giống bao
gồm các giống ñịa phương, giống nhập nội và ñã ghi nhận có 48 giống kháng rầy
lưng trắng bao gồm có 5 giống kháng cao, 24 giống kháng vừa. Nhận xét về ảnh
hưởng của giống tới sự phát sinh và phát triển của rầy lưng trắng Ramaraju
(1990) thấy rằng tỷ lệ sống sót của rầy non và tốc ñộ phát triển của quần thể trên
giống kháng và giống nhiễm khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Ở Trung Quốc có 41 giống kháng rầy lưng trắng ở các mức ñộ khác nhau
trong 218 giống ñược ñánh, theo dõi 2 quần thể rầy ñược nuôi trên thức ăn là
giống kháng và giống nhiễm cho thấy rầy ñược nuôi trên các giống kháng ñẻ ít
hơn, cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống sót của rầy non thấp, thời gian phát dục của rầy
non kéo dài, tốc ñộ quần thể phát triển chậm hơn so với rầy ñược nuôi trên các
giống nhiễm [41].
* Sự di trú:
Khả năng di chuyển là một ñặc ñiểm rất quan trọng của rầy lưng trắng

trên ñồng ruộng, cường ñộ, màu sắc ánh sáng ñèn và nhiệt ñộ, ẩm ñộ và áp suất
khí quyển quyết ñịnh việc phát tán của rầy lưng trắng, quá trình xâm nhập của
rầy di cư có tính chất ñịnh hướng vào ñồng lúa. Khoảng cách di chuyển, hướng
di chuyển của chúng phụ thuộc vào tốc ñộ, hướng gió. Nhóm rầy trong ñó có rầy
lưng trắng có khả năng di chuyển với khoảng cách rất xa, chúng có khả năng di
chuyển từ phía Bắc Việt Nam tới phía Nam Trung Quốc và từ ñó chúng di cư tới
Nhật Bản và Hàn Quốc [45]
Bằng việc sử dụng hệ thống bẫy ñèn trên ñất liền, ven biển và trên biển và
sử dụng phương pháp ñánh dấu, các tác giả ñã xác ñịnh ñược quá trình di chuyển
qua biển với số lượng lớn của rầy lưng trắng và rầy nâu vào bán ñảo Triều Tiên
từ cuối tháng 6 ñến ñầu tháng 7 ở ñảo Jeju (Nam Jeju), giữa tháng 7 ở phía Nam
và cuối tháng 7 ở các ñảo miền Trung. Theo Kisimoto (1971), Trung Quốc có 5
ñợt rầy di chuyển từ giữa tháng 4 ñến ñầu tháng 5 nhờ gió nam và tây nam và 3
ñợt di cư theo hướng tây nam vào giữa và cuối tháng 8, cuối tháng 10. Ở bán ñảo
Triều Tiên quá trình du nhập của rầy lưng trắng qua biển ñông diễn ra từ cuối
tháng 6 ñến ñầu tháng 7.
Ngoài ra, còn có sự phát tán và du nhập giữa các vùng, các vụ lúa với
khoảng cách từ 6 - 30 km, quá trình này thường diễn ra vào buổi chiều mát và
chập tối ở các vùng nhiệt ñới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

2.1.1.3. Biện pháp phòng trừ.
* Thuốc hóa học
Theo Matsumura M, (1997) rầy lưng trắng tại các nước ðông Nam Á
ñang có xu hướng kháng với hoạt chất fipronil, nguyên nhân của hiện tượng trên
ñược giải thích là do fipronil ñã ñược sử dụng ñể phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ vào
giai ñoạn cây lúa làm ñòng. ðây cũng là thời ñiểm phát triển của rầy lưng trắng

