Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (2007-2015) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

TRẦN THỊ KIM OANH

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI (2007-2015)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

THÁI NGUYÊN - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Công cuộc xây dựng nông
thôn mới ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (2007 – 2015), dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Oanh



XÁC NHẬN

TRƯỞNG KHOA LỊCH SỬ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Hà Thị Thu Thuỷ

TS. Nguyễn Xuân Minh

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa
học TS. Nguyễn Xuân Minh đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và trực
tiếp hướng dẫn cho tác giả trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử
trường ĐHSP Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào
Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bảo Thắng, Trường
THPT số 1 Bảo Thắng…đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè đã luôn đồng hành giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học
bảo vệ luận văn.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Oanh

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI............ 13
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên .. 13
1.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................... 13
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 13
1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ................................................... 15
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng........................................ 19
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 20
1.2.2. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 25
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 29
Chương 2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
BẢO THẮNG (2007 - 2015) ....................................................................... 30
2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ........ 30

2.1.1. Quan niệm về nông thôn và nông thôn mới..................................... 30
2.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ..... 33
2.2. Sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền địa phương về xây dựng nông
thôn mới ................................................................................................... 43
2.2.1. Sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai ...................... 43
iii


2.2.2. Sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền huyện Bảo Thắng và quá
trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ............................. 46
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 62
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG
CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BẢO THẮNG ..... 64
3.1. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân được nâng lên................ 64
3.1.1. Sản xuất nông nghiệp...................................................................... 64
3.1.2. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ................. 65
3.2. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của dân cư nông thôn được cải
thiện rõ rệt ................................................................................................ 66
3.2.1. Đời sống vật chất ............................................................................ 66
3.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần ............................................................. 68
3. 3. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường............................... 70
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 75
KẾT LUẬN................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 82
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ

Ban chỉ đạo

CP

Chính phủ

CTQG

Chính trị quốc gia

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KHXH

Khoa học xã hội

HTX

Hợp tác xã

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

MTQG


Mục tiêu Quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

Nxb

Nhà xuất bản

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban Nhân dân



Quyết định


WTO

Thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VHVN

Văn hoá văn nghệ

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................. 16
Bảng 2.1. Các tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới .......... 36
Bảng 2.2. Nội dung sửa đổi 5 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới ...................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền xây dựng NTM huyện Bảo Thắng
giai đoạn 2011 - 2015................................................................................... 50
Bảng 2.4. Số các xã đạt các tiêu chí trên toàn huyện..................................... 62
Bảng 3.1. Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên của các xã xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.................................................................... 67
Bảng 3.2. Công tác vệ sinh môi trường nông thôn của huyện Bảo Thắng giai
đoạn 2011-2015............................................................................................ 70
Bảng 3.3. Kết quả xây dựng giao thông nông thôn của huyện Bảo Thắng giai
đoạn 2011-2015............................................................................................ 71


v


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bảo Thắng giai đoạn từ 1991 đến nay .. 12
Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lí Chương trình MTQG xây dựng NTM............... 42

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta, nhằm đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, xóa dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, miền, đặc biệt
là sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị; tạo điều kiện
để người nông dân vươn lên trong công cuộc “xóa đói, giảm nghèo”, tiến lên
làm giàu ngay trên địa bàn cư trú.
Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng đất nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại thì việc xây dựng thành công mô hình nông thôn
mới có tầm quan trọng vô cùng to lớn. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, xác định nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới. Thực hiện thành công nông thôn mới sẽ tạo ra một
nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
nông nghiệp có năng suất và chất lượng cao. Chương trình sẽ góp phần làm
thay đổi diện mạo nông thôn với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lí, các hình thức tổ chức sản xuất hài hoà có tác dụng hỗ trợ và

thúc đẩy sản xuất phát triển. Xây dựng NTM gắn liền với phát triển hệ thống
đô thị theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện cho xã hội nông thôn phát triển ổn định,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới,
nông thôn nước ta nói chung, đặc biệt là khu vực nông thôn ở vùng cao nói
riêng vẫn còn nhiều yếu kém. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, về cơ bản
vẫn là tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những biến đổi tích cực
về điện, đường, trường, trạm, song vẫn còn lạc hậu; mức sống vật chất, văn
hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiện một bước nhưng còn
ở mức thấp và đặc biệt ngày càng có khoảng cách xa so với đô thị; mức độ ô
1


