Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu tình hình thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.66 KB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







LÊ HỒNG TỚI





NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KÝ QUỸ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA





LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







LÊ HỒNG TỚI





NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KÝ QUỸ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA







CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG



HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả
nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cám ơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Lê Hồng Tới



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, em đã luôn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô trong Học viện cũng như Khoa Kinh tế và phát triển
nông thôn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt
PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng người đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, Phòng
Khoáng sản Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Phòng Tài nguyên và
Môi trường, UBND huyện Nông Cống, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho em hoàn thành sản phẩm này.
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Lê Hồng Tới









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục các từ viết tắt viii


PHẦN I. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÝ QUỸ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Mục đích, nguyên tắc trong ký quỹ môi trường trong khai thác

khoảng sản 7
2.1.3 Căn cứ xác định khoản tiền, phương thức ký quỹ 9
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. 12
2.2 Cơ sở thực tiễn về kỹ quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản ở
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong
khai thác khoáng sản ở các nước trên thế giới 13
2.2.2 Hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Việt Nam 16
PHẦN III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa 28
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Nông Cống 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 39
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 40
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài 41
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Khái quát thực trạng khai thác khoáng sản và vấn đề môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa. 43
4.1.1 Khái quát thực trang khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện
Nông Cống 43
4.1.2 Vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Nông Cống. 54

4.2 Tình hình thực hiện ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản
trên địa bàn huyện Nông Cống 62
4.2.1 Tình hình triển khai các hoạt động thực hiện ký quỹ môi trường 62
4.2.2 Một số kết quả đạt được trong ký quỹ bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản ở Nông Cống. 76
4.2.3 Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi
môi trường. 81


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. 85
4.3.1 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường 85
4.3.2 Quy mô khai thác của doanh nghiệp 86
4.3.3 Lợi nhuận và tình hình tài chính của các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản 87
4.3.4 Công nghệ khai thác khoáng sản 88
4.3.5 Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý 89
4.3.6 Nội dung các quy định về ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai
thác khoáng sản 90
4.3.7 Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong khai thác khoáng sản 90
4.4 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác ký
quỹ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nông Công 92
4.4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp 92
4.4.2 Các giải pháp đề xuất hoàn thiện văn bản chỉ đạo thực hiện trong
lĩnh vực ký quỹ bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 93
4.4.3 Các giải pháp thanh tra, giám sát sau khi thực hiện ký quỹ 96
4.4.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và đội ngũ thực hiện

nghiệp vụ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. 97
4.4.5 Các biện pháp giám sát của chính quyền địa phương và người dân
trên địa bàn khai thác khoáng sản. 97
4.4.7 Áp dụng nguyên tắc quản lý “Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp
khai khoáng – EITI” (Extractive Industries Transparency Initiative)
Error! Bookmark not defined.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1 Kết luận 101
5.2 Khuyến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Các nhóm ký quỹ chủ đạo 16
2.2 Mức ký quỹ của các đề án tại Quỹ BVMT Việt Nam. 17
2.3 Thời gian ký quỹ tại Quỹ BVMT Việt Nam. 18
2.4 Các đề án tham gia ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản tại các quỹ BVMT địa phương 20
2.5 Tình hình ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh
Lào Cai. 22
2.6 Tình hình ký quỹ tỉnh Quảng Ninh 2011 25
3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2011 - 2013 32
3.2 Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2011 - 2013 34
3.3 Tình hình phát triển sản xuất của huyện Nông Cộng năm 2011 - 2013 38

4.1 Tổng hợp các trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn 43
4.2 Khái quát các doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Nông Cống 46
4.3 Kết quả khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp 51
4.4 Tác động môi trường của việc khai thác khoáng sản 56
4.5 Tình hình cải tạo, phục hồi môi trường của các đơn vị khai thác
khoáng sản qua ý kiến của người dân 60
4.6 Các bước chuẩn bị lập đề án cải tạo, phục hồi môi trường 64
4.7 Quy trình thẩm định đề án cải tạo, phục hồi môi trường 66
4.8 Tình hình ban hành các văn bản liên quan đến kỹ quỹ BVMT
trong khai thác khoáng sản tại huyện Nông Cồng 68
4.9 Tình hình tuyên truyền vận động kỹ quỹ môi trường trong khai
thác khoáng sản 72
4.10 Tính hình tập huấn ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

