Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề Vật Lý 8 Một số phương pháp hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.22 KB, 17 trang )

CHUN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN VẬT
LÝ Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I
LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Ngày nay, Việt Nam chúng ta trên con đường đổi mới nền công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa
học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các
ngành trong đời sống xã hội. Nếu muốn việc dạy học theo kòp cuộc sống, mỗi một
giáo viên (GV) nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bò dạy học hiện đại và phát huy mạnh
mẽ tư duy sáng tạo, kó năng thực hành, hứng thú học tập của học sinh (HS) để
nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Ứng dụng CNTT và truyền thông là một xu hướng hiện đại hóa quá trình dạy
và học. Nhằm giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo
tăng cường tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lónh hội và nắm vững
kiến thức, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của HS với cách “Suy nghó
nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” để đạt kết quả cao trong một
tiết dạy.
Thông qua máy vi tính GV có thể thực hiện các thí nghiệm (TN) mô phỏng,
hình ảnh động, ảnh tỉnh, âm thanh… Như vậy HS bồi dưỡng và phát triển được
năng lực thực nghiệm, năng lực HS hoạt động tự lực, sáng tạo bộc lộ được khả
năng sở trường, sở thích về môn vật lý. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường
Trang 1
CHUN ĐỀ VẬT LÝ 8


Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, kích thích tính tích cực, tự lực trí
thông minh, tài sáng tạo tháo vát… của từng nhóm và cá nhân HS. Đây cũng là
biện pháp để phát hiện đúng những HS khá giỏi về bộ môn vật lý.
Vật lí (VL) là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc lồng ghép các thí
nghiệm (TN) vào trong các bài học VL là một biện pháp quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức
cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp (PP) trong dạy học VL phải
gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học VL. Nếu dạy
theo PP truyền thống và với những TN thật thì sẽ không đủ thời gian. Mặt khác,
với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì các trường phổ thông vẫn chưa có nhiều
dụng cụ TN để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa mới. Vì vậy,
việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành các TN ảo trên máy vi tính là
một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức
một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình chiếm lónh được,
đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Hiện nay có nhiều
TN ảo phục vụ cho dạy học. Tuy nhiên để tìm ra những TN phù hợp với bài dạy
theo đònh hướng của mình thì không dễ. Vì vậy ta phải tự thiết kế những TN ảo để
phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
PHẦN II
MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN
Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Vật Lý,
giúp cho giáo viên và học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về ứng dụng của tin học vào
các bộ môn khác. Xoá bỏ suy nghỉ lạc hậu: tin học là bộ môn riêng biệt so với các
bộ môn khác trong nhà trường. Sử dụng thí nghiệm ảo vào giảng dạy qua đó xác
đònh vai trò của TN trong chương trình VL trung học cơ sở. Rút ra những ưu
khuyết điểm của TN ảo với TN thật, của bài học có sử dụng TN ảo với bài học
Trang 2
CHUN ĐỀ VẬT LÝ 8


Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
truyền thống. Rút ra kết luận sư phạm để quá trình thiết kế bài giảng được hiệu
quả và hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường trung học
cơ sở.
Xác đònh ứng dụng cụ thể vào bộ môn Vật lý 8, Sử dụng Microsoft Office
PowerPoint để giảng dạy bộ môn vật lý dưới hình thức các bài giảng điện tử.
PHẦN III
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm vững
những kiến thức cơ bản về tin học ở các phần như: Microsoft Office Word,
Microsoft Office PowerPoint và các phần mềm tiện ích khác.
Sau khi thành thạo với các thao tác thì công việc soạn giảng bằng bài giảng
điện tử mới đạt được hiệu quả cao. Đối với bộ môn Vật lý nói chung, với môn Vật
lý lớp 8 nói riêng với đặc thù bộ môn là thí nghiệm và giải thích hiện tượng nên
sử dụng hiệu quả phần mềm thí nghiệm ảo là yếu tố rất quan trọng. Sau đây là
một số biện pháp thực hiện cụ thể để cho tiết giảng bằng giáo án điện tử đạt kết
quả cao:
a. Thành lập tổ nhóm học tập vật lý cho HS.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Các tiêu chí khi chia tổ hoặc nhóm:
+ Đồng đều về nam và nữ
+ Đồng đều về bàn học
+ Trong nhóm xen lẫn những em HS khá, giỏi, trung bình, yếu và kém.
b. Sử dụng đèn chiếu trong dạy học vật lý .
Trang 3
CHUN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
Máy chiếu qua đầu còn gọi là máy chiếu tấm trong (Overhead) là thiết bò

