Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

đánh giá tác động của các dự án khuyến nông đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.04 KB, 114 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ MAI



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO






HÀ NỘI – 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Mai




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn, ngoài những cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Học viên
Nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Nhân dịp hoàn thành

luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới sự quan
tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫ
n tận tình của các
thầy cô khoa sau đại học, các thầy cô trong bộ môn phân tích định lượng - Học
viện Nông nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới thầy giáo
PGS-TS Trần Đình Thao, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Bắ
c Ninh, UBND huyện Tiên Du, phòng Nông nghiệp và
PTNT, trạm Khuyến nông huyện Tiên Du đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi học tập và thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ
và ghi nhận những tình
cảm quý báu đó.
Một lần nữa, tôi xin được trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe, hạnh phúc!

Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục từ viết tắt vii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ
C TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái việm cơ bản 4
2.1.2 Vai trò của dự án khuyến nông đến phát triển nông nghiệp 17
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện dự án khuyến nông 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Hoạt động khuyến nông ở một số nước trên thế giới 19
2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở nước ta 23
2.2.3 Tình hình thực hi
ện dự án khuyến nông ở nước ta 26
2.2.4 Kinh nghiệm trong thực hiện dự án khuyến nông ở nước ta 29
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 34


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án khuyến nông 41
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Đánh giá kết quả, hiệu quả các dự án khuyến nông 43
4.1.1 Tình hình triển khai các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện
Tiên Du giai đoạn 2011-2013 43
4.1.2 Kết quả và hiệu quả dự
án khuyến nông 46
4.2 Tác động của dự án khuyến nông đến kinh tế hộ 70
4.2.1 Thông tin về hộ điều tra 70
4.2.2 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật từ các dự án khuyến nông 76
4.2.3 Tác động của dự án khuyến nông đến kinh tế hộ 79
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao tác động tích cực của dự án
khuyến nông đối với kinh tế hộ 85
4.3.1 Nhóm giải pháp cho trung tâm Khuyến nông 85
4.3.2 Nhóm giải pháp cho chính quyền 92
4.3.3 Nhóm gi
ải pháp cho hộ nông dân 94
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
5.1 Kết luận 97
5.2 Kiến nghị 98
5.2.1 Đối với Nhà nước 98
5.2.2 Đối với tỉnh Bắc Ninh 99
5.2.3 Đối với cấp huyện 99

5.2.4 Đối với hộ nông dân 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Diện tích đất các loại năm 2013 32

3.2 Dân số và số lao động trên địa bàn huyện Tiên Du (2009-2013) 35
3.3 Hiện trạng phân bố dân cư huyện Tiên Du đến 31/12/2013 36
3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Tiên Du giai đoạn 2011-
2013 Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài: 39

4.1 Tình hình triển khai các DAKN ngành trồng trọt tại huyện Tiên
Du giai đoạn 2011- 2013 44

4.2 Tình hình triển khai các DAKN ngành chăn nuôi tại huyện Tiên
Du giai đoạn 2011 – 2013 45

4.3 Tình hình triển khai các DAKN ngành thủy sản tại huyện Tiên
Du giai đoạn 2011-2013 46

4.4 Kết quả xây dựng mô hình của huyện Tiên Du giai đoạn 2011-
2013 49

4.5 Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân huyện Tiên Du qua
3 năm 2011 – 2013 51


4.6 Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của tập huấn kỹ
thuật, hội thảo trong quá trình thực hiện DAKN huyện Tiên Du 53

4.7 Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của các lớp tập huấn,
hội thảo 54

4.8 Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức và kỹ năng vào sản
xuất của các hộ nông dân huyện Tiên Du 54

4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 56
4.10 Hiệu quả mô hình CPSH năm 2013 57
4.11 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa thâm canh
giống lúa Bắc thơm số 7 với giống đại trà 60


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

4.12 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa Hương thơm
số 1 với giống đại trà 60

4.13 Kết quả thực hiện mô hình 63
4.14 Kết quả đạt được của các hộ tham gia mô hình 65
4.15 Hiệu quả đạt được của các hộ tham gia mô hình 66
4.16 Tình hình chung về nhóm hộ điều tra năm 2013 72
4.17 Tình hình đất đai của hộ điều tra năm 2013 73
4.18 Tình hình thu nhập của hộ điều tra năm 2013 75
4.19 Tác động của dự án khuyến nông đến năng suất, sản lượng 80
4.20 Tác động của dự án khuyến nông đến thu nhập của hộ 81
4.21 Tác động của dự án khuyến nông đến nhận thức và kiến thức của hộ 82

