Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

phương pháp quản lý hiệu quả hoạt động tài chính dự toán tài chính khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.54 MB, 173 trang )

QUÁCH TRUYỂN CHƯƠNG - DƯƠNG THỤY
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM
THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Vb
07563
Dự TOÁN TÀI CHÍNH KHOA HỌC
a
QUÁCH TRUYỀN CHƯƠNG - DƯƠNG THỤY BÂN
PHƯỜNG PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Dự TOÁN TÀI CHÍNH KHOA HỌC
Người dịch :
NGUYỄN ĐỈNH cửu
NGÔ MINH TRIỀU
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
L ờ i n ó i đ ầ u
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh ngày nay,
Trung Quốc dùng danh từ “tích hiệu” (theo tiếng Anh là
performance) có nghĩa là thành tích và hiệu quả, có thể
dùng để nói về thành tích làm việc của cá nhân, hoặc hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý hiệu quả là phương thức quản lý hoàn toàn mới
chú trọng vào công việc đểm xem xét đánh giá mục tiêu
của quản lý. Lúc ban đầu, việc quản lý hiệu quả chủ yếu
được áp dụng trong quản lý nhân lực, doanh nghiệp căn cứ
vào các tiêu chuẩn định sẩn để đánh giá các biểu hiện và
thành tích của công nhân viên có thành tích tốt, huân luyện
lại các công nhân quản lý khoa học đối với nguồn nhân lực.
Do việc quản lý theo hiệu quả có nhiều tác dụng tốt, cho
nên ngày càng có nhiều mặt khác của sản xuất kinh doanh


trong doanh nghiệp và ngày nay đã trở thành phương pháp
quản lý có hiệu quả đốì với các lĩnh vực khác trong kinh
doanh như tài liệu chính tiêu thụ, sản xuất hành chính, kế
hoạch v.v
Quản lý hiệu quả đối với tài chính là quản lý những
thành quả doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động
kinh doanh được thể hiện trên phương diện tài chính, các
biểu hiện chủ yếu là mức doanh lợi, trình độ phát triển và
khả năng thanh toán công nợ v.v của doanh nghiệp. Hiệu
quả về tài chính có thể được biểu hiện bởi rất nhiều chỉ
tiêu tài chính như mức lợi nhuận của tài sản, mức lợi nhuận
kinh doanh, mức bảo toàn và tăng tiền vốn v.v
Người quản lý tài chính là người phụ trách một bộ phận
chức năng độc lập của doanh nghiệp, khi áp dụng phương
pháp quản lý hiệu quả vào bộ phận tài vụ thường phải làm
tốt ba mặt công tác sau đây :
Một là cùng phối hợp với bộ phận nhân sự quản lý tốt
hiệu quả công tác của các nhân viên trong bộ phận tài vụ.
Hai là đưa tư tưởng quản lý hiệu quả vào trong quá trình
quản lý, vừa quản lý quá trình làm việc, đồng thời chú ý
đên kết quả công việc và càng phải tích cực nâng cao hiệu
quả của công việc.
Ba là coi việc nâng cao hiệu quả của công việc tài chính
là mục tiêu cuối cùng của công tác tài chính, quản lý chặt
chẽ giá thành và các khoản chi tiêu, sử dụng thật tốt các
công cụ huy động vốn và chủ đầu tư, cung cấp cho cấp trên
các thông tin đầy đủ để ra quyết định, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện.
Bộ sách này biên soạn với mục đích chính là nâng cao
hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy

trong quá trình biên soạn đã đề cập đầy đủ cả ba mặt công
việc nói trên. Nội dung và những đặc điểm cụ thể của bộ
sách được thể hiện trên các mặt sau đây :
Xuất phát từ cơ chế tài chính đi sâu phân tích những vân
đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tài chính
như bô" trí bộ phận tài vụ trong doanh nghiệp, bố trí các vị
trí công tác trong bộ phận tài vụ.
Đưa việc quản lý mục tiêu vào công việc quản lý tài
chính một cách toàn diện, phân tích mổ xẻ hệ thông mục
tiêu của doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ các nhân tô ảnh
hưởng tới mục tiêu tài chính của doanh nghiệp, quy định
các phương pháp cụ thể để xác lập các mục tiêu của hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
Các phương pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tài chính đều được nói tỉ mỉ trong các chương mục. Từ
các chương của tập 2 và tập 3 đến chương 6 sẽ lần lượt giới
thiệu các phương pháp quy hoạch công tác tài chính, các
phương pháp huy động vốn và hiệu quả đầu tư và các
phương pháp quản lý tài chính v.v
Riêng việc quản lý các nhân viên tài vụ được dành một
chương để mô tả cụ thể, vì quản lý tốt các nhân viên dưới
quyền là một chức trách quan trọng của người quản lý tài
chính, cho nên bộ sách dành chương I của tập 4 để giới
V V- . . • < * v • ' 1 ' ; ' - I * '
thiệu tỉ mỉ các phương pháp quản lý của người quản lý tài
chính đốì với nhân viên, ví dụ như sự giao lưu chan hoà
giữa người quản lý với nhân viên, việc đáng giá nhận xét
khuyến khích các nhân viên trong bộ phận tài vụ v.v
• s ị 'ị, ' l . ' ■ 1 *
Việc đánh giá hiệu quả của công tác tài chính là sự

thách thức đối với người quản lý tài chính. Chương II của
tập 4 giới thiệu chi tiết phương pháp đánh giá hiệu quả
công tác tài chính trên ba phương diện : năng lực kinh
doanh, năng lực thanh toán và năng lực thu lời.
Linh hoạt vận dụng các phương pháp quản lý hiệu quả
trong công tác tài chính là một kỹ thuật quản lý hoàn toàn
mới, rất cần sự cộng tác chặt chẽ của mọi người trong giới
lý luận và thực tiễn, bộ sách này chỉ là một bước thăm dò.
Do trình độ của tác giả còn có hạn cho nên tất nhiên trong
cuốn sách còn nhiều thiếu sót rất mong các độc giả gần xa
hết lòng chỉ giáo.
CÁC SOẠN GIẢ
8
Chương I
TIỀN ĐỂ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ:
m o
QUY HOẠCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH
Những nội dung chính
& Lập kế hoạch công tác tài chính hiệu quả cao
^ Làm tốt công tác dự toán tài chính
^ Tiến hành dự toán tài chính một cách khoa học
9
Một nội dung quan trọng trong kinh doanh là tiên
hành sắp xếp các loại tài sản trong và ngoài doanh nghiệp
một cách tối ưu để với giá thành thấp nhất sáng tạo ra lợi
ích lớn nhất. Trong quá trình này, công tác tài chính đóng
vai trò vô cùng quan trọng.
Qui hoạch tài chính do ba nội dung tạo thành: kê hoạch
công tác tài chính, dự toán tài chính và dự báo tài chính.
Kế hoạch tài chính là một phần trong Kế hoạch tổng

thể của doanh nghiệp thông qua hình thái tiền tệ thông
nhất để mô tả quy mô và thành quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Kế hoạch, nói rõ
người quản lý tài chính sử dụng các biện pháp và phương
pháp nào để thực hiện mục tiêu công tác tài chính của
doanh nghiệp, là văn kiện và khuôn khổ chỉ đạo, tổ chức
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Dự toán tài chính là một hệ thông chỉ tiêu về trách
nhiệm tài chính gồm các dự toán tiêu thụ, mua, sản xuất,
doanh lợi, lưu lượng tiền mặt v.v là văn kiện pháp luật
trong cơ cấu quyền lợi của doanh nghiệp, là những con số
nêu rõ và ràng buộc về trách nhiệm kinh tế của người
quản lý công tác tài chính đôi với tư tưởng kinh doanh,
mục tiêu kinh doanh, các quyết định kinh doanh trong
một kỳ nhất định của tương lai, là những tiêu chuẩn
khen thưởng cuối kỳ (cuối năm) của doanh nghiệp và là
hạt nhân trong chê độ khuyên khích và ràng buộc của
doanh nghiệp.
Dự báo tài chính là yếu tố cơ bản trong chiến lược tăng
trưởng của doanh nghiệp. Dự báo tài chính là tiền đề lập
ra dự toán tài chính, là cơ sở để làm tốt công tác tài chính.
Kế hoạch tài chính, dự toán tài chính và dự báo tài
chính là ba bộ phận hữu cơ của quy hoạch tài chính, có
quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
12
1. Lậ p k ế HOẠCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH
0 •
Hiệu q u ả CAO
Kế hoạch công tác tài chính (gọi tắt là Kế hoạch tài
chính) có mục đích tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, là

