Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

4 ngày, 10 trận động đất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.54 KB, 4 trang )

4 ngày, 10 trận động đất ở Việt Nam
Thanh Niên – 07:09 Thứ sáu, ngày 29 tháng tư năm 2011
• Chia sẻ
• retweet
• Email
• In ra
Sáng 28.4, thêm một trận động đất xảy ra tại Lai Châu. Đây là trận động đất thứ 3 liên tiếp mạnh trên 3,5 độ
Richter và là 1 trong khoảng 10 trận động đất xảy ra tại khu vực Sơn La, Lai Châu chỉ trong 4 ngày qua.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (BTĐĐ-CBST) cho biết, trận động đất xảy ra lúc 9 giờ 1
phút 48 giây sáng qua 28.4, mạnh 4,1 độ Richter. Tâm chấn động đất có tọa độ 22,18 độ vĩ bắc; 103,20 độ
kinh đông, nằm trên địa phận khu vực Chăn Nưa (H.Sìn Hồ, Lai Châu). Trước đó, trên địa bàn tỉnh Lai Châu
vào các ngày 25 và 26.4 liên tiếp xuất hiện 2 trận động đất mạnh 3,8 và 3,6 độ Richter.
TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm BTĐĐ-CBST, cho biết đây được xác định là những trận động đất yếu,
khó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Theo TS Minh, hiện không thể khẳng định
có tiếp tục xuất hiện các dư chấn của trận động đất nữa hay không và các cán bộ của trung tâm vẫn đang
tiếp tục theo dõi sát các diễn biến tiếp theo.
“Những trận động đất này đều nằm trên các đới đứt gãy
Sơn La và Lai Châu - Điện Biên. 4 ngày qua, chúng tôi đã
ghi nhận được khoảng 10 trận động đất xảy ra trên 2 đới
đứt gãy này, nhưng ngoài 3 trận động ở Lai Châu, tất cả các
trận động đất còn lại đều nhỏ hơn 3,5 độ Richter nên theo
quy chế báo tin động đất chúng tôi không phát đi bản tin
động đất”, ông Minh nói.
Đới đứt gãy đang hoạt động tích cực
Người đứng đầu Trung tâm BTĐĐ-CBST cũng cho biết, đới đứt gãy Sơn La có thể gây ra động đất cực đại
mạnh tới 7 độ Richter và trên thực tế từng xảy ra động đất mạnh 6,8 độ Richter. Trong khi đó, động đất trên
đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên mạnh nhất là 6,1 - 6,5 độ Richter. Ông Minh lưu ý, các trận động đất xảy
ra trong những ngày qua chứng tỏ 2 đới đứt gãy trên đang hoạt động tích cực và hiện chưa thể lý giải được
nguyên nhân. Người dân và chính quyền các địa phương ở khu vực này cần chủ động đề phòng sự xuất
hiện của các trận động đất lớn hơn.
Theo ông Minh, cùng các trận động đất tại Lai Châu, từ cuối


năm 2010 đến nay có khá nhiều các trận động đất xảy ra tại
Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi Bà Rịa -
Vũng Tàu… So với cùng kỳ các năm trước đó, động đất xảy
ra nhiều hơn và xu hướng gia tăng. Các trận động đất này
chứng tỏ các đới đứt gãy ở nước ta đang hoạt động mạnh
và không loại trừ chu kỳ động đất mạnh đang lặp lại. Ông
Minh cho biết, trên thực tế ở nước ta cứ sau khoảng 20 - 30
năm lại xuất hiện một trận động đất mạnh trên 6 độ Richter.
Nếu tính từ trận động đất mạnh 6,8 độ Richter tại Tuần Giáo
(Điện Biên) năm 1983, đến nay đã trên 24 năm. Khoảng thời
gian này trùng với chu kỳ nêu trên.
Chưa triển khai phương án phòng chống
Đới đứt gãy Sơn La có thể gây ra động đất
cực đại mạnh tới 7 độ Richter và trên thực tế
từng xảy động đất mạnh 6,8 độ Richter -
TS Lê Huy Minh
- Năm 1935, tại TP Điện Biên ghi nhận động
đất mạnh 6,7 độ Richter.
- Năm 1983 tại Tuần Giáo (Điện Biên) mạnh
6,8 độ Richter.
- Tháng 2.2001, tại khu vực Điện Biên - Lai
Châu xảy ra trận động đất mạnh 5,3 độ
Richter, làm 4 người bị thương, trên 3.200
công trình bị hư hại.
- Ngày 3.3.2008, một trận động đất mạnh 4,5
độ Richter xảy ra tại tọa độ 22,62 độ vĩ bắc;
102,36 đô kinh đông thuộc địa phận
H.Mường Tè (Lai Châu)
Ông Đào Ngọc Hưởng, Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Lai
Châu, cho biết trận động đất sáng qua không gây thiệt hại gì về người và tài sản. Ông Hưởng nói rằng, nếu

