Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

nghiên cứu ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện hải hà tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 129 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ KIM THỊNH




NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA CÁC HỘ DÂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN HẢI HÀ - TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SỸ








HÀ NỘI - 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ KIM THỊNH




NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA CÁC HỘ DÂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN HẢI HÀ - TỈNH QUẢNG NINH




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG





HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kim Thịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và Môi trường; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn
Mậu Dũng - người đã dành nhiề
u thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về
phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Hải Hà, phòng Nông
nghiệp huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh; cùng các hộ nông dân trên địa bàn huyện
đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ
cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin gử
i lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh
chị em học viên lớp Kinh tế nông nghiệp – K21B đã chia sẻ, động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và
bạn bè. Song do điều kiện về thời gian và trình độ
nghiên cứu của bản thân còn
nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kim Thịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BĐKH 4
2.1. Cơ sở lý luận về ứng xử của hộ dân nuôi trồng thủy s
ản trong bối cảnh
BĐKH 4
2.1.1. Các khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu 4
2.1.2. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản 5
2.1.3. Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH 10
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản trong bối cảnh biến đổ
i khí hậu 13
2.2. Cơ sở thực tiễn về ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong
bối cảnh biến đổi khí hậu 15
2.2.1. Ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí
hậu trên thế giới 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv

2.2.2. Ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ở Việt Nam. 16
2.3. Bài học kinh nghiệm trong ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản
trong bối cảnh BĐKH 19
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hải Hà 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra 28
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 28
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 30
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 31
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN C
ỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà trong bối
cảnh BĐKH 32
4.1.1. Khái quát biểu hiện BĐKH của huyện Hải Hà 32
4.1.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 41
4.2. Ứng xử của người dân nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà trong bối
cảnh BĐKH 50
4.2.1. Thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân về ảnh hưởng của
BĐKH đến nuôi trồng thủy sản 50
4.2.2. Ứng xử của người dân nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà trong bối
cảnh BĐKH 53
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của người nuôi trồng thủy sản trong
bối cả
nh BĐKH 82
4.3.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ 82
4.3.2. Ảnh hưởng của quy mô nuôi trồng thủy sản đến ứng xử của hộ 85
4.3.3. Ảnh hưởng hình thức nuôi trồng đến ứng xử của hộ: 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev


4.3.4. Ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội của vùng 90
4.4. Định hướng và giải pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân
NTTS để thích ứng và giảm thiểu BĐKH 90
4.4.1. Khái quát những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao nhận thức
và ứng xử của người dân NTTS trong bối cảnh BĐKH 90
4.4.2. Định hướng chung phát triển nuôi trồng thủy sản để thích ứng và giả
m
thiểu BĐKH 93
4.4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng ứng xử của người dân nuôi trồng thủy
sản để thích ứng và giảm thiểu BĐKH 95
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1. Kết luận 100
5.2. Kiến nghị 102
5.2.1. Đối với nhà nước 102
5.2.2. Đối với hộ nông dân 104
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA 107


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2005 – 2013 23
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Hà qua các năm 24
Bảng 3.3. Biến động về giá trị sản xuất theo ngành thời kỳ 2009 – 2013 26
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2009 – 2013 (giá HH) 27
Bảng 4.1: Số liệu nhiệt độ qua các năm tại huyện H
ải Hà 34

