Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần 568 Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.04 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 568 VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Việt Lâm
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Cúc
Mã sinh viên : 13111805
Lớp : QTKD TH 12B

Hà Nội - 2013
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
MỤC LỤC
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
DANH MỤC BẢNG
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong những năm vừa qua liên tục phát triển, kinh tế tăng trưởng
nhanh, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng ổn định, vị thế của Việt
Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020 cơ
bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đất nước ta đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc 5 châu là nguyện vọng nhu
cầu và sứ mệnh vẻ vang của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Trong nền kinh tế


nhiều thành phần những người tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trở nên rất đa
dạng và ngày càng nhiều. Hoạt động xây dựng có vai trò rất quan trọng cơ bản và
lâu dài đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Chúng ta có thể thấy các công trình lớn xây dựng cách đây hàng vạn năm
như Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp…các công trình thế kỉ này đến giờ vẫn
giữ nguyên giá trị về mặt chất cũng như mặt lượng của nó.
Trong thị trường cạnh tranh toàn cầu thì việc thu hút và giữ nhân tài là yếu tố
quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến
việc tuyển dụng mà không quan tâm đến chính sách tốt cho người lao động sẽ thất
bại trong kinh doanh. Công tác thù lao lao động với mục tiêu cơ bản là thu hút được
những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, giữ gìn và
động viên họ thực hiện công việc tốt hơn. Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn
đến sự thực hiện công việc của người lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả
hoạt động của tổ chức. Do đó công tác thù lao lao động được tổ chức hợp lý khoa
học không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động mà sự hợp lý trong việc trả lương,
trả thưởng, một chế độ phúc lợi tốt, một môi trường làm việc chuyên nghiệp và
nhiều cơ hội thăng tiến…sẽ là động lực thúc đẩy người lao động gắn bó với công
việc. Đồng thời còn giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn như tiết kiệm chi phí
quản lý, chi phí đào tạo mới…Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thù lao
lao động, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần 568 Việt nam, qua tìm hiểu
tổng quan về Công ty, về công tác thù lao lao động, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần 568 Việt Nam”. Kết cấu chuyên đề
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
của em gồm 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần 568 Việt nam.
Chương 2: Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần 568

Việt nam.
Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại
Công ty cổ phần 568 Việt Nam.
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 568 VIỆT NAM
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.Lịch sử ra đời Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần 568 việt nam
Tên tiếng anh : 568 Vietnam Joint stock company
Tên viết tắt : 568.Viet Nam,JSC
Địa chỉ: P109, nhà G9, Phường Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Mã số thuế: 0103494657
Ngày cấp: 10/03/2009
ĐT : (84-4)3552 7254 FAX : (84-4)3552 7254
Công ty cổ phần 568 Việt Nam được thành lập theo quyết định số 5742/QĐ-
BXD ngày 05/03/2009 của Bộ Xây Dựng. Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được
mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động
theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ của công ty cổ phần được đại hội cổ đông
thông qua và đăng ký kinh doanh theo luật định.
Vốn cổ phần :
-Vốn điều lệ : 10 tỷ việt nam đồng
- Cổ phần phát hành :1.000.000 cổ phần, mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 việt
nam đồng với trị giá 10 tỷ đồng .
1.2.Các giai đoạn phát triển của Công ty

Là Công ty mới được thành lập ( được 4 năm ) thời gian đầu mới thành lập
Công ty có gần 200 lao động, cho đến nay tổng số cán bộ công nhân viên là hơn
600 người. Từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng
về quy mô, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức quản lý, tạo nhiều việc làm, góp phần
nâng cao thu nhập cho người lao động. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,
với ý chí tự lực tự cường, cùng với những cố gắng đoàn kết của toàn thể cán bộ
công nhân viên, với phương châm “sinh tồn nhờ chất lượng, phát triển nhờ uy tín”,
Công ty cổ phần 568 Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, đứng vững và
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
khẳng định vị trí uy tín của mình đồng thời không ngừng đẩy mạnh hoạt động xây
dựng và hoạt động kinh doanh, và trong nhiều năm liền công ty đã đạt danh hiệu
doanh nghiệp xây dựng tiêu biểu của Bộ Xây Dựng và Bộ Giao thông vận tải.
1.3.Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng : nhà ở, công trình văn hoá,
thể thao, thương mại, công sở, giao thông đô thị (cầu, đường, hệ thống đèn tín hiệu,
chiếu sáng…)
- Xây dựng phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp
-Khoan phụt vữa bê tông và xử lý nền móng công trình, xây dựng hạ tầng kỹ
thuật.
- Phá dỡ, san lấp và chuẩn bị mặt bằng
-Cho thuê thiết bị máy móc xây dựng, giàn giáo cốt pha
-Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, vận chuyển xếp dỡ hàng hóa
-Đo đạc, khảo sát địa hình địa chất, thủy văn phục vụ cho thiết kế công trình,
lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát quản lý dự án
- Hoạt động xử lý rác thải rắn ( sinh hoạt công nghiệp, bệnh viện )
-Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: cơ khí, nhựa, các sản phẩm từ gỗ xây

