Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tổng hợp ở huyện đô lương tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.71 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TỔNG HỢP TỔNG HỢP Ở HUYỆN
ĐƠ LƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Lớp:
48K3 - KN&PTNT
Người hướng dẫn: Th.s: Trần Xuân Minh

VINH, 07/2011

1


Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan rằng trong q trình làm khóa luận tơi có sử dụng các thơng
tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các sách báo, các dự án, các báo cáo…các
thơng tin trích dẫn được sử dụng đều đã được tôi ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.

Sinh viên
Nguyễn Thị Phương



Lời cảm ơn

2


Để hoàn thành khoa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể trong
và ngồi trường.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Trần Xuân
Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình làm khóa luận tốt
nghiệp. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường Đại Học
Vinh, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Nông – Lâm – Ngư đã dìu dắt tơi trong
suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ và nhân dân các xã trên địa bàn huyện Đô
Lương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành đề tài của mình.
Tơi xin cảm ơn các bác, các anh chị làm việc tại Phịng NN&PTNT, Trạm
Khuyến Nơng, Phịng Thống kê, cùng một số phịng ban khác ở UBND huyện
Đơ Lương đã tạo mọi điều kiện, hướng dẫn giúp đở tôi trong suốt thời gian
thực tập tại đây.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Vinh, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương

MỤC LỤC


3


Trang phụ bìa
Lời cam đoan...............................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................vi
Danh mục các bảng biểu...........................................................................................vii
Danh mục các hình..................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................5
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................5
1.1.1. Những lý luận chung về trang trại và trang trại tổng hợp.....................................5
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại và trang trại tổng hợp.........................................6
1.1.3. Những tiêu chí để xác định trang trại...................................................................8
1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại tổng hợp................................................................10
1.1.5. Điều kiện để hình thành và phát triển TTTH trong nền kinh tế thị trường.........12
1.1.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển trang trại tổng hợp ở nước ta.........14
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển trang trại tổng hợp trên thế giới..................15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển trang trại tổng hợp ở Việt Nam...................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... ..23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................23

2.2.1. Điều tra tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.............................................23
2.2.2. Điều tra thực trang kinh tế trang trại tổng hợp huyện Đơ Lương.......................23
2.2.3. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại tổng hợp ở địa phương..................................................................................24

4


2.2.4. Đánh giá hiệu quả các mơ hình trang trại tổng hợp............................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................24
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tính toán........................................................25
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................28
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu.................................28
2.4.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................28
2.4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.....................................................................................31
2.4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đô Lương...............................................38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................41
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp huyện Đô Lương.......................41
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại tổng hợp ở Đơ Lương...................41
3.1.2. Phân loại mơ hình trang trại tổng hợp điều tra theo tiềm năng phát triển...........42
3.1.3. Thực trạng phát triển các mơ hình trang trại tổng hợp điều tra..........................43
3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại tổng hợp......................................52
3.2.1. Giá trị sản xuất kinh doanh................................................................................52
3.2.2. Chi phí sản xuất của các trang trại điều tra.........................................................53
3.2.3. Thu nhập của các trang trại tổng hợp điều tra....................................................55
3.2.4. Giá trị sản phẩm hàng hóa và tỷ suất hàng hóa..................................................56
3.2.5. Tổ chức và quản lý trang trại..............................................................................57
3.3. Ảnh hưởng của các chính sách nhà nước đến thực trạng kinh tế trang trại tổng
hợp trên địa bàn huyện.................................................................................................58

3.3.1. Chính sách về pháp luật.....................................................................................58
3.3.2. Chính sách về kinh tế.........................................................................................59
3.4. Đánh giá hiệu quả của các mơ hình kinh tế trang trại tổng hợp.............................60
3.4.1. Hiệu quả về mặ kinh tế.......................................................................................60
3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội.......................................................................................62
3.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái................................................................63
3.4.4. Đánh giá khả năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trong tương lai...........65
3.5. Những giải pháp đề xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại tổng hợp ở huyện Đô
Lương.......................................................................................................................... 71