Bảng 4.2. Số liệu lượng mưa qua các năm tại huyện Hải Hà 35
Bảng 4.3. Những đặc điểm tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất thủy
sản tại huyện Hải Hà 40
Bảng 4.4. Hiện trạng Tăng trưởng GTSX ngành nông lâm thủy sản 42
Bảng 4.5. Diện tích phân theo đối tượng nuôi năm 2013 huyện Hải Hà 46
Bả
ng 4.6. Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 – 2013 47
Bảng 4.7. Giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản năm 2013 49
Bảng 4.8. Ứng xử của các hộ điều tra về thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản 57
Bảng 4.9. Ứng xử của các hộ điều tra về củng cố hạ cơ sở hạ tầng, thiết bị
cho nuôi trồng thủ
y sản 59
Bảng 4.10. Ứng xử của hộ điều tra nuôi trồng thủy sản về xử lý nước thải và
hệ thống xử lý nước thải 63
Bảng 4.11. Ứng xử của các hộ điều tra nuôi trồng thủy sản khi sử dụng
thuốc, hóa chất xử lý ao nuôi, vệ sinh môi trường 66
Bảng 4.12. Ứng xử trong thay đổi áp dụng kỹ thu
ật tiến bộ của các hộ điều
tra nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 72
Bảng 4.13. Ứng xử của các hộ về thay đổi giống của các hộ điều tra nuôi
trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 75
Bảng 4.14. Ứng xử của các hộ về sử dụng thức ăn của các hộ điều tra nuôi
trồ
ng thủy sản tại huyện Hải Hà 78
Bảng 4.15. Ứng xử về thay đổi thời điểm thu hoạch thủy sản của các hộ điều
tra tại huyện Hải Hà 79
Bảng 4.16. Số hộ điều tra tham gia liên kết trong nuôi trồng thủy sản 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii


Bảng 4.17. Thống kê trình độ văn hóa các hộ điều tra nuôi trồng thủy sản tại
huyện Hải Hà 82
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của trình độ đến ứng xử của các hộ điều tra nuôi
trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 84
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của quy mô đến ứng xử của các hộ điều tra trong
nuôi trồng thủy s
ản tại huyện Hải Hà 86
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của hình thức nuôi trồng đến ứng xử của các hộ điều
tra trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 88


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Hải Hà 22
Hình 4.1: Bản đồ lượng mưa huyện Hải Hà 35
Hình 4.2. GDP ngành thủy sản so với toàn huyện Hải Hà 41
Hình 4.3: Giá trị sản xuất trong ngành thủy sản 43
Hình 4.4: Diễn biến diện tích nuôi thủy sản từ 2005 – 2012 45
Hình 4.5. Cơ cấu diện tích nuôi năm 2005, 2010 và 2012 48
Hình 4.6. Đánh giá ảnh hưởng về các hiện tượng BĐKH của các hộ đ
iều
tra nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 51
Hình 4.7. Đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản của các
hộ điều tra tại huyện Hải Hà 52
Hình 4.8. Mức độ áp dụng các biện pháp thích ứng BĐKH của các hộ điều
tra nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà 54
Hình 4.9. Ứng xử của các hộ điề
u tra nuôi trồng thủy sản về nâng cao nhận

thức BĐKH tại huyện Hải Hà 55








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI NỘI DUNG
BĐKH Biến đổi khí hậu
NTTS Nuôi trồng thủy sản




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề được quan
tâm nhiều nhất trên toàn cầu. Với hơn 3.200 km đường biển, Việt Nam là một trong
các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH. Những hiện tượng thời tiết bất
thường như lụt bão và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian gần đ
ây.

Năm 2011, hiện tượng hạn hán và nhiễm mặn xảy ra sớm hơn so với những năm
trước đây (UNDP, 2011). Đến cuối thế kỷ 21, mức nước biển dâng trung bình của
Việt Nam là 49 - 64 mm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Theo kịch bản nước biển dâng, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng
39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thu
ộc các tỉnh ven biển miền Trung và
trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số
thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng
sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng
7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường
sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh l
ộ của Việt Nam sẽ bị
ảnh hưởng (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012).
Theo ước tính của ICCP (2007) Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 17 tỉ đô la mỗi
năm do hiện tượng nước biên dâng cao một mét. Với đường bờ biển dài 3.260 km,
Việt Nam có lợi thế to lớn trong nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tổng diện tích NTTS
nước mặn và lợ của Việt Nam năm 2011 là 734,7 ngàn ha, giá trị sản xuất th
ủy sản
năm 2011 đạt gần 130.000 tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2013). Do đó, tác động của
BĐKH và nước biển dâng trong tương lai sẽ ảnh hưởng to lớn đến ngành NTTS.
Những người dân nghèo, đặc biệt là những người làm trong lĩnh NTTS sẽ bị tổn
thương nhiều nhất do hiện tượng này. Do đó, Nghị định số 2730/QĐ-BNN-KHCN
ban hành vào ngày 5/9/2008 về khung kế hoạch hành động để
thích nghi và giảm
nhẹ những ảnh hưởng của BĐKH đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn trong
giai đoạn 2008-2020 chủ yếu tập trung tới các khu vực và các ngành nghề dễ bị tổn
thương như ngành thủy sản, NTTS, nông, lâm và diêm nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2


Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong những quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng bởi hiện tượng BĐKH. Hàng năm, Việt Nam thường xảy ra
các hiện tượng thảm họa thiên tai như bão lũ, hạn hán và đều liên quan đến những
thay đổi của BĐKH. Các hiện tượng thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến con
người, tài sản, cơ sở hạ tầng và môi trường. Ngành thủy sản là m
ột lĩnh vực sản
xuất có mối quan hệ chặt chẽ đến các sự biến đổi của điều kiện thời tiết và nước
biển dâng.
Theo nghiên cứu thuộc Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương, Việt
Nam là một trong những nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do BĐKH ở mức
nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD n
ăm 2010 và mức thiệt hại
này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Huyện Hải Hà là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng
Ninh. Huyện Hải Hà có chiều dài bờ biển 35km, diện tích bãi biển khoảng 6.200 ha,
có nhiều loài hải sản quý sinh sống. Kinh tế thủy sản của huyện chiếm vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội c
ủa vùng. Tuy nhiên, phát triển thủy
sản của huyện chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và BĐKH. Theo báo cáo của
huyện, năm 2007, rét đậm rét hại khéo dài đã “xóa sổ” hầu hết các lồng nuôi cá
biển, ước thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Năm 2011, dịch bệnh trên tôm he chân trắng đã
gây chết gần 30 ha ao nuôi, thiệt hại về kinh tế ước gần 08 tỷ đồng. Tác nhân gây
bệnh được xác định do đốm trắng. Đến năm 2012, tu hài nuôi tại xã Cái Chiên đã bị
chết do dịch bệnh, thiệt hại gần 30 nghìn lồng.
Người NTTS luôn vất vả đối mặt với những thách thức ảnh hưởng trực tiếp của
BĐKH đến canh tác thủy sản do người dân chưa thích ứng với hoàn cảnh hoặc môi
trường thay đổi để làm giảm nhẹ khả năng mức
độ ảnh hưởng. Người dân NTTS hiểu
thế nào về BĐKH và ứng xử như thế nào để thích ứng và giảm thiểu thiệt hại gây ra

bởi BĐKH. Người dân nên thay đổi ứng xử của mình trong việc canh tác NTTS thích
ứng với những thay đổi của môi trường, điệu kiện khí hậu hiện nay. Xuất phát từ thực
tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng xử các hộ dân nuôi trồ
ng
thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”. Mục
đích nghiên cứu là đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng ứng xử để thích ứng và
giảm thiểu tác động của BĐKH trong NTTS của người dân huyện Hải Hà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ứng xử của các hộ dân NTTS trong bối cảnh BĐKH tại huyện
Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nâng cao
khả năng ứng xử để thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH trong NTTS của
người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về BĐKH, ứng xử của hộ dân
NTTS trong bối cảnh BĐKH.
- Đánh giá thực trạng NTTS và ứng xử của các hộ dân NTTS trong bối cảnh
BĐKH ở huyện Hải Hà, Quảng Ninh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ dân NTTS trong bối
cảnh BĐKH ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
-
Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động
của BĐKH của hộ dân trong NTTS trong bối cảnh BĐKH tại huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh nhằm phát triển NTTS bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ứng xử của các hộ dân NTTS trong bối cảnh

BĐKH. Đề tài cũng xem xét
đến khả năng ứng xử để thích ứng và giảm thiểu tác
động của BĐKH đến NTTS của các hộ dân NTTS tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh. Đề tài nghiên cứu trực tiếp người NTTS ở các loại hình NTTS trên địa bàn
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ứng xử của hộ dân NTTS
trong bối cảnh BĐKH ở m
ột số hình thức NTTS chủ yếu tại huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các dữ liệu, số liệu được thu thập trtước
và trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ
CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BĐKH

