BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa
Học viên: Nhóm 04
Lớp: Cao học QTKD K6.2
Hà Nội, tháng 9/2010
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giảng Viên: PGS.TS.Tăng Văn Nghĩa
Lớp: Cao học QTKD K6.2
Học viên: Nhóm 4
STT
31
32
33
35
36
37
38
39
40
Họ và tên
Tống Thị Hiền
Trần Trung Hiếu
Lê Hữu Hiếu
Lê Trung Hiếu
Đinh Thị Phương Hoa
Trần Hải Hịa
Phạm Sỹ Hồn
Nguyễn Ngọc Hội
Lê Thị Hồng
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
LỜI CÁM ƠN
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành nhất tới Thầy giáo - PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa đã tận tình dạy bảo và truyền thụ
cho chúng tơi kiến thức quý báu qua hệ thống bài giảng cô đọng, súc tích và những
buổi học bổ ích trên giảng đường. Đó sẽ là hành trang vơ giá mà chúng tơi có được để
ln mang bên mình và vận dụng linh hoạt vào thực tế cuộc sống.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 2
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI...................6
1.1. Khái niệm về tự vệ thương mại.......................................................................6
1.2. Các biện pháp tự vệ thương mại.....................................................................6
1.2.1. Biện pháp thuế quan........................................................................................6
1.2.2. Các biện pháp phi thuế quan...........................................................................7
1.3. Điều kiện chung áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại............................7
1.3.1. Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường
nội địa........................................................................................................................ 7
1.3.2. Việc gia tăng hàng hố nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa....................................................8
1.3.3. Sự gia tăng về số lượng hàng hố nhập khẩu đó phải là ngun nhân trực
tiếp gây ra những thiệt hại nói trên...........................................................................8
1.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO..................9
1.4.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử..................................................................9
1.4.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và
mức độ cần thiết........................................................................................................9
1.4.3. Nguyên tắc đảm bảo bồi thường tổn thất thương mại....................................10
1.4.4. Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển..........................................10
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM........................................................................11
2.1. Sự cần thiết áp dụng các biện pháp tự vê thương mại trong xu thế tự do
hóa tồn cầu...........................................................................................................11
2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tại các doanh
nghiệp Việt Nam....................................................................................................11
2.2.1. Văn bản pháp luật điều chỉnh........................................................................11
2.2.2. Thực trạng áp dụng tại Việt Nam..................................................................13
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TỰ VỆ THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM............................................................................................................. 16
3.1. Đối với Nhà nước............................................................................................16
3.2. Đối với Doanh nghiệp.....................................................................................18
KẾT LUẬN............................................................................................................21
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 3
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 4
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hố kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
nhiều quốc gia trên cơ sở tạo ra một sân chơi tự do và công bằng. Tháng 12/2006, Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là
một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ
trước đến nay. Bên cạnh cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu với nhiều nước trên
thế giới, Việt Nam cũng phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Có lẽ khó khăn lớn
nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó là những tác động tiêu cực do cạnh tranh gây ra,
nhất là trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất nội địa Việt Nam
còn rất yếu kém. Khơng riêng gì Việt Nam, đây cũng là bài tốn hóc búa đặt ra cho rất
nhiều quốc gia. Do vậy, tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là GATT đã đi tiên
phong trong việc đề ra biện pháp tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có cơ
hội điều chỉnh để tồn tại và phát triển, tránh những tồn tại nghiêm trọng khi tham gia
vào tự do hố thương mại. Đó chính là cơ chế tư vấn thương mại đối với hàng nhập
khẩu.
Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của các
biện pháp tự vệ và có những cách vận dụng khác nhau thì tại Việt Nam, việc áp dụng
cơ chế này vẫn là một đề tài khá mới mẻ.
Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề:
“Biện pháp tự vệ thương mại: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết đối với doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cuối môn học Pháp luật
kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng các
biện pháp tự vệ thương mại để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tự vệ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tự vệ thương mại của Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài;
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu;
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 5
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
-
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
Hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp.
5. Giả thiết khoa học
Nếu xác định rõ thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với
doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp này đưa ra được các biện
pháp tự vệ thương mại thích hợp từ đó khơng những giảm thiểu các rủi ro khi sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm mội địa mà còn tránh được các hành động trả đũa của các
nước khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Nhóm các phương pháp bổ trợ.