dựng, đồ gỗ mỹ nghệ, sửa chữa máy xây dựng.
- Mua bán vật liệu xây dựng : xi măng, đá, cát, sắt thép
- Mua bán hàng trang trí nội ngoại thất, vật tư thiết bị điện
- Đầu tư và kinh doanh hạ tầng, kinh doanh bất động sản. Đầu tư khai thác
nước sạch, mua bán bảo dưỡng ôtô, phụ tùng ôtô. Mua bán hoá chất phục vụ cho
sản xuất kinh doanh của công ty. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc,
thiết bị công nghiệp ôtô, phụ tùng ôtô có động cơ.
Các sản phẩm mà doanh nghiệp đã thầu xây lắp như sau:
Bảng 1 : Các sản phẩm chủ yếu của công ty
Stt Sản phẩm Chi tiết
1 Công trình dân dụng
-Công trình văn hóa
-Công trình giáo dục
-Khách sạn, nhà hàng
-Công trình thể thao
2 Công trình công nghiệp Nhà máy sản xuất, nhà xưởng, kho tàng…
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
3 Công trình giao thông Nâng cấp, cải tạo đoạn đường cao tốc, đường tỉnh lộ
Với các loại công trình trên Công ty vừa là nhà thầu, vừa là nhà đầu tư :
+Nhà thầu: đi từ xây lắp đến bảo hành sản phẩm
+Nhà đầu tư: từ khâu đầu tư đến xây dựng rồi bán sản phẩm, bảo hành sản phẩm.
2.Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1:


Quan hệ trực tuyến
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
5
BP.quản lý vận
hành xe máy,thiết
bị thi công
Ban chỉ huy công
trường
Ban giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng kế
hoạch vật tư
Phòng kỹ
thuật thi công
Tổ đội
thi công
1
Tổ đội
thi công
2
Tổ đội
thi công
3
Nhóm xe vận
chuyển (ô

tô,cần cẩu )
Nhóm xe thi
công
(xúc,lu,
ủi…)
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
Quan hệ chức năng
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông : là tập hợp các cổ đông của Công ty, mỗi cổ đông có
quyền hạn nhất định trong phạm vi số cổ phiếu mà mình đóng góp.
- Hội đồng quản trị : Đây là nơi tập chung quyền lực cao nhất của Công ty, tập
trung tất cả các ý kiến của các cổ đông, là nơi họp bàn đề ra các quyết định, phương
hướng phát triển của Công ty và hoạch định các kế hoạch phát triển hiện tại và
trong tương lai của công ty.
- Ban kiểm soát : Được thành lập nhằm để kiểm tra các hoạt động của Hội
đồng quản trị, nhận mệnh lệnh trực tiếp từ đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra trong số các cổ đông có uy tín, có trách nhiệm nhằm mục đích theo
dõi, đôn đốc và nhắc nhở.
- Ban lãnh đạo Công ty bao gồm giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách kinh
doanh, 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất. Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng
tham mưu cho giám đốc điều hành công việc.
+ Giám Đốc Công ty: Là người được hội đồng quản trị bầu ra, đứng đầu bộ
máy quản lý, là người chịu mọi trách nhiệm trước Công ty, trước pháp luật về các
hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động, quản lý tiền vốn và thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc các vấn đề chuyên môn,

quản lý các bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận phụ trách thị trường nội địa.
+ Phó giám đốc sản xuất : Có chức năng quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất, tham
mưu cho giám đốc về kế koạch sản xuất, quản lý và điều hành thi công công trường.
-Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty
+ Phòng tổ chức hành chính
Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý tổ chức, hành chính và
điều hành nhân sự của công ty. Kết hợp thực hiện công tác tổ chức hành chính
các công trường theo sự chỉ đạo của ban Giám Đốc Công ty và yêu cầu của chỉ
huy công trường
+ Phòng kế toán - tài vụ
Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý tài chính, công tác kế toán,
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
thống kê và kiểm tra các mặt công tác quản lý thi công trên các công trường theo sự
chỉ đạo của ban giám đốc Công ty
+ Phòng kế hoạch vật tư
Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý công tác kế hoạch, định
mức vật tư của Công ty. Kết hợp thực hiện công tác kế hoạch vật tư các công trường
theo sự chỉ đạo của ban Giám Đốc Công ty và yêu cầu của chỉ huy công trường
+ Phòng kỹ thuật thi công – KCS
Chị trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra
chất lượng thi công ( KCS) các công trường theo sự chỉ đạo của ban giám đốc công.
+ Ban chỉ huy công trường
Điều hành mọi vấn đề trực tiếp liên quan tới việc thi công công trình và trong
phạm vi công trường.
+ Bộ phận quản lý vận hành xe máy, thiết bị thi công
Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý công tác xe máy và kỹ thuật

