Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÓM TẮT LUẬN ÁN CẢI THIỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGƯỜI ÊĐÊ THEO HƯỚNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.98 KB, 25 trang )

TÓM TẮT LUẬN ÁN CẢI THIỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH
VIÊN NGƯỜI ÊĐÊ THEO HƯỚNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
Phần A. Giới thiệu
Phẩn giới thiệu gồm các mục: đặt vấn đề, mục đích nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu và cấu
trúc của luận án.
1. Đặt vấn đề
Phát âm tiếng Anh có vai trị quan trọng đối với sinh viên Êđê học tiếng Anh.
Kiến thức về ngữ âm âm vị và hiểu biết về phát âm tiếng Anh giúp sinh viên
Êđê nói đúng, diễn đạt cho người nghe hiểu được những nơi dung mình muốn
trình bày bằng tiếng Anh, và ngược lại sinh viên Êđê nghe và hiểu được người
ta nói tiếng Anh. Phát âm tiếng Anh là yêu cầu cần thiết cho mọi trình độ tiếng
Anh, là sự thể hiện việc nhận thức và hiểu biết về âm trong chuỗi phát ngôn
tiếng Anh.
Tiếng Anh vay mượn mẫu tự La Tinh, tiếng Êđê cũng vậy. Tuy nhiên, trong
mỗi ngôn ngữ, chất lượng và giá trị âm thanh lời nói khác xa so với chữ viết.
Ví dụ sau đây cho thấy sinh viên Êđê đọc chưa được tự nhiên như mong muốn,
vẫn còn rời rạc và chưa nối âm cuối ‘-ed’, ‘s’, ‘z’ của từ đứng trước với âm đầu
của từ đứng sau: “stripped of everything”, “My parents are at a meeting and
my sisters are at the cinema” (Mortimer, 1985).
Lỗi phát âm tiếng Anh có thể dẫn đến lỗi ngữ pháp, từ vựng và ảnh hưởng đến
ý nghĩa của phát ngôn.
Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Tây Nguyên, người
nghiên cứu nhận ra rằng sinh viên Êđê gặp khó khăn trong phát âm tiếng Anh
trong các chuỗi câu. Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát
âm tiếng Anh, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu cải thiện phát âm
tiếng Anh của sinh viên người Êđê theo hướng mục đích giao tiếp. Nghiên cứu
này chú trọng đến việc phát âm âm nối (linking), âm đồng hóa và âm bị đồng
hóa (assimilation) trong tiếng Anh của sinh viên người Êđê và sử dụng giải
pháp để cải thiện.
2. Mục đích nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu nhằm cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên người
Êđê về lĩnh vực âm nối và âm đồng hóa (linking & assimilation).

1


3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu có ba mục tiêu sau đây:
- xác định nguyên nhân có khả năng gây lỗi phát âm tiếng Anh của
sinh viên người Êđê;
- xác định lỗi phát âm liên quan đến nối âm và đồng hóa âm (linking
& assimilation)
- sử dụng giải pháp để cải thiện phát âm tiếng Anh cho sinh viên Êđê.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Những nguyên nhân nào có khả năng gây lỗi khi phát âm tiếng
Anh của sinh viên Êđê theo góc độ phân tích đối chiếu?
(2) Sinh viên Êđê mắc phải những lỗi nào đối với nối âm và đồng hóa
âm trong phát âm tiếng Anh?
(3) Việc ứng dụng kỹ thuật cải thiện phát âm âm nối và âm đồng hóa
tác động đến sinh viên đến mức độ nào?
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung xác định lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê đối với
nối âm và đồng hóa âm.
6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu đầu tiên đề cập đến sự giống nhau và khác nhau về âm tiếng
Anh và tiếng Êđê một cách có hệ thống, là nghiên cứu đầu tiên về lỗi phát âm
tiếng Anh của sinh viên Êđê và xác định những giải pháp nhằm cải thiện phát
âm tiếng Anh cho sinh viên Êđê.
Về phương diện lý thuyết:
Đề tài có ý nghĩa thiết thực cho sinh viên Êđê học tiếng Anh trong việc nhận

biết được sự khác biệt về âm trong tiếng Anh và tiếng Êđê. Việc xác định
những điểm khác nhau về âm của hai ngôn ngữ sẽ bổ sung vào lý thuyết về
ngữ âm – âm vị mà nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã từng đề cập.
Về phương diện thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này trình bày việc ứng dụng kỹ thuật dạy phát âm tiếng Anh
giúp cho sinh viên Êđê cải thiện phát âm các âm nối và âm đồng hóa.
7. Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm có ba phần. Phần A giới thiệu bối cảnh của nghiên cứu, mục
đích, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp
của nghiên cứu. Phần B được phát triển với ba chương: Chương 1 giới thiệu
tổng quan tài liệu, Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu, Chương 3 đưa
ra kết quả của nghiên cứu và thảo luận. Phần C trình bày kết luận và tóm tắt
các vấn đề trọng tâm của nghiên cứu đặt ra, đề xuất ứng dụng kết quả nghiên
cứu trong việc dạy học, và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Thông tin

2


chi tiết về các dữ liệu của nghiên cứu được trình bày trong phần phụ lục của
luận án.
Phần B. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Khái niệm về phát âm
Đề tài nghiên cứu quan tâm đến việc phát âm trong chuỗi lời nói tiếng Anh liên
quan đến nối âm và đồng hóa âm. Nối âm và đồng hóa âm thể hiện mối quan
hệ đến các âm trong từ và giữa các từ. Cơ sở lý thuyết về phát âm tiếng Anh
được dựa vào cơng trình của các tác giả Katamba (1989), Avery & Ehrlich
(1998), Dalton & Seidlhofer (1995), Pennington (1996), Spencer (1996), và
Tatham et al. (2006).
Dalton and Seidlhofer (1995) khái niệm phát âm là sản sinh âm thanh lời nói

có ý nghĩa bởi vì phát âm được dùng như một bộ phận tín hiệu của ngơn ngữ,
và phát âm với tư cách là sản sinh và tiếp nhận âm thanh lời nói để diễn đạt ý
và nghĩa trong ngữ cảnh. Tín hiệu ngơn ngữ phối hợp với các yếu tố khác tạo
nên sự khả thi cho giao tiếp. Ý nghĩa của việc phát âm chính là vai trị của phát
âm trong q trình giao tiếp xã hội.
Cruttenden (2001) cho rằng khi thụ đắc một ngôn ngữ khác, người học cần
tăng cường phát âm để giao tiếp có hiệu quả, trong bất kỳ các lớp học tiếng
Anh đều cần phải dành một lượng thời gian cho phát âm để thực hiện giao tiếp
ngôn ngữ.
1.2. Khái niệm về nối âm và dạng thức của nối âm
Theo Celce-Murcia et al. (1996), số lượng nối âm khơng thể tiên đốn đầy đủ, tuy
nhiên nối âm thường xảy ra trong môi trường ngơn ngữ cụ thể. Nói âm có thể gặp 3
dạng thức sau: nguyên âm – nguyên âm, phụ âm – nguyên âm, và phụ âm – phụ
âm.
1.3. Khái niệm về đồng hóa và dạng thức của đồng hóa
Theo Celce-Murcia et al. (1996), trong chuỗi lời nói, đồng hóa là quá trình điều
chỉnh đặc tính của âm phát ngơn trong mơi trường ngơn ngữ. Có 3 dạng thức đồng
hóa: đồng hóa tiến, đồng hóa lùi và đồng hóa kết hợp.
1.4. Phát âm từ góc độ dạy ngơn ngữ vì mục đích giao tiếp
1.4.1. Phát âm trong việc dạy ngôn ngữ giao tiếp
Celce-Murcia et al. (1996) chỉ ra rằng đối với người học tiếng Anh là một
ngoại ngữ, phát âm là nhiệm vụ trọng tâm bởi mục đích của ngơn ngữ là giao
tiếp. Celce-Murcia et al. (1996) khái quát rằng dạy phát âm là dạy việc thực thi
ngơn ngữ nói nhằm thỏa mãn mục đích người học là sử dụng ngơn ngữ được
học vì mục đích giao tiếp.
Kelly (1969, trích trong cơng trình của Celce-Murcia et al. (1996) tranh luận
rằng theo dịng lịch sử lâu dài của việc dạy ngôn ngữ, ngữ pháp và từ vựng đã

