Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai hoa lan huệ tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 137 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ KIM OANH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP LAI HOA LAN HUỆ TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HẠNH HOA



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn thạc sỹ này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Kim Oanh












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, các Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Hạnh
Hoa – Bộ môn Thực vật – khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, các Cô Bộ môn Thực vật – Khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả đã quan tâm,
giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô và các Phòng Ban chức năng
– Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian học tập cũng như khi hoàn thành và báo cáo
luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Kim Oanh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu chung về chi Hippeastrum 4
2.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học 5
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 5
2.1.4 Đặc điểm thực vật học của loài Hippeastrum equestre Herb 7
2.2 Yêu cầu sinh thái của cây Lan huệ 8
2.2.1 Đất và dinh dưỡng 9
2.2.2 Nước 9
2.2.3 Nhiệt độ 10
2.2.4 Ánh sáng 10
2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lan Huệ 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.4 Sâu bệnh hại Lan huệ và biện pháp phòng trừ 12
2.4.1 Sâu hại 12
2.4.2 Bệnh hại 13
2.5 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống lai cây

hoa thuộc chi Hippeastrum 14
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16
2.6 Một số nghiên cứu về giá thể, phân bón lá, phân bón gốc 18
2.6.1 Một số nghiên cứu về giá thể đối với cây trồng nói chung và hoa
cây cảnh nói riêng 18
2.6.2 Phân bón gốc đối với cây trồng nói chung và các cây thuộc họ
hành (Liliaceae) nói riêng 20
2.6.3 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá ở Việt Nam 22
PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.1.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 24
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 24
3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
3.2 Nội dung nghiên cứu 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.3.1 Bố trí thí nghiệm: 28
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu 31
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các THL Lan huệ
(Hippeastrum sp.) 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

4.1.1 Đặc điểm hình thái lá của các THL Lan huệ 34
4.1.2 Đặc điểm thân hành của các THL Lan huệ 36
4.1.3 Thời gian ra hoa của các THL Lan huệ 37
4.1.4 Đặc điểm hoa và cụm hoa 39

4.1.5 Đặc điểm hình thái hoa của cây Lan huệ lai 41
4.1.6 Đánh giá sự sai khác về hình thái hoa của cây Lan huệ lai so với
bố mẹ 72
4.2 Ảnh hưởng của một số loại giá thể tới THL3 (♀ ĐN x ♂ TSĐ)
hoa Lan Huệ (Hippeastrum sp.) 77
4.2.1 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá và tăng trưởng kích
thước lá của THL3 (♀ ĐN x ♂ TSĐ) hoa Lan huệ 78
4.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính thân hành và động thái đẻ
nhánh của THL3 (♀ ĐN x ♂ TSĐ) Lan huệ 83
4.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón gốc tới các tổ hợp lai hoa
Lan huệ (Hippeastrum sp.) 85
4.3.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón gốc (PBG) đến động thái ra
lá của các tổ hợp lai hoa Lan huệ 87
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón gốc đến tăng trưởng kích thước lá của
các tổ hợp lai hoa Lan huệ 89
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón gốc đến tăng trưởng đường kính thân
hành của các tổ hợp lai hoa Lan huệ 94
4.3.4 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón gốc tới khả năng đẻ nhánh của
2 tổ hợp lai Lan huệ 95
4.4 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá (PBL) tới THL4 (♀ TR x
♂ ĐN) hoa Lan huệ (Hippeastrum sp.) 95
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá và tăng trưởng
kích thước lá của THL4 hoa Lan huệ 96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

4.4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính thân hành và động
thái đẻ nhánh của THL4 hoa Lan huệ. 100
4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên cây Lan huệ (Hippeastrum sp.) 102
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103

5.1 Kết luận 103
5.2 Đề nghị 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM 108


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng
ĐST :

Đỏ sọc trắng
ĐN :

Đỏ nhung
CT :

Công thức
PBG :

Phân bón gốc
PBL :

Phân bón lá
THL :

Tổ hợp lai
TPHH :


Thành phần hóa học
TNSH :

Trắng ngà sọc hống
TR :

Trắng
TSĐ :

Trắng sọc đỏ
TSĐTĐ :

Trắng sọc đỏ Thụy Điển





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Các tổ hợp lai hoa Lan huệ (Hippeastrum sp.) 24
4.1 Đặc điểm hình thái, kích thước lá của các THL Lan huệ 34
4.2 Đặc điểm thân hành của các THL Lan huệ 36
4.3 Thời gian ra hoa của các THL Lan huệ 37
4.4 Đặc điểm cụm hoa của các THL Lan huệ 39