+ Các đội sản xuất, xưởng cơ khí, đúc sẵn : Thực hiện các công việc sản
xuất trực tiếp theo sự điều hành của ban giám đốc và các phòng ban chức năng.
2.2.Đặc điểm về đội ngũ lao động
2.2.1 Sự thay đổi về quy mô số lượng lao động
Bảng 2 : Nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
*Tổng số lượng lao
động
-Lao động trực tiếp
-Lao động gián tiếp
350
300
50
100
85,71
14,29
460

410
50
100
89,13
10,87
600
535
65
100
89,17
10,83
*Trình độ
-Trên đại học (Th.S)
- Đại học
- Cao đẳng/T.cấp
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông
2
28
20
250
50
0,57
8
5,7
71,43
14,3
2
31
17

340
70
0,43
6,7
3,7
73,91
15,26
4
39
22
470
65
0,66
6,5
3,66
78,33
10,85
*Giới tính
-Nam
-Nữ
309
41
88,29
11,71
400
60
86,96
13,04
545
55

90,83
9,17
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
( Trích báo cáo nguồn nhân lực của Công ty)
- Đội ngũ lao động trực tiếp của Công ty bao gồm : lái xe, lái máy, công nhân
nề, công nhân mộc, công nhân sắt, công nhân bê tông, công nhân sửa chữa, công
nhân điện, công nhân sản xuất vật liệu xây dựng, công nhân thi công hạ tầng kỹ
thuật, công nhân hàn, cơ khí, công nhân trắc đạc, công nhân khác.
- Đội ngũ lao động gián tiếp: bao gồm Ban quản lý, Ban tư vấn thiết kế, các kỹ
sư xây dựng có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng.
Tổng số lao động của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng lên
nguyên nhân là do Công ty mở rộng quy mô hoạt động, tăng năng lực sản xuất kinh
doanh nên nhu cầu về lao động của doanh nghiệp tăng lên .
+ Về lao động trực tiếp của Công ty: tăng dần qua các năm ( năm 2010 là
85,71%, năm 2011 là 89,13% đến năm 2012 là 89,17%) bởi số lượng các công
trình nhận thầu xây dựng ngày càng nhiều do đó cần một đội ngũ lao động đông
đảo để đáp ứng kịp thời tiến độ thi công .
+ Về lao động gián tiếp: Năm 2010 số lao động gián tiếp là 50 người chiếm
14,29% đến năm 2011 số lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 50 người chiếm
10,87% ( giảm 3,42% so với năm 2010); năm 2012 số lao động gián tiếp chỉ còn
10,83%. Nguyên nhân có sự giảm đi về số lao động gián tiếp là do Công ty cắt
giảm nguồn nhân lực mà chủ yếu ở đây là cán bộ nhân viên do chính sách của Công
ty và cũng là một phần do quá trình tuyển chọn và đào tạo có sự khắt khe, nghiêm
ngặt hơn do yêu cầu phải đáp ứng ngày càng cao của xã hội.
Bảng 3 : Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Khoảng tuổi Tổng số

Phần trăm
(%)
20 – 30
31 - 40
41- 50
51 – 60
260
200
110
30
43,33
33,33
18,33
5,01
Tổng 600 100,0
( Trích báo cáo tổng kết nguồn nhân lực năm 2012)
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
+ Đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi từ 20- 40
chiếm 76,66% do đặc điểm của Công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau
năm 2012 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
+ Nhóm tuổi từ 51- 60 chiếm tỷ lệ thấp 5,01%, những người đã đủ năm công
tác và được công ty khuyến khích về hưu.
2.2.2.Sự thay đổi về chất lượng lao động của Công ty
Bảng 4 : Số lượng và chất lượng công nhân kỹ thuật của Công ty
Tên nghề Số người

Cấp bậc thợ
bình quân
Lái xe
Lái máy
Cn nề
Cn mộc
Cn sắt
Cn bê tông
Cn sản xuất VLXD
Cn thi công HTKT
Cn trắc đạc
Cn sửa chữa
Cn điện
20
31
41
30
60
53
75
80
15
35
30
2
2,5
2,2
3,0
2,6
3,0

3,0
2,5
3,0
Tổng 470
(Trích báo cáo tổng kết nguồn nhân lực năm 2012)
Nhìn chung đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty hơi yếu về chất
lượng. Số công nhân có đủ trình độ chỉ chiếm khoảng 40% đó là công nhân sắt,
công nhân sản xuất vật liệu xây dựng, công nhân thi công hạ tầng kỹ thuật. Số công
nhân trực tiếp không phù hợp với khối xây lắp như: thợ mộc, thợ sửa chữa…( bậc
thợ thấp) khó đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Số công nhân khác và công
nhân bậc thấp ( bậc 1, bậc 2 ) chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do Công ty cũng
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
tuyển từ nguồn lao động tự do nhiều.
2.3.Đặc điểm về tình hình tài chính
2.3.1 Sự thay đổi về quy mô ,cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 5 : Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT : nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
2011/2010
(%)
Giá trị
2012/2011
(%)
A.Nợ phải trả