một biện pháp quan trọng để quy hoạch định thành quả
kinh doanh và tình trạng tài chính của doanh nghiệp, là
một bộ phận quan trọng trong quy hoạch công tác tài
chính của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính là một văn
kiện có tính chỉ đạo quản lý công tác tài chính, được lập ra
làm căn cứ cho các mục tiêu tài chính dài hạn và ngắn hạn
để tố chức các hoạt động tài chính có hiệu quả, xử lý xác
đáng các quan hệ tài chính trong khuôn khổ quy hoạch tài
chính của doanh nghiệp. Nó bao gồm các nội dung về các
biện pháp cụ thể và các chỉ tiêu của các hoạt động tài
chính quan trọng trong quy hoạch
Kế hoạch tài chính và hiệu quả của các bộ phận
Người quản lý tài chính cần phải căn cứ vào nhu cầu
của hoàn cảnh và đặc điểm tự thân của các bộ phận, thông
qua việc lập Kế hoạch và thực hiện Kế hoạch, giám sát Kế
hoạch để điểu hoà và tổ chức một cách thuận lợi.
13
Đối với một bộ phận của doanh nghiệp, việc lập ra Kế
hoạch hợp lý có thể mang lại hiệu quả lớn hơn cho doanh
nghiệp hay không? Để cân nhắc hiệu quả của một Kế
hoạch thì cần phải xem xét kế hoạch đó có đóng góp gì vào
mục tiêu của các bộ phận. Trong các lần nghiên cứu về
quan hệ giữa Kế hoạch và hiệu quả, chúng ta có được các
kết luận sau đây:
Trước hết, các Kế hoạch chính thức thường có mối liên
hệ với lợi nhuận của doanh nghiệp, mức thu lợi của các tài
sản cao hơn, cùng các thành quả tài chính có tính tích cực
khác v.v
Thứ hai là quá trình lập Kế hoạch có chất lượng cao
của các bộ phận và quá trình thực hiện nghiêm túc các Kế

hoạch đó thường đem lại hiệu quả cao hơn là những Kế
hoạch làm cho qua chuyện.
Cuối cùng là các trường hợp đã có Kế hoạch chính thức
nhưng không thu được hiệu quả cao thì phần lớn là do các
nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh.
Cho nên một Kế hoạch bộ phận tốt sẽ là sự đền bù hợp
lý cho doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu, Kế
hoạch như vậy là kế hoạch có hiệu quả.
Có rất nhiều vị quản lý thường lập ra những kế hoạch
không mang lại hiệu quả gì. Thí dụ có doanh nghiệp có ý
định mua một sản phẩm nào đó mà lại lập kế hoạch tiền
chi ra lớn hơn tiền thu vào. Vì không phải tất cả các sản
phẩm đều làm ra tiền cho doanh nghiệp, thực hiện kế
14
hoạch tốn tiền như vậy sẽ không có lợi cho việc thực hiện
mục tiêu có nguy cơ gây bất bình cho tập thể thì cũng làm
cho Kế hoạch trở thành trống không. Có những Kế hoạch,
bản thân có những cơ sở chắc chắn, nhưng trong đó sử
dụng các biện pháp làm cho quần chúng chán ghét, thì Kế
hoạch đó cũng sẽ gặp thất bại.
Các yêu cầu của viêc lập Kế hoạch có hiệu quả cao
Công tác kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng đôi với việc
nâng cao hiệu quả của các bộ phận, vì vậy cần được coi
trọng đúng mức. Nắm vững và vận dụng các phương pháp
Kế hoạch một cách chính xác thì có thể nâng cao được tính
hiệu quả và tính khả thi của Kế hoạch. Nói một cách cụ thể,
người quản lý tài chính cần làm tốt các công việc sau:
• Xác định thái độ đúng đắn.
Mọi người, ai cũng hiểu tầm quan trọng của công tác
Kế hoạch nhưng lại rất hay gặp thấy nhiều nhân viên

