Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.37 KB, 179 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH



ĐOÀN THỊ HƢƠNG



QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA XỨ ỦY NAM BỘ VÀ TRUNG ƢƠNG CỤC
MIỀN NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS,TS TRỊNH NHU




HÀ NỘI - 2014



1



MỤC LỤC

TRANG



2




MỞ ĐẦU
1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu
3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
7
7
14
17
NỘI DUNG
Chƣơng 1 : XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LÃNH
ĐẠO NHÂN DÂN NAM BỘ TIẾN HÀNH KHÁNG CHIÊN (1945-1951)
20

1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bƣớc đầu củng cố tổ
chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng
chiếm đóng (1945-1946)
20


1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng
chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947-1951)
42
Chƣơng 2: TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO
KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ ĐI ĐẾN THÁNG LỢI (1951-1954)

71
2.1. Thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam, lãnh đạo đẩy mạnh kháng
chiến trong giai đoạn giữ vững, phát triển thế tiến công (1951-1953)
71
2.2. Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo phối hợp đấu tranh đƣa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuyển
hƣớng phong trào cách mạng Nam Bộ sau Hiệp định Giơnevơ
(1953-1954)
100

Chƣơng 3: NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM
116
3.1. Nhận xét
116
3.2. Một số kinh nghiệm
137
KẾT LUẬN
148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
152

PHỤ LỤC




3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Cách mạng tháng Tám thành công chƣa đƣợc bao lâu thì ngày 23-9-
1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lƣợc Việt
Nam lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ đã
tiên phong, anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ diễn ra tại một vùng xa nhất tính đến Việt
Bắc, trong tình thế chiến trƣờng toàn quốc bị chia cắt, giao thông liên lạc khó
khăn giữa địa phƣơng và Trung ƣơng, do đó, Trung ƣơng Đảng đã chủ trƣơng
duy trì và củng cố cơ quan lãnh đạo chung cho toàn Nam Bộ là Xứ ủy Nam Bộ
(trƣớc Cách mạng tháng Tám là Xứ ủy Nam Kỳ) mà không giải thể cơ quan
lãnh đạo này nhƣ đã thực hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đến năm 1951, trƣớc
yêu cầu về tăng cƣờng lãnh đạo của Trung ƣơng đối với cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng (Khoá II) họp
tháng 3-1951 quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ƣơng Cục
miền Nam, cử đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Bí thƣ. Tháng 6-
1951, Trung ƣơng Cục miền Nam chính thức đƣợc thành lập để lãnh đạo cuộc
kháng chiến ở Nam Bộ.
Hiện thực lịch sử cho thấy, Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng
cao nhất ở Nam Bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và Trung
ƣơng Cục miền Nam (1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung
ƣơng, đóng vai trò to lớn trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh ở Nam Bộ, góp phần đƣa cuộc kháng chiến đến

thắng lợi vẻ vang. Lãnh đạo kháng chiến trong điều kiện ở xa Trung ƣơng, Xứ
uỷ Nam Bộ rồi Trung ƣơng Cục miền Nam đã quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối
chung của Trung ƣơng Đảng, đồng thời có những sáng tạo quan trọng, nhất là
trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, trong vận động đồng bào các tôn



4

giáo tham gia kháng chiến, thực hiện chính sách ruộng đất, trong thực hiện
nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ uỷ Nam Bộ và Trung
ƣơng Cục miền Nam mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945-1954) là một trong những cở sở để Trung
ƣơng Đảng thành lập và xây dựng cấp uỷ, bộ máy tổ chức của cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Đảng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lƣợc.
Vai trò của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp rất to lớn, mô hình tổ chức và hoạt động của
hai cơ quan lãnh đạo này chứa đựng nhiều sáng tạo độc đáo trong công tác xây
dựng Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa
Lênin, phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, chƣa có công
trình nào tập trung nghiên cứu về hai cơ quan lãnh đạo này. Trong nguyên tắc
tổ chức tập trung dân chủ của chính đảng vô sản cũng nhƣ trong hoạt động
thực tiễn, các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng đóng
vai trò đặc trƣng cho hoạt động, cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Điều đó cho thấy, chỉ khi nghiên cứu một cách thấu đáo về các cơ quan
lãnh đạo, đặc biệt các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng trên các phƣơng diện
tổ chức, hoạt động, những sáng tạo, thành tựu và hạn chế mới có thể nhận
thức một cách toàn diện, đúng đắn và sâu sắc về tiến trình cách mạng Việt

Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2. Xây dựng đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tƣ
tƣởng là điều kiện không thể thiếu, bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành
động, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn cách mạng và kháng chiến.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng
giữ vị trí then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng



5

của nhân dân Việt Nam. Để góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của
Đảng, cần phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về
xây dựng đảng, trong đó có những kinh nghiệm xây dựng cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1945-1954) để làm sáng rõ quá trình xây
dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở
Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, góp phần phát triển
công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp
thêm một số luận cứ khoa học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sƣu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc quan điểm và thực tiễn xây dựng
Đảng liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
-Tái hiện, luận giải quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ uỷ
Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lƣợc (1945-1954).

