BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC LÒ SẢN XUẤT GẠCH
THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG
TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC LÒ SẢN XUẤT GẠCH
THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Toàn bộ số liệu là
trung thực và chưa đựợc sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đựoc chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn
Văn Điếm là người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong khoa Môi trường và Viện
đào tạo sau đại học trong năm vừa qua đã truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức
quý báu
Nhân đây, tôi cũng gửi lời biết ơn sâu sắc tới các hộ dân, công nhân làm
việc tại các lò sản xuất gạch và cán bộ quản lý môi trường địa phương đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Tôi xin trân trọng ghi nhớ sự chân tình giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè
đã dành cho tôi.
Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.
Mục đích nghiên cứu 2
1.3.
Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Thực trạng phát triển sản xuất gạch nung tại Việt Nam 3
1.2. Các kiểu lò nung gạch thường được sử dụng tại Việt Nam
(HạnhChâu, 2012) 8
1.2.1. Kiểu lò nung Hoffman 8
1.2.2. Kiểu lò Tuynel (lò đường hầm) 9
1.2.3. Kiểu lò Habla 9
1.2.4. Kiểu lò Vertical Shaft Kiln – INVENTED CHINA 1958VSBK (
Vertical Shaft brick kiln hay lò nung liên tục kiểu đứng) 10
1.2.5. Lò nung gạch đốt trấu kiểu Thái Lan 10
1.3. Vấn đề môi trường không khí phát sinh từ các lò gạch thủ công 13
1.3.1. Ô nhiễm môi trường do bụi và khí thải 13
1.3.2. Phát thải khí nhà kính của các lò gạch nung 15
1.4. Tác động môi trường của các lò gạch thủ công 17
1.5. Phát triển lò gạch tại Bắc Giang và quản lý môi trường 21
1.6. Các biện pháp quản lý môi trường đối với lò gạch 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Phạm vi nghiên cứu 26
2.3. Nội dung nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1. Vị trí địa lý 30
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 30
3.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết 31
3.1.4. Thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên 31
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng 32
3.2.1. Tình hình dân số và lao động 32
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện 33
3.2.3. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của huyện 35
3.3. Tình hình sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện 37
3.3.1 Thực trạng sản xuất gạch trên địa bàn nghiên cứu 37
3.3.2 Đặc điểm hoạt động của các lò sản xuất gạch 41
3.3.3. Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm 48
3.3.4. Thời gian sản xuất gạch 50
3.4 Hiện trạng và diễn biến môi trường ở các lò sản xuất gạch 51
3.4.1. Hiện trạng phát sinh và xử lý rác thải tại các lò gạch 51
3.4.2. Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải 55
3.4.3. Hiện trạng khí thải tại các lò gạch 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.4.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất 61
3.5. Tác động môi trường của hoạt động đun đốt gạch 65
3.5.1. Tác động tới môi trường tự nhiên 65
3.5.2. Tác động tới đời sống người dân 71
3.6. Công tác QLMTtrong sản xuất gạch tại huyện Yên Dũng 76
3.6.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện 76
3.6.2. Hiệu quả MT của các lò gạch áp dụng công nghệ xử lý khí thải 80
3.6.3. Đánh giá chung công tác quản lý môi trường 82
3.7. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất gạch 84
3.7.1. Giải pháp bảo vệ sức khỏe đối với người dân: 84
3.7.2. Giải pháp áp dụng đối với các cơ sở sản xuất gạch thủ công: 84
3.7.3. Giải pháp quản lý môi trường của chính quyền địa phương 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh, đánh giá khả năng áp dụng của các kiểu lò gạch
thủ công Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm
2011 - 2013 36
Bảng 3.2. Danh sách các chủ lò được cấp phép hoạt động sản xuất
gạch thủ công, tính đến tháng 12 năm 2013 39
Bảng 3.3. Chất lượng than cám sử dụng 49
Bảng 3.4. Lượng tiêu thụ nguyên, nhiêu liệu của lò gạch thủ công 49
Bảng 3.5. Số lượng tiêu thụ gạch nung tại huyện Yên Dũng 50
Bảng 3.6. Kiểm toán vật chất cho từng giai đoạn sản xuất gạch 52
Bảng 3.7. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí của lò gạch 56
Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm không khí từ khí thải lò nung gạch ngói 57
Bảng 3.9. Ước tính tải lượng khí ô nhiễm của lò gạch thủ công 57
Bảng 3.10. Hệ số các chất gây ô nhiễm 57
Bảng 3.11. Thải lượng các chất gây ô nhiễm do phương tiện giao
thông vận tải 58
Bảng 3.12. Thống kê tình hình chấp hànhquy định và các biện pháp xử
lý khí thải của các cơ sở gạch 60
Bảng 3.13. Kết quả quan trắc môi trường các lò gạch thử nghiệm 61
Bảng 3.14. Kết quả quan trắc môi trường không khí của các lò gạch
thủ công 62
Bảng 3.15. Mức độ ảnh hưởng của khói lò gạch tới một số cây trồng