2.1. Cơ sở lý luận về ứng xử của hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH
2.1.1. Các khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí h
ậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
BĐKH gần đây còn được kết luận là do hành vi con người và quá trình tự

nhiên gây nên, là do những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên
toàn thế giới: nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là “sự nóng lên lên dần của trái
đất”, tăng nồng độ nhà kính hay “khí các-bon” thải ra từ các hoạt động của con
người và đọng lại trong khí quyển.
BĐKH là quá trình diễn ra từ từ, khó phát hiện, không thể đảo ngược, diễn ra
trên toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các l
ĩnh vực
của sự sống với cường độ ngày càng tăng. Con người phải đối mặt với những hậu
quả khó lường do BĐKH gây ra trong lịch sử phát triển của mình.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều, nước biển dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó
có thể cao hơn hoặc thấp hơn so v
ới trung bình toàn cầu.
Thích ứng với BĐKH là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác
động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống, sử dụng những cơ hội thuận lợi
mà môi trường khí hậu mang lại. Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản
ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũ
ng còn có
nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5

Thích ứng BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với
hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương
do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang
lại (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012).
2.1.1.2. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Theo Kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2012), BĐKH có những biểu hiện:

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung
- Tăng nhiệt độ không khí và đại dương
- Sự thay đổi của thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường,
con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan dẫn đến ngập úng trên các đảo
nhỏ ven biển.
- S
ự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyền, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
BĐKH toàn cầu kèm theo nhiều hậu quả hết sức tai hại: nước dâng ngập các
vùng đồng bằng thấp ven biển, bão lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, khốc liệt
hơn gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp và đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế c
ủa nhiều quốc gia. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy các hiện
tượng này có nguyên nhân là do sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí
quyển dẫn đến nhiệt độ không khí không ngừng tăng trên phạm vi toàn cầu. Trái đất
ấm lên làm tan chảy băng ở các vùng cực, nước biển dâng cao sẽ đe doạ cả hành
tinh chúng ta.
2.1.2. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1. Khái niệm hộ dân nuôi trồng thủy sản
- Khái niệm hộ
nông dân:
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Tchayanov cho rằng: “Hộ nông dân
là một đơn vị sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong

chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, hai tác giả Matslundal và
Tommy Bengtson bổ sung và nhấn mạnh thêm: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ
bản”. Vì vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷ gầ
n đây đã
thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc
độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
“Hội nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên
những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất,
th
ường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham
gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với trình độ hoàn chỉnh
không cao” (Frank Ellis, 1993).
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở
trong nông nghiệp và nông thôn”.
Đ
ào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”.
Từ các khái niệm, đặc điểm trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống ở
nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia hoạt động
phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ nông dân là mộ
t đơn vị kinh tế cơ sở,
vừa là một đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
2.1.2.2. Các khái niệm cơ bản về nuôi trồng thủy sản
a) Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
NTTS là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động
thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn (Pillay, 1990). NTTS là nuôi
các thủy sinh vật trong môi tr

ường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ
thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động
và thực vật dưới nước (FAO, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

NTTS là hoạt động sản xuất động thực vật thủy sản có sự kiểm soát của con
người trong một phần hay toàn bộ chu kỳ sống của chúng. Hoạt động NTTS có tính
chất nông nghiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động này nhằm mục đích cung cấp sản phẩm thủy hải sản cho dân cư và cho
chế biến thủy sản xuất kh
ẩu.
b) Vai trò của nuôi trồng thủy sản
+ NTTS có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của con người, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp
nguyên liệu cho công nghệ chế biến. NTTS cung cấp các sản phẩm như cá tôm, cua,
nghẹ cho con người. Các sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng có giá trị cao, bổ
dưỡng đáp ứng nhu cầu c
ủa con người.
+ NTTS góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn ngành thủy sản và
toàn ngành kinh tế nói chung. Hoạt động NTTS đóng góp một phần không nhỏ
trong tổng thu nhập của các hộ gia đình cũng như GDP của đất nước. Ngành thủy
sản là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất
nước. NTTS ở một số địa phương được xem là ngành mũi nhọn để phát tri
ển kinh
tế. Các sản phẩm của NTTS được chế biến thành những sản phẩm có giá trị kinh tế
cao có thể tiêu thụ trong nội địa hoặc xuất khẩu trên thế giới.
+ NTTS góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành NTTS được xem là
một ngành quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt trong cơ cấu kinh tế

ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Góp phần da dạng hóa thêm cơ cấu các ngành này,
thúc đẩ
y sự phát triển. Hiện nay một số diện tích trồng trọt kém hiệu quả đã chuyển
sang NTTS hiệu quả cao hơn. Các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn và
các hộ gia đình tham gia phát triển NTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tăng
thu nhập. Các sản phẩm NTTS đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người dân từ nông
thôn đến thành thị.
+ NTTS góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản
m
ột phần phục vụ nhu cầu trực tiếp của người dân, một phần cho các nhà máy chế
biến. Qua các hoạt động chế biến, giá trị sản phẩm thủy sản được nâng cao Để đảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8

bảo chất lượng chế biến thủy hải sản cho người tiêu dùng thì chất lượng thủy hải
sản từ khâu nuôi trồng cũng cần phải quan tâm.
+ Ngoài ra NTTS còn giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Ngành NTTS thu
hút một lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân.
c) Đối tượng NTTS
Đối tượng của NTTS là các cơ thể sống. Các cơ thể sống này phát triển theo
quy luật sinh họ
c nhất định (sinh trưởng, phát triển, diệt vong). Các ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên như gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, thời tiết trái mùa đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống này. Các đối tượng này
phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên và mang tính thời vụ.
d) Khái niệm về hộ nuôi trồng thủy sản
Hộ NTTS là
đơn vị kinh tế quy mô hộ gia đình, vừa là đơn vị sản xuất nuôi
trồng, vừa là đơn vị tiêu dùng trong hộ gia đình. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất
là quan hệ của sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa của hộ.

e) Các loại hình thức và phương thức nuôi trồng thủy sản
Trong NTTS, chúng ta có thể áp dụng nhiều hình thức hay loại hình nuôi
khác nhau.
+ Hình thức NTTS trong ao: Đây là hình thức phổ biế
n nhất và xuất hiện
sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá,
sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được
giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân có thể áp
dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh.
+ Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vị
nh hay ven bờ:
Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn),
hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc
trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3m trở lên. Đây là hình thức được
phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước
để phát triể
n NTTS và mang lại hiệu quả rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho
nuôi bán thâm canh và thâm canh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

+ Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: Là hình thức nuôi có giới hạn bằng
các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất
định từ 4 - 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo
bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp
dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thự
c tế chủ yếu là nuôi
quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các
hồ thủy điện có độ sâu từ 4 - 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu
từ 2 -3 m.

+ Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao: Đây là hình
thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến, người
dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình
thứ
c nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn dịch
bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt
truyền thống khá phổ biến
2.1.2.3. Khái niệm về ứng xử
Khái niệm về ứng xử đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu với nhiều
góc độ khác nhau. Ứng xử được hiểu là chỉ mọi phản ứ
ng của động vật khi một yếu
tố nào đó trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong
gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm
giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh (Nguyễn Khắc Viện, 1991).
Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến
mình trong một tình huống cụ thể nhất
định. Nó thể hiện ở chỗ con người không
chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể
hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm
và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định (Lê Thị Bừng và
Hải Vang, 1990).
Ứng xử ở người tồn tại một số yếu tố
gắn bó với nhau thứ nhất, chủ thể ứng
xử luôn luôn có ý thức về việc mình làm trên cơ sở của những kinh nghiệm đã có.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

