Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 88 trang )

Sự kiện-Bình luận
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG HIỆN NAY
Đỗ Thị Mai
1
Nếu thất nghiệp được hiểu là những người ở độ tuổi lao động, có khả năng lao động, thuộc nhóm hoạt
động kinh tế thường xuyên, hiện tại muốn đi làm việc nhưng chưa tìm được việc làm thì vùng đồng
bằng sông Cửu Long có tỷ lê thất nghiệp cao. Về cơ bản, nền kinh tế của vùng, vẫn là nông nghiệp sản
xuất nhỏ cho nên giải quyết việc làm cho số đông lao động dôi dư là vấn đề bức xúc đang được tập
trung giải quyết. Ở đây, có thể nêu lên một số cách làm sau:
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch tổng thể về
giải quyết thất nghiệp gắn với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, tập
trung mọi nguồn lực xã hội cho vấn đề giải
quyết thất nghiệp, có biện pháp hạn chế số thất
nghiệp tiềm ẩn, sử dụng tốt những lao động tiềm
năng của tỉnh trên cơ sở dự báo cung - cầu lao
động. Kế hoạch tổng thể quy định rõ ràng, cụ
thể chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng
cấp trong công tác giải quyết thất nghiệp ở từng
địa bàn để tránh thực hiện chồng chéo, kém hiệu
quả.
Thứ hai: Tăng cường đầu tư các chương
trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân; phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các làng nghề
truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp;
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực
kinh tế phi nhà nước; phát triển những sản phẩm
đòi hỏi nhiều lao động để thu hút rộng rãi lao
động ở mọi trình độ và lứa tuổi.


Thứ ba: Mở rộng thị trường xuất khẩu lao
động. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận và có
việc làm ở ngoài nước bằng cho vay ưu đãi, tư
vấn, định hướng và dạy nghề, ngoại ngữ, luật
pháp, phong tục tập quán của nước tiếp nhận; có
biện pháp hữu hiệu bảo vệ khi họ gặp khó khăn,
bất trắc.
Thứ tư: Phát triển các mô hình kinh tế
giải quyết thất nghiệp. Khuyến khích, tạo điều
kiện, môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
trong và ngoài nước; Phát triển các ngành hàng
có lợi thế về nguồn nguyên liệu ở từng địa
phương, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào
những dự án sử dụng nhiều lao động nông thôn,
sử dụng nhiều dịch vụ tại chỗ, tạo ra sự phát
triển liên hoàn giữa đơn vị kinh tế và cộng đồng.
Thứ năm: Đẩy mạnh hoạt động giới thiệu
việc làm. Mở các trung tâm giới thiệu và các sàn
giao dịch việc làm, các hội chợ lao động, Xây
dựng hệ thống thông tin về các thị trường lao
động trong và ngoài nước một cách đầy đủ và
chuẩn xác để cả người lao động và người tuyển
dụng tuyển được đáp ứng nhu cầu.
Thứ sáu: Khuyến khích phát triển kinh tế
gia đình, giúp số lao động nhàn rỗi và nội trợ
đơn thuần có điều kiện lao động tại nhà. Thành
lập các tổ sản xuất nhỏ liên thông hay hợp tác xã
các gia đình sản xuất hay gia công một hay một
vài sản phẩm mà không đòi hỏi cao về tiêu
chuẩn kỹ thuật.

Thứ bảy: Nâng cao chất lượng lao động
nông thôn bằng nâng cao trình độ dân trí qua
việc thực hiện chương trình giáo dục phổ câp
của Nhà nước, hạn chế tối thiểu trẻ em bỏ học.
Xã hội hoá và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề:
dạy nghề trong các trường công lập và trường tư
thục, các trung tâm day nghề của các đoàn thể
và các tổ chức xã hội nghề nghiệp…; dạy nghề
trước có việc làm và cập nhật kỹ năng quá trình
lao động; dạy nghề cho nhiều trình độ khác
nhau,… gắn với nhu cầu lao động và sử dụng
lao động ờ từng địa phương, trong nước và
ngoài nước.
KHÁI NIỆM BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỘNG CHO HỆ SINH THÁI RỪNG
1
Tỉnh ủy Bến Tre
Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 | 1
Sự kiện-Bình luận
Đỗ Văn Ngọc
1
Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc độ ước tính khoảng 12, 6
triệu ha mỗi năm (0,7% tổng diện tích rừng nhiệt đới) (FAO, 2001) đã gây ra những tác hại to lớn về
kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) của thế giới (Kanowski và Boshier, 1997) nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng
của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược
hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận
được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt
đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu.
1
Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà

Tuy nhiên, hầu hết những chương trình về
bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn nguồn gen
nói riêng hiện nay đều dựa trên ý niệm thông lệ
rằng “sự phù hợp tối ưu đã đạt được trong tự
nhiên”. Điều này đã dẫn đến việc xây dựng mục
tiêu bảo tồn cho một loài nào đó đều được dựa
trên cấu trúc di truyền hiện có của loài (Pliura,
2003). Trong thực tế cấu trúc về gen của một
loài luôn thay đổi dưới tác động liên tục của các
yếu tố tiến hóa và sự phù hợp tối ưu sẽ không
bao giờ có thể đạt được trong bất kỳ một quần
thể thực vật nào (Eriksson và cộng sự, 1993).
Thêm vào đó, dưới tác động của tự nhiên và con
người, môi trường sống của các loài cây đang
thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy điều
quan trọng trong việc phát triển các chiến lược
bảo tồn nguồn gen là không chỉ bảo tồn những
khác biệt di truyền hiện tại mà còn tạo ra những
điều kiện để nâng cao khả năng thích nghi và
quá trình tiến hóa của loài trong tương lai.
Khái niệm “bảo tồn nguồn gen động”
được đề ra đầu tiên cho việc cải thiện giống cây
rừng bởi giáo sư Gene Namkoong vào năm
1976, sau đó được mở rộng để kết hợp việc cải
thiện giống với việc bảo tồn nguồn gen cây rừng
(Eriksson và cộng sự, 1993). Khái niệm này là
nền tảng lý luận quan trọng cho việc phát triển
những chiến lược bảo tồn nguồn gen cây rừng
nhằm nâng cao tính khác biệt về gen của các cá
thể trong cùng một quần thể và giữa các quần

thể khác nhau trong cùng một loài; qua đó tăng
cường khả năng thích nghi của loài dưới các
điều kiện môi trường khác nhau, và có thể sử
dụng tính đa dạng di truyền này cho các chương
trình chọn giống, phục vụ cho những đòi hỏi
ngày càng đa dạng những sản phẩm từ rừng của
con người trong tương lai.
1. Cơ sở lý luận của khái niệm
Cơ sở cho việc phát triển khái niệm bảo
tồn nguồn gen động, như đã được phân tích bởi
Eriksson và cộng sự (1993), là “sự phù hợp tối
ưu cho tất cả những tính trạng sẽ không bao giờ
đạt được trong bất kì một quần thể thực vật nào
trong tự nhiên”. Dưới những tác động liên tục
của những điều kiện thay đổi của môi trường
sống, do các quá trình gen xuất hiện trong phạm
vi quần thể và giữa các quần thể với nhau, cấu
trúc gen của một loài cây luôn luôn biến động và
sự khác biệt về gen trong một quần thể là luôn
luôn tồn tại (Eriksson và cộng sự, 1993). Vì vậy,
nếu các quần thể của một loài nào đó được áp
đặt dưới những áp lực chọn lọc (tự nhiên hay
nhân tạo) khác nhau thì những đặc tính thích
nghi khác nhau có thể được hình thành và tính
khác biệt di truyền của loài có thể được nâng
cao (Hình 1). Việc hình thành những đặc điểm
thích nghi dưới những áp lực môi trường khác
nhau sẽ giúp cho loài nâng cao khả năng tồn tại
của nó dưới sự thay đổi nhanh chóng của những
điều kiện môi trường, đặc biệt với sự nóng lên

của môi trường toàn cầu hiện nay. Hơn nữa, sự
khác biệt về mặt di truyền của loài còn là nguồn
nguyên liệu quan trọng cho quá trình chọn lọc
trong các chương trình cải thiện nguồn gen của
lâm nghiệp rừng trồng trong tương lai.
2 | Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30
Sự kiện-Bình luận
Hình 1: Những đặc tính thích nghi khác nhau và tính khác biệt di truyền của loài
2. Nội dung và những ưu điểm của bảo tồn
nguồn gen động
Nội dung cốt lõi của khái niệm bảo tồn
nguồn gen động là sự thành lập một Hệ Thống
Gây Giống Đa Quần Thể (Multiple Population
Breeding System), trong đó một quần thể bảo
tồn nguồn gen của một loài sẽ được phân chia ra
thành 10 đến 20 quần thể phụ; số lượng cá thể
hiệu quả trong một quần thể phụ khoảng 50 cá
thể tương đối khác biệt về mặt kiểu gen (những
cá thể xa nhau về mặt địa lý), tạo ra một quần
thể bảo tồn nguồn gen khoảng 500-1000 cá thể
(Eriksson và cộng sự, 1993). Các quần thể phụ
này có thể được thành lập trong những điều kiện
môi trường khác nhau bên ngoài phạm vi phân
bố hiện tại của chúng. Với số lượng cá thể hiệu
quả là 50 cá thể trong một quần thể phụ, tỉ lệ
mất đi của những biến động của gen cộng tính là
1% trên một thế hệ (Hình 2) - một tỉ lệ thấp thỏa
mãn được trong di truyền học cây rừng (Pliura,
2003).
Hình 2: Tỉ lệ mất những biến động cộng tính theo kích thước quần thể và số thế hệ (Pliura, 2003:5)

