Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hkt99 tại tân yên – bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.04 KB, 118 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\





NGUYỄN THỊ KIM DUNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ
LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA LAI HKT99 TẠI TÂN YÊN – BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2015




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\





NGUYỄN THỊ KIM DUNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ
LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA LAI HKT99 TẠI TÂN YÊN – BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TĂNG THỊ HẠNH





HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu của tôi. Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này do tôi tự tìm hiểu,
nghiên cứu và xây dựng, các số liệu thu thập là đúng và trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào./.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Kim Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô,
bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới cô giáo TS. Tăng Thị Hạnh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này!
Tôi xin g
ửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của bộ môn

Cây lương thực, các thầy giáo cô giáo trong khoa Nông học – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam – những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến
thức bổ ích trong suốt thời gian học cao học!
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè, gia đình – những người luôn bên cạnh, động viên, giúp
đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài!

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Kim Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trong và ngoài nước 3

2.1.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam 5
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa lai tạ
i Bắc Giang 7
2.1.4 Tình hình sản xuất lúa lai tại huyện Tân Yên - Bắc Giang 9
2.1.5 Cơ cấu các giống lúa đang gieo trồng tại huyện Tân Yên vụ Mùa
2013 và vụ Xuân 2014 10
2.1.6 Điều kiện tự nhiên, thời tiết của vùng nghiên cứu 12
2.2 Các kết quả nghiên cứu về phân đạm cho lúa 16
2.2.1 Vai trò của đạm và đặc diểm hấp thụ đạm của lúa lai 16
2.2.2 Đặc điểm hấp thu đạm của lúa lai 16
2.2.3 Ảnh h
ưởng lượng đạm đến sinh trưởng, phát tiển và năng suất lúa 18
2.3 Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa 24
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Vật liệu nghiên cứu 29
3.1.1 Nguồn gốc 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

3.1.2 Đặc điểm 29
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29
3.3 Nội dung nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1 Công thức thí nghiệm 30
3.4.2 Bố trí thí nghiệm. 30
3.4.3 Chăm sóc 31
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 32
3.5.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng 32
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh lý: 32

3.5.3 Các chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh: 33
3.5.4 Chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 33
3.6 Phươ
ng pháp phân tích số liệu 34
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa lai HKT99 35
4.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống lúa lai HKT99 37
4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến
động đẻ nhánh
của giống lúa lai HKT99 41
4.4 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến chỉ số diện tích lá của
giống lúa lai HKT99 45
4.5. Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến khả năng tích lũy chất
khô giống HKT99 50
4.6 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến tốc độ tích lũy chất khô
giống HKT99 54
4.7 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mậ
t độ cấy đến hiệu suất quang hợp
thuần của giống lúa HKT99 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

4.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến sâu bệnh hại
giống lúa HKT99 58
4.9 Ảnh hưởng mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống lúa HKT99 60
4.10 Hiệu quả kinh tế của lượng đạm bón và mật độ cấy đến giống lúa
HKT99 65

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luậ
n 68
5.2 Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV (%) Hệ số biến động
CGR Tốc độ tích lũy chất khô
DM Khối lượng chất khô tích lũy
ĐNTĐ Đẻ nhánh tối đa
NHH Nhánh hữu hiệu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Tổ chức Nông – Lương thế giới
Ha Hecta
LAI Chỉ số diện tích lá
LSD
0,05
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CCCC Chiều cao cuối cùng
NHH Nhánh hữu hiệu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
TGST Thời gian sinh trưởng
TSC Tuần sau cấy

ANLT An ninh lương thực
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiện hữu hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai ở Việt Nam từ năm
2001 đến 2012 7

2.2 Diện tích lúa lai của các huyện trong tỉnh 8
2.3 Cơ cấu giống lúa HKT99 của huyện Tân Yên giai đoạn năm
2010 - 2012 10

2.4 Cơ cấu lúa của tỉnh giai đoạn năm 2005 - 2012 11
2.5 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên - tỉnh
Bắc Giang vụ mùa 2013 14

2.6 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên - tỉnh
Bắc Giang vụ xuân 2014 15