5


3.5.1. Giải pháp về đất đai...........................................................................................71
3.5.2. Giải pháp về vốn sản xuất kinh doanh................................................................71
3.5.3. Giải pháp về nâng cao trình độ cho chủ trang trại và nguồn lao động................72
3.5.4. Giải pháp về quy hoach và xây dựng cơ sở hạ tầng...........................................72
3.5.5. Giải pháp về công nghệ chế biến và bảo quản nông sản....................................73
3.5.6. Giải pháp về thị trường......................................................................................74
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77
PHỤ LỤC

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQC
CM
CN – TTCN

DT
DTBQ
ĐVT
GTSX
HTX
HU
LĐNN
LN
NN
NN&PTNT
NQ
Nxb
NTTS
SL
SXKD
TBCN
TT
TTTH
Tr.đ
UBND
XHCN

Bình qn chung
Chun mơn
Cơng nghiệp-Tiểu thủ cơng nghiệp
Diện tích
Diện tích bình qn
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã

Huyện ủy
Lao động nông nghiệp
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nghị quyết
Nhà xuất bản
Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng
Sản xuất kinh doanh
Tư bản chủ nghĩa
Trang trại
Trang trại tổng hợp
Triệu đồng
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự phát triển trang trại và trang trại tổng hợp ở Anh...................................17
Bảng 1.2. Sự phát triển trang trại và trang trại tổng hợp ở Pháp..................................17
Bảng 1.3. Sự phát triển trang trại tổng hợp ở Mỹ.........................................................18
Bảng 1.4. Sự phát triển trang trại và trang trại tổng hợp ở Nhật Bản...........................19
Bảng 1.5. Tình hình phát triển trang trại tổng hợp ở Việt Nam....................................21
Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Đô Lương...........................................32

7


Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2008-2010...................35
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất qua 3 năm 2008-2010.............................................40

Bảng 3.1. Kết quả phân loại các nhóm trang trại tại khu vực nghiên cứu....................43
Bảng 3.2. Quy mơ diện tích của các trang trại tổng hợp điều tra năm 2010.................44
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng đất của các trang trại điều tra.......................................45
Bảng 3.4. Thực trạng nhân khẩu và lao động trong các nhóm trang trại......................48
Bảng 3.5. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại tổng hợp năm 2010.......50
Bảng 3.6. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tổng hợp...........51
Bảng 3.7. Giá trị sản xuất bình quân của các trang trại tổng hợp điều tra ở huyện Đô
Lương năm 2010..........................................................................................................53
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất của các trang trại tổng hợp điều tra...................................54
Bảng 3.9. Thu nhập của các trang trại tổng hợp điều tra..............................................55
Bảng 3.10. Giá trị sản phẩm hàng hóa và tỷ suất giá trị hàng hóa của các trang trại
điều tra năm 2010........................................................................................................56
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các trang trại tổng hợp điều tra.................................61
Bảng 3.12. Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2010.........................66
Bảng 3.13. Giá cả, chất lượng và mức độ cạnh tranh của thị trường nông nghiệp đối
với các trang trại tổng hợp...........................................................................................67
Bảng 3.14. Ma trận SWOT của các trang trại tổng hợp Đơ Lương..............................69

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Quy mơ diện tích của các trang trại tổng hợp điều tra..................................44
Hình 3.2. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại tổng hợp điều tra...........50
Hình 3.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trại....................................................52
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa hợp tác xã, trang trại, cơng ty xuất khẩu..........................63
Hình 3.5. Lát cắt dọc của mơ hình TTTH tại khu vực nghiên cứu...............................64

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa
là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ. Theo xu hướng này một số
nông dân phát triển kinh tế thành cơng, tích lũy được vốn liếng, thuê mướn
thêm lao động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh
doanh, họ trở nên ngày càng có ưu thế hơn về năng lực, kết quả và hiệu quả sản
xuất so với các hộ khác. Sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng phân

