Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 116 trang )



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




NGUYỄN THỊ KIM CÚC



XÃ HỘI HOÁ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG
THÔN THEO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI





LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


HÌI



NGUYỄN THỊ KIM CÚC



XÃ HỘI HOÁ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG
THÔN THEO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN


HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và

kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 n
ăm 2014
Học viên thực hiện




Nguyễn Thị Kim Cúc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân còn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên
giúp đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng cũng như lòng biết ơn sâu
sắc đến toàn thể gia đình và cô giáo PGS.T.S Nguyễn Thị Minh Hiề
n – là
giảng viên bộ môn Phát triển nông thôn khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
tôi cũng xin chân thành cảm ơn bộ môn Phát triển nông thôn, Ban quản lý đào
tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến
quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn cũng như các thầy cô giáo trong Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi rất nhiề
u kiến thức, kỹ năng để tôi có thể
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn
bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.
Một lầ
n nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kim Cúc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC HỘP ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HOÁ
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
THEO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4
2.1 Cơ sở lý luậ
n 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Đặc điểm của xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng Nông thôn mới 7
2.1.3 Nội dung đánh giá mức độ xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Khái quát về Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 12
2.2.2 Các kinh nghiệm trong việc xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các nước 14
2.2.3 Các kinh nghiệm trong việc xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương 21
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 39
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.2.4 Các chỉ
tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Thực trạng xã hội hoá trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai 43
4.1.1 Khái quát về Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện 43
4.1.2 Mức độ xã hội hoá trong việc lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng 45
4.1.3 Mức độ xã hội hoá trong việ
c thực hiện các hạng mục công trình cơ sở
hạ tầng nông thôn 55
4.1.4 Mức độ xã hội hoá trong việc giám sát thi công, quản lý sử dụng các
công trình cơ sở hạ tầng 64
4.1.5 Mức độ xã hội hoá trong việc duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở
hạ tầng nông thôn 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ xã hội hoá trong đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng NTM tại huyện Bảo

Thắng, tỉnh Lào Cai 80
4.2.1 Trình độ nhận thức 80
4.2.2 Năng lực tài chính, kinh tế 82
4.2.3 Sự đồng tình của người dân 83
4.2.4 Cơ chế chính sách 86
4.2.5 Sự phối hợp của các bên liên quan 87
4.2.6 Mức độ dân chủ, minh bạch trong đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng 88
4.3 Định hướng và giải pháp nhằm tăng mức độ xã hội hoá trong đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng NTM
tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai 89
4.3.1 Định hướng 89
4.3.2 Giải pháp 91
5.1 Kết luận 96
5.2 Kiến nghị 98
5.2.1 Đối với Đảng và Nhà nước 98
5.2.2 Đối với chính quyền địa phươ
ng 98
5.2.3 Đối với người dân huyện Bảo Thắng 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào
Cai qua 3 năm (2011 – 2013) 34


3.2 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Bảo 36
4.1 Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM huyện Bảo Thắng giai đoạn
2011-2013 45

4.2 Sự tham gia của người dân huyện Bảo Thắng trong việc lập kế 46
4.3 Sự tham gia của người dân huyện Bảo Thắng trong việc lập kế
hoạch xây dựng cơ sở vật chất văn hoá 48

4.4 Mức độ xã hội hóa trong lập kế hoạch xây dựng trường học 50
4.5 Sự tham gia của người dân huyện Bảo Thắng trong việc lập kế 51
4.6 Sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch chỉnh trang,
nâng cấp và xây mới Nhà ở 52

4.7 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc lập kế hoạch
xây dựng chợ 54

4.8 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc thực hiện các
hạng mục của tiêu chí giao thông 56

4.9 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong thực hiện hạng mục
tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá 60

4.10 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong thực hiện hạng mục
tiêu chí Trường học 61

4.11 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong thực hiện hạng
mục tiêu chí Môi trường 61

4.12 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong thực hiện hạng mục
tiêu chí Nhà ở dân cư 62



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

4.13 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong thực hiện hạng mục
tiêu chí Chợ 63

4.14 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc giám sát thi
công tiêu chí Giao thông 65