nhiễm môi trường sống ngày càng nghiêm trọng; chất lượng hệ thống
chính trị ở cấp cơ sở (xã, thôn, xóm, bản), nhất là năng lực quản lí điều hành
của cán bộ còn nhiều hạn chế. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã
đặt ra nhiệm vụ cấp bách là phải đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm cơ
sở để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên khắp các vùng,
miền cả nước.
Là một trong những huyện trọng điểm về công - nông nghiệp của tỉnh
Lào Cai, nhưng Bảo Thắng hiện vẫn là địa phương có số đông người lao động
ở khu vực nông nghiệp, cư dân nông thôn còn chiếm tỉ lệ trên 70%. Vì vậy,
vấn đề xây dựng nông thôn mới đang là sự quan tâm lớn của cấp ủy, chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện.
Là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nhiều tộc người sinh sống,
Bảo Thắng đã tích cực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Huyện
uỷ Bảo Thắng đã ban hành nghị quyết về xây dựng nông thôn mới; thành lập
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp xã và triển khai
các nội dung về xây dựng nông thôn mới. Vậy, quá trình triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng

tỉnh Lào Cai diễn ra như thế nào; kết quả đạt tới đâu và còn có những mặt hạn
chế yếu kém nào cần được khắc phục? Đó là những vấn đề cần được làm sáng
tỏ trên cơ sở khoa học.
Với những lí do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (2007 – 2015) làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Việc nghiên
cứu đề tài nhằm góp phần tìm ra một số giải pháp cho công cuộc xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan lãnh

2


đạo, quản lí, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Những công trình
liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta có
khối lượng lớn, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng.
Công trình: Kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch
sử do GS. Phan Đại Doãn và GS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb
Chính trị Quốc gia, H.1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử
trong phát triển nông thôn nước ta. Sau khi nêu lên sự quan tâm của Nhà nước
trong thời kì quản lí làng xã và xây dựng thiết chế chính trị - xã hội nông
thôn, các tác giả đã trình bày khá toàn diện về nông thôn nước ta trong lịch sử
như: Vấn đề Nhà nước quản lí nông thôn trong các thế kỉ XVI - XVIII; nhà
Nguyễn đối với vấn đề nông thôn trong thế kỉ XIX; phát triển nông thôn trong
thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); cơ cấu quản lí hành chính làng
xã Việt Nam (1954 - 1975). Công trình còn đề cập mô hình phát triển làng xã
nông thôn Việt Nam ở các vùng cụ thể, nhất là Bắc Bộ và Nam Bộ. Công
trình đã cung cấp những sử liệu rất có giá trị về vai trò của Nhà nước; tính

cộng đồng và tính bền vững của mô hình làng xã Việt Nam; những nhân tố
tác động việc hình thành thiết chế và mô hình hoạt động của làng xã.
Công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến
Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 1996, đã làm rõ các vấn đề:
Khái niệm về chính sách, chính sách kinh tế, quá trình thay đổi chính sách
nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới.
Công trình: Phát triển nông thôn do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên),
Nxb. Khoa học xã hội, H. 1997, nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông
thôn. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về dân số, lao động,
việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng và quản lí nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên, về phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo…Trên cơ sở phân tích
những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp,

3


nông thôn nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách,
cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn Việt
Nam. Cũng trong năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn
sách Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam
của GS.Nguyễn Điền. Trong công trình trên, tác giả đề cập đến việc phát triển
nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH cũng như xu thế của nông
thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị
là một công trình nghiên cứu của nhóm tác giả do PGS.TSKH Lê Đình Thắng
(chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 1998, đã phân tích quá trình phát triển
nông nghiệp Việt Nam dưới sự tác động của hệ thống chính sách; đi sâu phân
tích một số chính sách về đất đai, về phân phối trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn nước ta.