9


hóa về quy mơ, trình độ sản xuất…và kết quả làm xuất hiện loại hình kinh tế
trang trại.
Trang trại là đơn vị sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình nơng dân, được
hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN)
dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Việt Nam là nước có nền nơng nghiệp phát triển lâu đời và có trên 70%
dân số sống bằng nghề nơng, vì thế trong cơng cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
nước đã lấy nông nghiệp làm trọng điểm và làm cơ sở để phát triển kinh tế.
Mặc dù mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, song vị trí, vai trị của
kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét cả về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Với
¾ diện tích là đồi núi, việc xây dựng các mơ hình trang trại sẽ đem lại nhiều
hiệu quả hơn khi áp dụng sản xuất, kinh doanh kết hợp các loại cây trồng, vật
nuôi tạo thành trang trại tổng hợp.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại nói chung đã dần khẳng định
rõ nét trong q trình thúc đẩy cơng nghiệp hóa (CNH) – hiện đại hóa (HĐH)
nơng nghiệp – nơng thơn, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh
tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được như: Tích tụ ruộng đất, tích lũy
vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa hoc kĩ thuật vào sản xuất hàng hóa lớn tạo ra
sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất như: Thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá
nhân, tổ chức doanh nghiệp, chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra tiêu thụ

sản phẩm… Bên cạnh đó điểm mạnh của trang trại tổng hợp là phát huy được
thế mạnh của vùng, tận dụng địa hình, thu hút nhiều lao động nhàn rỗi ở địa
phương, lấy ngắn ni dài, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Nhận thức được những vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại mà cụ thể
hóa bằng việc ban hành các Bộ luật và các văn bản pháp quy dưới luật như:
Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn…
Đáng chú ý nhất là nghị quyết số 03/2000/NQ- CP ngày 02 tháng 02 năm
2000 của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại.
Phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại tổng hợp nói riêng là
bước đi tất yếu phổ biến của các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt

10


Nam phát triển kinh tế trang trại tổng hợp đã và đang được đẩy mạnh tại tất cả
các địa phương trong tồn quốc.
Bên cạnh đó q trình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp đang đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết đó là khả năng cạnh tranh chưa cao, hầu hết các địa
phương chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, công tác khuyến nông, thị
trường tiêu thụ và cơng tác quản lý cịn hạn chế, khoa hoc kĩ thuật áp dụng vào
sản xuất chưa phổ biến, thiếu vốn, chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị
trường.
Đơ Lương là huyện đồng bằng có diện tích rộng lớn là 35.484,58 ha và
chủ yếu là phát triển nông nghiệp nên rất phù hợp cho sự hình thành và phát
triển các trang trại tổng hợp. Trong những năm gần đây loại hình tổ chức này
đã phát triển nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh doanh cao, mở đường cho
kinh tế hộ phát triển. Hiện nay, Đơ Lương có hơn 300 trang trại thì trong đó có
132 trang trại tổng hợp đã và đang phát triển. Nhưng chủ yếu là theo xu thế
trang trại gia đình với quy mơ vừa và nhỏ (Nguồn: báo cáo tổng kết của “Hiệp

hội kinh tế trang trại huyện Đô Lương” năm 2010). Cùng với các huyện trong
tỉnh, những năm gần đây mơ hình kinh tế trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện
nhà đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, cũng như quy mơ nên đã
có tác dụng nhất định đến nền kinh tế xã hội của huyện, góp phần đáng kể vào
cơng cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Mặt khác, trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tổng
hợp còn bộc lộ những hạn chế như: các chủ trang trại đa phần là chưa qua đào
tạo, thị trường tiêu thụ sản phẩm cịn hạn hẹp, các trang trại phát triển khơng
đồng bộ và thiếu quy hoạch, đầu tư sản xuất theo chiều rộng nhưng khơng chú
trọng tới chiều sâu…Vì vậy, cần được nghiên cứu bổ sung, để kịp thời giải
quyết những vướng mắc trong thực tế sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn làm thế nào để phát triển kinh tế
trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương ngày càng mạnh hơn, bền vững hơn
thông qua việc khai thác các tiềm năng của vùng, tôi thực hiện đề tài: “ Thực trạng và
giải pháp phát triển kinh tế trang trại tổng hợp ở huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu

11


2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp ở địa bàn huyện Đô
Lương để thấy được hiệu quả cũng như những thuận lợi và khó khăn của các trang
trại tổng hợp.
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển loại hình kinh tế trang trại tổng hợp tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nêu được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, của vùng
nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại tổng hợp tại địa phương.