4.15 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc giám sát thi 67
4.16 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc giám sát thi 68
4.17 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc thực hiện giám 69
4.18 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc thực hiện giám 70
4.19 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc thực hiện giám 71
4.20 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 72
4.21 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 74
4.22 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 75
4.23 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 76
4.24 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 77
4.25 Sự tham gia của người dân Bảo Thắng trong việc duy tu, bảo 78
4.26 Phân tích SWOT 89


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang
3.1 Bản đồ huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai 31


3.2 Tình hình sử dụng đất năm 2013 của huyện Bảo Thắng 32
3.3. Tình hình sử dụng đất chuyên dùng huyện Bảo Thắng năm 2013 32
: 4.1 Trình độ học vấn của người dân huyện Bảo Thắng 81
4.2 Năng lực tài chính của người dân huyện Bảo Thắng 83
4.3 Sự tham gia vào chương trình xây dựng NTM của người 84



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang
2.1 Sức dân có đóng góp to lớn trong việc thực hiện chương trình xây 21

2.2 Khó vạn lần dân liệu cũng xong 23
2.3 Tiếp thu ý kiến của người dân là phương pháp mang lại nhiều
lợi ích 24

2.4 Ban GSĐTCĐ xã đã phát huy vai trò trong việc giám sát công trình 27
2.5 Vai trò của BGS ĐTCĐ chưa được thể hiện đầy đủ 27
2.6 Trình độ của lực lượng giám sát cộng đồng chưa phù hợp với
công việc yêu cầu 28

2.7 Kinh phí hoạt động cho ban GSĐTCĐ còn quá ít 29
4.1 Tôi có tham gia lập kế hoạch Chương trình xây dựng NTM
nhưng còn thụ động lắm 47

4.2 Tôi được thông báo đi họp thì đi thôi 49

4.4 Tôi không biết mấy hạng mục công trình của chợ đâu 54
4.5 Phải tích cực tham gia làm đường để mình có cái đường đi cho
tốt chứ 58

4.6 Chúng tôi được giao chỉ tiêu hoàn thành 59
4.7 Phải tham gia cùng nhân dân địa phương vì lợi ích chung chứ 59
4.8 Huy động doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 64
4.9 Ban phát triển thôn Phú Hà 2 chúng tôi làm việc lúc nào cũng
công tâm 65

4.10 Năng lực cán bộ xã còn hạn chế 82
4.11 Chúng tôi rất phấn khởi vì chương trình xây dựng NTM đã 85
4.12 Tôi cũng tham gia đóng góp như mọi người trong thôn cho chương 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Hình ảnh mới của xã Đồng Thịnh khi hoàn thành Chương
trình xây dựng Nông thôn mới 22

2.2 Làm đường giao thông nông thôn tại huyện Nam Đàn luôn có
sự giám sát của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng 26

4.1 Người dân tham gia đổ bê tông đường ở Phìn Hồ 55
4.2 Người dân tham gia làm cầu treo N4 56




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nội dung tiếng Việt
CBCS Cán bộ cơ sở
CSHT Cơ sở hạ tầng nông thôn
GSĐTCĐ Giám sát đầu tư cộng đồng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
HĐND Hội đồng nhân dân
MTTQ Mặt trận tổ quốc
MTQG Mục tiêu quốc gia
NTM Nông thôn mới
UBND Ủy ban nhân dân
THCS Trung học cơ sở
TTND Thanh tra nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn vốn cho tái cơ cấu xã
hội không nhiều, vì thế nguồn lực dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được
cao. Thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ,
thủy lợi, ) còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ; nhiều hạng mục công trình
đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông
nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng
cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về
giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa

được đầu tư đồng b
ộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới rất khó khăn, dân
cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nông thôn mới là rất lớn. Chương
trình xây dựng Nông thôn mới không phải là một chương trình do Chính
phủ hỗ trợ đầu tư hoàn toàn và người dân được hưởng lợi mà là chương
trình “Chung tay” người dân và chính quyền cùng giải quyết những khó
khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng Nông thôn mới. Khả năng huy
động vốn trong dân rất khó khăn, đặc biệt đối với nhân dân khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa. Phần lớn hoạt động xây dựng nông thôn mới ở các
địa phương vẫn dựa chủ yếu vào nguồn vốn Nhà nước, chưa tạo được động
lực đầu tư của nhân dân, toàn xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề
khó khăn khi triển khai Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào
Cai nói chung, huyện Bảo Thắng nói riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi trong
xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như thúc đẩy quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cần có chính sách thu hút
đầu tư, kết hợp đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

Xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một vấn đề cấp thiết và thiết thực
trong giai đoạn hiện nay nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng nông thôn đồng bộ. Vì vậy tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình
xây dựng Nông thôn mới tạ
i huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp tăng cường mức độ xã hội hóa trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
- Đánh giá mức độ xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề xã h
ội hóa trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới
tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường xã hội hóa trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu các vấn đề kinh tế -
xã hội liên quan đến xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là đối tượng trực tiếp tham gia quá
trình xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình
xây dựng Nông thôn mới.
1.3.2 Phạ

m vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Mức độ xã hội hóa và huy động các nguồn lực
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng nông
thôn mới.
- Phạm vi không gian: Huyện Bảo Thắng – Tỉnh Lào Cai
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 – 2013
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2013
Thời gian thực hiện đề tài từ 7/2013 đến 10/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI
HOÁ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
THEO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI


2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Xã hội hoá
Xã hội hóa là việc mọi tầng lớp xã hội (cả trong và ngoài nước) bằng
nguồn lực của mình cùng chung tay góp sức vào làm một việc cụ thể nào
đó cho xã hội, cho đất nước.
Theo Wikipedia thì xã hội hóa ở Việt Nam được hiểu là sự quan tâm
cũng như đóng góp của toàn xã hội như xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y
tế,…. (cho tư nhân đấ
u thầu những công trình, cơ sở của nhà nước, nhân
dân và kinh phí qua sự thu vé vào cửa các xa lộ, di tích, khu du lịch hay
mua công phiếu….)
Tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã

hội và thực hiện các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa – coi
đây là một giải pháp rất cơ bản nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của
các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, của mọi người.
Xã hội hoá còn được hiểu: Xã hội hóa là quá trình chuyển giao để
khu vực dân sự (ngoài nhà nước) "gánh đỡ" những công việc trước đây do
Nhà nước làm hoặc "quán tính" của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng ra Nhà
nước phải làm.
Trong nghiên cứu này xã hội hoá được hiểu là sự tham gia của người
dân, các doanh nghiệp và các tổ chức vào các giai đoạn khác nhau của quá
trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như sự đồng thuận về các hình thức
tham gia vào huy động nguồn lực phục vụ xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

2.1.1.2 Nông thôn, nông thôn mới, xây dựng mô hình nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Nông thôn là một khu lãnh thổ cư dân chủ yếu là những người làm
nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp và dân cư sống ở nông thôn. Mật độ dân cư ở nông thôn không cao,
nhưng kết cấu hạ tầng kém phát triển. (PGS – TS Quyền Đình Hà, 2006,
giáo trình phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp Hà Nội, tr9)
Kinh tế nông thôn tạo nhiều việc làm ngay tại làng xã, nâng cao đời
sống dân cư, làm nên sự giàu có và thay đổi bộ mặt của nông thôn nhờ sự gắn
kết nông nghiệp với công nghiệp – dịch vụ, gắn kết giữa nông thôn với thành
thị, thực hiện phân công lao động mới, tổ chức đời số
ng dân chủ, văn minh.
Nông thôn hiện đại là một địa bàn để giữ gìn và tô điểm môi trường
sinh thái của loài người, chứa đựng “lá phổi và trái tim” của sự sống trên

thế giới. Nông thôn hiện đại là một không gian rộng lớn, tại đó con người
được sống, gắn bó hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, không
ngột ngạt trong những thành phố với nhà bê tông, sắt thép và kính. (GS-TS
Tô Xuân Dân và đồng nghiệp, 2012, Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam,
NXB nông nghiệp, tr39)
Nông thôn mới: Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp
nông dân nông thôn có định nghĩa “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch, ”
Xây dựng Nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các
thị tứ hay cố định nông dân tại nông thôn.
Đô thị hoá và phi nông hoá nông
dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây
dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hoá. Trong khi đó, chuyển
dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác xã
nông dân kiểu mới đóng vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng
nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp
xã, thôn được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, dân chủ hoá và văn minh hoá.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu
cầu phát triển, có sự đổi mới về
tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường,
đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tiến
bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và