4.22 Tính bền vững và sự lan toả của các dự án khuyến nông 85


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATSH An toàn sinh học
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BQ Bình quân
CLB KN Câu lạc bộ khuyến nông
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CPSH Chế phẩm sinh học
DAKN Dự án khuyến nông
DVTM Dịch vụ thương mại
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
GT Giá trị
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thu
ật
Ngđ Nghìn đồng
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSTT Năng suất thực thu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với đại đa số người dân sống bằng
nghề nông. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển được thì những nhu
cầu cần thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là ngành cung cấp. Do
vậy, nông nghiệp luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, là nền tảng góp phầ
n ổn định và phát triển xã hội. Khuyến nông
được hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sản xuất nông nghiệp
nhằm mục đích xã hội hoá nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mọi quốc gia
đều có các hoạt động, dự án khuyến nông. Khuyến nông thực chất là mọi cố
gắng của Chính phủ, cộng đồng, nông dân trong việc khuyến khích, mở rộng
phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.
Hiện nay, khoa h
ọc kỹ thuật ngày một phát triển, những tiến bộ kỹ
thuật ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một bộ phận
không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với người dân còn
ít và thiếu đồng bộ. Do vậy mà vấn đề chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ
thuật, kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một yêu cầu
cấp thiết trong chi
ến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.
Trong đó hệ thống khuyến nông giữ vai trò quan trọng.
Hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành
lập theo theo quyết định 13CP ngày 2/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Qua
20 năm vận dụng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế
quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở
nước ta. Khuyến nông là mộ

t quá trình, là một hệ thống các hoạt động nhằm
truyền bá kiến thức và huấn luyện dạy nghề cho nông dân, đưa đến cho họ
những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2

dân trí trong cộng đồng nông thôn.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu
của đa số nông dân; chưa đáp ứng hết các kiểu nông hộ, đặc biệt là những
hộ nghèo. Công tác đánh giá dự án, hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở
đánh giá năng suất và chất lượng dự án, không có đánh giá xem nông dân có
hiểu và áp dụng những kiến thức
được tập huấn vào sản xuất như thế nào. Liệu
nông dân có tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay không,
cũng như các điều kiện đảm bảo để mở rộng sản xuất có hiệu quả như vấn đề
về vốn, lao động, thị trường…
Tiên Du là một huyện phát triển nhanh của tỉnh Bắc Ninh, trong những
năm gầ
n đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ thay đổi
nhanh chóng cùng với quá trình CNH – HĐH. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu
lương thực, thực phẩm cho toàn huyện thì công tác khuyến nông được tăng
cường triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thông qua
các hoạt động của dự án khuyến nông. Việc đánh giá những kết quả đã đạt
được cũng như chỉ ra nh
ững tồn tại cần khắc phục trong quá trình thực hiện
những dự án khuyến nông là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá tác động của các dự án khuyến nông đến phát triển
kinh tế của các hộ nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá kết quả và tác
động từ các dự án khuyến nông ở huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tác động
tích cực của các dự án này đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân tại địa
phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về các dự án khuyến nông và vai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

trò của dự án khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả của các dự án khuyến nông ở huyện Tiên Du.
- Đánh giá tác động của các dự án khuyến nông đến phát triển kinh tế
hộ nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tác động tích
cực của các dự án khuyến nông đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân tại
địa phương.
1.3 Đối t
ượng nghiên cứu
Các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động của các dự án
khuyến nông đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Không gian: Tại địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2013 đến tháng 12/
2014.
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong giai đ

oạn 2011 - 2013











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về dự án
“Dự án” theo từ điển bách khoa toàn thư được đinh nghĩa là “điều
người ta có ý định làm”, hay “đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành
động”. Có thể thấy rằng trong khái niệm “dự án” bao gồm 2 ý: vừa là ý tưởng,
ý định, ý muốn và vừ
a có ý hành động.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ “dự án” được sử dụng tương đối rộng
rãi. Dự án có thể thực hiện trên một quy mô lớn do Chính phủ tiến hành, nhỏ
hơn là các dự án do một tỉnh, huyện, một tổ chức xã hội thực hiện. Dự án có
thể đơn giản như một kế hoạch hoạt động của các nhân, một gia đình, như
cả
i tạo một khu vườn, phát triển một mô hình trang trại, phát triển chăn nuôi