Nói một cách khác, chủ thể cảm thấy, nhận thấy, hiểu mình đang đứng trước tình
huống nào để tổ chức hoạt động đáp lại tình huống đó (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
Các luận điểm về khái niệm ứng xử có thể cho ta thấy có nhiều cách ứng xử

khác nhau trong mỗi một hoàn cảnh và ngày càng phát triển tùy theo trình độ nhận
thức, hoàn cảnh của mỗi người.
Ứng xử của con người có thể bị tác động và khi bị
tác động mỗi người khác nhau sẽ có những quyết định hành động khác nhau.
2.1.2.4. Ứng xử của con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Nghiên cứu tác động của con người thông qua các phản ứng hành vi và tâm
lý là rất quan trọng đối với những thách thức gây ra bởi BĐKH. Thông qua các thảo
luận, các mô hình lý thuyết có thể dự đoán được khí hậu có liên quan đến
ứng xử và
con người có thích ứng được với sự thay đổi của khí hậu toàn cầu hay không.
BĐKH là do hành vi của con người, như đốt các nhiên liệu, chặt phá rừng mất cân
bằng sinh thái, sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thiếu khoa học,
khói thải công nghiệp, khói thải đô thị gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng
lên và có thể làm giảm nhẹ bằng cách thay đổi những hành vi này. Con người không
ngừ
ng xây dựng, xây hầm, khai thác tài nguyên thiên nhiên làm biến dạng vỏ trái
đất. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cảnh báo hậu quả của hành vi ứng xử
của con người gây ra BĐKH như lũ lụt, hạn hán và tìm mọi cách khuyến cáo con
người thay đổi hành vi để làm giảm thiểu BĐKH một cách có hiệu quả.
2.1.3. Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH
2.1.3.1. Ứng xử trong nâng cao nhận th
ức về BĐKH
BĐKH sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái của Trái đất, làm giảm chất lượng
tự nhiên, kinh tế và xã hội, mất tính đa dạng sinh học, đất và rừng ngày càng trở nên
suy kiệt. Ở các vùng ven biển, con người sinh sống nâng cao thu nhập là nhờ tận
dụng các sản phẩm từ NTTS. Vậy con người sẽ phải làm như thế nào để không làm
giảm diện tích canh tác. Con người cần đưa ra các giải pháp thích
ứng và giảm thiểu
BĐKH: hạn chế khai thác, hủy hoại các vùng tài nguyên nước, sinh vật thủy sản.
Ứng xử của người dân NTTS có tầm quan trọng đến sự thay đổi của khí hậu như sẽ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11

gây ra mất hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng các loại thuốc
kháng sinh cho hải sản.
Tùy thuộc vào trình độ học vấn, điều kiện và sản xuất của hộ nông dân mà có
các cách ứng xử thích hợp trong NTTS để thích ứng và giảm thiểu BĐKH khác
nhau. Chủ hộ có trình độ học vấn cao, am hiểu khoa học kỹ thuật sẽ có quyết định
và hành động kịp thời phù hợ
p với quy luật của thị trường, thích ứng với BĐKH để
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với các chủ hộ có ít học vấn sẽ ứng xử theo kinh
nghiệm bản thân qua các năm để áp dụng trong NTTS.
Có nhiều hình thức ứng xử của người dân trong NTTS như: mở rộng diện
tích nuôi trồng, cách lựa chọn và sử dụng kháng sinh hoá chất, áp dụng kỹ thuật
canh tác, xử lý môi trườ
ng, sử dụng nguồn nước (lựa chọn nguồn nước, xây dựng hệ
thống tháp nước, bể lọc hay không sử dụng các nguồn phân hữu cơ, kiểm tra và bảo
vệ nguồn nước).
2.1.3.2. Ứng xử trong thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản
Đối với NTTS, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Dưới tác động của BĐKH tác hại c
ủa lũ lụt, bão, mưa trái mùa có ảnh hưởng đến
thay đổi diện tích NTTS xủa người dân. Do ảnh hưởng của BĐKH, bị thất thoát do
mất trắng bởi dịch bệnh, không có khả năng đầu tư tài chính, tu bổ, người dân sẽ thu
hẹp diện tích ao nuôi. Một số diện tích ao nuôi sẽ bị bỏ trống ảnh hưởng không nhỏ
đến năng suất NTTS của người dân. Phương thức nuôi trồng ch
ủ yếu của người dân
là quảng canh, phát triển ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch sẽ phá hủy phần lớn các nơi cư
trú của các loài ven biển, đẩy môi trường vào tình trạng khắc nghiệt về sinh thái, tăng
rủi ro bệnh tật.

