Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY tái bảo HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (VINARE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.93 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BĐS : Bất động sản
- DN : Doanh nghiệp
- TGĐ : Tổng Giám đốc
- VINARE : Vietnam National Reinsurance Coporation
2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
- Bảng 1.1: Những cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của
VINARE
- Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của VINARE
- Bảng 1.2: Các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty
Cổ Phần Tái Báo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
- Bảng 3.1: Danh mục đầu tư tài chính tại 31/12/2014
- Bảng 3.2: Thu nhập hoạt động đầu tư tài chính tại 31/12/2014
- Sơ đồ 3.1: Quy trình đấu giá mua cổ phần qua Sở Giao dịch Chứng khoán
- Sơ đồ 3.2: Quy trình giao dịch mua cổ phiếu trên sàn niêm yết
- Sơ đồ 3.3: Quy trình giao dịch bán cổ phiếu trên sàn niêm yết
3
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO
HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (VINARE)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VINARE
Căn cứ theo Quyết định số 920TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 của Bộ Tài
chính, Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam được thành lập năm 1994 với
phạm vi kinh doanh tập trung chủ yếu vào mảng nhận-nhượng tái bảo hiểm trong
nước và quốc tế.
Tên đầy đủ: Tổng Công ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam National Reinsurance Corporation
Vốn điều lệ đã góp: 1.310.759.370.000 VND
Trụ sở chính: 141 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội


Điện thoại: 84 4 3942 2354
Fax: 84 4 3942 2351
Website: www.vinare.com.vn
Các nghiệp vụ tái bảo hiểm chính
- Tài sản (Hoả hoạn, Rủi ro công nghiệp)
- Kỹ thuật (Xây dựng, Lắp đặt, Máy móc, Thiết bị điện tử,…)
- Hàng hải (Thân tàu, Hàng hóa, P&I, …)
- Các rủi ro hỗn hợp (Gián đoạn kinh doanh, Trách nhiệm,…)
- Hàng không
- Dầu khí (Thăm dò, Khai thác, Vận hành, …)
- Nhân thọ
- Các nghiệp vụ khác (Xe cơ giới, Con người, Nông nghiệp,…)
4
Bảng 1.1: Những cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển
của VINARE
1994 - 1995
Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam được thành lập năm
1994 theo Quyết định số 920TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 của
Bộ Tài chính
1999
Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam đã được Nhà nước
tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba
2001
Tháng 10/2001 Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam đã
khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà văn phòng làm việc và
cho thuê tại 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2004
Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam đã thực hiện cổ phần
hóa thành công. Tổng Công ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia
Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005

10 năm sau ngày thành lập, Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia
Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động
Hạng Nhì của Chủ tịch nước, ghi nhận những thành tích và đóng
góp của Công ty cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt
Nam
2006
Đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội
2007 - 2008
Tổng Công ty đã hoàn thành việc phát hành tăng vốn và lựa chọn
đối tác chiến lược nước ngoài - Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re
2009
Tổng Công ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam đã
vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất
2013
Kết quả đánh giá Xếp hạng tín nhiệm đầu tiên do A.M. Best tiến
hành
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Với phương châm lấy chữ tín làm trọng, lấy quyền lợi và sự hài lòng của
khách hàng làm mục tiêu hàng đầu, Tổng Công ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia
Việt Nam đã từng bước ổn định và lớn mạnh, đáp ứng được hầu hết những yêu cầu
5
khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, và hiện đang trên đà trở thành một
trong những nhà tái bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Chủ Tịch
Ban Kiểm Soát
Các Tiểu Ban
Ban Điều Hành