4.5 Đặc điểm hoa và tỷ lệ ra hoa của các THL Lan huệ 40
4.6 Đặc điểm hình thái hoa của cây Lan huệ lai 43
4.7 Đánh giá sự sai khác về hình thái hoa của cây Lan huệ lai so với
bố mẹ 73
4.8 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của THL3 Lan huệ. 78
4.9 Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá của THL3
Lan huệ. 80
4.10 Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều rộng lá của THL3
Lan huệ. 80
4.11 Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng đường kính thân hành
của THL3 Lan huệ. 83
4.12 Ảnh hưởng của giá thể tới khả năng đẻ nhánh của THL3 Lan huệ 85
4.13 Ảnh hưởng của PBG đến động thái ra lá của các THL hoa Lan huệ 87
4.14 Ảnh hưởng của PBG đến tăng trưởng chiều dài lá của các THL
hoa Lan huệ 91
4.15 Ảnh hưởng của PBG đến tăng trưởng chiều rộng lá của các THL
hoa Lan huệ 92
4.16 Ảnh hưởng của PBG đến tăng trưởng đường kính thân hành của
các THL hoa Lan huệ 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

4.17 Ảnh hưởng PBG tới khả năng đẻ nhánh của các tổ hợp lai 95
4.18 Ảnh hưởng của PBL đến động thái ra lá của THL4 hoa Lan huệ. 96
4.19 Ảnh hưởng của PBL đến động thái tăng trưởng chiều dài lá của
THL4 hoa Lan huệ. 98
4.20 Ảnh hưởng PBL đến tăng trưởng chiều rộng lá của THL4 hoa
Lan huệ. 98
4.21 Ảnh hưởng của PBL đến tăng trưởng đường kính thân hành của
THL4 hoa Lan huệ. 100

4.22 Ảnh hưởng của PBL tới khả năng đẻ nhánh của THL4 hoa Lan
huệ 101



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Hình ảnh một số hoa lan huệ có ưu điểm nổi bật được chọn lọc từ
các tổ hợp lai 76
4.2 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của THL3 Lan huệ 79
4.3 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài lá của
THL3 Lan huệ. 81
4.4 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều rộng lá
của THL3 Lan huệ 82
4.5 Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính thân hành của THL3
Lan huệ 84
4.6 Ảnh hưởng của PBG đến động thái ra lá của các THL Lan huệ 88
4.7 Ảnh hưởng của PBG đến tăng trưởng chiều dài lá của các THL
Lan huệ 93
4.8 Ảnh hưởng của PBG đến tăng trưởng chiều rộng lá của các THL
Lan huệ 93
4.9 Ảnh hưởng của PBL đến động thái ra lá của THL4 hoa Lan huệ 97
4.10 Ảnh hưởng của PBL đến tăng trưởng chiều dài lá của THL Lan huệ 99
4.11 Ảnh hưởng của PBL đến tăng trưởng chiều rộng lá của THL4
hoa Lan huệ 99


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoa là một loại sản phẩm đặc biệt, vừa mang giá trị kinh tế vừa là món
ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. Hoa đem lại cho
con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý mà không một thứ quà tặng nào
có được. Hoa cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một nét đẹp, một thú chơi thể
hiện một phần hồn của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật chơi hoa cây cảnh được
xem là có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao
quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính sáng tạo mới mẻ và tính kinh tế cao.
Chi Hippeastrum hiện có

70- 76 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới
Châu Mỹ, Châu Á, Tây Phi. Nhiều loài

được trồng làm cảnh bởi chúng có
ưu điểm là hoa to, đẹp, khá đa dạng về màu

sắc, có thể sử dụng dưới dạng
hoa cắt cành, trồng chậu hoặc trồng thảm. Ở Việt

Nam, chi Hippeastrum có
2 loài, 1 thứ được trồng làm cảnh.
Lan huệ (Hippeastrum equestre Herb.) tên tiếng Anh là Valentine
flower. Nếu như ở các nước châu Âu loài hoa này đã được sử dụng phổ biến
làm quà tặng nhân dịp “Valentine” với nhiều giống hoa có màu sắc đa dạng
thì ở Việt Nam, Lan huệ còn rất nghèo nàn về màu sắc (chủ yếu là màu đỏ),
thời gian ra hoa của chúng lại muộn hơn (khoảng từ giữa tháng 3 đến cuối

tháng 5). Một trong những nguyên nhân là do hình thức nhân giống

chủ
yếu được sử dụng là nhân giống vô tính làm cho cây con không có sự khác

biệt lớn về mặt di truyền so với cây mẹ.
Những năm gần đây, nhu cầu thưởng thức hoa cây cảnh ngày càng
tinh tế. Người thưởng thức không chỉ đòi hỏi những màu sắc mới, lạ mà cả
độ dài thời gian chơi hoa. Do đó việc nghiên cứu lai tạo các giống hoa mới
có màu sắc lạ, độ bền cao là hết sức quan trọng. Bằng con đường thu thập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