4.1 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa lai HKT99 35

4.2 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng

trưởng chiều cao cây của giống lúa lai HKT99 39

4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái
đẻ nhánh của giống lúa lai HKT99 43

4.4a Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến chỉ số diện tích lá
của giống lúa HKT99 47

4.4b Ảnh hưởng mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
lai HKT99 49

4.5a Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến khối lượng chất
khô tích lũy của giống HKT99 51

4.5b Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô giống
lúa HKT99 53


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

4.6 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến tốc độ tích lũy
chất khô giống HKT99 54

4.7 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu suất
quang hợp thuần giống lúa HKT99 57

4.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến sâu bệnh
hại giống lúa HKT99 59

4.9a Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố

cấu thành năng suất của giống HKT99 64

4.9b Ảnh hưởng mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa HKT99 65

4.10 Hiệu quả kinh tế của lượng đạm bón và mật độ đến giống
lúa HKT99 66



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của
người dân Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây do quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt
là diện tích trồng lúa do đó việc mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa lai
sẽ nhanh chóng làm tăng sản lượng lương thực nước ta. Thực tiễn trong phát
triển lúa lai trong h
ơn 20 năm qua cho thấy chủ trương phát triển lúa lai của
Việt Nam là đúng đắn vì đã góp phần làm tăng năng suất lúa, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Lúa lai sinh trưởng phát triển mạnh, chịu thâm canh cao,
tiềm năng năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt nên gieo
trồng được ở những vùng sinh thái khó khăn.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, do tỉnh có diện tích đất nông nghiệp
chủ yếu là đất bạc màu, trong những năm gần đây cây lúa lai đã đưa vào cơ
cấu giống của tỉnh, đây là lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với
hơn 85% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy đời sống của

người dân gặp nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tân
Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Trong nh
ững năm gần đây diện
tích lúa lai của huyện luôn ở mức thấp vì người dân chưa tiếp cận được những
giống lúa lai năng suất cao, chất lượng gạo ngon chống chịu sâu bệnh tốt và
thích ứng rộng.
Đạm là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng
suất của cây lúa, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì khả năng sử
dụ
ng đạm cũng khác nhau (Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiến,1995). Trong
các giống lúa thì lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn lúa thuần ở giai đoạn
đầu của quá trình sinh trưởng (Phạm Văn Cường và cs, 2003).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân
bón và kỹ thuật
bón
phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh
trưởng của cây trồng. Năng suất lúa phụ thuộc chủ yếu vào số bông trên
đơn vị diện tích. Tuy nhiên, hiện nay nông dân vẫn sử dụng lượng giống
gieo cao, trong khi đó giá thóc giống ngày càng cao dẫn đến làm tăng chi
phí sản xuất. Mặt khác, việc sử dụng nhiều phân đạm và mật độ cao không
những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm tăng áp l
ực sâu bệnh hại
trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng dẫn
đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay,
nông dân quá lạm dụng phân bón hoá học để tăng năng suất lúa đặc biệt là
phân đạm. Bà con nông dân thường bón lượng đạm gấp 3 lần so với nhu cầu
của cây để tăng năng suất. Trong khi đó hệ

số sử dụng phân bón ở nước ta thấp
(30% – 40% đối với phân đạm, 22% phân lân, 45% kali). Sử dụng nhiều phân
đạm và mật độ cao không những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm
tăng áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật gia tăng dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
con người…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên c
ứu ảnh hưởng của
mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa
lai HKT99 tại Tân Yên – Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân đạm đến sinh trưởng,
phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại và năng suất của giống lúa lai HKT99.
- Tìm ra mật độ cấy thích hợp và mức phân bón hiệu quả nh
ất đối với
giống lúa lai HKT99.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới
Theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế thì cho đến nay lúa vẫn
là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Năm 2010,
tổng diện tích lúa toàn cầu là 153,65 triệu ha, trong đó 136,55 triệu ha tại châu
Á với tổng sản lượng thóc 672,0 triệu tấn. Theo FAO, năm 2012 sản lượng
lúa đạt 724,5 triệu tấn (tương đươ
ng 483,1 triệu tấn gạo). Cùng với lúa mỳ,