3



được quan tâm quá nhiều so với việc dạy phát âm mà đến đầu thế kỷ 20, phát
âm mới được nghiên cứu.
Theo Gimson (1962), phát âm chuẩn (Received pronunciation, RP) được coi là
quy chuẩn để tiếng Anh đáp ứng được nhu cầu là phương tiện giao tiếp toàn
cầu. Phát âm chuẩn được triển khai thực hiện trong việc giảng dạy cho người
học tiếng Anh như là một ngoại ngữ (L2). Tuy nhiên, sự thể hiện đa dạng trong
phát âm cũng có thể chấp nhận được.
1.4.2. Dạy nối âm và đồng hóa âm
Trong ngữ cảnh âm tiếng Anh có thể chia sẻ đặc điểm cho các âm kế tiếp, có
nghĩa là khi phát âm, sự phối hợp các âm khác nhau do cơ quan phát âm
chuyển động từ âm này sang âm khác để đạt đến vị trí phát âm thì các âm sẽ
chia sẻ đăc điểm cho nhau. Dalton & Seidlhofer (1995) chỉ ra rằng nối âm có
tính đặc thù. Sự nối âm diễn ra tại ranh giới của từ khi nguyên âm với nguyên
âm hoặc phụ âm với nguyên âm gặp nhau.
Roach (1988), Roca and Johnson (1999: 48) Carr (1999), Ladefoged (1975)
tranh luận rằng âm trong chuỗi lời nói thường bị ảnh hương nhau. Việc tác
động ảnh hưởng xảy ra tại ranh giới từ: nguyên âm có thể bị yếu đi hoặc biến
mất, một hoặc nhiều phụ âm bị bỏ ra hoặc biến mất hoặc thay đổi vì quá trình
đồng hóa. Những tác động tương tự thường xảy ra qua ranh giới của từ.
Celce-Murcia et al. (1996) giới thiệu ba kiểu dạng đồng hóa âm: (1) đồng hóa
tiến, (2) đồng hóa lùi và (3) đồng hóa kếp hợp.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến âm tiếng Anh trong chuỗi lời nói
đã có những đóng góp thiết thực, làm kim chỉ nam chi phối các quy luật phát
âm tiếng Anh trong phạm vi được nghiên cứu là nối âm và đồng hóa âm.
1.4. Cơng trình nghiên cứu vế phát âm tiếng Êđê
Schrock (1966: 654) nêu đặc điểm tiếng Êđê là tiếng đơn âm. Từ trong tiếng
Êđê có một nguyên âm và có nhiều phụ âm nổ. Nhiều nguyên âm ngắn do âm
tắc thanh hầu gây nên. Nguyên âm có cặp tương ứng âm dài và âm ngắn. Phụ
âm khi được phát ra không bật hơi, trừ trường hợp đi theo sau là âm thanh hầu

“h”. Âm thanh hầu “h” ở cuối từ khi được phát âm thì được phát ra. Âm “r” là
âm rung.
Sự thay đổi về hệ thống biến thể âm vị của tiếng Êđê trong môi trường âm vị
thể hiện ngôn ngữ của vùng đông nam châu Á. Tiếng Êđê được coi là kết quả
của quá trình đơn tiết hóa của ngơn ngữ đa âm tiết Austronesian sang một hệ
ngôn ngữ đơn tiết austroasiatic. Ngôn ngữ Austronesian đa âm tiết là ngôn ngữ
đa tiết tiền tố.
Tiếng Êđê là ngôn ngữ đơn tiết và không thanh điệu. Sự chuyển hóa từ đặc
điểm đa tiết đi đến mất dần tiền tố đã làm tiếng Êđê thay đổi và trở thành ngơn
ngữ đơn tiết. Q trình này có ảnh hưởng tác động đến đặc điểm âm vị của

4


tiếng Êđê. Đơn tiết hóa chưa triệt để làm cho tiếng Êđê khác biệt với hệ ngôn
ngữ Austronesian (Malayo-Polynesian) (Schrock 1966).
1.5. Tóm lược
Việc nghiên cứu về phát âm tiếng Anh có liên quan đến nối âm và đồng hóa
âm vì mục đích giao tiếp đối với sinh viên Êđê là nghiên cứu đầu tiên có tính
hệ thống. Trước đây chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát âm tiếng Anh
của sinh viên Êđê, và chưa có nghiên cứu so sánh đối chiếu sự khác biệt giữa
âm tiếng Anh với tiếng Êđê một cách đầy đủ.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp so sánh đối chiếu (Contrastive analysis)
Lý thuyết về so sánh đối chiếu của một số tác giả như James (1980), Fisiak
(1981), và phân tích lỗi của tác giả Corder (1985) được sử dụng trong nghiên
cứu này nhằm xác định những đặc điểm khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Êđê
mà những đặc điểm đó được coi là nguyên nhân gây lỗi phát âm của sinh viên
Êđê học tiếng Anh.
2.2. Nghiên cứu hoạt động sư phạm (Action research)

Người nghiên cứu nhận thức được rằng loại hình nghiên cứu hoạt động sư
phạm có những hạn chế nội tại về một số mặt như: tính hợp pháp (legitimacy),
tính khái quát (generalizabilty), tính chủ quan và xu hướng thành kiến
(subjectivity). Để khắc phục những hạn chế vừa nêu và tạo tính khách quan,
nghiên cứu đã mời giáo viên thực hiên các quy trình soạn giáo án, thực hiện
giảng dạy, ghi âm và đánh giá cho điểm về phát âm của sinh viên trước và sau
khi sinh viên tham gia lớp học tăng cường về phát âm tiếng Anh.
Qua bảng thăm dò ý kiến, người nghiên cứu tham khảo thái độ và sự quan tâm
cũng như những cảm nhận mức độ khó của việc dạy phát âm mà giáo viên đã
từng trải trước khi nghiên cứu này được tiến hành.
Đề tài sử dụng nghiên cứu hoạt động sư phạm để đáp ứng việc cải thiện phát
âm tiếng Anh của sinh viên Êđê.
Theo Ebbutt (1985, trích trong cơng trình của Cohen, 2007), nghiên cứu hoạt
động sư phạm có tính hệ thống bao gồm hoạt động, phản ánh với những dự
kiến cải thiện thực tiễn. Kemmis và McTaggart (1992) được trích trong cơng
trình của Cohen et al. (2007) khái quát rằng tiến hành nghiên cứu hoạt động sư
phạm là phải lập kế hoạch, thực hiện, quan sát và phản ánh một cách cẩn thận,
tỉ mỉ và có hệ thống.
Nghiên cứu hoạt động sư phạm trong đề tài này bao gồm việc xác định vấn đề,
xử lý bằng giải pháp và kết quả.
2.2.1. Xác định vấn đề
Sinh viên Êđê thường phát âm tiếng Anh từng từ một, rời rạc. Việc phát âm rời
rạc như vậy có thể dẫn đến phát ngơn khơng tự nhiên, gượng gạo trong việc

5


diễn đạt ý và nghĩa phát ngôn của người học. Đây chính là vấn đề cần được
giải quyết.
2.2.2. Giải quyết vấn đề

2.2.2.1. Thiết kế một khóa học tăng cường (Intensive course)
Khóa học tăng cường bao gồm những nội dung sau:
(1) Mục đích: Cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê.
(2) Mục tiêu: Khi kết thúc khóa học, sinh viên Êđê có khả năng phát âm nối âm
và đồng hóa âm trong chuổi phát ngơn mà các em đã được học.
(3) Học viên: 40 sinh viên Êđê không chuyên ngữ tình nguyện tham gia khóa
học. Các sinh viên này đã học qua chương trình tiếng Anh 150 tiết do Nhà
trường đào tạo.
(4) Phương pháp dạy: Phương pháp thính thoại: giáo viên giảng, sinh viên theo
dõi qua tài liệu cầm tay, nghe và lập lại phát ngôn theo băng đĩa do người Anh
(bản xứ) thực hiện.
(5) Sách tham khảo: Elements of Pronunciation của Colin Mortimer, Nhà xuất
bản CUP, 1985.
(6) Thời gian: Khóa học được thiết kế 30 tiết, phân bố 4 tiết/tuần, thực hiện
trong 8 tuần.
(7) Nội dung bài học của khóa tăng cường:
Chương trình khóa học gồm 9 bài học với các nội dung hội thoại thiết kế theo
ngữ cảnh. Các bài học chú trọng đến phát âm âm nối và âm đồng hóa. Các bài
học được trình bày vắn tắt như sau:
- Bài 1: Phát âm các từ ở dạng thể yếu: mạo từ, liên từ, trợ động từ, động từ
tình thái, giới từ có liên quan đến nối âm
a /+/, an /+Q/, some /K+P/, and /+QD/, of /+H/, from /GT+P/, at /
+C/, them /J+P/, us /+K/, as /+L/, as ..as /+L ... +L/, there /J+(T)/,
are /+(T)/, was /V+L/.
- Bài 2: Phát âm các động từ tình thái ở dạng thể yếu có liên quan đến nối âm:
has /+L/, have /+H/, had /+D/, does /D+L/, can /E+Q/, must /P+K(C)/
- Bài 3: Phát âm tổ hợp hai từ ở thể yếu liên quan đến nối âm:
all of them, one of them, because of the, to the, look at them, be at a,
these are a, those are etc.
- Bài 4: Phát âm tổ hợp ba từ ở dạng thể yếu liên quan đến nối âm.

those are an entirely, were a star, were an inspiration, but at a, and
at a

6


- Bài 5: Phát âm phối hợp liên quan đến âm đồng hóa, hữu thanh hóa và vơ
thanh hóa:
parents are at a, sisters are at the, was at the, was in charge of the, of
us are of them can
- Bài 6: Phát âm âm cuối có liên quan đến nối âm:
Stripped of , jumped out into, sits and sits, marched all, marched
again, launch our, lunch at our, coaxed him, fixed an, prompt action,
triumphs over evil in, as I’ve always, of course, lumps on, jumped on
him and dumped him, triumphed in, lunged at, punched him,
dropped it, cringed in, banked your etc.
- Bài 7: Phát âm từ tỉnh lược:
he’d /O!D/ you’d /U(D/, it’d /"C+D/, hadn’t /O+DQC/, I’d /a"D/
You’d /U(D/ she’d /M!D/, wouldn’t /V'DQC/, hadn’t /O+DQC/,
wouldn’t /V'DQC/, could’ve / E'D+H/
- Bài 8: Phát âm âm đồng hóa:
lean meat (/n+m = m/), got some (/t+s = s/), at my (/t+m = pm/),
did you (/d+j = DN/), don’t you (/t+j = CM/), in me?(/n+m = m/),
can play (/n+p= mp/), can grow (/n+g= RF /), past seven (/t+s= s/),
of course (/v+k= fk/), banked your (/t+j= CM/), it could (/t+k= k/)
etc.
- Bài 9: Phát âm âm nhấn trong tiếng Anh.
(8) Các câu được dùng để kiểm tra phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê.
Có 20 câu trích lược với nội dung nối âm và đồng hóa âm như sau:
Phần A. Phát âm âm nối (câu: 3, 8, 21, 28, 35a, 39, 46, 60, 108 và 144)

1. Câu 3: “I need an immediate answer”
2. Câu 8: “A whisky and soda. A whisky and water. A brandy and
soda…”
3. Câu 21: “Let’s ask him to let us go”
4. Câu 28: “I’m as innocent as a child.”
5. Câu 35a: “…These are more suitable…”
6. Câu 39: “Which has gone?...”
7. Câu 46: “My jewels had gone”
8. Câu 60: “…Because of a word he used in front of an old lady.”