nguồn gen, lai hữu tính và chọn lọc có thể làm phong phú bộ giống hoa Lan
huệ ở nước ta.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của TS. Nguyễn Hạnh Hoa và cộng
sự, các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc loài Hippeastrum equestre trong điều
kiện Miền Bắc Việt Nam có thể kết hạt và nhân giống bằng hình thức sinh sản
hữu tính. Bằng sinh sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, trong đó có thể
xuất hiện những biến dị mới lạ về màu sắc, hình thái cấu trúc hoa hay thời
gian ra hoa.
Để góp phần vào công tác chọn tạo giống và hoàn thiện kĩ thuật chăm
sóc cho cây hoa Lan huệ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai hoa Lan huệ tại Gia Lâm -
Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được một số tổ hợp lai hoa Lan huệ có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt, cho hoa sớm, có nhiều ưu điểm về hình thái, chất lượng hoa
phục vụ sản xuất và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chăm

sóc cho cây hoa Lan huệ.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá sinh trưởng, phát triển và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của
cây lai trong từng tổ hợp.
Đánh giá sự sai khác các tính trạng về hoa của con lai so với bố mẹ ban
đầu và chọn lọc các cá thể có ưu điểm nổi trội.
Đánh giá và so sánh ảnh hưởng của từng công thức giá thể đến sinh
trưởng và phát triển của cây hoa Lan huệ từ đó xác định công thức tối ưu.
Đánh giá và so sánh ảnh hưởng của một số loại phân bón gốc đến sinh
trưởng và phát triển của cây hoa Lan huệ từ đó xác định công thức tối ưu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Đánh giá và so sánh ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến
sinh trưởng và phát triển của cây hoa Lan huệ từ đó xác định công thức tối ưu.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Việc lai hữu tính và chọn lọc các tổ

hợp lai có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt sẽ tạo được nguồn vật liệu phong

phú góp phần bổ sung
thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho công tác chọn tạo những giống hoa
có đặc tính mới.
- Chọn lọc một số dòng lai hoa Lan huệ có màu sắc mới lạ, bổ sung vào
bộ giống phù hợp với yêu cầu sản xuất ở Việt Nam.














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về chi Hippeastrum
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
Chi Hippeastrum thuộc họ Hành Liliaceae, bộ Hành (Liliales), phân lớp
Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) (Võ Văn Chi, Dương
Đức Tiến, 1978
)
, (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [1], [2] . Chi này có khoảng 90
loài và hơn 600 dạng lai [18]. Tuy nhiên, tính đến tháng 11 năm 2013, WCSP
(World Checklist of Selected Plant Families) đã chấp nhận Hippeastrum có
91 loài [18], [21].
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippeastrum” có nghĩa là “ngôi sao kỵ sĩ”, ngày
nay nó cũng được biết đến với cái tên “ngôi sao của chàng hiệp sĩ” và đã được
đặt tên từ năm 1837 bởi mục sư William Herbert. Không ai biết lý do chắc
chắn tại sao vị mục sư lại lựa chọn tên này mặc dù người ta cho rằng cụm hoa
khi chưa nở được bao bọc bởi 2 lá mo trông rất giống mắt ngựa và khi bông
hoa nở trông rất giống ngôi sao [18].
Sự mua bán các cây hoa thuộc chi Hippeastrum diễn ra lần đầu khi

những người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu một vài loài từ Mexico và Nam
Mỹ. Quá trình nhân giống và lai tạo được diễn ra trong suốt thế kỷ 18, sau đó
loài hoa này được chú ý đến ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Năm 1946, hai
người trồng hoa ở Hà Lan mang cây hoa này đến Nam Phi và bắt đầu trồng
trọt tại đây.
Mặc dù hầu hết các cây hoa trong chi Hippeastrum đều xuất phát từ Hà
Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại rất phát triển ở Anh, Nhật, Isarel,
Ấn Độ, Brazil và Australia (Mathew và Brian ,1999) [18], [20], [24].
Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều loài trong chi Hippeastrum nhưng sự
phân bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt gặp các loài hoa trong chi này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

