Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIAI QUYET TRANH CHAP BIEN DONG VOI TRUNG QUOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.1 KB, 12 trang )

Địa Lí Biển Đông
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
“Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc”

I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
I.
Hướng giải quyết chung của Việt Nam đối với các nước tranh chấp:
Chủ trương của Đảng ta đối với biển Đông trong thời gian tới:
1. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình nhằm tạo môi trường quốc tế
thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và phát triển đát nước,ta sẽ tiếp tục
chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan trên Biển Đông
giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tiến tới COC. Tuy nhiên, các tranh
chấp trên Biển Đông rất nhạy cảm và phức tạp, do đó việc giải quyết các
chanh chấp này là lâu dài và khó khăn cần phải kiên trì.
2. trong vấn đề liên quan Biển Đông, chúng ta quyết tâm bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền và lợi ích chính đáng của ta trên biển. Với tinh thần đó,
ta tiếp tục tiến hành các hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta theo đúng các qui định của


Công ước Luật biển năm 1982. Đồng thời sẵng sàn cùng Trung Quốc và
các nước liên quan khác tìm kiếm và triển khai các hoạt đọng hợp tác ở
Biển Đông trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như an toàn hàng hải; cứu nạn,
cứu trợ trên biển; nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường biển; chống tội
phạm trên biển…
3. Chủ trương nhất quán của ta hết sức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện với trung Quốc cũng như quan hệ hữu nghị hợp tác với các
nước láng giềng khác. Chúng ta chủ trương thông qua thương lượng hòa
bình giải quyết thỏa đáng những vấn đề nảy sinh trên biển, không đẻ ảnh
- 1 -
Địa Lí Biển Đông
hưởng đén quan hệ các nước liên quan. Trên tinh thần đó, trong thời gian
tới ta tiếp tục đàm phán với Trung Quốc và các nước liên quan để giải
quyết các bất đồng và phân định ranh giới biển. trong việc phân định ranh
giới trên biển, chúng ta sẽ:
- Đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và
Inđônêxia.
- Đàm phán phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt
Nam và Malaixia.
- Đàm phán phân định thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam-Malaixia-
Thái Lan.
- Đàm phán phân định vùng biển giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong
vùng nước lịch sử.
-Đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam-
Trung Quốc.
4. Nhằm thực hiện kinh tế biển phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, chúng ta cần nâng cao năng lực quản lí nhà nước, tăng cường
tiềm lực an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, nuôi
trồng cà bảo vệ tài nguyên biển, phát triển hệ thống giao thông đường biển.
Mặt khác, càn nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các âm

mưu, thủ đoạn của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng bất đồng
về chủ quyền lãnh thổ giữa ta với Trung Quốc và các nước liên quan để kich
động chia rẽ quan hệ quốc tế của ta; chia rẽ khối đại đoàn kết đân tộc; công
kích, xuyên tạc đường lối, chình sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta.
II. Tranh chấp vùng vịnh Bắc bộ:
- Vấn đề Vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết thỏa đáng bằng hiệp định Bắc Bộ
do nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kí kết với Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
- Tóm tắt nội dung của hiệp định Bắc Bộ:
+ Hiệp Định do Nguyễn Dy Niên (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao) đại diện
cho nước Việt Nam kí với Đường Gia Triều (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao) đại
diện cho Trung Quốc kí Hiệp Định Bắc Bộ
+ Hiệp đinh kí ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
hiệp đinh gồm hai bản tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, mỗi bên giữ một bản và
có giá trị như nhau.
+ Nội dung của hiệp định gồm IX điều đã được hai bên nhất trí thông
qua. Xác đinh rất rõ ranh giới Vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm tại điều II
+ Theo hiệp định này thì Việt Nam chiếm 52,3% Vịnh Bắc Bộ còn
Trung Quốc chiếm 47,3% vịnh
+ Nội dung cụ thể của Hiệp định được đính kèm cuối bài báo cáo
- 2 -
Địa Lí Biển Đông
Bản đồ 21 điểm phân định ranh giới ở Vịnh Bắc Bộ