quản lý không chịu gánh trách nhiệm thực sự đối vối công
tác Kế hoạch. Thường thấy một khuynh hướng tự nhiên là
COI thường vấn đề tồn tại bây giờ là cơ hội của ngày sau,
căn cứ vào đó để làm Kế hoạch. Thực sự có rất nhiều vị
• • • •
quản lý thích đi “cứu hoả”, “ứng cứu” hơn là làm Kế hoạch,
vì rằng các việc đó có vẻ quan trọng hơn, dễ dàng nôi bật
hơn. Không cần suy nghĩ nhiều mà có ngay được quyết
định, điều đó có vẻ thú vị hơn. Nêu một vài thái độ trên để
• • • .
chứng tỏ rằng không khí thúc giục mọi người chú tâm vào
công tác Kế hoạch để nâng cao hiệu quả của Kế hoạch.
15
• Làm ro trọng tâm của Kế hoạch.
Nếu trong Kế hoạch không bao gồm một quyết sách
nào đó thì không thể gọi là Kế hoạch. Nhiều vị quản lý cho
rằng mình đương triển khai công tác Kế hoạch nhưng kỳ
thực chỉ là làm công việc nghiên cứu Kế hoạch. Có nghĩa là
sau khi các vị quản lý lập kế hoạch rồi còn phải yêu cầu
các nhân viên dưới quyền làm sâu thêm một bước nữa vì
bất cứ Kế hoạch nào cũng coi việc thực hiện Kế hoạch là
trọng tâm.
• Xác định các mục tiêu có thể thực hiện được.
• • m m •
Những mục tiêu nêu ở đây không chỉ là những mục
tiêu của doanh nghiệp mà còn phải xét tới các mục tiêu
của các bộ phận, cần phải căn cứ vào các đặc điểm của các
bộ phận và những nhân tố thuộc hoàn cảnh bên trong và
bên ngoài có ảnh hưởng đến việc thực hiện Kế hoạch để xác
định mục tiêu. Nếu mục tiêu kế hoạch không rõ ràng,

không thể thực hiện được, không thể đạt được hoặc không
đánh giá thì Kế hoạch sẽ không có hiệu quả.
• Tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên.
Nếu những người lãnh đạo ở cấp cao trong doanh
nghiệp không coi trọng công tác kế hoạch, không khuyến
khích làm Kế hoạch, cũng không ra quyết định yêu cầu các
nhân viên dưới quyền làm Kế hoạch, như vậy thì công tác
Kế hoạch sẽ không thể có hiệu quả được. Mặc dầu vậy,
trong trường hợp này các nhân viên vẫn có thể làm kế
hoạch cho từng mặt công tác. Nhưng nếu người quản lý tài
chính không ủng hộ giúp đỡ các nhân viên làm Kế hoạch,
thì nhân viên không thể hiểu được công việc của mình sẽ
là việc gì, họ không thể hiểu được những mối quan hệ giữa
công việc của họ với doanh nghiệp, với các bộ phận khác và
cũng không có quyền ra những quyêt định rõ ràng và họ
không thể làm kế hoạch được.
Cho nên người quản lý tài chính cần chịu trách nhiệm
trước bộ phận mình, chịu trách nhiệm trước các nhân viên
của mình mà lập Kế hoạch, khuyến khích mọi người và
phải coi trọng công tác Kế hoạch.
• Sử dụng các nguồn thông tin.
Công tác kế hoạch là công việc vận dụng lý luận vào
thực tế vì vậy phải thu thập nhiều thông tin qua việc phân
tích thông tin dự báo để hiểu rõ những phương án đã lựa
chọn. Mặt khác căn cứ vào những mục tiêu cần đạt tới,
những tư liệu thông tin đã lựa chọn và những kết quả cần
có để phân tích các phương án đã chọn.
Các phương án đã lựa chọn không phải là phương án
tưởng tượng không dựa trên cơ sở nào, càng không phải là
sự võ đoán của một vị quản lý nào theo kinh nghiệm riêng