khắp nơi trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở miền
Nam thấy xuất hiện các loài hoa thuộc chi này nhiều hơn Miền Bắc, việc
trồng trọt, nhân giống, mua bán các loại cây này cũng diễn ra khá phổ biến
trong khi đó ở miền Bắc còn chưa nhiều.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Các loài thuộc chi Hippeastrum có dạng thân hành, hình cầu, có áo
mỏng bao ngoài. Lá tập trung ở gốc gần như thành 2 dãy; phiến lá hình dải,
hình kiếm, hình mũi mác, hơi khum thành lòng máng, dài, cứng, có nhiều gân
song song. Cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều hoa. Trục hoa (cành mang hoa)
hình trụ, thẳng đứng, rỗng. Lá bắc tổng bao dạng mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn
tại. Hoa to, đều, lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống. Bao hoa hình phễu, nằm
ngang hoặc rũ xuống, 6 mảnh, dạng tràng, phần dưới dính nhau thành ống,
ngắn, họng có 1 vòng vảy ngắn hoặc một vòng tràng phụ cụp vào trong, phần
trên 6 thuỳ, xếp 2 vòng, các thuỳ bằng nhau hoặc các thuỳ vòng trong hẹp hơn.
Nhị 6, chỉ nhị tách rời nhau, đính ở họng ống bao hoa; bao phấn 2 ô, đính lưng,
hướng trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều

noãn; vòi nhụy dài, mảnh, đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thuỳ. Quả nang hình cầu
hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh. Hạt nhiều, dẹp, màu đen nội
nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ (Nguyễn Thị Đỏ, 2007) [5].
2.1.2.2. Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể (NST)
Các nhà khoa học đã xác định được bộ NST đơn bội của các loài trong
chi Hippeastrum là n=11. Hầu hết các loài đều có bộ NST lưỡng bội 2n=22,
tuy nhiên người ta cũng bắt gặp một số loài có bộ NST tam bội, tứ bội thậm
chí là ngũ bội (bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là 33, 44, 55). Loài
H.blumenavia thì lại được tìm thấy có bộ NST 2n=20 [17].
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Ở nước ta, các loài trong chi Hippeastrum thường ra hoa vào
khoảng giữa tháng 2 cho đến hết tháng 5, nở tập trung nhất vào cuối
tháng 3 đầu tháng 4 (Nguyễn Thị Đỏ, 2007) [5].
H. equestre có khả năng duy trì bộ lá xanh quanh năm nên vẫn giữ
được

màu xanh trong suốt mùa đông. Vào những tháng có nhiệt độ xuống
thấp, cây

vẫn có thể được trồng ngoài trời nhưng nên phủ rơm rạ hoặc lá
khô quanh gốc

để hạn chế tác hại [30].
Nhìn chung, các củ Lan huệ từ lần ra hoa thứ 2 thì đều có khả năng ra
hơn một ngồng hoa, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào giống. Một số củ nhỏ có
thể cho 2 ngồng hoa trong khi nhiều củ khá to lại chỉ cho một ngồng. Nhiều
trường hợp củ Lan huệ khi được trồng trong điều kiện tối ưu và được chăm

sóc tốt đã cho tới 3 ngồng trong một vụ hoa. Một củ hoa phải ra ít nhất 4 lá to
và khỏe vào năm trước thì mới có khả năng lại cho hoa vào mùa hoa năm sau.
Một số củ xuất hiện 2 ngồng hoa cùng một lúc nhưng thường thì chúng ra hoa
lệch nhau, ngồng thứ 2 có thể ra muộn hơn ngồng thứ nhất vài ngày cho đến
vài tuần, cá biệt có thể đến vài tháng. Ngồng sau thường có ít hoa hơn so với
ngồng trước, thường là 2 đến 3 hoa trên ngồng trong khi ngồng thứ nhất có 4
hoa [35].
Các cây trong chi Hippeastrum có một đặc điểm là không ra lá trước
khi cây ra hoa. Nhiều khi bộ lá tàn lụi hẳn cây mới bắt đầu nhú ngồng hoa.
Các củ hoa Hà Lan thì thường ra hoa trước, đến khi hoa tàn thì mới bắt đầu ra
lá. Còn các củ hoa từ Nam Phi thì lại ra lá cùng với sự xuất hiện ngồng [35].
Hầu hết các cây có thân hành và giò ngầm đều có thời kỳ ngủ nghỉ dưới
đất trong sau khi cây ra hoa và đây cũng là thời kỳ cần ít sự quan tâm chăm
sóc nhất trong năm. Các loài thuộc chi Hippeastrum cũng như hầu hết các cây
họ hành khác đều yêu cầu đất thoáng khí, thoát nước tốt. Điều này vô cùng
quan trọng vì thân hành dễ bị thối vào thời kỳ ngủ nghỉ nếu đất quá ẩm và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

kém thoáng khí.
Nhiều giống thuộc chi Hippeastrum có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt hơn

khi được trồng trong điều kiện che bóng nhẹ. Vì vậy, có thể
trồng cây dưới tán

cây lớn hoặc đưa chậu trồng cây vào ban công, hiên nhà,
cây vẫn phát triển tốt.
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của loài Hippeastrum equestre Herb. (Lan
huệ, Loa kèn đỏ)