Ủy Ban Pháp Chế
Ủy Ban Kiểm Soát Nội Bộ
Hội Đồng Quản Lý
Nghiệp Vụ
Hội Đồng Đầu Tư
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ
Ban Quản Trị Nghiệp Vụ & Bồi Thường
Chi Nhánh Hồ Chí Minh
Ban Đầu Tư
Ban Tài Chính - Kế Toán
Ban Nhân Sự - Tổng Hợp
Ban Quản Trị
Phó TGĐ
Ban
Kỹ Thuật
Ban Tài Sản
Ban Quản Lý Rủi Ro
Ban Marketing
Phó TGĐ
Ban
Hàng Hải
Ban Nghiệp Vụ Đặc Biệt
Ban IT
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của VINARE
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của VINARE
6
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Tổng Công ty Cổ phần Tái Báo hiểm
Quốc gia Việt Nam)
7

Hội đồng Quản trị Và Ban Tổng Giám đốc:
Các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty đã
điều hành Tổng Công ty trong năm và đến ngày lập báo cáo này gồm:
Bảng 1.2: Các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Tổng Công
ty Cổ Phần Tái Báo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
THÀNH VIÊN CHỨC VỤ
Hội Đồng Quản Trị
Ông Trịnh Quang Tuyến Chủ tịch
Ông Trần Trọng Phúc Phó Chủ tịch
Ông Martyn Parker Phó Chủ tịch
Ông Phạm Công Tứ Thành viên
Ông Lê Song Lai Thành viên
Ông Trần Vĩnh Đức Thành viên
Ông Đào Nam Hải Thành viên
Ban Tổng Giám Đốc
Ông Phạm Công Tứ Tổng Giám đốc
Ông Đặng Thế Vinh Phó Tổng Giám đốc
Ông Thomas Kessler Phó Tổng Giám đốc
Ông Mai Xuân Dũng Phó Tổng Giám đốc
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Tổng Công ty Cổ Phần Tái Báo Hiểm
Quốc Gia Việt Nam)
8
1.3. Tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu trong ngắn và dài hạn của VINARE
1.3.1. Tầm nhìn, chiến lược
- Cung cấp các giải pháp dài hạn và các dịch vụ chất lượng quốc tế cho thị
trường trong nước và khu vực.
- Hỗ trợ thị trường bảo hiểm Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững và
hiệu quả.
- Nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Thực thi trách nhiệm cộng đồng trong các hoạt động phát triển kinh tế xã

hội và góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.
1.3.2. Mục tiêu ngắn hạn
- Triển khai nhận tái bảo hiểm khai thác thủy sản theo Nghị định 67 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, tìm giải pháp đối phó rủi ro thiên tai: tham gia dự án xây dựng
giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai.
- Phối hợp với các công ty bảo hiểm gốc đánh giá rủi ro và đào tạo về đánh
giá rủi ro cho khách hàng: Hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động thường
xuyên, liên tục đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Đội ngũ cán bộ bảo hiểm có kiến
thức về lĩnh vực đánh giá rủi ro có yêu cầu kỹ thuật cao còn thiếu và yếu. Trong
năm 2014, VINARE đã tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực này của
VINARE và thị trường. Hoạt động của Bộ phận đánh giá rủi ro của VINARE bắt
đầu có hiệu ứng tích cực đối với kết quả kinh doanh của VINARE cũng như cung
cấp giá trị gia tăng về quản trị rủi ro đối với thị trường.
- Tích cực phối hợp với các đối tác để nghiên cứu, triển khai một số sản
phẩm mới: tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm ung thư, nat cat
- Tiếp tục triển khai chương trình SCA (Chương trình hợp tác chiến lược
VINARE - Swiss Re) thực hiện một số nội dung: nâng cao năng lực cạnh tranh của
VINARE trong các lĩnh vực: đào tạo và phát triển nguồn lực, năng lực cung cấp sản
phẩm, năng lực khai thác, năng lực quản lý, năng lực đầu tư, tin học và đào tạo cho
thị trường.
- Kế hoạch kinh doanh năm 2015 (đã được HĐQT phê duyệt):
 Doanh thu phí nhận: 1.610 tỷ VND
9
 Doanh thu phí giữ lại: 572 tỷ VND
 Lợi nhuận trước thuế: 250 tỷ VND
 Cổ tức năm 2015 dự kiến: 15%
1.3.3. Mục tiêu dài hạn
- Lợi nhuận tối ưu cho nhà đầu tư.
- Nâng cao hiệu quả và tính sinh lợi của thị trường bảo hiểm.