7


9. Câu 108: “Tomorrow we launch our new sales campaign. I’m giving a
lunch at our city branch…”
10. Câu 144: “As usual, they gasped in terror as we whisked away the
bedclothes.”
Phần B. Phát âm âm đồng hóa (câu: 18, 35b, 52, 72, 79, 121, 126, 128, 151 và
190).
1. Câu 18: “Where did you see them?”
2. Câu 35b: “…Don’t you think?”
3. Câu 52: :“She can play the flute. She can paint pictures. She can grow
plants.”
4. Câu 72: “My parents are at a meeting and my sisters are at the
cinema.”
5. Câu 79: “Stripped of everything”
6. Câu 121: “…He got those lumps on his head when they jumped on
him and dumped him down that well”
7. Câu 126: “He lunged at me with a knife. I punched him, he dropped it”
8. Câu 128: “You see, as the exchange rate sinks, the value of your

savings shrinks. But if you banked your money instead of keeping it”
9. Câu 151: “John’s in, is he?”
10. Câu 190: “It’d be difficult to tell him, of course”
Mỗi câu đều có các yếu tố cần kiểm tra. Mỗi câu được cho điểm từ 0.0 đến 1.0.
Tổng điểm cho 10 câu của mỗi phần A/B là 10 điểm. Điểm đánh giá với hai
mức độ: - dưới trung bình có số điểm từ 0.0 đến 4.9, điểm trung bình là điểm
số từ 5.0 đến 10.
2.2.2.2. Giảng dạy khóa học tăng cường
(i) Giáo án và giảng dạy
Lớp tăng cường có 9 bài học với thời lượng 30 tiết. Giáo án được trình bày tóm
tắt như sau:
- Phân bổ thời gian:
Bài 1 (3 tiết), Bài 2 (3 tiết), Bài 3 (3 tiết), Bài 4 (3 tiết), Bài 5 (4 tiết), Bài 6 (4
tiết), Bài 7 (4 tiết), Bài 8 (4 tiết), and Bài 9 (2 tiết).
- Kỹ thuật dạy học:
Celce-Muria et al. (1996) giới thiệu mười kỹ thuật dạy phát âm. Đề tài nghiên
cứu sử dụng năm kỹ thuật để triển khai trong giảng dạy lớp tăng cường, cụ thể
như sau:
1. Nghe và bắt chước: Với kỹ thuật này, sinh viên Êđê nghe thầy đọc và
nghe băng đĩa kèm theo trong phịng ngữ âm, sau đó các em bắt chước
và lập lại những từ đã được nghe.
2. Luyện ngữ âm: Trong quá trình dạy, giáo viên giải thích âm tiếng Anh
có sự mơ tả cơ quan cấu âm: vị trí phát âm, phương thức phát âm của

8


các âm được học, và phiên ký âm; giáo viên đối chiếu âm tiếng Anh
với âm tiếng Êđê và đọc các âm tiếng Anh trong ngữ cảnh, trong câu
cho sinh viên nghe.

3. Luyện tập các cặp âm tương ứng: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên
giúp sinh viên Êđê nhận biết những cặp âm đối lập tương ứng, chỉ ra
những đặc điểm khác nhau của các cặp tương ứng. Kỹ thuật giảng dạy
này được ứng dụng cho sinh viên luyện tập từ cấp độ từ đến ngữ và
câu.
4. Luyện tập các cặp đối lập tương ứng trong văn cảnh: Với sự hướng
dẫn của giáo viên, bài luyện tập này giúp sinh viên đáp lại hai từ có
nghĩa khác nhau, cùng có số lượng âm vị như nhau, nhưng từ bị thay
đổi nghĩa do sự thay thế âm vị tại cùng một vị trí.
5. Phương tiện hỗ trợ nghe-nhìn: Kỹ thuật này chỉ ra các âm trong ngữ
cảnh, giáo viên giải thích phối hợp với các phiên âm và sinh viên Êđê
chú ý luyện phát âm các âm nối và âm đồng hóa.
Khóa học tăng cường được tiến hành trong lớp học có thiết bị băng đĩa, máy
cassette. Sinh viên Êđê nghe và và đọc, sau đó bắt chước các câu phát ra từ
trong máy, lập đi lập lại nhiều lần và phải đảm bảo các âm được phát ra trôi
chảy một cách tự nhiên và đảm bảo ý nghĩa của cả câu được phát ra.
(ii) Ghi lại phát âm của sinh viên Êđê
Việc ghi lại phát âm của sinh viên Êđê gồm các bước sau:
(i) Ghi âm lần đầu là để xác định những vấn đề mà sinh viên Êđê mắc phải khi
phát âm tiếng Anh. Ghi âm lần đầu được tiến hành trước khi các em học lớp
tăng cường. Hai mươi câu được thiết kế để các em đọc và giáo viên ghi âm và
chấm điểm.
(ii) Ghi âm lần thứ hai được thực hiện khi sinh viên Êđê hoàn thành khóa học
tăng cường. Điểm đánh giá phát âm ghi âm lần hai dùng vào việc so sánh với
điểm đánh giá ghi âm lần đầu để đánh giá kết quả bồi dưỡng của lớp tăng
cường.
2.2.3. Kết quả
Kết quả của nghiên cứu được thể hiện như sau:
(i) Điểm số đạt được tại ghi âm lần đầu phản ánh lỗi phát âm của sinh viên Êđê
trong phát âm âm nối và âm đồng hóa tiếng Anh.

(ii) Việc xử lý lỗi phát âm về nối âm và đồng hóa âm được thực hiện trong q
trình giảng dạy khóa học tăng cường.
(iii) Số điểm đạt được trong ghi âm lần thứ hai được dùng để so sánh với số
điểm đạt được khi ghi âm lần đầu và nhằm thực hiện việc cải thiện phát âm
tiếng Anh liên quan đến nối âm và đồng hóa âm. Nếu sinh viên có điểm dưới
trung bình từ 0.0 đến 4.9, việc phát âm của sinh viên chưa được cải thiện. Nếu
sinh viên đạt điểm từ 5.0 đến 10, việc phát âm của sinh viên được cải thiện.

9


Phát âm của người bản xứ trong băng đĩa và các câu trích lược theo giáo trình
của Mortimer (1985) được dùng làm phát âm chuẩn. Phát âm của sinh viên Êđê
học tiếng Anh và số điểm mà họ đạt được trong lần một và lần hai dùng để so
sánh mức độ cải thiện so với phát âm chuẩn. Sự khác biệt trong số điểm đạt
giữa lần một và lần hai là kết quả đạt được khi sinh viên tham gia lớp tăng
cường với sự giúp đỡ của giáo viên và kỹ thuật dạy học được xem là giải pháp
để cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê.
2.2.4. Câu hỏi tham khảo thái độ của giáo viên
Câu hỏi tham khảo thái độ của giáo viên được thiết kế trên cơ sở 20 câu phát
âm âm nối và âm đồng hóa dùng cho việc kiểm tra đánh giá sự cải
thiện về việc phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Giáo viên tiếng
Anh trả lời về mức độ khó mà giáo viên đã từng trải nghiệm khi dạy
phát âm tiếng Anh cho sinh viên Êđê; thái dộ của giáo viên về mức độ
khó trong việc phát âm âm nối và âm đồng hóa thể hiện quan điểm và
sự quan tâm về dạy phát âm tiếng Anh cho sinh viên Êđê.
2.3. Thu thập dữ liệu
2.3.1. Bối cảnh nghiên cứu
Tiếng Anh là mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của trường Đại học
Tây Nguyên. Ttrong giảng dạy môn tiếng Anh, ngữ pháp và từ vựng được chú

trọng. Do đó, sinh viên Êđê gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Nhằm tạo điều kiện tốt cho sinh viên Êđê học và sử dụng tiếng Anh, việc cải
thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê là cần thiết và có ý nghĩa.
Là giáo viên dạy ngữ âm – âm vị và mơn luyện âm theo tài liệu giáo trình “ A
practical course of English phonetics and phonology” của tác giả (Roach,
1988) và “Elements of Pronunciation” của tác giả Mortimer (1985), người
nghiên cứu nhận thấy đây là tài liệu học tập cần thiết cho cả sinh viên chuyên
ngữ và không chuyên ngữ, và việc dạy phát âm là một hoạt động lồng ghép
khơng thể thiếu trong q trình dạy tiếng Anh để giúp sinh viên phát âm và sử
dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả. Cho đến bây giờ, giáo viên dạy
tiếng Anh tại trường Đại học Tây Nguyên vẫn chưa chú trọng đến việc dạy
phát âm. Qua nhiều năm giảng dạy và quan sát, người nghiên cứu nhận thấy
rằng sinh viên Êđê cần được cải thiện phát âm tiếng Anh trong chừng mực nào
đó để phát triển kỹ năng nói và nghe.
Ngồi chương trình tiếng Anh được giảng dạy như đã nêu, năm 2009 Nhà
trường còn tham gia các dự án có liên quan đến việc bồi dưỡng tiếng Anh cho
sinh viên như dự án “Path Finder”, Dự án “Phát triển giáo dục trung học phổ
thông, Dự án “Con đường đi đến bậc đại học” … Khi dạy tiếng Anh trong các
chương trình dự án này, hầu hết giáo viên tiếng Anh tại trường Đại học Tây
Nguyên cũng chỉ chú trọng giảng dạy ngữ pháp và từ vựng, ít quan tâm đến
phát âm, kỹ năng nghe và nói.