-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
6.475.000 6.597.000 1.0188 6.597.000
1
B.Nguồn vốn CSH
-Nguồn vốn quỹ
-Nguồn vốn KPQK
45.325.000 48.279.000 1.065 50.637.000 1,048
Tổng nguồn vốn 51.800.000 54.876.000 1.059 57.234.000 1,043
Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty có sự biến đổi qua các năm tăng dần
từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể : năm 2010 tổng vốn kinh doanh là 51,8 tỷ tăng
lên 54,876 tỷ đồng năm 2012 ( tăng 3,076 tỷ với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,9%).
Năm 2012 tổng vốn kinh doanh là 57,234 tỷ tăng 4,29% so với năm 2011.
Nợ phải trả ( nợ ngắn hạn ) năm 2010 là 6,475 tỷ tăng nhẹ lên 6,597 tỷ đồng
năm 2011 với tỷ lệ tăng là 1,88% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì nợ ngắn hạn
không có sự thay đổi vẫn là 6,597 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có
sự điều chỉnh trong việc vay ngắn hạn giảm số nợ phải trả, tăng nguồn vốn quỹ.
Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua các năm, điều đó chứng tỏ Công ty
rất quan tâm đến việc tích lũy cho vốn chủ sở hữu. Năm 2010 vốn chủ sở hữu là
45,325 tỷ tăng lên 48,279 tỷ năm 2011. Năm 2011 số vốn này tăng lên 50,637 tỷ
đồng tương ứng tăng 4,88%. Với số vốn chủ sở hữu hiện có chứng tỏ phần nào
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
Công ty độc lập về vốn kinh doanh của mình.
2.3.2.Đánh giá tình hình tài chính của Công ty hiện nay
Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ
sở hữu với nợ phải trả của doanh nghiệp. Kết cấu này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ

của doanh nghiệp, tỷ suất này phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp như :
vốn có đủ không ? ở mức độ nào ? khả năng tự độc lập, tự chủ về tài sản ra sao?
Tỷ suất tự tài trợ =Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
Từ biểu 4 ta tính được tỷ suất tự tài trợ của Công ty qua các năm:
Tỷ suất tự tài trợ
năm 2010
= = 0,875
Tỷ suất tự tài trợ
năm 2011
= 0,88
Tỷ suất tự tài trợ
năm 2012
= 0,885
Qua việc tính toán ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty tăng dần qua các năm
điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp cao hay tỷ lệ nợ phải
trả giảm xuống.
2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất
2.4.1 Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty
2.4.1.1Công nghệ sản xuất
Công nhệ sản xuất đối với ngành xây dựng thuộc loại công nghệ sản xuất phức
tạp, đòi hỏi người lao động phải có trình độ. Công nghệ có tuổi đời dài, có sức chịu
đựng cao. Công nghệ trong việc thực hiện các công trình là khá đa dạng như: công
nghệ xây dựng nền móng tầng hầm, công nghệ phần thân, công nghệ hoàn thiện lắp
đặt điện nước, công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng như: hệ thống dây
chuyền mới nhất của Italia dùng để sản xuất gạch Terrazo với màu sắc phong phú,
mẫu mã đa dạng, công ty đã tiến hành thi công với nhiều chủng loại vật tư cho việc
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
11
Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
trát, lát ốp như : gạch, gốm, sơn chống thấm mốc cho trần tường, gia công. Các chất
liệu được sản xuất trong và ngoài nước đòi hỏi thi công chính xác về kích thước
cũng như yêu cầu cao về thẩm mỹ.
2.4.1.2.Quy trình sản xuất
● Quy trình thực hiện một sản phẩm XDCB tại Công ty cổ phần 568 Việt
nam
Cũng như những công ty xây lắp khác, Công ty cổ phần 568 Việt nam luôn coi
trọng quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp để tạo ra được các công trình có chất
lượng cao, có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty như sau :
*Sơ đồ quy trình (xem sơ đồ 2)
* Thuyết minh quy trình
-Bước 1 (Tìm hiểu thông tin về sản phẩm): Từ nhiều kênh thông tin, các mối
quan hệ đơn vị sẽ tìm hiểu về sản phẩm được chủ đầu tư mời thầu.
-Bước 2 (Dự thầu và ký kết hợp đồng): Sau khi tìm hiểu và có đầy đủ các
thông tin về sản phẩm, xét năng lực của mình đơn vị sẽ mua hồ sơ mời thầu và lập
hồ sơ dự thầu hoặc nộp hồ sơ về năng lực để xét dự thầu. Nếu trúng thầu sẽ tiến
hành thương thảo, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư công trình.
-Bước 3 (Thi công xây dựng công trình): Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty sẽ
tiến hành thi công xây dựng công trình theo các cam kết về kỹ thuật, chất lượng và
tiến độ thi công với chủ đầu tư.Với các loại công trình khác nhau ( VD : Nhà, cầu,
đường ) thì quy trình thi công cũng khác nhau. Quy trình này đã được quy định và
quản lý về chất lượng kỹ thuật của các cơ quan nhà như Bộ Xây Dựng, Bộ Giao
Thông Vận Tải, và các nghị định của chính phủ (VD: TCVN- Tiêu chuẩn việt nam;
TCN-Tiêu chuẩn ngành; TCXD-Tiêu chuẩn xây dựng). Các bước thi công xây dựng
công trình bao gồm: Đào móng→Gia cố nền→Thi công móng→Thi công phần
khung bê tông, cột thép thân và mái nhà→Xây thô→Hoàn thiện→Nghiệm thu.
-Bước 4 : (Bàn giao công trình cho chủ đầu tư): Sau khi hoàn thành việc thi
công đơn vị sẽ tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng cho chủ đầu tư, kết
SVTH: Đỗ Thị Cúc

