Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 161 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
––––––––– *** –––––––––

LÊ THỊ VÂN ANH

Tín ngƣỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc - Thực trạng,
đặc điểm và những vấn đề đặt ra
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.Nguyễn Mạnh Cƣờng
2. TS.Nguyễn Văn Dũng


Hà Nội, 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan và
có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


NGHIÊN CỨU SINH



Lê Thị Vân Anh














DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT
Nội dung từ viết tắt
Viết tắt
Ghi chú
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD-ĐT

2
Ban Tôn giáo
BTG

3
Ban Dân tộc
BDT

4

Ban Dân vận
BDV

5
Phật giáo
PG

6
Công giáo
CG

7
Tin Lành
TL

8
Giáo sư
GS

9
Tiến sĩ
TS

10
Khoa học xã hội
KHXH

11
Nhà xuất bản
Nxb


12
Văn hóa thể thao và du lịch
VHTT&DL

13
Trung cấp Phật học
TCPH

14
Giáo hội Phật giáo
GHPG

15
Ủy ban nhân dân
UBND

16
Mặt trận Tổ quốc
MTTQ

17
Hội đồng nhân dân
HĐND

18
Hòa thượng
HT

19

Thượng tọa
TT

20
Thành phố Hồ Chí Minh
Tp.HCM

21
Văn hóa thể thao
VHTT


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Môc lôc
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 6
1.1.Tổng quan tư liệu, tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc 6
1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.3.Khung phân tích lý thuyết 22
1.4.Các khái niệm chính sử dụng trong luận án 22
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÍN NGƢỠNG Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY 30
2.1.Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh
Phúc hiện nay 30
2.2. Tín ngưỡng thờ bách thần ở Vĩnh Phúc 35
2.3. Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc 47
Tiểu kết chương 2 59

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÁC TÔN GIÁO VÀ HIỆN TƢỢNG TÔN
GIÁO MỚI Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY 61
3.1. Thực trạng Phật giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay 61
3.2. Thực trạng Công giáo ở Vĩnh phúc hiện nay 81
3.3. Thực trạng đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc hiện nay 92
3.4. Một số hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc hiện nay 102
Tiểu kết chương 3 109
Chƣơng 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN
GIÁO Ở VĨNH PHÚC 111
4.1. Một số đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay 111
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn
giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay, một số khuyến nghị 126
Tiểu kết chương 4 139
KẾT LUẬN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước nói chung, ở từng địa phương
nói riêng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín
ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng như
công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các cấp chính quyền trong
tình hình mới. Đối với Vĩnh phúc, đời sống vật chất của người dân trong
những năm qua đã được nâng cao một cách đáng kể. Cùng với sự tăng nhanh
về đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trong đó
có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Vĩnh Phúc là địa bàn có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng hoạt động và
cùng với đó là các cơ sở thờ tự và lực lượng quần chúng tín đồ; trước hết, đó
là các tín ngưỡng truyền thống. Cùng với tục thờ Bách Thần của người dân
trong tỉnh còn có các đền thờ Thánh Mẫu Tây Thiên được đặt ở nhiều nơi trên
vùng đất Tam Đảo. Hiện nay, ngoài đền Mẫu sinh, đền Mẫu hoá còn có các
đền thờ phụng công lao của Thánh Mẫu. Các hoạt động thờ Mẫu thường gắn
với nghi thức văn hoá dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh.
Đối với Phật giáo, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có tới 433 ngôi chùa.
Nhiều ngôi chùa cổ bị hoang phế nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và Ban Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Phúc cũng như công đức của
du khách thập phương nay đã được sửa sang hay khôi phục lại thành những
ngôi chùa lớn như: chùa Hà Tiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện
Trúc Lâm Tuệ Đức, v.v… Các cơ sở thờ tự này hằng năm thu hút được nhiều
du khách về hành hương đất Phật.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo, tại Vĩnh Phúc còn có Công
giáo và đạo Tin Lành. Hiện tại Công giáo ở Vĩnh Phúc có 45 nhà thờ, nhà
nguyện với 49 họ đạo thuộc 10 xứ đạo. Riêng đạo Tin Lành, trong tỉnh chỉ có
một chi hội được công nhận hoạt động hợp pháp, còn một số điểm nhóm khác

2
đang hoạt động nhưng chưa được chính quyền công nhận. Đồng bào theo Kitô
giáo (bao gồm cả Công giáo và đạo Tin Lành) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
hiện cũng đang có những đổi thay căn bản về cuộc sống. Nhiều nhà thờ Công
giáo và Tin Lành được tu sửa khang trang hơn trước. Số tín đồ Kitô giáo ở
Vĩnh Phúc cũng đang phát triển. Đa phần đồng bào Kitô giáo sống “tốt đời,
đẹp đạo” theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng giám mục Việt Nam:
“Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Vĩnh Phúc là địa bàn giáp ranh giữa vùng đồng bằng với vùng trung du
Bắc Bộ, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo và cũng
là mảnh đất nảy nở nhiều hiện tượng tôn giáo mới. Vào những năm 80 - 90

của thế kỷ XX, nơi đây là điểm hoạt động của nhiều hiện tượng tôn giáo mới
như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hoàng Thiên Long, v.v…
Hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới này đang diễn ra rất phức tạp và
để lại những hậu quả xã hội khó lường.
Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế đang ngày càng
mở rộng ra nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, Vĩnh Phúc là nơi hằng năm
đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, là điểm đến của nhiều nhà đầu
tư trong và ngoài nước, là nơi tập trung đông người lao động trong các khu
công nghiệp đến từ nhiều vùng khác nhau nên vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo -
một vấn đề rất nhạy cảm, có thể trở thành đối tượng để nhiều tổ chức, cá nhân
lợi dụng vào các mục đích chính trị và kinh tế vụ lợi. Đây là một vấn đề cần
đặc biệt quan tâm trong công tác quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc đã được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau với các quy
mô và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa có một công
trình nghiên cứu nào mang tính chất tổng hợp được triển khai dưới góc độ tôn
giáo học về vấn đề này.
Để có được một bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh
Phúc với các đặc điểm cùng những vấn đề đặt ra nhằm: một mặt, đáp ứng nhu

