Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

thuế tài sản kinh nghiệm thế giới và hướng vận dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.13 MB, 227 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRÙNG TÂM
THÔNG TIN-THƯVIỆN
Vb
06390
BỘ TÀI CHÍNH
u CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
h Đức Pháp, Thạc sĩ Dương Thị Ninh
I ( Chủ biên )
T H u ế T À I SẢN -
K IN H N G H IỆM T H ế G IỚ I

HƯỚNG VẬN DỤNG
■ B
TẠI VIỆT NAM
■ ■
( Sách tham khảo )
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q uốc GIA
T h u ế t à i s ả n
K in h n g h iệ m th ế g iớ i

HƯỚNG VẬN DỤNG
TẠI Việt NAM
■ m
a o
•Vil
hỉ-
3.34 (V) 8
Mã số:

CTQG - 2002


BỘ TÀI CHÍNH
VỤ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
Tiến sĩ Quách Đức Pháp, Thạc sĩ Dương Thị Ninh
( Chủ biên)
T h u ế t à i s ả n
K I N H N G H I Ệ M T h Ế G I Ớ I

HƯỚNG VẬN DỤNG
■ ■
TẠI VIỆT NAM
■ ■
( Sách tham khảo )
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HÀ NỘI - 2003
• Thạc sỹ NGUYỄN VĂN PHỤNG
• Tiến sỹ NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
• Tiến sỹ PHAN HỔNG PHÚC
• Thạc sỹ LƯU ĐỨC HUY
• Chuyên viên cao Cấp HUỲNH HUY QUế
• Thạc sỹ NGUYỄN VĂN HIỆU
• Thạc sỹ HUỲNH VƯƠNG NAM
• Cử nhân PHAN Tiến LÂN
Những người tham gia
ì » • ' ,-f' V '1 • Í J 11'-
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
r ,**
V J ; i: f ĩ \ \ r * ' \
ở hầu hết các quốc gia, chính sách thuế tài sản là
một công cụ đắc lực để quản lý và định hướng các luồng
tài sản theo mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. đối với Việt

Nam, nền kinh tế hiện đang trên đà phát triển kéo theo
thu nhập, tài sản và đời sống của mọi tầng lớp dân cư có
sự thay đổi lớn. Để góp phần thực hiện phân phôi lại thu
nhập của các tầng lớp dân cư, bảo đảm sự công bằng xã
hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, đóng góp vào sự
tăng trưởng vững chắc, ổn định của nền kinh tế, việc
xem xét, sửa đổi bổ sung chính sách thuế hiện hành,
trong đó có chính sách thuế đối với tài sản, là việc làm
cần thiết.
Với mong muôn đưa ra những gợi mỏ cho công tác hoạch
định chính sách thuế tài sản và cung cấp tài liệu phục vụ
công tác nghiên cứu của đông đảo bạn đọc quan tâm, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuôn sách thuế tài
sản - Kinh nghiêm thế giới và hướng vận dụng tại Viêt
Nam (Sách tham khảo). Cuốn sách do tập thể tác giả công
tác tại Vụ Chính sách tài chính, Bộ Tài chính biên soạn. Nội
dung tập trung mô tả bức tranh toàn cảnh về chính sách
thuế đối với tài sản thời gian qua ở Việt Nam, xem xét một
5
cách có chọn lọc và công phu kinh nghiệm thực tiễn về thuế
tài sản ở một sô nước trên thế giới. Từ đó đưa ra quan điểm
về chính sách thuế tài sản ở Việt Nam trong những năm tới.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc để làm tài liệu
tham khảo.
Ị /: I V '4 , Ị ' K í V ''
/
* "4- *
i ^
- • V iíí' í í
Tháng 10 năm 2003