- Quản lý rủi ro và nguồn vốn.
- Đào tạo và chuyển giao kiến thức công nghệ.
- Trung tâm thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm.
- Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm.
- Cung cấp năng lực tái bảo hiểm.
- Hỗ trợ phát triển sản phẩm bảo hiểm mới.
- Tham gia tích cực vào sự phát triển bền vững của quốc gia Việt Nam.
10
PHẦN 2
CÁC CÔNG TÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN TẠI BAN ĐẦU
TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC
GIA VIỆT NAM (VINARE)
2.1. Tổng quan về quá trình thực tập
- Thời gian kiến tập: 06/07/2015 - 07/08/2015 (5 tuần)
- Đơn vị kiến tập: Ban Đầu tư – Tổng Công Ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm Quốc
Gia Việt Nam
- Người hướng dẫn: chú Đoàn Anh Đức - Trưởng ban Đầu tư
- Mô tả công việc kiến tập:
+ Hỗ trợ các chuyên viên đầu tư của Ban Đầu tư trong việc nghiên cứu, tổng
hợp và sắp xếp tài liệu.
+ Thực hiện các công việc được Trưởng ban Đầu tư giao.
2.2. Các công việc được giao trong quá trình thực tập
2.2.1. Đọc tài liệu, tổng hợp thông tin
Các tài liệu mà em đã tham khảo để tổng hợp thông tin gồm:
- Báo cáo tài chính thường niên của VINARE (từ 2011 đến 2014)
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến: Kinh doanh Bảo hiểm;
Kinh doanh Tái Báo hiểm; Đầu tư tài chính.
- Các báo cáo nội bộ khác của VINARE.
- Danh mục đầu tư của VINARE.
- Quy trình ra quyết định đầu tư tại Ban Đầu tư của VINARE.

2.2.2. Các công tác khác
- Nghiên cứu về cơ cấu bộ máy tổ chức của VINARE.
- Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của Ban Đầu tư trong
Công ty Bảo hiểm nói chung và VINARE nói riêng.
- Tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các thành viên Ban Đầu tư của VINARE
về những thắc mắc của bản thân về lĩnh vực kinh doanh Tái Bảo hiểm và Đầu tư tài
chính.
11
- Viết báo cáo theo yêu cầu.
2.3. Kinh nghiệm, kiến thức thu được
- Bảo hiểm là một dịch vụ cực kì cần thiết đối với mọi quốc gia, nhằm góp
phần giúp bảo đảm an sinh xã hội và hạn chế rủi ro trong công việc kinh doanh của
con người.
- Tái bảo hiểm là “bảo hiểm cho bảo hiểm”, là dịch vụ đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của những tổ chức làm Bảo hiểm, hạn chế rủi ro vỡ nợ của các hợp
đồng Bảo hiểm, qua đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc
sử dụng vốn.
- Kinh doanh Bảo hiểm và Tái bảo hiểm rất được Nhà nước quan tâm và
được pháp luật quy định rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn nhiều kẽ hở trong các văn bản
quy phạm pháp luật.
- VINARE là một công ty có cơ cấu rất tinh gọn, tính chuyên môn hóa của
các Ban (bộ phận) rất cao, đây cũng là một đặc thù chung của các tổ chức thực hiện
nghiệp vụ kinh doanh Tái bảo hiểm.
- Danh mục đầu tư của VINARE rất đa dạng, gồm 8 danh mục chính, trong
đó, ba mục “Đầu tư vào Chứng khoán”, “Đầu tư Góp vốn cổ phần” và “Đầu tư vào
Bất động sản” được đặc biệt chú trọng và có chuyên viên phụ trách riêng.
- Quy trình ra quyết định đầu tư ở VINARE rất bài bản, có nhiều ưu điểm,
tuy nhiên còn tồn tại một vài hạn chế.
- Cần nghiên cứu kĩ thị trường và thận trọng trong từng quyết định đầu tư tài
chính vì đầu tư tài chính đối với VINARE được ví như là “hệ hô hấp” của toàn