Việc hình thành Hệ thống gây giống Đa
quần thể trong chiến lược bảo tồn (conservation)
vượt lên khái niệm bảo quản (preservation)
nguồn gen cây rừng. Đây là một quá trình động,
trong đó quá trình tiến hóa của loài được khuyến
khích một cách chủ động nhằm phát sinh một
cách tích cực các khác biệt về gen của quần thể.
Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng tồn tại của
loài dưới các môi trường sống khác nhau và
những khác biệt di truyền giữa các quần thể phụ
Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 | 3
Sự kiện-Bình luận
này có thể được sử dụng như những nguồn vật
liệu quan trọng cho các chương trình cải thiện
nguồn gen trong các chương trình trồng rừng
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng
cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
Tuy nhiên, rõ ràng chi phí cho chiến lược
bảo tồn nguồn gen động sẽ là cao hơn nhiều so
với các phương pháp bảo tồn khác như in situ và
ex situ. Phương pháp này cũng đòi hỏi nguồn
nhân lực với trình độ quản lý và những hiểu biết
về di truyền học cây rừng cao hơn so với cách
tiếp cận bảo tồn khác hiện nay. Vì vậy nó nên
được cân nhắc áp dụng cho những loài cây có
giá trị cao về kinh tế và khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eriksson, G., Namkoong, G. and Roberds,
J.H., 1993. Bảo tồn nguồn gen động cho
tương lai không chắc chắn, Tạp chí Quản lý

và Sinh thái Rừng, Số 62: Trang 15-37.
2. Pliura, A., 2003. Chiến lược bảo tồn nguồn
gen cho loài cây Ash (Fraxius spp.). Có từ .
(Truy cập vào ngày 8/10/2003).
3. Kanowski, P. and Boshier, D., 1997. Bảo tồn
nguồn gen cây in situ, trong sách Bảo tồn gen
thực vật: Tiếp cận In Situ, Biên tập bởi N.
Maxted, B.V. Ford-Lloyd and J.G. Hawkes,
Nhà xuất bản Chapman & Hall, London,
trang 207-219.
4. FAO, 2001. Tình trạng rừng thế giới, Tổ
chức Nông Lương Liên hợp quốc, Rome.
4 | Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30
Nghiên cứu –Trao đổi
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ, ĐẬU TƯƠNG HÀNG HOÁ Ở NÔNG HỘ
THUỘC 4 HUYỆN VÙNG CAO PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG
Nguyễn Lê Huy
1
TÓM TẮT: Bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang với đặc trưng là vùng cao núi đá, có điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt: thiếu nước, lương thực và chất đốt trầm trọng; là nơi sinh sống chủ yếu của cộng
đồng các dân tộc ít người với những nét văn hoá đặc thù. Do đa số diện tích canh tác nông nghiệp nằm
xen kẽ với núi đá nên việc sử dụng cây trồng cạn như Ngô và đậu Tương để sản xuất là những lựa chọn
phù hợp của nông hộ. Kết quả nghiên cứu đã cho biết thực trạng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá
(NSHH) ở nông hộ thuộc 4 huyện còn rất nhiều hạn chế, còn mang nặng tính tự cấp, không theo nhu cầu
của thị trường. Một số chính sách và hỗ trợ công đã được triển khai, tuy nhiên hiệu quả còn thấp. Vì vậy
cần phải có những bước thay đổi cơ bản để phát triển sản xuất NSHH ở nông hộ, đặc biệt là Ngô và đậu
Tương. Một số giải pháp được đề xuất trên cơ sở những nghiên cứu về sản xuất Ngô, đậu Tương hàng
hoá nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất NSHH ở nông hộ thuộc 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang.
Từ khóa: Kinh tế hộ; sản xuất nông nghiệp hàng hóa; cơ cấu cây trồng; phương pháp canh tác truyền
thống; vùng chuyên canh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo
Vạc là bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà
Giang có diện tích tự nhiên 234.854ha, chiếm
26,86% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 55.530ha chiếm 23,64% của
toàn vùng; diện tích lúa nước 4.660ha chiếm
13,9% diện tích toàn tỉnh (lúa 2 vụ chỉ có
620ha); diện tích Ngô lớn, 25.350 ha, nhưng chủ
yếu trồng vụ Đông Xuân. Đây là vùng cao núi
đá đặc trưng, địa bàn sinh sống chủ yếu của các
dân tộc ít người có nhiều nét văn hóa đặc thù và
tập quán sản xuất lạc hậu, tự cung tự cấp, tỷ suất
hàng hoá rất thấp. Người dân địa phương chủ
yếu trồng Ngô và sử dụng Ngô làm lương thực
chính vì Ngô là cây trồng cạn phù hợp với điều
kiện tự nhiên của vùng. Ngoài ra đậu Tương
cũng là một cây trồng truyền thống mang lại
hiệu quả kinh tế cho nông hộ, cần được phát
triển thành hàng hoá.
Phát triển sản xuất NSHH ở nông hộ, đặc
biệt là 2 loại NSHH mục tiêu là Ngô và đậu
Tương có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo
an ninh lương thực, phát triển sản xuất hàng hoá,
phát triển kinh tế, ổn định dân cư vùng biên giới
và đảm bảo an ninh quốc phòng. Nghiên cứu
thực trạng sản xuất Ngô, đậu Tương làm cơ sở
đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất
Ngô, đậu Tương hàng hoá ở nông hộ vùng cao
núi đá là một phần của công trình: “Phát triển

sản xuất NSHH ở nông hộ thuộc 4 huyện vùng
cao phía Bắc tỉnh Hà Giang” được chúng tôi đề
cập trong bài này.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Sản xuất Ngô, đậu Tương ở 240 hộ gia
đình thuộc 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà
Giang. (Mỗi huyện điều tra 2 xã, mỗi xã điều tra
2 thôn, mỗi thôn điều tra ngẫu nhiên 15 hộ).
- Những tác động của chính sách và hỗ trợ
đầu tư công đối với sản xuất NSHH của vùng
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng sản xuất 2 loại
NSHH mục tiêu của vùng là Ngô, đậu Tương
làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển sản
xuất NSHH ở nông hộ thuộc 4 huyện vùng cao
phía Bắc tỉnh Hà Giang theo hướng sản xuất
hàng hoá.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất Ngô đậu Tương ở
nông hộ vùng cao núi đá
+ Đặc điểm và điều kiện sản xuất của
nông hộ
+ Quyết định của nông hộ về sản xuất
Ngô, đậu Tương
+ Tiếp cận đầu vào của nông hộ
1
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang
Nghiên cứu-Trao đổi

+ Tổ chức sản xuất Ngô, đậu Tương ở
nông hộ
+ Kết quả sản xuất và sử dụng Ngô, đậu
Tương
+ Thị trường tiêu thụ Ngô và đậu Tương
+ Hiệu quả sản xuất Ngô, đậu Tương
- Một số giải pháp phát triển sản xuất
NSHH tại khu vực nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá có
sự tham gia (PRA) của ILED (1994) để điều tra
thực trạng tình hình trồng trọt trực tiếp ở các
nông hộ trong phạm vi nghiên cứu.
- Sử dụng các công cụ SWOT và 5W1H
trong điều tra đánh giá.
- Số liệu điều tra được xử lý, đánh giá,
phân tích bằng phương pháp thống kê kinh tế,
ứng dụng phần mềm Excel 7.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng phát triển sản xuất nông sản
hàng hoá ở nông hộ 4 huyện vùng cao phía
Bắc tỉnh Hà Giang
Đặc điểm và điều kiện sản xuất của nông hộ
Trong 240 hộ điều tra thuộc 16 thôn/8 xã
của 4 huyện có 7 dân tộc sinh sống. Dân tộc
H’Mông có số lượng đông nhất, chiếm 47,08%.
Dân tộc Hoa có số lượng ít nhất, có 1 hộ chiếm
0,42%. Yên Minh là huyện có nhiều dân tộc
nhất (7 dân tộc) và Đồng Văn là huyện có thành

phần dân tộc ít nhất (2 dân tộc).
Đối tượng phỏng vấn: Hầu hết là các chủ
hộ, chiếm 92%, trong đó, có 233 nam chiếm
97% và 7 nữ.
Trình độ học vấn của chủ hộ: bình quân
chưa hết lớp 4; Cụ thể: mù chữ 25 người
(10,42%); trình độ THPT có 18 người (7,5%).
Bình quân nhân khẩu/ hộ điều tra: 4,93
người/hộ, trong đó có 679 lao động, bình quân
2,83 lao động/hộ. Lao động thuần nông nghiệp
là 635 người, có nghề phụ kết hợp là 34 người,
còn lại là các nghề khác.
Bình quân diện tích đất đai hộ gia đình rất
thấp: 11.726 m
2
/hộ, trong đó đất nông nghiệp
6.156,75m
2
/hộ chiếm 52,51%; đất trồng cây lâu
năm 531,25 m
2
/hộ chiếm 4,53%; đất lâm nghiệp
4.731m
2
/hộ chiếm 40,35%; đất thổ cư – vườn hộ
282,75m
2
/hộ chiếm 2,41%; đất nuôi trồng thủy
sản 17,25 m
2

/hộ chiếm 0,15%; đất khác 7m
2
/hộ,
chiếm 0,06%.
Nguồn vốn cho sản xuất và nhu cầu vốn
của nông hộ rất thấp, ở mức 8,9 triệu đồng/hộ,
chủ yếu tự cung, tự cấp (chiếm 74%). Đầu tư
cho vật tư kỹ thuật hoặc con giống trong trồng
trọt và chăn nuôi bằng chính những sản phẩm
nông sản đem trao đổi trên thị trường. Mặc dù
Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích hỗ
trợ nhưng việc tiếp cận với nguồn vốn vay của
nông hộ từ ngân hàng rất thấp. Giá trị tư liệu sản
xuất của nông hộ bình quân chỉ đạt khoảng 2,76
triệu đồng/hộ. Đa số những hộ nghèo không
được tiếp cận với những tư liệu sản xuất mới,
hiện đại để cho năng suất lao động cao.
Phân chia nhóm hộ Sản xuất hàng hoá và
Không (Ít) sản xuất hàng hoá
Bảng 1. Tỷ suất hàng hoá Ngô, đậu Tương của hộ điều tra (%)
Huyện
Ngô Đậu Tương
2002 2006 2008 2002 2006 2008
Quản Bạ 36,66 40,67 42,07 82,56 85,22 83,44
Yên Minh 48,84 48,50 50,62 71,47 92,12 88,59
Đồng Văn 7,70 8,77 19,35 68,63 33,94 37,87
Mèo Vạc 16,37 17,39 21,36 44,43 31,64 61,74
Tổng 4 huyện 23,93 25,06 30,23 70,04 62,82 67,12
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra nông hộ 2002 - 2008
Nghiên cứu –Trao đổi

TSHH của Ngô thấp, tăng chậm từ 23,93%
(2002) đến 30,23% (2008). Đa số các hộ gia đình
sử dụng 55 - 60% sản lượng Ngô làm lương thực,
10 – 15% sử dụng để làm giống, chăn nuôi gia
súc gia cầm. Để chi tiêu trong gia đình nên mặc
dù có trên 30% hộ điều tra thiếu lương thực
nhưng TSHH Ngô bình quân của hộ điều tra vẫn
đạt 23,93 – 30,23%. Tuy nhiên, đối với vùng
tổng sản phẩm Ngô sản xuất ra chỉ đủ tiêu dùng
nội vùng, TSHH vùng chỉ đạt khoảng 5 - 7%.
TSHH đậu Tương bình quân hộ khá cao từ 62,8
-70%, TSHH của vùng đạt khoảng 45-50%.
Do Ngô và đậu Tương là cây trồng chính
trong vùng, mặc dù có thể thiếu lương thực
nhưng vì nhu cầu tiền mặt và mua nông cụ nên
đa số các nông hộ đều có bán Ngô ra thị trường,
tuy nhiên do phải cân đối lương thực nên hầu
hết những hộ dư thừa nhiều mới đem bán số
lượng lớn. Vì vậy đề tài lấy ngưỡng TSHH bình
quân của 240 hộ điều tra làm cơ sở để phân chia
thành hai nhóm, nhóm hộ có sản xuất hàng hoá
(có TSHH lớn hơn giá trị TSHH bình quân) và
nhóm hộ không (ít) sản xuất hàng hoá (có TSHH
thấp hơn giá trị TSHH bình quân).
Bảng 2. So sánh nhóm hộ SXHH và không SXHH năm 2008
TT Chỉ tiêu
Ngô Đậu Tương
HH koHH HH koHH
1. Số hộ 94 146 63 177
2. Theo mức độ kinh tế Hộ nghèo 4 90 9 85