chủ yếu của vùng 67
Bảng 3.16. Thống kê năng suất lúa trung bình ở một số nơi xung
quanh lò gạch xã Quỳnh Sơn 69
Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc các loại bênh của người dân huyện yên Dũng 73
Bảng 3.18. Thống kê các loại bệnh công nhân thường xuyên mắc phải 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Lò sản xuất gạch thủ công 43
Hình 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất kèm theo dòng thải 44
Hình 3.3. Mô tả sơ bộ hệ thống xử lý khí thải của lò gạch 47
Hình 3.4 Hệ thống xử lý khí thải của lò gạch 47
Hình 3.5. Phương thức xử lý xỉ than 54
Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ở cơ sở sản xuất 55
Hình 3.7. Sơ đồ cơ chế hoạt động của hệ thống xử lý khí thải lò nung 58
Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống thiết bị xử lý khí thải 59
Hình 3.9. Biến động năng suất lúa tại xã Quỳnh Sơn – Yên Dũng 70
Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức QLMT trong hoạt động sản xuất gạch 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND ủy ban nhân dân
BVMT Bảo vệ môi trường
QLMT Quản lý môi trường
KHCN Khoa học công nghệ
QTC Quy tiêu chuẩn
VLXD Vật liệu xây dựng
VLXKN Vật liệu xây không nung
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất gạch ngói ở tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Hiệu quả sản xuất của gạch ngói đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, góp phần đáng kể vào việc phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho
hàng nghìn lao động, cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình trong và
ngoài tỉnh.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong kinh tế, sản xuất gạch cũng gây
những thiệt hại không nhỏ về mặt môi trường. Do nung gạch thủ công với công
nghệ cũ, lạc hậu đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh
hưởng rất lớn đến sinh hoạt của nhân dân và thiệt hại về sản xuất nông nghiệp ở các
khu vực sản xuất. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là khí thải, bụi trấu, tro phát tán
trong quá trình đốt lò nung gạch. Tro trấu vương vãi trên đường, tràn xuống sông,
kênh rạch, gây ô nhiễm nguồn nước, chưa kể hơi nóng từ lò đốt ảnh hưởng đến sinh
hoạt, sức khỏe, sản xuất của các hộ dân sống gần lò gạch. Hơn thế nữa, các cơ sở
sản xuất gạch ngói nung trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong
khu dân cư, không đủ khả năng đầu tư hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn hiện
hành, nên số hộ dân bị ảnh hưởng ô nhiễm rất nhiều. Bản thân các chủ lò cũng hiểu
sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm môi trường, vì thế tự nguyện xây dựng hầm chứa
tro, xây dựng nhà chứa trấu… tuy nhiên vẫn chưa khắc phục hết nguồn gây ô
nhiễm. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, vấn đề lớn nhất liên quan đến
các lò gạch thủ công là ô nhiễm môi trường không khí. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi
trường nổi cộm là: Bụi tro, CO, CO2, NO, NO2, SO2…
Với mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động của các lò thủ công gây ô nhiễm môi
trường, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cung ứng
cho thị trường trong khi sản xuất gạch tylen chưa được phát triển rộng rãi và vốn
đầu tư rất lớn. Một trong những giải pháp được cho là khả quan hiện nay là chuyển
đổi nung đốt thủ công sang công nghệ mới,giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy
UBND tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt cho phép các lò gạch thủ công chuyển đổi công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
nghệ mới, các chủ lò gạch thủ công được cho phép lắp đặt hệ thống xử lý khí thải,
hạn chế ô nhiễm ra môi trường.
Yên Dũng là một trong ba huyện có số lò gạch nhiều nhất tỉnh, hoạt động sản
xuất gạch phát triển nhanh mạnh, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên
phát triển sản xuất gạch cũng đồng nghĩa với việc phát thải lượng lớn khí gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏa người dân, cây trồng trong khu vực,
đồng thời phát thải lượng lớn khí nhà kính – nguyên nhân gây BĐKH toàn cầu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, sự hỗ trợ của ban, ngành các cấp huyện Yên
Dũng tỉnh Bắc Giang; được sự phân công của Khoa Tài nguyên & Môi trường,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ
công trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng môi trường tại các lò gạch thủ công trên địa bàn huyện
Yên Dũng, Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa xử lý khí thải và quản lý
môi trường các lò gạch thủ công của huyện Yên Dũng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được sự phát thải từ các lò sản xuất gạch thủ công và ảnh hưởng của
chúng đối với đời sống người dân ở khu vực nghiên cứu.
Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý môi trường, tìm ra
đượcnhững điểm mạnh và hạn chế của công nghệ xử lý khí thải áp dụng tại các lò
gạch.
Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường phù hợp với địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng phát triển sản xuất gạch nung tại Việt Nam
Mười năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ cao. Theo
báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm GDP năm 2013 ước tính
tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý
III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục
tiêu 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục
hồi. Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,67%, đóng góp 0,48%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%,
đóng góp 2,09%, khu vực dịch vụ tăng 6,56%, đóng góp 2,85%.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế cáo, tốc độ xây dựng tăng
dẫn tới nhu cầu VLXD rất lớn, trong đó có vật liệu xây. Theo số liệu thống kê năm
2009 trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC);
trong đó VLXKN khoảng 8%, gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạch
sản xuất bằng công nghệ lò tuynel chiếm 57%, lò thủ công chiếm 38%, các loại lò
khác chiếm 5%).
Sản xuất gạch để phục vụ xây dựng là nghề truyền thống của một bộ phận
người dân, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Theo thống kê,
hiện nay cả nước có khoảng hơn 9.000 xí nghiệp sản xuất gạch ngói. Các tỉnh thành
đều đang tồn tại và duy trì mô hình sản xuất gạch ngói. Nhiều địa phương còn phát
triển mạnh nghề này. Bình quân, mỗi năm các cơ sở sản xuất trên 110 triệu viên
gạch ngói các loại, tiêu biểu là các tỉnh miền Đông Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên
và một số tỉnh Tây Bắc…(Hoàng Thị Thảo, 2012).
Theo số liệu thống kê năm 2009 trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23
tỷ viên quy tiêu chuẩn; trong đó vật liệu xây không nung (VLXKN) khoảng 8%,
gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạch sản xuất bằng công nghệ lò
tuynel chiếm 57%, lò thủ công chiếm 38%, các loại lò khác chiếm 5%) (Bộ xây
dựng, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Điều tra sơ bộ của Hội Xây dựng Việt Nam đưa ra: năm 2000 sản lượng
gạch nung khoảng 12 tỷ viên, năm 2007 sản lượng gạch là 22 tỷ viên. Năm sản
lượng gạch đất nung năm 2011 của cả nước vào khoảng 20,9 tỷviên, chiếm 83,7%
vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công vẫn chiếm khoảng
30- 35%. Năm 2012 sản lượng sản xuất khoảng 16,5 tỷ viên chiếm khoảng 82% so
với tổng số vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công khoảng
25-30%. Dự kiến đến năm 2015 là 32 tỷ viên và đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỷ
viên (Bộ xây dựng, 2013).
Nhìn lại tình hình sản xuất gạch nung thời gian qua cho thấy ưu điểm là
sử dụng nguyên liệu tại chỗ từ nguồn đất sét đồi, đất bãi ven sông, ruộng bạc
màu… nên giá thành rẻ. Về nguồn sét để sản xuất gạch trên địa bàn khá dồi
dào, quản lý chặt chẽ hạn chế khai thác ruộng gieo trồng lấy đất làm gạch thì
hàng năm tận dụng đất sét đồi, ruộng cần cải tạo, dọc bờ sông cũng khá phong
phú. Một số địa bàn không có nguồn sét tại chỗ nhưng mua gom vẫn đủ nguyên
liệu để làm ra gạch thỏa mãn nhu cầu xây dựng (Quốc Vượng, 2013).
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra thường xuyên, đó là gạch ngói sản xuất
theo quy trình công nghệ cũ, lạc hậu. Đa số các lò gạch đang được sử dụng đều là lò
thủ công, chỉ dùng than đá và củi để đốt. Điều này gây nên khói, bụi làm ô nhiễm
môi trường nặng nề(Cục BVMT, 2007).
Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát
triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm.
Công nghệ sản xuất gạch nung truyền thống và hiện đại đều cho thấy các tác động
tiêu cực đến môi trường. Gạch đất sét nung tiêu tốn lượng nguyên liệu khổng lồ,
đông thời tiêu tốn một lượng than vô cùng lơn để nung sản phẩm. Đi đôi với việc
tiêu thụ một lượng than lớn, các lò gạch sẽ thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí
thải độc hại CO, CO
2
, SO
2…
ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người,
làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng o-zon (Công ty cổ phần Tân Phú, 2011). Điều
đáng quan tâm là công nghệ khai thác, chế biến nguyên liệu để sản xuất VLXD
truyền thống chủ yếu dưới dạng sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, làm ăn manh mún
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
dẫn đến chất lượng kém, lãng phí tài nguyên nghiêm trọng, phá hoại môi trường
sinh thái (Bộ xây dựng, 2013).
Để đạt được số gạch trên sẽ tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét, tương
đương với khai thác từ 2.800-3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với con số này, chúng
ta còn tiêu tốn gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trường gần 17 triệu tấn khí CO2
(Bộ xây dựng, 2013). Thêm vào đó là khoảng 100 triệu m3 gỗ rừng sẽ bị phá hủy để
cung cấp chất đốt cho hơn 40.000 lò gạch thủ công. Phá hủy rừng đồng nghĩa với
mất đi một phần lá phổi xanh của trái đất, gây nguy cơ lũ lụt và mất cân bằng sinh
thái…ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ tương lai (Sở Xây dựng tp.HCM, 2012).