10


Do đó, theo kinh nghiệm của các đồng nghiệp, trên cơ sở tham khảo giáo trình,
tài liệu giảng dạy và ý kiến phản hồi từ sinh viên, người nghiên cứu nhận thấy
rằng trong việc dạy và học tiếng Anh, phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê cần
được cải thiện để giúp họ sử dụng tiếng Anh hiệu quả.
2.3.2. Người học

2.3.2.1. Sinh viên Êđê
Sinh viên Êđê học tại trường Đại học Tây Nguyên. Trong kỳ tuyển sinh năm
học 2009 của Nhà trường, thí sinh Êđê đạt được 87/2.500 sinh viên trúng
tuyển. Tuy nhiên, số lượng tuyển sinh ngày càng tăng theo từng năm tuyển
sinh. Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài đã tập hợp 40 sinh viên Êđê tự
nguyện gồm 24 nữ sinh, 16 nam sinh. Số sinh viên này theo học các ngành
khác nhau trong Nhà trường: Nông-Lâm nghiệp, Kinh tế, Y- Dược, Sư phạm
v.v…). Trong sinh hoạt thường ngày và trong gia đình, các em sử dụng tiếng
Êđê. Khả năng tiếng Việt của các em vẫn còn hạn chế, thậm chí cịn yếu kém
về mặt ngữ pháp và từ vựng. Tiếng Êđê khác nhiều so với tiếng Việt. Khi trúng
tuyển vào trường Đại học Tây Nguyên, sinh viên Êđê có trình độ tiếng Anh
chênh lệch khác nhau. Tất cả 40 sinh viên Êđê tình nguyện đều là khơng
chun ngữ và đã hồn tất chương trình 150 tiếng Anh của Nhà trường.
2.3.2.2. Giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh
Nhằm cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê, lớp tăng cường được
thực hiện do thầy giáo Nguyễn Văn Tuyên, thạc sỹ tiếng Anh, 14 năm thâm
niên giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Tây Nguyên đảm nhận. Thầy giáo
nói tiếng Êđê đủ giao tiếp với sinh viên Êđê và thành thạo tiếng Anh.
2.3.3. Quá trình thu thập số liệu
(i) Việc ghi âm lần đầu được tiến hành trước khi các em tham gia học lớp tăng
cường vào tháng 8 năm 2011. Sinh viên Êđê được cung cấp tài liệu cầm tay để
tiện việc theo dõi nghe, bắt chước. Giáo viên đánh giá phát âm và cho điểm.
(ii) Giảng dạy khóa tăng cường được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 9 năm
2011.
(iii) Việc ghi âm lần hai được thực hiện trong tháng 9 năm 2011. Giáo viên
đánh giá, cho điểm về kết quả cải thiện phát âm có liên quan đến nối âm và
đồng hóa âm trong tiếng Anh.
Việc ghi âm lần đầu và lần thứ hai được thực hiện tại Phịng thí nghiệm học
tiếng của trường Đại học Tây Nguyên với trang thiết bị máy móc đang hoạt
động tốt.

Sau khi kết thúc khóa học tăng cường, nghiên cứu đã so sánh kết quả lần đầu
với lần thứ hai và đối chiếu với phát âm chuẩn của người bản xứ, người Anh.
Phát âm của sinh viên Êđê được được xử lý bằng máy Computerized Speech
Lab (CSL) phần mềm Model 4500 KayPENTAX’s tại trường Đại học Ngoại
ngữ ĐHQG Hà Nội. Phát âm của sinh viên Êđê được thể hiện bằng sóng âm.

11


2.4. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập là những kết quả điểm đạt được trong hai lần ghi âm. Kết quả
được phân tích để tìm ra câu trả lời cho nghiên cứu. Kết quả được xử lý vào
tháng 12 năm 2011 bằng máy Computerized Speech Lab (CSL) phần mềm
Model 4500 KayPENTAX’s tại trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội.
2.4.1. Kỹ thuật miêu tả và so sánh đối chiếu
Căn cứ vào các tiêu chí phân loại ngữ âm tiếng Anh do tác giả Roach (1988) và
tiêu chí phân loại ngữ âm tiếng Êđê do tác giả Đoàn Văn Phúc (1996) phát
triển; những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ âm của hai ngôn ngữ được
đối chiếu một cách có hệ thống. Trong nghiên cứu, đề tài chú trọng đối chiếu
hệ thống âm tiếng Anh và âm tiếng Êđê trên cơ sở các tiêu chí phân loại.
Kỹ thuật miêu tả và so sánh được sử dụng để xác định những điểm giống nhau
và khác nhau giữa âm tiếng Anh và âm tiếng Êđê, đồng thời so sánh phát âm
tiếng Anh của người bản xứ với phát âm tiếng Anh của 40 sinh viên Êđê tham
gia khóa tăng cường tiếng Anh.
Loại hình nghiên cứu hoạt động sư phạm được ứng dụng nhằm đảm bảo giá trị
và độ tin cậy của nghiên cứu cũng như phát triển dữ liệu được thu thập. 40 sinh
viên Êđê tự nguyện tham gia lớp tăng cường là đối tượng. Giáo viên tiếng Anh
dạy lớp tăng cường cho sinh viên Êđê cải thiện phát âm đã sử dụng một số kỹ
thuật giảng dạy do tác giả Celce-Murcia (1996) giới thiệu.
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa ngữ âm tiếng Anh và ngữ âm tiếng

Êđê được thể hiện thông qua kỹ thuật miêu tả và so sánh. Phát âm của người
bản xứ trong băng đĩa và phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê trong đợt ghi
âm lần đầu và lần thứ hai được sử dụng với mục đích so sánh. Lỗi phát âm
tiếng Anh của sinh viên Êđê có thể xuất phát từ sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ
và cũng là sự phản ảnh từ phía người học đến giáo viên dạy tiếng Anh.
2.4.2. Sóng âm
Nhờ vào sóng âm, phát âm của sinh viên Êđê được thể hiện rõ về đặc điểm âm.
2.4.3. Bảng biểu và sơ đồ
Trong đề tài nghiên cứu, bảng biểu được sử dụng để chỉ tỷ lệ phần trăm kết quả
sinh viên Êđê đạt được trong hai lần ghi âm; bảng biểu còn được sử dụng để
biểu thị những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ âm tiếng Anh và ngữ âm
tiếng Êđê.
Sơ đồ được sử dụng để minh họa phát âm chuẩn của người bản xứ và so sánh
với phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Trục đứng của sơ đồ biểu thị số điểm
sinh viên Êđê đạt được từ 1.0 đến 10 điểm; tổng điểm là 10 cho 10 câu của mỗi
phần. Trục ngang biểu thị số lượng sinh viên Êđê tham gia. Dòng màu xanh
dương biểu thị điểm ghi âm lần đầu; dòng màu đỏ biểu thị điểm ghi âm lần hai.
Nhờ vào phần mềm máy tính, phép tính thống kê và thống kê suy luận lôgic từ
mẫu người tham gia đến khái quát tổng thể được thể hiện.