3
cầu tìm hiểu tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân địa phương; mặt khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế và văn hóa - xã
hội của tỉnh, trong đó có công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo và sự phát triển du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng,
chúng tôi chọn vấn đề: “ Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay: Thực
trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành tôn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng tín ngưỡng,
tôn giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó nêu lên những đặc điểm và những vấn đề đặt
ra đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh
này trong giai đoạn hiện nay, nêu lên những khuyến nghị nhằm phát huy vai
trò, hạn chế những tác động tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo Vĩnh Phúc trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án : để đạt được mục đích trên luận án
cần giải quyết những vấn đề sau:
Một là, làm rõ thực trạng của các tín ngưỡng đang hiện diện ở Vĩnh
Phúc như tín ngưỡng thờ bách thần, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên.
Hai là, làm rõ thực trạng của các tôn giáo đang hoạt động ở Vĩnh Phúc
như Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành và một số hiện tượng tín ngưỡng
tôn giáo mới;
Ba là, từ việc tìm hiểu và phân tích thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo ở
Vĩnh Phúc nêu lên những đặc điểm của chúng; trên cơ sở đó nhận diện những
vấn đề đặt ra và nêu lên những khuyến nghị đối với các tín ngưỡng, tôn giáo
và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Các tín ngưỡng, tôn giáo
đang hiện diện tại Vĩnh Phúc như: tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ bách
thần, Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành và các hiện tượng tôn giáo mới; Mối

4
quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương với các tổ
chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án :
Về lý thuyết, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo
trên giác độ khoa học liên ngành và chuyên ngành.
Về không gian, luận án nghiên cứu các tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn
toàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số vùng phụ cận có liên quan, tập trung vào một

số vùng trọng điểm như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn Tam
Đảo, các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, v.v…;
Về thời gian, luận án đề cập tới lịch sử hình thành, quá trình phát triển,
đặc biệt tập trung vào thực trạng của các tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc
giai đoạn hiện tại.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã vận
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: tôn
giáo học, xã hội học tôn giáo,triết học tôn giáo, sử học tôn giáo, dân tộc học
tôn giáo, văn hóa học tôn giáo. Đồng thời, luận án cũng vận dụng các
phương pháp logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát và điều
tra khảo sát thực tế.
5. Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khoa học đầu tiên trình bày một cách tương đối có hệ
thống về quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của tín ngưỡng, tôn
giáo ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu nêu lên các đặc điểm,
những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị đối với các cơ sở tín ngưỡng, các
tổ chức tôn giáo và các cấp chính quyền trong công tác tôn giáo và quản lý
nhà nước về tôn giáo ở Vĩnh Phúc.

5
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, về tín ngưỡng, tôn
giáo ở Vĩnh Phúc nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm bồi
dưỡng lý luận chính trị, các lớp tập huấn trong tỉnh và các vùng phụ cận.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho chức sắc, tín đồ
các tôn giáo, cán bộ các cấp chính quyền cơ sở làm công tác tôn giáo nói
chung và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng trên địa

bànVĩnh Phúc.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, mở
đầu, kết luận, danh mục các bài viết của tác giả có liên quan đến luận án, nội
dung của luận án gồm 4 chương với 13 tiết và các tiểu kết chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan (gồm 4 tiết)
Chương 2: Thực trạng tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc hiện nay (gồm 3 tiết)
Chương 3: Thực trạng các tôn giáo và hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh
Phúc hiện nay (gồm 4 tiết)
Chương 4: Một số đặc điểm cơ bản, những vấn đề đặt ra đối với tín
ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay (gồm 2 tiết)










6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu về tín ngƣỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc
1.1.1. Các tư liệu, tài liệu liên quan gián tiếp đến đề tài luận án
Các tư liệu, tài liệu liên quan gián tiếp đến luận án bao gồm các sách
chuyên khảo, các bài tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học và các tài liệu
khác có đề cập đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo mà tác giả đã tham khảo trong
quá trình thực hiện luận án.

Thứ nhất, các bộ sử lớn của nước ta được các sử gia của các triều đại
phong kiến biên soạn, như: Các bộ sử triều Nguyễn bao gồm: Lê Quý Đôn
(1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội; Đào Duy Anh (1964), Đất
nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội; Quốc sử quán triều Nguyễn
(1971), Đại Nam nhất thống chí, bản dịch, Nxb KHXH, Hà Nội; Quốc sử
quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam thực lục, tập 16, bản dịch, Nxb KHXH,
Hà Nội; Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, Nxb
KHXH, Hà Nội. Tác phẩm này của ông trước đó đã được nhà xuất bản Sử học
dịch và xuất bản năm 1960; Quốc sử quán triều Nguyễn (1998 ), Khâm định
Việt sử thông giám cương mục, bản dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nội các
triều Nguyễn (1993 ), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 7, bản dịch,
Nxb Thuận Hoá, Huế; Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên soạn thảo
(1993), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, 3 tập, Nxb KHXH, Hà Nội (năm
1998 cuốn sách này được Nxb. KHXH tái bản).
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa, khoa
bảng, phong tục, tập quán, bao gồm: Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc
văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. HCM; Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ
thuật Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội; Hoàng Xuân Chinh (1979 ), Di chỉ
khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội; Vũ Tam Lang (1991), Kiến