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
MỤC LỰC
ỉ • ' «;1
Trang
Lời Nhà xuất bản 5
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỂ TÀI SẢN VÀ
th u ế TÀI SẢN n
I. Tài sản và phân loại tài sản 11
1. Tài sản 11
2. Phân loại tài sản 19
•• " ' * ’• r . ĩ . . 1
II. Thuế đánh trên tài sản và vai trò của
thuế tài sản f 23
1. thuế tài sản , 23
2. Vai trò của thuế tài sản 38
Chương II: THUẾ TÀI SẢN ở MỘT số NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA
CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DựNG
CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN 42
I. thu ế tài sản ở một số nước trên thế giới 42
1. Thuế tài sản ở Cộng hòa Pháp 42
7
2. Thuế tài sản ở Nhật Bản 54
3. Thuế tài sản ở Inđônêxia 61
4. Thuế tài sản ở Đài Loan 63
5. Thuế tài sản ở Thụy Điển 75
6. Thuế tài sản ở Cộng hòa liên bang Đức 76
7. thuế thổ trạch ở miền Bắc Việt Nam trước thời kỳ
đổi mới 79
8. Thuế tài sản ở miền Nam Việt Nam 1 82

II. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong
xây dựng chính sách thuế tài sản 86
1. Những nhận xét về việc áp dụng thuế tài sản ở <
một số nước trên thế giới 86
2. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong xảy
: r ~ 'ỊQ? t ' % r" *•' - ^ ' ' ĩ ‘ i
dựng chính sách thuế tài sản 91
Chương III: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ; ■
■ THUẾ ĐỐI với TÀI SẢN ở VIỆT NAM ■ fÍ9
1. Tài sản - Các quy định pháp lý liên quan
đến qu ản lý tài sản ‘i V 119
Ị. Đối với đất đai - ' ' , ■ ' : ỉ ' . 119
2. Đối với các loại tài sản khác 143
II. Thực trạng chính sách thuế đối với tài
:"A -
sản ở nước ta hiện nay ' 144
1. Khái quát về chính sách thu tài chính đối với
tài sản 1 '5- > ■ 145
8
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của chính sách thuế
đối với tài sản
III. Nhận xét chung về chính sách thuế đối
với tài sản ở nước ta
Chương IV: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DựNG
CHÍNH SÁCH THUẾ Đối VỚI TÀI SẢN ở
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NẢM TỚI
I. Sự cần thiết phải xây dựng chính sách
thuế đối với tài sản
II. Mục tiêu xây dựng chính sách thuế đối
với tài sản

III. Phương hướng xây dựng chính sách thuế
« a ' « / - • . \ • ọ
dỏi với tài sản
1. Các cách tiếp cận khác nhau trong việc xây
dựng chính sách thuế đối với tài sản
2. Phương hướng xây dựng chính sách thuế đối
với tài sản
IV. Điều kiện đế triển khai xây dựng chính
sách thuế tài sản ở nước ta trong những
năm tới
170
174
174
175
177
177
186
201
150
9
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỂ TÀI SẢN
VÀ t h u ế TÀI SẢN
I. TÀI SẢN VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN
1. Tài sản
Thông thường, mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng hay
cá nhân đều sử dụng nguồn lợi riêng do thiên nhiên
hoặc do chính những hoạt động kinh tê của họ tạo ra.
Các nguồn lợi đó hợp lại thành khôi tài sản của chủ
thể với khái niệm rất rộng, được duy trì từ lâu và

không ngừng được bổ sung phong phú, đa dạng trong
đời sống xã hội.
Trong cuốn Kinh tế học đánh thuế, hai nhà kinh tê
học người Anh là Simon James và Christopher Nobes
viết: "Tài sản, giống như là thu nhập, là những của cải
' j * 1 ■ r V ~ *
mà một người có được nhờ những nguồn lợi thu được từ
hoạt động kinh tế. Sự khác nhau giữa tài sản và thu
nhập Là: tài sản là khôi lượng của cải ở một thời điềm
nào đó, còn thu nhập là số của cải thu được trong một
khoảng thời gian".
' . í • - r . - . . ,
11
Trong thực tế, việc xác định của cải nào thuộc về tài
sản của một người là vấn đề phức tạp và càng khó hơn
khi xác định giá trị đích thực của tài sản đó.
Thông thường, tài sản có giá trị nhất đối với nhiều
người là ngôi nhà và mảnh đất mà họ làm nhà trên đó.
Tuy nhiên, nếu như toàn bộ số tiền mua nhà hay làm
nhà do người này bỏ ra thì trị giá ngôi nhà đó mới là tài
sản thực sự của anh ta. Nhưng nếu nhà được mua bằng
một phần khoản vay nợ chưa trả được thì khoản nợ
chưa trả được phải tính trừ ra khỏi giá trị tài sản để
xác định giá trị tài sản thực sự của anh ta. Đó chính là
khái niệm về “tài sản ròng”. Đồ đạc trong nhà và tất cả
các động sản khác của cá nhân, kể cả chứng từ có giá
trị như tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu đều
được tính là tài sản ròng theo khái niệm này. Cũng có
những của cải không thể trực tiếp nhìn thấy được
nhưng lại có giá trị lớn như quyền được hưởng bảo hiểm