Tổng Công ty.
- Kinh nghiệm thu được về cách viết và trình bày báo cáo: Ngắn gọn, rõ
ràng, cẩn thận trong việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, tránh sử dụng văn nói
trong quá trình viết.
12
PHẦN 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM
(VINARE)
3.1. Một số nét chính về hoạt động đầu tư tài chính của VINARE
3.1.1. Nhiệm vụ
- Ban hành, sửa đổi các cơ chế liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
- Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động cho thuê diện tích.
- Đánh giá danh mục góp vốn vào doanh nghiệp khác.
- Rà soát, đánh giá, cải thiện danh mục đầu tư.
3.1.2. Chủ trương về hoạt động đầu tư 2014
- Tiếp tục theo đuổi mục tiêu An toàn - Ổn định - Hiệu quả.
- Tiếp tục giữ tỷ trọng tiền gửi và trái phiếu khoảng 65% danh mục.
- Tỷ trọng danh mục góp vốn khoảng 20%. Tiếp tục tìm cơ hội thoái vốn ở
một số đơn vị kinh doanh không có hiệu quả.
- Tăng dần tỷ trọng vào đầu tư ủy thác theo một chiến lược thận trọng.
- Tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực đầu tư bất động sản nhằm đón đầu cơ hội.
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động đầu tư 2014
- Tình hình kinh tế có nhiều điểm sáng, ổn định vĩ mô tiếp tục được giữ
vững. Moody nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ B2 lên B1 và Fitch nâng
hạng từ B+ lên BB-
- Mặt bằng lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, lãi suất huy động giảm 1.5 - 2%,
lãi suất cho vay giảm khoảng 2%. Thời điểm cuối năm 2014, lãi suất huy động các kỳ
hạn ngắn dưới 6 tháng từ 4 - 5.45% (so với cùng kỳ năm trước là 5 - 7.4%), lãi suất các
kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên 6 - 7.5% (so với cùng kỳ năm trước là 7.5 - 8.8%)

- Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm, đến cuối năm 2014 còn
3.8%. Tuy nhiên khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu.
- Thị trường trái phiếu trong nước sôi động với khối lượng huy động đạt
263.000 tỷ VND, tăng gần 16% so với năm ngoái. Tuy nhiên, lãi suất trúng thầu trái
phiếu Kho bạc tiếp tục xu hướng giảm, hiện còn 6%/năm cho kỳ hạn 5 năm.
13
- Thị trường chứng khoán: VN Index tăng trưởng 8.12% và HNX Index tăng
trưởng 22.32%.
- Thị trường BĐS đã có những dấu hiệu ấm dần lên.
3.2. Danh mục đầu tư tài chính trong 2013 – 2014 của VINARE
Bảng 3.1: Danh mục đầu tư tài chính tại 31/12/2014
(Đơn vị: Triệu VND)
STT Danh mục đầu tư
Thực
hiện 2013
Thực hiện
2014
Tăng/Giảm so
với năm trước
Tỷ trọng
(%)
1
Tiền gửi
(Deposits)
1,942,854 1,988,000 +45,146 63.8%
2
Trái phiếu, công trái
(Bonds, government
bonds)
190,000 140,000 -50,000 4.5%

3
Góp vốn DN khác
(Equity)
779,046 654,000 -125,046 21.0%
4
Đầu tư chứng khoán
(Securities)
16,949 32,609 +15,660 1.0%
5
Ủy thác đầu tư
(Entrusted investment)
50,000 120,000 +70,000 3.6%
6
Văn phòng cho thuê
(Office leasing)
22,277 21,770 -507 0.7%
7
Đầu tư BĐS
(Real estates)
7,100 13,269 +6,169 0.4%
8
Đầu tư khác
(Others)
35,212 143,533 108,321 4.6%
Tổng cộng 3,043,438 3,113,181 +69,743 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Tổng Công ty Cổ Phần Tái Báo Hiểm
Quốc Gia Việt Nam)
14
3.3. Kết quả hoạt động đầu tư tài chính trong 2013 – 2014 của VINARE
Bảng 3.2: Thu nhập hoạt động đầu tư tài chính tại 31/12/2014