7
trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội; Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong
tục Việt Nam, Nxb Tây Ninh; Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa
lục, bản dịch của Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Thị Lâm, Cao Tự Thanh hiệu
đính và giới thiệu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Hữu Ngọc chủ biên (1995),
Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội; Phan Kế Bính
(1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp; Vũ Kim Biên
(1999), Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung Tâm UNESCO
xuất bản; Phạm Đức Thành Dũng, Vĩnh Cao đồng chủ biên (2000), Khoa cử
và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế; Phan Ngọc (2004),

Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội; Trịnh Khắc Mạnh (2006),
Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Chu Xuân Diên
(2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM; Đinh Khắc
Thuân (2009), Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu
Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội; Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010), Bảo tồn,
làm giàu & phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới
và hội nhập, Nxb KHXH, Hà Nội; Trần Quốc Vượng chủ biên (2010), Cơ sở
văn hóa Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, bao
gồm: Tạ Chí Đại Trường (1995), Thần, người và đất Việt, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội; Viện nghiên cứu Tôn giáo (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay, Nxb KHXH, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh, Nxb
Hà Nội; Nguyễn Hữu Mùi, Tác giả Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền và quá trình tàng
trữ sao lục Thần tích ở thời Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, La.99,
tài liệu lưu trữ; Nguyễn Hồng Dương (2009), Quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo
những năm gần đây, www.vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/2009; Nguyễn
Minh San (1999), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở

8
Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn
(2002), Suy nghĩ về mối quan hệ Nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt
Nam, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, tr.16; Nguyễn Mạnh Cường (2003), Bồ tát
quán thế âm trong các chùa vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb KHXH, Hà Nội;
Ngô Đức Thịnh (2005), Thờ Mẫu và hình thức múa bóng, hầu bóng ở Nam bộ,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1; Vụ Công tác Tôn giáo, Ban Dân vận Trung
ương (2007), Hỏi đáp một số vấn đề về đạo lạ ở nước ta hiện nay, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội; Ngô Đức Thịnh (2007), Đạo Mẫu, 2 tập, Nxb KHXH, Hà Nội.
Thứ tư, một số văn bản của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền

tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm: Hồ Chí
Minh tuyển tập (1960), Nxb Sự thật; Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa (1953), Sắc lệnh số 234- SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước về bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tài liệu lưu trữ; Hiến pháp Việt Nam ( năm
1946, 1959, 1980, 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Quốc hội nước
CHXHCNVN (2005), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 69-HĐBT ngày
21/3/1991 quy định về các hoạt động tôn giáo; Thủ tướng Chính phủ (2008),
Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch (2011 ), Văn bản chỉ đạo và Quản lý của Đảng, Nhà nước về lễ hội, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Đảng Bộ Vĩnh Phúc, Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc VII, Tài liệu lưu hành nội bộ.
1.1.2. Nguồn tư liệu, tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Các tư liệu, tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án bao gồm các
công trình chuyên khảo, các bài báo khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học
đề cập tới các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Vĩnh Phúc của các nhà khoa
học ở trung ương và địa phương.

9
Thứ nhất, những tài liệu liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, Phật giáo và
các hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc, bao gồm: Viện nghiên cứu Tôn
giáo - Sở VHTT Vĩnh Phúc xuất bản; Sở Văn hóa - Thông tin Vĩnh Phúc
(1990 ), Các bài hát chầu văn ở các cửa điện Mẫu ở Vĩnh Phúc, tài liệu sưu
tầm; Đỗ Quang Hưng (2001), “Hiện tượng tôn giáo mới” - Mấy vấn đề lí luận
và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5; Trần Lâm Biền (2006), Sơ
lược về bước đi của tín ngưỡng thờ Mẫu và Mẫu Tây Thiên, trong cuốn: Mấy
vấn đề về Phật giáo ở Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học); Ban Tôn giáo Vĩnh Phúc (2006), Mấy vấn đề về Phật giáo ở Tây
Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học); Lê Kim Thuyên,

Lê Kim Bá Yên (2009), Tín ngưỡng thờ mẫu ở Vĩnh Phúc, Sở văn hóa, thể
thao và du lịch Vĩnh Phúc xuất bản; Nguyễn Thị Tô Hoài (2010), Tín ngưỡng
thờ Thánh Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc và việc bảo tồn bản sắc văn hóa địa
phương trong bối cảnh hội nhập, Hội thảo tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên; Sở
văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc - Ban quản lý di tích (2010), Kỷ yếu
hội thảo khoa học về tín ngưỡng thờ mẫu ở Tây Thiên; Báo cáo sơ kết hoạt
động Phật sự các năm 2009, 2010, 2011; Báo cáo hoạt động Phật sự nhiệm kỳ
2002-2007 và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2007-2012 của Tỉnh Hội
Phật giáo Vĩnh Phúc.
Thứ hai, những tài liệu liên quan đến các vấn đề lịch sử, văn hóa, danh
nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: Lê Tượng, Vũ Kim Biên (1980), Lịch sử
Vĩnh Phúc, Ty Văn hoá và Thông tin Vĩnh Phú; Sở Văn hóa thông tin Vĩnh
Phú (1986), Địa chí Văn hóa dân gian vùng đất tổ, tài liệu lưu hành nội bộ;
Hoàng Xuân Chinh (2000), Vĩnh Phúc thời tiền sử, sơ sử, Lê Kim Thuyên
(1998), Trần Nguyên Hãn, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao Vĩnh Phúc; Lê
Kim Thuyên (1999 ), Danh nhân Vĩnh Phúc (tập 1), Sở Văn hoá, Thông tin,
Thể thao Vĩnh Phúc; Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao Vĩnh Phúc; Nguyễn