7. Cấu trúc của tiểu luận
Ngồi trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận
có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung: Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu, tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về tự vệ thương mại;
Chương 2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tại Việt
Nam;
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự vệ
thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Phần kết luận.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 6
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về tự vệ thương mại
Tự vệ thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình
thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, các khoản phụ thu hay các biện
pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hố nhập khẩu trong trường hợp những
hàng hoá này được nhập khẩu một cách quá mức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến
ngành sản xuất nội địa.
“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công
nghiệp trong nước. Để xác định có hay khơng thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ
vào các chỉ tiêu như: lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối,
mức độ tăng thị phần nhập khẩu của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh
số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng, công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của
ngành sản xuất nội địa.
“Ngành công nghiệp trong nước” không chỉ giới hạn ở những hãng sản xuất
những mặt hàng giống hệt nhau mà còn mở rộng đối với những mặt hàng tương tự,
những hàng hố có thể thay thế hàng hố nhập khẩu, cạnh tranh trực tiếp trên thị
trường.
1.2. Các biện pháp tự vệ thương mại
Theo điều XIX và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một quốc gia có
quyền lựa chọn 1 trong các biện pháp tự vệ sau:
Tăng mức thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần (biện pháp thuế quan);
Áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch (biện pháp phi
thuế quan)
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 7
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
1.2.1. Biện pháp thuế quan
Đây là biện pháp mà Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) cho phép để bảo hộ
thị trường trong nước và chủ yếu dưới dạng tăng thuế nhập khẩu, vì đây là cơng cụ
đảm bảo tính minh bạch và dễ dự dốn, được thực hiện bằng những con số rõ ràng, do
vậy người ta có thể thấy được mục đích bảo hộ dành cho 1 ngành sản xuất của mỗi
quốc gia. Ngoài ra, do biện pháp thuế quan chỉ làm tăng giá sản phẩm nên cũng khơng
làm cho thương mại bị bóp méo và đảm bảo cho “bàn tay vơ hình”của thị trường thực
hiện được chức năng của mình. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình hội nhập, các
nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải có lịch trình cắt
giảm cụ thể.
1.2.2. Các biện pháp phi thuế quan
Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự
nguyện (VERs- Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để
ép buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể
hiện sự phân biệt đối xử rất rõ. Vì vậy trong hiệp định về các biện pháp tự vệ, WTO đã
cấm sử dụng VERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm:
a) Hạn ngạch
Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hố xuất nhập
khẩu từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Có 2 loại hạn ngạch:
- Hạn ngạch tuyệt đối: là hạn ngạch mà khi áp dụng nếu hàng hoá nhập khẩu vượt
q một khối lượng đã qui định thì khơng được cấp giấy phép xuất khẩu (XK).
- Hạn ngạch thuế suất thuế quan: là hạn ngạch mà khi áp dụng nếu khối lượng hàng
hố nhập khẩu khơng vượt q mức độ qui định thì sẽ đánh thuế suất thơng thường,
ngược lại sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánh thuế tăng lên theo phân tăng lên theo
từng phần tăng tương ứng của số lượng hàng hố nhập khẩu (NK).
b) Các cơng cụ khác
Một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm
NK, cấp giấp phép nhập khẩu hay phụ thu đối với hàng NK..v..v..Cá biện pháp này
thường mang tính chủ quan của nước NK với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa
nên WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại
và yêu cầu xố bỏ thay vào đó là các biện pháp hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan.