4.11 Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, của người quản lý về công
tác tập huấn 73
4.12 Đánh giá của doanh nghiệp, người quản lý về thủ tục hành chính
trong ký quỹ BVMT. 76
4.13 Tổng hợp về thời hạn khai thác của các tổ chức, cá nhân trong huyện. 77
4.14 Kết quả ký quỹ phân theo số tiền ký quỹ BVMT tại huyện
Nông Cống 78
4.15 Tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các doanh nghiệp
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống 79
4.16 Tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. 80
4.17 Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp về ký quỹ CTPH môi trường 82

4.18 Ảnh hưởng nhận thức của chủ doanh nghiệp đến việc ký quỹ
CTPH môi trường 86
4.19 Quy mô của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc ký quỹ CTPH
môi trường 87
4.20 Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc ký quỹ
CTPH môi trường 88
4.21 Chất lượng đội ngũ cán bộ của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến
việc ký quỹ CTPH môi trường 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
CTPH : Cải tạo, phục hồi
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
NSNN : Ngân sách nhà nước
SL : Sản lượng
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT-BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
VLXD : Vật liệu xây dựng










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I. ðẶT VẤN ðỀ

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất
nước, Việt Nam luôn quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với coi trọng
bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề
tốt để tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời gian tới. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều
hệ lụy phức tạp, trong đó nổi lên hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa
phương thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi
trường. Việc cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là công cụ quan trọng trong
công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT).
Nông Cống là một huyện vùng đồng bằng có tổng diện tích tự nhiên
28.653,3 ha, được thiên nhiên ưu đãi nên nguồn tài nguyên khoáng sản khá
phong phú như: Quặng Crômit, quặng Secpentin, quặng đa Bazan làm phụ gia
xi măng, quặng sắt, đất phụ gia xi măng, đá vôi vật liệu xây dựng, cát xây
dựng, đá mỹ nghệ, than bùn Các khoáng sản này được phân bố rãi rác trong
toàn huyện nên khó cho công tác quản lý và khai thác sử dụng. Trong những
năm qua được sự đồng ý của địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản cho 29
doanh nghiệp, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ô nghiễm môi trường
trong khai thác tài nguyên khoáng sản trong huyện như: làm mất đất, mất
rừng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên
Hiện nay, cơ chế ký quỹ phục hồi môi trường được quy định tại Quyết

định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tường Chính phủ về cải
tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản. Đây cũng là căn cứ quan trọng để các cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, góp phần phục
hồi, hoàn nguyên môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác
này đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ như: việc thực hiện ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chỉ quy định với từng đề án riêng lẻ trong
khi thực tế hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra trên diện rộng, với quy mô
lớn liên vùng, liên mỏ, do nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác. Hay về công
tác thẩm định đề án cải tạo, phục hồi môi trường và khoản tiền ký quỹ liên
quan đến nhiều ngành khác nhau, hoạt động diễn ra sau nhiều chục năm sau,
trong khi cán bộ chuyên ngành môi trường chưa đủ năng lực, kinh nghiệm
nên gặp khó khăn cho công tác thẩm định.
Bên cạnh đó, việc chưa có quy định về kinh phí cho hoạt động thẩm
định đề án cải tạo, phục hồi môi trường, quản lý quỹ của các tổ chức, cá nhân
ở các địa phương gặp nhiều vướng mắc. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý
Nhà nước và Quỹ Bảo vệ môi trường cũng chưa được chặt chẽ còn nhiều hạn
chế; nhận thức của cộng đồng về quyền lợi người dân khu vực có khai thác
khoáng sản còn thấp.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân đang công tác trong ngành Tài
nguyên và Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình
hình thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” để từ đó đề xuất những giải pháp góp
phần sử dụng tốt nguồn tài nguyên khoáng sản .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tình hình thực hiện ký quỹ bảo
vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại huyện Nông Cống - tỉnh Thanh
Hóa, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện việc ký quỹ môi trường và sử dụng
nguồn quỹ hiệu quả trong thời gian tới.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện ký quỹ
bảo vệ môi trường trong khai thác khoảng sản
- Đánh giá tình hình thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác
khoáng sản tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa;
- Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực ký quỹ bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện ký quý bảo vệ ệ môi trường
trong khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống trong thời gian tới. .
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
1. Thực trạng ký quỹ bảo vệ môi trường trên địa bàn diễn ra như thế
nào?
2. Những tác nhân nào tham gia vào công tác ký quỹ cải tạo, phục hồi
môi trường trên địa bàn huyện?
3. Mối quan hệ và vai trò của các tác nhân trong việc ký quỹ bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của nguồn quỹ
bảo vệ môi trường?
5. Thuận lợi, khó khăn trong cơ chế hoạt động của mô hình quỹ bảo vệ
môi trường là gì?