10
Xuân Lân (2000), Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo), Sở Văn hoá, Thông tin, Thể
thao Vĩnh Phúc; Lê Kim Thuyên (2003), Hai Bà Trưng và các tướng của Hai
Bà trên đất Vĩnh Phúc, Di tích - Sự tích, Sở Văn hoá, Thông tin Vĩnh Phúc;
Sở Văn hóa thông tin Vĩnh Phúc (2007), Di tích danh thắng Vĩnh Phúc; Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hoá, Thông tin Vĩnh Phúc (2008), Văn miếu
và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc (Kỷ yếu Hội thảo khoa học); Đặng
Xuân Vĩnh (2008), Tứ Trưng quê tôi, Nxb Văn học, Hà Nội; Các tài liệu
trong kho lưu trữ của Viện Khảo cổ học Việt Nam như: Kho AJ (xã chí) tỉnh
Vĩnh Yên, Không rõ năm xuất bản; Kho AE (thần tích) tỉnh Phúc Yên, Vĩnh
Yên; Kho AF (tục lệ) tỉnh Phúc Yên; Kho thần tích - thần sắc các tỉnh Phúc
Yên, Vĩnh Yên; Các báo cáo công tác tôn giáo của Ban tôn giáo Vĩnh Phúc

các năm 2009, 2010, 2011, 2012.
Các tư liệu, tài liệu trên đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vấn đề về
lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
nói chung và trường hợp Vĩnh Phúc nói riêng. Đây là nguồn tài liệu hữu ích
để chúng tôi xác định hướng nghiên cứu sâu hơn trong luận án. Vấn đề khái
quát thực trạng bức tranh tổng thể về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh này đồng
thời nêu lên những đặc điểm cơ bản , những vấn đề đặt ra và khuyến nghị với
các cấp chính quyền trong việc quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn đang còn
bỏ ngỏ. Nhiệm vụ của đề tài luận án là phải làm sáng tỏ những vấn đề trên để
có cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua phần tổng quan tư liệu, tài liệu cho thấy, các nghiên cứu về tín
ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây nhìn chung còn khá hiếm. Vào
trước những năm 50 của thế kỷ XX, mới có một số tài liệu của người Pháp
ghi chép về Chùa Cói (thị xã Vĩnh Yên), Tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh
(huyện Lập Thạch nay là huyện Sông Lô) cùng một số cơ sở thờ tự khác. Từ

11
những năm 1960 trở lại đây, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bỏ nhiều công
sức nghiên cứu một số cơ sở thờ tự, cùng những di vật tiêu biểu tại các cơ sở
thờ tự này. Đó là các công trình nghiên cứu về mỹ thuật thời Lý, Trần, Lê,
Mạc, hay những nghiên cứu về tháp Bình Sơn (chùa Vĩnh Khánh), tượng
Quan Âm nhiều mắt nhiều tay tại chùa Hạ (Vĩnh Yên), v.v… Các nhà khảo cổ
học cũng quay trở lại nghiên cứu thành Hai Bà Trưng, Thành Dền, Đền thờ
Hai Bà Trưng, Chùa Cói, hệ thống đình Tam Canh, Đình Thổ Tang, v.v…
Mặc dù vậy, cho đến trước những năm 1990, tuy đã có những nghiên cứu về
các cơ sở thờ tự và một số di vật tiêu biểu trong các cơ sở thờ tự này, song
vẫn chưa đầy đủ và chưa thành hệ thống.
Từ sau năm 1990 với nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về công tác tôn
giáo, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cả nước nói chung, nhân

dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có bước phát triển khá nhanh, đa dạng và ở
một mức độ nào đó không kém phần phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
có khá nhiều hiện tượng tín ngưỡng, đạo lạ xuất hiện và phát triển mạnh như
Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Đạo Tâm linh Hồ Chí Minh,
v.v… Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên, cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu
có dịp phát triển sôi động trở lại. Bên cạnh đó, một loạt các thiền viện, bảo
tháp và chùa được xây mới như Tây Thiên Thiền viện, An Tâm Thiền viện,
Tuệ Đức Thiền viện, chùa Hà Tiên…, cùng với sự phục hưng, tôn tạo các
chùa cũ như chùa Cói, chùa Hạ, chùa Vĩnh Khánh. Ngoài ra, Công giáo ở
Vĩnh Phúc cũng có chiều hướng phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của
đạo Tin Lành.
Trước tình hình nêu trên, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu
ở Trung ương đã kết hợp với các nhà nghiên cứu ở Vĩnh Phúc tổ chức nhiều
cuộc hội thảo khoa học, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, cho in ấn
nhiều công trình chuyên khảo liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo trong tỉnh. Để

12
tiện cho việc theo dõi, tác giả luận án xin tóm lược các kết quả nghiên cứu đó
theo các chuyên đề sau:
1.2.1. Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Công trình nghiên cứu tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu đầy đủ nhất,
cụ thể và chi tiết nhất là các công trình của tác giả Ngô Đức Thịnh như: Đạo
Mẫu (gồm 2 tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2007; Đạo Mẫu Việt Nam,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2009; Lên đồng, hành trình của thần linh và thân
phận, Nxb Trẻ, 2008. Trong các công trình này, tác giả đã làm rõ Đạo Mẫu
tôn thờ Mẫu (Mẹ) với tư cách là vị thần tối cao, có quyền năng sáng tạo, cai
quản, phù trợ cho con người, mang lại sức khỏe, tài lộc trong đời sống trần
gian. Đạo Mẫu hướng con người về cõi sống chứ không phải là linh hồn, cõi
chết. Đạo Mẫu có từ lâu đời, nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục
thờ Nữ thần, Mẫu thần mới phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh

Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Trong xã hội hiện tại, với kinh tế thị trường và đô
thị hóa, Đạo Mẫu đổi mới, trẻ hóa, hòa nhập vào dòng chảy đời sống xã hội
hiện đại. Các công trình này đã làm rõ các vấn đề như: Đạo Mẫu - Những vấn
đề chung; Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở Bắc bộ; Thờ mẫu ở Trung bộ; Thờ mẫu ở
Nam bộ; Thờ mẫu, hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Tác giả viết: “Đạo Mẫu và
các hình thức Hầu đồng đều ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật rất
phong phú. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần
linh, đó còn là các hình thức văn học truyền miệng, diễn xướng với âm nhạc,
ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc, Nghi lễ Hầu đồng của
Đạo Mẫu đã kết tinh, chắt lọc tạo nên một không gian tâm linh hàm chứa sự
uy nghi, sang trọng, tràn ngập niềm vui và nét đẹp của nét hình thức sân khấu
tâm linh, một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng tôi tin
rằng Đạo Mẫu - Hầu đồng sẽ được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại” [95, tr.4]

13
Ngoài ra, các kinh sách có đề cập đến Đạo Mẫu được biên tập bởi tác
giả Hoàng Thủy như: Sám tạ long thần khoa; Phát tấu nghi; Lễ trưởng minh
y khoa; Lễ tạ phần mộ; Khoa tạ quá; Khoa thiên quan; Khoa lễ trả nợ tào
quan; Khoa lễ vô thường; Khoa lễ tam tai giải hạn; Khoa lễ thiên đài; Khoa
lễ tam phủ thục mệnh tiễn căn cầu an; Khoa lễ tam phủ đối khám; Khoa lễ
nam tào bắc đẩu; Khoa lễ tạ phần mộ; Khoa lễ minh vương thục án; Khoa lễ
giải ác mộng; Khoa lễ đương niên đương cảnh; Khoa lễ điền hoàn địa mạch.
Những tài liệu này được đăng trên website Đạo Mẫu Đông A Phụ. Cũng trên
website này, Ban biên tập đã đăng các tài liệu quan trọng về Đạo Mẫu, trong
đó có Đạo Mẫu ở Vĩnh Phúc như: Đạo Mẫu Việt Nam - Chúa Bói; Minh Đạo
Gia Huấn, Đạo Mẫu Việt Nam - Hành Lễ mở phủ hầu đồng. Mặc dù đây
không phải là tài liệu của các nhà nghiên cứu khoa học mà là tài liệu hành
nghề của tín đồ Đạo Mẫu, nhưng các tài liệu này được sử dụng để nghiên cứu,
khảo sát thực tế về Đạo Mẫu như cách bày trí lễ vật, các thủ tục cúng tế, trang

phục, lễ vật, v.v…
Những thông tin và số liệu thống kê qua các bài viết đăng trên website
của Sở Văn hóa Thể thao Du Lịch Vĩnh Phúc là cơ sở tin cậy để chúng tôi đi
vào phân tích về chủ đề Đạo Mẫu. Đó là các bài viết: Sự hình thành của Mẫu
Tứphủ; Đạo Mẫu; Mẫu thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc và tín
ngưỡng dân gian ở Vĩnh Phúc; Suy ngẫm về mâm ngũ quả ở hai miền Nam -
Bắc; Cần hiểu như thế nào về tín ngưỡng thờ Mẫu?; Thờ Thành hoàng sống;
Tín ngưỡng thờ thần ở Tam Đảo.
Bài viết Tam phủ Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu ghi rõ: “Tứ phủ:
Đạo Mẫu Việt Nam (chủ yếu là ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) tôn thờ bốn vị
Thánh Mẫu… là: Mẫu Thượng Thiên - Đệ Nhất, Mẫu Thượng Ngàn - Đệ Nhị,
Mẫu Thoải - Đệ Tam, Mẫu Địa - Đệ Tứ: Địa Tiên Thánh Mẫu

14
Tam phủ là ba phủ, gồm có phủ Thượng Thiên, phủ Thượng Ngàn và
phủ Thoải. Mỗi phủ do Thánh Mẫu của phủ ấy đứng đầu. Trên điện thần hiện
nay có ba pho tượng tọa ở vị thế cao nhất mang sắc phục đỏ, xanh, trắng, đó
là Mẫu của ba phủ. Tuy nhiên Mẫu không tham dự việc đời, nên việc hành
pháp của Mẫu đều dựa vào Tam tòa. Đó là quyền năng của ba vị chúa (biểu
trưng là ba động chúa) của ba phủ (Thiên, Ngàn, Thoải), cùng với năm vị
hàng quan được thực thi ở Tam tòa, hình thành một thiết chế ảo về Hội đồng
Tam phủ để thực thi, xét đoán công việc người trần gian, hình thành nên lễ
đốn cho người trần gian, chuộc mệnh cầu an khang, tránh bệnh tật, ốm đau
cho người dưng, đổi khám tù cho cha ông dưới âm phủ. Bởi vậy trong các giá
đồng, chỉ có các giá hàng Chúa, hàng Quan mới có chức năng chứng lễ, một
nghi thức đặc biệt về lễ ở điện Mẫu”[106, tr.3].
Những tài liệu trên mặc dù trực tiếp nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Vĩnh Phúc và những chứng cứ đưa ra rất phong phú, nhưng còn nhiều quan
niệm khác nhau nênvẫn chưa hệ thống hóa được hệ thống điện thần, điện
Mẫu, đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc, những vấn đề đặt ra đối

với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc hiện nay. Những công trình nghiên cứu
về tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc vẫn còn thiếu vắng tín
ngưỡng của các tộc người Dao, người Sán Dìu, người Cao Lan.
1.2.2. Nghiên cứu về Phật giáo
So với nghiên cứu tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là nghiên cứu Đạo
Mẫu, các công trình nghiên cứu Phật giáo ở Vĩnh Phúc còn rất khiêm tốn. Tài
liệu có giá trị nhất là các báo cáo sơ kết hoạt động Phật sự của Ban trị sự tỉnh
hội Phật giáo Vĩnh Phúc các năm 2009, 2010, 2011, đặc biệt là báo cáo tổng
kết và phương hướng hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ 2012- 2015. Các báo
cáo nêu trên đã nêu bật được những nội dung cơ bản của hoạt động Phật sự
như: công tác tăng sự, giáo dục tăng ni, hoạt động hoằng pháp, nghi lễ, xây dựng