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của một số trang trại tổng
hợp trên địa bàn huyện Đơ Lương.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà các chủ trang trại đang gặp phải.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của các trang
trại nói chung và trang trại tổng hợp nói riêng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học cũng
như phương pháp luận về trang trại tổng hợp.
- Xác định hướng nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm phát triển kinh tế
trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đô Lương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh những thực trạng và hiệu quả
kinh tế - xã hội - môi trường của huyện Đô Lương.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện.

12


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những lý luận chung về trang trại và trang trại tổng hợp
Trên thế giới trang trại đã có q trình hình thành và phát triển cách đây hàng
trăm năm. Ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế trang trại (trong
đó có trang trại tổng hợp).
Trong những năm gần đây trang trại tổng hợp phát triển mạnh mẽ và nảy
sinh khơng ít vấn đề cần giải quyết đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng cũng như trong các tài liệu nghiên cứu.
Vấn đề trang trại và trang trại tổng hợp ở nước ta đang được nhiều nhà

khoa học tìm tòi nghiên cứu và đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế
trang trại cũng như các trang trại tổng hợp.
Tác giả Lê Trọng cho rằng “Trang trại là cơ sở sản xuất, là doanh nghiệp
kinh doanh nông nghiệp của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh” [15].
“Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trước và sau sản xuất
nơng sản hàng hóa xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại thuộc
các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau” [15].
Theo quan điểm của Trần Đức thì “Trang trại sẽ là lực lượng chủ lực trong
các tổ chức sản xuất Nông – Lâm nghiệp ở nước tư bản cũng như ở các nước đang
phát triển và khẳng định đây là một mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều
quốc gia trên thề giới” [16]
Trang trại có thể được nhìn nhận về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường.
Tùy vào việc nhìn nhận theo mặt nào đó mà các tác giả có những quan niệm khác
nhau về trang trại.
Giáp Kiều Hưng đưa ra ý kiến của mình: “Trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất Nơng – Lâm nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ
yếu, có tư cach pháp nhân và tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành
phần kinh tế khác có chức năng chủ yếu sản xuất hàng hóa Nơng – Lâm sản, tạo
nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu cầu xã hội” [10].

13


Trang trại tổng hợp là một hoạt động sản xuất bao gồm nhiều lĩnh vực như
nông nghiệp + lâm nghiệp + thủy sản. Sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với
chăn nuôi và lâm nghiệp trong kinh tế trang trại tạo nên trang trại tổng hợp.
Đứng về khía cạnh khái niệm thì trang trại tổng hợp cũng giống như trang
trại vì trang trại tổng hợp là một phần nhỏ trong định nghĩa về trang trại.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trang trại tổng hợp là hinh thức phát triển

nông – lâm kết hợp trong các trang trại. Nhằm tối đa các hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và mơi trường. Giảm thiếu tối đa sự xói mịn, rửa trơi và thối hóa đất [16]
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại tổng hợp
1.1.2.1. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại có những đặc trưng cơ bản sau [12], [15]
- Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp là chủ
yếu [4]. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua sản phẩm của các trang trại, tất
cả đều là sản phẩm của nông nghiệp.
- Chun mơn hóa, tập trung sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị
trường. Đây là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Giá trị tổng sản phẩm và sản
phẩm hàng hóa là chỉ tiêu hàng hóa trực tiếp đánh giá về quy mơ trang trại lớn, vừa
và nhỏ.
- Trong trang trại các yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng là đất đai và tiền
vốn được tập trung tới một quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất
hàng hóa.
Kinh tế trang trại cũng như các ngành kinh tế khác, sản xuất hàng hóa chỉ
được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung đến quy mô đủ lớn, đặc
biệt là đất đai và tiền vốn là hai yếu tố cần phải có để thực hiện q trình sản
xuất hàng hóa Nơng – Lâm – Thủy sản của trang trại phục vụ nhu cầu thị trường.
Đặc trưng này thể hiện ở quy mơ và mục đích sản xuất hàng hóa nhằm mang lại
hiệu quả cao. Các trang trại thường tập trung các yếu tố sản xuất lớn hơn nhiều
so với kinh tế hộ gia đình [10]
- Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của
chủ trang trại [4]