nhân thọ, quyền tác giả, quyền sở hữu sáng chế, bí
quyết kỹ thuật, bằng phát minh,v.v. được xếp vào loại
tài sản vô hình.
Theo luật Anh-Mỹ, tài sản là công cụ để duy trì sự
liên tục của quyền sở hữu của chủ thể trong một
khoảng thòi gian. Bởi vậy, khi một người đã chết, người
ta kiểm kê các tài sản do người chết để lại cùng với
những nghĩa vụ, công nợ mà người đó phải giải quyết
nếu còn sống. Sau đó, người ta tổ chức việc thanh toán
mọi khoản công nợ, phải thu, phải trả của người đã chết
12
bằng các tài sản liên quan đến các nghĩa vụ đó và xác
định những người có đủ tư cách được hưởng di sản theo
di chúc hoặc người thừa kê theo pháp luật, hay người
được ụỷ thác để tiếp nhận các tài sản còn lại của người
* ' ĩ
đã mất.
ở Việt Nam, theo luật và tục lệ cổ, các tài sản tư
thuộc về gia đình. Các quyền đối với tài sản tư của gia
đình do người chủ gia đình thực hiện và nghĩa vụ về tài
sản chỉ có thể do chủ gia đình quyết định trực tiếp hoặc
thông qua các thành viên trong gia đình. Tài sản thuộc
về tất cả những người có quan hệ trực tiếp hoặc quan
hệ hôn nhân trong gia đình, nhưng việc quản lý tài sản
được giao cho ông, bà, cha, mẹ, tức là những người đứng
đầu gia đình. Nếu ông, bà, cha, mẹ chết thì tài sản được
giao lại cho con, cháu. Cùng có khi ông, bà, cha, mẹ
quyết định chia các tài sản của gia đình cho con cháu
để có cơ sở kinh tế thành lập các hộ gia đình mới và tài
sản đã chia trở thành tài sản của hộ gia đình mới đó.

Tuy vậy, khi còn sống, ông, bà, cha, mẹ có thể lấy lại tài
sản đã chia, trừ khi hộ gia đình mới đã ra ở riêng.
Trong một số trường hợp ông, bà, cha, mẹ không lấy lại
tài sản đã chia thì khi người con chết, tài sản được
chuyển giao cho cháu.
Theo Bộ luật Gia Long, khái niệm gia đình được hiểu
là tập hợp những người xung quanh một người đàn ông,
gọi là gia trưởng và gắn bó với người này do quan hệ thân
thuộc về trực hệ, bằng hệ, quan hệ hôn nhân hoặc quan
13
hệ nuôi dưỡng. Tài sản thuộc về tất cả những người này
nhưng quyền sở hữu lại thuộc gia trưởng. Nếu gia trưởng
chết thì người vợ goá không tái hôn sẽ cùng với các con và
trưởng tộc bên chồng thực hiện việc quản lý tài sản. Nếu
cha, mẹ đều chết thì các con, đứng đầu là con trai trưởng,
cùng nhau quản lý tài sản của gia đình cho đến khi được
phép của trưởng tộc bên nội để tiến hành phân chia tài
sản cho mọi anh em trong gia đình.
Từ năm 1945, trong những văn bản đẩu tiền chứa
đựng các quy phạm pháp luật dân sự của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thừa nhận quyển sở hữu
tư nhân. Cá nhân có quyền sở hữu tài sản và khi chết,
tài sản để lại cho người thừa kế gọi là di sản.
Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 xác định: “Tài
sản bao gôm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng
tiền và các quyền tài sản'; và Điều 188: “quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyên giao
trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sờ hữu trí tuệ " . Như
vậy, quyền đối với tài sản phải có đủ hai yếu tố: trị giá
được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân

sự. Ví dụ, chủ sở hữu tài sản có những quyền nhất định
đối với tài sản của họ như quyền sử dụng, quyền chuyển
đổi, quyền chuyển nhượng, quyền mua bán, quyền thừa
kê, quyền thế chấp, quyền huỷ bỏ,
V.V.; còn những quyền
như quyền bầu cử, quyền đi lại, quyền được tôn trọng
danh dự không có trị giá bằng tiền và cũng không thể
chuyển nhượng nên không có tính chất tài sản.
14
Trong cuốn Từ điển thu ật ngữ kinh tế có định
nghĩa về tài sản như sau: "Tài, sản là vật chất cụ thế
hoặc vô hình có một giá trị nhất định đối với chủ sở
hữu”1.
Từ những trích dẫn và phân tích trên đây, khái
niệm “tài sản” có thể được hiểu theo ba khía cạnh:
- Thứ nhất, về phương diện pháp lý, tài sản là của
cải được con người sử dụng, về phần mình, "của cải" là
một khái niệm luôn được biến đổi và tự hoàn thiện
theo sự hoàn thiện của quan niệm về giá trị vật chất.
Thòi La Mã cổ xưa, thuật ngữ "của cải" chỉ khiến
người ta liên tưởng đến ruộng đất, gia súc, nô lệ, hoa
lợi tự nhiên chưa thu hoạch,
V.V Trong xã hội hiện
đại, xuất hiện thếm những của cải đặc biệt như sóng
vô tuyến, năng lượng nguyên tử, công nghệ thông tin,
bản quyển tác giả, V.V
- Thứ hai, về hình thức, tài sản là một vật được con
người sử dụng, một vật cụ thể có thể nhận biết được
bằng xúc giác: tàu thuyên, nhà cửa, giấy bạc, V.V
Trong chừng mực nhất định, có thể xem mọi tài sản

đều hữu hình hoặc đều có thế được hữu hình hoá: một
• • •
quyền tài sản vô hình sẽ hữu hình khi được thực hiện
• • •
và trở thành tiền mặt (ví dụ trả nợ) hoặc thành một vật
có giá trị tiền tệ (ví dụ thực hiện nghĩa vụ thay thế);
, > , I . . . • . ’ . , ' -
! > ! « í t . : I • *(•-■■■
1. Xem: Từ điển thuật ngữ kinh tế, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, 1993. ' ' : '
15
quyền tài sản vô hình cũng sẽ trở thành hữu hình khi
được chuyến nhượng có đền bù (ví dụ chuyển nhượng
một quyền sở hữu công nghiệp để nhận tiền). Nhìn
chung, của cải hay một vật chỉ có thể là tài sản nếu
chúng có thể V được sở hữu, ¡tức là có thể thuộc về riêng
một chủ thể nào đó của quan hệ pháp luật dân sự (ví
dụ: thuộc quyền sở hữu của một quốc gia, một cộng
đồng, một tập thể, một gia đình, một cá nhân). Tài sản
có thế được mua bán, chuyển nhượng, có hao mòn và
biến mất. Cũng từ tiêu chí đó, không khí được người ta
sử dụng thường xuyên nhưng ít nhất cho đến thòi đại
này, không khí chưa bao giờ được coi là tài sản theo
nghĩa pháp lý hoặc theo nghĩa thông dụng, bởi vì,
không khí không có chủ sở hữu.
- Thứ ba, về tính vật thể, tài sản là tất cả những
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các
quyền của một chủ thể ở thời điểm nhất định. Tài sản
có được là do sự tích luỹ thu nhập của chủ thể từ tất cả
các nguồn có thể tạo ra thu nhập: do thiên nhiên ban

