Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÀI LIỆU ôn tập HSG môn LỊCH sử lớp 9 THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.17 KB, 48 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP HSG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945- NAY
Bài 3 : Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Chủ đề
1
1. Các giai đoạn phát triển.
2. Đặc điểm chung.
3. Nhận xét đặc điểm chung (quy mô, thành phần tham gia lãnh đạo, hình
thức và khí thế đấu tranh.
1. Các giai đoạn phát triển
T
T
Giai đoạn Đặc điểm Sự kiện tiêu biểu
1
Giai đoạn
từ năm 1945
đến giữa
những năm
60 của thế kỉ
XX
Đấu tranh nhằm
đập tan hệ thống
thuộc địa của Chủ
nghĩa đế quốc.
- ĐNA: các nước In-đô-nê-xia, Việt
Nam, Lào tuyên bố độc lập trong năm
1945.
- Ngày 1-1-1959, cách mạng CuBa
thắng lợi.
- Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập,


thế giới gọi là “năm châu Phi”
=> Tới giữa những năm 60 của TK XX,
hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản
sụp đổ.
2
Giai đoạn
từ
những
năm
60
đến
giữa
những
năm
70 của
thế kỉ
XX
Đấu tranh nhằm lật
đổ ách thống trị của
TD Bồ Đào Nha của
ba nước Ăng-gô-la,
Mô-dăm-bích, Ghi-nê
Bít-xao.
- Phong trào đấu tranh vũ trang ở ba
nước này bùng nổ -> năm 1974, ách
thống trị của TD Bồ Đào Nha bị lật đổ.
3
Giai đoạn
từ giữa
những năm

70 đến giữa
những năm
90 của thế kỉ
XX
Đấu tranh nhằm
xóa bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc (A-
pác-thai) ở Cộng hoà
Nam Phi, Dim-ba-bu-
ờ và Na-mi-bi-a
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ:
Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hoà
Dim-ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm 1990 (
nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a) và Cộng
hoà Nam Phi năm 1993.
2. Đặc điểm chung: - Là những khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào,
lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú.
1
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều trở
thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan, Bồ
Đào Nha…
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều giành
được độc lập dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước củng
cố nền độc lập về kinh tế và chính trị, nhằm thoát khỏi sự khống chế, lệ thuộc vào các
thế lực đế quốc bên ngoài, đặc biệt là Mĩ.
3. Nhận xét đặc điểm chung:- Quy mô phong trào: bùng nổ ở hầu hết các nước
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi đến khu vực Mĩ Latinh.
- Thành phần tham gia lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp tầng lớp nhân dân: công nhân,
nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (VN: vô sản)
- Hình thức và khí thế đấu tranh: đấu tranh vũ trang, chính trị… trong đó đấu tranh vũ

tran là hình thức chủ yếu. Phong trào nổ ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi
dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Chương II
Các nước Á, Phi, Mĩ la- tinh từ năm 1945 đến nay
Bài 4 : Các nước Châu Á
1. Tình hình chung.( Những nét nổi bật của Châu Á từ sau năm 1945 đến nay)
- Châu Á là lục địa rộng lớn, dân số đông, tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo dân
tộc khác nhau.
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á là thuộc địa của các nước đế quốc
thực dân.
- Sau 1945 một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên và giành độc lập (Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđô…)
- Từ nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định do chiến tranh xâm lược của
các nước đế quốc.
- Sau khi độc lập, các nước phát triển kinh tế nhanh chóng ( Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Xin-ga-po). Từ sự phát triển nhanh chóng đó nhiều người dự đoán rằng
thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu1: Sự khác nhau trong mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á, châu Phi khác
Mỹ La-tinh? Vì sao có sự khác nhau đó?
Mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á, châu Phi khác Mỹ La-tinh:
+ Châu Á, châu Phi là đánh đổ đế quốc nhằm giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Châu Mỹ La-tinh là đấu tranh để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và các thế lực đế
quốc.
Nguyên nhân: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á, châu Phi vẫn
là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa của CNĐQ thực dân, mất độc lập, vì vậy mục tiêu
đấu tranh là đánh đổ đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc.
2
+ Còn các nước châu Mỹ La-tinh, ngay sau khi giành được độc lập từ tay thực
dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thì lại rơi vào vòng lệ thuộc của đế quốc Mĩ, bị Mĩ biến

thành "sân sau" và lệ thuộc vào các thế lực đế quốc. Vì vậy mục tiêu đấu tranh là thoát
khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và các thế lực đế quốc.
Chủ đề 2
Bài 5 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Tình hình chung
2. ASEAN
I. Tình hình chung
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 km
2
, gồm 11 nước với số dân là 536 triệu
dân (ước tính năm 2002).
- Trước năm 1945 hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực
dân phương Tây ( trừ Thái Lan).
- Tháng 8- 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh , các nước Đông Nam Á nổi
dậy giành chính quyền: Việt Nam ( 8/1945); Inđônêxia ( 8/1945); Lào (10/1945)
- Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước ĐNA tiến hành kháng
chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc
lập dân tộc.
- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực ĐNA, tiến hành
xâm lược VN, Lào, CPC.
- Từ giữa những năm 50, các nước ĐNS có sự phân hóa trong đường lối đối
ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như
Thái Lan. Philippin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-
xi-a, Mi-an-ma.
II. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967)
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào,
Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và
Đông Ti-mo.
1. Hoàn cảnh:
Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế

giới đang quốc tế hoá cao độ.
Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng
nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối
với khu vực.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô
Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,
Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
2. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác
chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
3. Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
3
+ Hợp tác cùng phát triển.
4. Quá trình phát triển của ASEAN:
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu
vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ
Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao.
Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và
vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng
nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ
chức thống nhất

- Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời
xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn
vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ( ASEAN +
3) Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
5. Quan hệ Việt Nam – ASEAN:
Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng
tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-
chia.
Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối
đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia
được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các
nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong
quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các
nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa,
khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Nêu những nét chính về tình hình Đông Nam Á từ trước và sau năm 1945 ?
( trả lời ở phần tình hình chung)
4
2. Kể tên những nước trong khu vực Đông Nam Á ? Tên thủ đô của từng nước trong
khu vực ? Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự
phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?
- Kể tên nước và thủ đô của các nước Đông Nam Á:

Số TT Tên nước Thủ đô
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Việt Nam
Lào
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Ma-lai-xa
Phi-lip-pin
Thái Lan
Xin-ga-po
Brun-ây
Mi-an-ma
Đông Timo
Hà Nội
Viêng Chăn
Phnông Pênh
Gia-cac-ta
Cua-la-lăm-pơ
Ma-ni-la
Băng Cốc

Xin-ga-po
Ban-đa-Xi-ri-Bê-ga-oan
Yan-gun
Đi-li
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa
trong đường lối đối ngoại:
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa
trong đường lối đối ngoại:
+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” , tình hình
Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu
vực.
+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO),
nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
+Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Inđônêxia và Mi-an-ma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân
hóa trong đường lối đối ngoại.
3. Những biến đổi của các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai? Biến đổi nào
là quan trọng nhất? Vì sao?
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã và đang thực hiện những
biện pháp tích cực để củng cố nền độc lập và phát triển kinh tế.
* Biến đổi to lớn nhất: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa
của các đế quốc Âu Mĩ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập. Nhưng thực dân Âu –
Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và
giành độc lập hoàn toàn (Inđônêxia: 1950, ba nước Đông Dương: 1975); hoặc buộc các
đế quốc Âu – Mĩ phải công nhận độc lập. Như vậy, cho đến nay, các nước Đông Nam
Á đều giành độc lập.
* Biến đổi thứ hai: Từ sau khi giành độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức

xây dựng nền kinh tế – xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn.
- Trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, giữa hai nhóm nước thực hiện
những chiến lược khác nhau. Nhóm nước Đông Dương và Mi-an-ma, sau khi giành
5
được độc lập đã phát triển theo mô hình kinh tế tập trung, mặc dù đạt tới một số thành
tựu, nhưng nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên vào những năm 80 của
thế kỉ XX trở đi, các nước này đã từng bước chuyển sang kinh tế thị trường và bước đầu
thu được những thành tựu đáng khích lệ.
- Các nước Đông Nam Á còn lại sau khi giành được độc lập tiến hành công nghiệp hoá
thay thế xuất khẩu. Tất nhiên thời điểm tiến hành không giống nhau. Trong thời kỳ đầu
mô hình này thu được nhiều thành tựu, song sau đó đã bộc lộ nhiều hạn chế và buộc các
nước này phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo,
khẳng định hướng đi đúng đắn của các quốc gia này.
- Có nước trở thành nước công nghiệp mới như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan; có nước “hoá
rồng” như Xin-ga-po, Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành được độc lập,
các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu
và Bắc Mĩ.
* Biến đổi thứ ba: Mối quan hệ các nước Đông Nam Á vốn từ đối đầu đã dần dần
chuyển sang đối thoại. Năm 1992, ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do (AFTA). Năm
1994, lập diễn đàn và khu vực (ARF). Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á đều
gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN – một tổ chức liên minh
chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích xây dựng những mối quan
hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
* Biến đổi quan trọng nhất: Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là biến đổi
quan trọng nhất, bởi vì:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh đều
giành độc lập. Từ thân phận các nước thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc trở thành
nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuân lợi để
xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội cuarminhf ngày càng phồn vinh.
4. Việt Nam gia nhập ASEAN: Thời cơ và thách thức?

*Thời cơ: - Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng
cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
- Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị
trường thế giới.
- Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới khoa học kỉ thuật và cách thức quản lý
mới của các nước trong khu vực và thế giới, kinh tế sẽ phát triển hơn, đời sống nhân
dân sẽ được cải thiện hơn.
*Thách thức: - Nếu VN không bắt kịp được các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ tụt
hậu cao về kinh tế.
- Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng dễ bị hoà tan nếu không giữ
được bản sắc dân tộc.
* Thái độ : cần bình tỉnh, tự tin, không bỏ lỡ thời cơ, cần ra sức học tập khoa học kĩ
thuật của các nước để thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu từng bước tiến vào thời kì hiện
đại hóa công nghiệp hóa đất nước
5. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Cam-pu-
chia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia . Tình hình chính trị khu
vực được cải thiện rõ rệt.
6
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN:
01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong
một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng
thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển

phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ( ASEAN +
3) Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.
Chủ đề 3
Bài 6 : CÁC NƯỚC CHÂU PHI
57 quốc gia, 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số
châu Phi không đủ ăn, ¼ dân số đói kinh niên (150 triệu người).
1. Tình hình chung
2. Cộng hòa Nam Phi.
I. Tình hình chung.
1. Những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi sau 1945.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của
thực dân phương Tây.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi
độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình
độ phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ
quan yêu nước Ai Cập(7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước
Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953).
Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân
An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc.
Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm
1960 là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các
dân tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền.
2. Những khó khăn của châu Phi hiện nay:
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước, đã thu được một số
thành tựu kinh tế – xã hội.
- Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói
nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới (Ru-an-da)
+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. (Ghi-nê, Xê-nê-gan…)
- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh châu Phi (AU)
triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục
- Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
7
II. Cộng hòa Nam Phi.
1 Đôi nét về CHNP.
- Nằm ở cực Nam châu Phi
- S: 1.2 triệu Km2, DS: 43.6 triệu người (2002), trong đó: 75.2 % người da đen, 13.6 %
người da trắng, 11.2 % người da màu.
- Năm 1662, người Hà Lan đến Nam Phi lập xứ thuộc địa kép.
- Đầu thế kỉ XX, Anh chiếm.
- 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập, nằm trong khối Liên hiệp Anh.
- 1951, Liên bang Nam Phi rút khỏi Liên hiệp Anh, thành lập CHNP.
2 Tình cảnh CHNP trước 1994. Hậu quả của nó.
- Trên danh nghĩa là một nước độc lập, song phần lớn người da đen và da màu (80%
dân số) sống trong cảnh cơ cực, tủi nhục bởi những chính sách phân biệt kì thị chủng
tộc của chính quyền thực dân da trắng.
- Hậu quả: Họ bị tước hết mọi quyền công dân, phải ở khu cách biệt với người da trắng,
chịu xử tội theo pháp luật riêng. Không có quyền sở hữu lớn về tài sản, cuộc sống vất
vả, cực khổ.
3. Vài nét về ANC Nen-xơn Man-dê-la.
- Sinh năm 1918, năm 1944 gia nhập Đại hội dân tộc Phi, sau đó giữ chức vụ
Tổng bí thư ANC. Năm 1964, bị nhà cầm quyền Nam Phi kết án tù chung thân.
- Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai
của nhân dân CHNP và sự ủng hộ của loại người tiến bộ, buộc nhà cầm quyền Nam Phi
phải trả tự do cho ông (2/1990), công nhận quyền hợp pháp của ANC và các đảng phái
chính trị chống A-pac-thai. Quốc hội Nam Phi buộc phải xóa bỏ hầu hết các đạo luật
phân biệt chủng tộc.

- Sau khi ra tù, ông được bầu làm phó chủ tịch, rồi chủ tịch ANC (9/1991). Tháng
4/1994, trong cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi, ANC giành được thắng
lợi áp đảo. Ngày 9/5/1995, ông được bầu làm tổng thống CHNP.
CÂU HỎI ÔN TẬP.
1. Phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi từ năm 1945 đến nay phát triển và thắng
lợi như thế nào? Hiện nay Châu Phi còn gặp những khó khăn gì ? ( trả lời ở phần
tình hình chung)
2. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apac-thai ở Nam Phi đạt được
thắng lợi ra sao? Ý nghĩa lịch sử ?
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
+ Trong hơn 3 thế kỉ chính quyền thực dân da trắng thực hiện chính sách phân biệt
chủng tộc tàn bạo ở Nam Phi ( chủ nghĩa Apacthai).
+ Nhân dân Nam Phi kiên trì đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc
dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi ANC”
+ Từ 1990 đến nay đấu tranh giành nhiều thắng lợi:
+ Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
8
+ Ông Nenxơn Manđêla được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nenxơn trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
- Ý nghĩa:
+Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai bị xóa bỏ.
+ Xóa bỏ sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền.
+ Là cơ sở quan trọng để nhân dân Nam Phi đoàn kết và xây dựng đất nước.
3. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
- Các nước đoàn kết đấu tranh thông qua tổ chức thống nhất châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức chính của giai cấp tư
sản.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là chính trị hợp pháp.

- Các nước đều giành được độc lập ở mức độ khác nhau.
- Sự phát triển kinh tế- xã hội ở các nước châu Phi không đồng đều sau khi giành độc
lập.
- Hiện nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn nan giải: lạc hậu kinh tế, đói rét,
bệnh tật, nội chiến, không ổn định về chính trị.
Chủ đề 4
Bài 7 : CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH
1. Tình hình chung
2. Cu-Ba : Hòn đảo anh hùng.
I. Những nét chung.
a. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
- Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ
thuộc Mỹ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai là “sân sau”, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba
+ Thắng lợi của cách mạng Cu Ba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
mới, giành độc lập cho đất nước.
+ Cuộc cách mạng Cu Ba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ La- tinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
- Từ thập niên 60 – 80, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành
độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
- Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị
trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là
phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)
- Kết quả: chính quyền độc tài ở Mỹ La-tinh bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được
thiết lập.
c. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội :
9
- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ Latinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích

lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NICs) như Bra-xin, Ác-hen-ti-
na, Mê-hi-cô.
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát
giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng… Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn
về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ
nước ngoài ).
II. Cu-Ba: Hòn đảo anh hùng.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:
* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc ở Cu ba ngày càng phát
triển. Để ngăn chặn phong trào của quần chúng, Mĩ tìm cách đàn áp phong trào và thiết
lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
- Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940,
cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát hơn 20.000 người yêu
nước…
- Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen
Caxtơrô.
* Diễn biến
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba bùng nổ và không ngừng phát
triển. Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô
đã tấn công vào pháo đài Môncađa. Cuộc khởi nghĩa không thành, nhiều người bị sát
hại, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều đồng chí của ông bị cầm tù. Khi ra tù, Phiđen Caxtơrô
sang Mêhicô chuẩn bị lực lượng. Đến cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước
phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài.
- Giữa năm 1958, nghĩa quân tấn công hầu khắp các mặt trận, giải phóng được nhiều
thành phố và vùng nông thôn rộng lớn. Cuối năm 1958, nghĩa quân chiếm được pháo
Xanta Clava, án ngữ thủ đô Lahabana. Ngày 31/12/1958, tên độ tài Batixta chạy trốn ra
nước ngoài.
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập do

Phiđen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
* Ý nghĩa
- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới,
giành độc lập cho đất nước.
- Cuộc cách mạng Cuba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ La-tinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
c. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội :
+ Sau khi cách mạng thành công, Cuba tiến hành cải cách dân chủ.
+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều
thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt
thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao
CÂU HỎI ÔN TẬP.
1. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ “ Cu Ba hòn đảo anh
hùng”
10
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba.
- CuBa nằm trên vùng biển Caribê, diện tích 111.000 km
2
, dân số 11,3 triệu người.
* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc ở Cu ba ngày càng phát
triển. Để ngăn chặn phong trào của quần chúng, Mĩ tìm cách đàn áp phong trào và thiết
lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba.
- Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940,
cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát hơn 20.000 người yêu
nước…
- Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen
Cát-xtơ-rô.

* Diễn biến
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba bùng nổ và không ngừng phát
triển. Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-
rô đã tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa. Cuộc khởi nghĩa không thành, nhiều người bị
sát hại, Phi-đen Cát-xtơ-rô, cùng nhiều đồng chí của ông bị cầm tù. Khi ra tù, Phi-đen
Cát-xtơ-rô, sang Mê-hi-cô chuẩn bị lực lượng. Đến cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến
sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài.
- Giữa năm 1958, nghĩa quân tấn công hầu khắp các mặt trận, giải phóng được nhiều
thành phố và vùng nông thôn rộng lớn.
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập do
Phiđen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
* Ý nghĩa
- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới,
giành độc lập cho đất nước.
- Cuộc cách mạng Cuba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ La-tinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
Tình hình phát triển kinh tế – xã hội :
- Sau khi cách mạng thành công, Cuba tiến hành cải cách dân chủ.
- 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Dù bị Mĩ bao vây cấm vận nhưng Cu Ba đạt nhiều thành tựu như xây dựng công
nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa,
giáo dục, y tế, thể thao
2. Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn
mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa ?
- Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong
phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa vì:
+ Đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo.
+ Cách mạng CuBa chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với
một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.
3. Hãy trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân

Cu Ba với nhân dân Việt Nam?
- Mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Cu Ba với nhân dân Việt Nam anh em gắn
bó từ lâu đời:
11
+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta,Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rơ là
ngun thủ nước ngồi duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên nhân dân ta
kháng chiến chống Mĩ.
+ Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen Cát-xtơ-rơ và nhân dân CuBa ln
ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “ Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến
cả máu”.
+ Trong thời kì giải phóng: Cu Ba cử các chun gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt
rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
+ Sau 1975, Cu Ba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện
Cu Ba ở Đồng Hới ( Quảng Bình).
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nơng
nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, đầu tư, văn hố, giáo dục, khoa học - kỹ
thuật… Việt Nam chuyển giao kỹ thuật và con giống giúp Cu Ba canh tác lúa nước trên
quy mơ nhỏ, ni trai lấy ngọc, phát triển cơng nghệ gốm sứ, duy trì khối lượng gạo
hàng hố sang thị trường Cuba… Phía Cu Ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong
cơng nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, ni cá sấu, ni và sử dụng
mồi Mosca diệt sâu hại mía, chuyển giao gen kháng bệnh cho lúa, bắp cải, khoai lang;
tư vấn giám sát các cơng trình xây dựng khu liên hợp thể thao, đường Hồ Chí Minh; hỗ
trợ kỹ thuật phát triển cơng nghệ sản xuất nhà ở kiểu simplex ở vùng ngập nước đồng
bằng sơng Cửu Long; giúp đỡ một số chương trình y tế quan trọng… Riêng trên lĩnh
vực đầu tư, Cu Ba và Việt Nam hiện có hai dự án hoạt động khá hiệu quả là Cơng ty
Liên doanh xây dựng quốc tế (VIC) và xí nghiệp Vi sinh học Việt Nam (BIO
VIETNAM).
Hiện nay quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng gắn bó hơn cùng nhân dân 2 nước xây
dựng phát triển đất nước cùng tiến lên XD chủ nghĩa xã hội.
3. Có người cho rằng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào cách mạng ở Mĩ