sử dụng phóng to để chiếu văn bản và hình ảnh tỉnh có trên phim nhựa trong lên
màn hình phục vụ dạy và học như:
+ Sử dụng Overhead để trình chiếu các sơ đồ mạch điện và hình ảnh tỉnh
trong quá trình làm TN vật lý. Thông qua sơ đồ hoặc hình ảnh tỉnh HS có thể tự
học và thực hành theo nhóm một cách tích cực.
+ Kết hợp với 2 phần mềm cơ bản như đã nêu ở trên là Power Point và
Crocodile Physics để trình chiếu: Sử dụng Power Point làm nền và thực hiện các
thao tác tác trình chiếu, tạo liên kết với phần mềm Crocodile Physics để thực hiện
một số thí nghiệm ảo.
c. Sử dụng Microsoft Office Power Point để soạn bài giảng:
+ Giáo viên có thể thiết kế bài giảng điện tử qua các bước sau:
Xác đònh mục tiêu bài học.
Xây dựng cấu trúc lôgic nội dung và tiến trình tổ chức dạy học.
Hệ thống hóa từng đơn vò kiến thức.
Xây dựng thư viện tư liệu.
Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình
dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện .
+ Giáo viên thực hiện phải thật thành thạo trên phần này để nhập dữ liệu,
cách tạo hiệu ứng cho từng nội dung cụ thể. Thực hiện chèn hình, chèn âm thanh
một cách hợp lí để bài giảng thêm sinh động.
+ Thực hiện liên kết giữa các Slide với nhau và liên kết các phần mềm tiện
ích vào các slide.
d. Sử dụng Microsoft Office PowerPoint cụ thể với bộ môn vật lý 8.
+ Xác đònh mục tiêu của bài dạy.
+ Xây dựng cấu trúc lôgic nội dung và tiến trình tổ chức dạy học.
Trang 4
CHUN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG

+ Hệ thống hóa từng đơn vò kiến thức của bài học.
+ Tạo nền cho bài giảng bằng cách vào Slide master để tạo một trang mặc
đònh và các trang slide khác có kiểu dáng giống nhau. (trừ trang tiêu đề).
+ Kết hợp với chèn hình ảnh động và hình tỉnh, tạo hiệu ứng phù hợp cho
bài dạy.
+ Tạo những hiệu ứng phù hợp cho các slide khi xuất hiện (không quá cầu
kì sẽ giây phân tán sự tập trung của học sinh)
+ Đưa vào những câu vận dụng ở cuối bài để học sinh trả lời và kiểm tra lại
mức độ lónh hội kiến thức trong tiết học. Với những liên kết và tạo hiệu ứng sinh
động như: tiếng vỗ tay khi HS trả lời đúng, tiếng ren ren khi học sinh suy nghó câu
trả lời…
PHẦN IV
TIẾT DẠY THỂ HIỆN
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Tiết theo ppct: 11; Tuần 11
Môn Vật Lý 8
BÀI 7
ÁP SUẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là áp lực.
- Áp suất là gì.
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của áp suất.
- Nắm được cơng thức tính áp suất và vận dụng giải các bài tập cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Hiểu và cho được ví dụ về áp lực và tác dụng của áp suất.
- Vận dụng giải các bài tập.
- Quan sát và so sánh các đại lượng trong cơng thức tính cơng suất.
3. Thái độ:
- Vận dụng những hiểu biết của bài học vào thực tế đời sống.

- Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
Trang 5
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
1. Cho giáo viên:
- Tranh vẽ hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4
- Bảng phụ có vẽ bảng 7.1 sách giáo khoa và câu C3.
- Bảng phụ vẽ bảng 7.1 sách giáo khoa.
2. Cho học sinh:
- Mỗi nhóm một khay, (chậu) đựng cát
- 3 miếng gỗ hình chữ nhật.
III. Tổ chức quá trình học tập
TG Hoạt động dạy và học Ghi bảng
5’ * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tạo tình huống học
tập
Học sinh 1: Có những loại lực ma sát nào? Các lực ma
sát đó sinh ra khi nào? Cho ví dụ minh hoạ 1 trong các
loại lực ma sát trên?
* Tình huống học tập:
Trong thực tế đời sống chúng ta hay gặp: cây đinh
nhọn chúng ta có thể dể dàng đóng vào mặt ván.
Nhưng cây đinh đầu bị tà thì đóng vào mặt ván rất
khó. Vì sao lại như vậy?
Bài hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi này.
BÀI 7: ÁP SUẤT
10’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu áp lực là gì?
- Yêu cầu học sinh đọc phần I, giáo viên đưa khái
niệm áp lực cho học sinh biết: áp lực là lực ép có

phương vuông góc với mặt bị ép.
- Giáo viên cho một ví dụ cụ thể và phân tích cho học
sinh nhận thấy lực ép: một người đừng yên trên sàn
nhà đã ép lên sàn nhà một lực F = P (P chính là
trọng lực của cơ thể người)
- Giáo viên treo tranh hình 7.2 và cho học phân tích
tương tự ví dụ trên.
o Trọng lực của tủ tác dụng một lực ép vuông góc lên
mặt sàn nên tạo ra áp lực ép xuống mặt sàn.
- Giáo viên treo tranh vẽ phong to hình 7.3 sách giáo
khoa. Yêu cầu học sinh phân tích và trả lời các câu
hỏi nhỏ trong câu C1.
o Yêu cầu học sinh cho biết trọng lực P có phương và
chiều như thế nào? Lực của máy kéo tác dụng lên
mặt đường: F= P (P là trọng lực của xe kéo) vuông
góc với mặt đường nên tạo ra áp lực tác dụng lên
mặt đường.
o Giáo viên phân tích lực của máy kéo tác dụng lên
khúc gỗ: Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gổ
thông qua sợi dây, vậy phương của lực kéo cũng là
phương của dây. Không vuông góc với mặt đường.
o Giáo viên giới thiệu trên đầu đinh có tán bằng, hỏi:
lực ngón tay tác dụng lên đầu đinh có vuông góc hay
không?
I. Áp lực là gì?
Áp lực là lực ép có phương
vuông góc với mặt bị ép.
C3. Áp lực là: lực máy kéo tác
dụng lên mặt đường, lực ngón tay
tác dụng lên đầu đinh, lực mũi

đinh tác dụng lên gỗ.
Trang 6
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động dạy và học Ghi bảng
o Tương tự, yêu cầu học sinh phân tích lực của mũi
đinh tác dụng lên gỗ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ về áp lực
trong đời sống?
20’ * Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất
- Giáo viên yêu cầu học sinh quay lại với tình huống ở
đầu bài.
- Yêu cầu học sinh cho biết kết quả tác dụng của áp
lực sẽ làm cho xe như thế nào?
- Yêu cầu học sinh cho biết đối với máy kéo và xe
ôtô, xe nào bánh xe có mặt tiếp xúc lớn hơn? Kết
quả thế nào?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại: máy kéo có bánh xe
có mặt tiếp xúc lớn hơn nên không bị lún và đi dễ
dàng.
- Giáo viên bố trí thí nghiệm để chứng minh nhận
định trên.
- Giáo viên treo bảng 7.1 sách giáo khoa yêu cầu học
sinh quan sát thí nghiệm và lên bảng điền vào chổ
trống.
Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
F
2
>F