14


Trong các trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền quản lý của chủ trang trại,
trường hợp đi thuê hay được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộc

quyền sử dụng của chủ trang trại, họ có quyền quyết định trong sản xuất kinh
doanh. Đây là một trong những đặc điểm để phân biệt kinh tế trang trại với các hình
thức tổ chức sản xuất khác.
- Kinh tế trang trại có hình thức tổ chức và quản lý điều hành sản xuất tiến
bộ với sự ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, khoa học
quản lý và kiến thức về thị trường [2]
Khác với các sản xuất nhỏ lẻ, phân tán ở nông hộ. Trang trại đi vào sản
xuất với quy mô lớn và sự chun mơn hóa cao, có phương án quy hoạch sử
dụng đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản xuất, lựa chọn những mặt hàng
nông lâm sản chủ lực có giá trị kinh tế cao để tập trung đầu tư sản xuất theo
chiều sâu, thâm canh, luân canh cây trồng, rút ngắn chu kì kinh doanh, điều này
được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây [10]
+ Vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích, vốn đầu tư cho cơng nghệ trên đơn vị
diện tích và năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Bởi vậy việc quản lý và
điều hành sản xuất phải có những kiến thức nhất định về sinh học, nông học, tổ
chức sản xuất kinh doanh [18].
+ Các chủ trang trại phải nắm vững kiến thức kinh tế, hạch toán giá thành
sản phẩm và lợi nhuận của từng loại sản phẩm hàng hóa. Khi sản xuất hàng hóa
phát triển buộc các chủ trang trại phải thường xuyên tiếp cận thị trường, tìm kiếm
và chiếm lĩnh thị trường [18]
- Chủ trang trại là người có ý chí, năng lực tổ chức quản lý, kinh nghiệm sản
xuất và hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Chủ trang trại là người có tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, đó là [18]
+ Có ý chí quyết tâm làm giàu
+ Có năng lực tổ chức quản lý điều hành sản xuất
+ Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp và sự hiểu biết về
kinh tế hạch tốn , phân tích và dự đoán sự biến động của thị trường [3]

15



Những yếu tố trên đây rất hiếm thấy ở chủ nông hộ sản xuất tự túc, tự cấp.
Tuy nhiên những tố chất này khơng phải tự nhiên mà có, nó được hình thành từ khi
tạo lập trang trại và dần dần được tích lũy thêm trong q trình sản xuất.
- Thuê mướn lao động
Hầu hết các trang trại đều thuê mướn lao động và có quy mơ sản xuất lớn
hơn nhiều lần so với quy mô sản xuất của kinh tế nơng nghiệp. Do đó, nhu cầu lao
động trong các trang trại đều vượt quá khẳ năng nguồn lao động tự có của hộ gia
đình. Vì vậy, các trang trại đều có nhu cầu thuê, mướn lao động nhằm thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng lao động thuê mướn phụ thuộc vào
quy mô sản xuất và đặc điểm loại hình kinh doanh của trang trại
Thơng thường có hai hình thức th mướn lao động là thuê theo thời vụ và
thuê thường xuyên. Các trang trại có quy mơ sản xuất lớn thường họ th cả lao
động thời vụ và lao động thường xuyên, trong đó lao động thường xuyên là chủ yếu.
Ngược lại trang trại có quy mơ sản xuất nhỏ hơn thì lao động thuê thời vụ là chủ
yếu, còn lao động thuê thường xun rất ít vì nguồn lao động trong gia đình gần
như đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Ngoại trừ thời điểm
gieo trồng và thu hoạch sản phẩm.
1.1.2.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại tổng hợp
Trang trại tổng hợp có đầy đủ những đặc trưng của kinh tế trang trại, bên
cạnh đó cịn có những đặc trưng khác biệt như sau [16]:
+ Sản phẩm của các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều loại.
+ Cùng một diện tích sản xuất doanh thu của các trang trại tổng hợp
thường cao hơn.
+ Do sản xuất kinh doanh tổng hợp nên rủi ro đối với các trang trại này
thường ít gặp hơn.
1.1.3. Những tiêu chí để xác định trang trại
Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là một phần nhỏ trong kinh tế trang
trại, dựa vào các đặc tính của kinh tế trang trại chúng ta xác định và nhận dạng về 2

mặt định tính và định lượng.
- Về mặt định tính: Đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất các sản phẩm
hàng hóa phục vụ nhu cầu của xã hội.