Hiện nay, hoa Loa kèn được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung
Quốc, người ta gọi là hoa Lan huệ, Châu Âu là hoa tình yêu - (tiếng Anh là
Valentine Flower). Hoa Loa kèn nở đầu năm, đúng vào dịp Lễ hội tình yêu
14/2 theo phong tục của nhiều nước Châu Âu. Do có nhiều loại hoa, mỗi loại
có màu sắc đẹp riêng nên được các bạn trẻ ưa thích và tặng nhau. Cái tên Hoa
tình yêu ra đời từ đó [26].
Ở Việt Nam ngay cả tên gọi các loài hoa này cũng rất khác nhau, ở
miền Bắc gọi là “Loa kèn”, miền Trung gọi là “Lan huệ”, “Mạc Chu Lan”,
miền Nam gọi là “Tứ diện” [32].
Hippeastrum equestre đã được đưa về trồng ở miền Nam Ấn Độ cũng
như

ở một số đảo thuộc Ấn Độ Dương. Trong cuốn "The Gardener"
Chronicle viết

năm 1880, loài hoa này được mô tả và đặt tên theo tên của
người tìm ra nó là

Hippeastrum andreanum (Garden and Forest, 1897) [23].
Hippeastrum equestre được trồng khắp Châu Mỹ nhiệt đới, từ Mehico


phía nam Tây Ấn đến Braxin và Chi lê. Hoa nở xòe có màu đỏ cam
tươi sáng

với một ngôi sao màu trắng hơi vàng nơi gốc phía trong bao hoa.
Một cành hoa

cao khoảng 15 đến 20 inch (35 – 50 cm) thường có hai đến
bốn bông hoa. Mỗi cây hoa


thường có 6 đến 8 lá, lá dẹt dài khoảng 18 inch
(45 cm) màu lục. Những cây thuộc giống Hippeastrum equestre là loài dễ
trồng nhất, tươi tốt nhất và màu sắc rực

rỡ nhất (John D. Fellers, 1998).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Đây là loài có nguồn gốc Nam Mỹ, mang đầy đủ các đặc điểm đặc
trưng của chi. Cây có thân hành, gần như hình cầu, có áo mỏng bao ngoài. Lá
tập trung ở gốc gần như thành 2 dải. Cụm hoa tán, 2 - 4 hoa, trên 1 ngồng hoa
chung, hình trụ, rỗng, dài 30 - 50 cm, đường kính 1,5 - 2 cm, thẳng đứng mặt
ngoài phủ phấn trắng. Lá bắc tổng bao dạng mo gồm 2 cái, kính thước 6 - 7 ×
3 - 4, màu trắng xanh, mỏng, tồn tại. Hoa khi nở đường kính lên tới 15 cm,
đều, lưỡng tính, màu đỏ hoặc đỏ cam, gốc màu xanh vàng hoặc vàng trắng,
cuống dài 4 - 5 cm. Nhị 6, chỉ nhị rời nhau, hình trụ, dài 6 - 7 cm, đầu hơi
cong, đính ở họng cuống bao hoa, nghiêng về một phía, bao phấn hình trụ dài
2 - 2,5 cm màu trắng ngà, 2 ô, đính lưng, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, vòi nhụy
màu đỏ, dài tới 10 cm, đầu nhụy 3 thuỳ, màu trắng. Quả nang, hình cầu hoặc
hình thuôn.
Ra hoa vào mùa xuân hè thường được trồng làm cảnh, hoa rất đẹp.
Phân bố: Trồng tại một số địa phương, còn có ở một số nước Đông
Nam Á, Nam Mỹ.
Các chủng lai tạo có hoa màu sắc khác nhau như :
- H. equestre var. alba: Hoa màu trắng.
- H. equestre var. splendes: Hoa màu đỏ, cuống dài.
- H. equestre var. fulgidum: Hoa màu vàng cam tươi, mép cánh có viền trắng.
- H. equestre var. major: Hoa lớn, màu vàng cam tươi, gốc cánh hoa
màu xanh [37].