của mình. Kinh nghiệm rất có thể là một nhân tố nguy
hiểm, bởi vì những sự việc đã phát sinh trong quá khứ
không thể thích hợp vói tình hình tương lai.
Người quản lý tài chính nên nhìn nhận công tác Kế
hoạch một cách khách quan, biết cách thu thập thông tin,
làm tốt các công việc chuẩn bị trước khi làm kế hoạch.
• Quản lý tốt Kế hoạch
Từ công tác kế hoạch mới có nhiệm vụ của công tác
quản lý. Cho nên công tác quản lý phải đảm bảo Kế hoạch
phát huy tác dụng liên tục trong thực tế. Cho nên nêu
những người phụ trách việc thực hiện Kế hoạch lại không
biết làm như thế nào thì các công tác được đề ra trong Kế
hoạch, phần nhiều cũng không có hiệu quả. Cho nên người
quản lý công tác tài chính trong quá trình lập Kế hoạch và
thực hiện Kế hoạch cần phải thiết lập một hệ thống kỹ
thuật quản lý đầy đủ để xác định tính chính xác và hiệu
quả của Kế hoạch.
Xây dựng m ột Kế hoạch m ềm dẻo
• Sự mềm dẻo là mấu chốt của hiệu quả.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có Kế
hoạch công tác tài chính chính xác và sắp xếp thật chu đáo
• : T'y *’ *. í • *1 ■ ' ' i s • ‘ !
xây dựng một Kế hoạch tài chính linh hoạt, có hiệu quả là
mấu chốt của việc nâng cao hiệu quả của công tác tài
chính. Nhất thiết không được coi Kế hoạch và sự sắp đặt là
tuyệt đôi hoá. Vì rằng một Kế hoạch hoàn mỹ, một sự thiết
Kế đầy đủ thống thường sẽ có được trong quá trình cọ xát
với thực tế. Những giả thiết ban đầu rất có thể đi ngược
vói thực tế, cho nên cần phải có những đưòng tránh. Vì
vậy, cách làm thống minh nhất là cần để ra những không

gian trống cho việc sửa đổi trong quản lý có thể thay đổi kế
hoạch ngay được cho phù hợp với tình hình mới. Nguyên
tắc tư tưởng này vô cùng quan trọng trong quá trình đầu
tư và quyết định những công việc tài chính của doanh
nghiệp. Các nhà quản lý học gọi nguyên tắc này một cách
hình tượng là sự mềm dẻo.
Trong các hoạt động đầu tư và xử lý tài chính của
doanh nghiệp nguyên tắc mềm dẻo được thế hiện bằng
cách để một khoảng trống dành cho sự co dãn hợp lý, cố
gắng thực hiện cân bằng thu chi đồng thòi với việc thực
hiện tính chuẩn xác và tiết kiệm của doanh nghiệp. Các
phương án phân phối lợi nhuận và các định mức thường
phải phù hợp với mức lãi suất của thị trường, đây là nhân
tố luôn biến động. Trong các hoạt động xử lý tài chính
không thể dùng phương án lấy dĩ bất biến, ứng vạn biên,
người quản lý tài chính trước khi xác định Kế hoạch tài
chính phải dự đoán đầy đủ những ảnh hưởng của biến
động thị trưòng đối với kế hoạch và để những lối thoát.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch cũng phải luôn chú ý
tới những ảnh hưởng biến động thị trường để điều chỉnh
Kế hoạch cho phù hợp.
Trong quá trình quản lý công tác tài chính, sở dĩ cần
phải để những khoảng trống cho sự co dãn Kế hoạch một
cách hợp lý là do các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, môi trường tài chính là môi trường phức
tạp đầy biến động, doanh nghiệp không thể có khả năng
không chế.
Thứ hai, các tô chất và năng lực của các nhân viên
quản lý tài chính cũng không bao giờ đạt tói cảnh giới lý
tưởng, cho nên trong việc xử lý rất có thể vấp phải sai lầm.