Hộ từ TB trở lên 90 56 57 89
3. Theo mô hình kinh tế Hộ thuần nông 41 131 15 157
Hộ nông lâm nghiệp 53 15 48 20
4. Theo thành phần dân tộc Nhóm H’Mông - Dao 28 129 19 138
Nhóm dân tộc khác 66 17 44 39
5. Theo học vấn chủ hộ Mù chữ 2 9 3 8
Chưa hết tiểu học 77 134 48 164
Đã học hết tiểu học 15 3 12 5
6. Theo quy mô nhân khẩu 1-2 nhân khẩu 8 3 7 4
3-6 nhân khẩu 80 111 44 147
> 6 nhân khẩu 10 28 12 26
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra nông hộ năm 2008
Có 94/240 hộ sản xuất Ngô hàng hoá
(TSHH lớn hơn mức bình quân 30,23%), 63/240
hộ sản xuất đậu Tương hàng hoá (TSHH lớn hơn
mức bình quân 67,12%). Kết quả nghiên cứu
trên có thể khẳng định nhóm hộ không (ít) sản
xuất hàng hoá là hộ nghèo, thuần nông, thuộc
nhóm dân tộc H’Mông – Dao, chủ hộ có trình độ
thấp, nhóm hộ ít nhân khẩu, ít lao động phụ nên
đều chọn Ngô và đậu Tương để sản xuất.
Quyết định lựa chọn của nông hộ về cơ cấu cây
trồng (loại nông sản sản xuất)
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% số
nông hộ lựa chọn Ngô để sản xuất lương thực do
tính thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và văn
hoá truyền thống của vùng, Đậu Tương là do
đây là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng, dễ trồng, đầu tư thấp, tận dụng được
đất đai nên mục tiêu để kiếm tiền mặt chi phí

cho tiêu dùng trong gia đình đã tác động đến
88,75% quyết định sản xuất của nông hộ. Tuy
nhiên, các hộ còn phải dựa vào nguồn lực của
mình nên sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để đáp
ứng nhu cầu lương thực của hộ,chỉ một phần
nhỏ được dùng để trao đổi.
Nghiên cứu-Trao đổi
Nhóm hộ nghèo thường lựa chọn Ngô,
nhóm hộ trung bình lựa chọn đậu Tương để sản
xuất. Sản xuất của nông hộ chỉ phụ thuộc vào
nguồn lực của nông hộ và kinh nghiệm sản xuất
chứ không phụ thuộc vào thị trường, không lường
trước được rủi ro. Trình độ sản xuất chủ yếu là
quảng canh nên năng suất và hiệu quả thấp.
Cách tiếp cận đầu vào của nông hộ vùng cao
núi đá
Bảng 3. Biến động đầu vào sản xuất Ngô, đậu Tương ở nông hộ vùng cao núi đá
Chỉ tiêu ĐV
Ngô Đậu Tương
HH koHH So sánh HH koHH So sánh
Số hộ điều tra hộ 94 146 -62 63 177 -114
- N.lực đất đai hộ m2/hộ 12.014 4.072 7.942 8.920 5.174 3.746
- D.tích Ngô m2/hộ 7.397 2.021 5.376 3.920 1.174 2.746
- Vật tư kỹ thuật (theo giá cố định năm 1994)
+ Giống 1000đ 131,1 24,5 106,6 53,5 31,0 22,5
+ Phân bón 1000đ 345,5 77,4 268,1 113,4 32,6 80,8
+ BVTV 1000đ 445,8 66,6 379,2 89,5 23,8 65,7
Nguồn lực lao động khẩu 5,17 4,78 0,39 5,41 4,76 0,65
+ L.động chính lđ 3,58 2,40 1,18 3,87 2,46 1,41
+ L. động phụ lđ 1,59 2,38 -0,79 1,54 2,30 -0,76

Vốn cho sản xuất 1000đ 9.245 8.723 522 9.413 8.332 1.081
+ KN và KT cũ m
2
4.582 1.685 2.897 2.560 1.074 1.486
+ KHKT mới m
2
2.815 336 2.479 1.360 100 1.260
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra hộ gia đình năm 2008
Cùng với nguồn lực đất đai, vật tư kỹ thuật
đi kèm như giống, phân bón, thuốc BVTV của
nhóm sản xuất Ngô hàng hoá cũng cao hơn từ
2,5 đến 4,5 lần so với nhóm hộ không sản xuất
Ngô hàng hoá. Giống Ngô đang được sử dụng
trong vùng là Ngô địa phương. Việc chọn và để
giống được thực hiện ngay tại cấp hộ (100% số
hộ được phỏng vấn). Trong quá trình chọn
giống, cả trẻ em và người già cũng được huy
động nên chất lượng hạt giống không đảm bảo,
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và năng suất thu hoạch vụ sau.
Số lao động bình quân của nhóm hộ sản
xuất Ngô hàng hoá lớn hơn (5,17 lao động) so
với nhóm không sản xuất Ngô hàng hoá (4,78);
nguồn vốn cho sản xuất của hộ sản xuất Ngô
hàng hoá lớn hơn so với hộ không sản xuất hàng
hoá nhưng chưa có sự khác biệt đáng kể, trong
khi cả hai nhóm chủ yếu là sử dụng vốn tự có
(81%). Vốn vay cho sản xuất rất hạn chế.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
được nhóm hộ sản xuất Ngô hàng hoá quan tâm

hơn, thể hiện ở tỷ lệ diện tích trồng giống mới
của nhóm hộ này dao động từ 16,1% (2002) đến
38,06% (2008), trong khi nhóm hộ nghèo tỷ lệ
diện tích áp dụng quy trình thâm canh rất thấp,
chỉ từ 9,20% (2002) đến 16,63% (2008). Nhìn
chung, tỷ lệ áp dụng công nghệ mới toàn vùng
còn rất thấp, khoảng 14,34% (2002) đến 33,46%
tổng diện tích Ngô toàn vùng (2008).
Tổ chức SX nông sản hàng hóa ở nông hộ
Bảng 4. Tổ chức và ứng dụng KHCN sản xuất Ngô, đậu Tương ở nông hộ
Nghiên cứu –Trao đổi
Chỉ tiêu ĐVT Ngô Đậu Tương
HH koHH So sánh HH koHH So sánh
Số hộ điều tra hộ 94 146 -52 63 177 -114
Nguồn lực đất đai m
2
/hộ 12.014 4.072 7.942 8.920 5.174 3.746
Q.mô d.tích trồng: m
2
/hộ 7.397 2.021 5.376 3.920 1.174 2.746
Dưới 1.000m
2
hộ 5 66 -61 14 152 -138
Từ 1.000-3.000m
2
hộ 23 47 -24 33 24 9
Từ 3.000-5.000m
2
hộ 39 30 9 12 1 11
Trên 5.000m

2
hộ 27 3 24 4 0 4
T.chức SD l.động: khẩu 5,17 4,78 0,39 5,41 4,76 0,65
Lao động chính l.động 3,58 2,40 1,18 3,87 2,46 1,41
Lao động phụ khẩu 1,59 2,38 -0,79 1,54 2,30 -0,76
L.động đi thuê c/năm 46,70 2,10 44,60 58,40 1,67 56,73
LĐ đổi công, l.kết c/năm 76,80 64,50 12,30 77,20 69,40 7,80
Độc canh m
2
/hộ 3.142 1.35
7
1.785 1.32
9
1.012 317
Trồng xen m
2
/hộ 3.646 564 3.082 2.534 145 2.389
NLKH m
2
/hộ 609 100 509 57 17 40
Quảng canh m2/hộ 4.116 1.45
6
2.660 1.472 867 605
Thâm canh m2/hộ 2.845 324 2.521 1.36
0
100 1.260
Bán thâm canh m2/hộ 436 241 195 1.08
8
207 881
Nguồn: Kết quả điều tra và phân tích năm 2008

Hộ trung bình có quy mô nhân khẩu lớn
hơn hộ nghèo. Lợi thế của nhóm hộ trung bình
là có nhiều lao động phụ tham gia phát triển
kinh tế, đặc biệt là trong nuôi bò. Tỷ lệ hộ thuần
nông chiếm đa số trong tổng số hộ được điều tra.
Nhóm hộ sản xuất Ngô và đậu Tương
hàng hoá có sự khác biệt về số nhân khẩu và số
lao động chính trong gia đình nhưng chưa thấy
khác biệt trong nhóm lao động phụ. Ngược lại,
những hộ nuôi bò, nhóm lao động phụ lại có ý
nghĩa rất lớn trong khi nhóm lao động chính
không có ý nghĩa.
Kết quả sản xuất và sử dụng sản phẩm ở nông
hộ vùng cao núi đá
Phần lớn lượng Ngô sản xuất ra được dùng
cho tiêu dùng trong gia đình. Tỷ lệ Ngô làm mèn
mén chiếm 52 - 55%, dùng để nấu rượu chiếm
23-25% tổng khối lượng sản xuất ra. Ngoài mục
đích làm mèn mén trong các bữa ăn hàng ngày,
Ngô còn được chế biến thành rượu Ngô. Đây
chính là một đặc trưng của người dân tộc
H’Mông và Dao“trong nhà thiếu nước chứ
không thiếu rượu Ngô”. Ở địa phương, đậu
Tương được sử dụng một lượng nhỏ làm thức ăn
(tương, đậu khô, đậu phụ, vv ) trong gia đình
và bán phần lớn ra thị trường.
Bảng 5. Kết quả sản xuất Ngô, Đậu tương ở nông hộ vùng cao
ĐVT
Ngô Đậu Tương
HH koHH So sánh HH koHH So sánh

