Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP KHẮ c PHỤC TÌNH TRẠNG yếu kém TRONG học tập của học SINH bậc TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.56 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay,
nghành giáo dục – Đào tạo đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược
con người và thực sự được Đảng, Nhà nước ta coi là : “Quốc sách hàng đầu”
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để hoà nhập ,sánh vai với các cường quốc
năm châu thì việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành người lao động mới, có
trình độ học vấn, có đủ phẩm chất năng lực lao động, để xây dựng đất nước là
vấn đề cấp bách quan trọng. Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, đặc biệt là của ngành giáo dục, chất lượng dạy học đã từng bước nâng
cao hơn, phong phú, đa dạng, tiên tiến hơn.Gia đình, nhà trường, xã hội cũng
không ngừng tiếp thu những phương pháp giáo dục tốt nhất nhằm không chỉ
trang bị cho học sinh vốn kiến thức mà còn rèn luyện cho các em mọi kỹ năng
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Ở trường THCS, kiến thức của học sinh là nền tảng, là chiếc cầu nối của
các cấp học trên, là khâu quan trọng để học sinh học tiếp hoặc bước vào nghề.
Nhìn chung các em học sinh nắm bắt được ý nghĩa vấn đề này, đã cố gắng nỗ
lực trong học tập, rèn luyện, đã gặt hái được nhiều thành công tốt.
Bên cạnh đó lại nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, đặt biệt là tình trạng học
yếu kém của học sinh. Làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng
như sự phát triển của đất nước. Đây là mối lo, một nỗi đau nhức nhối của từng
gia đình, nhà trường và xã hội.
Qua một thời gian công tác, giảng dạy, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm,
tôi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học sa sút, yếu kém,
để từ đó có những biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả
học tập của học sinh. Tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Hy vọng sẽ giúp
được một phần nhỏ để giúp các em học sinh hoàn thiện mình hơn và trở thành
con người trò giỏi cho toàn xã hội.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- 1 -
I. Cơ sở lí luận:


1. Khái niệm học yếu kém:
Là sự phản ánh kết quả học tập và rèn luyện của người học trong một
giai đoạn hay một quá trình học tập dưới mức chuẩn tối thiểu. Học sinh học
yếu kém là những em chưa đủ khả năng hoàn thành những yêu cầu có tính
móc xích của các giai đoạn trung gian trong quá trình học tập.
2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập của học
sinh THCS:
a) Bản thân học sinh đối với hoạt động học tập:
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ 11 đến 14, 15 tuổi, đang
theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Đây là thời kỳ phức tạp và quan
trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Thời kỳ này có một vị trí đặc
biệt, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành sự chuyển
tiếp đã làm hình thành những cấu tạo mới về chất, về tất cả mọi mặt. Sự biến
đổi của cơ thể, tự ý thức, quan hệ với bạn cùng tuổi, với người lớn, hoạt động
xã hội… đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành.
Ở lứa tuổi này có sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí. Sự phát triển của
cơ thể diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối, chiều cao nhảy vọt, tăng trọng
lượng cơ thể, sự trưởng thành về mặt sinh dục. Thể tích tim tăng nhanh, hoạt
động mạnh nhưng kính mạch máu phát triển chậm. Chính sự mất cân đối này
làm cho các em có những cử động lúng túng, vụng về, thường có cảm giác
mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh khi làm việc, học tập.
Điều kiện sống của các em cũng có sự thay đổi. Ở trong gia đình các em
được bố mẹ giao cho công việc. Ở trường, hoạt động học tập cũng có sự thay
đổi căn bản, các em phải tiếp xúc với nhiều môn học có tính chất phức tạp
hơn, có sự chuyển biến từ tính chất khôngg chủ định sang tính chất có chủ
định về sự phát triển trí tuệ. Nhu cầu giao tiếp phát triển, xuất hiện sắc thái
mới trong quan hệ với bạn khác giới. Vì vậy ở tâm lí mọi lứa tuổi này rất phức
tạp. Mặt khác do hoàn cảnh sống và hoạt động của các em khác nhau, làm cho
- 2 -
sự phát triển tính người lớn diễn ra khác nhau ở mỗi em. Nên thái độ học tập