một loại gia súc, gia cầm, … Tựu chung lại, dự án có thể được hiểu như một
kế hoạch can thiệp để giúp một tổ chức, một cộng đồng hoặc một các nhân
nhằm thay đổi cái hiện tại đến một cái mới tốt đẹp hơn. Hiện nay, có nhiều
quan niệm khác nhau về dự án, cụ thể nh
ư:
“ Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt được
kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định” (David, 1995)
“ Dự án là tập hợp những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau
theo một lôgíc nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng
những nguồn lực và trong một khảng thời gian đã được định trước”
(Stanley,1997).
“ Dự án là sự can thi
ệp một cách có kế hoạch nhằm đạt được một hay
một số mục tiêu cũng như hoàn thành những công việc đã được định trước tại
một địa bàn trong một khoảng thời gian nhất định, với những tiêu phí về tài
chính và tài nguyên đã được định trước” (Nguyễn Thị Oanh,1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5

Dự án: là tập hợp các hoạt động, qua đó để bố trí sử dụng các nguồn
lực khan hiếm, nhằm tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ, trong thời gian xác
định, nhằm thoả mãn mục tiêu nhất định và đầu tư một lần có tác dụng lâu
dài. Dự án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực), các
hoạt động dự án được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, kinh tế, chính
tr
ị, xã hội), các đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) để thoả mãn nhu cầu mong
muốn (Đỗ Kim Chung, 2003).
Tóm lại, dự án là một hệ thống các hoạt động có liên kết được thực
hiện nhằm đạt tới những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất
định với tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được định trước.

2.1.1.2 Khái quát về khuyến nông và dự án khuyến nông
* Khuyến nông
Theo nghĩa t
ừ Hán Việt, "khuyến" có nghĩa là khuyên bảo người ta cố
gắng sức, "nông” có nghĩa là nghề nông. “Khuyến nông” là khuyên mở mang
phát triển sản xuất nông nghiệp. Còn theo tiếng Anh, thuật ngữ "Agricultural
Extension" được dịch là “ khuyến nông” là từ ghép giữa “Extension” (nghĩa là
“mở rộng”, “thêm vào”) với “Agriculture” (nghĩa là “nông nghiệp”).
Đã có rất nhiều khái niệm về khuyến nông được đưa ra dựa theo nhiều
cách thức tổ chức khuyến nông khác nhau nhưng tựu chung lại
đều có đối tượng
chính là người nông dân với mục tiêu là phát triển nông nghiệp nông thôn:
“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người
dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần
thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E.
Swanson và J.B.Claar).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông
dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định
đúng đắn”
(A.W.Van den Ban và H.S Hawkins – Khuyến nông, 1988).
“Khuyến nông được xem như một tiến trình của việc hoà nhập các kiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần
làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại
gặp phải” (D.Sim và H.A.Hilmi – FAO Forestry paper 80, 1987, FAO Rome).
“Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn,
các nhu cầu và giúp họ tự

quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla –
A Munual for training Field Workers, 1989).
“Khuyến nông là một quá trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nông
thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòng thông tin giữa
nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falconer, J. – Forestry, A Review of Key
Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I., London).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên
quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo d
ục ngoài
nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành”
(Thomas, G. Floes).
“Khuyến nông là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng
và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả
năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời
sống vật chất của gia đình và cộng đồ
ng” (Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV,
Tổ chức Đoàn kết quốc tế vì Hợp tác và phát triển CIDSE, Dự án phát triển
lâm nghiệp xã hội sông Đà SFDP và các Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai
Châu, Sơn La, Thái Nguyên).
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) định nghĩa Khuyến
nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông
dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông
nghiệp, những ki
ến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những
thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao

dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Hiểu theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục người
nông dân một cách không chính thức. Nó đem đến cho người nông dân những
thông tin và lời khuyên để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khuyến
nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hi
ệu quả nuôi trồng.
Khuyến nông là sử dụng các cơ quan, các trung tâm khoa học nông nghiệp để
phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới người nông dân bằng các
phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn.
Hiểu theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn như hướng d
ẫn tiến bộ
kỹ thuật, định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân hiểu biết
chính sách, pháp luật của nhà nước, phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và
tổ chức các hoạt động xã hội, tăng cường liên kết cộng đồng nông thôn…
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, đó là
quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo người nông dân theo nguyên tắc tự
nguyệ
n, không áp đặt. Đây cũng là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng
một cách dần dần và tự giác của người nông dân (Bế Đình Hưng, 2001).
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác bởi vì
khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục
đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, mỗi cán
bộ khuyến nông
đều có những ý niệm riêng dựa trên kinh nghiệm và tính chất
công việc của mình. Nói cách khác không thể đưa ra một định nghĩa khuyến
nông duy nhất. Dưới đây là một số định nghĩa có tính chính xác hơn cả.
Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm –
ngư nghiệp, các trung tâm khoa học nông – lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng
các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ

có thể
áp dụng nhằm thu lại nhiều nông sản hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8

Theo nghĩa rộng, khuyến nông ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân
còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, dịch bệnh, giúp họ
tiêu thụ sảp phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp cho
nông dân phát huy khả năng tự quản lý, tổ chức các hoạt động tự sản xuất như
thế nào cho có hiệu quả cao nhất (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007).
- Mục tiêu của khuyế
n nông:
+ Nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà
nước và kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho
người sản xuất.
+ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất
theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp
phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
+ Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia khuyến nông.
- Chức năng của khuyến nông:
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những truyền bá thông tin,
huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá,
những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
+ Bồi dưỡng, tập huấn: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình
tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
+ Thúc đẩy: Tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất những ý tưởng,
sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển
các hình thức liên kết, hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông

lâm nghiệp và nông thôn.
+ Trao đổi và truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các
thông tin cầ
n thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông
dân, giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

+ Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo
điều kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích các vấn đề khó khăn
trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết.
Phát triển các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các phương pháp và
cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực
trạng địa phương, xây dựng kế ho
ạch, thực hiện các chương trình khuyến
nông, khuyến lâm phù hợp đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhiều đối tượng
người dân trong cộng đồng.
+ Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông: Đây là một trong
những nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt công tác giám sát đánh giá có
nghĩa là đã cụ thể hoá được những kế hoạch, chương trình khuyến nông tới
người dân, nắm bắt những mặ
t được, chưa được trong quá trình triển khai
hoàn thiện.
+ Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới, hoặc kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ
đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
+ Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát
triển sản xuất quy mô trang trại.
+ Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá c
ả, thị

trường tiêu thụ sản phẩm (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007).
* Dự án khuyến nông là một loại dự án được đưa đến người dân nông
thôn nhằm đạt được những hiệu quả nhất định Có thời gian bắt đầu và kết
thúc cụ thể, và những mục tiêu cần đạt được trong thời gian đó; mang tính xác
định về mặt địa lý (ở một vùng hoặc một khu vực nhất định có điều kiện phù
hợp để thực hiện dự án), thể hiện bằng một chương trình hành động với những
tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được định trước.
Dự án khuyến nông thực chất là tên gọi khác của hoạt động khuyến
nông, nó đi theo một mô hình cụ thể mang tính tổng hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

Nội dung của dự án khuyến nông
- Thông tin, tuyên truyền
+ Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả,
phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển
nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng
các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, h
ội thi, hội chợ, triển
lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
+ Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt
động khuyến nông, khuyến ngư.
+ Tổ chức tham quan, khảo sát, họ
c tập trong và ngoài nước
- Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ

+ Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
+ Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp,
thuỷ sản.
+ Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ
+ Tư vấn, hỗ
trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường,
khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý,
kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11

giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và
các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của
pháp luật.
+ Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng
sản xuất, tuyển dụ
ng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ
và địa phương.
+ Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế
biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối.
+ Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi
trường nông thôn.
+ Tư vấn, hỗ trợ đổ

i mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007).

Phương pháp khuyến nông
- Trình diễn
Trình diễn phương pháp: là một phương pháp đào tạo thực hành nhằm
chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào đó,
nhằm trả lời câu hỏi: Làm như thế nào? Vì thế trình diễn phương pháp là
phương pháp huấn luyện hiện trường, nông dân phải thực hiện những công
việc, thao tác cụ thể. Trình diễn phương pháp có nghĩa là hướng dẫn cho nông
dân cách làm mộ
t công việc gì đó.
Trình diễn kết quả: là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh
và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó
cũng như thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo.
- Hội thảo đầu bờ
Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các
vấn đề ngay tại hiện trường. Đây là hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật
tiến bộ mang lại kết quả ở cả hai mặt: nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho
nông dân và giải quyết các vấn đề ngay trên hiện trường để có thể mở rộng
các kết quả đã trình diễn trong c
ộng đồng.
Vì vậy, hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa những
nông dân với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông
dân đến nông dân” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ

khuyến nông hay giáo viên đến từ bên ngoài cộng đồng.
- Tham quan
Nông dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở sản xuất khác để tìm hiểu
xem người dân ở những n
ơi đó họ làm ăn ra sao, họ trồng cây gi, nuôi những
con gì, họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,
Đi tham quan còn giúp nông dân so sánh cách làm ăn của mình với
người khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi
được chọn đến tham quan phải có những điều kiện canh tác tương tự với địa
phương của người đi tham quan.
Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạ
o điều
kiện cho nông dân “trăm nghe không bằng một thấy”, “đi một ngày đàng học
một sàng khôn” và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học được các bài
học bổ ích từ những địa phương khác nhau (SNV, CIDSE, SFDP , 2003)
2.1.1.3 Khái niệm về đánh giá dự án
Đánh giá dự án là một hoạt động của công tác quản lý nhằm tìm ra kết
quả và nguyên nhân nào dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành một
dự án. Đánh giá dự án bao gồm đánh giá ti
ến độ, đánh giá giữa kỳ và đánh giá
sau khi kết thúc dự án (Đỗ Kim Chung và Hoàng Hùng, 2000).
Đánh giá dự án là một trong những hoạt động quan trọng của quá trình
thực hiện các dự án phát triển. Đây là quá trình khẳng định tính đúng đắn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

hiệu quả và ảnh hưởng của dự án đối với mục tiêu dự án có thể thực hiện ở
nhiều giai đoạn khác nhau của chu trình thực hiện dự án (Đỗ Kim Chung và
Hoàng Hùng, 2000)
Như vậy, đánh giá dự án là khâu cuối cùng trong chu trình dự án. Đánh

giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công và những tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường, ) của dự án so với
m
ục tiêu đã đề ra. Đây là một hoạt động quan trọng của dự án nhằm để trả lời
các câu hỏi:
- Dự án có đạt được những mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung hay không?
- Kết quả đạt được có thỏa đáng không so với các nguồn lực đã đầu tư?
- Dự án có cải thiện được đời sống của cộng đồng ở vùng dự án không?
- Dự án góp phần làm t
ăng tính tự lập và sự phát triển bền vững
của cộng đồng?
- Dự án có làm cho xã hội công bằng hơn hay không?
- Dự án góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường như thế nào?
Và từ đó quyết định có nên mở rộng dự án không? Để rút ra các bài học
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án nhằm tránh những khuyết điểm
tương tự cho những dự án tiếp theo, cũng như để báo cáo cho cơ
quan tài trợ
2.1.1.4 Khái niệm về đánh giá tác động của dự án.
Đánh giá tác động là một hoạt động của đánh giá dự án khi kết thúc dự
án. Đánh giá tác động nhằm vào việc xác định một cách chung hơn, liệu dự án
tạo ra có tạo ra những tác động mông muốn tới các cá nhân, hộ gia đình và
các thể chế, liệu những tác động này có phải do việc thực hiện dự án mang lại
hay không. Các đánh giá tác độ
ng cũng có thể phát hiện những hậu quả không
dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới những đối tượng thụ hưởng.
Trong đó, tác động là những thay đổi có tính tổng thể lâu dài đối với cộng
đồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án.
Đánh giá tác động cần căn cứ vào các mục tiêu (tổng thể và cụ thể) của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14


dự án. Tác động thường được xem trên nhiều phương diện khác nhau như tác
động về mặt kinh tế, văn hoá xã hội, thậm chí tác động cả về chính sách như
góp phần thay đổi chính sách phát triển.
2.1.1.5 Khái niệm về kết quả và hiệu quả (dự án khuyến nông)
* Kết quả
Theo từ điển tiếng Việt, kết quả là cái đạt được, thu được trong một
công việc hoặc một quá trình tiến triể
n của sự vật. Ví dụ như kết quả học tập,
kết quả đào tạo, kết quả sản xuất kinh doanh… Kết quả cũng là cái do một
hay nhiều hiện tượng khác (nguyên nhân) gây ra, tạo ra trong quan hệ với
những hiện tượng ấy, ví dụ như quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Dự án khuyến nông bao gồm xây dựng mô hình và triển khai mô hình (tập
huấn kỹ thuật, hội thảo, tổ
ng kết, thông tin tuyên truyền ) nhằm mục đích nâng
cao năng suất, cải thiện đời sống và nâng cao dân trí cho người nông dân và
cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Như vậy, kết quả dự
án khuyến nông là kết quả thu được sau khi thực hiện các hoạt động trên. Chỉ
tiêu để đánh giá dự án khuyến nông là kết quả, hiệu quả và các tác động.
* Hiệu quả
Có nhiều quan điểm khác nhau về hi
ệu quả. Có quan điểm cho rằng việc
xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ những luận
điểm của Triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống. Sự đúng và
đủ của quan điểm này thể hiện cơ sở của hiệu quả là ở chỗ:
Một là, bản chất c
ủa hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết
kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội. Các Mác đã
cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt
tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân

theo quy luật đó. Nó quyế
t định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo
điều kiện phát triển văn minh của xã hội và nâng cao đời sống của loài người qua
mọi thời đại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page15

Hai là, theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất.
Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất mà mục
tiêu khái quát của nó là sản xuất các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã
hội. Vi
ệc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu
cầu của con người là những yêu cầu khách quan phản ánh mối liên hệ nhất
địnhcủa con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật
chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường (Đỗ Hoàng Toàn, 1990).
Hệ thống sản xuất có đầu ra và đầu vào. Đầu vào có thể kể ra: lao động, dân
cư, các nguồn vốn và tài sản, tài nguyên thiên nhiên, viện trợ nước ngoài, thời cơ
phát triển Đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội cũng có nhiều loại: sản phẩm xã
hội, phế liệu phế thải, ô nhiễm môi trường. Phần lớn đầu ra này được thể hiện bằng
các chỉ tiêu thống kê, trong đó có những chỉ tiêu thể hiện mức độ đáp ứng mục tiêu
c
ủa hệ thống.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh đầu vào và đầu ra của hệ thống còn có các chỉ
tiêu phản ánh các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của hệ thống. Một số trong các chỉ
tiêu này được xác định bằng sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống
hoặc ngược lại. Các chỉ tiêu này chúng ra thường gọi là hiệu quả kinh tế. Chúng
là “nhát cắt” phản ánh trạng thái của hệ thống trong th
ời kỳ nghiên cứu.

Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh yêu cầu của quy luật tiết
kiệm thời gian. Quy luật này hoạt động trong nhiều phương thức sản xuất vì vậy
phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Ở đâu và lúc nào
con người cũng muốn hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Trong kinh tế, hiệu quả là mụ
c tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng mà
là mục tiêu phương tiện, xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Hiệu quả là quan hệ
so sánh tối ứu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi
phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page16

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các
chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và
đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
vào việc tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Bốn là, ở dạng khái quát nhất, hiệu quả là các đặc tr
ưng kinh tế kỹ thuật
xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống. Đối với nền sản
xuất xã hội, có thể nói cụ thể hơn, hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ
tiêu đặc trựng kỹ thuật được xác
định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản
ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc
nguồn sản xuất được huy động vào sản xuất (Nguyễn Trần Quế, 1995).
Hiệu quả kinh tế khác với hiệu quả kinh tế xã hội ở phạm vi bao quát, hiệu
quả kinh tế – xã hội có nội dung rộng hơn, xét không chỉ về kế
t quả kinh tế mà cả
về kết quả xã hội đạt được. Có thể nói, hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh

tế xã hội.
Nếu ký hiệu K là kết quả nhận được,
C là chi phí bỏ ra,
E là hiệu quả,
Công thức tính hiệu quả kinh tế: - Hiệ
u quả tuyệt đối: E = K – C
- Hiệu quả tương đối: E = K/C
- Phân loại hiệu quả (các cặp phân loại)
+ Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu quả doanh
nghiệp, là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để có được
lợi ích kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page17

Hiệu quả kinh tế xã hội còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân, là hiệu
quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả
kinh tế xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy
những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ
quan điển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự
án, một doanh nghiệp (một đối tượng).
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối
tượng khác. Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng
loạt dự án khác. Hiệu quả của d
ự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn

hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp.
+ Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian
ngắn. Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang
tính tạm thời. Việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ
tiền có
thể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy.
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài.
Việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo
ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều người
mua bảo hiểm (Phạm Quang Sáng, 2008).
2.1.2 Vai trò của dự
án khuyến nông đến phát triển nông nghiệp
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng sáng
kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục
tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử l ý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.

×