16


- Về mặt định lượng: Thông qua các chỉ số về giá trị hàng hóa để phân biệt
có phải là trang trại hay không.
Trên thế giới: hầu như các nước đều sử dụng tiêu chí định tính có đặc trưng
là sản xuất hàng hóa, khơng phải là tự cung tự cấp. Một số ít các nước có sử dụng
thêm tiêu chí định lượng để đánh giá có phải là trang trại hay khơng như Trung
Quốc, Mỹ. Đó là các chỉ tiêu chủ yếu về diện tích đất, giá trị sản lượng hàng hóa,
trong đó tiêu chí về diện tích của các trang trại ở mỗi nước là khác nhau tùy vào quỹ
đất nhiều hay ít [8].
Ở Việt Nam: kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các ngành sản xuất NôngLâm- Ngư nghiệp, quy mô và phương thức sản xuất đa dạng [15].
Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN – TCTK ngày 23/06/2000 đã
hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trạng trại như sau [17], [21]:
* Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại:
- Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất nơng, lâm, thủy sản
hàng hóa với quy mơ lớn [5].
- Mức độ tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất
cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai,
số lượng gia súc, lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa [15].
- Chủ trang trại có điều kiện và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất,
biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào
sản xuất; sử dụng lao động gia đình và lao động thuê ngồi để sản xuất đạt hiệu quả
cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ [18].
* Tiêu chí định lượng để xác định trang trại:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định

là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau [21]:
Một là, giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình qn một năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế.
- Đối với trang trại trồng trọt

17


+ Trang trại trồng cây hàng năm
Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 2 ha trở lên
Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 3 ha trở lên
+ Trang trại trồng cây lâu năm
Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 3 ha trở lên
Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 5 ha trở lên
Đối với các trang trại hồ tiêu thì từ 0,5 ha trở lên
+ Trang trại lâm nghiệp
Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
- Đối với trang trại chăn ni
+ Chăn ni đại gia súc: trâu bị…
Chăn ni sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên
Chăn ni lấy thịt có thường xun từ 50 con trở lên
+ Chăn nuôi gia súc: lợn, dê…
Chăn nuôi sinh sản thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê cừu
từ 100 con trở lên
Chăn nuôi lợn thịt thường xuyên có từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê
thịt từ 200 con trở lên
+ Chăn ni gia cầm: gà, vịt, ngan ngỗng…có thường xun từ 2000 con trở

lên ( khơng tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với
nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên)
- Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy
đặc sản (hoặc mang tính chất sản xuất kinh doanh tổng hợp) thì tiêu chí xác định là
sản phẩm hàng hóa (tiêu chí 1)
1.1.4. Vai trị của kinh tế trang trại tổng hợp
Cũng như các trang trại nói chung, trang trại tổng hợp hiện đang là mơ hình
phát triển rơng khắp cả trên thế giới và Việt Nam. Nó có đóng góp không nhỏ trong
việc tăng trưởng kinh tế và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở các vùng trên cả nước.