15
thư viện,v.v… Đặc biệt, các báo cáo này đã nêu bật được những thuận lợi và khó
khăn của công tác Phật sự cũng như đề ra những biện pháp khắc phục.
Tài liệu nghiên cứu của Thượng tọa Thích Giác Minh, Phó trưởng ban
thường trực Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Vĩnh Phúc với tiêu đề Phật giáo
VĩnhPhúc - 10 năm một chặng đường đã khái quát lịch sử Phật giáo Vĩnh
Phúc từ khi tách tỉnh đến nay. Tài liệu viết: “Ngay sau khi thành lập tỉnh hội,
các hoạt động Phật sự được diễn ra tốt đẹp và được duy trì thường xuyên như:
Tổ chức các khóa an cư kiết hạ cho tăng, ni, tổ chức Đại lễ Phật đản, Đại lễ
Vu lan hằng năm. Lần lượt 9/9 Ban Đại diện PG huyện, thị được kiện toàn
ngay trong nhiệm kỳ đầu. Tổ chức 3 Đại giới đàn tại tổ đình Trung Hậu vào
các năm 2002, 2004, 2006; do đó số tăng, ni mỗi ngày một tăng thêm, đến
cuối nhiệm kỳ tổng số tăng ni đã lên đến gần 100 vị. Một số cơ sở được bổ
nhiệm thêm nhân sự và mở mang cơ sở thờ tự của Phật giáo như: Thiền viện
Trúc Lâm Tây Thiên tại huyện Tam Đảo.
Nhiệm kỳ II (2007-2012), tăng, ni tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Phúc đã khắc
phục mọi khó khăn để phát triển trên mọi phương diện hoạt động và đạt được
những thành tựu Phật sự đáng kể như: Tổ chức thành công Đại lễ Vesak năm

2008 tại tỉnh nhà với trên 6.000 người tham dự, tổ chức diễu hành xe hoa
mừng Đại lễ Phật đản hằng năm, tổ chức Đại lễ Vu lan có hàng ngàn người
tham dự, tổ chức 2 đại giới đàn trang nghiêm vào năm 2008 có trên 40 giới tử
và năm 2010 có trên 70 giới tử xuất gia tham dự. Ngoài ra, còn có hàng trăm
giới tử tại gia đăng ký thọ bồ tát giới tại các giới đàn. Các công tác giáo dục
tăng ni, hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử luôn được chú trọng, các đạo tràng
được thành lập và sinh hoạt quy củ. Hoạt động văn hóa văn nghệ Phật giáo
phát triển.
Với chủ trương “Thuyết giảng lưu động”, Ban Hoằng pháp không quản
ngại đường sá xa xôi đã đi đến các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh để thuyết

16
giảng như tại các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương và rộng
khắp trên địa bàn tỉnh. Có nơi thuyết giảng tại chùa, có nơi thuyết giảng tại
hội trường UBND xã, có sự tham dự của các vị lãnh đạo xã. Đặc biệt có
những buổi thuyết giảng cho đối tượng là học sinh các trường tiểu học, trung
học phổ thông, sinh viên Trường Cao đẳng An ninh, v.v…”[6, tr. 8].
Các công trình nghiên cứu Phật giáo ở Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung
nghiên cứu khu vực Tây Thiên - Tam Đảo, nơi có Thiền viện Trúc Lâm.
Những tài liệu này được in trong kỷ yếu hội thảo: “Mấy vấn đề Phật giáo ở
Tây Thiên- Tam Đảo - Vĩnh Phúc” năm 2006. Trong bài viết của mình tại hội
thảo này, tác giả Thích Kiến Nguyệt đã đưa ra nhận định: Tây Thiên có
thể là một trong cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Tác giả viết: “Theo
ngọc phả Hùng Vương, vào thời Hùng Vương thứ bảy (Chiêu Vương),
trên núi Tam Đảo đã có chùa thờ Phật.Theo truyện Nhất Dạ Trạch trong
Lĩnh Nam Trích Quái, Chử Đồng Tử, chồng công chúa Tiên Dung, là
một Phật tử thời Hùng Vương thứ ba.
Theo sách Đại Sử Ký (Mahavamsa) của Tích Lan, năm 325 trước Công
nguyên, đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra tại thành Pataliputta (Hoa
Thị), nước Maghada (Ma Kiệt Đà), do Hoàng đế Asoka (A Dục) đề xướng

bảo trợ, Đại lão Hoà thượng Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu)
làm chủ tọa. Sau đại hội này, có cử 9 phái đoàn đi hoằng pháp khắp các nơi
trong nước Ấn Độ và các nước bên ngoài Ấn Độ.
Sự hoằng dương Phật pháp thời vua A Dục trong và ngoài Ấn Độ diễn
ra trong khoảng thời gian từ năm 325 đến năm 258 trước Công nguyên, tương
ứng với thời Hùng Vương ở nước ta và trùng hợp với các sử liệu về Phật giáo
ghi trong ngọc phả Hùng Vương, chuyện Chử Đồng Tử, Giao Châu Ký của
Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên. Như vậy, có thể khẳng
định, Phật giáo truyền vào nước ta vào thời Hùng Vương”[8, tr.30-31].