vận dụng trên cả nước.
2.1.1.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là những cấu trúc về vật chất, kĩ thuật, h
ệ thống công
trình xây dựng, thiết bị,… làm nền tảng cho các hoạt động diễn ra trong xã
hội. “Cơ sở hạ tầng là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ
dịch vụ bao gồm việc xây dựng đường xá, kênh đào tưới nước, hải cảng,
cầu cống, sân bay, kho tàng, cơ sở cung cấp năng lượng, cơ sở kinh doanh,
giao thông vận tải, bưu điện, cấp thoát nước, cơ sở giáo d
ục, khoa học, y tế,
bảo vệ sức khỏe,…” (Bộ NN&PTNT (2011), Tiêu chuẩn – Quy chuẩn kĩ
thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tr.58-59, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội)
Cơ sở hạ tầng nông thôn là nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn, nó bao gồm: hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, thông tin
liên lạc, cấp thoát nước, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản phẩm,… Ngoài
ra còn có c
ơ sở hạ tầng xã hội như: trường học, bệnh viện, các công trình
văn hóa phúc lợi xã hội khác.
Trong nghiên cứu này, cơ sở hạ tầng nông thôn được chia làm hai
nhóm: nhóm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế (bao gồm: giao thông, thủy lợi,
điện, chợ, bưu điện, công trình cấp thoát nước) và hệ thống cơ sở hạ tầng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

xã hội (bao gồm: trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà ở, các công trình
môi trường). Đây là những công trình phục vụ cuộc sống của người dân
nông thôn.
2.1.2 Đặc điểm của xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới

Là sự huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó người dân đóng vai trò ch
ủ thể. Sự
tham gia này sẽ làm cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo chuẩn nông thôn
mới gắn với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.
Thành phần tham gia là toàn xã hội, bao gồm: Chính quyền, các đoàn thể,
tổ chức, các thành phần kinh tế và người dân.
Sự tham gia chủ động, tích cực của các thành phần kinh tế, tổ chức
và người dân được thể hiệ
n qua các giai đoạn triển khai thực hiện các công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương. Từ khâu xây dựng kế hoạch,
lựa chọn các danh mục công trình ưu tiên để thi công, quyết định thời gian
thi công, xác định nguồn lực huy động, phương thức hỗ trợ, tổ chức thực
hiện, thi công, giám sát thi công, đến khâu duy tu, bảo dưỡng công trình
hoàn thành, tham gia quản lý và sử dụng công trình.
Sự tham gia được thể hiện d
ưới nhiều hình thức, sáng tạo. Cộng
đồng được biết kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng tại địa
phương; được bàn luận, đưa ra ý kiến cá nhân; được tham gia thực hiện; có
quyền giám sát thi công. Cũng chính cộng đồng là người được quyết định
cách thức huy động nguồn vốn để hoàn thiện các công trình. Chủ động
tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền, hiến đất, ủng hộ
các
vật liệu cần thiết …
Sự đa dạng nguồn vốn đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu
vực nông thôn nhằm khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực trong xã hội,
phát huy và sử dụng hiệu quả nội lực trong nhân dân, tạo điều kiện hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8


Nguồn tài chính huy động qua các cuộc tuyên truyền, vận động cộng đồng
như: ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp, tín dụng, đoàn thể, cá nhân tự nguyện đóng góp. Ngoài ra
còn thể hiện sự công khai, minh bạch trong sử dụng các nguồn vốn huy
động từ cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng hệ thống
cơ sở hạ tầng tại địa ph
ương.
Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ vai trò của nhà nước. Trái lại
xã hội hóa chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp,
thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Toàn xã hội
cùng chung tay tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm hoàn
thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện phát triển kinh tế

nông thôn nhanh, ổn định và bền vững; góp phần xóa đói, giảm nghèo;
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhằm phát triển toàn
diện khu vực nông thôn.
2.1.3 Nội dung đánh giá mức độ xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới
Xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện rõ trong vai trò chủ thể của
cộng
đồng. Cộng đồng có cơ hội tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn tại địa phương; đa dạng hóa nguồn lực và huy động cộng đồng xây
dựng cơ sở hạ tầng; việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng và hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn liên quan đến việc nhận thức của xã
hội, lợi ích của cộng đồng gắn liề
n với chính sách đầu tư của nhà nước và
chính quyền địa phương.
Công đồng được thể hiện tính dân chủ, sự đồng thuận trong công tác