18


Trang trại tổng hợp tuy mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây song đã
thể hiện được các yếu tố tích cực trong sản xuất và có những đóng góp to lớn cả về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế:
Trang trại tổng hợp là trang trại liên kết giữa chăn nuôi – trồng trọt – lâm
nghiệp – nuôi trồng thủy sản. Giống như trang trại nó là tế bào của nền nơng nghiệp
hàng hóa, là bộ phận cấu thành của hệ thống nông nghiệp, là đối tượng để tổ chức
lại nền nông nghiệp, đảm bảo chiến lược phát triển nơng nghiệp hàng hóa thích ứng
với sự hoạt động của quy luật thị trường [1],
Các trang trại tổng hợp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
các loại cây trồng vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất
lạc hậu tạo nên những vùng chuyên mơn hóa, tập trung hóa và thâm canh cao nhờ vào
việc có khẳ năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, năng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực[14], [20]. Mặt khác, các trang trại tổng hợp có tác

dụng thúc đẩy cơng nghiệp phát triển. Đặc biệt là công nghiệp chế biến Nông – Lâm –
Thủy sản và dịch vụ sản xuất trong nơng thơn, đồng thời nó khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực sẵn có của địa phương một cách hợp lí mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, phát triển các trang trại tổng hợp góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển lĩnh vực sản xuất Nơng Lâm nghiệp, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn [11].
- Về mặt xã hội:
Phát triển kinh tế trang trại tổng hợp đã góp phần quan trọng trong việc làm
tăng số hộ giàu, giảm hộ nghèo trong nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút
được một lực lượng lao động dư thừa lớn, tăng thu nhập. Điều này đã góp phần giải
quyết một trong những vấn đề bức xúc ở nông thôn hiện nay như thất nghiệp, giảm
sức ép di dân tự do từ nông thôn ra thành thị [12].
Những tiến bộ khoa học kĩ thuật được ứng dụng trong sản xuất, nhiều mơ hình
mới, phương thức tổ chức quản lý, điều hành tổ chức kinh doanh mới xuất hiện đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Phát triển kinh tế trang trại và trang trại tổng hợp vừa tạo thêm
việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, giảm được nạn thất nghiệp – nguồn gốc

19


chính của mọi tệ nạn xã hội đồng thời là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự đổi mới diện
mạo nông thôn nước ta, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa [1]
- Về mặt môi trường:
Bên cạnh lợi ích về kinh tế và xã hội thì trang trại tổng hợp cịn có lợi ích về
mặt mơi trường đó là: Nó đã và đang tận dụng được nhiều vùng đất hoang hóa , đồi
núi trọc, đóng vai trị trong việc khơi phục, bảo vệ và phát triển môi trường [6] đưa
đất đai vào sử dụng đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Việc phát triển trang trại tổng hợp
(kết hợp trồng rừng với chăn nuôi), việc trồng rừng đã góp phần phủ xanh đất trơng
đồi núi trọc, tăng độ phì cho đất, giảm lưu lượng dịng chảy chống xói mịn rửa
trơi… Thì việc tận dụng mặt nước để ni cá, gia cầm, trâu bị sử dụng được các

phụ phẩm của nhau giúp bảo vệ môi trường sinh thái [3], [11].
Mặt khác, chủ trang trại là người vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh, họ
hiểu hơn hết về lợi ích thiết thực và lâu dài trên mảnh đất của mình. Chính vì vậy,
những người này phải ln ý thức được rằng phải khai thác hợp lý các nguồn tài
nguyên một cách lâu dài và bền vững, quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái [16]
1.1.5. Các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trong
nền kinh tế thị trường
Dựa vào tài liệu “Quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại” của PGS.TS
Hoàng Việt - Trường Đại học kinh tế quốc dân – khoa kinh tế nông nghiệp và phát
triển nông thơn, Nxb Nơng nghiệp (2000) [18] ta có các điều kiện để hình thành và
phát triển trang trại nói chung và trang trại tổng hợp nói riêng như sau:
1.1.5.1. Có sự tác động tích cực của nhà nước
+ Sự tác động của nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tạo mơi
trường kinh doanh và pháp lí để các trang trại dược hình thành và phát triển, thường
được thể hiện qua các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường theo hướng khuyến khích.
+ Khuyến khích sự hình thành và phát triển các trang trại cũng như các trang
trại tổng hợp qua các biện pháp đòn bẩy kinh tế để phục vụ cho kinh tế trang trại.
+ Hỗ trợ nguồn lực như: hỗ trợ kinh phí đào tạo các chủ trang trại, xây dựng
cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật.

20



×