- Làm rõ vai trò của Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong
lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lƣợc trên địa bàn
đƣợc phân công phụ trách.
- Phân tích một cách khoa học những đặc điểm, ƣu điểm và hạn chế của
quá trình xây dựng Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945-1954); đúc kết những kinh
nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.



6

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng về xây dựng Xứ
uỷ Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam; cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt
động của Xứ uỷ Nam Bộ rồi Trung ƣơng Cục miền Nam trong quá trình lãnh
đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc ở Nam Bộ và thực hiện nhiệm vụ quốc
tế đối với cách mạng Campuchia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nội dung xây dựng tổ chức , bộ máy và hoạt động
của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam rất phong phú, Luận án tập
trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân
sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền
Nam trên các phƣơng diện: phát động và điều hành phong trào kháng chiến,
lãnh đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang, mặt trận dân tộc thống nhất, chính
quyền, tổ chức nền kinh tế và văn hóa kháng chiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây
dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ phong trào kháng chiến
của nhân dân Campuchia. .
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong thời gian từ năm 1945

đến 1954.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu địa bàn Nam Bộ và các khu
vực thuộc phạm vi phụ trách của Xứ ủy Nam Bộ , Trung ƣơng Cục miền Nam
theo sự phân công của Trung ƣơng Đảng, gồm các tỉnh Nam Bộ và
Campuchia.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

Hai tỉnh cực Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận năm 1948 thuộc về Liên Khu 5



7

Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc xây dựng tổ chức Đảng kiểu mới
của Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về xây dựng
đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Nguồn tài liệu
Nghiên cứu, viết luận án, tác giả chủ yếu sử dụng những nguồn tƣ liệu
sau:
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ƣơng, của Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã đƣợc công bố trong Văn kiện Đảng Toàn
tập.
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ƣơng, của Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam hiện lƣu tại Kho Lƣu trữ Văn phòng Trung
ƣơng Đảng; Phòng Tƣ liệu Viện Lịch sử Đảng và một số cơ quan lƣu trữ
khác.
- Sách Lịch sử Đảng bộ của các địa phƣơng ở miền Nam đã xuất bản;
các tƣ liệu, tài liệu, ý kiến, hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, các nhân chứng

lịch sử có liên quan đến đề tài luận án.
- Các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các tác giả trong và
ngoài nƣớc có liên quan đến tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng của
Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam thời kỳ 1945 - 1954; các kỷ yếu
hội thảo khoa học, các bài viết có liên quan đến đề tài luận án, đăng tải trên
Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự
Việt Nam và các tạp chí khác.
- Các tƣ liệu, tài liệu của đối phƣơng về Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng
Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp đƣợc thậm định và chắt lọc
kỹ khi sử dụng.



8

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chú
trọng áp dụng các phƣơng pháp phê phán sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc
của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để
phân tích, đánh giá, qua đó, tái hiện quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động
của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam từ năm 1945 đến 1954.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu: Sƣu tầm, tập hợp, thẩm định khối tƣ liệu, tài liệu, nhất
là những tƣ liệu gốc thuộc lĩnh vực công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng thời kỳ 1945 - 1954, trong đó có những sử liệu mới .
5.2. Về nội dung: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp ngƣời đọc hiểu
rõ hơn những sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng; vị trí quan trọng
của nhiệm vụ xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp đối với sự vững
mạnh của Đảng và sự phát triển của cách mạng Việt Nam; góp phần vào việc

nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thêm
toàn diện và sâu sắc.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp thêm các luận cứ khoa
học, gợi mở những suy nghĩ có thể vận dụng trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 3 chƣơng, 6 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI



9

Cho đến nay, vấn đề xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ƣơng Cục miền Nam từ 1945 đến 1954 đã đƣợc đề cập ở những mức độ,
phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng,
lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ƣơng và
lịch sử địa phƣơng.
1.1. Một số công trình nghiên cứu cơ bản đƣợc công bố đề cập đến tổ
chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920 – 1954) [40] là
cuốn lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ thành lập Đảng, lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc,
trong đó trình bày một số chủ trƣơng và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ trong thời
kỳ kháng chiến.
Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng
chiến và kiến quốc (1945 -1954) [ 86] là cuốn sách theo thể loại biên niên, trong
đó có những sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng

Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-
1975) [ 233] (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008) do GS,TS Trịnh Nhu chủ
biên, đã tái hiện những sự kiện lịch sử về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam thời kỳ 1954 -1975, trong đó có nội dung về
hoạt động và sự kết thúc nhiệm vụ của Trung ƣơng Cục miền Nam năm 1954.
Cuốn sách cũng trình bày sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, của
Bộ chính trị và Ban Bí thƣ đối với Trung ƣơng Cục miền Nam với cách mạng
miền Nam trong thời kỳ chuyển quân tập kết cũng nhƣ những chỉ đạo kết thúc
nhiệm vụ của tổ chức này.
Công trình Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006) [126] do PGS, TS Nguyễn