Lớp: QTKD TH 12B
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
thúc quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 2 :
2.4.2.Thực trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận
chuyển của Công ty
Công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn ISO trong quản trị, đầu tư mua sắm thiết bị
văn phòng đồng bộ, hiện đại, bố trí nơi làm việc khang trang, đảm bảo tính kỹ mỹ
thuật, góp phần tạo nên một môi trường làm việc có tính chuyên nghiệp cao, tạo
điều kiện cho lực lượng lao động phát huy tối đa năng lực, sở trường, thực hiện
công việc đạt kết quả tốt nhất.
Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn phục
vụ cho thi công công công trình và công tác quản lý. Để theo kịp với công nghệ
hiện đại, công ty cũng không ngừng chú trọng đầu tư, bổ sung nâng cấp liên tục hệ
thống máy móc thiết bị cũng như công nghệ của nhiều nước có ngành công nghiệp
xây dựng phát triển như: Italia, Nga, Nhật, Hàn quốc…Điều này vừa đảm bảo phục
vụ kịp thời cho thi công , vừa tạo ra sức cạnh tranh trong đấu thầu.
Về tài sản cố định hữu hình:
-Thiết bị văn phòng : +Máy tính :30 chiếc
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
13
Tìm hiểu thông tin về sản phẩm (công
trình,dự án đầu tư)
Dự thầu và ký kết hợp đồng
Thi công xây dựng công trình
Bàn giao công trình cho chủ đầu tư
Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
+Máy phô tô:1 chiếc
+Máy in: 5 chiếc
+Máy fax: 2 chiếc
+Điều hòa: 4 chiếc
+Máy hút bụi: 2 chiếc
-Thiết bị thi công bao gồm:
Bảng 6 : Máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây lắp chủ yếu năm 2012
STT Thiết bị
Số
lượng
(chiếc)
Nước sản xuất
1
I.Thiết bị xử lý nền móng
- Máy ép cọc, máy khoan nhồi
2 Việt nam
2
II.Máy làm đất
-Máy đầm cóc chạy xăng, máy lu, máy xúc,
máy ủi, máy đào
7 Nhật
3
III.Phương tiện vận tải
-Ôtô tự đổ, ôtô vận tải thùng, xe vận chuyển
bê tông, xe vận tải chuyên dụng
20 Việt nam,
Italia
4
IV.Máy xây dựng

-Xe bơm bê tông , máy trộn bê tông
-Máy nén khí, máy phát điện
-Máy bơm nước các loại, thiết bị đo lường
-Máy xoa mặt bê tông, máy khoan bê tông,
máy cắt uốn sắt
15
6
17
20
Nhật, Italia
5
V.Các loại máy móc thiết bị khác
-Máy hàn, máy đầm bàn, máy cưa cầm tay,
máy đầm dùi, máy bào, máy cắt gạch chạy
điện, tời điện máy nổ, máy mài
-Súng kiểm tra cường độ bê tông, côn tiêu
chuẩn, tủ sấy thí nghiệm chạy điện, đồng hồ
đo điện trở tiếp đất, ván khuôn thép, giáo
hoàn thiện định hình(m
2
)
-Nhiệt kế, ẩm kế, tỷ trọng kế
75
30
6
Nga,Việt nam,
Hàn quốc
(Nguồn : Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán và phòng kỹ thuật)
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B