La-tinh diễn ra hết sức mạnh mẽ. Vì vậy khu vực này được mệnh danh là: Lục địa
bùng cháy”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mó La tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”.
* Phong trào đấu tranh giành độc lập:
- Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ
thuộc Mỹ. Trở thành “sân sau”, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959)
+ Thắng lợi của cách mạng Cu Ba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
mới, giành độc lập cho đất nước.
+ Cuộc cách mạng Cu Ba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ La- tinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
- Từ thập niên 60 – 80, Cơn bão táp cách mạng bùng nổ, phong trào đấu tranh chống
Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
- Với nhiều hình thức: bãi cơng của cơng nhân, nổi dậy của nơng dân, đấu tranh nghị
trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là
phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Bơ-li-vi-a)
12
- Kết quả: chính quyền độc tài ở Mỹ La-tinh bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được
thiết lập.
* Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La- tinh bắt tay vào xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những
nước công nghiệp mới (NIC) như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô.
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát
giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng… Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn
về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ
nước ngoài ).
* Kết luận:
- Mĩ la tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì cơn bão táp cách mạng đã
làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:

+ Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau”của Mĩ.
+Bây giờ, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những
ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành
được quyền dân tộc thực sự.
Chủ đề 5
Bài 8 : NƯỚC MĨ
1. Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ.
I. Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
1. Nguyên nhân:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng đông
sáng tạo.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời…
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đay là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển
kinh tế Mĩ.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao
động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi. Mĩ không bị chiến tranh
thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao
bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Mặt khác. Vì vậy, sau chiến
tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ
nghĩa.
2. Biểu hiện.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của
toàn thế giới:
+ Công nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật
cộng lại.

+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.
13
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại,
độc quyền về vũ khí hạt nhân.
Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản
cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân
sự lớn, chênh lệch giàu nghèo
II. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:
-Đối nội:
+ Hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở Mĩ.
+ Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động như: Cấm Đảng Cộng sản hoạt động,
phong trào đình công…
+ Phá hoại và đàn áp phong trào cách mạng
+ Thực hiện phân biệt chủng tộc với người da đen và da màu
Về đối ngoại:
- Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng
làm bá chủ thế giới. Tháng 3/1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống
Truman công khai tuyên bố: “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản”.
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh. thành lập khối quân sự như: NATO,
SEATO…gây chiến tranh xâm lược. Mĩ gặp thất bại nặng nề, tiêu biểu ở Việt Nam
(1954-1975).
- Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy
hiểm với Liên Xô, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ trên
thế giới (Việt Nam, Cuba, Trung Đông…).
- Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mỹ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn

cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ khủng bố
ngày 11/9/2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa
khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội
và đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ XXI.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của
sự phát triển đó?
Gợi ý trả lời:
* Hoàn cảnh
- Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương
và Thái Bình Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất.
Mặt khác, nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí cho hai bên.
Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế
giới tư bản chủ nghĩa.
* Sự phát triển kinh tế Mĩ
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất
của toàn thế giới:
14
+ Công nghiệp: Chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp : Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia,
Nhật cộng lại.
+ Tài chính: Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại,
độc quyền về vũ khí hạt nhân.
* Nguyên nhân:
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí,
hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng

đông sáng tạo.
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đây là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát
triển kinh tế Mĩ.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người
lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi
* Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1945), thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất.
Mĩ biết dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, cho nên Mĩ đã điều chỉnh lại
hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng xuất lao động, giảm giá thành
sản phẩm. Nhờ đó mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi. Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học – kĩ thuật
đã giúp Mĩ có ưu thế về chính trị trên toàn cầu.
- Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản
cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân
sự lớn, chênh lệch giàu nghèo
2. Vì Nguyên nhân vì sao từ thập niên 70 thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ suy giảm? - 1973
– 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (1976, lạm phát 40%).
- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài
chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút (cuối 1980, chỉ
chiếm 23% tổng sản phẩm kinh tế thế giới).
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Tây Âu và Nhật Bản phát triển cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định, thường xảy ra suy thoái.
+ Chi phí lớn cho chạy đua vũ trang, lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh xâm
lược.
+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội.
3. Trình bày những nét nổi bật trong chính đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế

giới thứ hai? Quan hệ Việt Nam với Mĩ từ 1995 đến nay.
15
- Da vo sc mnh quõn s, kinh t trin khai chin lc ton cu vi tham vng
lm bỏ ch th gii. Thỏng 3/1947, trong din vn c trc Quc hi M, Tng thng
Truman cụng khai tuyờn b: S mnh lónh o th gii t do chng li s bnh trng
ca ch ngha cng sn.
- Mc tiờu:
+ Ngn chn, y lựi v tin ti tiờu dit hon ton ch ngha xó hi.
+ n ỏp phong tro gii phúng dõn tc, phong tro cng sn v cụng nhõn quc t,
phong tro chng chin tranh, vỡ hũa bỡnh, dõn ch trờn th gii.
+ Khng ch, chi phi cỏc nc ng minh. thnh lp khi quõn s nh: NATO,
SEATOgõy chin tranh xõm lc. M gp tht bi nng n, tiờu biu Vit Nam
(1954-1975).
- Khi xng cuc chin tranh lnh, dn n tỡnh trng i u cng thng v nguy
him vi Liờn Xụ, gõy ra hng lot cuc chin tranh xõm lc, bo lon, lt trờn
th gii (Vit Nam, Cuba, Trung ụng).
- Sau khi trt t hai cc Ianta sp , M cú tham vng thit lp trt t th gii n
cc, chi phi v lónh o ton th gii nhng cha th thc hin c. V khng b
ngy 11/9/2001 cho thy bn thõn nc M cng rt d b tn thng v ch ngha
khng b s l mt trong nhng yu t dn n nhng thay i trong chớnh sỏch i ni
v i ngoi ca M th k XXI.
Quan h Vit Nam vi M t 1995 n nay.
Vi tinh thn Khộp li quỏ kh, hng n tng lai, Hp tỏc hai bờn cựng cú li.
Mi quan h giữa Việt - Mĩ đã chính thức đặt mqh ngoại giao từ năm 1995. Quan hệ 2
nớc ngày càng phát triển trên nhiều mặt, đặc biệt sự giúp đỡ của Mĩ để VN gia nhập các
tổ chức Quốc tế nh WTO, Nhiu hp ng kinh t c ký kt; Giỳp nn nhõn
cht c da cam; Tỡm kim ngi M mt tớch trong chin tranh Vit Nam
Trong quan hệ với Mĩ một mặt ta đẩy mạnh các quan hệ với Mĩ nhằm phục vụ CNH,
HĐH đất nớc. Mặt khác kiên quyết phản đối các mu đồ bá quyền của Mĩ, nhằm nô dịch,
XL các dân tộc khác.

Ch 6
Bi 9 : NHT BN
1. Cuc ci cỏch dõn ch Nht Bn sau chin tranh.
2. Tỡnh hỡnh kinh t Nht Bn sau chin tranh.
3. Chớnh sỏch i ni, i ngoi ca Nht Bn.
I. Cuc ci cỏch dõn ch Nht Bn sau chin tranh.
1. Ni dung.
- Ban hnh hin phỏp 1946 vi nhiu ni dung tin b.
- Ci cỏch rung t (1946 1949).
- Xúa b ch ngha quõn phit v trng tr ti phm chin tranh.
- Gii giỏp lc lng v trang.
- Gii th cỏc cụng ty c quyn ln.
- Thanh lc cỏc phn t phỏt xớt ra khi c quan nh nc.
- Ban hnh cỏc quyn t do dõn ch.
2. í ngha:
- Chuyn t ch chuyờn ch sang ch dõn ch, to nờn s phỏt trin thn kỡ v
kinh t.
16
- Mạng lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa
nước Nhật phát triển sau này.
II. Tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
1. Thuận lợi:
+ Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ.
+ Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên
và Việt Nam. Đay được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật.
2. Thành tựu:
- Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách
"thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong
thế giới tư bản chủ nghĩa:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm

1968 đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập
bình quân đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ
(29.850 USD)
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn hằng
năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%.
+ Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu
lương thực trong nước
- Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh
tế - tài chính của thế giới.
3. Nguyên nhân của sự phát triển đó:
+ Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết
sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài
+ Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết
kiệm, lo xa
+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời,
nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài…
- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật có hạn chế: Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng,
nguyên vật liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nền kinh tế mất cân đối, thường xuyên vấp
phải những cuộc suy thoái, Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ,
Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi
Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự
kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thúc đẩy kinh tế phát
triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay
III. Chính sách đối nội, đối ngoại.
1. Chính sách đối nội.
- Vai trò của Nhật hoàng chỉ còn trên danh nghĩa
- Các đảng phái công khai hoạt động, phong trào bãi công và phong trào dân chủ

phát triển mạnh.
2. Chính sách đối ngoại.
17
- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước an
ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây
dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó, đầu tư cho chi phí quân sự
của Nhật Bản rất hạn chế, tạo điều kiện cho Nhật tập trung vào việc phát triển kinh tế.
- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại
mềm mỏng về chính trị, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước
ĐNA.
- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươ lên trở thành một cường quốc chính trị để tương
xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình, như: phấn đấu trở thành ủy viên thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế, tích
cực đóng góp tài chính cho những hoạt động quốc tế của LHQ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và
phân tích ý nghĩa của nó ?
- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3
triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm
đóng dưới danh nghĩa Đồng minh
- Những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Ban hành hiến pháp có nhiều nội dung tiến bộ, thực hiện cải cách ruộng đất (1946-
1949)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh, giải giáp các
lực lượng vũ trang.
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan
nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ ( luật công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường
học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo….)
- Phân tích ý nghĩa :

+ Mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân lao động Nhật Bản.
+ Nhật Bản chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo cơ sở cho nền
kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì về sau.
2. Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật
Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Phân tích các nguyên nhân làm cho nền
kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX?
- Những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong những năm 70 của thế kỉ XX :
+ Về tổng sản lượng quốc dân: năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỉ USD, nhưng đến
năm 1968 đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ ( 830tỉ
USD).
+ Thu nhập bình quân đầu người: năm 1990 đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng
hàng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ ( 29850 USD).
+ Về công nghiệp: những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
15%, những năm 1961-1970 là 13.5%.
18
+ Về nông nghiệp: Trong những năm 1967-1969, cung cấp hơn 80% lương thực
trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa, nghề đánh bắt cá phát triển đứng hàng thứ hai thế giới
sau Pêru.
- Các nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những
năm 70 của thế kỉ XX:
Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng
và suy thoái ngắn. Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số
một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở
thành chủ nợ lớn nhất thế giới
vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là
4895 tỷ USD, GDP bình quân là 38.690 USD).
* Nguyên nhân phát triển:
+ Truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ
của thế giới nhưng cần giữ được bản sắc dân tộc.