2.2. Yêu cầu sinh thái của cây Lan huệ
Lan huệ là cây trồng khá dễ tính, nó có thể chịu mọi chế độ khắc nghiệt
về dinh dưỡng, ánh sáng. Nó có thể sống được ở nơi ít nắng hoặc nhiều nắng,
đất tốt hoặc đất cằn, nơi khô hạn hay nơi đủ ẩm, trong điều kiện nào nó cũng
có thể ra hoa. Chính vì vậy mà nhiều khi người ta trồng củ ở đâu đó rồi quên
đi, đến khi hoa nở thì mới nhớ đến. Tuy nhiên trong những điều kiện như vậy,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

cây sẽ cho ít hoa trên cụm, hoa thường có kích thước nhỏ và độ bền hoa cũng
giảm. Nhưng khi trồng hoa với mục đích thương mại và với những người thực
sự yêu thích loài hoa này thì những yêu cầu về ngoại cảnh thích hợp cho sinh
trưởng phát triển của cây bắt đầu được quan tâm và tìm hiểu.

2.2.1. Đất và dinh dưỡng
Các loại đất thích hợp cho trồng Lan huệ cần có thành phần cơ giới
nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt, độ pH hơi chua
từ 6,0 - 6,5 như đất phù sa, thịt nhẹ; không nên trồng lan huệ trên đất thịt nặng
khó thoát nước. Đất cát là loại giá thể lý tưởng cho các cây họ Hành nói
chung và chi Hippeastrum nói riêng, do loại đất này có khả năng thoát nước
nhanh, ấm lên nhanh khi đến mùa xuân và khô vào mùa hè. Trên đất cát nhiều
mùn thì không phải bón phân cho cây trong năm đầu tiên [33], [34].
Trồng hoa với mục đích tạo cây cảnh thì phải cung cấp dinh dưỡng đầy
đủ thường xuyên cho cây, thường xuyên bón phân hữu cơ, phân vi sinh.
Ngoài ra cần cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây nhất là giai đoạn cây ra hoa,
giúp cho hoa có màu sắc tươi đẹp và độ bền lâu hơn [27], [29].Sự ra hoa của
cây sẽ làm giảm kích thước củ, do đó muốn năm sau cây tiếp tục ra hoa, cho
hoa to và nhiều thì sau mùa hoa phải cung cấp dinh dưỡng cho cây càng sớm
càng tốt.
2.2.2. Nước

Lan huệ là cây rất sợ úng, việc cung cấp nước thường xuyên giúp cho cây
khoẻ mạnh và không bị héo, nhất là thời kỳ cây ra hoa đây là thời kỳ cây cần
cung cấp nước nhiều nhất, thiếu nước trong giai đoạn này ngồng hoa chậm phát
triển, còi cọc, cánh hoa mỏng và yếu ớt. Vào mùa đông cây cần tưới ít hơn.
Ở thời kỳ mới trồng củ xuống đất, rễ chưa bén cần cung cấp ít nước,
nếu tưới nhiều nước hoặc khi trồng gặp mưa nhiều củ Lan huệ có thể bị thối.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất, tránh tưới
vào lúc trời nắng to. Mùa khô cần phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ để giữ ẩm
cho cây [29].
2.2.3. Nhiệt độ
Lan huệ cũng như các loài khác thuộc chi Hippeastrum có thể chịu được
nhiệt độ tương đối cao do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nơi mà mùa
hè thường có nhiệt độ cao. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát
triển của Lan huệ là 20 - 22
o
C trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới và
ánh sáng. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa mầm hoa. Để điều khiển
Lan huệ ra hoa cần cho củ Lan huệ trong điều kiện ánh sáng trung bình và có
nhiệt độ khoảng 7 – 13
o
C.
2.2.4. Ánh sáng
Để sinh trưởng phát triển tốt các cây hoa thuộc chi Hippeastrum cần
được chiếu sáng đầy đủ và thường xuyên, Lan huệ thích hợp trồng cả những
nơi bóng râm hay những nơi có nắng. Tuy nhiên nên trồng ở những nơi có
nắng nhẹ vào buổi sáng và đảm bảo thời gian chiếu sáng khoảng 6 giờ/ ngày.
Khi thấy cây xuất hiện ngồng hoa nên đưa cây ra ngoài ánh sáng trực tiếp, ánh

sáng mặt trời sẽ giúp cây cứng cáp, ngồng hoa mập mạp khoẻ mạnh và đứng
thẳng. Trồng ở ngoài nắng hoa sẽ mọc nhanh hơn và trổ hoa sớm hơn là trong
bóng râm. Chú ý ngồng hoa sẽ bị cong không đẹp nếu trồng Lan huệ nơi thiếu
ánh sáng và ánh sáng bị lệch [26], [29].
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lan Huệ
Chuẩn bị:
- Chọn chậu: đối với củ trung bình thì chỉ cần chậu có đường kính 15 -
20cm, phải có lỗ thoát nước.
- Chọn đất trồng: độ pH thích hợp là 6,0 đến 6,5, đất giàu chất hữu cơ
sẽ giúp tăng trưởng tốt nhất, đất pha cát hoặc pha đất sét cũng được nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