1.3. Điều kiện chung áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 8
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
WTO trong các văn bản của mình đã đề ra những điều kiện áp dụng các biện
pháp tự vệ thương mại mà theo đó, 1 quốc gia chỉ được quyền áp dụng biện pháp này
nếu xét thấy đã hội dủ các điều kiện sau
1.3.1. Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường
nội địa
Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu dẫn đến áp dụng các biện pháp tự vệ thương
mại được xác định dựa vào 1 số tiêu chí cụ thể: đó là sự gia tăng một cách một cách
tương đối hay tuyệt đối về sản lượng số lượng hay giá trị của loại hàng hố đó so với
số lượng, khối lượng hay giá trị của hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực
tiếp được sản xuất trong nước. Mục 1(a) điều XIX hiệp định GATT 1994 đưa ra khái
niệm “sự thay đổi không lường trước - unforeseen development” theo đó sự gia tăng
về số lượng hàng hố nhập khẩu phải không lường trước được, nghĩa là sự biến đổi đó
xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và khơng có gì để khẳng định rằng các nhà đàm
phán, những người đã đưa ra nhượng bộ thuế quan, có thể hay lẽ ra phải dự đoán được
sự biến đổi đó. Thực tiễn xét xử các vụ kiện liên quan đến tự vệ thương mại cho thấy
sự gia tăng nhập khẩu để dẫn đến quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại phải
đáp ứng được các tiêu chí cả về định lượng cũng như định tính. Sự gia tăng này phải
vừa mới diễn ra, phải mang tính bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và phải gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.3.2. Việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa
Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng đánh
giá những yếu tố kinh tế có liên quan dến tình hình sản xuất của ngành này gồm:
- Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm liên quan một cách tuyệt
đối hay tương đối;
- Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu % thị phần trong nước;
- Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỉ
suất đầu tư..
- Tác động đến thị trường lao động.
Việc điều tra sẽ do 1 cơ quan chuyên trách ở mỗi quốc gia đảm nhiệm. Tuy
nhiên, nếu như xét thấy bất kì 1 sự trì hỗn nào có thể làm cho tình hình trở nên trầm
trọng hơn và khó phục hồi, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời mà
chỉ dựa vào những dấu hiệu ban đầu cho thấy có thiệt hại nghiêm trọng bắt nguồn từ
gia tăng nhập khẩu, không cần đợi kết quả điều tra. Biện pháp này chỉ kéo dài tối đa
200 ngày và được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất. Khoảng thời gian áp tự vệ
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 9
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
tạm thời cũng sẽ được tính vào tổng thời gian áp dụng tự vệ thương mại. Nếu sau này
kết quả cho thấy không đủ điều kiện áp dụng tự vệ thương mại thì các bên sẽ phải
hồn trả cho nhau ngay lập tức khoản thuế gia tăng đã thu được.
1.3.3. Sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực
tiếp gây ra những thiệt hại nói trên
Một quốc gia sẽ khơng thể áp dụng được các biện pháp tự vệ thương mại nếu
như khơng chứng minh được rằng có tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân
quả giữa lượng nhập khẩu gia tăng đột biến của loại hàng hố có liên quan với thiệt hại
nghiêm trọng gây ra. Việc chứng minh mối quan hệ này có thể dựa trên sự tương quan
về thời gian xảy ra việc tăng lượng hàng hóa nhập khẩu tăng và thời gian xảy ra thiệt
hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố khác không phải là gia tăng nhập
khẩu, cùng trong thời gian đó gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại
thì khơng thể suy diễn là thiệt hại đó là do việc hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Điều
này đồng nghĩa là các nhân tố gây thiệt hại cần phải được phân biệt và làm rõ, từ đó
tạo nên giới hạn cho việc áp dụng tự vệ thương mại.
1.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO
1.4.1.Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản của WTO. Tự vệ
thương mại cũng cần tuân thủ nguyên tắc này, theo đó các biện pháp tự vệ sẽ được áp
dụng với mọi sản phẩm nhập khẩu khơng phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đối
tượng điều tra để áp dụng tự vệ thương mại cũng phải là tồn bộ hàng nhập khẩu chứ
khơng phải hàng hóa từ một nước cụ thể.
Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO đưa ra một ngoại lệ yêu cầu:Nước
nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chế số lượng thì phải tham
khảo ý kiến của các nước thành viên khác có lợi ích đáng kể liên quan đến hàng hóa bị
áp dụng tự vệ thương mại để đưa ra tỷ lệ phân bổ hạn ngạch.