17
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí có bài: “Vài nét về chùa Tây Thiên ở vùng
núi Tam Đảo, huyện Tam Đảo”. Tác giả ghi rõ: “Cảnh núi thanh u, xa
cách bụi trần đã thu hút sự chú ý của nhiều vị Đầu Đà. Họ tìm đến đây
khai sơn phá thạch, dựng chùa thờ Phật, đặt tên chùa là Tây Thiên, ý muốn
ví với miền đất Phật ở bên Tây Trúc. Từ đó về sau, trải qua các đời, chùa
Tây Thiên được tôn tạo nhiều lần. Nhiều nhà sư danh tiếng đến đây tu
hành, càng làm tăng thêm sự chú ý của thiện tín mười phương. Nhờ đó,
Phật giáo ở vùng đất Tam Đảo được xếp ngang với các trung tâm Phật
giáo lớn của xứ Đoài như chùa Thầy ở huyện Yên Sơn, chùa Hoa Long ở
huyện Bạch Hạc, chùa Đôi Hồi ở huyện Đan Phượng” [86, tr.102].
Những tài liệu, những công trình nghiên cứu về Phật giáo Vĩnh Phúc
đến thời điểm hiện nay chỉ mới dừng lại tập trung nghiên cứu vùng Tam Đảo
- Vĩnh Phúc; những vùng khác như Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, v.v… dường như
còn bỏ ngỏ. Vấn đề đặt ra là phải khái quát một bức tranh tổng thể về Phật
giáo Vĩnh Phúc để có cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn.
1.2.3. Nghiên cứu về Công giáo và đạo Tin Lành
Những công trình nghiên cứu về Công giáo và đạo Tin Lành ở Vĩnh
Phúc rất hiếm. Những thông tin mà chúng tôi thu thập để nghiên cứu được
cung cấp bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tôn giáo

tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc. Theo tìm hiểu của chúng tôi,
hiện nay chưa xuất hiện công trình nghiên cứu nào về Công giáo và đạo Tin
Lành ở Vĩnh Phúc. Những thông tin về Công giáo và đạo Tin Lành ở Vĩnh
Phúc chỉ nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu tôn giáo nói chung.
Những thông tin do linh mục Giuse Trần Quang Vinh cung cấp về lịch sử
hình thành, phát triển và những nội dung khác về giáo xứ Vĩnh Yên là những
thông tin để chúng tôi tham khảo về giáo xứ Tam Đảo trên website của Giáo
Phận Bắc Ninh. Những thông tin liên quan đến đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc

18
được cung cấp bởi trang điện tử Tin Lành Miền Bắc. Nhìn chung những tài
liệu này chỉ cung cấp một số cứ liệu cụ thể về số lượng nhà thờ, số lượng tín
đồ, số lượng giáo sĩ qua từng thời kỳ và hiện tại.
1.2.4.Nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo mới
Nếu như các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, Phật giáo, Công giáo
và đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc còn khá ít và chưa tập trung thì các công trình
nghiên cứu về các hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc lại càng nghèo nàn hơn.
GS. Đặng Nghiêm Vạn, người sáng lập và nhiều năm lãnh đạo Viện
Nghiên cứu tôn giáo, là một trong số những người đầu tiên đề cập đến hiện
tượng tôn giáo mới ở Việt Nam. Theo ông, trước xu thế phát triển của đời sống
tôn giáo hiện nay, nhất là sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới như một
phong trào, bắt đầu từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX, ta thấy xuất hiện những tôn giáo
do người trần mắt thịt sáng lập. Diễn biến của các hiện tượng tôn giáo mới còn
phức tạp, nếu như ở Việt Nam vào năm 1990 mới có 10 hiện tượng tôn giáo
mới, thì đến nay con số đó đã lên tới trên 50 hiện tượng, đa số là những chi
nhánh của đạo Tin Lành mà ngay đến những tổ chức Tin Lành chân chính cũng
không chấp nhận được. Theo ông, những hiện tượng tôn giáo mới phản ánh tính
thời đại, rõ ràng là xấu nhiều hơn tốt, bị các thế lực chính trị lợi dụng, phản ứng
với trật tự xã hội bất công hiện hành, nhưng chưa có lối thoát.
Cũng theo GS. Đặng Nghiêm Vạn, vấn đề hiện tượng tôn giáo mới chỉ

nêu ra một điều là xu thế tôn giáo trong xã hội hiện đại ngày nay càng ngày
càng đa dạng. Không còn là vấn đề Đấng Tối cao, vấn đề tổ chức trong tôn
giáo, mà là vấn đề dân chủ, vấn đề tự do cá nhân, thậm chí cực đoan, nên nó
dường như là mối lo ngại của loài người. Giới khoa học đều gọi những hiện
tượng tôn giáo mới nảy sinh là phong trào hay hiện tượng tôn giáo mới, chứ
không gọi là tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo. Vấn đề tín ngưỡng hay tôn
giáo còn cần được thảo luận thêm, nhưng điều đáng lưu ý là làm sao cho đời