ngô, một phần cao lương, cây có củ, lúa gạo giữ vai trò rất lớn trong việc đảm
bảo an ninh lương thực (ANLT). Song, sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò
đảm bảo vấn đề ANLT mà còn giúp ổn định xã hội (Nguyễn Văn Bộ, 2012).
Theo báo cáo của Ủy ban nông nghiệp bền vững công bố 3/2012, hiện
nay thế giới có khoảng 900 triệu người (chiếm 1/7 dân số thế giớ
i) đang sống
trong tình trạng thiếu đói. Báo cáo về tình nông nghiệp và ANLT ở Châu Á -
Thái Bình Dương do liên hợp quốc công bố ngày 24/4/2009 cho biết, tám
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nằm trong danh sách 26 nước là
những điểm nóng về ANLT của khu vực. Vì vậy, nghiên cứu và phát triển lúa
lai được các nhà khoa học trên Thế giới rất quan tâm.
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản
xuất đại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấ
y là 133,3 ngàn ha. Nghiên cứu
và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận được giải thưởng đặc biệt về
phát minh năm 1981. Mặc dù phát triển lúa lai thương phẩm sớm nhưng lúa
lai lúc đó còn nhiều nhược điểm “Ưu không sớm, sớm không ưu” nên khó
mở rộng diện tích. Đầu thập kỷ 80, giống lúa lai Uỷ ưu 35, Uỷ ưu 49 phù
hợp với sản xuất vụ xuân ra đời thì diện tích gieo cấ
y lúa lai Trung Quốc
mở rộng tương đối nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề thiếu
hụt lương thực đối với một đất nước đông dân nhất thế giới, hơn một tỷ
người. Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra giống lúa lai đầu tiên năm 1974.
Năm 1976, diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình
quân 6,9 tấn/ha. Năm 1995, diện tích lúa lai hai dòng là 2,6 triệu ha, chiếm
18% diện tích lúa lai của Trung Quốc, năng su

ất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5-
10 %. Năm 2006, diện tích gieo trồng lúa lai của Trung Quốc lên tới 18 triệu
ha, chiếm 66 % diện tích trồng lúa cả nước, năng suất bình quân 7 tấn/ha, cao
hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha (Trần Đức Viên, 2007).
Thành công về lúa lai ở Trung Quốc đã giúp cho đất nước và hơn 1 tỷ
người thoát khỏi nạn đói và lúa lai ngày nay đã và đang được nhiều quốc gia quan
tâm coi là chìa khóa vàng của trương trình an ninh lương thực quốc gia.
Thế giới c
ũng đang chứng kiến những thành tựu nổi bật về nghiên cứu
và phát triển lúa lai của các quốc gia ngoài Trung quốc như Ấn Độ,
Bangladesh, Việt Nam. Trong số các quốc gia kể trên, Ấn Độ nổi lên như một
quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu và phát triển lúa lai. Năm 2002
diện tích lúa lai của nước này chỉ vào khoảng 250 ngàn ha, bằng một nửa diện
tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007 di
ện tích lúa lai Ấn Độ dã đạt 1,1 triệu ha,
gần gấp đôi diện tích lúa lai của Việt Nam trong cùng thời điểm.
Bangladesh là một quốc gia đông dân với mật độ dân số rất cao 970
người/km
2
, an ninh lương thực luôn bị đe dọa. Chính vì thế lúa lai được quốc
gia này đặc biệt quan tâm nhằm góp phần gia tăng sản lượng lương thực. Sau
một thời gian tiếp cận công nghệ, họ đã đưa diện tích lúa lai từ 15 ngàn ha
năm 2001 lên 700 ngàn ha năm 2007 (tăng 47%). Mặc dầu vậy năng lực
nghiên cứu lúa lai của quốc gia này còn nhiều hạn chế do chưa tạo được giống
cho năng suất đạ
i trà và phần lớn hạt giống (90%) phục vụ sản xuất lúa lai
thương phẩm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5