2.1.3.3. Ứng xử trong cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ
cho nuôi trồng thủy sản
Chấ
t lượng nước mặt đang có chiều hướng suy giảm. Phần lớn hồ, ao, kênh,
mương, các đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,
một số chỉ số như nồng độ ô xy sinh học (BOD), chất rắn lơ lửng đã vượt quy chuẩn
cho phép đến hàng chục lần. Nước biển ven bờ bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm. Một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

số nơi NTTS nước ngọt thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch đã gây ra những
thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường ở nhiều nơi. Các vùng nuôi cá tra, ba sa
thâm canh cao và người dân bơm trực tiếp chất thải ra sông đã làm cho nước sông
bị ô nhiễm. Người dân vì lợi ích kinh tế, giá thuê đất nuôi cá tăng cao nên đã tự ý
được san lấp, xây dựng ao đìa không theo quy hoạch dẫn đến ngăn trở dòng chảy và
tranh chấp về
lợi ích. Điều này sẽ gây tổn hại về kinh tế như cá chết hàng loạt do
nước thải, do ô nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, ô nhiễm ở các khu công nghiệp.
2.1.3.4. Ứng xử trong áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong nuôi trồng thủy sản
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã giảm nhiều do người NTTS đã
biết áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến như Global GAP, SQF, HACCP…trong nuôi
trồng và chế biến thủy sả
n. Người dân đã biết kết hợp các phương thức NTTS như:
NTTS trên vùng nước ngọt tập trung, nuôi cá bè trên sông, nuôi tôm/cá đăng quầng,
nuôi cá kết hợp VACB, NTTS trên vùng nước lợ - mặn tập trung, nuôi quảng canh,
nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh hay nuôi công
nghiệp, nuôi sinh thái, luân canh lúa - tôm, luân canh lúa-cá, cá-tôm. Các mô hình
canh tác NTTS trên đã đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho người NTTS. Tuy nhiên,
người dân vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chưa theo quy hoạch khiến cho môi
trường bị suy thoái dẫn đến dị

ch bệnh phát sinh và gây mất cân bằng giữa cung cầu.
Trong NTTS, người dân cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cấp thoát
nước hợp lý, xử lý thức ăn thừa kịp thời, sử dụng hợp lý hóa chất xử lý môi trường
và thuốc phòng ngừa dịch bệnh sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Trong bối cảnh BĐKH ngày càng tăng, việc áp dụng và xử lý môi tr
ường hợp lý kịp
thời sẽ làm giảm các rủi ro trong NTTS.
Trước đây khi chưa có các loại thuốc sản phẩm dành cho các loại thủy hải
sản người dân thường sử dụng vôi là chất tạo môi trường khử bệnh và cách ly. Hiện
nay đã có rất nhiều loại sản phẩm thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học được sử
dụng rộng rãi trong NTTS trên thế giới như: thuốc diệt n
ấm, thuốc khử trùng, thược
diệt tảo, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt ký sinh trùng và thuốc diệt khuẩn.
Các loại hóa chất này có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản
nhưng nếu như sử dụng không đúng quá lạm dụng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

lường, gây rủi ro cho người lao động, tồn các chất độc hại cho sản phẩm thủy sản
gây hại cho người tiêu dùng, làm giảm giá trị thương phẩm, tạo kháng thuốc cho
việc điều trị các loại bệnh trong NTTS.
2.1.3.5. Ứng xử trong thay đổi thời điểm thu hoạch
Nghề NTTS có tính chất thời vụ và hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên của
từng vùng. Thời tiết thay đổi, mư
a kéo dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là
những yếu tố bất lợi cho NTTS, người nuôi trồng cần phải thay đổi lịch thời vụ phù
hợp, lựa chọn con giống và thời điểm thu hoạch để phòng tránh dịch bệnh hay thất
thoát do mưa lũ để tăng sản lượng thu hoạch.
2.1.3.6. Ứng xử trong tăng cường khả năng liên kết
Liên kết trong sản xuất, chế