chính vì vậy dù việc sử dụng các thuốc hoá học thuộc nhóm này ñể phòng trừ
rầy lưng trắng không phổ biến nhưng tính kháng thuốc fipronil vẫn phát
triển[45].
Rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh ñuôi ñen sẽ chết do
không lột ñược xác khi ñược phun 0,075% Buprofezin dẫn ñến hạn chế số lượng
quần thể (Valencia et al, 1980).
Ở Pakistan (1995), các loại thuốc Chlopyriphos và Carbosulphal có hiệu
lực cao và kéo dài trong vòng 5 ngày ñối với rầy lưng trắng, ngoài ra dầu xoan,
dầu luyn cũng có tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0,05% có khả
năng diệt trứng, ngoài ra Phosphamilon 0,05% và Fenvalirate 0,045% còn có tác
dụng làm giảm sinh sản của rầy cái.
TheoHaq et al, (1991) trong nhóm các loại thuốc có nguồn gốc lân hưu cơ
và thuốc có nguồn gốc thảo mộc ở Pakistan thì thuốc lân hữu cơ cho hiệu lực cao
nhất (93,15%) sau ñó là Methidathion (89,16%), Nicotin (61,63%) và cuối cùng
là dầu Neem (33,39%) [38].
Ở Nhật Bản, tính mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ,
Carbamate và DDT của rầy lưng trắng ñã giảm theo thời gian (năm 1987 so với
năm 1980) nhưng ñộ mẫn cảm với Lidan không ñổi.
Muốn phòng trừ rầy có hiệu quả cần phải phối hợp tiến hành kết hợp các
biện pháp khác nhau (biện pháp tổng hợp) như sử dụng giống kháng, gieo trồng
không quá 2 vụ trong một năm, phòng trừ sinh học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

2.1.2. Tình hình nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước
2.1.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng.
Ở nước ta rầy lưng trắng phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với các ký
chủ là lúa, cỏ môi, cỏ chân vịt , trên ruộng lúa rầy lưng trắng có xu hướng xuất
hiện và phát triển sớm so với rầy, tỷ lệ rầy lưng trắng thường cao hơn rầy nâu khi

lúa ở giai ñoạn mới cấy và sau ñó giảm dần vào giai ñoạn lúa ñứng cái. Rầy nâu,
rầy lưng trắng có xu hướng tăng lên về mật ñộ và diện phân bố, riêng năm 2006
cả nước có diện tích rầy nâu và rầy lưng trắng là 605.593 ha (tăng 3.2 lần so với
năm 2005), trong ñó diện tích bị nhiễm nặng là 48.876 ha (tăng 4.6 lần so với
năm 2005, ở các tỉnh miền Bắc có 141.190 ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng.
Tăng 28,6% so với 2005, trong ñó diện tích bị nhiễm nặng khoảng 20.000ha
tăng 1.8 lần so với năm 2005 (Cục BVTV, 2006)[5].
Tỉ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 ñã giảm xuống còn 30% vào năm
2007. Ngược lại, rầy lưng trắng tăng từ 35% lên 70%. ðặc biệt nguy hiểm, rầy
nâu nhỏ ñã tái xuất hiện ở miền Bắc từ giữa năm 2008 và ñang có xu hướng phát
triển mạnh. Như vậy, cả 2 loại rầy có khả năng truyền virus LSð (lùn sọc ñen)
rất cao ñang “ñổ bộ” ra miền Bắc khiến nguy cơ bùng phát bệnh LSð trong thời
gian tới là hết sức nguy hiểm.
Bệnh lùn sọc ñen do virus RBSDS thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviride
gây ra, và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ là môi giới lần ñầu tiên xuất hiện tại Trung
Quốc năm 2001, gây hại nặng vào năm 2007, 2008, 2009 tại ñảo Hải Nam và
một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới virus
này xuất hiện, và môi giới chính là do rầy lưng trắng, chúng ñã gây hại nặng ở
vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc với tổng diện tích bị hại lên tới trên 40 000 ha và
trên 17.000 ha bị mất trắng. Rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh [28].
2.1.2.2. ðặc ñiểm sinh học.
Theo N.ð. Khiêm, (1995) trứng của rầy lưng trắng có hình quả chuối, mới
ñẻ trong suốt không màu, kích thước trung bình 0.96 mm x 0.20 mm, 3 ngày sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

khi ñẻ ñầu trứng xuất hiện ñiểm màu ñỏ, cuối trứng có một ñốm màu vàng ñục.
Trứng ñược ñẻ thành từng ổ từ 2- 7 quả, thường ñẻ trong mô bẹ hoặc gân chính
của lá. Thời gian phát dục của trứng thay ñổi theo nhiệt ñộ và ẩm ñộ. Nhiệt ñộ