Nghiên cứu-Trao đổi
Số hộ điều tra hộ 94 146 -52 63 177 -114
Diện tích trồng ha 62,76 33,32 29,45 24,70 20,78 3,92
N.suất bình quân tấn/ha 2,55 2,14 0,41 0,72 0,64 0,08
Tổng sản lượng tấn 160,05 71,30 88,75 17,78 13,30 4,48
Tiêu dùng tấn 92,30 67,65 24,65 1,13 6,82 -5,70
Tái sản xuất tấn 0,94 0,50 0,44 1,24 1,04 0,20
Bán ra thị trường tấn 66,81 3,15 63,66 15,42 5,44 9,98
Tỷ suất hàng hoá % 41,74 4,42 37,33 86,72 40,91 45,82
Nguồn: Kết quả điều tra và phỏng vấn HGĐ, năm 2008
TSHH sản phẩm Ngô giai đoạn 2002 -
2008 của 240 hộ điều tra biến động mạnh từ
23,93% (năm 2002) đến 30,23% (năm 2008). Có
sự khác biệt rất lớn giữa nhóm hộ sản xuất và
không sản xuất hàng hoá, trong khi TSHH đậu
Tương lại có xu thế giảm nhẹ từ năm 2002
(70,04%) đến 2006 (62,82%) và tăng nhẹ vào
năm 2008 (67,12%).
Nhóm SXHH, TSHH của Ngô dao động từ
29,53 (năm 2002) đến 41,74% (năm 2008), của
đậu Tương tăng đều và dao động từ 84,76%
(năm 2002) đến 86,72% (năm 2008). Nhóm
không sản xuất Ngô hàng hoá có TSHH chỉ dao
động từ 3,52 % (năm 2006) đến 5,71% (năm
2002), trong khi nhóm đậu Tương giảm từ
50,77% (năm 2002) xuống còn 40,91% (năm
2008) do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình nhóm
này tăng mạnh. Chỉ có 94/240 hộ năm 2008 đã
bán ra thị trường 94,95% tổng lượng Ngô, trong
khi có 63/240 hộ bán ra 67,95% lượng sản phẩm

đậu Tương của 240 hộ.
Tiêu thụ sản phẩm Ngô, đậu Tương ở nông hộ
vùng cao núi đá
Kênh 1: Nông hộ → thu gom xã → thu gom
huyện → thu gom tỉnh → ngoài tỉnh
Kênh 2: Nông hộ → thu gom huyện → thu
gom tỉnh → tiêu dùng ngoài tỉnh
Kênh 3: Nông hộ → thu gom huyện → tiêu
dùng ngoài tỉnh.
Kênh 4: Nông hộ → thu gom tỉnh → tiêu
dùng ngoài tỉnh
Kênh 5: Nông hộ → Người tiêu dùng trong
xã, thôn
Kênh 6: Nông hộ → đại lý thu gom bán cho
Trung Quốc → Trung Quốc
Bảng 6. Tiếp cận thị trường và tiêu thụ Ngô, đậu Tương nông hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Ngô Đậu Tương
HH koHH So sánh HH koHH So sánh
Số hộ điều tra: hộ 94 146 -52 63 177 -114
Sản lượng sản xuất: tấn 146,68 76,14 70,54 8,39 6,07 2,32
Khối lượng bán ra: tấn 51,64 4,20 47,44 6,72 1,66 5,06
Kênh tiêu thụ s.phẩm
Tiêu thụ kênh 1 tấn 4,85 1,02 3,83 0,26 0,47 -0,21
Tiêu thụ kênh 2 tấn 6,16 0,34 5,82 0,54 0,23 0,31
Tiêu thụ kênh 3 tấn 8,11 0,26 7,85 1,74 0,16 1,58
Tiêu thụ kênh 4 tấn 17,24 0,41 16,83 2,14 0,08 2,06
Tiêu thụ kênh 5 tấn 10,17 2,12 8,05 0,96 0,67 0,29
Tiêu thụ kênh 6 tấn 5,11 0,05 5,06 1,08 0,05 1,03
Nghiên cứu –Trao đổi

Địa điểm bán s.phẩm
Tại nhà nông hộ tấn 10,57 2,14 8,43 1,21 0,86 0,35
Đại lý thu gom tấn 19,78 0,52 19,26 3,63 0,12 3,51
Chợ, t.tâm xã tấn 17,31 1,16 16,15 1,44 0,54 0,90
Trao đổi hàng hoá tấn 3,98 0,38 3,60 0,44 0,14 0,30
Kênh t.tin thị trường
Từ cộng đồng % 18,6 78,6 -60,0 16,2 84,2 -68,0
Từ đài, báo % 9,5 1,5 8,0 4,7 2,4 2,3
Từ khuyến nông % 26,2 8,7 17,5 27,8 4,1 23,7
Từ đại lý thu mua % 45,7 11,2 34,5 51,3 9,3 42,0
Giá bán bình quân: đ/kg 3.417 3.124 293 7.623 6.926 697,0
Tiêu thụ cá lẻ hộ 76 137 -61 42 165 -123
Hợp tác tiêu thụ sp: hộ 15 9 6 21 12 9
Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2008
Ngô và đậu Tương được tiêu thụ qua kênh
4 là lớn nhất. Tiêu thụ Ngô qua kênh 5 đứng thứ
2, trong khi đối với đậu Tương là kênh 3. Cả
Ngô và đậu Tương tiêu thụ qua kênh 1 ít nhất.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về chuỗi
giá trị sản phẩm Ngô của Dự án giảm nghèo
nông thôn DDPR/IPAD tỉnh Hà Giang (Đào Thế
Anh và cộng sự , 2008).
Đối với nhóm hộ không (ít) sản xuất hàng
hoá, mặc dù là những nông hộ thường thiếu
lương thực nhưng họ cũng vẫn bán một lượng
nhỏ ra thị trường. Nhóm này chủ yếu tiêu thụ
qua kênh 5. Tiêu thụ Ngô và đậu Tương của
nhóm ít nhất qua kênh 6, Ngô là 0,05 tấn, chỉ
chiếm 1,19% và đậu Tương là 0,05 tấn, chiếm
3,01% lượng bán ra của nhóm, tuy nhiên cũng

qua kênh 6 nhóm hộ sản xuất hàng hoá cũng đã
tiêu thụ được 9,89% điều này chứng tỏ mặc dù
kênh 6 tiêu thụ lượng Ngô, đậu Tương hàng hoá
ít nhưng nhóm hộ sản xuất hàng hoá đã tiêu thụ
theo kênh này nhiều nên đạt được giá bán bình
quân cao hơn.
Đối với nhóm SXHH, địa điểm bán sản
phẩm là đại lý thu gom và chợ trung tâm xã
(37,09 tấn Ngô, chiếm 71,82%; 5,07 tấn đậu
Tương, chiếm 75,45% sản lượng bán ra), trong
khi nhóm hộ không SXHH lại bán sản phẩm chủ
yếu tại nhà (2,14 tấn Ngô, chiếm 50,95%; 0,86
tấn đậu Tương, chiếm 51,81% lượng bán ra).
Việc trao đổi theo hình thức tiêu thụ truyền
thống Ngô, đậu Tương với hàng hoá khác còn
diễn ra nhưng với lượng thấp ở cả hai nhóm hộ.
Kênh thông tin về thị trường của hộ
SXHH thì phụ thuộc chủ yếu vào đại lý thu mua
và khuyến nông (Ngô 71,9% và đậu Tương
79,1%) trong khi nhóm hộ không SXHH lại phụ
thuộc chính vào thông tin truyền tai và những
chia sẻ từ cộng đồng (Ngô 78,6% và đậu Tương
84,2%). Việc hợp tác trong tiêu thụ của cả hai
nhóm hộ đều rất hạn chế, hầu hết các nông hộ tự
phát tiêu thụ theo hộ cá lẻ và dễ bị tư thương ép
giá. Giá bình quân người trồng Ngô bán được là
3.394 đồng/kg, đậu Tương 7.485 đồng/kg, trong
khi nhóm hộ SXHH thường bán được sản phẩm
qua đại lý lớn nên giá bán bình quân của nhóm
này thường cao hơn khoảng 300 đồng/kg Ngô

hạt, 700 đồng/kg đậu Tương (3.417 đồng/kg
Ngô hạt, 7.623 đồng/kg đậu Tương). Nhóm hộ
không SXHH bán cho cộng đồng tại chợ xã
hoặc các đại lý thu gom xã chỉ khoảng 3.124
đồng/kg Ngô hạt, 6.926 đồng/kg đậu Tương do
nông hộ thường bán cho thu gom tỉnh, huyện
ngay sau khi thu hoạch nhưng khi bán cho cộng
đồng hoặc thu gom tại chỗ (cấp xã) thì khối
lượng bị hao hụt đi đáng kể nhưng giá vẫn
không đổi.
Nghiên cứu-Trao đổi
Hiệu quả sản xuất NSHH mục tiêu ở nông hộ
Giá bán bình quân của nhóm hộ sản xuất Ngô
hàng hoá thường cao hơn từ 150 – 300 đồng/kg
Ngô hạt, đậu Tương 396 – 462 đồng. Do vậy
tổng giá trị sản xuất (GO) Ngô của nhóm hộ
SXHH dao động từ 196,567 triệu (năm 2002)
đến 251,275 triệu đồng (năm 2008), của đậu
Tương dao động từ 63,051 – 71,124 triệu đồng.
Mặc dù chỉ có 94/240 hộ nhưng GO năm 2008
nhóm hộ sản xuất Ngô hàng hoá cao gấp 2,44
lần nhóm hộ không SXHH (chỉ đạt 111.939.000
đồng), GO của nhóm sản xuất đậu Tương hàng
hoá có 63/240 hộ cũng cao gấp 1,34 nhóm hộ
không SXHH. So sánh chi phí trung gian (IC)thì
của nhóm hộ sản xuất Ngô hàng hoá chỉ cao gấp
2 lần, nhóm hộ sản xuất đậu Tương hàng hoá và
không hàng hoá ngang bằng nhau; giá trị gia
tăng (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) của nhóm
sản xuất Ngô hàng hoá gấp 3,04 lần, đậu Tương

hàng hoá cao gấp 1,80 lần nhóm hộ không sản
xuất hàng hoá (VA=MI).
Bảng 7. So sánh hiệu quả sản xuất Ngô, đậu Tương
Nội dung so sánh
ĐVT
Ngô Đậu Tương
HH koHH So sánh HH koHH So sánh
Số hộ điều tra hộ 94 146 -52 63 177 -114
Diện tích trồng ha 62,76 33,32 29,45 24,70 20,78 3,92
Tổng sản lượng tấn 160,05 71,30 88,75 17,78 13,30 4,48
Giá bán bình quân đ/kg 3.417 3.124 293 5.285 4.889 396
Giá cố định 1994 đ/kg 1.570 1.570 0 4.000 4.000 0
Tổng g.trị sx (GO) 1000đ 251.275 111.939 139.336 71.124 53.196 17.928
C.phí tr.gian (IC) 1000đ 173.222 86.253 86.969 12.368 12.143 225
G.trị gia tăng (VA) 1000đ 78.053 25.686 52.367 58.756 41.053 17.703
T.nhập h.hợp (MI) 1000đ 78.053 25.686 52.367 58.756 41.053 17.703
IC/1 tấn sản phẩm 1000đ 1.082,3 1.209,7 -127,42 695,6 913,1 -217,50
VA/1 tấn s .phẩm 1000đ 487,7 360,3 127,42 3.304,4 3.086,9 217,50
GO/IC lần 1,45 1,30 0,15 5,75 4,38 1,37
VA/IC lần 0,45 0,30 0,15 4,75 3,38 1,37
MI/IC lần 0,45 0,30 0,15 4,75 3,38 1,37
Công lao động công 4.760,53 3.976,50 784,03 997,65 906,82 90,83
GO/1 công l.động 1000đ 52,78 28,15 24,63 71,29 58,66 12,63
VA/1 công l.động 1000đ 16,40 6,46 9,94 58,89 45,27 13,62
MI/1 công l.động 1000đ 16,40 6,46 9,94 58,89 45,27 13,62
Nguồn: Kết quả điều tra và phỏng vấn HGĐ, năm 2008
Chi phí trung gian (IC) để sản xuất 1 tấn
sản phẩm Ngô dao động từ 1.082.300 đồng
(2008) đến 1.506.000 đồng (2002), cho đậu
Tương từ 695.600 đồng (2008) đến 752.040