- 3 -
Địa Lí Biển Đông
III. Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa:
1.Giải pháp của Việt Nam “chia sẽ tài nguyên Biển Đông”
Việt Nam cũng đưa ra một sáng kiến cho việc hợp tác khai thác chung

trên biển Đông đó là đề xuất “hợp tác cùng phát triển”.
]
Đề xuất này được
biết tới lần đầu tiên là do ông Đỗ Mười nêu ra chính thức trong chuyến thăm
Thailand tháng 10 năm 1993 và sau đó chủ trương này đã và đang được Việt
Nam triển khai trên thực tế.
Khác với đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc,
chủ trương “hợp tác cùng phát triển” trong các khu vực tranh chấp bao gồm
không chỉ thăm dò, khai thác tài nguyên mà còn bao gồm các lĩnh vực khác
- 4 -
Địa Lí Biển Đông
như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, giữ gìn an toàn và an ninh hàng hải, chống cướp biển… và các lĩnh
vực khác phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Hợp tác cùng phát triển
trong khu vực biển Đông nhằm mục đích đảm bảo và phục vụ lợi ích của các
bên liên quan, biến biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát
triển bền vững. Các bên tranh chấp phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu
trong Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các
bên ở biển Đông (DOC), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm
1982 (UNCLOS) và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận
rộng rãi.
Về phạm vi thực hiện, việc hợp tác cùng phát triển được thực hiện ở
những vùng có tranh chấp thực sự. Khu vực có tranh chấp thực sự là khu
vực chồng lấn bởi những đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan có căn cứ
pháp lý và lịch sử vững chắc, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế,
đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 và được các bên thừa nhận là
vùng có tranh chấp.
Theo đó, trên biển Đông các vùng đang có tranh chấp cơ bản là khu
vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực ngoài 200 hải lý tính từ
đường cơ sở của quốc gia ven biển. Ngoài ra còn có thể kể đến các vùng

thềm lục địa ở phía Nam và Tây Nam Việt Nam cũng được coi là vùng
chồng lấn được các bên thừa nhận những đòi hỏi chủ quyền của nhau giữa
Việt Nam với Malaysia; giữa Việt Nam, Thailand và Malaysia hay tại vùng
nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia.
Tại các vùng biển này, thực tế cho thấy, việc triển khai hợp tác cùng
phát triển được tiến hành khá thuận lợi do đã đáp ứng được các tiêu chí về
việc xác định vùng thực sự có tranh chấp. Như vậy, mọi hoạt động của bất
cứ bên nào tại các vùng biển của một quốc gia mà không có sự chấp thuận
của quốc gia đó sẽ được coi là hành vi vi phạm chủ quyền và quyền chủ
quyền của quốc gia ven biển. Do đó, những hành vi như vậy không thể được
coi là tinh thần hợp tác và cần bị loại trừ nhằm tránh gây những căng thẳng
trong khu vực. Ví dụ như hành động Trung Quốc và Philipines cùng nhau ký
kết một thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại một khu vực có tranh
chấp nhiều bên, trong đó có Việt Nam, mà không có sự đồng thuận của Việt
Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại tinh thần của
DOC. Sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối, Trung Quốc và Philippines
phải huỷ bỏ thỏa thuận hai bên đó và ký kết một thỏa thuận ba bên về thăm
dò địa chấn tại khu vực này.
- 5 -
Địa Lí Biển Đông
2. Giải pháp của Trung Quốc “Gác tranh chấp, cùng khai thác”
Chính sách “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc được
ông Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo tháng 10 năm 1982. Đây là
một phương án được Trung Quốc đưa ra với quan điểm cùng hợp tác khai
thác chung khu vực biển Đông. Về mặt hình thức, đề nghị này của Trung
Quốc dường như là hợp lý, vì nó phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế,
đặc biệt là xu hướng hợp tác trên biển ở các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, nhìn nhận phương án này có những vấn đề tồn tại như sau:
Về mặt pháp lý, cơ sở để Trung Quốc tham gia tranh chấp biển Đông
dựa vào yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