10

Trọng Phúc chủ biên, phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam
Bộ về tổ chức, chính trị, tƣ tƣởng.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và Bài học
[36] của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết
những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta qua các giai đoạn của cuộc
kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, trong đó có một số bài học, kinh nghiệm
xây dựng các cấp ủy Đảng nói chung và cấp bộ Đảng ở Nam Bộ.
Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-
1954, gồm 2 tập, [236; 237;] trình bày ở mức độ nhất định vai trò của cấp ủy
Đảng ở Nam Bộ trong lãnh đạo thực hiện đƣờng lối kháng chiến của Đảng.
1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách
mạng các khu, tỉnh tại miền Nam có liên quan đến hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam

Một số sách chuyên khảo tiếp cận từ góc độ khác nhau cũng đề cập một số
vấn đề, sự kiện liên quan đến vai trò lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng
Cục miền Nam.
Gần đây nhất là cuốn Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn
(1930-1975) [96] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên, trong phần viết về chính
sách ruộng đất của Đảng đã đề cập một số điểm nổi bật trong quá trình thực hiện ở
Nam Bộ dƣới sự lãnh đạo của Xứ ủy.
Nghiên cứu về Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam thời kỳ
1945-1954 còn là một phần nội dung các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử
chiến tranh cách mạng các khu và tỉnh tại miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Sách chuyên khảo của các Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu: Quân khu
8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975) [74]; Lịch sử công tác Đảng, công tác
chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 9 [75] ; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-



11

1975) [37]; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954) [91] thể hiện một số chủ trƣơng của
Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Cuốn Lịch sử căn
cứ U Minh 30 năm kháng chiến (1945-1975) [ 73] của Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh
Quân khu 9 đề cập một số chủ trƣơng, quan điểm xây dựng căn cứ địa của Xứ ủy
và Trung ƣơng Cục miền Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo các Khu, tỉnh và phong trào
kháng chiến ở các địa phƣơng.
Các cuốn lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết
về giai đoạn lịch sử Đảng 1945-1954 đã phản ánh một số khía cạnh về sự lãnh
đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong thời gian đó.
Năm 2010, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến xuất

bản bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến [ 92; 93; 94], trong tập I Lịch sử Nam
Bộ kháng chiến 1945-1954 [92], Biên niên sự kiện Nam Bộ kháng chiến 1945-
1975 [93] đã trình bày một số sự kiện liên quan đến sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam trên một số lĩnh vực cụ thể về xây dựng lực
lƣợng vũ trang, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc kháng chiến…
Đó là một thuận lợi cho tác giả luận án trong việc tìm hiểu, nghiên cứu
công tác xây dựng đảng ở Nam Bộ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm này, công tác
xây dựng tổ chức Đảng cấp Xứ ủy và Trung ƣơng Cục chỉ đƣợc đề cập đến một
cách hạn chế, thƣờng chìm vào bối cảnh kháng chiến và thiên về trình bày sự lãnh
đạo của Đảng bộ các địa phƣơng đối với nhiệm vụ kháng chiến.
1.3. Một số công trình lịch sử đoàn thể, ban, ngành có liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng cục miền Nam
Khoảng 10 năm gần đây, các Ban Đảng thuộc Trung ƣơng bắt đầu tổng kết
và biên soạn lịch sử. Một số công trình chú ý nêu lên khía cạnh liên quan đến đề
tài.
Trung tâm nghiên cứu tổ chức - Ban Tổ chức Trung ƣơng xuất bản cuốn
Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [143], trong



12

đó, vấn đề tổ chức Đảng tại miền Nam, bao gồm cả các cơ quan lãnh đạo của
Đảng ở Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 đƣợc đề cập ít nhiều.
Các cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1930-2000 [44]; Lịch sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1925-1954) [104] phản ánh công tác tƣ tƣởng của Đảng ở Nam Bộ
trong kháng chiến chống Pháp hƣớng trọng tâm vào quán triệt về đƣờng lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và định hƣớng đấu tranh đòi
địch thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Các ban, ngành, đoàn thể ở một số tỉnh miền Nam đã chú ý sƣu tầm, biên
soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình. Trong các tác phẩm này, rải rác có
nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng 1945-1954, nhƣng
đây không phải là những công trình chuyên về lịch sử Đảng, thƣờng phản ánh về
tổ chức và hoạt động của cơ quan, đoàn thể địa phƣơng trong một thời gian dài
nên phần viết về công tác xây dựng Đảng cũng rất sơ lƣợc, những nội dung liên
quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam không nhiều, chƣa có
công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cơ
cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong chỉ đạo phong trào
cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954.
1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng
lịch sử thời kỳ 1945-1954 liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự Xứ ủy
Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam
Nhiều công trình nêu một số khía cạnh về tổ chức, về nhân sự trong công
tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Có
thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ [112]; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo
lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam [95]; Nguyễn Văn Linh,
Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo (Hồi ký) [105]; Thân thế và sự nghiệp đồng
chí Hoàng Quốc Việt [140]; Hồi ký cách mạng của Hà Huy Giáp Đời tôi những
điều nghe, thấy và sống [84]