2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Phát triển các giống lúa lai đã tạo nên bước đột phá về năng suất, tăng
sản lượng lúa của nhiều tỉnh miền Bắc và Duyên hải miền Trung. Thực tế đã
khẳng định phát triển lúa lai là chìa khoá giải quyết vấn đề an ninh lương thực
và xoá đói giảm nghèo. Trong những năm qua, diện tích lúa lai thương phẩm
của cả nước khoảng g
ần 700.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc,
Duyên hải nam Trung bộ và Tây nguyên. Diện tích lúa lai vụ xuân chiếm
khoảng 70%, vụ mùa khoảng 30%. Bộ giống lúa lai chủ yếu trong sản xuất
hiện nay là các giống có nguồn gốc từ Trung Quốc đã cho năng suất cao, chất
lượng khá. Hiện nay bộ giống lúa lai chất lượng cao, thích ứng cho vụ mùa ở
phía Bắc còn nghèo nàn vì vậy việc lai tạo được các giống lúa năng suất khá,
chất lượng gạo cao, có thể gieo trồng được 2 vụ trong năm là vấn đề hết sức
quan trọng nhằm bổ sung vào bộ giống lúa lai ở Việt Nam.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới song cũng mới
chỉ đáp ứng ANLT cấp quốc gia mà chưa đáp ứng ANLT cấp hộ gia đình.
Nhiều người dân chưa tiếp cận được v
ới lương thực. Theo dự thảo đề án
ANLT cấp quốc gia thì hiện vẫn còn 6,7% dân số thiếu lương thực, trong đó
địa bàn nông thôn là 8,7%. Khoảng 1 triệu đồng bào miền núi quanh năm ăn
ngô, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo hạn chế do thu nhập thấp và cơ
sở hạ tầng kém phát triển. Do vậy, trong chiến lược phát triển, cần giành ưu
tiên cao cho đảm bảo ANLT, bởi vì giữ vữ
ng ANLT không chỉ đảm bảo cuộc
sống của người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh
quốc gia và ổn định xã hội. Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chưa nhìn thấy
dấu hiệu phục hồi hoàn toàn thì Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong
những nền kinh tế mạnh khoẻ nhờ nông nghiệp. Như vậy, có thể nói chính
nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thự
c ổn định đã cứu nền kinh tế.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

Theo cục trồng trọt 2012, diện tích lúa lai thương phẩm ở nước ta tăng
nhanh liên tục, từ năm 1991 đến năm 2012 và trở thành quốc gia có diện tích
trồng lúa lai lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ.
So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm khoảng 12-15%, tuy
nhiên lúa lai đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33%
vụ Đông Xuân và 17-20% vụ Hè Thu; đặc biệt ở miền núi phía Bắc, B
ắc
Trung bộ. Các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng lúa lai lơn vụ Đông Xuân là
Thanh Hoá 57- 60% diện tích, Nghệ An 72-73%, Lào Cai 80%, Tuyên Quang
60-70%, Yên Bái 60-65%, Phú Thọ 50% (Trần Thị Minh Ngọc và cs, 2012).
Từ khi du nhập vào Việt Nam, lúa lai phát triển vượt bậc, diện tích sản
xuất giống tăng từ 123 ha năm 1994 lên 1.430 ha năm 2007, năng suất hạt
giống lúa lai F1 trung bình ở Việt Nam đã đạt khoảng 2,0 tấn/ha, kỷ lục đạt
3,5 – 4,0 tấn/ha tại Nam Định, trên tổng s
ố 1500 – 2000 ha/năm. Hiện tại Việt
Nam sản xuất ra 3.500 – 4.000 tấn hạt lai F1/năm; cung cấp 20 – 25 % tổng
nhu cầu hạt giống. Lúa lai thương phẩm được phát triển mạnh ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Năng suất bình quân đạt 6,0 – 6,5
tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20 %. Các tổ hợp đang được sử dụng gồm:
Bác ưu 903, Bác ưu 64, Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, D ưu 6\527,
TH3-3, VL20, HYT 83. Tổng kinh phí khuyến nông dành cho lúa lai là 15 tỷ
đồng từ năm 1991 đến năm 2006, kinh phí khuyến nông hỗ trợ sản xuất hạt
giống khoảng 52 tỷ đồng từ năm 1994 – 2007. Các vùng chuyên sản xuất hạt
giống được hình thành như: Nam Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Nam và
Đắc Lắc (Vũ Quốc Đại và cs, 2000).