(Đơn vị: Triệu VND)
STT 2013 2014 2014/2013
A
Doanh thu đầu tư
& thu khác
325,507 387,876 119.1%
1
Tiền gửi ngân hàng
(Deposits)
188,393 161,451 85.7%
2
Trái phiếu
(Bonds)
16,719 15,741 94.2%
3
Góp vốn cổ phần
(Equities)
99,181 170,051 171.5%
4
Chứng khoán niêm yết
(Securities)
348 399 112.6%
5
Ủy thác đầu tư
(Entrusted investment)
2,070 10,297 497.4%
6
Văn phòng cho thuê
(Office leasing)
14,558 14,001 96.2%

7
Đầu tư bất động sản
(Real estate)
0 0
8
Lãi chênh lệch tỷ giá
đánh giá ngoại tệ cuối kỳ
(Foreign exchange gain)
4,238 1,844 43.5%
9
Thu nhập đầu tư khác
(Others)
0 14.092
B
Chi phí đầu tư & chi
khác
16,419 (6.924)
C
Thu nhập đầu tư & hoạt
động khác (C=A-B)
309,090 394,801 127.7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Tổng Công ty Cổ Phần Tái Báo Hiểm
Quốc Gia Việt Nam)
15
Bước 1: Thu thập thông tin và tìm hiểu cơ hội đầu tư
Bước 2: Thẩm định, phân tích, đánh giá cơ hội và đề xuất đầu tư
Bước 3: Quyết định đầu tư
Bước 4: Đăng ký tham gia đấu giá
Bước 5: Đặt giá
Bước 6: Nộp tiền mua cổ phần trúng đấu giá

Bước 7: Quản lý sau đầu tư
Bước 8: Lưu hồ sơ
Thông qua bảng báo cáo thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính tại
31/12/2014 của Tổng Công ty Cổ Phần Tái Báo Hiểm Quốc Gia Việt Nam, ta thấy
lợi nhuận của công ty trong 2013-2014 có xu hướng tiến triển tốt.
Đặc biệt ở danh mục Góp vốn cổ phần (Equities), chiếm tỉ trọng cao nhất
(21%), mặc dù “thực hiện 2014” có giảm so với năm 2013 (654,000 so với 779,046
Triệu VND) nhưng lại cho thu nhập cao nhất trong tổng số 9 danh mục và đạt mức
tăng trưởng ấn tượng (171.5%).
Trong năm 2014, VINARE đẩy mạnh tập trung đầu tư vào hai danh mục
“Chứng khoán” và “Ủy thác đầu tư”, kết quả là thu nhập đem lại từ hai danh mục
trên đạt mức tăng trưởng rất cao (lần lượt là 112.6% và 497.4%), như vậy có thể
nói, Tổng Công ty đã có những bước đi đúng đắn trong Đầu tư.
3.4. Quy trình ra quyết định đầu tư vào Chứng khoán tại Ban Đầu tư của
VINARE
3.4.1. Quy trình ra quyết định đầu tư
Sơ đồ 3.1: Quy trình đấu giá mua cổ phần qua Sở Giao dịch Chứng khoán
(Nguồn: Quy chế đầu tư năm 2012 của Vinare - PHỤ LỤC 01/ĐT-VNR – Quy
trình đầu tư chung)
16
Sơ đồ 3.2: Quy trình giao dịch mua cổ phiếu trên sàn niêm yết
Tìm hiểu, phân tích thông tin các cổ phiếu tiềm năng phù hợp
Trình lãnh đạo Phòng, đề xuất khoảng giá, khối lượng mua
Trình TGĐ (nếu thuộc thẩm quyền của TGĐ)
Trình HĐQT (nếu thuộc thẩm quyền của HĐQT)
Thực hiện giao dịch mua
Lưu hồ sơ theo dõi, quản lý
KT trưởng thẩm định
Báo cáo kết quả giao dịch