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề từ các lò gạch, Chính phủ và
các bộ ban ngành ban hành Quyết định đóng cửa tất cả các lò gạch thủ công. Thay
vào đó chuyển sang áp dụng lò đốt tuy nen và lò đứng liên hoàn, ngoài ra còn linh
hoạt cho phép các lò thủ gạch thủ công chuyển đổi công nghệ mới, không gây ô
nhiễm ra môi trường.
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20 Bộ Xây dựng đã nhận thấy việc đầu
tư phát triển sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công tràn lan tại các địa
phương trên phạm vi toàn quốc, hậu quả là tiêu hao đất sản xuất nông nghiệp, sử
dụng không hiệu quả nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng (Công ty cổ phần Tân Phú, 2011).
Để từng bước khắc phục tình hình nêu trên, Năm 2001, Bộ Xây dựng đã
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 115/2001/QĐ-TTg ngày
01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (gọi tắt là Quyết định 115)
trong đó quy định đối với vật liệu xây: “Tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu
xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng
các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng
ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không
nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch
đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác
trước năm 2010”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Năm 2008, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, dự thảo và trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2020 (gọi
tắt là Quyết định 121), trong đó quy định về đầu tư sản xuất gạch đất sét nung:
Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ sở sản
xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, n hiên liệu và bảo vệ môi trường.
Phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rỗng cao ≥ 50% để tiết kiệm nguyên
liệu và nhiên liệu, tăng tính cách âm, cách nhiệt. Rà soát và tổ chức lại các cơ sở sản
xuất gạch thủ công hiện nay để chuyển sang công nghệ lò tuynen, hoặc các công
nghệ tiên tiến khác bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường của Việt Nam.
Tại Quyết định 121 cũng quy định: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ
các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện …; theo hướng công
nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ
đất sét nung. Tỷ lệ gạch không nung đến năm 2015 là 20 ÷ 25% và năm 2020 là 30
÷ 40% trong tổng số vật liệu xây.
Để triển khai có hiệu quả Quyết định 121, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Thúc đẩy
tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng
vật liệu nung trong các công trình xây dựng. Cụ thể hóa, đặc biệt chỉ thị các địa
phương xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động của lò thủ công sử dụng nhiên liệu
hóa thạch. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư sản xuất và xây dựng vật liệu không nung.
Lập danh mục lập danh mục vật tư làm nguyên liệu để sản xuất VLXKN và danh
mục thiết bị cho dây chuyền sản xuất VLXKN được miễn thuế nhập khẩu(Bộ Xây
Dựng, 2013) .
Bộ công thương cũng đã ban hành thông tư quy định không sử dụng vốn
khuyến công hàng năm vào việc tập huấn, triển khai mô hình tại các cơ sở sản xuất
gạch đất sét nung.Thúc đẩy các dự án, đề tài nghiên cứu công nghệ sản xất và chế
tạo thiết bị sản xuất sử dụng gạch không nung ở Việt Nam (Công ty cổ phần Tân
Phú, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Xu hướng phát triển lò tuynel ở các địa phương tăng; ở các tỉnh đồng bằng và
thành phố các lò thủ công có xu hướng giảm, có một số tỉnh tới thời điểm này lượng
lò đứng thủ công còn rất ít. Nhiều tỉnh đã xây dựng phương án dừng sản xuất gạch
bằng lò thủ công, tăng sản lượng sản xuất gạch nung bằng lò tuynel như: Đồng Nai,
Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. .v.v Tuy
nhiên, vẫn còn có một số tỉnh có lượng gạch lò thủ công tăng như: An Giang,
Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Tháp, thành phố Hà Nội Các tỉnh có lượng lò
đứng thủ công không những không giảm mà còn tăng ở mức cao như: Hưng Yên,
Kon Tum, Vĩnh Long. Đặc biệt có một số tỉnh có số lượng lò đứng thủ công lớn
nhất toàn quốc là Bắc Giang 2500 lò, An Giang 1551 lò, thành phố Hà Nội 1100
lò theo số liệu báo cáo của các tỉnh năm 2009 (Công ty cổ phần Tân Phú, 2011).
Ở nước phát triển trên thế giới đều nhận thức rõ nguy cơ tàn phá môi trường
của các lò gạch đất nung và những ưu thế mang lại của vật liệu xây dựng không
nung. Do vậy đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất
nung, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nug, gạch bê tông . Nhiều
nước, trong đó có Trung Quốc, Malaisya, các nước khối EU tỷ lệ gạch không nung
đã thay thế 50% gạch đất nung và tỷ lệ này ngày một cao (Công ty cổ phần Tân
Phú, 2011).