cho hay do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh
doanh, do đầu tư vốn, do biếu tặng, do được thừa kế, do
vận may,v.v Tài sản có thể thường xuyên thay đổi
trạng thái và giá trỊtuỳ thuộc vào hành động của chủ
sở hữu: tài sản bằng tiền có thể được chuyển thành
hiện vật hoặc ngược lại, nếu chủ sở hữu tiến hành bán
tài sản. Tài sản có thể tăng thêm nếu có sư đầu tư, bổ
, I
1
, : : \ '• - I •
7
sung hoặc do tăng giá; tài sản có thể giảm đi nếu có sự
16
chuyển sở hữu tài sản sang cho chủ thể khác hoặc cũng
có thể giảm do hao mòn, giảm giá.
Như vậy, khái niệm tài sản không phải là một khái
niệm bất biên mà nó được biến đối và tự hoàn thiện theo
quan niệm về giá trị vật chất. Vì vậy, khi nghiên cứu khái
niệm tài sản, cần phải chú ý đền các khía cạnh sau:
Một là, tài sản có thể đồng nghĩa với của cải tồn tại
dưới dạng hũu hình hoặc vô hình trong trường hợp của
cải đó trị giá được bằng tiền và có thế dùng để giao dịch
đem lại lợi ích cho chủ sở hữu.
Hai là, tài sản phải luôn gắn liền với một chủ sở
hữu nhất định, không có tài sản vô chủ.
Ba Là; tài sản-khác với thu nhập. Nói đền tài sản
của một chủ thể là nói về lượng của cải tại một thời
điểm nào đó của chủ thể. Ví dụ, nếu nói một người có
tài sản trị giá 1 tỷ đồng thì có nghĩa là người này có tài
sản bằng 1 tỷ đồng vào thòi điểm đang nói (chẳng hạn

là vào cuối năm 2001). Tài sản này vào nhũng lúc khác
không phải là 1 tỷ đồng nữa mà có thể nhiều hơn hoặc
ít hơn. Còn nói đến thu nhập là nói đến lượng của cải
mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định: 1
tuần, 1 tháng, 1 năm, V.V Ví dụ, thu nhập của một
người'trong tháng là 3 triệu đồng, tức vào cuối tháng
người đó đã bổ sung thêm được 3 triệu đồng vào số tài
sản đã có từ đầu tháng. Như vậy, thu nhập của một
thòi kỳ sẽ không bao gồm tài sản ở thời kỳ trưốc, còn tài
sản lúc cuối kỷ thì bao gồm tất cả các. hu nhậ của các
írrniồKtìriM iA Ã s* p 9 V» r.v^jhrm 1
kỳ trước đó cộng lại. Vì vậy, khái niệm về tài sản phải
g ắ n VỚI y ế u tô t h ò i đ iể m .
Bốn là, tài sản khác với vốn. Tài sản và vốn là hai
khái niệm có lúc đồng nhất, có lúc không đồng nhất. Cụ
thể, tài sản sẽ trở thành vốn khi tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh. Còn tài sản cất giữ, không
dùng vào kinh doanh sinh lời thì chỉ có thể là vốn tiềm
năng. Vốn không những là tài sản theo nghĩa vật lý mà
còn bao gồm cả sức lao động trí tuệ, môi trường, V.V
Cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất hàng
hoá, vốn thường vận động và chuyển hoá từ hình thái
này sang hình thái khác để thực hiện giá trị của hàng
hoá. Vốn được tiền tệ hoá và quá trình vận động, luân
chuyển của vốn làm cho của cải xã hội ngày càng phong
phú. Từ đó, khái niệm vốn có thể hiểu là tiền và các
hình thức biểu hiện khác của tiền với tư cách là hàng
hoá khi tham gia vào thị trường.
Năm là, khi nói đền tài sản, thường người ta không
cần truy tìm đền nguồn gốc thu nhập tạo ra tài sản và

thu nhập có từ bao giò, bằng cách nào mà chỉ cần biết
tài sản đó đang thuộc về ai.
Sáu là, quan niệm về tài sản trong kinh tế phải
nhất quán với quy định trong luật dân sự về tài sản, bởi
vì, đối với tài sản, các chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự có những quyền mà nội dung, hình thức và
phương thức thực hiện các' quyền đó (kể cả các biện
pháp hạn chế thực hiện) đều do luật xác định.
' "C / ỉ'\ vAYTx\is K k r : ■ ■
10 \ I U u \ í l\ r r W \
í ( Ị 3 V ’ J j T ^ .V.
2. Phân loại tài sản
Tài sản thể hiện mức độ giàu có của một chủ thể.
Đây là yếu tố vật chất có tính chất quyết định đến khả
năng tiêu dùng, đầu tư nhằm tái tạo và bổ sung của cải.
Đối với một quốc gia, tổng giá trị tài sản chung cả nước
chính là tiềm lực kinh tế của quốc gia đó. Cho nên, tất
cả các quốc gia đều phải thường xuyên nắm chắc được
tổng tài sản xã hội, cơ cấu tài sản và sự phân bổ các tài
sản đó để có chính sách phù hợp nhằm phát huy tác
dụng của các tài sản quốc gia đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và chính trị của đất nước. Một trong nhũng
bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế liên quan
đến tài sản chính là chính sách thuế đánh vào tài sản.
Trong lĩnh vực thuế khoá, việc phân loại tài sản là rất
quan trọng. Phân loại tài sản cho phép khai thác, sử
dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Tuỳ
theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân loại tài sản
theo những tiêu thức khác nhau:
- Theo nguồn hình thành: có tài sản do thiên nhiên