12


2.4.4. Thống kê suy luận lôgic
Thống kê suy luận lôgic được sử dụng để đo điểm trung bình chung của 40
sinh viên Êđê trước khi tham gia lớp học tăng cường và sau khi tham gia lớp
học này.
Kỹ thuật phân tích dữ liệu theo thống kê suy luận logic được dùng trong đề tài
này do Nunan (1994) phát triển. Thuận lợi của kỹ thuật thống kê suy luận lôgic
là để dùng thực thi đo đạc và đánh giá tính lơgic của quy trình gồm: điểm trung

bình chung, độ lệch chuẩn và độ sai chuẩn.
Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê là do sự phá vỡ hệ thống tín hiệu của
ngôn ngữ âm thanh về nối âm và đồng hóa âm tiếng Anh.
Kết quả cải thiện phát âm tiếng Anh đối với nối âm và đồng hóa âm của sinh
viên Êđê được phân tích qua phần mềm máy tính. Cơng thức tính là:
- Điểm trung bình ( 8) = điểm trung bình chung của số điểm đạt được
Điểm trung bình biểu thị số điểm do sinh viên Êđê đạt được thể hiện qua ghi
âm lần đầu và lần thứ hai.
- Độ lệch chuẩn (SD) = Variance
Độ lệch chuẩn được sử dụng để đo độ lệch giữa hai lần ghi âm (lần đầu và lần
thứ hai)
- Độ sai chuẩn ( SE) =

SD
n

Độ sai chuẩn được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa điểm trung bình chung
trong mối liên hệ với 40 sinh viên Êđê giữa hai lần ghi âm.
2.5. Tóm tắt
Phân tích so sánh đối chiếu được xem là công cụ phù hợp để xác định những
điểm giống nhau và khác nhau trong ngữ âm tiếng Anh và ngữ âm tiếng Êđê.
Những lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê có nguyên nhân từ những sự
khác nhau của hai ngơn ngữ.
Loại hình nghiên cứu hoạt động sư phạm là một phương tiện hữu hiệu nhằm
giải quyết những khó khăn trong phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Để xử
lý những lỗi phát âm tiếng Anh có liên quan đến nối âm và đồng hóa âm, khóa
học tăng cường được thiết kế cho sinh viên Êđê. Khóa học tăng cường được
thực hiện cùng với bài giảng (giáo án) và kỹ thuật dạy học. Kết quả cải thiện
phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê được đánh giá qua hai lần ghi âm trước
và sau khi được học khóa tăng cường. Kỹ thuật thu thập dữ liệu và phân tích

dữ liệu đã hỗ trợ việc nghiên cứu một cách hiệu quả và trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

13


Chương 3. Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả và thảo luận liên quan đến (i) nguyên nhân gây
lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê, (ii) lỗi phát âm tiếng Anh liên quan
đến nối âm và đồng hóa âm, (iii) giải pháp để cải thiện phát âm tiêng Anh của
sinh viên.
3.1. Nguyên nhân gây lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
Những điểm giống nhau về ngữ âm của hai ngôn ngữ là ở chỗ cả hai hệ thống
ngữ âm đều được hình thành từ thông số như nhau: cơ quan cấu âm. Hệ thống
âm của tiếng Anh được phân loại theo tiêu chí nguyên âm và phụ âm, các
nguyên âm và phụ âm tiếng Êđê cũng được phân loại trên cơ sở này. Trong
chừng mực nào đó, chính những điểm giống nhau này tạo sự khác biệt khi so
sánh ngữ âm tiếng Anh với ngữ âm tiếng Êđê. Mặt khác, về phương thức phát
âm, sự khác biệt giữa ngữ âm tiếng Anh so sánh với tiếng Êđê là do sự bố trí
của âm trong cơ quan cấu âm. Có thể nói rằng nhiều âm tiếng Anh giống như
âm tiếng Êđê, tuy nhiên giá trị của âm trong mỗi ngơn ngữ thì lại khác nhau. Ví
dụ phụ âm nổ của tiếng Êđê trơng rất giống phụ âm nổ của tiếng Anh, nhưng
tại các vị trí trong từ chúng lại được phát âm khác nhau, cụ thể tại vị trí cuối từ,
phụ âm nổ của tiếng Ê đê không bi bật hơi.
Những điểm khác nhau về âm tiếng Anh so sánh với âm tiếng Êđê có thể thấy
trong chuỗi phụ âm và bố trí của nó. Phụ âm tiếng Anh thường ở vị trí đầu từ,
giữa từ và vị trí cuối từ; trong khi đó phụ âm tiếng Êđê thường bố trí ở đầu từ
và cuối từ. Như vậy mỗi một ngơn ngữ đều có quy luật riêng của mình.
3.1.1. Những điểm giống nhau giữa nguyên âm tiếng Anh và nguyên âm tiếng
Êđê

3.1.2. Những điểm khác nhau giữa nguyên âm tiếng Anh và tiếng Êđê
3.1.3. Những điểm giống nhau giữa phụ âm tiếng Anh và phụ âm tiếng Êđê
3.1.4. Những điểm khác nhau giữa phụ âm tiếng Anh và phụ âm tiếng Êđê
3.1.5. Những điểm khác nhau trong chuỗi phụ âm của hai ngôn ngữ
3.1.6. Những điểm khác nhau về cấu trúc âm tiết giữa tiếng Anh và âm tiết
tiếng Êđê
3.1.7. Những điểm khác nhau trong về âm trong chuỗi lời nói của hai ngơn
ngữ
Cả hai ngơn ngữ tiếng Anh và tiếng Êđê có những điểm chung: tiếng Anh và
tiếng Êđê đều có thống kê âm tiết và âm đoạn được chia thành nguyên âm và
phụ âm. Những điểm khác nhau trong ngữ âm làm cho hai ngôn ngữ khác biệt
là âm trong chuỗi lời nói.
Tiếng Anh có những đặc điểm ngữ âm trong chuỗi lời nói như âm cuối từ có
thể chia sẻ đặc điểm cho âm đứng sau của từ liền kề. Âm cuối có thể nối, đồng
hóa hoặc bị đồng hóa khi đứng trước các âm đứng sau liền kề. Âm cuối trong

14


tiếng Anh, khi người bản xứ phát âm thường nhả ra và chia sẻ với các âm đứng
sau liền kề. Phụ âm cuối từ trong tiếng Êđê khơng có những đặc điểm này; khi
được phát ra chúng không bị nhả ra và không chia sẻ các đặc điểm cho các âm
khác qua ranh giới của từ đứng sau liền kề.
Từ vựng tiếng Êđê là đơn vị ngôn ngữ độc lập và độc lập cả về âm vị. Từ vự ng
không chia sẻ đặc điểm ngữ âm cho từ khác trong chuỗi lời nói. Vì vậy sinh
viên Êđê gặp khó khăn trong phát âm tiếng Anh, khó khăn cả về âm trong
chuỗi lời nói tiếng Anh, nối âm và đồng hóa âm.
3.2. Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê liên quan đến âm nối và âm
đồng hóa
Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê được xác định là lỗi có liên quan đến

nối âm và đồng hóa âm.
Đặc điểm âm trong chuỗi lời nói trong tiếng Anh thường chia sẻ cho nhau.
Cruttenden (2001: 283) nhận định: sự thay đổi âm vị được nhận thấy trong quá
trình thay đổi cặp tương ứng vô thanh/hữu thanh của âm vị, đặc biệt hơn nữa là
trong quá trình điều chỉnh cơ quan cấu âm làm ảnh hưởng. Điều này có thể giải
thích là khi âm trong chuỗi lời nói, đặc điểm của chúng sẽ ảnh hương như sau:
(i) chia sẻ đặc điểm đến từ đứng sau, (sự ảnh hưởng có thể từ trái sang phải
hoặc từ phải sang trái), (ii) nối âm của từ đứng trước tới âm của từ đứng sau,
(iii) và nuốt lướt. Cải thiện tiếng Anh trong nghiên cứu này là nhằm dạy cho
sinh viên Êđê dùng tiếng Anh, hình thành khả năng phát âm trơi chảy, dễ hiểu
và xây dựng cho họ năng lực nghe hiểu trong giao tiếp.
3.2.1. Lỗi về nối âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
3.2.2. Lỗi về đồng hóa âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
3.3. Giải pháp để cải thiện phát âm âm nối và âm đồng hóa tiếng Anh cho
sinh viên Êđê
Giải pháp để xử lý lỗi phát âm âm nối và âm đồng hóa trong tiếng Anh của
sinh viên Êđê được tiến hành bằng cách áp dụng một số kỹ thuật dạy phát âm
nối âm: Nguyên âm – Nguyên âm, Phụ âm – Nguyên âm (V-V, C-V), dạy phát
âm đồng hóa âm: Phụ âm – Phụ âm (C-C), đồng hóa từ trái sang phải hoặc từ
phải sang trái. Kỹ thuật dạy trong lớp tăng cường được áp dụng theo bài học
với sự hướng dẫn của giáo viên (nghe và bắt chước, luyện âm, tập luyện các
cặp đối lập tương ứng, tập phát âm các cặp đối lập trong tình huống, phương
tiện nghe nhìn). Sinh viên Êđê nghe và bắt chước, thực hành và chú ý đến các
âm gạch chân để phát âm đúng. Ví dụ:
Nối nguyên âm – nguyên âm (V-V)
- “A whisky and soda. A whisky and water. A brandy and soda”
[+V"KE"+QK+ʊD+]
[+V"KE"+QV&C+]
[+BT$QD"+QK+ʊD+]
Nối phụ âm – nguyên âm (C-V)