Năm 2003, Nhà xuất bản Thống kê cho xuất bản cuốn sách: Nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới của PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc.
Đây là công trình nghiên cứu rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân
tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam, công
trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã
làm rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở
về những vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả
năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản…đã được tác giả lí giải với nhiều luận
cứ có tính thuyết phục.
Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia - Mã số Qx 99.01: Một số vấn
đề về kinh tế hộ nông dân Việt Nam thời kì đổi mới, do PGS.TS Trương Thị
Tiến chủ trì (2003) đã trình bày có hệ thống quá trình xác lập vai trò tự chủ

4


của kinh tế hộ nông dân Việt Nam thời kì đổi mới, phân tích vấn đề ruộng đất
của kinh tế hộ, xu hướng phát triển kinh tế hộ lên kinh tế trang trại, sự phân
hóa của các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ chế.
Về những mô hình hợp tác xã nông nghiệp nước ta, được coi là một
mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn trong quan niệm xây dựng chủ
nghĩa xã hội kiểu Xô viết, cũng được một tập thể các nhà khoa học Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu khá sâu sắc trong đề tài tổng kết
thực tiễn: Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta (2003) do GS.TS Lưu Văn Sùng (chủ biên). Đặc biệt, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do PGS.TS.Vũ Trọng Khải (chủ biên):
Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết

hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại, Nxb. Nông nghiệp, H. 2004,
là một công trình nghiên cứu về mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
mới kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh thời đại.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nông nghiệp Việt Nam đã bước đầu
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Cuốn sách: Bảo hộ hợp lí nông nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nxb. Thống kê, H. 2004,
do các GS.TS Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Điền, TS. Nguyễn Từ, Th.s Nguyễn
Thu Hằng biên soạn, là một công trình nghiên cứu công phu. Các tác giả đã
phân tích những đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp,
trình bày khái quát những thành tựu cũng như hạn chế của nông nghiệp nước
ta trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời khuyến nghị về sửa đổi các chính
sách và hoàn thiện vai trò của Nhà nước để nông nghiệp, nông thôn nước ta
hội nhập thành công.
GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên) trong tác phẩm: Hệ thống chính trị ở
cơ sở nông thôn nước ta hiện nay - Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2004, đã làm
rõ lịch sử, lí luận về làng xã và hệ thống chính trị ở cơ sở nước ta; nêu rõ cơ
cấu tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay và đề ra một số
phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hệ thống này.
5


Bộ sách: Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay
(2005) do TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông chủ biên đã phân
tích thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay; làm sáng tỏ những quan
điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vai
trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở với quá trình thực hiện Quy chế dân
chủ ở nông thôn Việt Nam.
Đề tài: Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cùng tổ chức Ausaid nghiên cứu (2005) đã đi sâu phân tích những quy định
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về thương mại nông sản. Qua đó dự
báo khả năng tương thích của hệ thống chính sách nông nghiệp Việt Nam so
với những quy định của WTO, khuyến nghị những sửa đổi về chính sách để
phát triển nông nghiệp Việt Nam khi trở thành thành viên WTO.
Công trình nghiên cứu: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó
đến phát triển nông nghiệp Việt Nam (2008) là một dự án nghiên cứu tập thể
do TS. Nguyễn Từ phụ trách. Trong công trình này, các tác giả đã tập trung
phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông
nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh
của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu
để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Qua quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả bước đầu,
còn nhiều vấn đề đòi hỏi vừa phải đánh giá, rút kinh nghiệm, vừa phải tiếp tục
bàn hướng giải quyết để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Ngày
16/9/2009, Bộ NN&PTNT phối hợp với Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp
tổ chức Hội thảo khoa học: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030. Tại Hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước về

6


lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đều có cùng quan điểm, nông thôn Việt Nam
do có những đặc trưng riêng, nên xây dựng NTM phát triển bền vững và
mang đậm bản sắc văn hóa là cần thiết và phải tập trung chủ yếu vào 5 nội
dung cơ bản: 1- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; 2Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; 3- Hỗ trợ phát triển sản xuất và
xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn; 4- Xây dựng
đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn; 5- Bảo vệ, phát triển
nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia

Xây dựng NTM đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ vai trò
của đội ngũ cán bộ cơ sở trong phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, ý thức trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhân tố
quan trọng để thực hiện thắng lợi chương trình này.
Tập sách: Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lí luận và thực tiễn
do PGS.TS.Vũ Văn Phúc (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2014, gồm
các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các địa
phương, các ngành, các cấp về vấn đề xây dựng NTM. Các bài viết đều bàn
đến khía cạch đa dạng của việc xây dựng NTM về vấn đề quy hoạch, an sinh
xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường… Nhiều bài viết nêu bật kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới như: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn
nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.
Cuốn sách cũng đã tổng hợp nhiều bài viết mang tính thực tiễn về xây dựng
nông thôn mới ở một số tỉnh của nước ta.
Luận án Tiến sĩ kinh tế chính trị: Việc làm cho lao động nông nghiệp
trong qúa trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội của Nguyễn Thị
Huệ (2014) đã phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp ở Thủ đô gắn với thời kì xây dựng NTM giai đoạn 20082013; chỉ ra những tác động qua lại giữa quá trình thực hiện xây dựng NTM
và việc làm cho lao động nông nghiệp trong điều kiện đặc thù của Thủ đô;
7