của các em cũng klhác nhau. Nhìn chung các em ý thức được tầm quan trọng
của việc học nên rất tích cực học tập, một số erm thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc
có tư tưởng coi trọng môn này, xem nhẹ môn kia, hoặc do khả năng nhận thức
có hạn sẽ làm ảnh hưởng đến chất clượng học tập.
b) Gia đình:
Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Ở đó mọi thành viên đều gắn
bó mật thiết với nhau, ràng buộc nhau bởi tình yêu thương ruột thịt. Gia đình
là trường học đầu tiên của các em hộc sinh. Ở đó cha mẹ thường xuyên nhắc
nhở, giáo dục con cái. Vì thế mọi sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng
đến sự hình thành đạo đức, nhân cách học sinh. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, vai trò, trách nhiệm gia đình càng có ý nghĩa quan trọng đối
với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh.
Nguyên nhân làm cho các em học sa sút một phần xuất phát từ gia đình.
Gia đình không hoà thuận, cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con, cũng như
đời sống tinh thần của các em. Gia đình tan vỡ, bố mẹ bỏ bê việc dạy dỗ con
cái. Cha mẹ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, không quan tâm đến việc học
của con. Hoặc chiều chuộng, đáp ứng yêu cầu hoan phí tiền của mà không biết
rằng các em đang thiếu thốn tình cảm. Từ đó các em dễ sa ngã vào con đường
hư hỏng. Nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
đó là gia đình không tạo điều kiệncho các em tiếp xúc với môi trường xã hội
một cách phù hợp. Ngoài ra, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có đủ
điều kiện, cơ sở vật chất cho cac em học tập, các em phải làm thêm quá nhiều
ngoài giờ học nên thời gian học tập còn quá ít.
c) Nhà trường:
Nhà trường là nhân tố cơ bản quyết định rất lớn đến chất lượng học tập
học sinh. Đặc biệt là vai trò cả người thầy, người trực tiếp thực hiện và giáo
dục học sinh theo quan điểm và đường lối của Đảng. Thầy giáo là lực lượng
- 3 -
cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, là cầu nối giữa nền văn hoá nhân loại với
việc tái tạo nền văn hoá đó trong chính thế hệ trẻ.

d) Xã hội:
Là môi trường tác động rất lớn đến hoạt động học tập, giải trí của học
sinh.Ở đó các em được vui chơi, giải trí, học hỏi kinh nghiệm bạn bè. Nhưng
với lứa tuổi hiếu động đặc biệt một số em chưa ý thức được tầm quan trọng
của việc học, không hứng thú học tập, theo bạn bè xấu rủ rê, mãi mê vui chơi,
sao nhãng việc học tập. Xã hội luôn vận động và phát triển, luôn có những
điều kiện mới lạ hấp dẫn lứa tuổi này với bản tính hiếu động, hoặc muốn tự
khẳng định mình, các em muốn tìm tòi khám phá điều mới lạ đó, không biết
được mặt trái và hậu của nó. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tóm lại, trên đây là một số nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng học
sa sút, yếu kém của học sinh THCS.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Qua một thời gian công tác, giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng và
nguyên nhân học sa sút, yếu kém của học sinh. Tôi đã trò chuyện với các giáo
viên, quan sát hoạt động học tập của học sinh, kết hợp với trò chuyện và đưa
ra câu hỏi điều tra các em học sinh về tác động của bản thân các em, của gia
đình, của nhà trường và xã hội đối với việc học tập của các em, tôi nhận thấy
rằng học sinh học sa sút, yếu kém do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Trước tiên do bản thân học sinh chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc học. Trong học tập chưa mạnh dạn học hỏi thầy cô, bạn bè
những điều mình chưa hiểu. Một số em bị “mất gốc” từ những năm học ở cấp
I, do đó mà khó tiếp thu bài dẫn đến không có hứng thú trong học tập. Một số
em người đồng bào thiểu số do bất đồng ngôn ngữ, tâm lí tự ti, mặc cảm e dè
khiến các em không dám tham gia vào việc xây dựng bài cùng các bạn, không
hiểu bài cũng không hỏi, không tiếp thu kịp bài giảng của thầy. Đặc biệt một
số em học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có sự
nỗ lực, cố gắng, dẫn đến kết quả học tập yếu kém.
- 4 -
- Về gia đình; xã hội
Một số gia đình khá giả thì cung cấp đầy đủ cho các em mọi yêu cầu về