13

Trong những công trình viết về các lãnh tụ hay kỷ yếu hội thảo về các lãnh
tụ, các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh bộ máy tổ chức của Đảng ở
cấp Trung ƣơng và cấp xứ trong thời kỳ 1945 - 1954. Có thể kể một số công trình
nhƣ: Đồng chí Trường Chinh, tập I [81]; Đồng chí Trường Chinh, tập II [82] …
Trong những năm gần đây, các địa phƣơng, ban ngành ở các tỉnh Nam Bộ

chú trọng tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn và xuất bản kỷ yếu, hoặc tập hợp hồi
ký của các của các nhân chứng lịch sử về các tổ chức, đơn vị trong các thời kỳ
cách mạng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của đề
tài.
Đó là cuốn sách Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến
chống Pháp [54] tập hợp hồi ký của nhiều tác giả từng tham gia công tác ở các cơ
quan Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam. Gần đây nhất, tập Hồi ký về
Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười [88] đƣợc Tỉnh ủy Đồng
Tháp xây dựng, các nhân chứng lịch sử đã cung cấp thêm một số thông tin, hoạt
động của các đồng chí lãnh đạo và tập thể Xứ ủy Nam Bộ, chủ trƣơng xây dựng
vùng giải phóng trong khu căn cứ Đồng Tháp Mƣời khi Xứ ủy và các cơ quan
lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến đóng tại đây.
Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các đồng
chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng tại miền Nam nhƣ Nguyễn
Văn Linh, Phạm Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Võ Chí Công, Lê Toàn
Thƣ, Phan Triêm, Trần Quang Lê [89; 90] do Viện Lịch sử Đảng và các nhà khoa
học chuyên nghiên cứu về các lãnh tụ của Đảng sƣ tầm, thầm định, càng làm rõ
thêm một số vấn đề xung quanh nhân sự và bộ máy Xứ ủy, Trung ƣơng Cục miền
Nam.
1.5. Bài viết trên tạp chí chuyên ngành và công trình nghiên cứu
chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954



14

Trên tạp chí chuyên ngành Lịch sử Đảng những năm gần đây xuất hiện một
số bài nghiên cứu đề cập ở những mức độ khác nhau về những vấn đề thuộc lĩnh
vực xây dựng Đảng liên quan đến đề tài. Điển hình là các viết của GS, TS Trịnh
Nhu “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức trong tiến trình đấu tranh

giành chính quyền và kháng chiến kiến quốc (1930-1945)” [117]; bài viết của
PGS, TS Trần Thị Thu Hƣơng “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng - Bài học lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam” [98] Các tác giả
cho rằng, xây dựng đảng về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, trong đó có xây dựng
các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về lãnh
đạo cách mạng và là một thành công lớn của Đảng; các cơ quan lãnh đạo các
cấp có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng, kháng chiến và để
lại nhiều bài học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Ngoài ra, còn có hàng chục bài viết về các lãnh tụ của Đảng đƣợc đăng tải
trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xưa & Nay… .
Các công trình nói tuy đề cập đến công tác xây dựng tổ chức Đảng các cấp
Trung ƣơng, xứ uỷ, nhƣng tản mạn, thiếu hệ thống.
Một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tƣ
tƣởng và tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam bƣớc đầu
đƣợc nghiên cứu trong phạm vi đề tài cấp bộ của Viện Lịch sử Đảng và đề tài
cơ sở của Tạp chí Lịch sử Đảng.
1.6. Công trình của các tác giả nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài
luận án
Đến nay, nhiều công trình của các tác giả nƣớc ngoài viết về "cuộc chiến
tranh Đông Dƣơng” có đề cập ít nhiều đến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo
kháng chiến ở Nam Bộ. Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: Yves Gra,
L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dƣơng)
[240] ; Philippe Devillers, Paris - Saigon- Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc
chiến tranh 1944-1947, 2 tập, [78] ;. Luien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông



15

Dương (La Guerre d’Indochine ) [48] Các tác phẩm này cung cấp một số tƣ

liệu về chính sách đàn áp của Pháp đối với phong trào và cơ quan lãnh đạo
kháng chiến ở Nam Bộ, một số văn bản liên quan đến việc vận động, tổ chức
nhân dân tham gia kháng chiến mà đối phƣơng thu đƣợc Tuy nhiên, các tác
phẩm này chứa đựng nhiều tƣ liệu cùng những đánh giá, phản ánh sai lệch hiện
thực lịch sử.
Một số công trình của các nhà nghiên cứu, nhà sử học trên thế giới nhƣ:
Archimedes L.A .Patti với Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? [118]; Furuta
Motoo, Việt Nam trong lịch sử thế giới [108], khi nghiên cứu về phong trào
cộng sản ở Việt Nam, những nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam, có đề cập và đƣa ra những quan điểm nhìn nhận, đánh giá về hệ thống tổ
chức, về các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ƣơng và xứ uỷ của Đảng cộng sản Việt
Nam thời kỳ 1945 - 1954.
Nhìn chung, các tác giả đánh giá cao tính chặt chẽ về vai trò, về mặt tổ
chức của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên không đi sâu
khảo cứu về hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng nhƣ về
cấp Trung ƣơng, xứ uỷ ở Nam Bộ.
Mặt khác, do lập trƣờng, quan điểm, do phƣơng pháp nghiên cứu, không
tìm hiểu thấu đáo về hệ thống tổ chức Đảng và hoạt động của nó, nên có những
tác giả đƣa ra những nhận định sai lệch với thực tiễn lịch sử. Tƣớng Yves Gras
lại đồng nhất Đảng Cộng sản Đông Dƣơng với Việt Minh, cho rằng tổ chức Việt
Minh cũng là tổ chức Đảng [240]. Nhà nghiên cứu Stein Tonesson nhận định,
các tổ chức Đảng tồn tại ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1943-1945 gồm nhóm “Giải
Phóng” và nhóm “Tiền Phong” là “địch thủ” của nhau [241, tr.414]. Những nhận
định nhƣ trên đã đƣợc trao đổi và cần tiếp tục đƣợc trao đổi, thảo luận và bác bỏ
bằng những tƣ duy khách quan, khoa học.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU



16


Qua các công trình đã công bố có thể thấy mảng đề tài về công tác tổ
chức của Đảng, trong đó có đề tài về Xây dựng tổ chức và hoạt động của các cơ
quan lãnh đạo của Đảng như Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam
trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã thu hút sự quan tâm,
nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc.
2.1.Trong các công trình đó, công tác xây dựng, hoạt động và vai trò của
cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Đảng ở Nam Bộ đã đƣợc phản ánh ở những
mức độ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm đã phác họa bối cảnh lịch sử, những
thuận lợi, khó khăn của phong trào kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ những
năm 1945 -1954; nêu lên đƣợc những thay đổi về mặt tổ chức, nhân sự của cơ
quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ, của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền
Nam; đề cập một vài quan điểm và một số chỉ đạo cụ thể của Xứ ủy Nam Bộ,
Trung ƣơng Cục miền Nam đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ; nêu
đƣợc một số sáng tạo và vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam
trên lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh du kích. Tuy nhiên, trong hầu hết các công
trình đã công bố, vấn đề tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của
Đảng ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1954 chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Điểm dễ nhận thấy đầu tiên là trong các tác phẩm đó, công tác xây dựng
cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lƣợc chỉ đƣợc thể hiện đơn lẻ, rời rạc, hòa lẫn với diễn biến chung của
phong trào kháng chiến; nặng về mô tả sự kiện cụ thể mà thiếu một cách nhìn
toàn diện, khái quát về quá trình phát triển và những chuyển biến về mặt tổ chức
của cơ quan lãnh đạo trên địa bàn này.
Công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung
ƣơng Cục miền Nam đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Chấp hành
Trung ƣơng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chủ trƣơng, quan điểm và




17

những chỉ đạo cụ thể của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác tổ
chức và hoạt động của cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ còn rất mờ nhạt.
Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam có vai trò rất to lớn đối với
cuộc chiến tranh cách mạng trên địa bàn Nam Bộ. Cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ
có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo chiến tranh, trong xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân; trong thực hiện chính sách ruộng đất, trong xây dựng Đảng, phát triển
hệ thống chính quyền, tạo lập nền kinh tế, văn hóa kháng chiến Tuy nhiên,
các công trình đã công bố chỉ nghiên cứu hoạt động của Đảng bộ Nam Bộ về
phƣơng diện chỉ đạo quân sự, đấu tranh vũ trang.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc, cơ quan lãnh đạo Đảng ở
Nam Bộ còn làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp giúp đỡ phong trào cách mạng của
nhân dân Campuchia, xây dựng cơ sở của Đảng ở Campuchia. Chủ trƣơng bỏ
Xứ ủy Nam Bộ, lập Trung ƣơng Cục miền Nam vào năm 1951 để tăng cƣờng sự
lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng đối với Nam Bộ và thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến ở Campuchia là một sáng tạo lớn
của Đảng, một đặc thù trong công tác tổ chức của Đảng, phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cũng nhƣ tổ chức và hoạt động của Trung
ƣơng Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp hầu nhƣ vắng
bóng trong các công trình đã công bố.
2.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đã để lại nhiều kinh nghiệm. Trong các
công trình đã công bố chƣa chú trọng đúc kết những kinh nghiệm giúp ích cho
công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng cơ quan lãnh đạo cao cấp hiện nay.
Trong những công trình đã công bố còn nhiều khác biệt về các sự kiện,
nhân vật lịch sử, những đánh giá, nhận định thiếu sức thuyết phục hoặc chƣa xác
đáng. Đáng chú ý nhất là trong một vài công trình nghiên cứu có liên quan của
học giả nƣớc ngoài đã nêu ra những nhận định thiên kiến, sai lạc, nhƣ Yves Gra