đồng (2008), trong đó hộ sản xuất Ngô hàng hoá
thường có chi phí thấp hơn khoảng 127.000 –
430.000 đồng/tấn sản phẩm, đậu Tương 184.400
– 217.500 đồng/tấn sản phẩm, nhưng giá trị gia
tăng (VA) của nhóm sản xuất Ngô hàng hoá
luôn cao hơn từ 63.000 – 192.000 đồng/tấn sản
phẩm, đậu Tương hàng hoá cao hơn 184.400 –
217.500 đồng/tấn sản phẩm;
Thu nhập/chi phí (GO/IC): Giá trị sản xuất
cho 1 công lao động của hộ sản xuất Ngô hàng
hoá dao động từ 40.490 – 52.780 đồng/1 công,
đậu Tương 64.870 – 71.290 đồng/1 công, trong
khi nhóm hộ không sản xuất Ngô hàng hoá chỉ
đạt 28.150 – 31.890 đồng/công, đậu Tương chỉ
Nghiên cứu –Trao đổi
đạt 39.080 – 42.330 đồng/công từ đó thu
nhập/ngày công lao động của nhóm hộ không
sản xuất hàng hoá rất thấp, sản xuất Ngô chỉ
bằng khoảng 10-22% , đậu Tương thu nhập bằng
45-52% hộ sản xuất hàng hoá. Trong đó do giá
Ngô và đậu Tương giống mới không có sự khác
biệt so với giống cũ nhưng giống mới có năng
suất cao hơn, do vậy trồng Ngô lai thu nhập từ là
7,29 triệu đồng/ha, cao gấp 1,48 lần so với Ngô
địa phương. Sau khi trừ đi chi phí, nông hộ
trồng đậu Tương giống mới thu được 2,78 triệu
đồng/ha, cao hơn so với trồng đậu Tương giống
cũ (2,39 triệu đồng/ha).
2. Các giải pháp phát triển sản xuất Ngô, Đậu
tương hàng hoá ở nông hộ

Giải pháp chung
- Phát huy tiềm năng nguồn nhân lực phát
triển sản xuất NSHH của nông hộ.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả trong
quyết định của nông hộ về lựa chọn sản phẩm
hàng hoá cần sản xuất, sản xuất NSHH theo thị
trường.
- Tăng cường tiếp cận đầu vào cho sản
xuất NSHH ở nông hộ
- Tổ chức sản xuất và ứng dụng KHCN
nâng cao năng suất và hiệu quả
- Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm của nông
hộ vùng cao núi đá.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất NSHH ở
nông hộ vùng cao núi đá.
Giải pháp về chính sách và hỗ trợ công của
chính quyền địa phương
a. Thể chế, chính sách của Chính phủ
- Hoàn thiện các chính sách về đất đai và
quy hoạch vùng sản xuất NSHH.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ “đầu vào”
cho sản xuất Ngô, đậu Tương và bò
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản
xuất Ngô, đậu Tương và bò
- Hoàn thiện chính sách vốn, tín dụng
- KHCN và khuyến nông phục vụ cho sản
Ngô, đậu Tương và bò hàng hoá.
- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho
sản xuất.
b. Hỗ trợ công của địa phương

- Quy hoạch, sử dụng có hiệu quả đất đai,
giao đất cho nông hộ;
- Thực hiện công khai, minh bạch các hỗ
trợ công trong bộ máy công quyền.
- Trợ cấp giống, hỗ trợ dịch vụ BVTV và
thú y, trợ cước vận chuyển.
- Cung cấp thông tin thị trường trong các
hoạt động khuyến nông.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng
với cung cấp dịch vụ khác.
- Xây dựng và đổi mới hệ thống khuyến
nông.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất.
- Xây dựng và củng cố mạng lưới thị
trường tiêu thụ hoàn chỉnh.
Giải pháp cho sản phẩm Ngô, đậu Tương hàng
hoá ở nông hộ
- Giao 13.500 ha/ 53.000 ha đất trống đồi
núi trọc có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp cho
nông hộ để phát triển sản xuất NSHH.
- Quy hoạch vùng sản xuất và lập kế
hoạch sản xuất Ngô, đậu Tương hàng hoá cấp hộ
gia đình, đảm bảo an ninh lương thực và phát
triển sản xuất Ngô, đậu Tương hàng hoá
- Mở rộng diện tích trồng giống Ngô lai, đậu
Tương giống mới, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất và kiến
thức thị trường cho các thành viên nông hộ.
- Sản xuất giống Ngô lai, đậu Tương tại
vùng để cung cấp cho khoảng 5.036 tấn Ngô

giống/năm, 2.500 tấn đậu Tương giống/năm và
các vùng lân cận.
- Đầu tư cho vay với lãi suất bằng 0% với
các hộ nghèo vay bằng giống Ngô lai, phân bón
và mua máy tẽ hạt Ngô sản xuất trong nước.
Nghiên cứu-Trao đổi
- Giới thiệu và cung ứng trợ giá cước vận
chuyển máy tẽ hạt thủ công.
- Nghiên cứu công nghệ sao sấy, bảo quản
hạt Ngô lai, đậu Tương.
- Đầu tư hỗ trợ kinh phí cải tạo nương xếp
đá, thâm canh, sử dụng tập đoàn cây họ đậu để
sản xuất Ngô, đậu Tương hàng hoá.
- Chính quyền các cấp tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp chế biến xây dựng kênh tiêu
thụ Ngô, đậu Tương hàng hoá cho nông hộ.
IV. KẾT LUẬN
1. Phát triển sản xuất Ngô, đậu Tương
hàng hoá ở nông hộ 4 huyện vùng cao phía Bắc
tỉnh Hà Giang là hết sức cấp thiết, không những
có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn rất
quan trọng về văn hoá và đảm bảo an ninh quốc
phòng.
2. Thực trạng sản xuất Ngô, đậu Tương
hàng hoá kém phát triển, phương thức canh tác
lạc hậu, năng suất và sản lượng thấp. Quyết định
của nông hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,
nguồn lực của hộ để sản xuất mà không căn cứ
vào thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm;
sản xuất ở nông hộ manh mún chủ yếu là tự

cung tự cấp, chỉ bán những gì họ có chứ không
quan tâm đến nhu cầu của thị trường. Giá trị sản
xuất và TSHH nói chung thấp, khả năng cạnh
tranh yếu, nhiều chính sách còn bất cập, quy
hoạch sản xuất không sát với thực tế và tính khả
thi thấp.
3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
sản xuất Ngô, đậu Tương hàng hoá ở nông hộ là:
Áp dụng các chính sách kinh tế thị trường; Quy
hoạch vùng sản xuất NSHH; Xây dựng cơ sở hạ
tầng, nhất là giao thông thuỷ lợi; Ứng dụng
KHCN tiên tiến; Khuyến nông; Đào tạo nguồn
nhân lực; Hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, hỗ trợ
nông hộ tiếp cận với thị trường; Xây dựng các
hình thức tổ chức nông dân; Áp dụng chính sách
tín dụng đến các hoạt động xúc tiến thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1. Đỗ Kim Chung (2005), Chính sách và
phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
trong nông nghiệp ở miền núi và trung du
phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội
2. Dự án phân cấp giảm nghèo nông thôn
DPPR/IPAD (2008), Phân tích chuỗi giá trị
Ngô địa phương. Hà Giang tháng 2/2008.
3. Phạm Vân Đình, Trần Đình Thao,
Nguyễn Tuấn Sơn (2006), Nghiên cứu lợi
thế so sánh của các nông sản đặc trưng ở
các vùng sinh thái Việt Nam. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Lê Huy (2008), Thực trạng và
một số giải pháp phát triển sản xuất NSHH tại
4 huyện vùng núi cao phía Bắc tỉnh Hà Giang.
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, [tr.33-36] số 129.
2008.
5. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), Thực trạng
và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế
hộ nông dân vùng cao Bắc Thái. Luận án tiến
sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
6. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông
dân. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Hoàng Thanh Tùng (2008), Nghiên cứu
về thể chế và chính sách địa phương. Báo
cáo tư vấn dự án phân cấp giảm nghèo nông
thôn DPPR/IPAD. Hà Giang tháng 2/2008.
8. Trần Văn Tuý (2004), Thực trạng và
những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh. Luận
án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội.
MAIZE AND SOYBEANS COMMODITY PRODUCTS DEVELOPMENT IN THE HOUSEHOLD OF
FOUR NORTHERN MOUNTAINOUS DISTRICTS OF HAGIANG PROVINE
Nguyen Le Huy
1
SUMMARY: The four northern mountainous districts of Ha Giang are characterized by rocky
mountainous landscape, having a diversity of natural conditions, and lack of water for agricultural
production and daily use. These district are also home of numerous ethnic minorities with typical
cultures. Due to most of agriculturally cultivated areas are scattered over small valleys of rocky
mountains, the use of dry crops such as maize and soybeans are the important choice of farming
households. Research results have shown that the development of commercial agricultural production

Nghiên cứu –Trao đổi
(CAP) in farm households of these 4 districts has many limitations; the CAP is mostly self-sufficient,
farm households only sold what they have produced not what the market demand. A number of policies
have been formulated and public support has been implemented but their impact was still limted.
Therefore, it is necessary to have a crucial actions to promote the development of CAP of the farm
households, especially with 2 important commercial agricultural products in the region: maize and
soybeans. Based on the research results, some solutions are proposed to promot ACP production of the
farm households of 4 districts upland northern Ha Giang province.
Keyword: Household economy, commercial agricultural production, plant structure, traditional
cultivation methods, specializing cultivation area.
Department of Natural resources and Environment, Ha Giang province
KINH TẾ SINH THÁI SỐ 30/2009
ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ MẪU DẺ BẰNG KỸ
THUẬT RAPD
Nguyễn Minh Quế
1
, Nguyễn Thị Tâm
1
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dẻ là một trong những cây trồng rừng đem
lại hiệu quả kinh tế cao được Nhà nước ta sử
dụng trong phong trào xoá đói giảm nghèo, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Các bộ phận của cây
đều có thể được sử dụng hiệu quả như: Hạt có
thể ăn được và dùng để chữa bệnh đường tiêu
hoá, lá dùng để nuôi tằm, gỗ Dẻ dùng trong xây
dựng và làm nông cụ, hoa dể sắc uống chữa
tràng nhạc, hoa đực khô dùng làm thuốc sát
trùng, rễ sắc uống chữa viêm tinh hoàn…[3].