1.4.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và mức
độ cần thiết
Mục đích chính của TVTM là để giúp nền cơng nghiệp trong nước có thời gian
để điều chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt
với hàng hóa nước ngồi. Do vậy nước nhập khẩu chỉ được áp dụng tự vệ thương mại
ở giới hạn cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại do lượng
nhập khẩu tăng đột biến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản
xuất nội địa chứ không phải nhằm bất kỳ mục đích nào khác.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 10
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
Áp dụng TVTM không phải để hạn chế cạnh tranh, do vậy nó chỉ được áp dụng
trong một thời gian nhất định. Theo WTO, thời hạn áp dụng tối đa là 4 năm. Trong
trường hợp cần thiết, có thể được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 4 năm tiếp
theo. Đối với các nước đang phát triển, có thể được ưu đãi gia hạn với thời gian không
quá 6 năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngay cả trong thời hạn áp dụng, nếu những điều kiện
cho sự tồn tại của nó khơng cịn nữa thì nước áp dụng TVTM phải dỡ bỏ ngay hoặc
đình chỉ biện pháp tự vệ đang được áp dụng với hàng hóa đó.
Trong thời gian áp dụng TVTM, nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát các biện
pháp tự vệ để đảm bảo quyền lợi cho nước bị áp dụng đồng thời cũng để cho việc ln
chuyển hàng hóa diễn ra bình thường.
1.4.3. Ngun tắc đảm bảo bồi thường tổn thất thương mại
Khác với các biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh do
hành động bán phá giá hay trợ cấp của Chính phủ, một nước thành viên khi áp dụng
biện pháp tự vệ phải đảm bảo đền bù thỏa đáng cho nước bị áp dụng TVTM. Việc đền
bù này thường thông qua việc giảm thuế cho một số mặt hàng có lợi ích xuất khẩu cho
nước bị áp dụng TVTM. Mức độ đền bù phải tương đương đáng kể.
Nếu các bên không thể thỏa thuận được mức độ bồi thường tương xứng thì các
nước bị áp dụng TVTM có thể áp dụng các biện pháp trả đũa. Tuy nhiên, quyền thực
hiện trả đũa thương mại chỉ có thể tiến hành sau 3 năm kể từ khi biện pháp TVTM
thực hiện.
1.4.4. Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển
WTO thừa nhận cần phải có sự cần thiết phải dành cho những nước đang và
chậm phát triển những điều kiện thuật lợi hơn trong thương mại quốc tế, dành cho các
nước này những chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt trong thương mại quốc tế mà
không yêu cầu có đi có lại trong các cam kết.
Điều 9 Hiệp định về TVTM của WTO quy định: Các biệ pháp TVTM khơng
được áp dụng với hàng hóa có nguồn gốc từ một nước thành viên đang phát triển nếu
như thị phần xuất khẩu hàng hóa của nước này tại nước nhập khẩu khơng vượt q 3
%. Hoặc nếu có nhiều nước thành viên đang phát triển có thị phần từng nước dưới 3%
và tổng thị phần của các nước này khơng lớn hơn 9 % thì khơng bị áp dụng TVTM.
Về phần mình, một nước thành viên đang phát triển lại có quyền mở rộng thời
hạn áp dụng TVTM với nước khác thêm 2 năm nữa so với thời hạn tối đa được áp
dụng TVTM thơng thường là 8 năm.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 11
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
2.1. Sự cần thiết áp dụng các biện pháp tự vê thương mại trong xu thế tự do hóa
tồn cầu
Được sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hồn tồn bình thường
(khơng có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình
thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương
mại của WTO. Tuy vậy, đây là biện pháp được hợp pháp hố trong khn khổ WTO
(với các điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng). Lý do là trong hoàn cảnh buộc phải mở
cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ là
một hình thức "van an toàn" mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều
mong muốn. Với vai trị này chính sách tự vệ thương mại như là một công cụ bảo hộ
hiệu quả nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước khi có hiện tượng gia tăng hàng
nhập khẩu một cách bất thường gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho họ
là một vấn đề hết sức thiết thực và cần thiết nhất là đối với những nền kinh tế mới mở
của như Việt Nam để từng bước thích ứng được với mơi trường cạnh tranh quốc tế đầy
biến động.