động đất mạnh xảy ra, chắc chắn sẽ gây thiệt hại nhưng Lai Châu là tỉnh miền núi, dân cư thưa thớt, ít có
các công trình xây dựng tầm cỡ nên cũng không quá nghiêm trọng! “Lâu nay chúng tôi vẫn đọc trên báo,
nghe trên đài về nguy cơ động đất tại Lai Châu là thế này thế nọ, nhưng đến thời điểm này chưa có cơ
quan chuyên môn và đơn vị hữu trách nào thông báo chính thức cho địa phương và yêu cầu đề phòng. Đấy
mới chỉ là trên sách vở, báo chí, chúng tôi chưa được thông tin chính thức nên cũng chưa triển khai các
hoạt động phòng, chống động đất”, ông Hưởng nói.
Theo ông Hưởng, các nhà địa chất và cơ quan hữu trách T.Ư chưa cảnh báo với Lai Châu cần phải xây
dựng các công trình có khả năng kháng chấn như thế nào. Trên thực tế, có rất ít tòa nhà, công trình xây
dựng trên địa bàn có thiết kế kháng chấn. “Các nhà địa chất cần thông báo cho chúng tôi biết về nguy cơ và
các phương án phòng chống. Chúng tôi sẽ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt
động đối phó với động đất”, ông Hưởng nói.
Nếu những gì ông Hưởng nói là sự thật thì khi động đất mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, hậu quả sẽ
là khôn lường. Trong khi đó, các quy định bắt buộc về kháng chấn đối với các công trình xây dựng đã được
nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác đối phó với
thiên tai, thảm họa, trong đó có động đất. Nếu động đất gây thảm họa tại Lai Châu, ai sẽ là người phải chịu
trách nhiệm?
Động đất ở VN mạnh cỡ nào?
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, động đất tại VN không mạnh so với tại
nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở mức trung bình và trung bình yếu. Tần suất xuất hiện động
đất mạnh từ cấp 6 đến cấp 9 là rất thấp. Trong đó, trung bình khoảng 10 năm xảy ra 1 trận
động đất mạnh cấp 7 và 5 năm xảy ra 1 trận động đất cấp 6 Hà Nội nằm trong vùng động
đất cấp 7 - cấp 8, TP.HCM nằm trong vùng động đất cấp 6 - cấp 7.
PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm BTĐĐ-CBST, cho biết Tây
Nguyên nằm trên đới đứt gãy Ba Tơ - Củng Sơn, nguy cơ động đất mạnh nhất ở khu vực này
là 5,9 độ Richter, được xếp ở mức trên trung bình. Trong các năm 1970 và 1972, tại Tây
Nguyên đã xảy ra 2 trận động đất đều mạnh 5,3 độ Richter. Còn Ninh Thuận nằm ở tương
đối xa các đới đứt gãy tây biển đông hoặc kinh tuyến 109. Tỉnh này có nguy cơ chịu ảnh
hưởng của lan truyền chấn động các trận động đất trên các đới đứt gãy kể trên. Khu vực đất
liền Ninh Thuận chỉ có thể xảy ra động đất yếu, ít có khả năng gây thiệt hại lớn về người và
tài sản. Tại đây, năm 1967 đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ Richter.