15


- “Let’s ask him to let us go”: [S#CK$KE"PC+S#C)KF+ʊ]
- “I need an immediate answer”: [a"Q!DX"P!D"+C$QK+]
- “Because of a word he used in front an old lady”
[B!EɒL+H+V*DO!U(:LD"QGT)QC+H+Q+ʊSS-"D"]
- “My parents are at a meeting and my sisters are at the cinema”
[Pa"A$T+QCKT+C+P!C"RPa"K"KC+LT+CJ+K"Q+P%]
Đồng hóa [D] trước [U] thành /DN/
- “Where did you see them?”: [V-+D"DNʊK!J+P]
Đồng hóa [C] trước [U] thành /CM/
- “Don’t you think?: [D+ʊQCMʊI"RE]
- “But if you banked your money”: [B)C"GU'B$RCM&:P)Q"]
Đồng hóa [Q] trước [A] thành /P/
- “She can play the flute. She can grow plants”
[M!E+PAS-"J+GS(C], [M!E+RFT+ʊAW$QCK]
Đồng hóa [H] trước [E] thành /G/
“It’d be difficult to tell him, of course”: ["CδB!
D"G"E)SC+Ch#S"P+GEh&K]
Đồng hóa [-ed] sau [âm vô thanh] thành /C/
- “Stripped of everthing” [KCT"AC+H-H"I"R]
Đồng hóa [-ed] trước [Hữu thanh] thành /D/
- “He lunged at me with a knife” [O!S)QDND+CP!V"J+Qa"G]
3.3.1. Giải pháp để cải thiện phát âm âm nối
Đề tài thiết kế giáo án với trọng tâm là phát âm âm nối trong tiếng Anh và
quan tâm đến những đặc điểm ngữ âm âm vị.
Trong lớp học tăng cường, khi trình bày âm nối hữu thanh hoặc vô thanh, giáo
viên hướng dẫn sinh viên Êđê phối hợp kỹ thuật nghe và bắt chước, luyện âm,

luyện tập các cặp đối lập tương ứng, các cặp tương ứng trong tình huống và hỗ
trợ trực quan.
3.3.1.1. Nghe và bắt chước
Khi áp dụng kỹ thuật nghe và bắt chước, sinh viên Êđê nghe kỹ các cụm từ và
câu có chứa các yếu tố nối âm. Mỗi sinh viên có tài liệu cầm tay để theo dõi
bài giảng. Giọng phát âm của người bản xứ là giọng chuẩn. Sinh viên nghe, lập
lại và bắt chước theo. Các hoạt động trong lớp học tăng cường được tiến hành
dưới sự hướng dẩn của giáo viên. Những nội dung liên quan đến nối âm trong
câu được gạch chân để sinh viên Êđê có thể theo dõi. Việc bắt chước người bản
xứ đọc trong băng đĩa không dễ dàng cho sinh viên Êđê thực hiện vì hai ngơn
ngữ có những điểm khác nhau trong ngữ âm âm vị.
3.3.1.2. Luyện âm

16


Kỹ thuật luyện âm là một trong những giải pháp để cải thiện phát âm âm nối.
Luyện âm với đặc thù chuyên môn là một thách thức đối với sinh viên Êđê.
Ngoài ra, sinh viên Êđê chưa đủ kiến thức về các hiện tượng ngữ âm tiếng Anh
trong việc nối âm. Âm nối thường có liên quan đến âm hữu thanh hoặc âm vơ
thanh. Ví dụ: “Let’s ask him to let us go”, trong bản thân câu này có cả âm ở
dạng thể yếu và ở dạng thể mạnh. Để nhận biết được đặc điểm ngữ âm âm vị
tiếng Anh quả thật là khó đối với sinh viên Êđê.
3.3.1.3. Luyện các cặp đối lập tương ứng
Giáo viên giúp sinh viên Êđê phân biệt những âm giống nhau và những âm có
tính chất phức tạp trong tiếng Anh thơng qua nghe. Với việc luyện phát âm các
cặp đối lập tương ứng, sinh viên Êđê được luyện phát âm nối âm từ cấp độ từ
với từ đến ngữ và câu. Giáo viên sử dụng kỹ thuật luyện phát âm cặp tương
ứng dùng trong lớp tăng cường nhằm cho sinh viên đối chiếu các âm vị của từ,
ngữ và câu.

3.3.1.4. Cặp tương ứng trong tình huống
Với kỹ thuật luyện cặp âm tương ứng trong tình huống. sinh viên Êđê có cơ hội
luyện tập các câu có nội dung cặp âm tương ứng. Ví dụ, “hits” hoặc “heats”.
Thơng qua tình huống, giáo viên chỉ ra tính đối lập của cặp tương ứng.
3.3.1.5. Hỗ trợ trực quan
Kỹ thuật hỗ trợ trực quan được áp dụng trong lớp như sau:
(i)
Giáo viên gạch chân các âm sẽ nối với các âm của từ đứng liền kề.
(ii) Giáo viên nhấn mạnh nội dung cần học cho sinh viên Êđê chú ý.
(iii) Sinh viên Êđê nhìn vào âm nối được gạch chân và thực hành với sự hỗ
trợ của giáo viên.
3.3.2. Các giải pháp cải thiện phát âm âm đồng hóa
3.3.2.1. Nghe và bắt chước
Kỹ thuật nghe và bắt chước được dùng để dạy cho sinh viên Êđê phát âm âm
đồng hóa là sự phối hợp giữa luyện âm với việc thực hành các âm trong tình
huống có âm đồng hóa tiếng Anh. Giáo viên chỉ cho sinh viên Êđê các âm
trong chuỗi có chia sẻ những đặc điểm âm của mình. Các âm sẽ ảnh hưởng lẫn
nhau trong mối quan hệ với từ, câu và trong phát ngôn. Thơng qua q trình
ảnh hưởng này, đồng hóa âm sẽ xảy ra từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
Giáo viên giúp sinh viên Êđê nhận thức được hiện tượng âm đồng hóa xảy ra
trong phát ngơn ở tốc độ phát âm bình thường của người bản xứ.
3.3.2.2. Luyện âm
Sử dụng kỹ thuật luyện âm là biện pháp phù hợp để cải thiện phát âm đồng hóa
trong tiếng Anh của sinh viên Êđê.
Giáo viên tham chiếu với các âm xảy ra trong chuỗi phát ngơn có tác động ảnh
hưởng đến các âm lân cận liền kề.
3.3.2.3. Luyện phát âm cặp tương ứng

17



Trong các câu luyện tập khơng chỉ có âm đồng hóa mà cịn có cả âm nối trong
tình huống. Sinh viên Êđê được báo trước về các đặc điểm ngữ âm âm vị của
các hiện tượng nối âm và đồng hóa âm để có thể phát âm chính xác cùng với
sự hướng dẫn của giáo viên.
3.3.2.4. Luyện phát âm cặp tương ứng trong tình huống
Trong kỹ thuật luyện phát âm cặp tương ứng trong tình huống, giáo viên chỉ
cho sinh viên Êđê tính đối lập trong việc phát âm của ‘s’ và ‘n’ trong từ ‘sinks’
và ‘savings’. Giáo viên hướng sự chú ý của sinh viên đến những trường hợp dị
hóa có thể xảy ra trong những phát ngơn ở tốc độ nhanh, như trong trường hợp
của ‘banked your’ [B$RECM&:].
3.3.2.5. Hỗ trợ trực quan
Kỹ thuật hỗ trợ trực quan được áp dụng trong lớp học tăng cường như sau: giáo
viên mơ tả các âm đồng hóa trong tình huống bằng việc sử dụng các phiên âm
ngữ âm, sinh viên Êđê chú ý đến những âm đồng hóa và luyện tập phát âm
đồng hóa. Ví dụ âm đồng hóa trong các câu: “Where did you see them?”,
“Don’t you think? và trong ngữ ‘banked your’ được gạch chân như sau:
- /d/ + /j/ trong ‘did you’ thành /DN/;
- /t/ + /j/ trong “don’t you’ và trong ‘banked your’ thành /CM/.
3.3.3. Ứng dụng sư phạm trong việc dạy phát âm tiếng Anh
Cùng với việc ứng dụng một số kỹ thuật trong quá trình dạy phát âm nhằm cải
thiện phát âm tiếng Anh đối với nối âm và đồng hóa âm của sinh viên Êđê,
việc dạy âm đoạn và siêu âm đoạn tiếng Anh cần được đưa vào để sinh viên
Êđê nhận biết được các quy luật của nối âm và đồng hóa âm. Kỹ thuật dạy với
tư cách là giải pháp nhằm cải thiện phát âm trong khóa học tăng cường được áp
dụng hài hòa trong bài học cụ thể nhất định. Giáo viên giới thiệu các âm tiếng
Anh có giá trị âm khác biệt so với âm tiếng Êđê để giúp họ tránh những ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, giáo viên mơ tả kỹ càng những âm khó
của tiếng Anh và giải thích hoạt động của cơ quan phát âm trong quá trình phát
âm, các hoạt động của luồng hơi, các hoạt động của dây thanh.