vật chất mà thiếu sự quan tâm đến việc học cho các em. Một số gia đình thì bố
mẹ chỉ biết chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, bỏ bê việc dạy dỗ con cái,
không quan tâm đến việc học của các con.
Một số gia đình chưa có sự đầu tư xứng đáng cho các em về tài liệu,
dụng cụ, thời giaan học tập. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng học tập của các em.
Xã hội luôn vận động và phát triển, luôn có những đều mới lạ hấp dẫn
tác động đến các em. Những trò chơi game mới lạ, phim ảnh tác động đến
tâm lí lứa tuổi, gợi sự tò mò nên các em thích khám phá, ham chơi mà bỏ bê
việc học hành. Nhiều em theo bạn bè xấu rủ rê mãi mê vui chơi, sao nhãng
việc học tập.
Tóm lại, học sinh bậc THCS đang trong độ tuổi phát triển tâm lí dễ bị
ngoại cảnh tác động. Nếu thiếu sự giáo dục đúng cách, kịp thời thì các em dễ
bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong xã hội dẫn đến nhận thức sai
lầm, dễ sa vào các tệ nạn xã hội mà không ý thức được hậu quả.
Chính vì vậy mà hơn bao giờ hết trách nhiệm của gia đình, nhà trường
và xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của người giáo viên ngày càng nặng nề. Làm
thế nào để làm tốt công tác nâng cao chất lượng học tập cho học sinh luôn là
câu hỏi mà mỗi giáo viên trăn trở suy nghĩ. Là một giáo viên được phân công
công tác, giảng dạy, trong nhiều năm công tác, tôi cũng rút ra được một số
biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh học sa sút, yếu kém và nâng cao
kết quả học tập cho học sinh mà theo đánh giá chủ quan cá nhân là đã mang
lại hiệu quả thiết thực. Sau đây là những việc mà tôi đã tiến hành.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
HỌC SINH HỌC SA SÚT, YẾU KÉM:
Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh gia đình của học
sinh. Phải gần gũi, cùng tâm sự để thấy được tâm tư nguyện ọng của các em.
- 5 -
Đặc biệt là các em học sinh người dân tộc thiểu số, do sống trong môi trường
phải giao tiếp bằng “Ngoại ngữ” cho nên đa số các em chưa được chuẩn bị

chu đáo về ý chí rèn luyện, óc quan sát, tính kiên trì… cộng với khả năng nhận
thức về bản chất của sinh vật hiện tượng còn cảm tính, mơ hồ.Khả năng phân
tích tổng hợp và khái quát còn chậm, khả năng tư duy và tiến hành các thao
tác trí óc nói riêng hình thành khó khăn…Từ những đặc điểm tâm lí nói trên,
có thể thấy điểm yếu nhất của học sinh dân tộc thiểu số là khả năng tư duy,
khả năng ghi nhớ có ý thức, có chủ định còn yếu. Đặc biệt về ngôn ngữ dùng
quen tiếng mẹ đẻ, trong quá trình được học tập theo tri thức ở trường lại bằng
ngôn ngữ tiếng việt, rất khó khăn trong giao tiếp.
Một số học sinh có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu
lao đông, quý thầy cô, tình bạn, bên cạnh có những em rụt rè, nhút nhác, tự ái,
có lòng vị tha, ham hiểu biết, có chí phấn đấu. Một số em nhu cầu hưởng thụ
đời sống tinh thần còn thấp khiến các em khó hoà đồng. Nhiều em có tính tự ái
cao, nếu các em gặp phải lời phê bình nặng nề hoặc kết quả học tập kém, thua
sút bạn bè dễ khiến các em xa lánh thầ cô, bạn bè hoặc bỏ học. Nếu giáo viên
khônghiểu rõ sẽ thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện
pháp giải quyết những vướng mắc của các em.
Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp.
- Giáo viên bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên cần phải phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm của lớp như: sĩ số, số lượng sinh
giỏi, khá, trung bình, yếu kém, học sinh nam, nữ ở địa bàn cư trú, ý thức học
tập … Nhờ quá trình tìm hiểu này, giáo viên sẽ bước đầu hiểu được từng đối
tượng học sinh để soạn giảng bài dạy chọ phù hợp với từng đối tượng. Dành
riêng những câu hổi dễ cho học sinh yếu kém, từ đó tạo cho các em tâm lý tự
tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước giáo viên và các bạn trong lớp.
Điều khó nhất đối với giáo viên là trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh
khác nhau, nếu dạy chọ học sinh tiếp thu chậm như: học sinh yếu, kém thì sẽ
ảnh hưởng đến các em khá, giỏi. Như vậy đầu tiên giáo viên phải đầu tư cho
- 6 -
bài soạn của mình, phải cân nhất hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, có câu dành
cho học sinh yếu, kém, có cầu dành cho học sinh giỏi. Để làm được điều này