14
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 – 2012
3.1.Kết quả cung cấp sản phẩm dịch vụ
Khác với sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm xây lắp là những
công trình vật kiến trúc mang tính đơn chiếc có kích thước lớn và chi phí lớn, thời
gian sử dụng lâu dài. Sau khi thi công công trình xây dựng hoàn thiện về vật chất,
đảm bảo kỹ mỹ thuật chủ thầu bàn giao công trình cho chủ dự án để đưa vào hoạt
động. Thời gian hoàn thiện công trình dựa vào tính chất của công trình : to, nhỏ,
phức tạp hay đơn giản.
Thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ nhanh gọn, đúng tiến độ đảm bảo đúng
yêu cầu của chủ dự án. Trong những năm qua, Công ty cổ phần 568 đã trúng thầu
thi công xây dựng nhiều công trình ở Hà Nội. Các công trình thi công đều đảm bảo
tiến độ, chất lượng kỹ mỹ thuật và đã được Bộ xây dựng, Uỷ ban nhân dân Quận
Thanh Xuân, Sở giao thông vận tải tặng nhiều bằng khen, giấy khen…Một số công
trình điển hình công ty đã thi công những năm vừa qua :
(1)Công trình xây dựng dân dụng : Doanh trại trung tâm đoàn 86 Sóc Sơn, Hà
Nội ; Kho K36 Lạc Thủy Hòa Bình, Trường mầm non Dream baby house…
(2)Công trình giao thông : Nâng cấp đường vào Ủy ban chỉ huy quân sự tỉnh
Hà Tây, Đường và cầu chương trình GT ĐT Hà Đông .
(3)Công trình hạ tầng kỹ thuật : Khu tái định cư Tân Thanh, Tòa nhà văn
phòng cao cấp Trần Hưng Đạo.
3.2.Kết quả về mở rộng thị trường
Do Công ty mới thành lập nên thị trường hoạt động của Công ty chưa rộng lớn
lắm. Những ngày đầu mới thành lập địa bàn kinh doanh mới chỉ ở phạm vi các tỉnh
lân cận Hà nội như : Hưng Yên, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc. Theo kế hoạch sau một năm
các hoạt động tổ chức đã đi vào ổn định thì công ty mới tập trung thị trường vào
khu vực nội thành đó là các khu tái định cư, khu trung tâm thương mại, khu đô thị.
Việc mở rộng thị trường đã tạo cho Công ty cơ hội được chọn lựa và liên kết

với nhà cung cấp uy tín như: nhà máy Bút Sơn cung cấp xi măng, Tập đoàn thép
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
Hòa Phát cung cấp sắt thép xây dựng. Mở rộng thị trường Công ty đã hợp tác được
với một số khách hàng lớn như: Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng và một số chủ
dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.
3.3.Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
Tổng giá trị khối lượng xây lắp trong 3 năm gần đây:
Năm 2010 : 28.176.109.000 đồng
(Giá trị xây lắp: 19.686.006.000 đồng, kd khác : 8.490.103.000 đồng)
Năm 2011: 31.373.821.000 đồng
(Giá trị xây lắp : 22.213.601.000 đồng, kd khác : 9.160.220.000 đồng)
Năm 2012: 33.330.046.000 đồng
(Giá trị xây lắp : 23.350.000.000 đồng, kd khác : 9.980.046.000 đồng
Bảng 7 : Doanh thu, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
2
3
4
Tổng doanh thu
Tỷ lệ so với năm trước
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ so với năm trước
28.176.109
1.186.500

31.373.821
1,113
1.633.000
1,376
33.330.046
1,062
2.218.800
1,358
Về doanh thu : Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu từ giá trị xây lắp
và doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh
xuất kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị. Doanh thu năm 2010 tăng từ
28,176109 tỷ đồng lên 31,373821 tỷ năm 2011, tăng với tỷ lệ 11,3% so với năm
2010. Năm 2012 doanh thu tăng lên 33,330046 tỷ với tỷ lệ tăng là 6,2% giảm so với
năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do nền kinh tế ngày càng khó khăn:
lạm phát, giá nguyên vật liệu xây dựng đầu vào tăng cao dẫn đến các nhà đầu tư
xây dựng không mấy khả quan vào các công trình hạ tầng Đô thị cho nên hoạt động
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
xây dựng những năm gần đây bị chững lại.
Về lợi nhuận : cũng có sự tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể năm 2010 lợi
nhuận là 1,1865 tỷ đồng tăng lên 1,633 tỷ ( tăng 446,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
37,6% so với năm 2010 ). Đến năm 2012 khi Công ty hoạt động được 3 năm thì lợi
nhuận tăng thêm 585,8 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 35,8% giảm so với năm 2011.
Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi doanh thu điều này rất quan trọng và đặt ra câu hỏi cho
Công ty làm thế nào để xác định lại kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho
những năm tiếp theo.
3.4.Kết quả nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động

Bảng 8: Nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động
giai đoạn 2010- 2012
ĐVT : nghìn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nộp ngân sách 2.074.857,725 5.890.957 7.871.500
2 Tỷ lệ so với năm trước 2,84 1,37
3 Thu nhập bình quân 3.390 3.350 3.698
4 Số lao động bình quân 350 460 600
Năm 2009, 2010, 2011 Công ty không phải nộp thuế TNDN bởi vì năm 2009
lợi nhuận là 0 đồng còn 2 năm tiếp theo Công ty được miễn theo quy định của của
nhà nước. Tuy vậy cùng với các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế nhà
đất, thuế môn bài thì khoản nộp ngân sách nhà nước của Công ty vẫn tăng qua các
năm, cụ thể như sau: Năm 2010 Công ty nộp vào ngân sách 2,074875725 tỷ đồng
thì năm 2011 tăng lên 5890957 tỷ tương ứng tăng 183,92%. Số tiền nộp ngân sách
năm 2012 là 7,8715 tỷ tăng 33,62% so với năm 2011. Tỷ lệ tăng của năm 2012 thấp
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
hơn nhiều so với năm 2011 nguyên nhân là do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2012 không cao dẫn đến các khoản thuế nộp vào ngân sách cũng giảm.
Nhìn chung Công ty đã có sự đóng góp khá lớn vào ngân sách nhà nước góp phần
xây dựng nền kinh tế nước nhà.
Cùng với sự tăng lên của giá cả các mặt hàng tiêu dùng, sự phát triển của nền
kinh tế và kết quả kinh doanh của Công ty thì tiền lương bình quân của người lao
động tăng dần qua các năm. Năm 2010 tiền lương bình quân của người lao động là
3,39 triệu đến năm 2011 giảm xuống còn 3,35 triệu đồng. Năm 2012 tăng lên là
3,698 triệu đồng. Sự tăng lên của tiền lương cũng một phần là nhờ sự quan tâm của
Ban lãnh đạo Công ty đến người lao động và cán bộ công nhân viên nhằm cải thiện