1
S
2
=S
1
h
2
> h
1
F
3
= F
1
S
3
<S
1
h
3
> h
1
- Yêu cầu học sinh cho biết:
o Độ lớn của áp lực lớn thì tác dụng của áp lực lên vật
như thế nào?
o Tiết diện bị ép lớn thì tác dụng của áp lực lên bền
mặt như thế nào?
- Từ sự kết quả thí nghiệm và sự phân tích ở trên yêu
cầu học sinh làm phần kết luận.
- Giáo viên cho học sinh đọc phần 2, và cho biết khái
niệm áp suất được đưa ra để làm gì?

- Giáo viên thông báo công thức tính áp suất và giải
thích các đại lượng trong công thức. Giáo viên thông
báo đơn vị của các đại lượng.
II. Áp suất.
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
Kết quả của áp lực (tác dụng của
áp lực) phụ thuộc vào độ lớn của
áp lực và diện tích bị ép.
* Kết luận:
C3: … (1) càng lớn … (2) càng
nhỏ.
2. Công thức tính áp suất:
P =
F
S
, trong đó:
P là áp suất
F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép
có diện tích là S.
* Đơn vị: Nếu F đơn vị là N, S
đơn vị là m
2
thì đơn vị của áp suất
là N/m
2
hay còn gọi là Paxcan
(Pa)
1Pa = 1 N/m
2

10’ * Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố
- Yêu cầu học sinh làm C4, giáo viên hướng dẫn: từ
nguyên tắc ta có thể hiểu là các yếu tố phụ thuộc của
áp suất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt đề câu
C5.
- Yêu cầu học sinh tính áp suất của xe tăng và xe ôtô
rồi so sánh.
* Củng cố: áp lực là gì? Áp suất là gì? Công thức
tính công suất? Đơn vị của áp suất là gì?
III. Vận dụng
C4.
C5. Tóm tắt
P
xe tăng
= 340000N
S
xe tăng
= 1,5m
2
P
otô
= 20000N
S
otô
= 250cm
2
Trang 7
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8


Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động dạy và học Ghi bảng
* Hướng dẫn về nhà: học thuộc phần ghi nhớ sách
giáo khoa, làm các bài tập từ 7.1 đến 7.6 trong sách
bài tập.
Trang 8
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
Ngày soạn: 08.10.2011
Tuần 9
Ngày dạy: 10.10.2011
Tiết 9
BÀI 8 (T1)
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng
chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại
lượng trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
- Từ kết quả thu được đưa ra nhận xét.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Tích cực hoạt động, bảo vệ và giữ gìn của công.
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm học sinh:

- Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su
mỏng.
- Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
- Một bình chứa nước, cốc múc, giẻ lau khô.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
10’ * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình
huống học tập
- Học sinh 1: Áp suất là gì? Viết biểu thức tính áp
suất, nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức?
- Tổ chức tình huống học tập: Tại sao người thợ lặn
phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu
người đó không mặc thì có thấy khó thở do tức
ngực không?
Bài 8
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
15’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất
trong lòng chất lỏng.
- Giáo viên thông báo tính huống: khi vật rắn đặt
lên bàn thì vật rắn sẽ tác dụng lên bàn một áp suất
theo phương của trọng lực. Còn khi đổ một chất
lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất
lên bình không? Nếu có thì áp suất này có giống
áp suất của chất rắn kia không?
- Giáo viên cho học sinh đưa ra các dự đoán trước
khi tiến hành làm thí nghiệm.
- Giáo viên chia nhóm và gọi các nhóm trưởng lên
nhận dụng cụ thí nghiệm.
I. Sự tồn tại của áp suất trong
lòng chất lỏng.