đưa ra phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp gắn với quá trình xây dựng NTM ở thủ đô Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Xã hội hóa trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng NTM tại huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai của Nguyễn Thị Kim Cúc (2014) đã chỉ ra tính cấp thiết
của xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Bảo Thắng.
Từ đó, tác giả xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng

cường mức độ xã hội hóa việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình
xây dựng nông thôn mới.
Tạp chí Dân tộc, số 163/2014, đăng bài: Bảo Thắng điểm sáng xây dựng
nông thôn mới của Thương Huyền và Lí Mười. Trong bài viết, hai tác giả đánh
giá công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; nêu
rõ những kết quả đạt được của huyện Bảo Thắng trong xây dựng nông thôn
mới nhờ sự chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự
cố gắng của mỗi người dân và sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên
địa bàn huyện cho sự nghiệp chung, thể hiện sự đồng thuận, lòng yêu quê
hương của nhân dân trước một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Các công trình nghiên cứu trên đây, dưới nhiều góc độ khác nhau đã tập
trung làm rõ mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn; sự phát
triển của nông thôn; mô hình xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên, đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống về công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (2007 - 2015).
Những công trình khoa học đã được công bố trên đây là một trong những
nguồn tài liệu quan trọng giúp cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai.

8


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về xây
dựng mô hình nông thôn mới.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu công cuộc xây dựng nông
thôn mới ở huyện Bảo Thắng trong thời gian 2007 - 2015. Tuy nhiên, để làm

rõ vấn đề Luận văn đề cập tình hình huyện Bảo Thắng trước khi tiến hành
công cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.
- Phạm vi không gian: Huyện Bảo Thắng với 15 xã, thị trấn.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát tình hình huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trước khi thực
hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.
- Làm rõ công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng, một
trong những huyện trọng điểm về phát triển kinh tế công - nông nghiệp của
tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá tác động của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Bảo Thắng.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Các chỉ thị về xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các quyết định, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, chính
quyền huyện Bảo Thắng được lưu trữ ở Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Nhân
dân huyện Bảo Thắng.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về nông
thôn và xây dựng nông thôn mới.

9


- Các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung đề tài như sách, báo,
tạp chí về nông thôn, NTM Việt Nam nói chung và Bảo Thắng nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, tác
giả tập hợp, xử lí các nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài; nghiên cứu toàn
bộ các tài liệu đã thu thập để có ý niệm tổng quát về chúng, sau đó lập biểu
mẫu sự kiện, sắp xếp tư liệu thành các vấn đề, sơ bộ tìm hiểu mối liên hệ giữa
các tư liệu. Trong quá trình thực hiện các thao tác đó, chúng tôi sẽ phát hiện
những vấn đề còn nghi vấn, tập hợp lại để đối chiếu, xác minh, kiểm tra tư
liệu. Thông qua các nguồn tư liệu nhằm tái hiện, nhìn nhận vấn đề một cách
toàn diện khách quan.
Trên cơ sở phân tích các sự kiện lịch sử, tác giả rút ra nhận xét, đánh
giá bản chất của vấn đề xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng giai
đoạn 2007 - 2015. Xây dựng nông thôn mới thực chất là chương trình do nhân
dân lựa chọn, đóng góp công sức thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương
trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã
hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân nông thôn, thông qua đó,
chương trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho người dân
khu vực nông thôn.
Ngoài ra, các phương pháp xã hội học, tổng hợp, so sánh, điền dã,
thống kê cũng được vận dụng để làm rõ vấn đề.
5. Những đóng góp của Luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về công
cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
- Kết quả nghiên cứu Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá tác động
của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới đối với sự phát triển kinh tế,

10


xã hội ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, giúp cho địa phương có cơ sở để tiếp
tục chỉ đạo thành công trong những năm tiếp theo.

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong các
trường phổ thông trên địa bàn huyện.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
Luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trước cuộc vận
động xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng
(2007 - 2015).
Chương 3: Một số nhận xét quá trình thực hiện công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở huyện Bảo Thắng.