và nâng cao dần cuộc sống giúp họ đỡ vất vả hơn, sinh hoạt dễ hơn phần nào đó,
hơn nữa như vậy mới đảm bảo công bằng so với những người lao động khác trong
cùng ngành .

SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN 568 VIỆT NAM
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của Công ty
1.1.Nhân tố bên trong
1.1.1.Quy mô lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần 568 việt nam là doanh nghiệp vừa, quy mô không lớn nhưng
lĩnh vực sản xuất từ kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản vừa xây dựng công
trình dân dụng. Lĩnh vực này lao động chân tay chiếm tỷ lệ lớn, người lao động
thường phải hao phí nhiều sức lao động trong quá trình làm việc. Ngành xây dựng
tạo ra một môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn, nguy hiểm do những bộ dàn dáo
xếp chồng cao Với những đặc điểm đó công tác thù lao lao động của Công ty cần
được quan tâm hơn đến chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng và khuyến khích người
lao động để họ làm việc tốt hơn và cũng như để bù đắp lượng lao động hao phí mà
họ đã bỏ ra. Một điểm cần quan tâm nữa là tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng
dân dụng hiện nay so với ngành xây dựng nói chung trong cả nước tăng 3,25% so
với năm 2012, điều đó có nghĩa là người lao động trong ngành cũng một phần nào
đó phải được hưởng lợi mà biểu hiện rõ ràng nhất là mức thu nhập cao hơn để nâng
cao mức sống và như vậy Công ty cổ phần 568 Việt Nam cũng nên xem xét và trả
lương cho người lao động sao cho công bằng, hợp lý không chỉ bên trong mà còn
bên ngoài Công ty nhất là những Công ty có cùng quy mô, lĩnh vực xây dựng công

trình dân dụng.
1.1.2. Đặc điểm đội ngũ lao động
Lao động trong Công ty được chia làm 2 loại là lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp. Lao động trực tiếp của Công ty tính đến thời điểm tháng 12 năm 2012
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động với hơn 600 người tương đương với
89,18 %, họ là công nhân của 3 tổ thi công công trường, còn lại là lao động sản xuất
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
gián tiếp. Sự chênh lệch lớn như vậy dẫn đến quỹ lương trả theo sản phẩm ( lương
khoán ) và quỹ lương trả theo thời gian của Công ty cũng chênh lệch rất lớn.
Công tác thù lao lao động cũng như yêu cầu về trình độ đối với lao động trực
tiếp và lao động gián tiếp là khác nhau. Đối với công nhân sản xuất thì trình độ
được yêu cầu tốt nghiệp cấp II trở lên còn cán bộ viên chức tại các phòng ban thì
yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp trung cấp.Trong quá trình lao động và làm việc một
số cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo thêm để thành thạo hơn trong việc sử
dụng máy móc thiết bị. Nhìn chung lao động của mỗi người công nhân đều ở mức
trung bình, hầu hết lao động tại các tổ thi công đều trình độ cấp II hoặc cấp III, lao
động tổ máy cũng vậy, chỉ có một số là đào tạo qua trường dạy nghề và trung cấp.
Đối với cán bộ làm việc tại các phòng ban quản lý thì đa số là trình độ đại học, cao
đẳng còn số rất ít là trình độ thạc sĩ. Do đó hàng năm Công ty có tổ chức cho cán bộ
công nhân viên đi học thêm nâng cao tay nghề để giải quyết các sự cố máy móc thi
công có thể xảy ra cũng như đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra thuận lợi. Và cũng vì
đặc điểm như vậy nên cũng ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của Công ty,
nếu dựa vào trình độ của người lao động để trả lương thì sẽ rất thấp nên dựa vào kết
quả sản xuất và tính chất công việc, mặc dù vậy mức lương trong Công ty không
cao lắm, đời sống của công nhân viên cũng chỉ bình thường, họ làm việc vất vả và
chỉ đủ tiêu với mức lương hiện có.