1. Thí nghiệm 1.
C1. Màng cao su biến dạng chứng
tỏ chất lỏng gây ra áp lực lên đáy
bình, thành bình và gây ra áp suất
lên đáy bình và thành bình.
Trang 9
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
- Trước khi làm thí nghiệm yêu cầu học sinh cho
biết làm thí nghiệm này chúng ta cần quan sát gì?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và cho biết hiện
tượng gì xảy ra khi ta đổ nước vào bình?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
- Học sinh: màng cao su phồng ra chứng tỏ chất
lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây
ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
- Từ nhận xét trên, yêu cầu học sinh trả lời câu C2:
có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình
theo một phương như chất rắn không?
- Yêu cầu các học sinh khác nhận xét, giáo viên
tổng hợp ý kiến, nhận xét các ý kiến và chốt lại.
- Giáo viên thông báo những nôi dung của thí
nghiện 2.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả
lời câu hỏi C3.
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm và
nhắc nhở kịp thời.
- Gọi một nhóm trả lời câu C3.

- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của
nhóm bạn.
- Giáo viên hỏi thêm: đĩa D chịu tác dụng của
những lực nào?
- Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và chốt lại:
Thí nghiệm chứng tỏ áp suất của chất lỏng đã đẩy
làm cho đĩa D không rời khỏi trụ, và chất lỏng gây
áp suất lên mọi phương.
- Từ kết quả của 2 thí nghiệm, yêu cầu các nhóm
hoàn thành câu C4 ở phần kết luận.
C2: Chất lỏng tác dụng áp suất
không theo 1 phương như chất rắn
mà gây áp suất theo mọi phương.
2. Thí nghiệm 2
Kết quả thí nghiệm: đĩa D trong
nước không rời khỏi hình trụ.
3. Kết luận.
C4: …(1) đáy ….(2) thành ….(3)
trong lòng …
10’ * Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất
chất lỏng
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập luận để tính áp
suất chất lỏng.
- Yêu cầu học sinh cho biết:
o Biểu thức tính áp suất là gì?
o Áp lực F trong lúc này chính là đại lượng nào?
o Trọng lượng của một khối chất được tính theo
công thức nào?
- Yêu cầu học sinh cho biết các đại lượng có trong
công thức?

- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết đơn vị của áp
suất là gì?
- Giáo viên nhắc lại đơn vị các đại lượng.
II. Công thức tính áp suất chất
lỏng.
Ta có: p =
F
S
=
P
S
=
.d V
S
=
. .d S h
S

p = d.h
Trong đó:
p là áp suất ở đáy cột chất lỏng.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
h là chiều cao của cột chất lỏng.
Đơn vị:
p tính bằng Pa, d tính bằng N/m
2
, h
tính bằng m.
Trang 10
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8


Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần thông tin và
phần suy ra.
8’ * Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C6.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải câu C7.
IV. Vận dụng.
C6.
C7: Tóm tắt
h = 1,2m
h = 1,2 – 0,4 = 0,8m
Tính áp suất nước lên 2 vị trí trên.
2’ * Hoạt động 6: củng cố - nhắc nhở về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và nắm được
công thức tính áp suất chất lỏng.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem tiếp những phần còn
lại và phần có thể em chưa biết đề tiết sau học.
- Làm các bài tập trong sách bài tập.
Trang 11
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
Ngày soạn: 15.10.2011
Tuần 10
Ngày dạy: 17.10.2011
Tiết 10
BÀI 8 (T2)
BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THUỶ LỰC

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện
tượng thường gặp.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
- Từ kết quả thu được đưa ra nhận xét.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Tích cực hoạt động, bảo vệ và giữ gìn của công.
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm học sinh:
- Một ca đong.
- Một bình thông nhau.
- Ghẻ lau.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
10’ * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học
tập
- Học sinh 1: Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng? Xây
dựng công thức tính áp suất chất lỏng?
- Tổ chức tình huống học tập: Ở phần trước của bài các em
đã biết: chất lỏng gây ra áp suất lên mọi phương, vậy nó
có ứng dụng gì trong cuộc sống?
Bài 8
BÌNH THÔNG NHAU
MÁY NÉN THUỶ LỰC
10’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu về bình thông nhau
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm quan sát hình
8.6 và đưa ra dự đoán.