giáo viên phải làm tốt công tác tìm hiểu đặc điểm lớp dạy.
Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn phải tỉnh táo, làm chủ
bài dạy phải chú ý kiên nhẫn lắng nghe câu trả lời của học sinh, không được tỏ
ra khó chịu, cho dù có bị mất thời gian, khuyến khích các em trả lời câu hỏi
đầy đủ bằng những câu gợi ý hướng đến vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Nhiều giáo
viên vì sợ hết giờ, vì chán nản trước cách trả lời của các em yếu kém nên ít gọi
các em, đây là một trong những nguyên cơ bản dẫn đến tâm lý tự ty của các
em, do tâm lý này kéo dài mà đa số các em không bao giờ dám tham gia phát
biểu ý kiến xây dựng bài, không hiểu bài các em cũng không giám hỏi, ngày
này qua ngày khác đã tiếp thu bài chậm lại không hiểu bài, về nhà các em
không biết hỏi ai nên rất chán học. Chính vì thế dẫn đến kết quả học tập thấp.
Thứ tư: Với các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kỳ, trong khi chấm
bài giáo viên phải chấm và chữa bài thật kỹ càng. Riêng khi kiểm tra miệng
giáo viên chỉ nên ra những câu hỏi thật dễ, rồi sau đó khi các em đã trả lời
được thì có thể hỏi thêm câu hỏi khó hơn.
Thứ năm: Ngoài thời gian dạy chình khóa trên lớp giáo viên cần phụ
đạo cho các em yếu, kém. Trong khi phụ đạo điều quan trọng nhất là nâng cao
khả năng diễn đạt, nghe và trình bày những điều đã biết bằng lời nói và bằng
cả viết đoạn văn, tiếp đến mới phụ đạo về kiến thức.
Thứ sáu: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trích quỹ lớp để khen
thưởng những em học sinh có tiến bộ dù sự tiến bộ ấy là rất nhỏ. Được khuyến
khích kịp thời các em sẽ thấy sự cố gắng của mình đã đạt kết quả từ đó các em
tự tin để vươn lên.
Thứ bảy: Tổ chức các nhóm bạn học tốt. Giáo viên sẽ phân nhóm trong
đó có ba đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Các nhóm sẽ chấm
điểm thi đua lẫn nhau. Nếu tất cả các bạn trong nhóm đều học bài và làm bài
đầy đủ, chuẩn bị bài chu đáo nhóm ấy sẽ được công 10 điểm / ngày, nếu một
- 7 -
bạn vi phạm một lỗi sẽ bị trừ một điểm. Phát biểu xây dựng bài bạn học khá
được cộng một điểm, bạn học yếu kém được cộng hai điểm. Bài kiểm tra mỗi