hay Lucien Bodard đã nhầm lẫn và đồng nhất tổ chức Đảng với Mặt trận Việt



18

Minh; nhận định sai lệnh về mối quan hệ giữa cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở
Nam Bộ với Trung ƣơng Đảng ngoài Bắc, cho rằng: Việt Minh Nam Bộ tự trị
gần nhƣ hoàn toàn đối với Tổng bộ ở Bắc Kỳ, hoặc đánh giá không đúng về vai
trò của các cá nhân trong cuộc kháng chiến ở miền Nam, nhƣ cho rằng tƣớng
Nguyễn Bình là ngƣời một mình xây dựng cuộc kháng chiến miền Nam, đã sáng
tạo ra cuộc chiến tranh du kích mà đối phƣơng không dập tắt nổi, trên đồng
ruộng và trong rừng rậm Nam Kỳ .
Những sai lạc trên đây rất cần đƣợc trao đổi, phản bác bằng những luận
cứ khoa học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài này.
Có thể nói, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam trong kháng
chiến chống thực dân Pháp chƣa bao giờ đƣợc coi là một đối tƣợng nghiên cứu
độc lập. Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam
Bộ ra sao? Hệ thống các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan đứng đầu ở Nam Bộ đƣợc
tổ chức nhƣ thế nào, có những đặc điểm gì? Sự lãnh đạo kháng chiến có những
sáng tạo gì để đƣa cuộc kháng chiến “đi trƣớc về sau” của nhân dân Nam Bộ đi
đến thắng lợi? Những đóng góp và vị trí của phong trào kháng chiến ở Nam Bộ
đối với cuộc kháng chiến toàn quốc ra sao? Bên cạnh đó, việc cơ quan lãnh đạo
Đảng ở Nam Bộ còn có nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp giúp đỡ phong trào cách
mạng của nhân dân Campuchia, xây dựng cơ sở của Đảng ở Campuchia nhƣ thế
nào.v.v vẫn còn là những khoảng trống cần đƣợc nghiên cứu đúng mức. Chừng
nào những vấn đề trên chƣa đƣợc làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những
đánh giá, kiến giải về quá trình xây dựng Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc vẫn chƣa đầy đủ, sâu sắc và
toàn diện.


3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT



19

Tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam
trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc một đề tài đã đƣợc nghiên cứu
sinh quan tâm nghiên cứu nhiều năm. Năm 2009, tôi đã thực hiện và bảo vệ
thành công đề tài luận văn cao học “Tổ chức và hoạt động của Trung ương Cục
miền Nam từ năm 1951 đến năm 1954”. Ở cấp độ một luận văn Thạc sĩ, luận
văn mới chủ yếu dừng lại ở việc tái hiện mà chƣa đi sâu luận giải nhiều vấn đề
về lý luận, về kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của một mô hình tổ chức Đảng rất
đặc thù ở Việt Nam. Đây là đề tài tiếp tục những nghiên cứu trƣớc đây của
nghiên cứu sinh, có sự mở rộng về đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đi sâu
luận giải, đánh giá một cách sâu sắc những vấn đề nghiên cứu.
Trong khuôn khổ đề tài luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu,
giải quyết những vấn đề sau:
- Phân tích toàn diện những điều kiện và nhân tố về đặc điểm kinh tế, xã
hội, bối cảnh lịch sử, những chuyển biến của phong trào kháng chiến ở Nam Bộ
tác động đến công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ. Trên cơ
sở đó, luận án sẽ lý giải những nguyên nhân Trung ƣơng Đảng quyết định củng
cố Xứ ủy Nam Bộ trong khi quyết định giải thể Xứ ủy Bắc Bộ, Xứ ủy Trung Bộ
ngay trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, cũng nhƣ lý giải vì sao đến năm
1951, Trung ƣơng quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, lập Trung ƣơng Cục miền
Nam, thiết lập sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng đối với các Đảng bộ Nam
Bộ.
- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trƣơng và sự chỉ
đạo cụ thể của Trung ƣơng Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với công tác xây

dựng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam từ 1945 đến 1954. Luận án sẽ
đi sâu phân tích đƣờng lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng, sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng là nhân tố quyết định thành công của công
tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng tại Nam Bộ. Những kết quả nghiên cứu
về nội dung này sẽ góp phần bác bỏ những phản ánh sai lệch về hoạt động của