28,8 - 29,8
0
C và ẩm ñộ từ 93 - 94% thời gian phát dục trứng là 6,4 - 6,7 ngày,
nhiệt ñộ 24,9 – 26,4 và ẩm ñộ 93 -94% tỷ lệ nở trứng của rầy lưng trắng là
47,8%[18].
Theo ð.V.Thành (1998), trong ñiều kiện phòng thí nghiệm của Viện Bảo
Vệ Thực Vật thấy rằng ở ñiều kiện nhiệt ñộ tháng 7 bình quân là 30.2
0
C, ẩm ñộ
85,5% thời gian phát dục của trứng là 5,46 ± 0,77 ngày, trong tháng 9 ñầu tháng
10 nhiệt ñộ bình quân 26,5
0
C, ẩm ñộ 78,3% thời gian trứng 6,8 ± 0,91 ngày. Khi
nhiệt ñộ bình quân là 20,3
0
C, ẩm ñộ 72,8% thời gian trứng là 8,6 ± 1,4 ngày[27].
Rầy non: trong ñiều kiện nhiệt ñộ 26,1 - 29,8
o
C và ẩm ñộ 93 - 93,9%;
rầy lưng trắng có 5 tuổi, thời gian phát dục là 12,5 - 12,9 ngày, tuổi 1 có màu
trắng sữa cho ñến khi xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3. Tuổi 5 mảnh lưng
và bụng ñồng vàng, có các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài
thân thay ñổi từ 0,8 – 2,1 mm [18] [27].
Trưởng thành: Rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh
lưng giữa, mình màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh ñen hoặc nâu xám.
Rầy ñực dài 2,6mm; rất ít gần như không xuất hiện rầy cánh ngắn. Rầy cái
dài 2,9mm; mảnh lưng uốn cong không sâu phía dưới. Rầy trưởng thành
di chuyển nhiều hơn so với rầy nâu. Vòng ñời của rầy lưng trắng là 22
ngày khi nuôi trong ñiều kiện nhiệt ñộ 25 - 26,6
o

C và ẩm ñộ 92 - 93,8%
[18][27].
2.1.2.3. ðặc ñiểm sinh thái.
Rầy lưng trắng xuất hiện trên mạ ngay cả khi nhiệt ñộ thấp, tỷ lệ rầy non
tuổi lớn chiếm ưu thế hơn. Mật ñộ rầy tăng dần từ lúc lúa hồi xanh ñến làm ñòng
sau ñó giảm dần. Nhiệt ñộ thấp kéo dài thời gian phát dục, lượng mưa và chế ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