6. Các giải pháp nào để khắc phục khó khăn trong cơ chế hoạt động của ký
quỹ và sử dụng nguồn quỹ bảo vệ môi trường hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu?
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động ký quỹ môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài sử dụng khoa học kinh tế và quản lý môi trường, cụ thể là sử
dụng công cụ ký quỹ môi trường.
- Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu và tình hình thực hiện ký
quỹ, cải tải phục hồi môi trường tại các sở sở khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện trong 13 tháng (từ 01/05/2013 đến 30/05/2014)
Thông tin thứ cấp thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÝ QUỸ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
(Theo cập nhật
ngày 15/7/2014)
2.1.1.2 Khái niệm khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn
chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra
các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác
động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn
vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như
bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO

2
, CO, CH
4
v.v ).
(Theo />
cập nhật ngày 15/7/2014
)
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Argon, He), lỏng (Hg, dầu,
nước khoáng).
Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh
ra trên bề mặt trái đất).
Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại
màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật
liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Khái niệm khai thác khoáng sản: Là hoạt động khải thác các vật liệu
địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật
liệu được khai thác từ mỏ khoáng sản như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt,
tha, kim cương, đá vôi kali cacbonat Bất kỳ vật liệu nào không phải từ
trồng trọt hoạt được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được
khai thác từ mỏ khoáng sản. Khai thác khoáng sản ở nghĩa rộng hơn bao gồm
việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo .
2.1.1.3 Ký quỹ môi trường.
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh
tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của
hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc - hoàn
trả. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký
gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị như
tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thực

hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho người có khả năng gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ từ đó
tìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngưà ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu các doanh nghiệp / cơ
sở có các biện pháp chủ động ngăn chặn, khắc phục không để xẩy ra ô nhiễm
hoặc suy thoái môi trường, hoàn nguyên hiện trạng môi trường đúng như cam
kết thì họ sẽ được nhận lại số tiền đã ký quỹ đó. Ngược lại nếu bên ký quỹ
không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản thì số tiền đã ký quỹ sẽ được rút
ra từ tài khoản ngân hàng / tổ chức tín dụng để chi cho công tác khắc phục sự
cố, suy thoái môi trường.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích cho Nhà nước vì không phải đầu tư
kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách. Ký quỹ môi trường cũng khuyến
khích các doanh nghiệp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Các
doanh nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại được vốn khi không để xẩy ra ô nhiễm
hoặc suy thoái môi trường.
Với mục đích và nguyên lý hoạt động như vậy, rõ ràng số tiền ký quỹ phải
lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần thiết để khắc phục môi trường nếu doanh
nghiệp gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nếu số tiền ký quỹ quá nhỏ so với
chi phí bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng từ bỏ việc nhận lại số
tiền ký quỹ đó và không thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của mình.
Công cụ ký quỹ môi trường đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt với các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, khai thác rừng
hoặc đại dương.
2.1.2 Mục ñích, nguyên tắc trong ký quỹ môi trường trong khai thác
khoảng sản

2.1.2.1. Mục ñích ký quỹ môi trường trong khai thác khoảng sản
Mục đích của ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ
chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

2.1.2.2. Nguyên tắc ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoảng sản
Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi
môi trường sau khai thác khoáng sản.
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ
bảo vệ môi trường. Trong trường hợp địa phương nơi có hoạt động khai thác
khoáng sản chưa có Quỹ bảo vệ môi trường thì tổ chức, cá nhân phải ký quỹ
tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
b) Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
c) Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính
từ thời điểm ký quỹ.
d) Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác
nhận hoàn thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
2.1.2.3. Các ñối tượng phải ký quỹ bảo vệ môi trường
a. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng
sản phải lập Đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Cụ thể
gồm các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có Đề án cải
tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt theo quy định hoặc chưa ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường.
b. Các đối tượng sau phải lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ
sung (sau đây viết tắt là Đề án bổ sung):

- Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác
khoáng sản về diện tích, độ sâu, công suất khai thác.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi
trường so với Đề án đã được phê duyệt.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

c. Các trường hợp sau không phải lập Đề án:
- Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có Đề án cải tạo, phục
hồi môi trường được phê duyệt và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
theo đúng quy định.
- Tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu xây dựng thông thường theo quy
định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản
.
2.1.3 Căn cứ xác ñịnh khoản tiền, phương thức ký quỹ
2.1.3.1. Căn cứ xác ñịnh khoản tiền ký quỹ
Khoản tiền ký quỹ được tính toán căn cứ vào quy mô khai thác, tác động
xấu đối với môi trường, đặc thù của vùng mỏ sau khai thác, chi phí cần thiết
để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Khoản tiền ký quỹ
được xác định cụ thể trong Đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được các cơ
quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Nguyên tắc tính toán số tiền ký quỹ là dựa trên cơ sở dự báo tác động
xấu nhất tới môi trường, sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
2.1.3.2 Cách tính khoản tiền ký quỹ và các phương thức ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
2.1.3.2.1 Cách tính khoản tiền ký quỹ
a. Tổng số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện của các hạng mục công

trình cải tạo, phục hồi môi trường quy định cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn,
tổng dự toán cải tạo, phục hồi môi trường (M
cp
) bằng tổng các chi phí thực
hiện các hạng mục chính dưới đây:
M
cp
= M
kt
+ M
bt
+ M
cn
+ M
xq
+ M
hc
+ M
k

Trong đó:
M
kt
: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao
gồm các chi phí: san lấp, củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng
đất, đá; xây dựng kè hoặc đê bao, lập hàng rào, biển báo kiên cố xung quanh;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10


trồng cây xung quanh và khu vực khai trường; xây dựng các công trình thoát
nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí
lấp kín cửa đường lò, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác
hầm lò; lu lèn chống thấm và xây dựng hệ thống ngăn ngừa, xử lý dòng thải
axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng
xạ; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái, ;
M
bt
: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thải đất đá, bãi
thải quặng đuôi, bao gồm các chi phí: san lấp mặt bằng, cắt tầng đảm bảo các
yêu cầu an toàn; xây dựng đê, kè chân tầng để đảm bảo an toàn, tránh trượt lở
chân bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom nước trên mặt tầng và chân tầng; xử
lý nước từ bãi thải trước khi xả ra môi trường; lu lèn, chống thấm và xây dựng
hệ thống ngăn ngừa, xử lý dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng
vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng các
bãi thải, ;
M
cn
: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp,
khu vực phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ, bao gồm các chi phí: tháo dỡ
các công trình, thiết bị trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; xử lý
chất thải và khu vực bị ô nhiễm; san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây;
xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái, ;
M
xq
: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ
nơi bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: khắc phục suy
thoái và phục hồi môi trường, nạo vét, khơi thông các dòng suối, sông; duy tu,
bảo dưỡng các tuyến đường vận chuyển; trồng cây tái tạo lại hệ sinh thái,

thảm thực vật tại các khu vực xung quanh mỏ, ;
M
hc
: Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi
trường, chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh
khối lượng, do trượt giá; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải; chi phí
duy tu, bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường (được tính bằng 10% tổng chi phí cải
tạo, phục hồi môi trường),
M
k
: Những khoản chi phí khác.
b. Kinh phí thực hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi
trường phải áp dụng đơn giá của địa phương tại thời điểm lập Đề án hoặc Đề
án bổ sung. Trường hợp địa phương không có đơn giá, định mức thì áp dụng
theo quy định của Bộ, ngành tương ứng hoặc theo địa phương cùng khu vực.
c. Thời gian ký quỹ được xác định như sau:
- Đối với đề án đầu tư khai thác khoáng sản mới thì thời gian ký quỹ
được xác định theo đề án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt.
- Đối với các khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp Giấy phép khai
thác thì thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại của Giấy phép khai
thác khoáng sản.
- Đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn khai
thác khác với thời gian đã tính trong Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê
duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung và dự toán số tiền ký quỹ theo
Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt để xem xét, điều chỉnh.
2.1.3.2.2 Phương thức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
a. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 (ba)
năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm
phần trăm) số tiền được phê duyệt.
b. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba)
năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần và theo quy định như sau:
+ Số tiền ký quỹ lần đầu:
- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 (mười)
năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) tổng số tiền
ký quỹ;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 (mười) năm
đến dưới 20 (hai mươi) năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi
phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 (hai mươi)
năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) tổng số
tiền ký quỹ.
+ Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi
số tiền ký quỹ lần đầu, chia đều cho các năm theo đề án đầu tư được phê
duyệt hoặc thời gian còn lại theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
c. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần cho toàn bộ số
tiền ký quỹ.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
2.1.4.1 Yếu tố lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
Khoản tiền ký quỹ CTPH môi trường đối với nhà đầu tư là khoản đầu tư