Cây Dẻ được trồng phổ biến ở khu vực miền
núi, đặc biệt là ở vùng miền núi phía Bắc Việt
Nam. Trên thị trường hiện nay, các giống Dẻ lấy
hạt phổ biến là Dẻ Trùng Khánh – Cao Bằng, Dẻ
Trung Quốc và Dẻ gai Bắc Giang.
Đã có một số công trình nghiên cứu về cây
Dẻ trên các phương diện khác nhau. Lê Xuân
Hoàng (2008) nghiên cứu thực trạng và giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất hạt Dẻ ở
tỉnh Cao Bằng [7]. Theo hướng phân loại,
Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu cơ sở phân loại
họ Dẻ - Fagaceae Durmort ở Việt Nam [4].
Trên thế giới và ở Việt Nam trong những
năm gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng các
kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá hệ gen của
sinh vật, trong đó có kỹ thuật phân tích sự đa
hình của các đoạn DNA được nhân bản ngẫu
nhiên (Random Amplified Polymorphic DNA-
RAPD). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, RAPD là
kỹ thuật đem lại hiệu quả cao trong việc xác
định kiểu gen, phân tích quần thể và sự đa dạng
di truyền, nghiên cứu nguồn gốc loài và lập bản
đồ di truyền của thực vật [2], [5], [6], [8], [9],
[10], [11], [12], [13]. Ở Việt Nam, họ Dẻ
(Fagaceae) không lớn lắm, chỉ gồm khoảng 6/8
- 9 chi với khoảng 210/900 - 1000 loài nên việc
nhận biết họ này không mấy khó khăn. Tuy
nhiên, việc phân biệt các chi trong họ lại khó, và
việc định loại các loài trong những chi lớn như
Castanopsis, Lithocarpus, Quercus lại càng khó

khăn hơn [4]. Áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử
sẽ giúp cho việc định loại các loài trong họ dễ
dàng và chính xác hơn.
Bài báo này trình bày kết quả xác định
mối quan hệ di truyền của một số mẫu Dẻ phân
bố ở một số khu vực địa lý khác nhau bằng kỹ
thuật RAPD.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP N/CỨU
Sử dụng hạt của 3 mẫu Dẻ trồng tại các
khu vực khác nhau ở Trùng Khánh – Cao Bằng
(TK1, TK2, TK3), Yên Thế - Bắc Giang (BG)
và 1 mẫu Dẻ Vân Nam - Trung Quốc (TQ) làm
vật liệu nghiên cứu.
Tách chiết DNA tổng số theo phương
pháp của Gewel và cs (1991) [1]. Kiểm tra DNA
tổng số bằng phương pháp điện di trên gel
agarose 0,8%.
Nghiên cứu-Trao đổi
Phản ứng RAPD được tiến hành với các
mồi ngẫu nhiên theo phương pháp của William
và cs (1990) [1]. Các mồi sử dụng trong phản
ứng RAPD gồm: 10 mồi ngẫu nhiên sử dụng
cho phân tích genome của 5 mẫu Dẻ TK1, TK2,
TK3, TQ và BG. Trình tự các mồi dài 10
nucleotid, thông tin về trình tự các mồi được
trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Trình tự các nucleotide của 10 mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu
Tên mồi Trình tự mồi Tên mồi Trình tự mồi
DTN1 5’AACCGACGGG 3’ TN03 5’GGGAAGGACA 3’
DTN2 5’GAAACACCCC3’ TN07 5’CCAGACCCTG 3’

OPM5 5’GCCACGGAGA3’ DTN5 5’CGCTGTGCAG 3’
APR08 5’CTGCTGGGAC3’ OPQ02 5’CCGCGTCTTG3’
OCN6 5’GGGGGTCGTT 3’ DHN04 5’GGAAGCCAAC3’
Nghiên cứu –Trao đổi
Mỗi phản ứng PCR có 25µl dung dịch
chứa 1X đệm PCR; 2,5mM MgCl
2
, 100µl
4dNTPs; 200 nM đoạn mồi; 0,125 đơn vị Taq
polymeraza và 10ng DNA khuôn và được tiến
hành trong máy PCR System 9700. Sản phẩm
RAPD được điện di trên gel agarose 1,8%,
nhuộm Ethidium bromide và chụp ảnh trên máy
soi gel.
Các số liệu RAPD được xử lý trên máy
tính theo chương trình NTSYSpc-2.02i (Applied
Biostatistics Tnc., USA., 1998).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Tách chiết và tinh sạch DNA từ mẫu lá Dẻ
DNA được tách chiết và tinh sạch, sau đó
kiểm tra độ tinh sạch và xác định hàm lượng
thông qua máy đo quang phổ hấp thụ ở các bước
sóng 260nm và 280nm. Đồng thời, các mẫu
DNA cũng được điện di trên gel Agarose 0,8%
để đánh giá độ tinh sạch và chất lượng. Kết quả
được thể hiện trên bảng 2 và hình 1.
Bảng 2. Hàm lượng và độ tinh sạch DNA của 5 mẫu Dẻ nghiên cứu
Hình 1. Kết quả điện di DNA tổng số của các mẫu Dẻ trên gel agarose 0,8%
Kết quả ở bảng 1 và hình 1 cho thấy, DNA
được tách từ các mẫu lá Dẻ có hàm lượng dao

động từ 798,8 đến 1143,7 µg/ml, băng vạch sắc
nét, không bị đứt gãy. Độ tinh sạch thể hiện ở tỉ
lệ OD
260
/OD
280
đạt từ 1,79 – 1,92. Như vậy, chất
lượng DNA đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành các
phản ứng PCR – RAPD.
2. Kết quả phân tích điện di PCR-RAPD
Sau khi tách chiết, tinh sạch và pha về
nồng độ chuẩn cho các phản ứng PCR, DNA của
5 mẫu Dẻ đã được phân tích với 10 mồi ngẫu
nhiên. Đánh giá tính đa hình thông qua giá trị
PIC, khoảng cách di truyền được xác định thông
qua hệ số tương đồng và biểu đồ hình cây.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
10 mồi ngẫu nhiên có kí hiệu là: DTN1, DTN2,
OPM5, APR08, OCN6, TN03, TN07, DTN5,
OPQ02, DHN04 để phân tích mối quan hệ di
truyền giữa các giống Dẻ. Kết quả nhận thấy,
tổng số phân đoạn DNA của 5 mẫu lá Dẻ khi
phân tích 10 mồi ngẫu nhiên là 46 phân đoạn.
Trong đó, chỉ có 14 phân đoạn cho tính đa hình
(chiếm 30,4%) và không cho đa hình là 32 phân
đoạn (chiếm 69,6%).
Trong số 10 mồi nghiên cứu, có tới 5 mồi
không cho tính đa hình các phân đoạn DNA.
Mức độ đa hình của các mồi dao động từ 33,3 –
75,0%, trong đó mồi OCN6 cho tính đa hình cao

nhất và thấp nhất là mồi DTN1. Năm mồi còn
lại TN03, TN07, DTN5, OPQ02 và DHN04
không cho tính đa hình (0%) (bảng 3).
Tên mẫu Hàm lượng DNA (μg/ml) Tỉ số OD 260/280
TK1 789,8 1,87
TK2 852,5 1,83
TK3 1143,7 1,92
BG 954,3 1,79
TQ 887,5 1,86
TK1 TK2 TK3 BG TQ
Nghiên cứu-Trao đổi
Bảng 3. Đa hình về phân đoạn DNA được nhân bản của 10 mồi ngẫu nhiên
Tên mồi Số phân đoạn DNA Số phân đoạn
đa hình
Số phân đoạn
đơn hình
% phân đoạn
đa hình
DTN1 6 2 4 33,3
DTN2 7 5 2 71,4
OPM5 5 2 3 40,0
PR08 5 2 3 40,0
OCN6 4 3 1 75,0
TN03 6 0 6 0,0
TN07 3 0 3 0,0
DTN5 3 0 3 0,0
OPQ02 2 0 2 0,0
DHN04 5 0 5 0,0
Tổng số 46 14 32 30,4
Nghiên cứu –Trao đổi

Giá trị PIC được sử dụng khi phân tích
hàm lượng thông tin đa hình, kết quả được thể
hiện ở bảng 4. Số liệu bảng 4 phù hợp với tỷ lệ
đa hình của các phân đoạn DNA được nhân bản
(bảng 3). Cụ thể, giá trị PIC của các mồi TN03,
TN07, DTN5, OPQ02 và DHN04 là 0 (không đa
hình) và giá trị PIC của mồi OCN6 là 0,57 (đa
hình cao nhất). Tuy nhiên, giá trị PIC không chỉ
liên quan tới tỷ lệ phân đoạn DNA đa hình mà
còn cho biết số lượng cá thể cùng xuất hiện phân
đoạn đa hình lớn hay nhỏ (bảng 4).
Bảng 4. Hàm lượng thông tin tính đa hình (PIC) của 5 mẫu Dẻ
TT Tên mồi Giá trị PIC TT Tên mồi Giá trị PIC
1 DTN1 0,32 6 TN03 0,00
2 DTN2 0,34 7 TN07 0,00
3 OPM5 0,38 8 DTN5 0,00
4 APR08 0,36 9 OPQ02 0,00
5 OCN6 0,57 10 DHN04 0,00
Nghiên cứu-Trao đổi
Với 10 mồi ngẫu nhiên được sử dụng cho
5 mẫu Dẻ khác nhau cho thấy, có 5 mồi thể hiện
sự sai khác về các phân đoạn DNA được nhân
bản, 5 mồi còn lại không có sự sai khác về các
phân đoạn DNA được nhân bản giữa các đối
tượng nghiên cứu. Giá trị PIC dao động từ 0,32
đến 0,57. Như vậy, với 10 mồi RAPD sử dụng
trong nghiên cứu đã đưa ra được sự khác nhau
về độ tương đồng các phân đoạn DNA của 5
mẫu Dẻ phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau
là Trùng Khánh - Cao Bằng, Yên Thế - Bắc