20

cơ quan lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ của một số học giả nƣớc ngoài, nhƣ đã
trình bày.
- Tái hiện quá trình củng cố, kiện toàn Xứ ủy Nam Bộ trong những năm
1945 -1951, thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam vào năm 1951 và sự giải thể
của Trung ƣơng Cục miền Nam vào cuối năm 1954. Luận án sẽ trình bày cơ cấu
tổ chức, bộ máy, các chức danh nhân sự, nguyên tắc sinh hoạt của Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam từ 1945 đến 1954. Đây là một quá trình rất gian
khổ, sự phấn đấu liên tục trƣớc hết là của những chiến sĩ cộng sản trực tiếp lăn
lộn, hòa mình trong phong trào kháng chiến ở Nam Bộ. Luận án cũng sẽ đề cập
đến các cơ quan giúp việc, tham mƣu của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục
miền Nam thời kỳ này.
- Làm sáng tỏ những hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ,
Trung ƣơng Cục miền Nam đối với cuộc chiến tranh cách mạng ở Nam Bộ trên
tất cả các lĩnh vực: lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích, xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền, củng cố và phát triển khối đoàn kết dân tộc, xây dựng nền kinh tế,
nền văn hóa kháng chiến Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã vận
dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn kháng chiến địa phƣơng,
nâng cao tinh thần tự lực cánh sinh, có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn,
nhất là trong thực hiện chính sách ruộng đất, trong vận động tôn giáo, trí thức,
tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân.

Làm sáng rõ những hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền
Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của
nhân dân Campuchia. Đây là một vấn đề thƣờng bị các thế lực thù địch bóp méo
và xuyên tạc sự giúp đỡ trong sáng của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với nhân dân
Campuchia.
- Đánh giá một cách xác đáng vị trí, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung
ƣơng Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ trên các lĩnh vực và
đối với phong trào kháng chiến ở Campuchia. Đồng thời, đƣa ra những nhận xét



21

xác đáng về vai trò, cống hiến của các đồng chí lãnh đạo ở Nam Bộ trên cơ sở
hiệu quả hoạt động cụ thể, đức độ và tài năng.
- Đúc kết một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam, nhất là kinh nghiệm về phƣơng
thức sinh hoạt, xây dựng qui chế làm việc đạt hiệu quả cao, kinh nghiệm về lựa
chọn, bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng
- Chính xác hóa những sự kiện, nhân vật trong bộ máy tổ chức của Xứ ủy
Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam còn bị phản ánh sai lệnh trong các công
trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố.
Tình hình nghiên cứu đề tài xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy
Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam cho thấy, đến nay chƣa có một công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam cả về phƣơng diện xây dựng tổ chức và hoạt
động của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Nam Bộ trong những năm
kháng chiến chống Pháp.
Vì vậy, nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lƣợc (1945- 1954) nhằm phản ánh hiện thực xây dựng tổ chức, nhân sự của cấp
uỷ đó; soi tỏ thêm đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của những
nhân vật lịch sử nổi bật của Đảng trong quá trình lãnh đạo kháng chiến; đúc kết
kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ tổ chức Đảng để cung cấp thêm những luận cứ
khoa học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay; bác bỏ những luận điệu xuyên
tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của Đảng
trong kháng chiến.


NỘI DUNG



22

Chƣơng 1
XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY VÀ LÃNH ĐẠO
NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN (1945 - 1951)
1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bƣớc đầu củng cố tổ
chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng chiếm
đóng (1945-1946)
1.1.1. Thống nhất hai Xứ ủy, bước đầu củng cố tổ chức, bộ máy đáp
ứng yêu cầu kháng chiến
1.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam
Bộ trước Cách mạng tháng Tám 1945
Xứ ủy Nam Bộ (trƣớc Cách mạng tháng Tám - 1945 là Xứ ủy Nam Kỳ)
thành lập tháng 12-1930 theo Chủ trƣơng và Điều lệ Đảng đƣợc thông qua tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, tháng 10-
1930.
Sau khi thành lập, Xứ ủy Nam Kỳ đã trải qua quá trình xây dựng về tổ

chức, bộ máy và phát huy vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân Nam Kỳ hƣớng tới mục tiêu khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành
chính quyền về tay nhân dân.
Từ năm 1931 đến năm 1935, Xứ ủy Nam Kỳ liên tục bị đánh phá nhƣng
nhanh chóng đƣợc lập lại và đảm trách lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam
Kỳ, gây dựng cở sở của Đảng ở Campuchia.

Về mặt hành chính, sau khi thành lập vào tháng 4-1945, Chính phủ Trần Trong Kim đổi Nam Kỳ
thành Nam Bộ, Trung Kỳ thành Trung Bộ và Bắc Kỳ thành Bắc Bộ. Tuy nhiên, các Đảng bộ của
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng vẫn dùng danh xƣng là Xứ Bộ Nam Kỳ, Xứ bộ Trung Kỳ và Xứ bộ
Bắc Kỳ do các Xứ ủy với các tên gọi tƣơng ứng lãnh đạo. Sau Cách mạng Tháng Tám, danh xƣng
các Xứ ủy thay đổi cho phù hợp với tên gọi hành chính mới là Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ. Tuy
nhiên, trong một số văn bản, cho đến năm 1948, vẫn còn tồn tại danh xƣng Xứ ủy Nam Kỳ. Để tiện
trình bày, Luận án sử dụng tên là Xứ ủy Nam Bộ.