2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tại các doanh nghiệp Việt
Nam
2.2.1. Văn bản pháp luật điều chỉnh
Trước 2002, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định hay giải
thích về các biện pháp tự vệ, bởi vậy, sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến vấn đề
này ngay trong các cơ quan và công chức hoạch định chính sách thương mại cịn rất
hạn chế. Từ 2002 cho đến thời điểm này, các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh
vấn đề tự vệ thương mại là:
Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam
Phạm vi điều chỉnh: Pháp lệnh này quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện
và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hố q
mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
Quyền áp dụng các biện pháp tự vệ
Chính phủ Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp
một loại hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của
Pháp lệnh này.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 12
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
Các biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam bao
gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu;
2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong
nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam.
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hố nước ngồi vào Việt Nam; quy định về các biện pháp tự vệ; thủ tục điều tra
và áp dụng các biện pháp này trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt
Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam bao
gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành;
2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
4. Áp dụng thuế tuyệt đối;
5. Cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu;
6. Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu;
7. Các biện pháp khác.
Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ
cấp và tự vệ, thành lập Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ (gọi tắt là Hội đồng xử lý).
Vị trí và chức năng: Hội đồng xử lý là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có
chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét việc áp dụng thuế chống
bán phá giá, thuế chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam trên cơ sở các kết luận và kết quả điều tra vụ việc
chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ của Cục Quản
lý cạnh tranh.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng xử lý do ngân sách nhà nước đảm bảo và
được bố trí theo dự tốn ngân sách hàng năm của Bộ Thương mại.
Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh, ngoài ra, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 13
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 và nghị định số 149/2005/NĐCP ngày 08 tháng 12 năm 2005 nêu rõ nếu hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt
Nam thì bị áp dụng biện pháp tăng mức thuế nhập khẩu theo quy định của Pháp
lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng áp dụng tại Việt Nam
Sau gần 3 năm gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã có đủ thời gian để kiểm
chứng những tác động của tự do hóa thương mại đem lại. Bên cạnh việc hàng hóa và
dịch vụ của Việt Nam được hưởng những ưu đãi thương mại khi xuất khẩu sang thị
trường các nước thành viên khác của WTO, mức nhập siêu trong 11 tháng đầu năm
2009 đạt 10,417 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 20,30% kim ngạch xuất khẩu) theo số liệu
thống kê của Bộ công thương cũng phần nào thể hiện sức ép cạnh tranh của sản phẩm
và dịch vụ nhập khẩu đối với sản xuất và khu vực dịch vụ trong nước. Trong lĩnh vực
Thương mại quốc tế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cũng đánh
giá 2009 là năm kỷ lục về số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng
hóa xuất khẩu từ Việt nam. Do các ưu thế về giá thành nguyên liệu đầu vào và giá lao
động cạnh tranh, hàng hóa Việt Nam thường bị các nước nhập khẩu điều tra áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh việc đối phó với các vụ kiện phịng vệ
thương mại tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, doanh nghiệp và
các hiệp hội cũng nên chủ động trong việc áp dụng các công cụ pháp lý hợp pháp theo
qui định của WTO, tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
ngay trên thị trường nội địa. Một trong những cơng cụ đó là thủ tục áp dụng các biện
pháp tự vệ thương mại trong trường hợp khẩn cấp, khi hàng hóa nhập khẩu có sự gia
tăng đột biến, khơng lường trước được, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây
thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
Vậy thực tế áp dụng tự vệ thương mại ở Việt Nam diễn ra như thư nào trong
khn khổ bài tiểu luận nhóm chúng tơi đưa ra trường hợp về vụ kiện tự vệ đầu tiên
của Việt Nam từ đó đưa ra kinh nghiệm mà chúng ta đã rút ra được:
Giữa năm 2009, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Cơng ty Kính nổi Việt
Nam (VFG) đã chính thức nộp đơn u cầu Bộ cơng thương tiến hành điều tra áp dụng
các biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu (Float Glass).
Tuy rằng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu theo
đơn yêu cầu của nguyên đơn không được Bộ công thương chấp nhận do kết quả điều
tra cuối cùng cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
theo qui định của WTO. Song đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam,
đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng bởi lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước đã
chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình theo
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 14
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
qui định của pháp luật WTO. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày gia nhập WTO, Việt
Nam chính thức tiến hành thủ tục điều tra và cân nhắc áp dụng các biện pháp tự vệ
thương mại với tư cách quốc gia nhập khẩu.