cần thoát nước tốt [33].
Chú ý: Không pha trộn vỏ thông vào đất (vì vỏ thông tạo sự biến đổi độ
pH không thích hợp với Lan huệ).
- Chọn vị trí trồng: nhiều nắng, nhưng nắng buổi sáng thì tốt nhất, nên
có chút ít bóng râm nếu trồng chỗ nhận nắng chiều. Trồng chỗ thiếu nắng cây
vẫn sống nhưng khả năng cho bông giảm hoặc không ra bông mỗi năm.
- Phân bón:
Dùng phân tan chậm (slow- release fertiliser) 5-10-10 hoặc 6-12-12, tốt nhất
là dùng phân dạng lỏng (water-soluble fertilizer).
Kỹ thuật trồng
• Nếu bắt đầu từ củ mới đào lên hoặc mua củ giống chưa trồng vào
đất: tách bỏ lớp vỏ khô, rễ hỏng, cố gắng không làm xây xát củ, để củ chỗ khô
ráo mát mẻ, không khí lưu thông ít nhất là vài ngày giúp cho vết cắt khô lại
nhằm tránh bị thối rễ hoặc thối củ Lan huệ.
• Nếu là củ khô (củ tồn trữ) nên ngâm rễ củ trong nước 1 ngày cho rễ
hút nước trước khi trồng xuống đất, chỉ dùng nước bình thường không có pha
thêm chất dinh dưỡng.

• Nếu bắt đầu từ củ tồn trữ từ tủ lạnh: để củ Lan huệ lên nước ấm
trong vài giờ (chú ý lượng nước chỉ ngập phần rễ mà không ngập củ để tránh
thối củ).
• Không cần trộn phân bón vào trong đất trước khi trồng, nếu cần
thiết thì chỉ nên trộn lượng nhỏ phân NPK (khoảng 1/2 thìa cà phê) vào lớp
đất phía đáy chậu, sau đó phải phủ thêm một lớp đất không có pha trộn phân
bón lên trên sao cho củ không chạm lớp đất có phân bón (lớp đất 10 cm sẽ
vừa vặn với phát triển của bộ rễ) [33], [34].
• Đặt củ ở vị trí giữa chậu, chèn đất vòng quanh củ sao cho 2/3 củ
chìm xuống đất (phần cổ của củ phải trên mặt đất để tránh cho nước không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

đọng ở đọt làm thối củ) [31].
Chăm sóc:
Có khoảng 85-90% các loài trong chi Hippeastrum là giống có thể trồng
trong nhà có mái che, tuy nhiên nếu cho rằng cây không cần điều kiện chiếu
sáng trong suốt thời gian trước khi ra hoa là hoàn toàn sai lầm. Chỉ nên đưa cây
vào trong nhà khi nhiệt độ trong nhà quá thấp để bảo vệ cây và để thưởng thức
khi cây ra hoa. Cây hoa cần điều kiện chiếu sáng vài giờ trong ngày, tuy nhiên
nếu để cây ở ngoài nắng suốt mùa hè thì nhiệt độ cao và ánh sáng trực xạ có thể
gây cháy lá. Do đó tốt nhất là nên để cây dưới giàn có mái che (Tô Thị Mai
Dung, 2008) [4].
Trong suốt thời gian từ sau trồng cho tới khi cây nảy lộc mới cần giữ
ẩm và bón lượng dinh dưỡng cần thiết, sau đó việc tưới nước có thể không
cần nghiêm ngặt. Khi tưới chú ý không tưới trực tiếp lên đỉnh ngọn cây, nên
tưới xung quanh gốc sẽ tốt hơn.
Yêu cầu về phân bón của cây Lan huệ không cao, thông thường vào
mùa xuân chỉ bón một ít lúc ra hoa là đủ, để cho củ to kỳ ra hoa bón 1 - 2 lần
P, K. Sau khi trồng, khi đã thấy chồi xuất hiện, cung cấp phân bón 2 tuần 1 lần,

bón phù hợp với nhu cầu của cây về các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng.
Tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và nước tưới cho cây và bón thêm phân
Kali khoảng 1 tuần sau khi cây ra hoa. Khi hoa nở nên để chậu hoa nơi mát,
nơi có bóng râm để hoa lâu tàn.
Khi bông cuối cùng trên cây vừa héo thì cắt bỏ ngồng hoa để ngăn
không cho đậu quả gây mất sức, cắt cách củ khoảng 5cm. Loại bỏ các lá úa
vàng và khô.
Thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu của sâu bệnh, phát hiện sớm và
có biện pháp phòng tránh kịp thời [26].