nước có liên quan trực tiếp ñến sự phát triển của quần thể rầy lưng trắng (N.ð.
Khiêm, 1995)[18].
Số Lứa: trên ñồng ruộng, một năm rầy lưng trắng phát sinh 6 - 7 ñợt rầy
non trong ñó ñợt rầy cuối tháng 4 (vụ ðông xuân) và cuối tháng 8 (vụ Mùa) là 2
ñợt có mật ñộ cao khả năng gây hại lớn. Theo ð.V.Thành (1998) trong 2 năm
1996 - 1997 tại Hải Bối - ðông Anh - Hà Nội trong năm rầy lưng trắng phát sinh
thành 7 ñợt trong ñó có 3 ñợt ñầu ở vụ chiêm xuân và 4 ñợt sau trên vụ mùa, ñợt
rầy thứ 4 thường phát sinh trên mạ mùa. Xu thế phát triển của quần thể rầy lưng
trắng trên ruộng lúa ở 2 vụ có khác nhau. Ở vụ chiêm xuân mật ñộ quần thể có
xu hướng tăng dần từ ñầu ñến cuối vụ mùa và mật ñộ quần thể thường ñạt ñỉnh
cao vào tháng 8 sau ñó giảm dần về cuối vụ. Các ñỉnh cao ñợt rầy thường cách
nhau 25 - 30 ngày và rầy lưng trắng chỉ có mật ñộ cao, khả năng gây hại nặng
trong vụ mùa, ñối với vụ chiêm xuân mật ñộ quần thể thường ở mức thấp do vậy
ít có khả năng gây hại[27].
Hệ số tích lũy: Ở vụ chiêm xuân nếu mật ñộ quần thể ở thế hệ thứ nhất là
1 thì hệ số tích lũy ở thế hệ thứ 2 là 2,6 – 3.14 còn ở thế hệ thứ ba hệ số tích lũy
chỉ tăng lên từ 4 – 6,2 lần so với thế hệ thứ nhất. Còn ở vụ mùa thì ngược lại mật
ñộ quần thể ở thế hệ thứ nhất là 1 thì thế hệ thứ 2 chỉ còn 0,36 – 0,89 và thế hệ
thứ ba chỉ còn 0,045 – 0,30.
* Ảnh hưởng của giống ñến quá trình phát triển quần thể

Theo ð.V. Thành, (1998) thí nghiệm nhân tạo thả rầy trên các giống lúa
thuần và lai cho thấy những giống lúa lai, giống lúa nhiễm rầy lưng trắng có mật
ñộ tập trung nhiều hơn, ñặc biệt ở giai ñoạn ñẻ nhánh sau 72h. Trên các giống
lúa thuần thì số rầy lưng trắng phát triển từ một cặp trưởng thành chỉ bằng 25 -
50% so với số rầy lưng trắng trên giống lúa lai. Vòng ñời phát triển của rầy lưng
trắng trên lúa lai cũng có xu hướng ngắn hơn. ðiều tra ñồng ruộng cũng cho thấy
Nếp là giống có mật ñộ rầy cao nhất, lúa lai có diễn biến mật ñộ gây hại cao hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

lúa thuần. Do vậy, những vùng có cơ cấu giống lúa lai nhiều hơn thi khả năng
phát triển thành dịch cao hơn [27]
2.2. Những nghiên cứu về rầy nâu
2.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước về rầy nâu
2.2.1.1. Vị trí phân loại của rầy nâu
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens ñược Stal mô tả và ñặt
tên năm 1854 vị trí phân loại theo sơ ñồ sau Nilaparvata cũng ñã ñược mô tả
trong Kalpa Distant and Dicranotropis Kirkaldy (Wilson và Claridge, 1991).
Năm 1979, Claridge công bố danh sách xác ñịnh ñầy ñủ các loài Nilaparvata:
Lớp (class): Insecta
Bộ (order): Homoptera
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha
Tổng họ (Superfamily):
Họ (Family): Delphacidae
Giống (genus): Nilaparvata
Loài (Species): Nilaparvata lugens
Theo Suegana K. (1964) Loài này còn có các tên gọi khác như sau:
Năm 1854: Delphax lugens Stal
Năm 1863: Liburnia sordescens Motschulsky

Năm 1906: Delphax oryzea Matsumara
Năm 1906: Kalpa aculeata Distant
Năm 1906: Nilaparvata greeni Distant
Năm 1907: Dicranotropis anderida Distant
Năm 1907: Delphax ordovix Kirkaldy
Năm 1907: Delphax parysatis Kirkaldy
Năm 1924: Nilaparvata lugens Muir & Giffard
Năm 1935: Hikona formosana Matsumura
Năm 1949: Nilaparvata lugens Ishihara

×