+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí
nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh
tranh cao.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm
bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động,
đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt
Nam…)
* Hạn chế:
- Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào
nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
- Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
- Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.
3. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai? Quan hệ Việt Nam với Nhật Bản hiện nay.
- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước
an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ, để Mĩ đóng quân,
xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó, đầu tư cho chi phí quân
sự của Nhật Bản rất hạn chế, tạo điều kiện cho Nhật tập trung vào việc phát triển kinh
tế.
- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại
mềm mỏng về chính trị, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước
ĐNA.

- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươ lên trở thành một cường quốc chính trị để
tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình, như: phấn đấu trở thành ủy viên
19
thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế,
tích cực đóng góp tài chính cho những hoạt động quốc tế của LHQ.
Quan hệ Việt Nam với Nhật Bản hiện nay.
Hợp tác với nhau để phát triển kinh tế- văn hóa. Nhật viện trở ODA cho VN lớn nhất,
Nhật là trong những nước có vốn đầu tư lớn vào Việt nam.
Chủ đề 7
Bài 10 : CÁC NƯỚC TÂY ÂU
1. Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh TG2.
2. Sự liên kết khu vực
I. Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh TG2.
- Bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh.
- Các nước đều là con nợ của Mĩ.
- Năm 1916, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san.
- Giai cấp TS tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, ngăn cản phong trào công
nhân và phong trào dân chủ.
- Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh
xâm lược trở lại để khôi phục ách thống trị của mình đối với các nước thuộc địa.
- Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), chạy đua
vũ trang nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
- Nước Đức bị phân chia làm hai: CHLBĐ và CHDCĐ (1949). Mĩ, Anh, Pháp dốc
sức viện trợ cho CHLBĐ.Nhờ đó, nền kinh tế CHLBĐ phục hồi và phát triển nhanh
chóng vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Ngày 3/10/1990,
nước Đức được thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất
Tây Âu.
II. Sự liên kết khu vực ở châu Âu.
1. Nguyên nhân:
Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách

biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong xu thế toàn cầu hoá,
đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết.
Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước
Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với
các nước ngoài khu vực.
2. Quá trình liên kết:
+ Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
+ Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng
nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế
châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung".
+ Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu.
(viết tắt theo tiếng Anh là EC)
+ Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích,
nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung
châu Âu (EURO).
Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành
một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong
20
ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến
năm 2004 là 25 nước.
3. Mục tiêu :
- Về kinh tế : Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ
khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, EU đã tạo
một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh
tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật.
- Về chính trị : Thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa xã hội và
phong trào công nhân ở Tây Âu. Dự kiến EU sẽ trở thành một liên minh, nhằm nhất thể
hoá châu Âu về kinh tế - chính trị, từng bước đã có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền
chung.
4. Hoạt động :

- Tháng 6/1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
- Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
- Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng.
- Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế
giới.
5. Khó khăn phải giải quyết khi tiến tới một châu Âu không biên giới :
- Tuy nhiên con đường dẫn đến một châu Âu thống nhất còn là một quá trình lâu dài do
những khó khăn trước mắt, trước những diễn biến phức tạp ở châu Âu và thế giới.
- Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xoá bỏ kiểm soát biên giới giữa các nước:
buôn lậu, mafia, di cư và nhập cư, mâu thuẫn quyền lợi dân tộc với quyền lợi chung của
các nước của khối EU.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nét nổi bật của tình hình các nước Tây Âu sau năm 1945 là gì?( Trả lời
phần tình hình chung)
2. Nêu những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây
Âu ? Vì sao các nước có xu hướng liên kết?
Quá trình liên kết:
- Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
- Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau
thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu
Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung".
- Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt
theo tiếng Anh là EC)
- Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Ma-xtrích, nhằm
thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(EURO).
- 1/1/1993: Liên minh châu Âu (EU)
- Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một
liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba
trung tâm kinh tế thế giới, chiếm ¼ GDP của thế giới. . Năm 1999, số nước thành viên

của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước, năm 2007 là 27 nước
Các nước có xu hướng liên kết vì:
21
+ Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt và
từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, nếu đứng riêng lẻ không
thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết với nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài
khu vực.
Quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) :
Năm 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn
diện.
Hiện nay quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
EU vừa là thị trường và vừa là bạn hàng lớn của Việt Nam.
Chủ đề 8
Bài 11: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
1. Hội nghị I-an-ta
2. Liên hợp quốc
3. Chiến tranh lạnh
4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới - Ianta.
1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều
vấn đề tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh nổi lên gay gắt.
- Trong bối cảnh đó, tháng 2 năm 1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô,
Mĩ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11/2/1945.
2. Nội dung Hội nghị:
Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh
hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:
+ Về việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
Đức- chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chống kết thúc chiến tranh. + Thành lập tổ