và lập lờ sử dụng “đường lưỡi bò”, một yêu sách phi lý chiếm gần 80 % toàn
bộ biển Đông (xem hình 2). Trung Quốc hiểu rằng nếu đấu tranh trên mặt
trận pháp lý, Trung Quốc khó có thể giành được lợi thế trong cuộc tranh
chấp biển Đông. Do đó, đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung
Quốc làm cho dư luận dễ bị lầm tưởng là phù hợp với luật pháp và thực tiễn
quốc tế.
Về mặt chính trị, đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” được thực
hiện, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu có lợi cho họ, trong đó họ có
thể duy trì được yêu sách lãnh thổ và vùng biển không phải của Trung Quốc.
Quan trọng hơn, đây là một giải pháp chính trị khôn khéo của Trung Quốc
nhằm trấn an dư luận, mở rộng ảnh hưởng và chia rẽ các nước trong khu
vực.
Về thực chất ta có thể thấy như sau:
- Một mặt, Trung Quốc đề nghị khai thác chung, nhưng mặt khác
Trung Quốc vẫn duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” chiềm gần 80 % biển
Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai
thác chung đều nằm trên khu vực thềm lục địa hiển nhiên thuộc chủ quyền
của nước khác. Thực ra, ý tưởng khai thác chung của Trung Quốc dường
như là sự tham gia của các nước khác trong việc khai thác những gì họ coi là
của họ, trái ngược với hình thức khai thác chung truyền thống – đó là việc
cùng đóng góp các quyền đối với tài nguyên trong các vùng tranh chấp.
- 6 -
Địa Lí Biển Đông
3.Giải pháp: Tòa án quốc tế là một lựa chọn:
Vậy giải pháp nào để giải quyết những vấn đề gây bất ổn khu vực
nêu trên? Đã có nhiều giải pháp khác nhau được đưa ra. Phương án đầu
tiên hay được nhắc tới đó là giải quyết vấn đề chủ quyền bằng cách đưa
tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án quốc tế.
Theo điều 287 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thì

vấn đề tranh chấp này có thể đưa ra Tòa án Quốc tế về Luật biển (thành lập
theo Phụ lục VI), Tòa án quốc tế (ICJ), Tòa án trọng tài (thành lập theo phụ
lục VII) và Tòa án đặc biệt (phụ lục VIII).
Tuy nhiên, những tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới
theo truyền thống đa phần đều được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)
Thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế rộng hơn rất nhiều so với thẩm
quyền của Tòa án Quốc tế về Luật biển. Trong lịch sử, Tòa Án Công lý
Quốc tế đã xử rất nhiều vụ việc về tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia,
những phán xử của ICJ đã trở thành những án lệ kinh điển trong luật quốc tế
cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, đặc biệt cho
các vụ tranh chấp biên giới biển, điển hình như vụ eo biển Corfu , vụ ngư
trường Na uy, vụ các đảo Minquiers và Ecrehous, vụ đảo Palmas, vụ thềm
lục địa biển Bắc…
Tuy nhiên, đối với Tòa án Công lý Quốc tế, trong một phán quyết của
mình, Tòa đã nêu rõ: “Tòa không thể thực hiện thẩm quyền tài phán của
mình đối với một quốc gia nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó”.Điều
đó có nghĩa là Tòa chỉ có thể đưa ra phán quyết trên cơ sở sự chấp thuận đưa
vụ việc ra nhờ Toà giải quyết của các quốc gia trong vụ tranh chấp. Từ năm
1932, (lúc đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Pháp đại diện Việt Nam trong
mọi quan hệ ngoại giao) Pháp đã đề nghị đưa tranh chấp chủ quyền Hoàng
Sa và Trường Sa ra Tòa án Quốc tế và Trung Quốc đã từ chối đề nghị này.
Năm 1947, trong cuộc thương lượng giữa Pháp và Trung Quốc được
tiến hành tại Paris từ ngày 25/02 đến ngày 04/07/1947 Pháp tiếp tục nêu vấn
đề đưa tranh chấp này nhờ Trọng tài quốc tế phân xử nhưng Trung Quốc tiếp
tục từ chối.
Năm 1988 khi xung đột quân sự giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc tại khu vực biển Đông này dâng cao, Việt Nam đã toan tính đưa tranh
chấp ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc vốn là thành
- 7 -
Địa Lí Biển Đông