2.4 Sâu bệnh hại Lan huệ và biện pháp phòng trừ
2.4.1. Sâu hại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Chủ yếu là sâu hại bộ cánh vẩy: Sâu khoang, sâu xanh…
Trong đó một loại sâu hại phá hại vô cùng nghiêm trọng, đó là Brithys
crini, là loại sâu hại chính trên cây Trinh nữ hoàng cung.
Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên.
Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến
nụ và làm hỏng nụ, hoa.
Phòng trừ: Khi sâu mới chớm xuất hiện với số lượng sâu ít hoặc ít cây
có thể bắt bằng tay. Nếu số lượng sâu nhiều thì sử dụng Supracide 40 ND
liều lượng 10 -15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 8
lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều
lượng 1g/bình 8 lít (Tô Thị Mai Dung, 2008) [4].
2.4.2 Bệnh hại
Lan huệ thường bị một loại nấm (Stagonospora curtsii) ký sinh và gây
nên những vết màu đỏ trên lá và hoa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện
ẩm độ cao. Bệnh có khả năng lây lan từ cây này sang cây khác, sau 1 thời

gian bị hại, trên lá sẽ có nhiều vết nâu đỏ, khô đi sau đó lá bị rụng. Nếu bệnh
xuất hiện trên củ sẽ làm củ bị thối rữa.
Lan huệ còn có thể bị nhiễm một số bệnh khác do tác nhân virus gây ra
là Hippeastrum mosaic virus (HiMV) gây bệnh khảm lá và Vallota speciosa
virus (ValSV) gây bệnh đốm hình nhẫn.
Phòng trừ: Để hạn chế sự xâm nhập của nấm ký sinh, khi chăm sóc cần
tránh làm tổn thương tới cây, dụng cụ cắt phải được sát trùng.
Đối với bệnh do nấm gây ra thì việc tưới nước có thể thúc đẩy sự phát
triển của Fusarium. Fusarium và bệnh nấm khác có thể được ngăn ngừa bằng
cách tránh độ ẩm cao, phun oxychloride đồng (0,75%) hoặc bằng cách xử lý
củ trong nước ấm 43,5
o
C trong 2 giờ.
Bệnh do virus thường lây lan qua côn trùng như rệp hoặc thông qua cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

học bằng cách sử dụng cùng một công cụ để cắt các cây bị nhiễm bệnh và
khỏe mạnh. Khi phát hiện các cây bị nhiễm bệnh khảm lá hoặc đốm hình nhẫn
cần hủy bỏ. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cần tiêu diệt côn trùng bằng
cách phun thuốc phòng trừ định kỳ và làm sạch cỏ dại xung quanh có thể
chứa virus [31].
2.5. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống lai cây hoa
thuộc chi Hippeastrum
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, từ nhiều năm trước đây người ta đã tiến hành lai tạo các
giống hoa lan Huệ (Hippeastrum sp.). Hippeastrum reginae được đưa vào canh
tác năm 1728, giống lai phổ biến nhất của nó là Hippeastrum johnsonii (H.
reginae x H. vittatum) , được coi là giống lai đầu tiên giữa các loài Hippeastrum
vào năm 1799 do ông Johnson một nhà sản xuất đồng hồ ở Lancashire thực hiện

[38]. Theo Traub (1934), Bell (1973), Carge (1978), Shields (1979), những
giống lai chủ yếu được tạo ra từ một vài loài hoa lan Huệ như H. vittatum
Herbert, H. leopoldii Dombrain, H. pardium (Hook.f) Lemaire, H. reginae
Herbert, H. puniceum (Larmark) Voss và H. aulium Herbert.
John D. Fellers (1998) cho biết loài H. papilio lớn rất nhanh, vì vậy
chúng là loài dùng để lai giống rất lý tưởng. Ngày nay một số loài được bán
trên thị trường là được lai từ H. papilio. Hiện nay các giống H. papilio ở Mỹ
dường như không thể tạo hạt giống

với phấn hoa của loài mình, chúng
cũng không thể thụ phấn với các loài họ

hàng. Tuy nhiên một số chủng
hoa H. papilio có thể tạo được hạt giống với phấn

hoa của các chủng xa
của H. papilio. Một số giống Braxin khác cũng được

chứng minh là
tương thích với H. papilio. Hippeastrum corriensis và H.
xackermanii
dễ
dàng lai chéo với
H
.
papilio
.
Hầu hết các cây tương ứng lai từ
H. papilio
đều ra hoa vào một mùa


×