quy hoạch và lập kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội
nông thôn tại địa phương. Người dân được lựa chọn và quyết định việc ưu
tiên đầu tư các hạng mục công trình tại địa phương. Và chính nhân dân sẽ
phân công trách nhiệm và xác định rõ các phần vi
ệc do họ làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
tại địa phương được cộng đồng tham gia huy động nguồn lực và nhân lực
để tránh lãng phí vốn đầu tư, công lao động đồng thời nâng cao hiệu quả
trong việc xây dựng và sử dụng các công trình. Dựa vào kế hoạch triển
khai, người dân địa phương cũng xác định được tổng vốn đầu tư, xác định
rõ khối l
ượng nguồn lực cần huy động trong nhân dân và đưa ra các
phương án để huy động nguồn vốn trong cộng đồng dân cư. Theo quan
điểm là phát huy nội lực của địa phương là chính, với phương châm “Nhân
dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Do đó, để hoàn thành mục tiêu, bên cạnh việc
huy động từ người dân, chính quyền địa phương cần huy động từ các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn; khai thác các nguồn
thu tại ch
ỗ từ giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để
tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi đã xác định được công việc cần
làm, người dân sẽ cho ý kiến về khả năng, hình thức đóng góp của chính họ
và các đối tượng tham gia đóng góp. Khi cộng đồng có được sự đồng thuận
cao thì chính họ sẽ chủ
động, tự giác thực hiện các nội dung công việc
được phân công.
Tính xã hội hóa còn được thể hiện qua công tác giám sát, kiểm tra
đánh giá của cộng đồng trong thi công các công trình, sự công khai minh

bạch trong sử dụng nguồn vốn huy động, chất lượng và hiệu quả của các
công trình hạ tầng nông thôn.
Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng trong quá trình sử
dụng cũng được cộng đồng đề xuất các phương án bảo dưỡng nhằm nâng
cao hiệu qu
ả sử dụng và khai thác tối đa hiệu suất của các công trình cơ sở
hạ tầng nông thôn.
Mức độ xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
cần được từng bước cải thiện và nâng cao, nhằm hoàn thiện hệ thống hạ
tầng nông thôn theo hướng đồng bộ và hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn theo Chương trình xây dựng Nông thôn mới
- Cơ chế chính sách của Nhà nước, địa phương thu hút sự tham gia
của các thành phần kinh tế - xã hội. Cơ chế này thể hiện Nhà nước và nhân
dân “chung tay” xây dựng, phân quyền và trách nhiệm giữa Nhà nước và
nhân dân. Khi cơ chế không rõ ràng, không hợp lý sẽ vấp phải sự phản đối
của nhân dân làm cho chính sách khó thực hiệ
n.
- Công tác tuyên truyền vận động: các hoạt động tuyên truyền giúp
truyền tải đến cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế trong xã hội biết
được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận
thức, hiểu biết của người dân về mục đích của việc xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng nông thôn cũng như năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật
để
tham gia vào quá trình tham vấn ở nông thôn nhằm phát huy tốt vai trò chủ
thể của mình.
- Trình độ, nhận thức của người dân địa phương: Người dân có trình

độ cao, có sự hiểu biết và nhận thức đúng, đủ về mục đích của việc xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới sẽ đảm nhiệm
tốt vai trò chủ thể của mình. Khi người dân hiểu rõ mục tiêu và biết được
quyền lợi của mình khi tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng thì bản thân họ tự
nguyện đóng góp ý tưởng, nguyện vọng và tiền của, công sức cũng như
trách nhiệm của bản thân. Và ngược lại, trình độ thấp, nhận thức hạn chế sẽ
ảnh hưởng đến khả năng tư duy, quản lý và thực hiện quyền dân chủ của
mỗi người, vì vậy sẽ
hạn chế trong việc thực hiện vai trò của mình trong
phát triển nông thôn.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở: đội ngũ cán bộ tại
cơ sở có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nhiệt tình và có kiến thức
về quy hoạch, xây dựng, kinh tế, quản lý kinh tế,… có kinh nghiệm trong
công tác tuyên truyền vận động sẽ truyền đạt được ý tưởng, mục tiêu của
việc xây dựng cơ s
ở hạ tầng tại địa phương đến người dân một cách đầy đủ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