23

Từ năm 1936 đến năm 1939, Xứ ủy Nam Kỳ đƣợc củng cố, lãnh đạo
phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Nam Kỳ. Dƣới sự lãnh đạo của Xứ
ủy, Nam Kỳ là nơi có phong trào đấu tranh mạnh mẽ; hệ thống tổ chức Đảng bộ
đƣợc xây dựng từ cấp xứ đến chi bộ, có đội ngũ đảng viên đông và mạnh nhất
trong toàn Đảng.
Trong cao trào đấu tranh giành chính quyền 1939-1945, Đảng bộ Nam Kỳ
đã vƣợt qua sự khủng bố ác liệt của chính quyền thuộc địa sau khởi nghĩa Nam
Kỳ 23-11-1940, khôi phục thành công hệ thống tổ chức Đảng từ cấp xứ đến cơ
sở. Theo thống kê chƣa đầy đủ từ lịch sử đảng bộ đã xuất bản của các tỉnh từ
Đồng Nai trở vào, tính đến tháng 8 - 1945, 18 tỉnh, thành phố Nam Kỳ đã có cơ
quan lãnh đạo tỉnh uỷ hoặc ban cán sự [136, tr.17-19]. Với hệ thống tổ chức

Đảng đƣợc gây dựng, Xứ ủy Nam Kỳ đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền ở Nam Bộ- Sài Gòn ngày 25-8-1945, góp phần quan
trọng vào thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám 1945 của dân tộc ta, lập nên
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Hiện thực lịch sử cho thấy, sự thành lập các xứ ủy, trong đó có Xứ ủy
Nam Kỳ, thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945 là một sáng tạo trong
công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trên cơ sở tuân thủ những
nguyên tắc xây dựng chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời trên cơ sở
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Xây dựng tổ chức và hoạt động trong hoàn cảnh bị chính quyền thuộc địa
liên tục khủng bố, cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng không ổn định về tổ chức,
Xứ ủy Nam Kỳ gặp phải nhiều khó khăn và bộc lộ một số hạn chế. Đặc biệt, từ
1945, Đảng bộ Nam Kỳ có một hạn chế lớn là không thống nhất về tổ chức.
Trong cùng một địa bàn, cùng một nhiệm vụ cách mạng nhƣng Đảng bộ có 2 Xứ
ủy cùng tồn tại và lãnh đạo là Xứ ủy Nam Kỳ “Tiền Phong’’, thành lập tháng 10-
1943 và Xứ uỷ lâm thời Nam Kỳ “Giải phóng” ra đời tháng 3-1945. Sự thiếu
thống nhất của 2 Xứ ủy đã dẫn đến sự song song tồn tại 2 hệ thống tổ chức Đảng
ở Nam Kỳ. Nhiều tỉnh có 2 tỉnh uỷ hoặc ban cán sự cùng chỉ đạo.



24

Nhận thức đƣợc những tác hại của việc chia rẽ và đƣợc Trung ƣơng uốn
nắn, 2 Xứ ủy đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ để bàn việc thống nhất về tổ chức,
song do những khác biệt về quan điểm chỉ đạo và phƣơng pháp xây dựng lực
lƣợng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, sự thiếu tin tƣởng lẫn nhau nên
việc thống nhất cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kỳ không mang lại kết quả.
Tháng 7-1945, dƣới sự chỉ đạo của Trung ƣơng, 2 Xứ ủy lập “Ban Hành động
chung” có đại diện của 2 bên tham gia. Tuy nhiên, do mâu thuẫn 2 Xứ ủy khá

sâu sắc nên Ban hành động chung chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
Sự thiếu thống nhất về tổ chức trong bộ phận lãnh đạo của Đảng bộ Nam
Kỳ tồn tại trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền chƣa đƣợc giải quyết sau
Tổng khởi nghĩa tháng Tám -1945, thì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lƣợc nổ ra ở Sài Gòn- Nam Bộ.
Sự tồn tại của 2 cơ quan lãnh đạo trong cùng một Đảng bộ là đặc điểm
ảnh hƣởng đến công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ khi
thực dân Pháp quay lại xâm lƣợc nƣớc ta lần thứ hai.
1.1.1.2. Nhân dân Nam Bộ đi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và những yêu cầu củng cố Xứ ủy Nam Bộ
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân Nam Bộ hƣởng tự do,
độc lập chƣa đƣợc bao lâu thì đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân Pháp bất ngờ
gây hấn ở Sài Gòn, đánh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và các cơ quan,
công sở của chính quyền cách mạng mở đầu cuộc xâm lƣợc Đông Dƣơng lần
thứ hai. Đối đầu với họa xâm lăng, với lời thề “Độc lập hay là chết”, dƣới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ đã chủ động, tiên phong, anh dũng đứng
lên chống thực dân Pháp xâm lƣợc, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành đƣợc.
Công cuộc kháng chiến khởi đầu từ Nam Bộ, sự nghiệp xây dựng chế độ
mới đặt ra yêu cầu Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong
điều kiện Đảng cầm quyền, củng cố và kiện toàn lại cơ quan lãnh đạo các cấp
trên cả nƣớc nói chung và Nam Bộ nói riêng.

×