Quang Duẩn
Đánh đổi
Tuổi Trẻ – 15:22 Thứ sáu, ngày 29 tháng tư năm 2011
• Chia sẻ
• retweet
• Email
• In ra
TT - Làm một nghề cao quý được xã hội tôn vinh, trân trọng, thế nên khi phạm tội
ngay trong nghề nghiệp của mình, hình phạt mà những bác sĩ, y tá này nhận lãnh
không chỉ là những năm tù.
Buồn và tiếc cho các bị cáo là cảm giác mà nhiều người tham dự phiên tòa cảm thấy trong
vụ án 12 bác sĩ, nhân viên bệnh viện đồng lòng kê toa thuốc khống để rút tiền bảo hiểm y tế
xảy ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Ngày 27-4, bản án
15 năm tù đã được TAND TP.HCM tuyên cho bác sĩ Lưu Tố
Lan, chuyên khoa 1 Bệnh viện Chợ Rẫy, vì là người chủ
mưu gây ra vụ phạm tội.
“Được”
Đã khóc và khóc rất nhiều trong suốt hai ngày xử trước đó,
đến khi bản án chính thức được tòa tuyên bố, bác sĩ Lan
gần như khuỵu xuống. Nước mắt tuôn trào theo mỗi bước
chân nặng nề của người từng là bác sĩ bên hai cảnh sát tư
pháp áp giải trở về trại giam. Bên cạnh Lan, những người
thân, bạn bè đứng lặng.
Lưu Tố Lan là bác sĩ tại khoa nội tiết, mỗi tuần một ngày
(thứ tư) bác sĩ Lan được phân công khám bệnh tại phòng
khám ngoại trú, nhận khám cho các bệnh nhân đăng ký bảo
hiểm y tế. Tại phiên tòa, Lưu Tố Lan khai do có thân quen với Nguyễn Thị Thu Ba (y tá, khoa
răng hàm mặt Bệnh viện Tân Bình) nên Thu Ba có đến phòng khám nói Lan kê toa thuốc
khống cho một số người nhà có thẻ bảo hiểm y tế để lấy thuốc về cho người nhà xài.
Vài toa đầu trót lọt, thấy việc lấy thuốc dễ dàng nên cả hai đã bàn bạc tiếp tục tìm cách lấy

thêm thuốc. Thu Ba đã tỏa đi tìm người quen, bạn bè để nhờ mượn, gom thẻ bảo hiểm y tế
rồi lén lấy giấy chuyển viện khống mà Bệnh viện Tân Bình ký sẵn để đưa cho Lan. Những
toa đầu tiên Lan kê trị giá thuốc chỉ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng. Nhưng sau đó Thu Ba
nói phải trả công cho người cho mượn thẻ bảo hiểm nên trị giá thuốc được kê tăng lên đến
2,5-5 triệu đồng/toa. Các loại thuốc trong toa hầu hết là những thuốc đắt tiền và dễ bán. Lan
cũng nhờ đến Lưu Thị Liễu, một trình dược viên quen thân, để tìm kiếm nguồn thẻ bảo hiểm
y tế, giấy chuyển viện khống về cho Lan kê toa. Năm bác sĩ bệnh viện tuyến dưới đã được
Liễu móc nối để lấy giấy chuyển viện với giá 500.000-800.000 đồng/hồ sơ gồm thẻ bảo hiểm
y tế và giấy chuyển viện khống của bác sĩ.
Để qua mặt quy trình khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế mà bệnh viện quy định, lúc
đầu Lan còn thuê người đóng giả bệnh nhân đi theo các khâu cấp phát thuốc. Sau đó Lan
đã đặt thẳng vấn đề với hai nhân viên khoa dược để đánh máy đơn thuốc, cấp số phát thuốc
là Huỳnh Quốc Thái và Nguyễn Thị Mai, không cần bệnh nhân giả nữa. Trung bình mỗi ngày
Lan kê hàng chục toa thuốc (ít nhất 4 toa/ngày, nhiều nhất tới 67 toa/ngày).
Việc kê toa khống lấy thuốc chỉ được phát hiện khi tình cờ một ngày nhân viên khoa dược
nhìn thấy Huỳnh Quốc Thái đánh máy toa thuốc vào giờ nghỉ trưa, một công việc không phải
nhiệm vụ của Thái. Mà toa thuốc đó lại do bác sĩ Lưu Tố Lan kê, trong khi ngày khám bệnh
không phải là ngày thứ tư theo lịch trực của bác sĩ Lan. Vụ việc được bệnh viện tiến hành
thanh tra và kết luận, gửi cơ quan điều tra làm rõ.
Xem video bác sĩ "rút ruột" bảo hiểm y tế lãnh 15 năm tù - Nguồn: TVO
Mất
Với giọng nói nhỏ nhẹ, bác sĩ Lưu Tố Lan khai báo chi tiết, thành khẩn nhận toàn bộ hành vi
phạm tội của mình. Khi đại diện Viện kiểm sát hỏi suy nghĩ của bị cáo như thế nào khi làm
bác sĩ mà lại kê toa thuốc cho người bệnh khi biết rõ họ không bị bệnh, vị bác sĩ từng có gần
Với 1.168 toa thuốc khống
được kê trong hai năm 2008-
2009, Lưu Tố Lan đã rút từ
quỹ bảo hiểm y tế số thuốc trị
giá hơn 3,9 tỉ đồng, bán rẻ ra
ngoài thu được 2,6 tỉ đồng để