viên thường trực của Hội đồng Bảo an (có quyền phủ quyết) đã ngăn cản
mọi sáng kiến của Hội đồng Bảo an trong tranh chấp này.
Năm 1994, khi bầu không khí căng thẳng tiếp tục gia tăng trong khu
vực biển Đông, Việt Nam đã tỏ thái độ cho thấy họ sẵn sàng cho việc đưa vụ
tranh chấp biển Đông ra nhờ Tòa án quốc tế giải quyết. Philippines cũng đe
dọa đưa tranh chấp này ra Hội đồng Bảo an và Tòa án quốc tế ICJ. Nhận xét
về sự kiện này, nhóm Mark Valencia cho rằng: “The Philippines soon
realized, however, that China is a member of the Security Council and can
veto any of its proposed resolutions, and that the ICJ cannot adjudicate if
China does not accept jurisdiction”. (Philippines sớm nhận thấy rằng, Trung
Quốc vốn là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, có thể phủ
quyết bất cứ giải pháp nào mà họ đưa ra, và Tòa án quốc tế ICJ cũng không
thể xét xử nếu Trung Quốc từ chối chấp nhận quyền tài phán của Tòa).
Tuy nhiên, việc đi tới giải pháp do Tòa án quốc tế phán xử cũng có
thể được tòa chấp nhận đơn kiện đơn phương nhưng phải với điều kiện được
tiến hành trên một cơ sở tự nguyện giữa các nước đã ký trước vào điều
khoản bắt buộc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án quốc tế, đó là một phương
cách chung để công nhận thẩm quyền của cơ quan pháp lý của Liên Hợp
Quốc, thế nhưng cả Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia đều không ký vào
điều khoản đó. Năm 1972, Philippines đã thừa nhận quyền xét xử của Tòa án
nhưng vẫn bảo lưu loại trừ cuộc tranh chấp này.
Và như thế, triển vọng về một trong số các quốc gia liên quan kiện lên
Tòa án quốc tế với một yêu cầu đơn phương và hưởng thụ thẩm quyền của
Tòa án này đã bị loại trừ.
Chưa thể kể đến việc khi đã đưa ra Tòa án quốc tế thì phải tuân thủ
nguyên tắc pacta sunt servanda (tự nguyện chấp hành các cam kết quốc tế)
thì khả năng rủi ro rất cao, có thể thắng lợi được tất cả nhưng cũng có thể bị
thua trắng mất tất cả (Còn nếu không, các quốc gia vẫn có thể duy trì quyền
kiểm soát thực tế (de facto) đối với các đảo đã chiếm đóng). Trong trường
hợp này, các bên đều chưa chuẩn bị tâm lý có thể thất bại nên cũng không