đem lại (như đất đai, rừng biển, vùng trời, tài nguyên
khoáng sản, thắng cảnh, v.v.) và tài sản do con người
tạo ra bằng lao động hoặc được thừa kế, chiếm hữu hợp
pháp (như đường sá, cầu cống, nhà ở, tàu thuyền, đồ
dùng gia đình, tiền vốn, V.V.).
- Theo hỉnh thức sở hữu: có tài sản quốc gia (thuộc sở
hữu chung của tất cả các thành viên trong một nước hay
còn gọi là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước (tài sản công);
19
tài sản tập thể (thuộc sở hữu của một làng xã, họ tộc, tôn
giáo, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, V.V.); tài sản hỗn
hợp (thuộc nhiều chủ sở hữu) và tài sản cá nhân (thuộc sở
hữu tư nhân, là tài sản riêng của một người).
- Theo đặc điểm: có bất động sản (là các loại tài sản
không di dời được như đất đai, nhà xưởng, vật kiến trúc
gắn liền với đất); và động sản (là các tài sản không phải
là bất động sản như thiết bị sản xuất, kinh doanh, tàu
thuyền, đồ dùng, tranh ảnh, đồ SƯU tầm, tiền dự trữ,
tiền cho vay, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương
phiếu, cổ phiếu, V.V.). Có những tài sản, ban đầu là bất
động sản nhưng lại có xu hướng trở thành động sản;
ngược lại có những tài sản, ban đầu là động sản nhưng
chỉ phát huy tác dụng khi được cô định ở một vị trí
thích hợp như một bất động sản. Ví dụ: hoa lợi tự nhiên
chưa được thu hoạch gắn liền với đất theo luật là bất
động sản nhưng có thể được chủ sở hữu chuyển nhượng
quyền thu hoạch hoa lợi tự nhiên đó theo một giá nhất
định trong một mùa như một tài sản độc lập, dù vẫn
còn gắn liền với đất và trong trường hợp này, bất động
sản đó đã được chuyển thành động sản. Ngược lại, có

động sản được coi là bất động sản do được gắn liền với
bất động sản, ví dụ trong cơ sở sản xuất công nghiệp,
máy móc, dụng cụ phải gắn liền với nhà xưởng; trong
sản xuất nông nghiệp, công cụ lao động, vật nuôi gắn
liền với trang trại; trong nhà ở, cửa kính gắn liền với
công trình xây dựng. Từ đó, tiêu chí để phân loại là
động sản hay bất động sản còn tuỳ thuộc vào tính chất,
20
đặc điểm của tài sản như ổn định, tồn tại lâu dài và
phù hợp với cÔng dụng đích thực của chúng, dù lúc đầu,
khi mối được tạo ra, chúng mang tính chất khác. Lợi ích
của cách phân loại này được thể hiện chủ yếu trên ba
phương diện: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, xác lập quyền
sở hữu do thời hiệu và thẩm quyển của toà án nhân dân
trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản.
- Theo hình thái biêu hiện: có tài sản hữu hình (đất
đai, nhà cửa, máy móc,v.v.) và tài sản vô hình (như
quyền tác giả, quyền sáng chê phát minh); vật tiêu hao
(thức ăn, xăng dầu, v.v.) và vật không tiêu hao (quần áo,
xe máy, tivi, nhà, đất,v.v.); tài sản cố định (nhà xưởng,
v.v.) và tài sản lưu động (hàng hoá, tiền von, V.V.).
- Theo mục đích sử dụng: có tài sản tiêu dùng hàng
ngày (như lương thực, thực phẩm, quần áo, phương tiện
đi lại,v.v.); tài sản dự trữ (vậng bạc, đồ trang sức, V.V.);
tài sản kinh doanh (đất đai, chứng khoán, V.V.).
- Theo yêu cầu quản lý: có tài sản thuộc diện quản lý
của Nhà nước, phải thực hiện chế độ đăng ký quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng (như nhà, đất, phương tiện vận
tải, súng thể thao, súng săn, v.v.) và tài sản không thuộc
diện quản lý, không bắt buộc phải thực hiện chê độ đăng

ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (tivi, máy giặt, V.V.).
- Theo phương diện quản lý sản nghiệp: có tài sản
gốc và hoa lợi, lợi tức. Tài sản gốc được hiểu như tài sản
để bảo tồn và để sản xuất ra lợi ích vật chất một cách
đều đặn phục vụ cho chủ sở hữu hoặc cho người có quyền
thụ hưởng lợi ích vật chất từ tài sản nhưng cũng có thể bị
21
phá tán (ví dụ, trong sòng bạc) mà chẳng sinh sản được
gì. Tài sản gốc đối khi cũng không thể sinh lợi (như nhẫn
cưới, các kỷ vật của gia đình, dòng họ, V.V.). Thông
thường, khả năng sinh lợi của tài sản gốc phụ thuộc vào ý
chí của chủ sở hữu. Còn hoa lợi, lợi tức là những tài sản
được sinh ra từ tài sản gốc mà không làm giảm sút chất
liệu của tài sản gốc. Trong trường hợp để thu được một lợi
ích vật chất của tài sản, người ta làm giảm sút chất liệu
của tài sản gốc mà không thể tái tạo bằng cách khai thác
khả năng sinh sản của tài sản gốc hoặc chỉ có thể tái tạo
bằng cách lặp lại chu kỳ đầu tư nhằm khôi phục chất liệu
của tài sản gốc, thì lợi ích vật chất thu được gọi là sản
phẩm. Sự phân biệt này có ý nghĩa nhắc nhở đối với người
đầu tư: nếu tài sản thu được là hoa lợi, lợi tức thì người
đầu tư có thể yên tâm tiêu dùng; nhưng, nếu tài sản thu
được là sản phẩm thì nên nghĩ ngay đến việc tái đầu tư để
tài sản gốc khôi phục khả năng sinh lợi.
Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: "Tài
sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng
tiền và các quyền tài sản", cụ thể có các loại tài sản
như: Bất động sản và động sản (Điều 181); Hoa lợi, lợi
tức (Điều 182); Vật chính và vật.phụ (Điều 183); Vật
chia được và vật không chia được (Điều 184); Vật tiêu

hao và vật không tiêu hao (Điều 185); Vật cùng loại và
vật đặc định (Điều 186); Điều 181 Bộ luật dân sự liệt kê
các tài sản là bất động sản, sau đó, quy định rằng những
tài sản không phải là bất động sản đều là động sản. Vậy
bất kỳ tài sản nào cũng chỉ có thể hoặc là bất động sản
22
hoặc là động sản. Mặt khác, danh sách bất động sản do
luật thiết lập và có giới hạn; còn danh sách động sản
được mở rộng, có thể lập bổ sung trong thực tiễn áp dụng
pháp luật mà không cần các quy tắc chi tiêt trong luật.
Đứng ở vị trí đầu trong danh sách bất động sản là đất
đai (Bộ luật dân sự, Điều 181, khoản 1, điểm a). Chính
trong mối quan hệ với đất mà các vật khác được định
nghĩa là động sản hay bất động sản. Ví dụ: vật được sinh
ra từ đất (như cầy cối, khoáng sản, v.v.) là bất động sản;
vật gắn với đất do hoạt động có ý thức của con người và
không thể tách ròi đất (như nhà, công trinh xây dựng, cơ
sở hạ tầng, v.v.) cũng là bất động sản1. Vật không cố
định trên đất (như tàu, thuyền, bàn ghê, v.v.) là động
sản (kể cả vật tách khỏi đất như hoa lợi đã thu hoạch,
khoáng sản đã khai thác, V.V.).
II. THUẾ ĐÁNH TRÊN TÀI SẢN VÀ
VAI TRÒ CỦA THUẾ TÀI SẢN
l.Thuế tài sản
1.1. Sự ra đời của thuế tài sản
thuế đánh trên tài sản là một trong những loại
thuế ra đời sởm nhất trong lịch sử nhân loại với hình
1. Hiện nay, với kỹ thuật tách toàn bộ căn nhà rời khỏi
mặt đât để di chuyển đền địa điểm khác, trong tương lai, có
thể nhà sẽ được coi như một động sản (BT).