chia nhau. Riêng Tố Lan được
1,1 tỉ đồng. Nếu chỉ tính riêng
trong bốn tháng đầu năm
2009 với số tiền hưởng lợi
950 triệu đồng, trung bình mỗi
tháng Lan “thu nhập” hơn 230
triệu đồng, một khoản tiền
khổng lồ so mức lương chính
thức của bác sĩ ở bệnh viện!
20 năm trong nghề bật khóc nức nở: “Bị cáo rất ân hận và xấu hổ, chỉ vì thiếu suy nghĩ mà bị
cáo đã phạm tội tày đình ”. Phiên tòa lặng đi, nghe rõ tiếng thở dài của người dự khán.
Trên hàng ghế bị cáo, nhóm các bác sĩ thuộc bệnh viện tuyến dưới đã “bán” giấy chuyển
viện khống với giá từ 500.000-800.000 đồng/giấy cho đường dây của Lan cũng cúi gằm mặt.
Phiên tòa không căng thẳng, không có sự tranh luận gay gắt bởi hầu hết nhóm bác sĩ, nhân
viên bệnh viện đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Không khám bệnh nhưng vẫn viết
giấy chuyển viện, kê toa và phát thuốc. Phần tự bào chữa và nói lời sau cùng của các bị cáo
đã khiến người tham dự phiên tòa thật sự tiếc cho họ. Để được vào học ngành y, trở thành
bác sĩ quả không dễ khi ngành này vốn nổi tiếng với điểm chuẩn cao, học hành vất vả. Vậy
mà những bác sĩ này đã đánh mất chính mình.
Trong lời nói sau cùng, bác sĩ Lưu Tố Lan nói về sự ân hận tự đáy lòng mình: “Bị cáo biết xã
hội lên án bị cáo lắm, mà có lên án thế nào bị cáo cũng không dám trách. Bị cáo xứng đáng
bị như thế. Bị cáo cảm thấy rất ân hận về hành vi của mình, đã làm tổn hại uy tín của bệnh
viện, của những bác sĩ khác, nhất là đã phụ lòng tin của cha bị cáo, người thầy thuốc ưu tú
suốt đời liêm chính ”.
Không khí phiên tòa lại chùng xuống. Ngồi bên dưới, người bác sĩ già, cha của Lan, như
hóa đá. Ông theo dõi đầy đủ diễn biến phiên tòa xử con gái suốt hai ngày. Lan là người ông
hết lòng yêu thương, tin tưởng và dìu dắt vào ngành y để nối nghiệp cha tại chính chuyên
khoa mà ông nghiên cứu. Ông thở dài: “Tôi thật sự ngỡ ngàng khi biết việc làm của Lan. Tôi
đã khuyên con, thôi có làm thì cứ nhận, rồi bảo nó xin bán căn nhà để mà bồi thường cho
Nhà nước”.

Sáu người bị tuyên phạt án tù. Nhiều người trong số đó đã bật khóc nức nở. Nhưng sáu bác
sĩ, nhân viên bệnh viện khác được tòa cho hưởng án treo cũng không thể vui. Họ đã phải trả
giá đắt cho sự lựa chọn giữa cái được - mất của mình
CHI MAI

×