19
Cuối cúng, những dự đoán tài chính, những quyết sách
trong tài chính, kế hoạch tài chính là một quy hoạch tên
đại thể của tương laí cũng khống thế hoàn toàn chính xè
Đối mật với một thị trường luôn biến động, các doanh
nghiệp luôn phải đổi mới môi trường cho công tác tài chính
vì vậy các hoạt động tài chính của doanh nghiệp phải bảo
đảm một năng lực linh hoạt để thích ứng hoặc dễ dàg
điều chỉnh.
Nguyên tắc mềm dẻo đòi hỏi các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp phải luôn chú ý tới biến động ngoài thị
trường, phải đế dành khoảng trống để doanh nghiệp có thể
tự động điểu chỉnh kịp thòi cho phù hợp với sự biến động
ngoài thị trường. Thí đụ. trong quá trình đầu tư, sau hi
đã xác định được quy mô đầu tư thì các chỉ tiêu khống chế
không nên xác định một cách cứng nhắc, không thể thay
đổi. Do các hoạt động đầu tư luôn phải đối mặt với rất
nhiều nhân tố không- xác định và thường ỏ trong trạng
thái biến động vì vậy quv mô đầu tư cũng phải dựa vào nó
mà có sự điều chỉnh tương ứng. Nói một cách cụ thể, trong
quá trình lập Kế hoạch tài chính cần phải xem xét các vấn
đề sau:
* N ăng lực của doanh nghiệp phải phù hợp với hoàn
cảnh tài chính. Trước những; biến động về hoàn cảnh lôi
trường tài chính, năng lực thích ứng của doanh nghiệp càng
mạnh, thì độ co dãn càng ít. Xgượe lại, năng lực thích ứng
của doanh nghiệp càng kém thì độ co dãn phải càng lớn.
/
'Y
si

\\
* Khả năng phát sinh các sự kiện bất lợi nhiều hay ít.
h Khả năng phát sinh các sự kiện bất lợi càng ít thì càng
ít phải co dã, khả năng phát sinh các sự kiện bất lợi càng
nhiều thì co ãn càng nhiều.
* Những ủi ro mà doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận.
Nếu doanh nghiệp chấp nhận những rủi ro lớn thì chỉ
cần một sự o dãn vừa phải. Nêu không tự nguyện chấp
nhân rủi ro thì cần có độ co dãn lớn.
Trong qá trình lập kế hoạch tài chính, người quản lý
phải luôn tỉnh táo. Mấu chốt của việc quán triệt
nguyên tắc tiềm dẻo trong công tác quản lý tài chính là
chú ý tới độ co dãn mềm dẻo quá nhiều hoặc quá ít. Quá
nhiều thì dễ tạo ra lãng phí, mà quá ít thì dễ gặp rủi ro.
Độ co dãn mềm dẻo lớn hay nhỏ, có hợp lý hay không
sẽ quyết định sự thành bại của Kế hoạch tài chính. Nhận
thức và xử ý đúng đắn mềm dẻo của Kế hoạch sẽ có tác
dụng làm ítnà thành công nhiều, cho nên cần hết sức chú
ý nắm các k năng khi lập Kế hoạch.
* Phân t:h các nhân tô không ôn định trong kinh doanh.
Trong quá trình vận động của đồng vốn, phần thu
nhập kinh oanh là bộ phận quan trọng trong vòng quay
tiền vôn và ất kém ổn định, cho nên khi lập Kế hoạch tài
chính việc ử lý phần thu nhập của đồng vốn kinh doanh
như thê nào sẽ trở thành điểm mấu chốt về sự co dãn của
Kế hoạch. thu nhập tiền vốn trong kinh doanh chủ yếu là
21
thu nhập từ tiêu thụ hàng hoá. Sự dao động lên xuống
trong tiêu thụ chính là sự dao động về thu nhập. Kỳ hạn
thu hồi vốn dài hay ngắn, kỳ hạn chi tiêu về hàng hoá dài