Giáo viên làm rõ các mẫu tự tiếng Anh và tiếng Êđê giống nhau nhưng có giá
trị âm khác biệt. Giáo viên giới thiệu các âm chỉ có trong tiếng Anh mà khơng
có trong tiếng Êđê và ngược lại. Chính sự khác biệt này là nguyên nhân gây lỗi
phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Giáo viên giải thích hiện tượng nối âm
và đồng hóa âm tại ranh giới của từ trong tiếng Anh. Để khắc phục những khó
khăn của sinh viên Êđê, giáo viên cần sử dụng các tài liệu giảng dạy có sẵn và
có nội dung luyện phát âm. Thêm vào đó, giảng dạy lồng ghép và phối hợp hài

18


hòa một số kỹ thuật giảng dạy (nghe và bắt chước, luyện âm, luyện tập phát âm
các cặp tương ứng, các cặp tương ứng trong tình huống, và hỗ trợ trực quan)
trong quá trình thực hiện việc giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ là nhiệm vụ
trọng tâm quan trọng.
Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát âm tiếng Anh, động viên
khích lệ sinh viên Êđê phát triển năng lực ngôn ngữ. Giáo viên tạo cơ hội cho
sinh viên Êđê thực hành nối âm và đồng hóa âm nhằm cải thiện phát âm tiếng
Anh. Đồng thời với việc mở rộng kiến thức về dạy phát âm tiếng Anh bằng các
kỹ thuật dạy học, bản thân giáo viên cũng tăng cường khả năng hiểu biết về hệ
thống âm của cả hai ngôn ngữ.
Hoạt động dạy nối âm và đồng hóa âm tiếng Anh được thực hiện như sau:
- Sinh viên Êđê được học âm đoạn và siêu âm đoạn tiếng Anh cùng với sự phối
hợp hài hòa của giáo viên trong kỹ thuật dạy học đã được thiết kế trong mỗi bài
học cho sinh viên Êđê thực hiện phát âm chính xác trong chuỗi phát ngơn;
- Sinh viên Êđê được học các bài học có nội dung nối âm và đồng hóa âm và
được giới thiệu về các quy luật ngữ âm của nối âm và đồng hóa âm qua các kỹ
thuật dạy học như nghe và bắt chước, luyện âm, luyện tập phát âm các cặp
tương ứng, các cặp tương ứng trong tình huống, và hỗ trợ trực quan.
- Số điểm đạt được trong ghi âm lần đầu và lần thứ hai chỉ ra kết quả đạt được

của sinh viên Êđê, đồng thời nhờ các giải pháp ứng dụng kỹ thuật dạy học của
giáo viên giảng dạy trong lớp tăng cường, việc cải thiện phát âm tiếng Anh của
các em về nối âm và đồng hóa âm có tiến bộ đáng kể.
3.4. Thái độ của giáo viên về phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
Ý kiến của giáo viên khi trả lời các câu hỏi về việc phát âm tiếng Anh của sinh
viên Êđê trong 20 câu kiểm tra phát âm nối và âm đồng hóa đã cung cấp thông
tin về quan điểm dạy và học phát âm của giáo viên đối với sinh viên Êđê học
tiếng Anh. Các giáo viên cho rằng việc nối âm và đồng hóa âm trong tiếng Anh
rất dễ cho sinh viên Êđê, vì vậy họ đã khơng chú trọng đến việc dạy phát âm
nói chung và dạy nối âm và đồng hóa âm nói riêng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng
của tiếng mẹ đẻ là nguyên nhân gây lỗi trong phát âm tiếng Anh của sinh viên
Êđê cũng chưa được các giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, ý kiến của giáo viên
có giá trị tham khảo đới với nghiên cứu này trong việc xác định nguyên nhân
lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê và hướng cải thiện phát âm tiếng Anh
của các em.

19


3.5. Tóm tắt
Theo kết quả nghiên cứu và thảo luận, chính những điểm giống nhau và khác
nhau của âm tiếng Anh và âm tiếng Êđê là nguyên nhân có khả năng gây lỗi
phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Tiếng Anh là tiếng đa âm tiết, mỗi từ có
ít nhất một âm tiết trở lên, ngược lại tiếng Êđê mặc dù có vay mượn mẫu tự
Latinh nhưng giá trị âm lại khác nhiều so với giá trị âm tiếng Anh và đồng thời
tiếng Êđê là tiếng đơn âm. Phụ âm nổ hữu thanh ở vị trí cuối từ trong tiếng
Anh thường tồn tại, ngược lại trong tiếng Êđê thì khơng có hiện tượng này.
Hầu hết các âm vơ thanh ở vị trí cuối từ trong tiếng Anh thường được phát âm
có bật hơi và được nhả ra. Thêm vào đó, hầu hết từ có nhiều âm tiết trong tiếng
Anh đều có một âm tiết được nhấn âm, điều này cũng tạo sự khác biệt so với

tiếng Êđê. Ngoài ra, sinh viên khơng dự đốn được q trình hữu thanh hóa
hoặc vơ thanh hóa diễn ra tại ranh giới của từ vì trong tiếng Êđê khơng có hiện
tượng này. Điều này cũng dẫn đến lỗi của sinh viên Êđê phát âm âm nối và âm
đồng hóa. Nguyên nhân lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên cũng liên quan
đến thái độ của giáo viên về dạy phát âm tiếng Anh, dù thái độ của giáo viên
mang tính chủ quan, nhưng nó có giá trị tham chiếu đối với nghiên cứu.
Nghiên cứu này giải quyết các một số vấn đề liên quan đến cải thiện phát âm
tiếng Anh của sinh viên Êđê. Một số kỹ thuật dạy phát âm được Celce-Murcia
(1996) giới thiệu (nghe và bắt chước, luyện âm, luyện tập phát âm các cặp
tương ứng, các cặp tương ứng trong tình huống, và hỗ trợ trực quan) được xem
là giải pháp để cải thiện phát âm âm nối và âm đồng hóa trong tiếng Anh.
Trong chừng mực nào đó có thể nói rằng, sinh viên Êđê đã cải thiện phát âm
tiếng Anh của mình liên quan đến nối âm và đồng hóa âm tiếng Anh. Kết quả
có thể thấy được trong ghi âm lần đầu và lần thứ hai được biểu thị qua hình
sóng âm, bảng biểu và điểm số đạt được của sinh viên Êđê sau khi tham gia
khóa học tăng cường.
Tóm lại, qua loại hình nghiên cứu hoạt động sư phạm, kết quả và thảo luận
trong đề tài được hồn chỉnh một cách có hệ thống. Kết quả cho thấy nghiên
cứu đáp ứng được yêu cầu cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê liên
quan đến khía cạnh nối âm và đồng hóa âm.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Phần kết luận gồm các nội dung: tóm tắt luận án, nhận định kết luận về mục
tiêu nghiên cứu đã được đề ra, hạn chế của luận án và một số đề xuất cho việc
nghiên cứu tiếp theo.
1. Tóm tắt luận án

20


Luận án đã xác định những điểm khác nhau giữa âm tiếng Anh và âm tiếng

Êđê. Những điểm khác nhau này được xem là một trong những nguyên nhân có
khả năng gây lỗi phát âm của sinh viên Êđê.
Luận án giải quyết các vấn đề sinh viên Êđê mắc phải trong phát âm âm nối và
âm đồng hóa của tiếng Anh thông qua các kỹ thuật dạy liên quan đến việc cải
thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê. Việc phát âm tiếng Anh theo mục
đích giao tiếp khơng có nghĩa là sinh viên Êđê phải phát âm tiếng Anh một
cách hoàn hảo như người bản xứ mà sinh viên cần phát âm sao cho phát ngôn
đạt được mục đích giao tiếp, chấp nhận được và hiểu được.
Sau khóa học tiếng Anh tăng cường với việc áp dụng kỹ thuật dạy nhằm cải
thiện phát âm, sinh viên Êđê đã nối âm trong chuỗi ngữ và câu và phát âm
được các âm đồng hóa.
Luận án đã giải quyết được các nội dung nêu trong mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu. Sau khóa học tăng cường, sinh viên Êđê đạt được điểm số
chứng tỏ việc phát âm âm nối và âm đồng hóa tiếng Anh có cải thiện và tiến
bộ.
Tóm lại, với việc ứng dụng kỹ thuật phù hợp trong thu thập số liệu và sự
hướng dẫn của giáo viên dạy lớp tăng cường để cải thiện phát âm tiếng Anh
của sinh viên Êđê, mục đích và mục tiêu nghiên cứu đã đạt được kết quả.
Từ các kết quả đạt được, luận án đưa ra một số nhận định sau đây.
2. Một số nhận định
2.1. Nguyên nhân lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê xuất phát từ những điểm giống nhau
và khác nhau về âm của hai ngôn ngữ. Cả hai ngơn ngữ đều có những điểm
giống nhau về vị trí phát âm và phương thức phát âm. Cả hai ngôn ngữ đều sử
dụng cùng một thông số để hình thành hệ thống âm. Hai ngơn ngữ đều có cấu
trúc trong tiến trình phân đoạn âm và trong sắp xếp. Tiếng Anh và tiếng Êđê có
những điểm chung: mỗi ngơn ngữ đều có âm tiết, phân đoạn âm có thể tách ra
nguyên âm và phụ âm.
Âm vị của hai ngơn ngữ có những điểm chung về nhiều khía cạnh; cấu trúc âm
vị của mỗi ngơn ngữ có tính phổ biến. Mẫu tự tiếng Anh vay mượn từ mẫu tự

Latinh, giá trị âm trong chừng mực nào đó cũng gần giống như âm trong tiếng
Êđê. Những điểm giống nhau đó là âm mũi: P Q R, âm nổ: B D F A C
E, âm tắt xát: ǰ, âm xát: H, và K, âm xấp xỉ: S U O, và các nguyên âm: !
i\ e # ) ( ʊ . &.
Mặc dù hai ngơn ngữ có những điểm giống nhau, khi so sánh, hai ngơn ngữ
vẫn có nhiều điểm khác biệt. Tiếng Êđê đang trong q trình đơn tiết hóa triệt
để. Từ trong tiếng Êđê chỉ có một âm tiết. Từ vựng vừa là đơn vị ngôn ngữ độc
lập và là đơn vị ngữ âm độc lập. Khi được phát âm, phụ âm cuối từ trong tiếng
Êđê không bật hơi, không bị nhả ra. Ví dụ trong các phụ âm sau đây: p, k, t, m,