Giang và Vân Nam - Trung Quốc.
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm phản
ứng PCR-RAPD trên gel agarose 1,8% của 4
mồi DTN1, DTN2, OPM5 và TN03 được thể
hiện dưới đây:
Mồi TN03: Trong phạm vi vùng phân tích,
kích thước nằm trong khoảng 200-2000bp, cả 5
mẫu Dẻ nghiên cứu đều thu được 6 phân đoạn
DNA. Các phân đoạn DNA được nhân bản của
các mẫu Dẻ có kích thước hoàn toàn giống nhau.
Như vậy, sử dụng mồi TN03 không phát hiện
được sự sai khác về các phân đoạn DNA được
nhân bản. Trong phạm vi phân tích 5 mẫu Dẻ
nghiên cứu với mồi TN03 thu được tổng số 30
phân đoạn DNA (hình 2A).
Mồi DTN2: Kết quả điện di kiểm tra sản
phẩm PCR với mồi DTN2 thu được tổng số
phân đoạn DNA của 5 mẫu Dẻ là 27 phân đoạn.
Kích thước các phân đoạn DNA thu được dao
động trong khoảng 200bp - 1000bp. Trong đó,
xuất hiện 5 phân đoạn DNA khác nhau giữa các
mẫu nghiên cứu. Cụ thể, ở kích thước khoảng
600bp, mẫu Dẻ BG có phân đoạn DNA được
nhân bản các mẫu còn lại không xuất hiện phân
đoạn này. Ngược lại, ở kích thước khoảng
200bp và 750bp, bốn mẫu còn lại đều có phân
đoạn DNA xuất hiện, trong khi đó mẫu Dẻ BG
không xuất hiện các phân đoạn DNA có kích
thước trên (hình 2B).
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR-RAPD của 5 mẫu Dẻ với mồi TN03 và DTN2

Mồi DTN1: Trên phạm vi vùng phân tích
thu được 22 phân đoạn DNA, thuộc 6 kích thước
khác nhau. Kích thước các phân đoạn DNA thu
được dao động trong khoảng 250bp-1500bp.
Trong số 6 phân đoạn xuất hiện trên bản điện di,
có tới 4 phân đoạn hoàn toàn giống nhau giữa 5
mẫu nghiên cứu, nằm trong khích thước khoảng
750 bp-1500bp. Mẫu Dẻ Bắc Giang có hai phân
đoạn DNA được nhân bản với kích thước
khoảng 250bp và 500bp nhưng các mẫu còn lại
không xuất hiện phân đoạn này (hình 3A).
A B
TK1 TK2 TK3 BG TQ M
2000 bp
1000 bp
500 bp
250 bp
1000 bp
500 bp
250 bp
TK1 TK2 TK3 BG TQ M
TN03 DTN2
TK1 TK2 TK3 BG TQ M
A
B
Nghiên cứu –Trao đổi

Hình 3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR-RAPD của 5 mẫu Dẻ với mồi DTN1 và OPM5
Mồi OPM5: Tổng số có 5 phân đoạn
DNA xuất hiện và có hai phân đoạn DNA thể

hiện sai khác giữa các mẫu nghiên cứu. Kích
thước các phân đoạn được nhân bản dao động từ
200bp - 1000bp. Ở kích thước 200bp và 1000bp,
mẫu Bắc Giang tiếp tục xuất hiện phân đoạn
DNA được nhân bản, tuy nhiên 4 mẫu còn lại
không thu được hai phân đoạn này. Ở phạm vi
kích thước 500bp – 800bp, cả 5 mẫu đều nhân
được 3 phân đoạn DNA như nhau (hình 3B).
Như vậy, điện di sản phẩm PCR-RAPD
trên gel agarose 1,8% đã khẳng định sự khác
biệt về phân đoạn DNA được nhân bản của mẫu
Dẻ Bắc Giang so với 4 mẫu Dẻ ở Trùng Khánh
và Trung Quốc.
3. Mối quan hệ di truyền của các mẫu Dẻ
Các số liệu số phân tích PCR-RAPD được
xử lý và phân tích trong chương trình NTSYSpc
version 2.0 nhằm tìm ra khoảng cách di truyền
giữa các mẫu Dẻ nghiên cứu thông qua hệ số
tương đồng di truyền và biểu đồ hình cây.
Để kiểm tra phương pháp phân nhóm,
chúng tôi đã tiến hành xác định giá trị tương
quan kiểu hình theo 3 phương pháp tính hệ số di
truyền giống nhau (phương pháp của Jaccard,
của Nei & Li, của Sokal) với bốn kiểu phân
nhóm (WPGMA, UPGMA, liên kết hoàn toàn
và liên kết đơn lẻ) (bảng 4). Biểu đồ hình cây
được thiết lập dựa trên giá trị tương quan cao
nhất với các giá trị khi r ≥ 0,9 (tương quan rất
chặt), r = 0,8 - 0,9 (tương quan chặt), r = 0,7 -
0,8 (tương quan tương đối chặt), r ≤ 0,7 (tương

quan không chặt).
Bảng 5. Giá trị tương quan kiểu hình (r) theo 3 cách tính về hệ số tương đồng
Phương pháp
Kiểu phân nhóm
UPGMA WPGMA Liên kết hoàn toàn Liên kết đơn lẻ
SM 0,99910 0,99911 0,99911 0,99911
Dice 0,99870 0,99879 0,99879 0,99878
Jaccard 0,99940 0,99910 0,99910 0,99909
Bảng 5 cho thấy, với 3 cách tính hệ số di
truyền giống nhau và 4 kiểu phân nhóm phản
ánh mối tương quan kiểu hình của 5 mẫu Dẻ dao
động rất chặt 0.99879 – 0.99943. Trong đó giá
trị tương quan kiểu hình (r) lớn nhất 0.99943 khi
tính theo hệ số di truyển Jaccard và kiểu phân
nhóm UPGMA. Vì vậy, sơ đồ hình cây được
thiết lập theo hệ số di truyền giống nhau Jaccard
và kiểu phân nhóm UPGMA.
A B
TK1 TK2 TK3 BG TQ M
TK1 TK2 TK3 BG TQ M
OPM5
DTN1
1000 bp
250 bp
1500 bp
500 bp
250 bp
Nghiên cứu-Trao đổi
Bảng 6. Hệ số tương đồng giữa các mẫu Dẻ nghiên cứu
TK1 TK2 TK3 BG TQ

TK1 1.00000
TK2 1.00000 1.00000
TK3 1.00000 1.00000 1.00000
BG 0.69565 0.69565 0.69565 1.00000
TQ 1.00000 1.00000 1.00000 0.69565 1.00000
Kết quả bảng 6 cho thấy, 3 mẫu Dẻ TK1,
TK2 và TK3 lấy ở các khu vực khác nhau ở
huyện Trùng Khánh – Cao Bằng có mức độ
tương đồng đạt 100% khi phân tích với 10 mồi
ngẫu nhiên. Điều này cho thấy, độ thuần và độ
đồng nhất rất cao của các mẫu Dẻ Trùng Khánh.
Kết quả ở bảng 5 cũng cho thấy, mức độ gần gũi
di truyền của các mẫu Dẻ Trùng Khánh và
Trung Quốc. Bốn mẫu TK1, TK2, TK3 và TQ
không xuất hiện sự khác biệt. Các phân đoạn
DNA được nhân lên của bốn mẫu trên với các
mồi nghiên cứu không có sự sai khác.
Mẫu Dẻ Bắc Giang có mức độ tương đồng
DNA thấp so với các mẫu Dẻ từ Vân Nam -
Trung Quốc và Trùng Khánh – Cao Bằng. Hệ số
tương đồng giữa mẫu Dẻ Bắc Giang với các
mẫu còn lại đạt 69,6% (sai khác tới 30,4%). Sự
sai khác DNA của mẫu Dẻ Bắc Giang so với các
mẫu còn lại nhận biết được do sự xuất hiện hay
không xuất hiện phân đoạn DNA được nhân bản
ở những kích thước nhất định.
Quan hệ di truyền của các mẫu Dẻ nghiên
cứu được thể hiện trên sơ đồ hình cây (hình 4)
và được chia thành 2 nhánh:
- Nhánh I: Bao gồm 4 mẫu Dẻ TK1, TK2,

TK3 và TQ. Các mẫu này không có sự sai khác
di truyền. Như vậy, có thể nói 3 mẫu Dẻ thu
thập từ các vùng khác nhau ở Trùng Khánh –
Cao Bằng và mẫu Dẻ Vân Nam - Trung Quốc
chỉ là một.
- Nhánh II: Bao gồm duy nhất mẫu Dẻ
Bắc Giang, có sự sai khác so với 4 mẫu còn lại
tới 30,4% (1- 0,696).
Hình 4. Biểu đồ hình cây các mẫu Dẻ nghiên cứu theo hệ số của Jaccard và kiểu phân nhóm WPGMA
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với hệ
thống phân loại thực vật theo Nguyễn Tiến Bân
(2003)[3]. Các mẫu Dẻ Trùng Khánh và Dẻ thu
từ Vân Nam - Trung Quốc thuộc cùng loài
Castanea molissima Blum (Dẻ Trùng Khánh, Dẻ
Cao Bằng, Dẻ Pố Tấu) thuộc chi CASTANEA
Mill.1754 (Dẻ Trùng Khánh), còn mẫu Dẻ thu từ
Bắc Giang thuộc loài Castanopsis boisii Hickel
& Camus, 1992 (Dẻ gai Yên Thế, Dẻ gai Bắc
Giang) trong chi CASTANOPSIS (D. Don)
Nhánh I
Nhánh II
Nghiên cứu –Trao đổi
Spach, 1841, nom. Cons. (Dẻ gai, Cà ổi, Kha
thụ) [3].
IV. KẾT LUẬN
1. Phân tích RAPD với DNA của 5 mẫu
Dẻ với 10 mồi ngẫu nhiên thì có 5/10 mồi cho
tính đa hình. Trong đó, mồi OCN6 cho tính đa
hình cao nhất với giá trị PIC = 0,57; 4 mồi còn
lại cho tính đa hình thấp PIC<0,50.

2. Các mẫu Dẻ lấy từ các khu vực khác
nhau của huyện Trùng Khánh – Cao Bằng và
mẫu Dẻ từ Vân Nam - Trung Quốc có hệ số
tương đồng di truyền đạt 100%. Mẫu Dẻ Bắc
Giang có sự tương đồng di truyền với các mẫu
Dẻ nghiên cứu là 69,6%.
3. Sơ đồ hình cây của 5 mẫu Dẻ nghiên cứu
được xếp thành 2 nhánh:
- Nhánh I: Bao gồm 4 mẫu Dẻ TK1, TK2,
TK3 và TQ, các mẫu này thuộc cùng một loài
Castanea molissima Blum (Dẻ Trùng Khánh, Dẻ
Cao Bằng, Dẻ Pố Tấu) thuộc chi CASTANEA
Mill.1754 (Dẻ Trùng Khánh).
- Nhánh II: Bao gồm duy nhất mẫu Dẻ
Bắc Giang, có sự sai khác so với 4 mẫu còn lại
tới 30,4% (1- 0,696). Mẫu này thuộc loài
Castanopsis boisii Hickel & Camus, 1992 (Dẻ
gai Yên Thế, Dẻ gai Bắc Giang) trong chi
CASTANOPSIS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gawel N.J Jart RL (1991), Genomic DNA
isolation.http:www.weihenstephan.de/.
2. Ren F., Lu B.R.,Li S., Huang J., and Zhu Y.
(2003), A comparative study of genetic
relationships among the AA – genome Oryza
species usinh RAPD and DNA SSR markers’,
Theor Appl Genet, 108 (1), tr. 113 – 120.
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài
thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội,
Tập II, tr. 227 – 229.