Tóm tắt vụ việc: Dựa trên những căn cứ cho rằng có sự gia tăng đột biến về
nhập khẩu đối với mặt hàng kính nổi, dẫn đến sụt giảm về sản lượng, công suất, thị
phận, lợi nhuận và nguy cơ cắt giảm lao động trong khu vực ngành sản xuất trong
nước, ngày 5/5/52009 Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Cơng ty Kính nổi Việt
Nam (VFG) là 2 doanh nghiệp đại diện cho hơn 90% tổng sản lượng nội địa của loại
mặt hàng này (sau đây gọi là “Nguyên đơn”) đã nộp Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự
vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với mã HS 7005 29 90 00 và
7005 21 90 00. Trong đơn yêu cầu, Nguyên đơn đề nghị áp dụng mức thuế tự vệ tương
đương 0,6USD/m2QTC đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Trước khi có quyết
định chính thức áp dụng biện pháp tự vệ, Nguyên đơn yêu cầu Bộ Công Thương áp
dụng mức thuế tự vệ tạm thời 40% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.
Đơn yêu cầu của Nguyên đơn đã được kiểm tra về tính hợp lệ theo qui định tại
điều 10 Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQT do UBTVQH ban hành ngày 25/05/2002
về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam (Pháp lệnh 42). Ngày 01.07.2009,
Thứ trưởng Bộ công thương Lê Danh Vĩnh đã thay mặt Bộ trưởng ký Quyết định số
3329/QĐ-BCT v/v tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hai nhóm hàng
nhập khẩu này (Quyết định 3329).
Theo thủ tục qui định tại Hiệp định WTO về các biện pháp phòng vệ thương
mại 1994 (WTO Agreement on Safeguard Measures – Hiệp định SA) và Pháp lệnh 42,
ngày 20.11.2009, Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương đã tiến hành Phiên tham
vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu vào Việt
Nam với thành phần tham dự bao gồm đại diện của cơ quan điều tra là Cục quản lý
cạnh tranh, các bên Nguyên đơn, đại diện các nhà xuất khẩu (Công ty Mulia Glass của
Indonesia, Công ty Guardian Industrie của Thái Lan), Hiệp hội gốm sứ thủy tinh Việt
Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam có liên quan.
Sau thủ tục tham vấn và các kết quả điều tra ban đầu, ngày 30/10/2009, VCAD
đã công bố báo cáo sơ bộ về vụ điều tra này. Theo kết quả điều tra sơ bộ, Cơ quan điều
tra kết luận (i) hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra
thuộc nhóm hàng hóa tương tự; (ii) có sự gia tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối của
nhóm hàng hóa liên quan trong giai đoạn điều tra ; (iii) thiệt hại xảy ra đối với sản xuất
trong nước; và (iv) việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại đối
với sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, Bộ cơng thương khơng
tiến hành áp thuế phịng vệ tạm thời đối với hai nhóm hàng thuộc đối tượng điều tra
theo nhu yêu cầu của nguyên đơn.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 15
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
Sau 7 tháng tiến hành điều tra, ngày 08/02/2010, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ
công thương đã công bố Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra. Trong Báo cáo điều tra
cuối cùng, cơ quan điều tra kết luận (i) tuy có sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại đối
với sản xuất trong nước, song từ Quí II 2009, thị phần của các nhà sản xuất trong nước
đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể lượng bán hàng nội địa tăng lên, cùng với chiều hướng
bắt đầu suy giảm của lượng hàng hóa nội địa tồn kho; (ii) trong bối cảnh suy giảm
kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 cùng với những biến động trái chiều của giá dầu
F.O tại thị trường Việt Nam so với thị trường thế giới, sự gia tăng nhập khẩu không
phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Từ
những kết quả điều tra cơ bản trên, cùng với thực tế là thị phần của hàng nội địa đối
với hàng hóa thuộc nhóm đối tượng bị điều tra, cho dù có suy giảm vẫn ở mức khá
cao, hơn 80% tổng thị phần tiêu thụ nội địa, cơ quan điều tra đi đến kết luận cuối cùng
là việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu là khơng cịn
phù hợp.
Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số 0809/QĐ-BCT
về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập
khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 000. Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng
các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt Nam theo qui định của pháp luật WTO đã chấm
dứt với kết quả khơng áp dụng các biện pháp tự vệ.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 16
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ VỆ
THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Đối với Nhà nước
3.1.1. Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực tự
vệ thương mại và bổ sung trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan liên quan
3.1.1.1. Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan chuyên trách
Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã thành lập Ban
quản lý cạnh tranh (tiền thân của Cục quản lý cạnh tranh) trực thuộc Bộ với nhiệm vụ:
- Tham gia soạn thảo Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn;
-
Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
của nước ngoài đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Công thương có chức năng giúp Bộ
trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy vậy trước sân chơi lớn Tổ chức Thương mại Thế giới -WTO cho đến nay các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang “bỡ ngỡ” trước các vụ kiện bán phá giá, vẫn gian
nan trên con đường đi tìm cơng lý trước các biện pháp tự vệ mà các nước áp dụng đối
với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Không những thế, trên sân chơi nhà các doanh
nghiệp vẫn loay hoay chưa biết cách xử lý như thế nào khi hàng hóa nước ngồi nhập
khẩu ồ ạt vào trong nước. Khơng loại trừ những trường hợp các doanh nghiệp nước
ngoài sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, bán hàng hóa
được trợ cấp… thì hành động nhập khẩu tăng mạnh về số lượng đã gây thiệt hại hoặc
đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong
nước. Mặc dù với hệ thống pháp luật cạnh tranh và các công cụ tự vệ được ban hành
tương đối đầy đủ nhưng sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn “bỡ ngỡ” đó là dấu chấm
hỏi lớn đặt ra cho các cơ quan quản lý chức năng. Phải chăng các doanh nghiệp chưa
thấy được tầm quan trọng hay các doanh nghiệp nhìn thấy nhưng vẫn sợ vướng vào
các vụ kiện tụng trường kỳ hao tiền tốn của mà thiếu người đưa đường chỉ lối?
Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO có một cơ quan chuyên xét xử tranh chấp về
thương mại giữa các quốc gia, Việt Nam từ 3 năm trở lại đây là thành viên của WTO,
có nghĩa vụ và có quyền khi tham gia vào tổ chức này. Quyền của chúng ta là, khi gặp
một vụ kiện mà chúng ta thấy bị thiệt hại, thì có quyền đệ đơn để yêu cầu WTO xem
xét. Các doanh nghiệp biết được quyền đó, nhưng kiến thức, kỹ năng cần thiết về các
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 17
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
hoạt động phòng vệ và tự vệ thương mại của họ dường như chưa bắt kịp với quá trình
hội nhập.
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ rằng nhà nước cần nâng cao năng lực hoạt động
của cơ quan chuyên trách, làm thế nào để cơ quan chuyên trách sát cánh hơn với doanh
nghiệp trên con đường tự bảo vệ mình và đi tìm cơng lý. Như chủ đề của buổi Hội thảo
“Các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu: Doanh nghiệp Việt
Nam cần trang bị những gì?” do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp
với Dự án Hỗ trợ đa biên giai đoạn III (Mutrap III) tổ chức ngày 28/7/2010 tại Hà Nội
đã thu hút đông đảo những các doanh nghiệp và hiệp hội quan tâm.
Hơn bao giờ hết, ngoài việc ban hành các quyết định, nghị định, thông tư hướng
dẫn...Cục quản lý cạnh tranh cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo, hội nghị,
tọa đàm với các hướng dẫn chi tiết về các công cụ pháp lý, các trình tự, thủ tục, các
kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhằm trang bị cho doanh nghiệp Việt Nam vũ
khí để tự vệ khi thấy quyền lợi của mình có nguy cơ bị xâm phạm.