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai ở Việt Nam
từ năm 2001 đến 2012
Năm Diện tích (ha) Nằng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2001 480.000 6.20 2.976.000
2004 600.000 6.30 3.780.000
2007 595.100 7.50 4.463.000
2010 710.000 7.46 5.296.000
2013 700.000 7.50 5.250.000
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013)
Qua 20 năm (1991 – 2011) công nghệ lúa lai đưa vào Việt Nam, lúa lai
đã có chỗ đứng khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ
trồng lúa của Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực. Lúa lai không chỉ
phát triển ở các tỉnh phía Bắc, mà hiện tại đã phát triển mạnh ở các khu vực
khác mà trước đây chúng ta cho rằng không thể phát triển như Đồng bằng
sông Cửu Long.
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa lai t
ại Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh trung du, miền núi có tổng diện tích gieo cấy lúa
hàng năm khoảng 110.000 ha, trong đó vụ xuân khoảng 50.000 ha, vụ mùa
khoảng 60.000 ha. Những năm trước, năng suất lúa bình quân chung hàng
năm của tỉnh chỉ đạt khoảng 45 – 47 tạ/ha, thấp hơn so với các tỉnh trong
vùng có điều kiện tương tự. Để nâng cao năng suất lúa bình quân của tỉnh,
ngày 27/10/2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số 107/QĐ-UBND phê duyệ
t

Đề án "Phát triển lúa lai tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2011". Mục tiêu của
Đề án nhằm khuyến khích các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động
nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa lai vào canh tác ở vụ
xuân với mục tiêu đạt 25.000 ha, bằng 50% tổng diện tích vụ chiêm xuân.
Từ những kết quả đạt được qua hai năm sản xuất lúa lai (2010-2011),
ngày 26/10/2011, UBND tỉnh có Quyết định số 397/QĐ-UBND v
ề việcthực
hiện Đề án "Phát triển lúa lai năm 2012-2013" với mục tiêu phấn đấu đưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

diện tích lúa lai năm 2012 lên 17.000 ha, chiếm khoảng 15,5% diện tích gieo
cấy lúa toàn tỉnh, trong đó vụ Xuân là 14.000 ha, vụ Mùa là 3.000 ha. Đến
năm 2013, phấn đấu đưa diện tích gieo cấy lúa lai lên 20.000 ha, trong đó, vụ
Xuân là 15.000 ha, vụ Mùa là 5.000 ha. Các giống đưa vào gieo cấy gồm:
HKT99, BTE-1 Q ưu số 1, Thục Hưng 6, Đắc ưu 11, syn 6; ngoài ra tiếp tục
lựa chọn bổ sung thêm một số giống lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng
gạo tốt và có khả nă
ng chống chịu với sâu bệnh để bổ sung vào cơ cấu giống
lúa lai của tỉnh.(Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, 2012)
Quyết định đề ra mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và mục tiêu
tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2013-2015 đạt
620 nghìn tấn; nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp. Cụ thể, diện tích gieo cấy lúa lai toàn tỉnh đạt 13.000 ha, chiếm khoảng
12% diện tích gieo cấy; diện tích gieo cấy lúa chất lượng (lúa thơm) toàn tỉnh đạt
khoảng 10.000 - 11.000 ha, chiếm khoảng 10% diện tích gieo cấy.
Bảng 2.2 Diện tích lúa lai của các huyện trong tỉnh
Huyện, Tp Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Bắc Giang
600 60 36.000

Lục Nam
1.100 57 60.700
Lục Ngạn
1.200 61 73.200
Sơn Động
400 56 22.400
Yên Thế
900 56 50.400
Hiệp Hòa
1.000 59 59.000
Lạng Giang
1.700 60 100.000
Tân Yên
900 57 51.300
Việt Yên
700 60 42.000
Yên Dũng
500 59 29.500
(Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