hay ngắn có ảnh hưởng rất lớn đến vòng quay của đồng
vốn. Khi lập Kế hoạch tài chính cần phải xem xét đầy đủ
nhân tố không xác định này.
Khi lập Kế hoạch còn phải dự tính một “giới hạn của độ
mềm dẻo” tức phải xem xét “biên giới nguy hiểm” của
doanh nghiệp là ở đâu, cũng tức là phải phân tích phạm vi
co dãn của vòng quay đồng vốn. Sự dao động của mức tiêu
thụ, chủ yếu là để ý tới mức độ hạ thấp mức tiêu thụ, cũng
tức là đường giới hạn dưới cùng của việc hoàn thành
nhiệm vụ tiêu thụ của bộ phận bán hàng.
• Dự tính hợp lý về thu chi
Giữ chắc phần thu, tính đủ phần chi là nguyên tắc
* ) * t " • . „ . * ‘ * • * * • V : . . »
chung của Kế hoạch tài chính. Vì thường có những nhân tố
bất ngờ làm cho không đạt được mức thu theo dự tính,
V ' ' : 'ỉ, ■' • t’
hoặc thu không đủ hạn ngạch, hoặc thu không kịp thòi.
Riêng dự tính phần chi thường không thay đổi, nhưng
thường lại có những nhân tố bất ngờ phát sinh chỉ đột
xuất. Những nguồn chủ yếu của đồng vốn rót vào doanh
nghiệp là: tiêu thụ và các khoản thu. Lập Kế hoạch tiêu
thụ và các khoản thu chính xác có nghĩa là một sự mở đầu
tốt đẹp của công việc dự toán tài chính. Cho nên phải nắm
chắc dự tính phần thu mà phải tính đủ phần chi để bảo
đảm sự an toàn và co dãn của vòng quay đồng vốn. Nếu dự
tính quá cao sự thu vào của đồng vốn, sau này xuất hiện
thu không đủ chi, bị thiếu vốn thì cả doanh nghiệp bị rơi
vào hoảng loạn lúc này dù có những biện pháp ứng cứu
khẩn cấp, hoặc có sự điều chỉnh tạm thời (như “bán phá
giá” hàng tồn kho) đều gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.

Phần thu nhập của doanh nghiệp đều là dựa vào thu nhập
trong kinh doanh của doanh nghiệp cho nên có thể xác
định được theo dự toán. Trong việc chi có rất nhiều hạng
mục, bỏ sót một khoản chi thì Kế hoạch quay vòng đồng
vốn sẽ không hoàn chỉnh và thiếu chính xác. Nếu các hạng
mục chi không được thể hiện đầy đủ trong dự toán tức là
bỏ sót hạng mục chi, như vậy rất nguy hiểm, Các rủi ro về
tài chính doanh nghiệp rất khó dự liệu trước được, cho nên
Kế hoạch tài chính phải xem xét đầy đủ các nhân tố nguy
hiểm, điều hoà giữa Kế hoạch thu chi, tránh những phát
sinh bất ngờ gây tổn thất nghiêm trọng.
2. LÀM TỐT CÔNG TÁC Dự TOÁN TÀI CHÍNH
Dự toán tài chính là hạt nhân của Kế hoạch tài chính,
• • • '
là sự thuyết minh bằng số của các hoạt động kinh doanh
dự tính trong một thời kỳ nhất định trong tương lai của
doanh nghiệp. Dự toán tài chính là bộ phận quan trọng
của toàn bộ các dự toán của doanh nghiệp, là dự tính các
khoản thu chi tiền mặt, thành quả kinh doanh và tình
hình tài chính trong kỳ Kế hoạch của doanh nghiệp, và là
một khâu công việc quan trọng trong công tác của người
quản lý tài chính. Dự toán tài chính có tác dụng bảo đảm
cho doanh nghiệp kinh doanh bình thường, cho nên làm
tốt công tác dự toán tài chính có tác dụng quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả của công tác tài chính.
Hiểu rõ công tác dự toán tài chính
• Ý nghĩa của dự toán tài chính.
ĐỐI với người quản lý tài chính, dự toán tài chính là vô
cùng quan trọng. Không có dự toán công tác của người quản
lý sẽ giông như người đi trong đềm tối mịt mù, không biết đi

về hướng nào, không biết phải làm thế nào mới tốt. Có dự
24
toán thì doanh nghiệp như có được kim chỉ nam, người quản
lý tài chính cũng luôn luôn căn cứ vào dự toán đề phán đoán
thành tích và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự toán có thể nâng cao hiệu quả và cần phải đạt được:
* Tiến hành Kế hoạch tỉ mỉ và cung cấp thống tin và
các số liệu cho người quản lý.
* Có sự tham gia của nhân viên tài vụ và toàn thể công
nhân viên trong doanh nghiệp.
* Có sự hợp tác hài hoà giữa các bộ phận và giữa các
công nhân viên.
* Có một hệ thống Kế toán tin cậy.
* Ngay trong giai đoạn đầu của Kế hoạch hoặc quá
trình quản lý đã có thể biết được xu thế.
* Quyền và trách nhiệm có nghĩa là các quy định công
tác phải rõ ràng cụ thể, không nên quy định chung chung
mơ hồ.
* Khống chê được trách nhiệm.
* Quản lý được những ngoại lệ.
* Một hệ thống đánh giá so sánh (trong báo cáo) giữa
dự toán và kết quả một cách đáng tin cậy.
* Sự hiểu biết rõ ràng và tốt đẹp giữa mọi người.
* Người quản lý tài chính có thể kịp thời điều chỉnh
phương án dự toán và có hành động chính xác để xoay
chuyển tình thế.
25
Dự toán tài chính sở dĩ có thể nâng cao được hiệu suất
chính là vì về thực chất đây chính là một Kế hoạch hành
• */ • •