19
sống tôn giáo được lành mạnh, không bị các thế lực chính trị lợi dụng với ý đồ
xấu. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu của mình, GS. Đặng Nghiêm
Vạn không đề cập cụ thể đến các hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tiêu biểu về hiện tượng tôn giáo
mới ở Vĩnh Phúc đều do Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam thực hiện.
Những nghiên cứu tiêu biểu về hiện tượng tôn giáo mới có đề cập đến
các “hiện tượng đạo lạ” ở Vĩnh Phúc là các công trình của GS.TS. Đỗ Quang
Hưng. Trong bài viết: “Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và “Hiện tượng tôn giáo
mới”, GS.TS. Đỗ Quang Hưng cho rằng, “Hiện tượng tôn giáo mới” là một
trong những vấn đề thời sự của tôn giáo thế giới thế kỉ XXI. Dù rằng người ta
còn phải tiếp tục trao đổi tranh luận để tìm kiếm “một định nghĩa” về nó,
nhưng những kết quả nghiên cứu hai, ba thập niên gần đây của chuyên ngành
Khoa học về các tôn giáo (Tôn giáo học) đã cho thấy sự hiện diện “có lí” của
các hiện tượng tôn giáo mới trong đời sống tôn giáo nhân loại. Có thể nói
rằng, GS.TS. Đỗ Quang Hưng là người đầu tiên làm rõ nguồn gốc của các
hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc.
Trong những năm vừa qua, theo sự khảo sát của chúng tôi, trong số các
nhóm phái thuộc các “hiện tượng tôn giáo mới” ở miền Bắc nước ta có không
ít các nhóm phái chịu ảnh hưởng của Đạo Mẫu.
Theo Báo cáo công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2013 và phương

hướng nhiện vụ cuối năm 2013 của Ban Dân vận tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn
tỉnh có 3 đạo lạ hoạt động là đạo Tiên Rồng, đạo Nguyễn Điền và đạo Long
Hoa Di Lặc. Đạo Tiên Rồng có 16 phụ nữ xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên
và 5 phụ nữ xã Minh Quang, huyện Tam Đảo tham gia; Đạo Nguyễn Điền có
10 hộ gia đình xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, 7 hộ gia đình xã Hợp
Thịnh, huyện Tam Dương và 4 hộ gia đình xã Đức Bác, huyện Sông Lô tham

20
gia; Đạo Long Hoa Di Lặc có 5 hộ gia đình xã Bình Dương, huyện Vĩnh
Tường tham gia.
Đề cập đến hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc còn có các bài viết
trên một số báo in và báo mạng. Mặc dù những bài viết đăng trên những báo
này không phải là các bài viết có tính chất chuyên ngành, nhưng ở một mức
độ nhất định đã đề cập đến khía cạnh thực tiễn của vấn đề này.
1.2.5. Những vấn đề đặt ra
Từ những trình bày trên, có thể đưa ra một nhận định sau đây:
Một là, số lượng các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu
nói riêng ở Vĩnh Phúc tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các công
trình đó chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tư liệu, nặng về mô tả,
còn tản mạn và chưa có hệ thống, chủ yếu xoay quanh tín ngưỡng thờ Mẫu
Thượng Thiên ở Tây Thiên mà chưa đưa ra được một bức tranh tổng thể về đời
sống tín ngưỡng cũng như những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực này. Theo chúng
tôi, hiện nay thờ Mẫu là hiện tượng phổ biến, điện thờ Mẫu xuất hiện tại rất
nhiều nơi ở Vĩnh Phúc. Do vậy, cần có những công trình tổng quát và có hệ
thống về tín ngưỡng thờ Mẫu, từ đó đề xuất những giải pháp để những tác động
tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát huy, đồng thời hạn chế những
tác động tiêu cực, mê tín dị doan trong đời sống xã hội ở Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc còn kết hợp với
tín ngưỡng thờ thần. Dấu ấn về tín ngưỡng thờ thần trong các công trình đã

nêu còn hơi mờ nhạt. Việc làm rõ hệ thống thần được thờ trong Đạo Mẫu ở
Vĩnh Phúc là rất cần thiết.
Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng như một số tín ngưỡng thờ
cúng khác của người Việt, người Sán Dìu, người Dao, người Cao Lan, v.v…
còn đang thiếu vắng trong các công trình khoa học đã nêu. Do vậy, cần làm rõ

21
đặc điểm tín ngưỡng của người Việt và các dân tộc thiểu số trên địa bàn Vĩnh
Phúc để có một bức tranh đầy đủ về tín ngưỡng của người dân Vĩnh Phúc,
trong đó ưu tiên làm rõ tín ngưỡng thờ Mẫu, bởi vì đây là điểm nổi bật nhất
trong tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc.
Hai là, các công trình nghiên cứu về Phật giáo ở Vĩnh Phúc cả về số lượng
và chất lượng còn khá khiêm tốn. Bởi vậy, việc làm rõ vai trò của Phật giáo
trong đời sống tinh thần của người dân Vĩnh Phúc công cuộc đổi mới hiện nay
trong sự so sánh với các giai đoạn phát triển trước đó là điều cần thiết.
Ba là, các công trình nghiên cứu về Công giáo và đạo Tin Lành ở Vĩnh
Phúc hiện gần như đang ở con số không. Do đó, quá trình truyền giáo của hai tôn
giáo này vào tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như sự phát triển của chúng hiện nay là
những vấn đề cần phải làm rõ . Trên cơ sở đó trình bày về đặc điểm, vai trò và
ảnh hưởng của Công giáo và đạo Tin Lành trong đời sống xã hội ở Vĩnh Phúc.
Bốn là, Vĩnh Phúc còn thu hút các nhà nghiên cứu bởi sự xuất hiện của
một số hiện tượng tôn giáo mới vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX trên
địa bàn này. Nhiều hiện tượng tôn giáo mới đã để lại những hậu quả xã hội
khó lường. Do vậy, cần phải tìm ra nguyên nhân, thực trạng và đề xuất những
giải pháp nhằm xóa bỏ những tác động xấu đến xã hội của hiện tượng này.
Cuối cùng là, cần phải tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay, cụ thể là tìm hiểu việc thực hiện các văn bản của
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể trong tỉnh về công tác tôn giáo
và quản lý nhà nước về tôn giáo. Đặc biệt là cần tập trung làm rõ việc tổ chức thực
hiện chương trình hành động của Chính phủ về công tác tôn giáo; thực hiện: Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940 ngày
31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Nghị định
số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín Ngưỡng,
tôn giáo.

×