biến và tiêu thu sản phẩm NTTS là một trong
những chuỗi liên kết mang lại lợi ích cho cả hộ NTTS và các doanh nghiệp, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Hiện nay, Việt Nam
đang rất thiếu các cơ sở chế biến thủy sản, điều này khiến cho các hộ dân NTTS gặp
khó khăn. Tình trạng giống không đảm bảo, thức ăn và thuốc thú y kém chất lượng
lan tràn. Việc xây dựng chu
ối liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa người nuôi và
doanh nghiệp là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao thu
nhập cho người dân.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
2.1.4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi trồng thủy sản
Trình độ họ
c vấn của hộ có ảnh hưởng đến ứng xử của hộ. Nếu chủ hộ có
học cấn cao, có kinh nghiệm và hiểu biết bề khoa học kỹ thuật sẽ có những biện
pháp nâng cao phương thức NTTS thích hợp với điều kiện thời tiết và BĐKH để đạt
hiệu quả năng suất cao. Đối với các hộ có trình độ thấp hơn sẽ áp dụ
ng các biện
pháp thích ứng để giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất có thể hoặc không đưa ra
một biện pháp nào cả.
2.1.4.2. Ảnh hưởng bởi quy mô nuôi trồng thủy sản
Đối với hộ có quy mô sản xuất lớn, tùy từng điều kiện kinh tế hộ, điều kiện
tự nhiên để có thể đưa ra phương thức nuôi trồng thích hợp. Chủ hộ có thể thu h
ẹp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14

diện tích hoặc mở rộng diện tích NTTS tùy vào thực trạng kinh tế hộ. Các hộ có quy
mô sản xuất lớn thường đầu tư vào hướng sản xuất lớn, đánh giá nhanh diễn biến
của thời tiết và biến động của khí hậu để đưa ra quyết định. Các hộ có quy mô lớn

thường đầu tư lực lượng lao động lớn hơn các hộ có quy mô nhỏ. Lực lượng lao
độ
ng cũng là một yếu tố quan trọng trong ứng xử của hộ NTTS. Hộ sẽ có điều kiện
để thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo dõi
sự thay đổi của thời tiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hộ có tiềm năng đầu tư
về trang thiết bị, vật chất phục vụ cho sản xu
ất nuôi trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới, mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hộ nghèo
không có vốn sẽ phải chấp nhận rủi ro, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, không có khả
năng cung ứng cho thị trường.
2.1.4.3. Ảnh hưởng bởi hình thức nuôi trồng thủy sản
Mỗi một hộ có nhận thức khác nhau về B
ĐKH nói chung hay tác động của
nó đến NTTS nói riêng. Trong NTTS có các hình thức nuôi nước mặn, nước ngọt và
nuôi bãi triều và đều chịu ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH. Mỗi một hình thức
nuôi trồng người dân sẽ có những ứng xử khác nhau. Vùng nuôi nước mặn và nước
ngọt do đặc thù cần có sự đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nuôi, giống.
Vùng bãi triều hoàn toàn dự
a vào điều kiện tự nhiên của vùng để khai thác nên sẽ có
những ứng xử thích ứng với sự thay đổi của thời tiết cực đoan để giảm thiểu thiệt
hại, tránh thất thoát.
2.1.4.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội của vùng
Mỗi một vùng có các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau nó mang
tính đặc điểm vùng rất rõ. Các yếu tố
xã hội như dân cư, lao động, chính sách về
quy hoạch, chính sách về vốn, chính sách về khuyến nông khuyến ngư của người
dân cũng ảnh hưởng đến NTTS. Diễn biến thời tiết hàng năm thay đổi thất thường,
tập quán sản xuất của người dân đều dựa vào kinh nghiệm. Các loại giống mới áp
dụng khoa học công nghệ để thuần hóa có khả năng thích ứng với biến động môi
trường là điều rất quan trọng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ứng dụng

khoa học tiến bộ trong NTTS sẽ giảm thiểu rủi ro và tác động của BĐKH gây ra.

×