21


n, ɲ, R, l, r, O, và ˀ. Chuỗi phụ âm và cấu trúc âm tiết nêu trên tạo những điểm
khác biệt về ngữ âm của hai thứ tiếng.
Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê là lỗi phá vỡ tín hiệu của âm trong
tiếng Anh. Lỗi này dẫn đến viêc phát âm lệch lạc, không đúng từ vựng hoặc
phát âm tiếng Anh không được tự nhiên. Lỗi phát âm cũng dẫn đến diễn đạt
không rõ hoặc sai nghĩa. Những khó khăn thường xuât hiện khi sinh viên Êđê
chưa nhận thức được âm tiếng Anh trong chuỗi có những đặc điểm về ngữ âm
như bật hơi, nhả âm, âm xát v.v… Sự can thiệp của tiếng Êđê không những có
ảnh hưởng đến khả năng phát âm mà cịn ảnh hưởng đến khả năng nghe âm
tiếng Anh khi giao tiếp; lỗi xuất hiện khi sinh viên Êđê gặp âm tiếng Anh chưa
từng có trong vốn từ tiếng Êđê, và sinh viên chưa được trải nghiệm các âm
này. Vì vậy, khi phát âm các âm của tiếng Anh, sinh viên Êđê thường thay thế
âm tiếng Anh bằng âm vốn có trong tiếng Êđê.
Những điểm giống nhau và khác nhau của hai ngơn ngữ về phương thức phát
âm và vị trí phát âm được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 11. Những điểm giống nhau và khác nhau về âm tiếng Anh và âm
tiếng Êđê

Số
thứ
tự
1

Âm được nghiên
cứu

Ghi chú
Êđê

Âm mũi

P Q R

Âm nổ
2

Âm
tiếng

Âm tiếng Anh

B

D F

A

C


E

Âm
miệng

Âm tắt xát
Âm xát

Âm xát

DN CM
H J L M G I K
M

Âm cận kề

V
U
Hàng

22

S T
O
! " -

P Q
R
ɲ

B D
F
[ đ
A
C
E
ˀ

Giống
nhau
P Q R
B

D
F

Khác
nhau
ɲ

[ đ
ˀ

A C
E

DN
ĵ ]

D

N

ᵦ K

H

K

S T
U O
i " e

S U
O
! i\ e

CM Ĵ
]
J L
N
G I
M
V T
(rung)
$ #


Nguyên âm

trước


# $

Hàng
giữa

+ )

Hàng sau

( ʊ
. &
%

#
#\
ɯ ɯ\
ɣ ɣ\
a a\

#

u u o
& &

( ʊ
&

)


.

+ ɯ
ɯ\
ɣ ɣ\
a\
% &

(Nguồn: Roach, 1988; và Đồn Văn Phúc, 1996)
Là một ngơn ngữ đa âm tiết, tiếng Anh có đặc điểm riêng về ngữ âm: âm tiết
nhấn, âm tiết không nhấn, đặc điểm nhả ra, nổ, bật hơi, nối, đồng hóa, âm ở
dạng thể yếu, âm ở dạng thể mạnh, tĩnh lược, tiết điệu, nhấn âm v.v… Điều
này làm tiếng Anh khác biệt so với tiếng Êđê, một ngôn ngữ đơn âm. Âm cuối
từ trong tiếng Êđê không chia sẻ các đặc điểm ngữ âm của mình cho các âm
đứng sau liền kề tại ranh giới của từ; các âm này được phát âm một cách độc
lập và khơng bật hơi. Trong khi đó, trong tiếng Anh, phụ âm hữu thanh, vô
thanh, phụ âm nổ, phụ âm xát đều được thực hiện khi phát âm.
2.2. Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê liên quan đến nối âm và
đồng hóa âm
Lỗi phát âm tiếng Anh mà sinh viên Êđê mắc phải được xác định từ sự khác
biệt giữa âm tiếng Anh và âm tiếng Êđê. Trong tiếng Anh, các đặc điểm về ngữ
âm - âm vị trong từ, ngữ và câu được chia sẻ với các âm của từ đứng sau liền
kề. Với lý do này, đặc điểm ngữ âm của tiếng Anh trong phát ngôn tạo những
khác biệt đáng kể khi so sánh với đặc điểm ngữ âm khi phát ngôn tiếng Êđê.
Trong ngữ cảnh, âm trong chuỗi phát ngôn của tiếng Anh thường vươn tới âm
của từ đứng sau liền kề để chia xẻ các đặc điểm ngữ âm, đồng thời nó làm cho
âm tại ranh giới từ sẽ thay đổi giống hoặc khác tùy thuộc vào loại đồng hóa
âm. Sụ giống nhau về mẫu tự của hai ngôn ngữ làm cho sinh viên Êđê nghĩ
rằng các mẫu tự tiếng Anh đó có giá trị âm tương đương như các âm có trong
tiếng Êđê. Điều này rất đúng khi phụ âm đứng ở vị trí đầu từ, nhưng sẽ khơng

đúng khi các phụ âm này xảy ra tại vị trí cuối từ.
Tiếng Êđê khơng có hiện tượng nối âm và đồng hóa âm tại ranh giới giữa các
từ, tuy nhiên hiện tượng đồng hóa âm có xảy ra trong nội tại của từ cụ thể. Cho
dù tiếng Êđê có âm cuối là phụ âm nhưng khi được phát ra, các âm cuối này
không chia sẻ những đặc điểm ngữ âm của mình cho các âm của từ đứng sau
liền kề tại ranh giới giữa các từ.
Nối âm và đồng hóa âm trong tiếng Anh tạo sự khác biệt so với tiếng Êđê. Từ
vựng trong tiếng Êđê là đơn vị ngôn ngữ độc lập đồng thời cũng là đơn vị ngữ
âm độc lập. Từ được phát âm một cách riêng lẻ trong chuỗi phát ngơn; vì vậy

23


ảnh hưởng của tiếng Êđê tác động đến việc phát âm tiếng Anh của sinh viên
Êđê là nguyên nhân gây lỗi trong việc phát âm âm nối và âm đồng hóa.
Tóm lại, trong bài nghiên cứu này, lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
được xác định là lỗi trong việc thực hiện nối âm và đồng hóa âm.
2.3. Giải pháp cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê
Giải pháp để cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê liên quan đến phát
âm âm nối và âm đồng hóa đã đạt được hiệu quả thiết thực qua khóa học tăng
cường. Kết quả cải thiện phát âm cũng nhờ vào bài giảng được thiết kế có nội
dung phát âm âm nối và âm đồng hóa và dựa vào kỹ thuật dạy đã được chắt
lọc.
- Sinh viên Êđê có thể nối âm tiếng Anh tại ranh giới giữa các từ:
nguyên âm với nguyên âm, phụ âm với nguyên âm, đã khắc phục được những
khó khăn do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Biểu đồ về điểm trung bình chung, độ
lệch chuẩn và độ sai chuẩn của hai lần ghi âm chỉ ra sự chuyển biến của quá
trình cải thiện phát âm tiếng Anh liên quan đến nối âm của sinh viên.
- Sinh viên Êđê có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện
âm đồng hóa, một hiện tượng ngữ âm được coi là khó nhất trong tiếng Anh mà

khơng có trong tiếng Êđê. Kết thúc khóa học, sinh viên Êđê đã có khả năng
nhận biết và thực hiện được việc phát âm đồng hóa trong tiếng Anh với các
dạng đồng hóa từ trái sang phải và từ phải sang trái. Bảng biểu về điểm trung
bình chung, độ lệch chuẩn độ sai chuẩn và kết quả điểm số đạt được qua hai
lần ghi âm đều thể hiện sự chuyển biến tích cực trong việc phát âm đồng hóa
tiếng Anh của sinh viên Êđê.
3. Hạn chế của đề tài
Mặc dù người nghiên cứu có nhiều cố gắng, đề tài vẫn cịn bộc lộ một số hạn
chế. Do khn khổ của đề tài chú trọng đến phát âm âm nối và âm đồng hóa
mà sinh viên Êđê thường mắc lỗi, cho nên các lĩnh vực khác có liên quan như
từ ở dạng thể yếu, tiết điệu, âm nhấn và ngữ điệu vẫn còn chưa đề cập. 40 sinh
viên Êđê tình nguyện tham gia theo học lớp tăng cường là con số khiêm tốn
trong quá trình thực hiện đề tài do số lượng sinh viên Êđê được tuyển cịn q
ít trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
Lớp tăng cường được thiết kế 30 tiết nhằm cải thiện phát âm tiếng Anh của
sinh viên Êđê cũng có sự bất cập trong nội tại bởi vì những vấn đề vướng mắc
trong khi học phát âm tiếng Anh không thể giải quyết nhanh chóng được mà
việc học phát âm tiếng Anh cũng cần phải có q trình học lâu dài.
4. Một số đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo
Những đặc điểm về ngữ âm – âm vị tiếng Anh chi phối cả hai lĩnh vực âm
đoạn tính và siêu âm đoạn mà giáo viên cần phải xem xét trong quá trình dạy
để cải thiện phát âm tiếng Anh của sinh viên Êđê vì mục đích giao tiếp. Mặc dù
các tiêu chí để so sánh âm của hai ngôn ngữ đã được xác lập, các khía cạnh âm

24


trong chuỗi lời nói như âm ở dạng thể yếu, tiết điệu-nhịp, âm nhấn và ngữ điệu
tiếng Anh cần được quan tâm. Vì vậy, giảng dạy và cải thiện âm đoạn tính và
siêu âm đoạn tiếng Anh cho sinh viên Êđê cần được nghiên cứu tiếp theo trong

tương lai.

25


×