không sinh lợi nhuận chính vì thế hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản đều né tránh việc ký quỹ CTPH môi trường, nên trước khi có Thông tư
34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 ban hàn thì công tác ký quỹ CTPH
môi trường gặp khó khăn vì không có những ràng buộc pháp lý.
2.1.4.2 Nhiều mỏ ñã ñược cấp phép trước khi có quyết ñịnh số 71/2008/Qð-
TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến công tác ký quỹ CTPH môi trường vì
phần lớn các mỏ đã được cấp phép trước khi có Quyết định só 71/2008/QĐ-
TTg nên các ràng buộc để xây dựng đề án cải tạo phục hồi khai thác gặp
nhiều khó khăn, đến bước tính tiền và yêu cầu các đơn vị khai thác nộp tiền
ký quỹ theo quy định; nhiều đơn vị cố tình kéo dài thời giam nộp tiền truy thu
ký quỹ theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

2.1.4.3 Thời gian từ lúc mở cửa mỏ ñến lúc ñóng cửa mỏ dài, nên việc dự số
tiến phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường không chính xác
Theo Luật Khoáng sản năm 2010 thì việc cấp giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp theo trũ lương mỏ, nên nhiều mỏ có tuổi thọ trên 50
năm. Đây chính là điểm khó trong việc dự tính số tiền ký quỹ vì sau 50 năm
giá cả hàng hóa bị trượt giá, công lao động cũng khác nhiều so với hiện tại,
nên đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc ký quỹ CTPH môi trường
sau khai thác.
2.1.4.4 Các văn bản hướng dẫn thực hiện không theo kịp với sự phát triển của
ngành khai thác khoáng sản.
Với Việt Nam là một nước đang phát triển chính vì vậy hệ thống các
văn bản dưới luật đang từng bước được bổ sung hoàn chỉnh để đáp ứng được
nhu cầu phát triển và hội nhập Quốc tế. Tuy nhiên đối với các văn bản về khai
thác khoáng sản và đặc biệt là các văn bản về ký quy cải tạo, phục hồi môi

trường sau khai thác, chúng ta đang rơi và bị động nhiêu vấn đề khi sẩy ra
trên thực tế không có hướng giải quyết vì chưa có văn bản quy định, thì chúng
ta lại ban hành các văn bản để khắc phục. Chính vì vậy các căn bản về bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản nhiều lúc không theo kịp
2.2 Cơ sở thực tiễn về kỹ quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản ở
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong
khai thác khoáng sản ở các nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm ký quỹ môi trường ở Canada:
Ký quỹ môi trường đã được áp dụng trong ngành khai thác khoáng sản
tại Quebec (Canada) từ đầu những năm 1990. Theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Bộ Môi trường Quebec trong Luật khai thác mỏ thì từ ngày
9/4/1995, bất kỳ cá nhân nào khi tham gia khai thác mỏ hoặc điều hành hệ
thống khai thác phải đệ trình kế hoạch phục hồi và một khoản tài chính đảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

bảo, chiếm 70% chi phí phục hồi khu vực khai thác. Các doanh nghiệp khai
thác mỏ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo hiểm tài chính theo quy định
của Chính phủ. Khoản tài chính này có thể ở dạng tiền mặt, trái phiếu, séc,
hoặc chứng nhận đảm bảo đầu tư. Khoản tiền hay bảo hiểm được ký quỹ với
Bộ Tài chính phải phù hợp với các hoạt động ký quỹ cho tới khi chứng nhận
được thu hồi lại. Tuy nhiên, khoản đảm bảo tài chính có thể giảm khi đề án
được xem xét lại nếu việc phục hồi được hoàn tất hoặc khoản đảm bảo tài
chính có thể tăng nếu người ký quỹ thay đổi các hoạt động khai thác. Bản hợp
đồng ký quỹ giữa các ngân hàng và chủ đề án phải đảm bảo các điều khoản
sau: a) không cá nhân nào có thể thu hồi hoặc hoàn trả mà không có sự cho
phép của Bộ trưởng với mục đích đảm bảo cho các kế hoạch phục hồi được
thực hiện đầy đủ. b) Bộ cần sử dụng một phần tiền đảm bảo để chi trả cho các