Nhệm vụ cụ thể trong quy trình giảm thiểu sản xuất gạch đất sét nung trong
thời gian tới là (UBND tỉnh An Giang, 2014):
- Rà soát và tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công hiện nay
trong cụm tuyến quy hoạch thực hiệc việc cải tạo, cải tiến chuyển sang công nghệ
tiên tiến bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thực hiện việc giải tỏa, xóa bỏ các lò thủ công gây ô nhiễm môi trường hiện
có nằm trong đô thị và ngoài cụm tuyến quy hoạch;
- Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ sở sản
xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường;
Phát triển sản xuất gạch tuynen quy mô lớn, tập trung ở những mỏ sét lớn, đủ tiêu
chuẩn chất lượng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
1.2. Các kiểu lò nung gạch thường được sử dụng tại Việt Nam (HạnhChâu, 2012)
Về công nghệ, lò nung hiện nay được phân loại như sau:
Phân loại theo kiểu nung:
- Nung gián đoạn.
- Nung bán liên tục.
- Nung liên tục.
Phân loại theo kiểu buồng đốt:
- Nung gạch với buồng đốt di động:
- Nung gạch với buồng đốt cố định:
Các kiểu lò gạch thủ công thường được lựa chọn có triển vọng, có khả năng
thích nghi với điều kiện Việt Nam:
1.2.1. Kiểu lò nung Hoffman
Do người Đức phát minh năm 1858 Đây là kiểu lò nung theo công nghệ
nung liên tục với buồng đốt di động. Lò này được du nhập vào Việt Nam
(miền Nam) vào thập niên 60 của thế kỷ 20.
Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 11 khoang gạch với 12 cửa đốt (có thể có
số khoang và số cửa nhiều hơn). Có 2 phương pháp đốt cơ bản là đốt cửa hông và
đốt trên xuống, đồng thời có thể kết hợp cả 2 cách đốt lò này đã được cải tiến bởi
nhiều tổ chức và cá nhân để chuyển từ việc đốt củi sang đốt phụ phẩm nông nghiệp
(vỏ cà phê, hạt điều, đậu phộng, trấu) như hiện nay.
Lò Hoffman hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Tây Ninh, Bình Thuận vả rải
rác một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Qua khảo sát tại Tây Ninh cho thấy nhu cầu
nhiên liệu trấu đốt cho 1 kg gạch vào khoảng 150g (tiết kiệm trên 60% lượng trấu)
lợi nhuận tăng cao với lò thủ công. Ngoài ra, do sử dụng ít nhiên liệu và sử dụng
hiệu quả cao nguồn nhiệt, do đốt liên tục và tuần hoàn, nên giảm lượng khí ô nhiễm
thải ra môi trường (giảm trên 70% so với lò thủ công). Đặc biệt, do sử dụng nhiệt
triệt để, khói thải tập trung tại một ống khói cao từ 11-15m, chủ động đẩy khói bằng
mô tơ quạt, nên dễ xử lý ô nhiễm môi trường.
Chi phí đầu tư: khoảng 1 tỉ đồng/lò công suất 1.000.000 viên/tháng (sản lượng
tương đương 10 lò thủ công).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Ưu điểm: dễ vận hành, sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than
đá, củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp. Gây ô nhiễm môi trường trung bình, dễ xử
lý môi trường. chất lượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50
trên 85%.
Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tư ban đầu lớn; tỉ lệ hao
hụt cao khi phải dựng lò không chủ động
1.2.2.Kiểu lò Tuynel (lò đường hầm)
Do người Đức phát minh năm 1877. Là kiểu lò nung theo công nghệ nung
liên tục với buồng đốt cố định. Lò này được du nhập vào miền Bắc Việt Nam
khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20.
Đây là dạng lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt nằm. Đây là kiểu lò
nung liên tục với buồng đốt cố định, gạch mộc được chất trên các xe goòng và lần
lượt di chuyển qua một buồng đốt cố định. Kiểu lò này được sử dụng phổ biến
nhất ở các nước phát triển và hiện tại lò tuy Tuynel đã được tự động cao và được
đánh giá thích hợp cho điều kiện sản xuất công nghiệp và quy mô lớn.
Lượng than đá sử dụng dao động từ 70 – 75g/1kg gạch. Nhiên liệu sử dụng có
thể là than đá, khí gas, dầu các loại.
Chi phí đầu tư: khoảng 3,5 tỉ đồng/lò 1.250.000 viên/tháng (sản lượng tương
đương 12 lò thủ công)
Ưu điểm: dễ xử lý môi trường; có khả năng tự động hóa cao; chất lượng gạch
sau nung đạt có độ đồng đều trung bình, gạch ống đạt mác 50 trên 90%.
Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tư ban đầu lớn; tỉ lệ hao
hụt cao khi phải dừng lò không chủ động
1.2.3. Kiểu lò Habla
Do người Đức Phát minh năm 1927.
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung bán liên tục (có thể vận hành
liên tục) với buồng đốt di động. Kiểu lò này được cải tiến từ lò Hoffman (lò
Hoffman có vách ngăn) nên có thể dừng lò khi có sự cố và điều tiết sản lượng dễ
dàng. Lửa đốt và hơi nóng được dẫn đi theo đường Zig-Zag nên lượng nhiệt liệu đốt
có giảm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Qua sử dụng và đánh giá sơ bộ cho thấy, lượng trấu sử dụng dao động 250g –
300g trấu/1kg gạch (tiết kiệm 30% so với lò thủ công).