- Hướng dẫn học sinh phân tích các vạch chất lỏng: 2 bên
A và B đều cùng 1 chất lỏng nên d như nhau, ta chỉ cần
xét chiều cao của cột chất lỏng ở bên nào cao hơn là ta có
thể khẳng định áp suất ở bên đó lớn hơn.
o Ở hình a). h
A
từ mặt thoáng của cột bên trái đến A, h
B
từ
mặt thoáng của cột bên phải đến B. ta nhận thấy h
A
>h
B

p
A
> p
B
để cân bằng nước sẽ có xu hướng chảy về bên
B.
o Tương tự như vậy thì hình b). là ngược lại.
- Yêu cầu học sinh dự đoán thử kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng dự đoán
của các bạn.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành kết luận ở bên dưới.
III. Bình thông nhau.
Kết luận: …….cùng ……
* Hoạt động 3: Máy nén thuỷ lực IV. Máy nén thuỷ lực
Trang 12
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8


Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
- Giáo viên cho học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Giáo viên tổng hợp lại.
- Giáo viên tiến hành phân tích
S
F
s
f
Lực f tác dụng lên pittong nhỏ có tiết diện s, lực này gây ra
áp suất p =
f
s
lên chất lỏng. Ap suất này được chất lỏng
truyền nguyên vẹn đến pitong lớn có diện tích S và gây ra
lực nâng F lên pittong này.
Như vậy pit tông lớn có diện tích lớn hơn pit tông nhỏ bao
nhiêu lần thì lực nâng F có độ lớn lớn hơn f bấy nhiêu lần.
- Theo nguyên lí Paxcan:
Chất lỏng chứa đầy 1
bình kín có khả năng
truyền nguyên vẹn áp
suất bên ngoài tác dụng
lên nó.
8’ * Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh xem hình 8.7, trả lời câu C8
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 8.1 trong sách bài tập
- Tìm ví dụ trong cuộc sống ứng dụng của máy nén thuỷ
lực?

V. Vận dụng.
C8.
Bài 8.1 sách bài tập.
2’ * Hoạt động 6: củng cố - nhắc nhở về nhà.
- Yêu cầu học sinh trả lời:
+ Nêu đặc điểm của bình thông nhau?
+ Nêu lợi ích có được nhờ máy nén thuỷ lực?
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ và làm
cácbài tập SBT.
Trang 13
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
Ngày soạn: 22.10.2011
Tuần 11
Ngày dạy: 24.10.2011
Tiết 11
BÀI 9 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự
tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Hợp tác nhóm làm thí nghiệm để thu được kiến thức cần thiết.
II. Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: Chuẩn bị 3 ống thủy tinh dài 10 – 15cm, tiết diện 2 –

3mm; một cốc nước.
- Đối với mỗi nhóm học sinh: Chuẩn bị bài, chia nhóm.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
12’ * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình
huống học tập.
- Học sinh 1: Chất lỏng gây áp suất có giống
chất rắn không? Khác nhau ở điểm nào? Viết
công thức tính áp suât của chất lỏng và giải
thích các đại lượng có trong công thức?
- Học sinh 2: Chữa bài tập 8.4 tr – 14 trong
sách bài tập?
* Tổ chức tình huống học tập: Khi lộn ngược
một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ
giấy không thấm nước thí nước có chảy ra
ngoài không? Vì sao?
Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm trên cho
học sinh quan sát và tạo ra vấn đề cần giải
quyết.
BÀI 9
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
18’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất
khí quyển.
- Giáo viên cho học sinh đọc thông báo và trả
lời tại sao lại có sự tồn tại của áp suất khí
quyển?
- Học sinh: Không khí có trọng lượng, gây ra
áp suất chất khí lên các vật trên Trái Đất

áp suất khí quyển.

