Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BC Tham luận XD THTT HSTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.87 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI
TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ CÔNG TÁC GVCN TRONG PHONG TRÀO
” XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 2010-2011
I- Lý do chọn sáng kiến:
Năm học 2010-201 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6/1, là năm học
thứ ba thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ và
thực hiện chủ đề năm học : Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục chủ đề : “Tập trung
đổi mới công tác tổ chức, quản lý, phối hợp, hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ, chủ
yếu ở cấp đơn vị trường học, nhằm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng thực và
hiệu quả Giáo dục – Đào tạo ở địa phương”.
Chúng tôi nghĩ rằng muốn xây dựng được một “trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trước hết phải có các tập thể “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Để làm
được công việc này trách nhiệm đầu tiên, lớn nhất có lẽ thuộc về các giáo viên làm công
tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Nhưng quan trong vẫn là Về
công tác Chủ nhiệm – Giáo dục đạo đức cho học sinh.
II- Nội dung sáng kiến :
Đây là một trong hai công tác vô cùng quan trọng của người giáo viên. Điều này
càng quan trọng hơn khi được đặt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Để làm tốt công tác này, để lớp chủ nhiệm của mình thực sự
thân thiện, học sinh của mình thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đã có các định hướng cụ thể
cho công việc của mình. Đặc biệt, để các em xích lại gần nhau hơn, để xây dựng được
một tập thể lớp học đoàn kết, thân thiện, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các công việc
sau:
Thứ nhất: Phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động học tập và rèn
luyện. Người GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được
Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong
những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp học.


Thứ hai: Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại nhà. GVCN cần nắm chắc
sở trường, sở đoản cũng như địa bàn cư trú của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp
thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở nhà. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo địa bàn cư
trú, gồm đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém học sinh ngoan và
chưa ngoan để các em giúp nhau học tập, rèn luyện, GVCN sẽ quy định cụ thể thời
gian HS học tập và sinh hoạt tổ - nhóm ở nhà mỗi ngày và kiểm tra việc học tập, sinh
hoạt của các tổ nhóm này mỗi tuần một lần bằng các hình thức khác nhau Đồng thời, ở
trên lớp, GVCN cần duy trì thật tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài đầu giờ của
HS.
Bên cạnh hoạt động học tập theo tổ - nhóm, chúng tôi cũng rất chú trọng phong
trào “đôi bạn cùng tiến” – nhằm hỗ trợ thêm cho các em HS có lực học còn yếu, giúp đỡ
giáo dục mọi mặt cho các em học chưa ngoan tiến bộ hơn. Thứ ba: Tổ chức cho các cá
nhân trong tổ - nhóm, các tổ - nhóm thi đua học tập hàng ngày, hàng tuần. Bên cạnh các
phong trào thi đua chung, chúng tôi phát động các phong trào thi đua ở từng tháng, từng
đợt với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi tháng, mỗi học kỳ; có tổng kết, phát
thưởng cho tất cả các phong trào thi đua vào cuối năm học. Một trong những điểm tựa
cho công tác này chính là Hội CMHS. Thứ tư: Xây dựng “Quỹ tình thương giúp bạn đến
trường, thắp sáng ước mơ”. Chúng tôi sẽ nắm bắt hoàn cảnh của từng HS trong lớp, nhất
là những em HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để lên kế hoạch, bàn bạc với Hội
CMHS, với tập thể lớp để gây quỹ tình thương nhằm giúp đỡ từng học kỳ đối với những
HS có khó khăn đột xuất và suốt năm học đối với những HS nghèo (đóng học phí, hỗ trợ
tập vở, cấp học bổng )
Một số biện pháp khác như: Xây dựng một “thư viện” riêng của lớp để giúp đỡ
những HS thiếu sách giáo khoa học tập. Cuối mỗi học kỳ, cuối năm dùng toàn bộ số sách
này cùng với việc huy động thêm số sách không sử dụng nữa của mỗi HS để tặng cho
nhà trường nhằm xây dựng “thư viện thân thiện”
Làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất
nhà trường. Thực hiện phong trào “ ” (GVCN cùng với Hội CMHS và tập thể học sinh
trong lớp quyên góp quà và tiền mặt để đến thăm hỏi, giúp việc dọn dẹp nhà cửa và chúc
tết gia đình của ít nhất 10% số HS trong lớp).

Phương châm giáo dục của chúng tôi là “lạt mềm buộc chặt”, GVCN phải thực sự
là người thân thiện – nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các em như chính
con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia sẻ với các em mọi vui
buồn trong cuộc sống từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức rèn
luyện mọi mặt cho các em.
Đặt công tác giảng dạy, một trường học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó
phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng
tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này, chúng tôi nghĩ các thầy cô giáo không
nên làm những cây cổ thụ toả bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người
hướng đạo đầy bản lĩnh cũng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri
thức.
III- Kết luận :
Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp , công tác giảng dạy còn phải tích
cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước để biết
linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần.
Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các
sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi
về đổi mới phương pháp dạy học cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú
khi học tập bộ môn.
Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em
nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi
hơn
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui phải làm sao hiện thực đối với tất cả các HS.
Nhờ áp dụng phương pháp này mà học sinh lớp của tôi chủ nhiệm luôn gắn bó với
trường, không có học sinh bỏ học, trốn tiết; chất lượng học tập ngày một nâng cao hơn.
Sáng kiến chắc còn nhiều điều hạn chế mong Quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
sáng kiến hoàn chỉnh hơn.
Xếp loại của HĐKH
SKKN được xếp loại :

P.Chủ tịch HĐKH Giáo viên chủ nhiệm
LÂM PHI LONG Phạm Hồng Ngôn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×