chính xác. Điều này sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò của mình và tự
giác tham gia các giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cán bộ cơ
sở có năng lực sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và năng động
trong việc triển khai thực hiện các hoạt động cũng như giúp cộng đồng dân
cư giải quyết được các khó khăn, thắc mắc và tin tưởng vào chủ trương,
chính sách củ
a Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cán bộ cơ sở cũng là cầu nối
giữa chính quyền địa phương và nhân dân.
- Năng lực tài chính, điều kiện kinh tế: Kinh tế phát triển, người dân
có thu nhập ổn định, đời sống vật chất được cải thiện. Người dân có điều
kiện kinh tế, có thời gian tìm hiểu và tham gia các chương trình, mục tiêu

và định hướng xã hội. Khi hiểu được các chủ
trương, chính sách của Nhà
nước, các thành phần kinh tế - xã hội sẽ chủ động và tự nguyện tham gia
xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương với khả năng tốt hơn, khi đó họ sẽ
không đắn đo nhiều khi so sánh khoản thu nhập bỏ ra và lợi ích được sử
dụng. Ngược lại, khi kinh tế không ổn định thì khả năng huy động nguồn
lực khó khă
n, mức đóng góp là không cao, do họ phải so sánh với các chi
phí sinh hoạt thiết yếu trong cuộc sống.
- Sự đồng thuận của cộng đồng: người dân đồng tình tham gia, bày
tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Các doanh nghiệp và tổ chức khác cùng phối
hợp với người dân, chính quyền địa phương đóng góp, ủng hộ vật chất vào
các giai đoạn của quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phươ
ng. Các
doanh nghiệp và các tổ chức khác sẽ đưa ra các hình thức đóng góp vào các
công trình; còn lại người dân sẽ tự thống nhất các hình thức tham gia của
mình như: ủng hộ tiền mặt, đóng góp ngày công lao động, hiến đất,
Ngoài ra, chính người dân sẽ tham gia giám sát thi công, quản lý và sử
dụng công trình hiệu quả từ đó khơi dậy niềm tin và sự đồng tình, thống
nhất cao của nhân dân.
- Sự phối hợp, hợp tác của các bên liên quan: sự
kết hợp hài hòa,
nhịp nhàng và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa chính quyền địa phương,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

nhân dân và các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp thi công công trình sẽ
đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng các công trình, đa dạng
nguồn lực, tiết kiệm nguồn lực và nhân công lao động, quản lý, giám sát thi
công chặt chẽ tránh thất thoát… Ngược lại, khi sự phối hợp này lỏng lẻo thì

sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như khó giải phóng mặt bằng, thời gian thi
công kéo dài, chất lượng công trình không đảm bảo, hiệu quả sử dụng thấp.
- Tính dân chủ
, minh bạch, công khai trong sử dụng nguồn vốn xã
hội hóa: Sự minh bạch, rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng
các nguồn vốn huy động là rất cần thiết. Cộng đồng dân cư sẽ đưa ra ý kiến
về các khoản đóng góp, mức đóng góp, cách thức đóng góp và đối với các
nhóm hộ tại địa phương thì có cách thức đóng góp khác nhau để việc đóng
góp tài chính và nhân lực trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn theo
Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn toàn tự nguyện, không áp đặt
và san bằng các mức đóng góp. Các nguồn vốn huy động từ phía nhân dân
và các nguồn ủng hộ cần được công khai, minh bạch và có kế hoạch sử
dụng hợp lý, hiệu quả tránh tham nhũng, thất thoát. Người dân tin tưởng
hơn, sẽ dễ dàng đóng góp tiền của, công sức của mình, chung tay cùng
chính quyền hoàn thành các công trình. Khi mức độ dân chủ, minh bạch,
công khai không được làm đ
úng như quy định, người dân sẽ khó tin tưởng
chính quyền dẫn đến việc khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Khái quát về Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam được
triển khai thực hiện điểm trên địa bàn 11 xã tiêu biểu cho các vùng miền
của cả nước. Đối với xây dựng cơ sở h
ạ tầng, các xã tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và dựa trên các tiêu chí
về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định những việc cần làm,
những công trình cần xây dựng khá đồng bộ, đã làm thay đổi diện mạo
nông thôn. Có hơn 80% đường giao thông nông thôn, xã được làm mới, cải

×