điểm trên trung bình sẽ được cộng từ 1 đến 5 điểm, nếu là bạn yếu kém được
cộng gấp đôi. Mỗi tuần tổng kết một lần, các nhóm có điểm đứng từ thứ năm
trở lên sẽ được thưởng. Làm như thế các em sẽ phải đoàn kết giúp dỡ lần nhau
để cùng tiến bộ, khoảng cách giữa các đối tượng học sinh không còn và có thể
nảy sinh các những đôi bạn thân thiết hơn cả tình ruột thịt.
-Nếu tất cả những biện pháp trên của giáo viên mà vẫn có hpcj sinh
không tiến bộ thì giáo viên cầ phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại gây nên
tình trạng chậm tiến ấy. Rất có thể là do từ phía gia đình. Chẳng hạn có những
em gia đình quá khó khăn, bản thân em đó không chỉ đi học mà còn phải giúp
gia đình đi kiếm tiền để sống, có em phải bỏ học ở nhà giữ em… với những
em có hoàn cảnh như vậy, giáo viên phải xuống tận gia đình trao đổi với phụ
huynh để họ tạo điều kiện cho con em mình đến lớp, đồng thời thông qua liên
đội, và sự ủng họ của các đội viên trong lớp giúp đỡ các em cả về vật chất lẫn
tinh thần. Những món qua tuy không lớn những là nguồn động viên kích lệ để
các em ượi qua khó khăn, học tốt.
C/ ĐÁNH GIÁ KẾ QUẢ VÀ RÚT RA KẾT LUẬN
I.nh giá kết quả
Qua 1 thời gian công tác vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tôi đã áp dụng các biện
pháp trên đây để nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh và đã đạt được
kết quả khả quan. Lúc đầu các em rất mặc cảm, dù tôi chỉ yêu cầu đọc bài
cũng chẳng có em nào giơ tay, các câu hỏi càng tuyệt đối không. Trước tình
trạng như vậy tôi đã phải áp dụng các biện pháp trên. Đến nay tình hình đã
khác, hầu hết các em đã tích cực tham gia vào bài học, các em đã mạnh dạn, tự
tin đứng trước lớp để trình bày bài luyện nói như tất cả các bạn khác. Các em
đã có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Giờ học đã mạnh dạng thảo luận, hỏi han bạn bè, thầy cô những điều
mình chưa hiểu, các em đã có hứng thú tập trung học tập. Bài kiểm tra của các
- 8 -
em cũng đã tiến bộ nhiều so với đầy năm, tôi tin tưởng rằng nếu các em có gắn
nhiều hơn nữa, kết quả đạt được sẽ rất khả quan, trong những năm qua, học

sinh của lớp tôi chủ nhiệm và của bộ môn do tôi phụ trách luôn đạt 80
% trên trung bình, có thể kết quả ấy là chưa cao nhưng đó đã là một sự nổ lực
cố gắn của giáo viên và học sinh huy vọng rằng các em sẽ tự tin để cùng với
những các bạnđồng trang lứa chiếm lĩnh tin thức mới để trở thành con ngoan
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
II/. Kết luận
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đúng như vậy, ngày nay xã hội loaìu
người ngày một phát triển, con người không ngừng lao động sáng tạo để có
nhiều phát minh mới cho khoa học. Đặc biệt nước ta đang ở trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy cần đào tạo ra những con
người có đủ tài – đức để đáp ứng mong muốn của xã hội nhìn chung nhiều gia
đình đã có ý thức tốt về vấn đề này, đã có nhiều hướng tích cực cho sự nghiệp
giáo dục, đa số học sinh có ý thức tự giác, phấn đấu ntrở thành con ngoan, trò
giỏi. Bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình bị con lốc thị trường cuốn đi để lại
những vấn đề nan giải, đạo đức học sinh xuống cấp, học sinh bỏ học, học yếu
kém…
Từ thực tế tôi nhận thấy để nâng cao kết quả học tập cho học sinh đòi
hỏi người giáo viên phải có sự đam mê với nghề nghiệp, có tinh thần trách
nhiệm cao, hết lòng vì học sinh, cảm nhận và chia sẽ với những tâm tư,
nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, người làm nghề dạy học ngoài chữ
“Tâm” còn phải có chữ “Nhẫn”. Dạy học sinh khồng phải chế bằng những nội
quy, mà còn phải bằng sự thiết phục, cảm hóa, động viên, khích lệ. Muốn
chinh phục được học sinh có hiệu quả, bản thân người thầy phải có tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
Đối xử với học sinh phải công bằng, khách quan, tế nhị. Điềy quan
trọng nhất là phải giúp các em nhận thức được mục đích của việc học tập
trong các em đối với bản thân, gia đình, người thân và xã hội.
- 9 -
Tuy nhiên để có một nền giáo dục phát triển, không phải chỉ là nhiệm
vụ của nhà trường mà còn phải có sự phối hộp chặt chẽ với các cấp, các

nghành, với gia đình học sinh và toàn xã hội, đều cần thiết và trước hết là đòi
hỏi trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ đối với con của mình, cần quan
tâm, đôn đốc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có được tinh thần thoải
mái, cha mẹ không ngừng học hỏi ở mọi phương tiện về phương pháp giáo
dục con cái để trang bị
- 10 -

×