11


Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bảo Thắng giai đoạn từ 1991 đến nay

12


Chương 1

KHÁI QUÁT HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Bảo Thắng nằm ở trung tâm của tỉnh Lào Cai; phía đông giáp
huyện Bắc Hà, phía tây giáp huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía nam
giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía bắc giáp thành phố Lào Cai, huyện

Mường Khương và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Huyện Bảo Thắng cách
thành phố Lào Cai 30 km về phía nam, có Quốc lộ 70, Quốc lộ 4E và tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua với chiều
dài trên 26 km.
Huyện Bảo Thắng gồm 15 đơn vị hành chính cấp xã. Riêng khu vực
nông thôn có 12 xã, 215 thôn bản. Phía Hữu ngạn sông Hồng có 5 xã (Sơn
Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú) và thị trấn Tằng Loỏng; phía
Tả ngạn sông Hồng có 7 xã (Phố Lu, Xuân Quang, Phong Niên, Bản Cầm, Trì
Quang, Thái Niên, Bản Phiệt) và 2 thị trấn: Phố Lu, Nông trường Phong Hải.
Trong đó có 5 xã thuộc diện 135 (Phố Lu, Bản Cầm, Trì Quang, Thái Niên,
Phong Niên) và 1 xã biên giới (Bản Phiệt) [2, tr.4]. Tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện 68.219,31 ha, chiếm 10,69% diện tích toàn tỉnh; trong đó đất nông
nghiệp 10.642,29 ha, đất lâm nghiệp 33.642,40 ha, đất chuyên dùng 1.270,43
ha, đất ở 650,72 ha, đất chưa sử dụng 16.920,79 ha [49, tr.1].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Bảo Thắng là một thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng. Phía tây là
dải núi thấp của dãy Phan Xi Păng - Pú Luông, phía đông là dải núi thấp của
dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Địa hình trũng thấp và đồi bát úp có độ
cao từ 80m đến 400m. Huyện Bảo Thắng được chia làm 3 khu vực:
13


Khu vực I: Gồm thị trấn Phố Lu có điều kiện phát triển kinh tế, xã
hội. Ở vùng thấp, trung tâm của huyện, giao thông đi lại và các dịch vụ xã
hội đều thuận lợi.
Khu vực II: Gồm 7 xã (Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, Sơn Hà, Sơn
Hải, Bản Phiệt, Xuân Quang) và 2 thị trấn: Tằng Loỏng, Nông trường Phong
Hải có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn các xã này giao thông đi
lại tương đối thuận lợi; các dịch vụ xã hội cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân.

Khu vực III: Gồm 5 xã (Phố Lu, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên,
Bản Cầm) có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, ở xa trung tâm
huyện, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế.
Bảo Thắng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả
năm, trong đó các tháng 6, 7, 8 có lượng mưa lớn nhất (> 300 mm/tháng).
Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 30 - 320C. Lượng mưa trung
bình hằng năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.500 mm. Mùa khô kéo dài từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có nhiệt độ trung bình 220 - 230C; tháng lạnh nhất
là tháng 1 có nhiệt độ trung bình 140 - 150C, khi có sương lạnh, sương giá, nhiệt
độ hạ xuống thấp tới 3-70C. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 230C đến
290C, lượng mưa trung bình từ 1.400 đến 1.700 mm/năm. Tổng nhiệt độ của
huyện Bảo Thắng trong một năm là 8.0000C, nhiệt độ thấp nhất dưới 200C,
nhiệt độ cao nhất trên 400C. Hướng gió thịnh hành là hướng đông nam, tốc độ
trung bình 1-2m/s, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng đông bắc.
Trong những tháng 3, 4, gió đông mạnh có khi gần tới 40m/s. Ngoài ra còn
chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô và nóng xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7.
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đã gây nên một số hiện
tượng đặc biệt, như mưa phùn chủ yếu vào tháng 12, 1, 2; sương mù chủ yếu
vào tháng 11, 12 [2, tr. 4-5].