2.1.4 Tình hình sản xuất lúa lai tại huyện Tân Yên - Bắc Giang
Bắc Giang được coi là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất
hạt lai F1, trong đó tiêu biểu là huyện Tân Yên. Lúa lai F1 cho năng suất chất
khô và năng suất hạt cao hơn dòng bố mẹ và so với lúa thuần. Năng suất hạt
được quyết định bởi chính lượng Hydratarbon là sản phẩm quang hợp sau trỗ
và một phần là sản phẩm dự trữ trong thân lá trước khi trỗ. Khả năng quang
hợp cao ở thời kỳ trỗ đóng góp vào ưu thế lai vềg năng suất hạt của lúa lai F1.
Vì vậy, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện nông nghiệp Việt

Nam) và đánh giá nơi đây có điều kiện phù hợp cho sản xuất hạt lai như: Tưới
tiêu thuận lợi, có thể quy hoạch thành vùng sản xuất lúa giống lớn và dễ dàng
cách ly, tránh hiện tượng lẫn giống. Thêm vào đó, nông dân cần cù, năng
động, sáng tạo, có kinh nghiệm trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất. Vì vậy, vụ mùa năm 2011, Viện cùng Công ty TNHH Giống cây trồng
Giang Nam đã sản xuất thử nghiệm hạt lúa lai VL 24 do chuyên gia trong
nước nghiên cứu, chọn tạo với diện tích gần 4 ha tại thôn Trám xã Phúc Sơn.
Ngay vụ đó, lúa thể hiện nhiều ưu thế, phù hợp với đồng đất địa phương, năng
suất đạt từ 3,2-3,7 tấn/ha. Giai đoạn 2013-2015, UBND huyện Tân Yên chủ
trương quy hoạch vùng sản xuất hạt lai tại 12 xã với diện tích 1.250 ha. Cụ
thể năm 2013 gieo cấy 120 ha; năm 2015 từ 250 - 300 ha; sau năm 2020,
diện tích sản xuất hạt lai từ 1.000-1.250 ha.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì quá trình sản xuất đã nảy sinh
bất cập, đó là nguồn nước cung cấp đôi khi chưa kịp thời; có sự chênh lệch
lớn về năng suất giữa các chân ruộng trên cùng một khu sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

2.1.5 Cơ cấu các giống lúa đang gieo trồng tại huyện Tân Yên vụ Mùa 2013
và vụ Xuân 2014
Bảng 2.3 : Cơ cấu giống lúa HKT99 của huyện Tân Yên giai đoạn năm
2010 - 2012
Năm Vụ % cơ cấu
2010
Xuân 21,9
Mùa 35,8
Cả năm 20,9
2011
Xuân 30,5
Mùa 29,4

Cả năm 28,0
2012
Xuân 30,3
Mùa 28,1
Cả năm 29,7
Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang, 2013
Trong 3 năm từ giai đoạn 2010 – 2012, diện tích cấy lúa HKT99 của
huyện tăng dần qua các năm từ năm 2012, % cơ cấu tăng từ 20,9% (năm
2010) lên 29,7% (năm 2012) và cao so với trung bình của tỉnh (bảng 2.3).





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

Bảng 2.4 : Cơ cấu lúa của tỉnh giai đoạn năm 2005 - 2012
Năm Vụ Lúa lai
Lúa thuần chất
lượng cao

2005

Xuân
56,4 15,5
Mùa
39,1 20,4
Cả năm
47,7 18,0


2009

Xuân
40,0 34,6
Mùa
34,2 41,6
Cả năm
37,0 38,2

2010

Xuân
38,6 36,3
Mùa
32,6 38,2
Cả năm
35,5 37,3

2011

Xuân
34,7 41,2
Mùa
31,7 40,3
Cả năm
33,2 40,7
2012
Xuân 32,5 43,8
Mùa 29,7 39,4
Cả năm 31,1 41,5

Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang,2013
Qua bảng 2.4 cho thấy: Trong vòng 3 năm gần đây từ 2010 đến 2012,
cơ cấu lúa của tỉnh có xu hướng.
+ Cơ cấu lúa lai: Giảm dần từ 34,7% xuống còn 33,1%
+ Cơ cấu lúa thuần: Tăng từ 65,3 % lên 68,9 % (tăng 5,5 %)
+ Lúa thuần chất lượng cao: Cơ cấu tăng dần từ 37,3 % lên 41,5 %
(tăng 11,3 %).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