Tuỳ từng khoảng thời gian khác nhau mà số lượng lao động tại mỗi bộ phận
có thể tăng giảm cả về lao động chính thức và lao động hợp đồng. Không chỉ vậy,
họ có thể được thuyên chuyển hoặc tạm thời làm việc tại bộ phận khác để đảm bảo
nhu cầu sản xuất xây dựng của công ty.Việc thay đổi vị trí làm việc và sự tăng giảm
số lượng ảnh hưởng rất lớn đến số tiền công mà Công ty trả cho người lao động.
Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn qua số liệu trong Bảng 2 : Nguồn nhân lực của
công ty.
Tỷ lệ nam nữ trong Công ty ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc nhất là
đối với công nhân trực tiếp sản xuất do nam giới thường có sức lao động cao hơn,
làm việc nhanh nhẹn hơn trong khi công việc sản xuất của Công ty khá nặng nhọc
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
đó là xây dựng, thi công công trình. Bên cạnh đó khoản tiền chi trả cho người phụ
nữ khi ốm đau, thai sản cũng ít hơn so với trường hợp Công ty có nhiều lao động
nữ. Như vậy, tỷ lệ nam nữ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thù lao lao động của
Công ty.
Tuổi tác hay thâm niên của người lao động cũng là nhân tố ảnh hưởng đến
công tác thù lao lao động của Công ty, cụ thể tính đến cuối năm 2012 tỷ lệ số công
nhân viên có thâm niên lâu năm chiếm 5,01% ( khoảng tuổi từ 51- 60 có 30 người ).
Người lao động công tác càng nhiều năm thì tiền nghỉ phép của họ trong một năm
càng nhiều và ngược lại.
1.2.Nhân tố bên ngoài
1.2.1.Thị trường lao động
Thị trường lao động ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động qua tình hình
cung - cầu lao động và tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là thị trường lao động trong
ngành xây dựng, đây là yếu tố quan trọng nhất. Theo báo cáo của Tổng cục Thống
kê tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99 %, giảm so với mức 2,27%

năm 2011.
(Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là
3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%;
3,60%; 1,60%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó
khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% ( Năm 2011 các tỷ lệ
tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56% ). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc
làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao
động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010
tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
Sự thay đổi cơ cấu lao động cũng như các định chế về giáo dục đào tạo cũng
ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động. Theo số liệu của tổng cục thống kê lao
động trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ không cao lắm 18,1% năm 2005, đến năm
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS Trần Việt Lâm
2010 chiếm 20,9% , từ năm 2011 đến nay chiếm 21,3% .
Với tình hình thị trường lao động như hiện nay thì Công ty cổ phần 568 Việt
nam cũng bị ảnh hưởng không chỉ trong công tác tuyển dụng lao động mà công tác
thù lao lao động cũng bị ảnh hưởng. Công tác tuyển dụng sẽ được tiến hành chặt
chẽ hơn, sàng lọc kỹ hơn các ứng viên qua các bước. Khủng hoảng kinh tế cũng
ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của công ty nên mức thù lao cho họ
có thể không như mong đợi. Thực tế cho thấy ngày càng nhiều công nhân trẻ từ
các nơi xa xôi đến xin việc và trở thành công nhân hợp đồng tại công ty nhất là từ
Bắc Giang, Nam Định , Nghệ An, họ là những thanh niên có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn nhưng có sức khoẻ và có thể làm được công việc nặng nhọc của công ty.
Do đặc điểm về trình độ và tình hình kinh doanh của công ty nên thu nhập của họ
đôi khi không được như mong muốn, chỉ đủ sinh hoạt hàng ngày chứ không để ra

được mấy.
1.2.2.Các mong đợi của xã hội, văn hoá và phong tục tập quán
Các mong đợi, văn hoá, phong tục tập quán tại nơi mà Công ty đang kinh
doanh cũng ảnh hưởng đến việc Công ty chi trả thù lao lao động như thế nào cho
người lao động cũng như cán bộ công chức vì thù lao lao động phải phù hợp với chi
phí sinh hoạt của vùng địa lý. Thành phố Hà nội nhìn chung có mức sống khá cao,
chi phí sinh hoạt, ăn uống và đi lại cao và đắt hơn so với các tỉnh, thành phố khác.
Do vậy công ty cũng cần chú ý xem xét để trả lương phù hợp đảm bảo cho chi phí
hàng ngày của người lao động, không để họ vào tình trạng thiếu thốn, nghèo khổ.
Ngoài tiền lương gắn với kết quả lao động của người lao động thì công ty còn xem
xét và tăng dần các quỹ hỗ trợ cho người lao động theo thời gian như quỹ khen
thưởng, phúc lợi, quỹ lương, quỹ thăm hỏi, quỹ điều tiết sản xuất,…thậm chí công
ty nói chung và tổ đội sản xuất nói riêng còn tăng định mức đơn giá tiền công. Bên
cạnh đó, vào các ngày lễ tết truyền thống trong địa phương thì người lao động cũng
được công ty hỗ trợ phần nào đó để đảm bảo tham gia đầy đủ các hoạt động, phong
trào địa phương, môi trường xanh sạch đẹp bên trong và xung quanh công ty cũng
cần được đảm bảo vệ sinh, an toàn, không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của
SVTH: Đỗ Thị Cúc
Lớp: QTKD TH 12B
22

×