chức Liên hợp quốc để giữ gỡn hoà bỡnh, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
+ Thoả thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi
ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
Ở châu Âu: Liờn Xụ chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức và phía đông châu
Âu (Đông Âu); Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
Ở châu Á: Duy trỡ nguyờn trạng lónh thổ Mụng Cổ, trả lại Liên Xô phía nam đảo
Xa-kha-lin, trao trả cho Trung Quốc nhữnh đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây (như
Đài Loan, Món Chõu ) thành lập Chính phủ liên hợp dân tộc gồm Quốc dân đảng và
Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên
Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quõn ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi của các
nước phương Tây.
- Những quyết định trên của Hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự
thế giới mới được gọi là “Trật từ hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
22
II. Tổ chức Liên Hợp Quốc.
1. Hoàn cảnh ra đời:
+ Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đó nhất trớ thành lập một tổ chức
quốc tế mới là Liên hợp quốc.
+ Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông
qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Liên hợp quốc:
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền của các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xó hội, và nhõn đạo.
3. Vai trò của Liên hợp quốc:
Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò
quan trọng trong việc:

+ Giữ giữ hoà bình, an ninh quốc tế. Gúp phần giải quyết cỏc vụ tranh chấp,
xung đột khu vực.
+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa cac quốc gia.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật nhất là đối
với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liờn hợp quốc.
III. "Chiến tranh lạnh".
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu
gay gắt.
Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động “Chiến tranh
lạnh”, chống Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược toàn cầu.
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế
quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xó hội chủ nghĩa.
2. Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”.
Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực”
nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân
sự bao quanh Liên Xô và các nước xó hội chủ nghĩa (NATO, SEATO,
CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật )
Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự
căng thẳng phức tạp trong cỏc mối quan hệ quốc tế.
Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều tiên, Việt Nam, Lào, Cam-
pu-chia, Trung Đông ) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma ).
3. Hậu quả:
23
Thế giới luụn ở trong tỡnh trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ
bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản

xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghỡn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại
vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai
IV. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
1. Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho nai nước Xô – Mĩ đều suy
giảm mạnh về nhiều mặt so với các nước đế quốc khác, nhất là Nhật Bản và Tây Âu.
- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Đức,
Nhật Bản và khối thị trường chúng châu Âu.
- Hai nước Xô – Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết định những vấn đề bức thiết của
toàn cầu.
Do đó, năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư đảng cộng sản Liên Xô
Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man – Ta (Địa Trung hải), hai bên cùng bàn và đi
đến chấm dứt chiến tranh lạnh.
2. Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay. Thời cơ và thách thức.
+ Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy vậy Mĩ
tìm mọi cách duy trì thế một cực nhưng thất bại.
+ Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm
trọng điểm.
+ Thế giới luôn xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và li khai.
Xu thế chung: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển. đây vừa là thời cơ, vừa là thách
thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
3. Xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc. Nhiệm vụ của
nước ta hiện nay là gì.
+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào
sản xuất
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc
+ Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: tập trung sức lực triển khai lực

lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem
lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an-ta?Tại sao
nói Hội nghị I-an-ta là một “Hội nghị lịch sử?
* Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối với việc
tấn công như vũ bảo của Hồng quân Liên Xô đang tiến nhanh về Béclin. Nhiều vấn đề
24
quan trọng và cấp bách đặt ra trước cường quốc Đồng minh. Đó là: Nhanh chóng đánh
bại hoàn toàn các nước phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Phân chia thành
quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế họp ở Ianta (Liên
Xô cũ) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I.Xtalin (Liên Xô),
Ph.Rudơven (Mĩ), U.Sớcsin (Anh), hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng.
Những quyết định của Hội nghị ( nội dung):
- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, kết thúc
chiến tranh.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: Đông Đức, Đông Âu do quân đội Liên Xô chiếm đóng. Ở Tây Đức,
Tây Âu do quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng.
+ Ở châu Á: Mông Cổ được giữ nguyên trạng thái như cũ, miền Nam đảo Xa-kha-
lin trả lại cho Liên Xô.
+ Đối với Nhật Bản và Triều Tiên: quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam
Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên (lấy vĩ tuyến 38º làm ranh
giới). Quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc, các vùng còn lại ở châu Á như
ĐNÁ, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của
ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật
tự hai cực Ianta.
- Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn tới sự hình thành của một trật tự thế
giới mới được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Trật tự hai cực Ianta ra đời làm cho thế
giới phân chia thành hai hệ thống đối lập. Một cực của Liên Xô đại diện cho các nước
XHCN và một cực của Mĩ đại diện cho các nước TBCN. Trong quá trình tồn tại của hai
cực này làm cho quan hệ quốc tế có sự đối đầu giữa hai phe: XHCN và TBCN.
2. Trình bày những nhiệm vụ, vai trò,nguyên tắc hoạt động, một số cơ quan
chính của Liên Hợp Quốc ?
* Hoàn cảnh thành lập
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít đang đi tới
thất bại hoàn toàn, các nước Đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn
hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới.
- Tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ,
Anh đã khẳng định lại thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hòa bình, an ninh và trật
tự thế giới sau chiến tranh và nhất trí về nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên sự nhất
trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
- Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp tại Xan Phranxicô
(Mĩ) họp từ ngày 25/4 - 26/6/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ
chức LHQ. Ngày 24/10/1945 bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
* Nhiệm vụ: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền các dân tộc.
25

×