23
thức đầu tiền là thuế đất được áp dụng rộng rãi ở hầu
hết các xã hội cổ đại. Thời kỳ đó, đất đai gần như là tài
sản duy nhất thực sự có giá trị. Do đó, đây là đối tượng
có sẵn tốt nhất để đánh thuế và thuế được đánh với ý
tưởng đầu tiên là dựa theo nguyên tắc lợi ích. Dần dần,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hình thức
của cải là tài sản khác ngày càng xuất hiện nhiều và
các loại thuế tài sản đánh vào các tài sản khác cũng
được đặt ra.
Theo nghiên cứu của Seligman, thuế đất là một
trong những sắc thuế tài sản được áp dụng tại Aten
(Hy Lạp cổ) vào năm 596 trước công nguyên. Trong
tác phẩm Các bài tiểu luận về thuế năm 1992,
Seligman đã viết là trong thời tiền La Mã cổ đại,
người ta chỉ đánh thuế đối với bất động sản. Thời La
Mã cổ đại, người ta áp dụng một hình thức thuế có
tến là "tributum” (tiếng Latinh có nghĩa là đóng góp).
Quan toà địa phương thực hiện việc tính thuế
tributum trên cơ sở theo dõi tài sản của từng công
dân và ghi chép vào một quyển sổ chung là cénes (sổ
thông kê). Mức thuế đánh vào tài sản cá nhân là
0,1% đền 0,3%. Tributum bị bãi bỏ vào năm 167 trước
công nguyên vì sau chiến tranh, thuế tài sản đã thực
sự trở thành gánh nặng cho dân.
đền năm thứ 6 sau công nguyên, thuế đánh vào tài
sản thừa kế được áp dụng ở Rome (Italia). Thuế này chỉ
áp dụng với công dân La Mã. đển thời Caralla (năm
24
198 - 217 sau công nguyên), thuế thừa kế đã được áp

dụng rất rộng rãi. Hoàng để và họ hàng thân cận VỚI
Vua được miễn thuế, những người họ hàng gần với
người đã chết khi được thừa kế đất đai cũng được miễn
thuế. Quy định này đã khuyến khích người chết chuyển
tài sản lại cho con cháu mình, bởi vì người La Mã có tập
tục muốn để lại tài sản cho bạn bè hơn là cho con cái.
Những chi phí tang lễ được trừ vào giá trị tài sản thừa
kế với mức hợp lý để xác định căn cứ tính thuế. Hoàng
để Adrian ra quy định chỉ có thế được hưởng quyền sở
hữu tài sản thừa kế theo di chúc sau khi chủ sở hữu
thừa kế nộp thuế.
Trong luật thuế Saladin (năm 1188) - một luật thuế
tài sản được ban hành nhằm phục vụ cuộc Thập tự
chinh Thiên chúa giáo lần thứ III, thuế suất được quy
định là 10% áp dụng với tiền cho thuế tài sản.
Tại nhiều nước châu Âu, thuế tài sản được sử dụng
làm nguồn thu chủ yếu phục vụ Vua và hoàng tộc. Nhà
Vua ban đất đai cho giới quý tộc và được hưởng các vật
công nạp do nông nô các nông trại sản xuất ra, chủ yếu
là lương thực, thực phẩm, một hình thủc đẩu tiền về
nộp thuế tài sản bằng hiện vật.
Vào thế kỷ thứ XIII, các hình thức quản lý hành
chính mới được hình thành. Lãnh chúa giao đất cho
nông dân và thu thuế bằng nông sản. Luật thuế Alsno
năm 1280 đã có sự phân biệt nghĩa vụ thuế của những
người nông dân bình thường. Trong thời kỳ đó, nhà thờ
25

×