mạo hiểm đặt cược vào sự phán xét của Tòa
Thêm nữa, các bên cũng tỉnh táo nhận thấy một điều rằng: kể cả khi
có sự phán quyết của Tòa đi chăng nữa, thì cũng chưa hẳn là đã chấm dứt
hoàn toàn cho cuộc tranh chấp, chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia đang ngày
càng dâng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thừa nhận kết quả giải quyết
- 8 -
Địa Lí Biển Đông
của Tòa. Ví dụ cụ thể như cuộc xung đột giữa Indonesia và Malaysia trong
tranh chấp lãnh hải đối với vùng biển Ambalat cạnh quần đảo Borneo, mặc
dù đã có phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế từ năm 2002, nhưng nguy
cơ xung đột vẫn còn nguyên đó, thậm chí còn gay gắt hơn.
Một vụ việc cụ thể gần đây nhất là tranh chấp giữa Thailand và
Campuchia về ngôi đền cổ Preah Vihear, tranh chấp này đã được Tòa án
Công lý quốc tế phán quyết thuộc về Campuchia từ năm 1962, nhưng gần
đây quan hệ giữa hai nước vẫn đầy căng thẳng, thậm chí hai bên đã tăng sự
hiện diện của quân đôi nước họ trên khu vực đền này, khiến cho nguy cơ
xung đột quân sự trở nên trầm trọng. Vả lại, tranh chấp lãnh thổ do Tòa án
quốc tế giải quyết thường mất thời gian rất lâu, tranh chấp giữa Malaysia và
Singapore về hòn đảo Pedra Branca/Pula Batu Puteh mà Tòa xử gần 20 năm
mới xong. Còn tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa gồm rất nhiều đảo lớn
nhỏ và nhiều bên liên quan, nếu Tòa có giải quyết thì thời gian chắc là rất
lâu.
4. Giải quyết theo nguyên tắc “Thụ Đắc Lãnh Hải”
Việc Trung Quốc thông qua Luật Bảo vệ hải đảo quy định chế độ pháp
lý về các đảo đá ở khu vực biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ
quyền không thể chối cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Trước động thái không thể chấp nhận ấy, ngoài việc cực lực phản đối, chúng
ta phải làm gì để có thể bảo vệ được chủ quyền biển, đảo của mình? Pháp
Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc

Trung tâm Luật biển và khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông khẳng định: “Giải quyết tranh chấp trên biển Đông phải dựa vào luật
pháp quốc tế ”.
Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ
- Tại hội thảo quốc tế về biển Đông mới đây (tháng 11-2009), có trình bày
tham luận “Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải
quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông
+ Nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ (còn gọi là chiếm hữu thực sự) là một tập
quán quốc tế. Trước đây nó là một nguyên tắc trong Định ước Berlin ký năm
1885 giữa 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ, sau đó đưa vào Tuyên bố Lausanne
- 9 -
Địa Lí Biển Đông
của Viện Pháp luật quốc tế năm 1888. Tuy nhiên, nguyên tắc này bị Hiệp
ước Saint Germain năm 1919 hủy bỏ. Hủy bỏ không phải vì nguyên tắc này
không còn giá trị mà vì trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa.
Tuy vậy 100 năm nay, Tòa án Công lý quốc tế cho đến trọng tài quốc tế giải
quyết tranh chấp về biển, đảo, lãnh thổ đều áp dụng nguyên tắc này. Ví dụ,
vụ tranh chấp quần đảo Falmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan năm 1928; tranh
chấp các đảo Minquiers và Écrehous giữa Anh và Pháp năm 1953 và đặc
biệt gần đây là tranh chấp hai nhóm đảo giữa Indonesia và Malaysia năm
2002, Malaysia với Singapore năm 2008.
- Nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực sự là gì?
+ Một quốc gia được coi chiếm hữu một vùng đất, vùng biển, đảo nào đó
phải thỏa mãn bốn yếu tố. Thứ nhất là chiếm hữu một cách hòa bình chứ
không phải bằng vũ lực, quân sự. Thứ hai là công bố công khai, đàng hoàng
cho các quốc gia khác biết. Thứ ba là chiếm hữu liên tục, không gián đoạn.
Thứ tư là chiếm hữu bằng hình thức nhà nước, tức là việc chiếm hữu đó phải
được thực thi bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự sẽ phân định cụ thể ai là người có danh nghĩa
chiếm hữu đầu tiên, quốc gia nào là có danh nghĩa quyền lãnh thổ đối với