(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
17
18
Sơ đồ 3.3: Quy trình giao dịch bán cổ phiếu trên sàn niêm yết
Theo dõi tình hình thị trường, phân tích các thông tin liên quan đến cổ phiếu đang nắm giữ
Trình lãnh đạo Phòng, đề xuất khoảng giá, khối lượng bán
Trình TGĐ (nếu thuộc thẩm quyền của TGĐ)
Trình HĐQT (nếu thuộc thẩm quyền của HĐQT)
Thực hiện giao dịch bán
Lưu hồ sơ quản lý
KT trưởng thẩm định
Báo cáo kết quả giao dịch





(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
(Theo sơ đồ 3.1) Tám bước trong Quy trình đấu giá mua cổ phần qua Sở Giao
dịch Chứng khoán được quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin và tìm hiểu cơ hội đầu tư:
19
- Ban Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi và thu thập thông tin về các đợt đấu
giá bán cổ phần thực hiện qua Sở Giao dịch Chứng khoán được công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng, các công ty chứng khoán, xây dựng phương án
tham gia đấu giá.

- Hồ sơ về đợt đấu giá bao gồm:
+ Thông báo bán đấu giá cổ phần;
+ Bản công bố thông tin đấu giá cổ phần;
+ Quy chế đấu giá;
+ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (nếu có)
+ Các hồ sơ và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Trường hợp cần thiết, Ban Đầu tư làm việc trực tiếp hoặc tham gia buổi
thuyết trình của doanh nghiệp để tìm hiểu và nắm bắt thêm thông tin về doanh
nghiệp và đợt đấu giá.
Bước 2: Thẩm định, phân tích, đánh giá cơ hội và đề xuất đầu tư:
Ban Đầu tư lập tờ trình phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư và đề xuất phương
án đầu tư, nội dung cụ thể như sau:
- Đánh giá cơ hội đầu tư:
+ Phân tích đánh giá về tổ chức phát hành.
• Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;
• Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của tổ
chức phát hành;
• Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT;
+ Phân tích đánh giá về đợt phát hành.
• Tóm tắt thông tin về đợt phát hành;
• Phân tích các rủi ro liên quan đến đợt phát hành;
• Phân tích lợi nhuận và hạn chế của khoản đầu tư;
+ Phân tích diễn biến, đánh giá xu hướng biến động của ngành, lợi tức cổ
phiếu, ROE, P/E,
- Đề xuất đầu tư: bao gồm các nội dung sau:
• Khối lượng cổ phiếu đặt mua.
20
• Về giá trị đầu tư: đề xuất giá trị đầu tư được tính bằng số lượng cổ phiếu
dự kiến đầu tư nhân (x) với giá đặt mua (giá dự kiến hoặc khoảng giá dự
kiến).