3.1.1.2. Bổ sung trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan liên quan
Trên thực tế, q trình hồn tất thủ tục, thu thập số liệu cho một vụ điều tra đề nghị
áp dụng biện pháp tự về thương mại cần thiết rất nhiều thông tin từ các cơ quan liên
quan như: Thông tin về giá, lượng sản phẩm nhập khẩu (Cơ quan Hải Quan); Thông
tin về thiệt hại của ngành sản xuất nội địa: sản xuất, tiêu thu, tồn kho, mất việc làm…
(cơ quan quản lý ngành, cơ quan Thống kê, Hiệp hội…). Quá trình này sẽ làm gián
đoạn, mất thời gian hoặc có những sơ suất dẫn đến sai sót trong số liệu nếu khơng có
những quy định nghĩa vụ phù hợp. Cũng từ vụ khởi nguồn của đề nghị áp dụng biện
pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi của cơng ty Viglacera đã xảy ra khơng ít những
vướng mắc trong q trình thu thập thơng tin từ cơ quan Hải quan do dữ liệu bị trộn
lẫn hay vấn đề xung đột lợi ích từ tổ chức hiệp hội. Do đó, nhà nước cần bổ sung trách
nhiệm hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm thiết lập cơ chế hỗ trợ thông tin cần thiết
cho việc khởi kiện của doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần đưa ra các quy định cụ thể
giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tiếp cận với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ
sơ cho quá trình điều tra vụ việc. Đó là những quy định sau:
-
Quy định những thơng tin nào có thể tiếp cận;
-
Quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước liên quan;
-
Quy định trách nhiệm của các bên liên quan đến thơng tin được tiếp cận.
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 18
Môn học: Pháp luật kinh doanh Quốc tế
Nghĩa
Giảng viên: PGS.TS. Tăng Văn
3.1.2. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hội đồng
tư vấn hoạt động về lĩnh vực tự vệ thương mại
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng đồng
nghĩa với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày một tăng mạnh. Hiện tại ngoài cơ quan
chuyên trách là Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Cơng Thương thì Hội đồng về tư vấn
chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ (Hội đồng TRC) thuộc Phịng Thương mại Cơng
nghiệp Việt Nam (VCCI) hoạt động tích cực với việc xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, các
chương trình tọa đàm, hội nghị, hội thảo dành cho các doanh nghiệp được tổ chức định kỳ.
Tuy vậy, các Văn phịng, Cơng ty Luật của Việt Nam dường như chưa mặn mà với lĩnh vực
này nếu không muốn nói là phần đơng họ đang đứng ngồi cuộc. Đó cũng là lý do giải thích
cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một Cơng ty Luật chun tư vấn về công cụ này ở
Việt Nam.
Qua vụ đầu tiên đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi của Tổng
cơng ty Viglacera đã phần nào thể hiện sự khó khăn trong q trình tiến hành các thủ tục hồ
sơ vụ việc của doanh nghiệp. Ngoài việc thiếu kinh nghiệm thực tiễn của cả doanh nghiệp
lẫn cơ quan quản lý nhà nước còn là sự thiếu hụt các thể chế tư vấn, hỗ trợ về phía luật pháp
của các tổ chức Luật, các Hiệp hội. Vì vậy, để san sẻ bớt gánh nặng cho cơ quan chun
trách, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, hội đồng tư vấn về lĩnh vực tự vệ thương mại hoạt động hiệu quả hơn. Đây
sẽ là chiếc cầu nối hữu hiệu giúp trang bị kịp thời cho các doanh nghiệp kiến thức và
nâng cao nhận thức của mình về chính sách cơ chế tự vệ thương mại ở Việt Nam cũng
như thực tiễn áp dụng ở các nước trên thế giới để từ đó hoạt động có hiệu quả hơn, tận
dụng được những cơ hội ưu đãi đồng thời tránh được những thiệt hại đáng tiếc cho
doanh nghiệp mình.
3.2. Đối với doanh nghiệp
3.2.1. Tham gia vào các Hiệp hội Doanh nghiệp để tăng cường sức mạnh trong tự
vệ thương mại
Hiện nay ở Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp cùng ngành nghề đã ra đời.
Việc thành lập này có ý nghĩa rất quan trọng khi xảy ra tranh chấp thương mại với các
doanh nghiệp nước ngồi vì rằng các doanh nghiệp của chúng ta thường hoạt động một
cách độc lập, không dựa trên cơ sở liên kết ngành nghề do đó việc tương trợ lẫn nhau
khi xảy ra tranh chấp với bên nước ngoài là rất khó khăn. Thực trạng hiện nay là tuy
các doanh nghiệp đã hợp tác với nhau trong các hoạt động thương mại quốc tế nhưng
sự hợp tác này chỉ dựa trên mức độ nhất định, còn nặng về quản lý hành chính và
Nhóm 04 - Lớp Cao học QTKD K6.2
Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 19