Vụ mùa cơ cấu giống chủ yếu gồm các giống lúa thuần như: KD18, Q5,
ĐB 5, ĐB6 lúa chất lượng: Hương thơm số 1, N46, LT2, QR1, Nàng Xuân…
- Trà mùa trung và mùa chính vụ chiếm 61% tổng diện tích gieo cấy. Cơ cấu
giống chủ yếu là các giống lúa lai: BTE-1, Syn 6, XL, Bắc ưu 903,… lúa
thuần như: NX30, BC15, Nếp …
Vụ xuân cơ cấu giống chủ yếu: Syn6, Th3-3, LC212, BTE1, HKT99,
Thục Hưng 6 Cơ cấu giống lúa chất lượng chủ y
ếu là BC15, Hương thơm số 1,
Bắc thơm số 7, RVT, QR1
2.1.6 Điều kiện tự nhiên, thời tiết của vùng nghiên cứu
2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên
Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự
nhiên là 204 km2, ở toạ độ 106000’20" - 06011’40" độ kinh đông và
21018’30" - 21023’00" độ vĩ bắc. Với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;
- Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà;
- Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang.
Vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển KT
– XH với thành phố Bắc Giang cách 15 km theo tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ),

huyện Sóc Sơn – Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295), thành phố Thái
Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294.
2.1.6.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở Tân Yên bị quy định bởi địa hình toàn tỉnh, nó vừa mang
tính chất nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang tính chất á nhiệt đới. Chế độ nắng và
bức xạ phong phú. Hàng năm nhiệt độ trung bình 22,9
o
C nhiệt độ cao tuyệt
đối là 37
0
C, thấp tuyệt đối là 1,4
0
C, tổng tính ôn 8268
0
C. Khí hậu có 2 mùa
tương đối rõ rệt, mùa hè gió đông nam và mùa đông gió bắc chiếm ưu thế,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

lượng mưa trung bình cả năm là 1594mm. Do vị trí của huyện nằm ở khá sâu
trong nội địa nên các cơn bão phần lớn bị núi chặn bớt làm yếu đi và ít gây ra
những tác hại lớn.
Với những điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm trên, Tân
Yên có điều kiện trồng trọt nhiều vụ trong năm, phát triển chăn nuôi, áp dụng
đa dạng cơ cấu cây trồng và thời vụ của một huyện nông nghiệp.
Nguồn nước của huyện có sông Thương, hệ thống nông giang sông Cầu
và một hệ thống suối, ngòi nhỏ chảy qua. Sông Thương được phát nguyên từ
phía đông nam tỉnh Lạng Sơn, dài 175km chảy qua huyện ở đoạn trung lưu
dài 16km, lòng sông mở rộng từ 70m đến 100m, qua địa phận 3 xã là Hợp
Đức, Liên Chung và Quế Nham. Hệ thống nông giang sông Cầu được đưa vào

sử dụng từ năm 1929 gồm có kênh chính đoạn chảy qua Tân Yên từ kè Lữ
Vân đến Điếm Thôn dài 25,8 km, và với 9 kênh cấp 2; 50 kênh cấp 3 dài
744km cung cấp nước cho 5574 ha, chiếm 56,6% diện tích đất trồng của
huyện trong một vụ. Toàn huyện có 77 hồ lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Đá Ong
dung tích 7 triệu m3 nước, diện tích mặt nước có khoảng 400 ha. Lượng nước
phân bổ trong năm không đều, về mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng
mưa cả năm. Sông ngòi, hệ thống nông giang của Tân Yên là một yếu tố rất
cơ bản và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và vận tải thuỷ, tuy nhiên việc
sử dụng vào các lĩnh vực vận tải chưa được khai thác hết tiềm năng.
Thổ nhưỡng của huyện trên diện tích 20.332 ha, có 2 loại đất chính
hình thành từ 2 nguồn gốc: Loại đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và
loại đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Căn cứ vào ngồn gốc, trên đất Tân
Yên nổi rõ 3 nhóm đất: Nhóm đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía
đông bắc của huyện, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phù sa cũ
bạc màu nằm ở phía tây nam cũ của huyện, chiếm tới 70% tổng diện tích tự
nhiên, nhóm đất phù sa có địa hình thấp trũng nằm ở phía đông nam, chiếm
10% tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