• Thời hạn thanh toán;
• Phương thức thanh toán;
- Ban Đầu tư thảo luận các nội dung trong tờ trình với Ban Tài chính Kế toán
và lấy ý kiến của Ban Tài chính Kế toán và/hoặc Hội đồng Đầu tư (nếu cần thiết)
trước khi đề xuất trình lên Tổng Giám đốc.
Bước 3: Quyết định đầu tư:
Tổng Giám đốc xem xét tờ trình của Ban Đầu tư:
- Trường hợp giá trị khoản đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng
Giám đốc: Ban Đầu tư lập tờ trình báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
+ Trường hợp Tổng Giám đốc không phê duyệt đầu tư: kết thúc quy trình.
+ Trường hợp Tổng Giám đốc đồng ý đầu tư: thực hiện theo Bước 4.
- Trường hợp giá trị khoản đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị: Ban Đầu tư lập tờ trình Tổng Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
+ Trường hợp Tổng Giám đốc không phê duyệt đầu tư: kết thúc quy trình.
+ Trường hợp Tổng Giám đốc phê duyệt: Ban Đầu tư dự thảo báo cáo đề xuất
để Tổng Giám đốc trình Chủ tịch Hội đồng Quản trị xem xét, quyết định.
+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị xem xét tờ trình của Tổng Giám đốc và quyết
định đầu tư hoặc không đầu tư và thông báo ý kiến cho Tổng Giám đốc để
thực hiện.
- Chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn đăng ký tham gia đấu giá, các cấp
có thẩm quyền của Tổng Công ty phải ra quyết định đầu tư hoặc không đầu tư.
Bước 4: Đăng ký tham gia đấu giá:
- Đối với các khoản đầu tư được phê duyệt, Ban Đầu tư là đầu mối hoàn tất
hồ sơ và thủ tục đăng ký tham gia đấu giá theo Quy chế đấu giá cổ phần của đợt bán
đấu giá.
- Quy trình đăng ký tham gia đấu giá:
(i) Trình Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền
ký Đơn đăng ký tham gia đấu giá và Giấy ủy quyền cho người đại
21
diện tham gia cuộc đấu giá (theo mẫu do Sở Giao dịch Chứng khoán

hoặc Tổ chức phát hành ban hành).
(ii) Trình Tổng Giám đốc phê duyệt Tờ trình nộp tiền đặt cọc tham gia
đấu giá theo quy định và Ban Tài chính-Kế toán lập lệnh chuyển tiền
đặt cọc theo nội dung Tờ trình của Ban Đầu tư đã được duyệt.
(iii) Ban Đầu tư tiến hành nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá, Giấy ủy
quyền cho người đại diện tham gia đấu giá, Giấy chuyển tiền đặt cọc,
photo CMND của người được ủy quyền và bản sao công chứng Giấy
phép thành lập & hoạt động của Tổng Công ty đúng thời hạn đăng ký
quy định.
(iiii) Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, Ban Đầu tư nhận Phiếu
tham gia đấu giá.
Bước 5: Đặt giá
- Căn cứ số lượng đăng ký tham gia đấu giá toàn thị trường do Sở Giao dịch
Chứng khoán công bố và những thông tin có liên quan khác đến doanh nghiệp và
đợt đấu giá, Ban Đầu tư phân tích và đề xuất giá đặt mua. Cấp quyết định đầu tư sẽ
quyết định giá đặt trừ trường hợp có quy định khác tại văn bản quyết định đầu tư.
- Ban Đầu tư hoàn tất thủ tục đặt giá theo mức giá đã được phê duyệt và phù
hợp với Quy chế đấu giá:
+ Điền thông tin về mức giá đặt và trình Tổng Giám đốc ký Phiếu tham gia
đấu giá.
+ Nộp Phiếu tham gia đấu giá.
Bước 6: Nộp tiền mua cổ phần trúng đấu giá:
- Trường hợp trúng đấu giá:
+ Căn cứ thông báo kết quả đấu giá của Sở Giao dịch Chứng khoán, Ban
Đầu tư trình Lãnh đạo Công ty thực hiện việc chuyển tiền thanh toán khoản
đầu tư thành công.
+ Chuyển cho Ban Tài chính - Kế toán bản gốc Tờ trình chuyển tiền thanh
toán để thực hiện việc chuyển tiền theo đúng thời gian quy định và lưu 01
bản sao.
+ Ban Tài chính - Kế toán sau khi thực hiện chuyển tiền, gửi một bản sao các