Chi phí đầu tư: khoảng 600 triệu đồng/lò 500.000 viên/tháng (Sản lượng
tương đương 5 lò thủ công)
Ưu điểm: Chi phí đầu tư trung bình, dễ vận hành, sử dụng được nhiều loại
nhiên liệu khác nhau như than đá, củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp. Có thể
chuyển sang dạng lò nung bán liên tục, dễ xử lý môi trường, chất lượng gạch sau
nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50 ( 60< M50< 80%)
Nhược điểm: tiêu hao nhiên liệu cao, gây ô nhiễm môi trường khá cao.
1.2.4.Kiểu lò Vertical Shaft Kiln – INVENTED CHINA 1958VSBK ( Vertical
Shaft brick kiln hay lò nung liên tục kiểu đứng)
Do người Trung quốc phát minh 1958
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt cố định.
Lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt đứng, gạch mộc được nạp vào miệng lò từ
phía trên và lấy ra ở dưới đáy lò. Lò vận hành dựa trên nguyên lý khí động học nên
sử dụng năng lượng rất hiệu quả. Kiểu lò này được xây dựng lần đầu tiên tại
Việt Nam (Hưng Yên) vào năm 2001. Hiện tại kiểu lò này đã được nhiều tổ
chức KHCN cải tiến nên tương đối hoàn thiện về mặt công nghệ và đạt hiệu
quả khá cao, tỉ lệ hao hụt giảm (dao động từ 7 – 5% so với 20 – 30% trong
những năm trước 2005); lượng than đá sử dụng với mức 45 - 50g than đá/1kg
gạch (giảm 20% so với bản đầu tiên).
Chi phí đầu tư: khoảng 300 triệu đồng/lò công suất 300.000 viên/tháng. (sản
lượng tương đương 3 lò thủ công).
Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu trung bình, không cần xử lý môi trường, chất
lượng gạch sau nung có độ đồng đều cao, lượng gạch ống đạt mác 50 > 80 %.
Nhược điểm: tỉ lệ gạch bể cao >7% và có thể tăng lên vài chục % nếu vận
hành không đảm bảo kỹ thuật; khó vận hành; sử dụng duy nhất một loại nhiên liệu
là than đá.
1.2.5. Lò nung gạch đốt trấu kiểu Thái Lan
Do các giáo sư người Thái nghiên cứu và hoàn thiện vào năm 2000.
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung bán liên tục với buồng đốt di
động. Kiểu lò này được áp dụng lần tiện tại Việt Nam (An Giang) vào năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
2006 Lò được xây theo dạng hình vuông, có bốn buồng đốt, mỗi buồng đốt chứa từ
1800 - 2000 viên gạch ống, thời gian nung cho mỗi buồng từ 8 đến 12 giờ tùy theo
loại đất ở khu vực, Hiện lò này đã được cải tiến nâng công suất lên 2500 viên/buồng
đốt và lắp đạt thêm hê thông xử lý môi trường nên có thể triển khai áp dụng cho các
cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình. Do đặt thù của lò là tận dụng nguồn nhiệt
đầu ra của buồng đốt để sấy gạch mộc ở các buồng kế cận và có thể lấy nhiệt ở
buồng làm nguội để sấy nóng không khí trước khi đi vào lò buồng nung. Do đó lò
đạt hiệu suất nhiệt khá cao về nhiệt và tiết kiệm nhiên liệu 250g trấu/1kg gạch (tiết
kiệm trên 35% lượng trấu so với lò thủ công)
Đặc biệt, do sử dụng nhiệt khá triệt để, khói thải có nhiệt độ thấp (dưới 120
o
C)
và tập trung tại một đầu ra do một quat trung tâm điều tiết nên dễ xử lý ô nhiễm.
Chi phí đầu tư: khoảng 150 triệu đồng/lò công suất 150.000 viên/tháng. (sản
lượng tương đương 1,5 lò thủ công)
Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, cần ít diện tích mặt bằng, sử dụng
được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than đá,củi vụn, phụ phẩm nông nghiệp.
Chất lượng gạch ống sau nung khá đồng đều, tỉ lệ mác 50 >80%, tỉ lệ gạch bể < 2%.
Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường trung bình (dễ xử lý môi trường), cần
nhiều thời gian bảo trì lò.
Trong quá trình chọn kiểu lò nung cần lưu ý: Nên xem xét lựa chọn các dạng lò
nung liên tục để tiết kiệm chi phí năng lượng như: lò Hoffman, lò VSBK, Tuynel,…
Khi chuyển sang các dạng lò này các chủ cơ sở cần quan tâm:
- Nguồn vốn đầu tư khá lớn và cần mặt bằng rộng nên xem xét khả năng hợp
tác liên kết của nhiều chủ cơ sở lại với nhau.
- Do là dạng lò nung liên tục nên phải chủ động nguồn gạch mộc và nhiên liệu
nung để tránh tình trạng phải dừng lò không chủ động (liên quan đến việc này cần chú
ý đến việc đầu tư hệ thống cối ép gạch, sân phơi và trại chứa gạch mộc, kho bãi).