4. Nguyễn Tiến Bân (2004), Cơ sở phân loại họ
Dẻ - Fagaceae Durmort ở Việt Nam, Tạp chí
sinh học, Tập 26 (4A), tr. 1- 11.
5. Trần Dụ Chi, Vũ Thành Lâm, Dương Đức
Tiến, Hoàng Thị Minh Hiền, Đặng Diễm Hồng
(2001), Bước đầu ứng dụng kỹ thuật RAPD-
PCR vào phân loại một số chủng tảo
Scenedesmus phân lập từ hồ Hoàn Kiếm, Tạp
chí Sinh học, Tập 23, Số 3, tr. 170-177.
6. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn
Hoàng Tỉnh (2005), Sử dụng kỹ thuật RAPD và
AFLP để nghiên cứu quan hệ di truyền của 2
giống vải thiều và vải chua , Những vấn đề nghiên
cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, tr. 1160 – 1162.
7. Ngô Xuân Hoàng (2008), Thực trạng và giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất hạt Dẻ ở
tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ -
Đại học Thái Nguyên; số 3 (47), Tập 1, tr.40 – 45.
8. Nguyễn Ngọc Huệ, Trần Danh Sửu, Trịnh
Hồng Kiên (2005), Những vấn đề nghiên cứu cơ
bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và
kỹ thuật, tr. 1250 – 1253.
9. Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Hoa Lan
(2005), Đa dạng di truyền một số giống lạc
trồng (Archis hypogaea L.), Những vấn đề
nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb
khoa học kỹ thuật, tr1304 – 1307.
10. Dinh Thi Phong, Le Thi Muoi, Le Tran Binh
(2001), RAPD variability in rice (Oryza sativa

L.) Plants derived from desiccation – tolerant
calli. Euphyca, 121, p. 297 – 303.
11. Nguyễn Đức Thành, Phạm Duy Toản,
Nguyễn Hoàng Anh (2000), Ứng dụng chỉ thị
phân tử RAPD và STS trong nghiên cứu đa dạng
di truyền và chọn giống ở lúa, Những vấn đề
nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, tr 149 – 152.
12. Nguyễn Văn Thiết, Lê Thị Lan Oanh (2001),
Nghiên cứu đa dạng sinh học của nhãn trồng ở Việt
Nam bằng kỹ thuật RAPD, Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Số 7, tr. 444 - 445.
13. Nguyễn Xuân Thụ, Lê Thị Lan Oanh,
Nguyễn Thị Dung (1998), Sử dụng dấu chuẩn
RAPD để nhận dạng 1 số giống chuối trồng ở
Nghiên cứu-Trao đổi
Việt Nam, Tạp chí di truyền và ứng dụng, Số 3,
tr. 20 – 25.
EVALUATE THE GENETIC RETIONSHIP BETWEEN SOME SAMPLES OF CHESTNUS
BY RAPD TECHNIQUE
Nguyen Minh Que
1
, Nguyen Thi Tam
SUMMARY: The RAPD analysis of 5 DNA chestnut samples with 10 primers show that 5/10 primers
manifest multi–image. In particular, the OCN6 has the highest with PIC value of 0.57; the 4 remaining
primers have low-polymorphic with PIC< 0.50. The samples taken from different areas of Trung
Khanh district - Cao Bang and the one from Van Nam - China have genetic homogenous coefficient at
100%. Genetic similarity between the Bac Giang sample and the ones in study is 69.6%.The tree
diagram of 5 Chestnut samples used in this study is classified into 2 branches: Branch 1: Consisting of
4 Chestnus samples: TK1, TK2, TK3 and TQ. They belong to the same Castanea molissima Blum

(Trung Khanh, Cao Bang and Po Tau chestnuts) within CASTANEA Mill. 1754 (Trung Khanh
chestnut); Branch 2: Consisting of only Bac Giang sample which shows a diffrerence of up to 30,4 %
(1 – 0.696) to the 4 remaining samples. This belongs to Castanopsis boisii Hickel and Camus, 1992
(Yen The and Bac Giang thorn chestnut) within CASTANOPSIS.The results completely suit to the plant
classifying system according to Nguyen Tien Ban (2003).

Thai Nguyen College of Education
HIỆU LỰC CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ GIẦU AXÍT AMIN (A2, A4) ĐƯỢC
ĐIỀU CHẾ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM GIÀU ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA CHUỘT
Trần Quốc Vương
TÓM TẮT: Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón
và Dinh dưỡng cây trồng - Viện Thổ nhưỡng Nông nhằm xác định hiệu lực của phân bón lá hữu cơ
giàu axít amin A2, A4 điều chế từ phế phụ phẩm giàu đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng Dưa chuột trên đất bạc màu Sóc Sơn – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón lá
A2, A4 đã làm tăng chiều dài cây, số nhánh, tỉ lệ hoa cái/đực, số quả; hàm lượng Ca, Vitamin A,
Vitamin C; và giảm hàm lượng Fe, Nitrat của quả Dưa chuột; làm năng suất tăng từ 0,217 - 0,247
kg/cây (31,31 - 35,64%) so với đối chứng.
Từ khoá: phân bón lá hữu cơ; phế phụ phẩm; A2, A4.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình sản xuất, chế biến của ngành
nông nghiệp, thuỷ sản cũng như các ngành khác
đã tạo ra nhiều loại phế phụ phẩm. Việc xử lý
hay sử dụng các phế phụ phẩm không hợp lý (sẽ
góp phần gây ô nhiễm môi trường) cần hạn chế
và nên tích cực tái sử dụng hợp lý các loại phế
phụ phẩm, đặc biệt là phế phụ phẩm giàu đạm.
Trong nông nghiệp, việc sử dụng các phế
phụ phẩm giàu đạm để điều chế ra các loại phân
bón lá hữu cơ giàu axít amin không những có ý

nghĩa về mặt môi trường mà còn tạo ra các loại
phân bón có hiệu quả cao đối với năng suất và
chất lượng nông sản, vì trong cây axít amin làm
nguyên liệu để tổng hợp protein là thành phần
chính của nguyên sinh chất tế bào, enzym, hoóc
môn. Hầu hết các axít amin đều có thể tạo phức
chelate nội với nguyên tố vi lượng [1,2]. Axít
amin tạo thành chelate với nguyên tố vi lượng
làm tăng khả năng di chuyển và hấp thu của cây
trồng đối với các nguyên tố vi lượng [3]. Do đó
sử dụng axít amin làm chất mang nguyên tố vi
lượng dưới dạng phức chelate trong chế phẩm
phân vi lượng không những cây trồng dễ hấp thu
hơn mà còn bổ sung nguồn dinh dưỡng đạm cho
cây trồng, tăng hiệu quả của chế phẩm. Trên cơ
sở trên, việc tiến hành nghiên cứu điều chế phân
bón lá hữu cơ giàu axít amin và vi lượng từ phế
thải giàu đạm trong chế biến thuỷ hải sản (đầu,
Nghiên cứu –Trao đổi
ruột cá, cá nhỏ ươn), trong giết mổ động vật
(lông, tiết động vật), trong nông nghiệp (nhộng
chết, tằm hỏng, phế phẩm sau khi quay tơ…) để
tạo ra phân bón lá có khả năng hấp thu nhanh,
hiệu quả sử dụng phân bón cao, cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng là có ý nghĩa và cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phế phụ phẩm giàu đạm sau khi được thuỷ
phân, điều chế tạo ra dung dịch có thành phần và
tính chất như sau: Màu nâu đen, dạng lỏng, tan
hoàn toàn trong nước; pH = 4,5; hàm lượng axít

amin tổng số 145,5 g/l (ký hiệu là dung dịch
Ao). Dung dịch Ao được phối trộn với các
nguyên tố vi lượng tạo ra 02 loại phân bón lá A2
và A4 có tính chất như dung dịch Ao và có hàm
lượng các nguyên tố vi lượng/1 lít như sau:
+ A2: 4,28 g B và 4,37 g Zn;
+ A4: 4,31 g B; 4,34 g Zn; 4,86 g Mn;
1,78 g Mo.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm
Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng
(Viện Thổ nhưỡng Nông hoá).
- Thời gian nghiêm cứu: 11/2000 –
11/2001
- Đối tượng thí nghiệm: Thí nghiệm chậu
vại trong nhà lưới với cây Dưa chuột trên đất
bạc màu Sóc Sơn, Hà Nội (thí nghiệm 1 vụ):
+ Thí nghiệm được bố trí theo thí nghiệm
chậu vại của giáo sư Đào Thế Tuấn [4]; chậu
hình trụ, đường kính 30 cm, chiều cao 30 cm,
mỗi chậu 19 kg đất khô;
+ Công thức thí nghiệm:
1: Đối chứng: NPK + phun nước lã;
2: NPK + B, Zn;
3: NPK + B, Zn, Mn, Mo;
4: NPK + Ao;
5: NPK + A2;
6: NPK + A4.
+ Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi chậu
trồng ba cây sau tỉa để lại một cây;
+ Phân bón cho mỗi chậu là 7,63 g Urê +

12,10 g Supe photphat + 3,10 g KCl.
Phân Supe photphat được trộn đều với đất
trước khi trồng cây; Phân Urê được hoà vào
nước tưới làm 3 lần (Lần 1: sau khi trồng 10
ngày; Lần 2 sau lần 1 20 ngày; Lần 3 sau lần 2
15 ngày); phân KCl bón lần 1 sau khi trồng: 15
ngày và lần 2 sau lần 1: 20 ngày;
Phân bón lá được bổ sung qua lá 3 lần, lần
1 sau khi trồng: 15 ngày, lần 2 sau lần 1: 15
ngày và lần 3 sau lần 2: 10 ngày.
+ Lượng phun: 1l/ha/lần.
+ Tỷ lệ pha loãng: 1lít phân bón lá pha với
1000 lít nước lã.
+ Mỗi ngày tưới nước 1 lần, lượng tưới là
như nhau ở các công thức.
- Các chỉ tiêu theo dõi đối với cây trồng:
Chiều dài cây, Số nhánh/cây, Tỉ lệ hoa
cái/đực/cây; Số quả/cây; Năng suất/cây; Hàm
lượng Fe, Ca, Vitamin A, Vitamin C và Nitrat
trong quả.
- Số liệu thí nghiệm được xử lý theo
phương pháp LSD và Duncan, sử dụng phần
mềm STATH.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của phân bón lá Ao, A2 và A4
đến sinh trưởng phát triển của Dưa chuột
Bảng 1: Ảnh hưởng của phân bón lá Ao, A2 và A4 đến sinh trưởng phát triển của Dưa chuột
TT Công thức Chiều dài cây
TB (cm)
Số nhánh TB/cây Tỉ lệ hoa

cái/đực/cây (%)
1 NPK + nước lã 206,33 3,00 47,80
2 NPK + B, Zn 209,67 3,33 48,01
3 NPK + B, Zn , Mn, Mo 210,67 3,33 48,14
4 Ao 216,33 3,67 48,90
5 A2 227,33 4,67 57,93
6 A4 229,67 5,00 58,53

×