hoạt động phục hồi cần thiết. Khoản tiền ký quỹ phụ thuộc vào đề án phục hồi
và tương ứng với 70% chi phí ước tính đối với việc phục hồi khu vực khai
thác. Khoản ký quỹ được sử dụng cho khu vực phục hồi với các mục tiêu: nạo
vét lòng hồ bao gồm bùn đáy và cảnh quan hồ, dọn dẹp đá thải, chất thải khai
thác, xử lý chất ô nhiễm trong nước hồ.
Đối với các đề án khai thác mỏ, khoản ký quỹ hàng năm của doanh
nghiệp được xác lập dựa trên thời gian thực hiện đề án. Doanh nghiệp sẽ được
xác lập lịch trình ký quỹ (tối đa là 15 năm) một lần phê duyệt kế hoạch phục
hồi. Khi kế hoạch được áp dụng, thì lần chi trả khoản ký quỹ đầu tiên trong 15
ngày phê duyệt kế hoạch phục hồi. Khi các hoạt động khai thác kéo dài không
đến 10 năm, khoản tiền ký quỹ có thể được trì hoãn khoản ký quỹ này quá 2
năm. Khi các hoạt động khai thác mỏ kéo dài quá 10 năm, hai lần chi trả tài
khoản ký quỹ liên tiếp có thể được trì hoãn nhưng không quá 3 năm.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

2.2.1.2. Kinh nghiệm ký quỹ môi trường tại Philippine
1

Ký quỹ môi trường cũng được áp dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng
sản tại Philippine. Theo Nghị định sửa đồi số 7942 nhằm triển khai thực hiện
Luật khai thác mỏ năm 1995 của Philippine, tại điều 13 qui định về khoản ký
quỹ mà người khai thác khoáng sản phải chi trả để được thực hiện đề án có nội
dung như sau: người ký quỹ hợp đồng/sở hữu giấy phép/ thuê đất sẽ phải chi trả
cho Chính phủ một khoản tiền đặt cọc có giá trị tối thiểu bằng 5% giá trị thị
trường của toàn bộ sản lượng khoáng sản khai thác hoặc các sản phẩm chế biến
không bảo gồm tất cả các loại thuế khác. 10% khoản tiền trên và 10% doanh thu
khác như quản lý hành chính, vệ sinh, khai thác và các chi phí liên quan khác

được thu từ hoạt động thăm dò, khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn tài
nguyên khoáng sản cùng với khoáng sản dự trữ sẽ được Chính phủ quản lý như
một quỹ tín dụng và sẽ được ký quỹ vào ngân quỹ của Chính phủ để phân phối
cho các đề án đặc biệt và các chi phí hành chính khác liên quan đến thăm dò,
khai thác, phát triển và quản lý môi trường khoáng sản.
2.2.1.3. Kinh nghiệm ký quỹ môi trường ở Australia
2

Tỷ lệ trái phiếu môi trường ở các khu khai thác mỏ ở phía tây Australia
ngày càng gia tăng từ đầu năm 2011, điều đó có nghĩa là chi phí thực hiện các
hoạt động thăm dò và khai thác ở bang này cũng đang gia tăng. Từ cuối năm
1980, trái phiếu môi trường được áp dụng tại Tây Australia như là một dạng
bảo hiểm nhằm đảm bảo cho khu vực tránh khỏi các nguy cơ về tài chính
trong trường hợp hoạt động khai thác mỏ thất bại trong việc phục hồi môi
trường sau khi khai thác. Trái phiếu môi trường được quản lý bởi Cục Môi
trường của Bộ mỏ và dầu khí (DMP).
Các chủ khai thác khoáng sản phải đảm bảo tuân thủ các quy định về
thăm dò, khai thác và cho thuê giấy phép khai thác theo Luật khai thác mỏ

1

2

in_environmental_bond_rates_for_wa_miners.page

×