Điều kiện tự nhiên Tân Yên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp như: Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau và
phát triển chăn nuôi để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm làm hàng hoá và
phục vụ đời sống nhân dân. Các hoạt động kinh tế khác như giao thông vận
tải, tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và
dịch vụ đều có cơ sở của điều kiện tự nhiên đảm bảo và cần hoạch định trong
những thập niên tới, để xây dựng và phát triển.
Bảng 2.5. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên -
tỉnh Bắc Giang vụ mùa 2013
Tháng Trạm

Nhiệt độ (
0
C) Lượng mưa (mm)

Độ
ẩm
(%)

Nắng
(giờ)
TB
So
TBNN
So
2012
Max Min
Trị
số
So
TBNN
So
2012
Tháng
6
Tân
Yên
30,3 2,5 1,6 37,7 25,5 8,5 - 70,1
-
104,3
81 83

Tháng
7
Tân
Yên
29,6 2,6 0,4 36,8 24,5 22,9 - 45,5 9,9 81 76
Tháng
8
Tân
Yên
28,3 01 - 11 34,7 23,5 79,9 - 27,0 - 03 89 55
Tháng
9
Tân
Yên
25,9 - 0,8 - 2,1 34,6 20,0 24,7 - 22,2 17,3 83 40
Ghi chú: TB: trung bình; TBNN: Trung bình nhiều năm
(Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, 2013)
Vụ mùa 2013, thời tiết các khu vực huyện có nền nhiệt độ xấp xỉ TBNN
nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2012. Tổng lượng mưa phân bố không đều, khu
vực phía tây và thành phố thấp hơn TBNN, khu vực phía đông cao hơn
TBNN so với cùng kỳ 2012. Thời kỳ đầu và cuối tuần do ảnh hưởng của rãnh
thấp có trục Tây bắc - Đ
ông nam qua bắc bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page15

nên đã có mưa, mưa rào và giông rải rác, riêng tháng 8 có mưa to, có nơi
mưa rất to. Thời kỳ giữa tuần ngày 6 do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng
áp thấp nóng phía tây nên đã xảy ra 1 đợt nắng nóng với nhiệt độ tối cao:
35,0 – 36,1

0
C .
Bảng 2.6. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên -
tỉnh Bắc Giang vụ xuân 2014
Tháng Trạm
Nhiệt độ (
0
C) Lượng mưa (mm)

Độ
ẩm
(%)

Nắng
(giờ)
TB
So
TBNN
So
2012
Max Min
Trị
số
So
TBNN
So
2012
Tháng
1
Tân Yên 17,5 1,1 5,5 25,6 7,9 - -13,4 -3,0 78 31

Tháng
2
Tân Yên
19,4 2,9 - 1,4 28,1 10,4 4,9 -3,9 3,0 85 21
Tháng
3
Tân Yên
19,2 - 1,2 - 5,2 24,0 14,0 13,4 - 5,2 11,9 91 -
Tháng
4
Tân Yên
23,5 0,9 0,9 27,5 27,5 70,3 43,5 37,9 87 7
Tháng
5
Tân Yên
29,6 2,6 0,4 36,8 24,5 22,9 - 45,5 9,9 81 76
Tháng
6
Tân Yên
30,3 2,5 1,6 37,7 25,5 8,5 - 70,1 - 104,3 81 83
Ghi chú: TB: trung bình; TBNN: Trung bình nhiều năm
(Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, 2014)
Trong thời kỳ đầu vụ xuân 2014, thời tiết của huyện có nền nhiệt độ cao
hơn TBNN, nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2013. Nhiệt độ không khí trung
bình: 18,7 – 19,5
0
C, cao hơn TBNN: 2,8 – 3,0
0
C nhưng thấp hơn cùng kỳ
năm 2013: 1,4 – 2,1

0
C.

×