động trong tương lai và Kế hoạch này được thê hiện bằng
đồng tiên và định ra cho năm nay hoặc nhiều năm sau.
Người quản lý tài chính cần phải chú ý tới môi quan hệ
giữa hiệu quả thực tế và dự toán. Mỗi một hạng mục chỉ ra
đều phải có trong dự toán hoặc có trong Kế hoạch, nếu
không sẽ có thể gây ra lãng phí.
Dự toán có thể phản ánh rõ ràng việc tiến hành công
việc có theo Kế hoạch hay không, vì rằng nó có thể phản
ánh các kinh phí chi thực tế có chi theo các khoản mục chi
của Kế hoạch hay không. Đối với mỗi hạng mục chi người
quản lý tài chính đều phải có dự toán, nếu không rất dễ
chi quá. Dự toán cần phải được người thực hiện dự toán
lập ra hoặc đồng ý, không phải chỉ do một người phụ trách
tài chính tự ý quyết định. Nếu không có dự toán thì sẽ mất
đi sự quản lý thu chi. Cho nên một điểm vô cùng quan
trọng là thống qua dự toán, mọi người đều hiểu được quan
niệm về giá thành và giữ cho việc chi tiêu đúng trong
phạm vi dự toán của mình. Dự toán còn có nghĩa là xây
dựng một tiêu chuẩn, sau đó dùng để đối chiếu với thực tế
chi tiêu. Với mỗi hạng mục chi tiêu đểu cần xác định một
tiêu chuẩn. Việc lập dự toán phải hợp lý, trong khi làm dự
toán cần có sự thương lượng chi tiết với người thực hiện dự
toán, chỉ khi nào tất cả những người có quan điểm của họ
trong lúc lập dự toán và dự toán có bao gồm độ co giãn để
chứa đựng hết các biến động của hoàn cảnh, thì dự toán
như vậy mối có thể thực hiện.
26
* Nguyên tắc của dự toán tài chính
Doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc dự toán
tài chính sau đây để bảo đảm thực hiện được mục, tiêu

của dự toán.
* Làm rõ mục tiêu kinh doanh
Trong quá trình quản lý, bất cứ hoạt động quản lý nào
cũng phải có mục tiêu hành động. Dự toán tài chính cũng
như vậy. Nếu xác định mục tiêu lợi nhuận thì phải xác định
mục tiêu giá thành tương ứng, phải lập được dự toán về thu
nhập kinh doanh, các kinh phí phải chi và giá thành.
* Khi lập dự toán cẩn phải toàn diện và hợp lý
Dự toán tài chính là sự phản ánh cụ thể dưới hình thức
đồng tiền hoặc các đơn vị tính toán khác, những nghiệp vụ
và hạng mục có ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu vì
những thiếu sót không được suy xét chu đáo. Giữa các chỉ
tiêu trong dự toán cần có sự ăn khớp vối nhau móc nôi
quan hệ voi nhau một cách rõ ràng để đạt mức cân bằng
tống hợp của toàn bộ bản dự toán.
* Dự toán phải khoa học và có độ co dãn
Khi lập dự toán tài chính cần phải xét tới khả năng
thực hiện mục tiêu, không nên định các chỉ tiêu trong dự
toán quá cao hoặc quá thấp, cần bảo đảm cho dự toán phát
huy được tác dụng chỉ đạo và khống chê trong quá trình
thực hiện dự toán. Dự toán cần có đủ khoảng dự phòng, đủ
tính linh hoạt để tránh những bị động khi tình hình thực
tế thay đổi, có những sự việc bất ngờ xảv ra.
27

×