các vùng ở biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa
+ Muốn đưa tranh chấp ra giải quyết ở Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật
biển, các nước phải đồng thuận với nhau. Tức là cùng thừa nhận thẩm quyền
của các cơ quan tài phán này. Có thể có con đường khác nhưng dễ nhất là
các bên tranh chấp ngồi lại, thỏa thuận đưa vụ việc ra tòa án, trọng tài quốc
tế phân giải.
+ Việc đưa tranh chấp ở biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa ra trước Liên
Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật biển của
Liên Hiệp Quốc việc giải quyết sẽ dễ đạt được sự đồng thuận hơn. Phán
quyết của các cơ quan trên nhiều khả năng được thực thi vì các nước liên
quan đến tranh chấp đều tham gia Công ước Luật biển năm 1982.
Ai có bằng chứng pháp lý, người đó thắng.
+ Đặt vấn đề: Giải quyết tranh chấp ở biển Đông phải vừa sử dụng thiết chế
khu vực là ASEAN, đồng thời sử dụng thiết chế toàn cầu của Liên Hiệp
Quốc: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Tòa án Luật biển, Tòa án Công lý
- 10 -
Địa Lí Biển Đông
quốc tế Đặc biệt, Trung Quốc phải đi đầu, gương mẫu, vì ông là ủy viên
thường trực Hội đồng Bảo an, có thẩm phán trong số 15 thẩm phán của Tòa
án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc, tại sao lại không đưa ra?
+ Bây giờ phải kêu gọi Trung Quốc và cộng đồng quốc tế phải lên tiếng.
Nói mãi anh phải rung chứ! Tuyên truyền phải như vậy. Người dân trong
nước và cộng đồng quốc tế phải thấy lẽ phải của chúng ta và sự phi lý của
họ.
+ Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ có đưa ra được một bản đồ giải quyết
tranh chấp ở biển Đông. Sẽ đi đến việc xác định chỗ này của Việt Nam được
bao nhiêu phần trăm, chỗ kia của Trung Quốc được bao nhiêu phần trăm.
Hoặc chỗ này là của Việt Nam nhưng Việt Nam sẵn sàng mời Trung Quốc
hợp tác Với những đảo họ chiếm giữ, chỉ có chứng lý và bằng luật pháp
quốc tế để chỉ rõ “ông chiếm giữ đảo sai rồi, ông rút quân về đi chứ”!

+ Đê dành thắng lợi thì Việt Nam phải tuyên truyền, phổ biến cho người
dân cũng như cộng đồng quốc tế biết được lẽ phải. Đồng thời, phân tích để
thấy giải quyết tranh chấp trên biển Đông phải dựa vào luật pháp quốc tế .
IV. Kết luận:
Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 11 vòng đàm phán về các vấn đề trên
biển, nhưng mới chỉ dừng lại thông báo tình tình liên quan và nêu quan điểm
của mỗi bên đối với tình hình, vụ việc xảy ra.
Các tranh chấp trên biển Đông, ngoài ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ, chủ
yếu xoay quanh mục tiêu chính là: Lợi ích chiến lược (vị trí chiến lược, đấu
tranh giữa các nước lớn); tranh tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí;
bảo vệ và khống chế tuyến đường biển cực kỳ quan trọng đi qua biển Đông.
Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có hai cuộc đàm phán nhưng chưa có
kết quả như mong muốn
Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một tranh chấp phức tạp, khó giải
quyết, và chừng nào mà tranh chấp này vẫn còn tồn tại thì khu vực vẫn bị đe
dọa bởi sự mất ổn định. Những tranh chấp trên các khu vực biển Đông, đặc
biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện sự đan xen, cân
nhắc thể hiện cả chính sách đối nội và đối ngoại. Các quốc gia không dễ
dàng từ bỏ chủ quyền của mình đối với các khu vực này. Chủ quyền đều
- 11 -
Địa Lí Biển Đông
được mỗi quốc gia quan niệm là đặc biệt thiêng liêng. Chính vì vậy, hiện
nay các giải pháp cho việc giải quyết vấn đề chủ quyền cho các bên yêu sách
vẫn còn mờ mịt, chưa có lối ra. Để đi đến một giải pháp lâu dài cho cuộc
tranh chấp, các quốc gia có liên quan phải sẵn sàng không quá đề cao tinh
thần dân tộc, giảm bớt sự nghi kỵ lẫn nhau và chấp nhận nhân nhượng, thỏa
hiệp. Điều này sẽ dẫn đến sự hợp tác, cùng có lợi.
- 12 -

×