- Khi chuyển sang các dạng lò nung liên tục nhu cầu nguyên liệu tăng cao, khả
năng sản lượng gạch lớn nên việc tổ chức lại sản xuất, kinh doanh cho phù hợp và
đạo tạo tay nghề cho công nhân cần phải được xem xét.
Bảng 1.1. So sánh, đánh giá khả năng áp dụng của các kiểu lò gạch thủ công
Dạng lò nung Đầu tư lò nung
(triệu đồng/
1triệu
viên/năm)
Tỉ lệ gạch
ống đạt
mác 50
Giá
thành 1
kg gạch
Chi phí
nhiên liệu
nung (đồng)
Tác động
môi
trường
Khả năng
xử lý môi
trường
Thích nghi
điều kiện tỉnh
An Giang
Quy mô tối
thiểu có hiệu
quả kinh tế
(triệu
viên/năm)
Tỉ lệ bể
khi nung
(%)
Lò thủ công 100 < 60 % 350 140 ++++ Khó + 2 >2
Liên tục kiểu đứng 120 >80 390 110 + Không cần ++ 6 7
Lò nung gạch đốt
trấu kiểu Thải Lan
100 >80 360 120 ++ Dễ +++ 3 1
Lònung gạch đốt
trấu cải tiến
(kiểu lò Habla)
100 ≤ 80 320 100 ++ Dễ +++ 6 0.5
Tuynel 200 >90 400 120 +++ Trung bình
++ 15 0,5
Hoffman 100 >85 280 75 +++ Trung bình
+++ 10 0,5
Cơ sở tính toán:
- Trấu: 300 đ/ kg
- Than đá: 2.000 đ/kg.
- Điện: 1000 đ/kg.
- Chí phí đất, gia công gạch mộc tạm tính như nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
1.3. Vấn đề môi trường không khí phát sinh từ các lò gạch thủ công
1.3.1. Ô nhiễm môi trường do bụi và khí thải
Nguồn ô nhiễm không khí chính trong khu vực là các cơ sở công nghiệp với
công nghệ sản xuất cũ, chất thải ra môi trường chưa được xử lý, tập trung nhiều
nhất là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng…), công nghiệp
hoá chất (nhà máy phân đạm…) (Tùng Nguyên, 2010).
Đối với các lò gạch, chất thải gây ảnh hưởng nhất tới môi trường là khí thải.
Các lò gạch nung đa số vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu và mang tính chất tạm bợ,
chủ yếu sản xuất thủ công, điều này dẫn đến mức tiêu hao năng lượng lớn. Tương
ứng với mức sử dụng năng lượng, một lượng khí thải khổng lồ khó kiểm soát cùng
nhiệt lượng tỏa ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng, nhất là công nhân trực tiếp làm việc tại lò gạch và người dân sống
xung quanh khu vực lò.
Đa số các lò thủ công đều đốt bằng củi hoặc than. Để giảm giá thành sản
phẩm, nhiều chủ lò còn sử dụng thêm các loại nguyên liệu độc hại như: vỏ trấu, vỏ
hạt điều, vỏ xe, dầu cặn… để đốt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Sở Xây
Dựng TP Hồ Chí Minh, 2012).Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm
nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ, ở rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO
2
ảnh
hưởng tới các nhà dân lân cận. Khi tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở
nên bức xúc hơn (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, 2006).
Với lò gạch thủ công sử dụng nguyên liệu như dầu các loại (do đốt dầu FO,
DO khi sấy, nung gạch) khí thải sinh ra với khói có chứa các chất ô nhiễm như oxit
lưu huỳnh, oxit nitơ, oxit cacbon, hydrocacbon, aldehyt và khí HF sinh ra do phân
huỷ đất sét (Tùng Nguyên, 2010). Các lò gạch thủ công chủ yếu ở quy mô vừa và
nhỏ, nằm phân tán ở các khu dân cư, công nghệ lạc hậu, chưa có thiết bị và hệ thống
xử lý bụi, khí. Hoạt động của các lò gạch thủ công đều phát sinh ra lượng lớn khí
thải gây ô nhiễm môi trường. Thành phần khí thải trong quá trình đốt than chủ yếu
là các loại khí: CO, CO
2
, NO
x
, SO
2
…đặc biệt nồng độ CO
2
và SO
2
rất cao, đem
theo mùi hăng, khét khó chịu (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Lò gạch đốt cả ngày lẫn đêm, cộng với khói bụi từ các lò gạch, sức nóng hầm
hập tỏa ra không khí là nguyên nhân chính làm môi trường không khí bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Ngoài ra, xe chở làm vương vãi đất trên mặt đường cũng tạo bụi, vấn
đề gây bức xúc cho nhiều người dân (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang,
2010).
Ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch thủ công đang là vấn đề nổi cộm ở
nhiều địa phương, Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, khói thải
trong quá trình đốt lò, bụi trấu, tro phát tán. Đó là chưa kể đến tro trấu vương vãi
trên đường, tràn xuống sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước, hơi nóng từ lò đốt
gây ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe. Trong khi hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nằm
trong khu dân cư. Theo tính toán của Sở Khoa học và Công nghiệp An Giang,
nguồn ô nhiễm môi trường nổi cộm là: Bụi tro, khí CO, CO2, NO, NO2, SO2… Tại
khu vực lò gạch xã Nhơn Mỹ (Chợ Mới), mùa khô nồng độ bụi lên đến 2,33
mg/m3 (vượt tiêu chuẩn cho phép 7,7 lần), mùa mưa giảm bớt còn
1,187mg/m3, nhưng cũng vượt gần 4 lần cho phép; còn khu vực lò gạch Bình Mỹ
(Châu Phú) thì nồng độ bụi mùa khô 1,1mg/m3 (vượt 3,67 lần), mùa mưa vượt 1,47
lần. Nồng độ khí CO khá cao tại khu vực cụm lò gạch Nhơn Mỹ từ 9,59-
10,31mg/m3, khu vực lò gạch Bình Mỹ 5,92-7,18mg/m3. Nồng độ HF vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 1,6-3 lần. Tuy chưa đến mức cực lớn gây chết người và vật nuôi
ngay, do điều kiện khí hậu nhiệt đớt gió phát tán pha loãng nhanh khí độc vào môi
trường, nhưng với nồng độ trên, về lâu dài sẽ tác hại đến môi trường và sức khỏe
con người (UBND tỉnh An Giang, 2014).
Qua kiểm tra, quan trắc mẫu không khí xung quanh của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Ninh Bình, các lò gạch thủ công tại các xã xã Khánh Ninh, Khánh
An, Khánh Hội, Khánh Cư… (Yên Khánh – Ninh Bình) gây ô nhiễm môi trường
khá nghiêm trọng cho khu dân cư trên địa bàn. Tại các vị trí lấy mẫu theo chiều gió
khoảng cách từ 50m đến 500m, nồng độ khí đi-ô-xít lưu huỳnh (SO2) gấp 17 – 23
lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ bụi lơ lửng gấp 2 đến 5 lần tiêu chuẩn cho phép,
nồng độ khí Sun-fua-hy-đrô (H
2
S) gấp hơn 20 lần so với tiêu chuẩn được phép
(Thông tấn xã Việt Nam, 2008).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
1.3.2. Phát thải khí nhà kính của các lò gạch nung
Thành phần khí thải trong quá trình đốt than chủ yếu là cá loại khí: : CO,
CO
2
, NO, NO
2
, SO
2
…với lượng phát thải lớn thì khí thải từ các lò nung gạch góp
phần không nhỏ tạo nên hiệu ứng nhà kính (Trần Ngọc Chấn, tập 1,1999).
Theo kỹ sư Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây
dựng): Với vật liệu nung, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu
chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp
và 150,000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng
nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường
Sản xuất gạch đất sét nung tiêu tốn lượng than lớn. Theo tính toán để sản
xuất 400 tỷ viên gạch từ nay đến 2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than, riêng năm
2020 phải sử dụng 6.3 triệu tấn. Như vậy, nguồn khoáng sản không tái tạo này gần
cạn kiệt. Đồng thời, các lò gạch nung, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí
quyển một lượng lớn khói độc hại CO2, SO2 trên 220 triệu tấn trong vòng 10 năm,
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống sức khỏe con người, giảm năng suất
cây trồng (Bộ Xây Dựng, 2013).
Tác hại của các loại khí chủ yếu phát thải tại lò gạch (Trần Ngọc Chấn, 2001):
-
CO
2
: tuy ít độc hại trực tiếp nhưng lượng khí CO
2
thải ra từ quá trình cháy là
rất lớn và có tính bền vững, ít bị phân hủy bằng các quá trình tự nhiên. Ước tính có
khoảng 2100 x 10
^9
tấn CO
2
trong bầu khí quyển và khoảng 140000 x 10
^9
tấn khí
CO
2
hoà trong nước biển, trong đó lượng khí CO
2
do đốt cháy nhiên liệu thải ra cho
đến ngày nay chiếm 180 x 10
^9
tấn – tức khoảng 10% lượng CO
2
trên toàn địa cầu
và hàng năm còn bổ sung vào số lượng nói trên một lượng khí CO
2
do đốt nhiên
liệu trên toàn thế giới thải ra là 8 x 10
^9
tấn. Quá trình quang hợp của thực vật hàng
năm tiêu thụ khoảng 54 x 10
^9
tấn CO
2
, nhưng quá trình hô hấp và phân hủy động
thực vật lại trả lại khí quyển cũng chừng ấy tấn CO
2
. Hiện tại nồng độ CO
2
trong
khí quyển khoảng 330 ppm và tốc độ tăng cao hàng năm khoảng 1ppm.
-
CO: chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), tác hại hệ thống tuần hoàn, tim
mạch, gây độc toàn thân, có thể gây chết.