chứng từ liên quan tới việc thanh toán cho Ban Đầu tư.
22
- Trường hợp không trúng đấu giá, Ban Đầu tư thông báo với Ban Tài chính
-Kế toán để theo dõi việc chuyển trả tiền đặt cọc.
23
Bước 7: Quản lý sau đầu tư:
Ban Đầu tư làm đầu mối theo dõi thủ tục lấy sổ cổ đông, họp Đại hội đồng cổ
đông, thực hiện lưu ký chứng khoán (nếu cần thiết) và các nội dung liên quan khác.
Bước 8: Lưu hồ sơ
Ban Đầu tư thực hiện lưu đầy đủ 01 bộ hồ sơ tham gia đấu giá gồm: Tờ trình
đề xuất tham gia đấu giá (bản gốc); Bản Công bố thông tin và các tài liệu liên quan
phục vụ cho công tác đánh giá, thẩm định; Tờ trình chuyển tiền đặt cọc/thanh toán
sau khi trúng đấu giá (bản sao); Phiếu tham gia đấu giá/Thông báo kết quả đấu giá
(bản sao) và Các chứng từ liên quan đến việc chuyển tiền (bản sao).
3.4.2. Đánh giá quy trình
- Ưu điểm:
 Quy trình được quy định rõ ràng bằng văn bản và được phổ biến bằng
hệ thống văn bản quy phạm chung trong Tổng Công ty.
 Dễ dàng bám sát và tuân thủ trong hầu hết các trường hợp ra quyết
định đầu tư.
 Cho biết điểm bắt đầu và kết thúc của một quá trình ra quyết định đầu
tư.
 Quy trình đạt hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn khi ra quyết định đầu tư
với nhiều cấp phê duyệt, tránh sai sót, thất thoát.
 Quy trình xác định rõ thẩm quyền quyết định, chủ trương đầu tư, điều
kiện, trình tự thủ tục ra quyết định đầu tư đối với từng danh mục.
 Đảm bảo gắn kết giữa các Phòng, Ban liên quan, cả về trách nhiệm và
quyền lợi khi ra quyết định đầu tư.
- Tồn tại:
o Khó linh hoạt, mọi quyết định đầu tư đều cần phải thực hiện đầy đủ

các bước của quy trình.
o Thời gian từ khi trình đến khi ra quyết định mua/bán khá dài (có thể
mất 2-3 ngày). Đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán cần phải nhanh
chóng thực quyết định mua/bán trong từng phiên thì điều này sẽ ảnh
hưởng đến khả năng đạt được mức lợi nhuận tối đa khi bán và mức
giá tốt nhất khi mua của công ty.
PHẦN 4
24
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH LÀM VIỆC
TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI
BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (VINARE)
- Trong ngắn hạn:
 Ban Đầu tư cần dự kiến và đề xuất mức giá mua/bán khá rộng theo tình
hình thị trường thực tế để chủ động thực hiện khi đạt mức giá kỳ vọng.
Tuy nhiên thị trường VN có những biến động không ổn định nên nhiều
khi khoảng giá mua/bán đề xuất có thể không phù hợp với dự kiến nên
vẫn mất thời gian trình bẩm lại qua các cấp.
 Trao quyền nhiều hơn, cho phép (chuyên viên) Ban Đầu tư được chủ
động quản lý một số mã chứng khoán nhất định với số vốn nhất định.
Hiệu quả đầu tư sẽ được báo cáo đầy đủ và định kỳ.
 Tích cực rà soát và đơn giản hóa quy trình ra quyết định trong quá trình
làm việc.
 Thực hành “Một Ngày đầu tư” hoặc “Một Giờ đầu tư”, trong khoảng
thời gian đó, lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư sẽ
trực tiếp có mặt tại Ban Đầu tư để ra quyết định tức thời.
- Trong dài hạn:
 Sửa đổi Quy chế đầu tư để nâng cao tính chủ động và thẩm quyền, hạn
mức ra quyết định của Ban Đầu tư đối với lĩnh vực đặc thù như đầu tư
chứng khoán.
 Thành lập Quỹ Khẩn cấp hay Quỹ Đầu tư nhanh, cho phép Phó Tổng

Giám đốc phê duyệt ngay qua điện thoại quyết định đầu tư chứng
khoán của Ban Đầu tư mà chưa cần thông qua văn bản, và chưa cần đệ
trình lên Hội Đồng Quản Trị.
25

×