14


Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Bảo Thắng thích hợp cho phát
triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh
làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau, màu
ngắn ngày có giá trị kinh tế.
Với hệ thống sông suối dày đặc, có con sông lớn chảy qua (sông Hồng)
và các suối, ngòi bắt nguồn từ núi cao chảy xuống, huyện Bảo Thắng có hệ

thống thủy văn phân bố đều trên địa bàn, thuận lợi cho việc khai thác, đầu tư
xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của người dân.
1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, địa chất, khí hậu thời tiết, thảm thực
vật..., huyện Bảo Thắng có nguồn đất đai phong phú và đa dạng. Kết quả phân
tích, nghiên cứu của ngành Nông hóa thổ nhưỡng cho thấy, toàn huyện có các
loại đất sau:
Đất phù sa sông suối: Chủ yếu là đất phù sa Sông Hồng. Đây là loại đất
phù sa trung tính, kiềm yếu, giàu chất dinh dưỡng, rất màu mỡ, độ phì nhiêu cao,
thích hợp với trồng lúa, rau màu và các cây trồng cạn như đậu, vừng, mía... Đất
phù sa sông suối khác ít màu mỡ hơn và có kết cấu không bền chặt như đất phù
sa sông Hồng nhưng vẫn thích hợp cho trồng màu và cây trồng cạn.
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: Loại đất này có thành phần cơ giới
nặng, phân tầng phát sinh rõ rệt khá tơi xốp và hơi chua, kết cấu viên nhỏ, mức độ
suy giảm độ phì nhiêu chậm, thích hợp với trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
nhiệt đới, như chè, dứa, nhãn, cam, bưởi, chuối... và các loại cây nguyên liệu làm
giấy, như mỡ, keo, bồ đề…, và một số cây hoa màu khác.
Đất mùn vàng đỏ: Được hình thành ven các dải đồi núi thấp có địa
hình dốc chia cắt mạnh, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ dần. Đất mùn

15


dày, chua, độ phì nhiêu cao, giàu đạm, kali nhưng nghèo lân nên thích hợp
với trồng cây lâm nghiệp.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất do trồng lúa: Hơi ẩm, mùn khá, thịt
trung bình tơi xốp, thích hợp với trồng lúa và cây màu. Đất được hình thành
do Feralit hóa nhưng tính chất đất đã bị biến đổi do chịu ảnh hưởng của trồng

lúa, làm cho nó khác hẳn với đất Feralit. Đất bị rửa trôi mùn và các hạt sét ở
tầng đất mặt, kết cấu đất bị phân tán xuất hiện ở tầng dưới. Những nơi được
trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những
nơi trồng cả 2 vụ lúa trong năm.
Đất mùn đỏ nâu trên đá Macma bazơ: Loại đất này nằm trên địa
hình dốc chia cắt mạnh, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ. Đất nhiều
mùn, chua, độ phì cao, giàu đạm kali nhưng nghèo lân nên thích hợp với
trồng cây lâm nghiệp.
Đất dốc tụ biến đổi do trồng lúa: Hơi ẩm, mùn khá, thịt trung bình, tơi
xốp, thích hợp trồng lúa, cây màu và cây hằng năm.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

STT

Mục đích sử dụng đất



Tổng diện tích tự nhiên

Tổng diện

Cơ cấu diện

tích các loại

tích loại đất

đất trong địa


so với tổng

giới hành

diện tích tự

chính (ha)

nhiên (%)

68219.31

100

1

Đất nông nghiệp

NNP 44870.47

65.77

1,1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN 10642.29

15.60


1.1.1

Đất trồng cây hằng năm

CHN

6347.80

9.30

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA

2577.31

3.78

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

140.21

0.21

1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác

HNK


3630.29

5.32

16


1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4294.48

6.30

1,2

Đất lâm nghiệp

LNP

33642.40

49.32

1.2.1

Đất rừng sản xuất


RSX 21556.50

31.60

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH 12085.90

17.72

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RĐD

1,3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

1,4

Đất làm muối

LMU


1,5

Đất nông nghiệp khác

NKH

2

Đất phi nông nghiệp

PNN 6428.05

9.42

2,1

Đất ở

OTC

650.72

0.95

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT


528.19

0.77

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

122.53

0.18

2,2

Đất chuyên dùng

CDG 1270.43

3.99

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp

CTS


585.78

0.86

10.19

0.01

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

651.63

0.96

2.2.3

Đất an ninh

CAN

0.27

0.00

CSK


470.13

0.69
2.33

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp

2.2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC 1587.76

2,3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

TTN

2,4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2,5


Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

SMN

46.15

0.07

3010.75

4.41

2,6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chưa sử dụng

CSD 16920.79

3,1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS


3,2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS 15013.50

22.01

3,3

Núi đá không có rừng cây

NCS

2.80

1907.29

24.80

(Nguồn:Số liệu tổng kiểm kê sử dụng đất năm 2010 [49])

17


×