- Để chứng minh cho điều đó, ta tiến hành làm
thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1.
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
1. Thí nghiệm 1.
C1: Khi hút sữa ra, áp suất trong hợp
giảm, hộp méo do áp suất bên ngoài
lớn hơn trong hộp làm cho hộp méo.
Trang 14
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
- Hút bớt không khí trong vỏ hộp đựng sữa ta
thấy hiện tượng gì xảy ra?
- Giả sử không có áp suất khí quyển bên ngoài
hộp thì có hiện tượng gì xảy ra với hộp?
- Học sinh: Nếu chỉ có áp suất bên trong mà
không có áp suất bên ngoài thì hộp sẽ phồng
ra và vở.
- Khi hút sữa ra, áp suất trong hợp giảm, hộp
méo do áp suất bên ngoài lớn hơn trong hộp.
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 2: và trả lời
các câu hỏi C2, C3.
- Học sinh: nước không chảy ra khỏi ống.
- Yêu cầu học sinh giải thích, nếu học sinh giải
thích được thì cho học sinh khác nhận xét,
nếu học sinh không giải thích được thì giáo
viên gợi ý: tại A (miệng ống) nước chịu mấy
áp suất?

- Yêu cầu học sinh cho biết: nếu chất lỏng
không chuyển động thì áp suất chất lỏng cân
bằng với áp suất nào?
- Yêu cầu học sinh dự đoán: nếu bỏ ngón tay
bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng
gì?
- Giáo viên tiến hành làm để chứng minh kết
quả dự đoán của học sinh. Yêu cầu học sinh
giải thích tại sao?
- Yêu cầu học sinh 1 học sinh đọc phần thí
nghiệm 3. Yêu cầu học sinh trả lời cho câu
C4.
2. Thí nghiệm 2.
C2: Nước không tụt xuống.
Giải thích: vì áp suất chất lỏng cân
bằng với áp suất khí quyển.
p
cl
= p
0
C3: Chất lỏng tụt xuống vì lúc bỏ tay
ra thì áp suất khí quyển còn tác dụng
vào khối chất lỏng từ trên xuống. Khi
đó: p
0
+ p
cl
> p
0
3. Thí nghiệm 3

C4: Khi hút hết khí trong quả cầu thì
áp suất trong quả cầu bằng 0. Áp suất
bên ngoài bằng áp suất khí quyển ép 2
nửa quả cầu dính lại với nhau. Vì p
ngựa
< p
0
nên không kéo được 2 nữa bán
cầu ra.
8’ * Hoạt động 3: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng đặt ra
ở đầu bài?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại qua đó khắc
sâu về áp suất khí quyển cho học sinh nhớ.
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ chứng tỏ có sự
tồn tại của áp suất khí quyển.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời C12:
không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển
bằng công thức p = d.h là vì độ cao h của lớp
khí quyển ta không thể xác định chính xác và
trọng lượng riêng của không khí cũng thay
đổi theo độ cao.
II. Vận dụng.
C8: vì áp suất khí quyển tác dụng lên
mặt giấy cân bằng với áp suất do trọng
lượng của khối chất lỏng bên trong
cốc.
C9: Bẻ 1 đầu ống thuốc (thuốc bổ) thì
thuốc không chảy ra. Bẻ cả 2 đầu thì
thuốc chảy ra dể dàng.

C12*
7’ * Hoạt động 4: Củng cố - hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Trang 15
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
o Trái Đất và mọi vật nằm trên trái đất chịu tác
dụng của gì?
o Người ta dùng gì để đo áp suất khí quyển?
o Áp suất khí quyển ở gần mặt biển có áp suất
là bao nhiêu?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần “Có
thể em chưa biết”.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời được
các câu hỏi từ C1 đến C11. Làm các bài tập
trong sách bài tập từ 9.1 đến 9.6 trang 15.
Trang 16
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8

Gv: TRẦN HỮU TƯỜNG
Trang 17

×