Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo thực tập tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.35 KB, 23 trang )

Báo cáo tổng hợp
I. Nhận định tổng quan về tầm quan trọng của việc
thực tập
Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước hay vùng địa bàn,
không thể không nhắc tới vai trò của việc đầu tư và lập kế hoạch phát triển
kinh tế. Có thể nói đầu tư là công cụ cơ bản để phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố vừa đem lại sự
giàu có, nâng cao đời sống nhân dân địa phương đó, đồng thời đóng góp
vào sự phát triển chung của đất nước. Do đó con đường xây dựng đất nước
giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra yêu cầu cho
từng tỉnh, thành phố phải năng động, sáng tạo, khai thác lợi thế so sánh,
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Quá trình này đòi hỏi phải có sự nghiên
cứu về đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Bằng cách
tiếp cận cụ thể, với việc nghiên cứu về đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động đầu tư, thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của từng tỉnh, vùng cũng như của đất nước.
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế đất nước, chúng ta có Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, là cơ quan giúp việc của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
chung về các hoạt động có liên quan đến đầu tư và lập kế hoạch đầu tư.
Trên phạm vi từng tỉnh thành thì các cơ quan chuyên thực hiện chức năng
quản lý hoạt động đầu tư của tỉnh là các Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trước
năm 1997 các cơ quan này được gọi là Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư của nhà
nước hay của TW. Từ năm 1997 các Uỷ ban này được đổi tên thành Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố.
Là mét sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, những kiến thức cơ bản
mà em đã được học ở trường là tương đối bao quát. Tuy nhiên, thực tế của
hoạt động đầu tư diễn ra khá phong phú phức tạp và khó có thể nắm bắt
được một cách dễ dàng. Thực tế bên ngoài nền kinh tế diễn ra rất sôi động,
đôi khi rất khác với kiến thức đã thu thập được từ sách vở và chúng đòi hỏi
chỉ có kiến thức thực tế mới có thể giải quyết được một cách hiệu quả nhất.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng em thấy để trở thành
một cử nhân kinh tế trong tương lai không xa và có thể thực hiện tốt mọi
công việc thì việc được rèn luyện trong môi trường thực tế là rất quan
trọng. Với lý do này em đã xin liên hệ thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh là cơ quan nhà nước
có trách nhiệm quản lý về hoạt động lập kế hoạch và đầu tư trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.

II. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh trong những năm
qua.
Bắc Ninh là tỉnh được thành lập từ năm 1831, bao gồm cả huyện Gia
Lâm, Đông Anh ( Hà Nội ) và Văn Giang ( Hưng Yên ) ngày nay.
Sau năm 1963, do yêu cầu phát triển kinh tế và đấu tranh giải phóng
miền Nam, Bắc Ninh được hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.
Sau gần 34 năm hợp nhất, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX ( tháng 10
năm 1996 ) đã có nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh : Bắc Giang và
Bắc Ninh để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ
mới và khả năng quản lý. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt
động theo đơn vị hành chính mới.
Bắc Ninh là tỉnh đất chật, người đông. Dân số trung bình năm 1999
là 944 nghìn người, mật độ dân số đạt 1.183 người/km2, dân số nông thôn
chiếm 90,6%, lao động trong độ tuổi là 499 nghìn người chiếm 52,8% dân
số, trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 83%, ngành công
nghiệp chỉ có 8%. Dự báo trong 10 năm tới mỗi năm tăng bình quân trên 1
vạn lao động. Đây là nguồn lực để bổ xung cho các ngành kinh tế trong quá
trình phát triển.
Những năm qua nhịp độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đạt mức
khá cao. Giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 8,1%, giai
đoanh 1996-2000 đạt 11,6%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với tỉnh
Bắc Ninh trong điều kiện mới tái lập còn gặp nhiều khó khăn.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua
khá tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp trong GDP nhanh hơn so với cả nước đặc biệt trong giai đoạn 1997-
2000. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của Bắc Ninh giảm từ
44,7% năm 1997 xuống 38,3% năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng
từ 24,5% năm 1997 lên 35% năm 2000. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch
vụ lại giảm đi, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
III. Tổng quan thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1991-2000.
1.Thực trạng đầu tư phát triển phần địa bàn Bắc Ninh giai đoạn
1991-1996.
Phần địa bàn Bắc Ninh trong tỉnh Hà Bắc ( cò ) bao gồm 5 huyện :
Yên Phong, Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ, Tiên Sơn và thị xã Bắc
Ninh. Giai đoạn này, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội tăng
nhanh qua các năm. Vốn NSNN, vốn ngoài quốc doanh đều tăng mạnh.
Sau 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vào năm 1996,
trên địa bàn tỉnh mới có một dự án được thực hiện với số vốn 102,8 tỷ đồng
( giá 1994 ).
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 1991-1996 ( theo giá 1994 )
Đơn vị tính (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tổng sè 127,2 195,8 240,1 305,4 375,7 534,9
1.Vốn Nhà nước 30,4 34,3 48,9 56,1 79,8 104,8
Ngân sách Nhà nước 8,2 8,8 14,2 19,8 36,8 51,4
Tín dụng Nhà nước 11,5 12,2 16,0 14,6 23,2 27,5
Doanh nghiệp Nhà nước 10,7 13,3 18,7 21,7 19,8 25,9
2.Vốn ngoài quốc doanh 96,8 161,5 191.2 249,3 295,9 327,3
3.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 102,8
• Về đầu tư từ vốn NSNN:

Vốn đầu tư từ NSNN bao gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn
ngân sách địa phương.
Nguồn vốn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển bao gồm :
vốn cơ bản tập trung được Trung ương hỗ trợ cân đối trong kế hoạch hàng
năm, vốn bổ xung của địa phương và khoản chi phát triển sự nghiệp giáo
dục, y tế, văn hoá, xã hội. Tuy tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập
trung của ngân sách tỉnh Hà Bắc cho khu vực Bắc Ninh tăng dần ( từ mức
thấp vào năm 1991 là 22,8% lên mức cao nhất vào năm 1995 là 39,5% ),
nhưng mức tăng này chưa tương xứng với thu ngân sách từ các hoạt động
kinh tế trên địa bàn Bắc Ninh thường xuyên chiếm 50% tổng thu ngân sách
của tỉnh Hà Bắc.
Đối với nguồn ngân sách Trung ương, vốn đầu tư được tập trung chủ
yếu cho các đơn vị do các bộ, ngành quản lý và một số công trình thuỷ lợi.
Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương trực tiếp đầu tư có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; tỷ trọng năm thấp nhất
là 50,5% (1993) và năm cao nhất là 72% (1991) tổng vốn đầu tư của ngân
sách Nhà nước.
Vốn ngân sách ở giai đoạn này chủ yếu được đầu tư cho khu vực sản
xuất vật chất, trong đó phần đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và hạ tầng
giao thông. Đầu tư cho ngành công nghiệp chủ yếu là các công trình điện.
Cơ cấu vốn ngân sách Nhà nước đầu tư
cho khu vực Bắc Ninh giai đoạn 1991-1996
Đơn vị tính:%
Lĩnh vực đầu tư 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tổng sè 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp 24,1 9,9 2,8 3,8 6,8 26,8
Nông nghiệp 41,1 58,0 36,2 19,0 18,4 23,3
Giao thông 4,3 25,2 35,4 32,4 47,5 13,1
Phục vụ công cộng&sinh hoạt 4,3 - 4,9 5,6 6,7 3,6
Giáo dục& Đào tạo 2,1 - 3,2 9,3 3,9 6,3

Y tế, dân số 24,1 6,9 14,6 16,2 3,9 5,8
Quản lý nhà nước - - 2,9 13,7 11,8 14,2
Văn hoá - - - - 1,0 6,3
• Đầu tư từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước :
Năm 1991-1993 chỉ có một đầu mối cho vay tín dụng đầu tư của Nhà
nước là Ngân hàng Đầu tư và phát triển. Đến năm 1994, có thêm cục đầu tư
và phát triển thực hiện cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Ngoài ra Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cho vay theo cơ chế tín
dụng ưu đãi. Ở giai đoạn này Nhà nước chưa có quy định cho vay một cách
chặt chẽ, áp dụng lâu mà theo hướng dẫn từng năm, gây khó khăn cho việc
vay vốn của các doanh nghiệp.
Việc huy động và sử dụng vốn tín dụng Nhà nước trong giai đoạn
này còn nhiều yếu kém: chưa chủ động lập được các dự án có tính khả thi
cao nên thiếu dự án đầu tư; việc thực hiện kế hoạch thường chậm, có năm
không sử dụng hết số vốn mặc dù rất nhỏ bé; các dự án chưa được chuẩn bị
tốt nên phải thay đổi nhiều lần, gây nhiều tranh cãi; chưa có sự phân biệt rõ
trong quản lý vốn tín dụng của Nhà nước và ngân sách nhà nước, gây phiền
hà cho doanh nghiệp, nhiều khi kéo dài thời gian, bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
• Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước: Vốn đầu tư của doanh
nghiệp Nhà nước tăng nhanh qua các năm, nhưng chủ yếu là các doanh
nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý. Những doanh nghiệp tiêu biểu là
công ty kính Đáp Cầu, Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn,…Nguồn vốn đầu tư của
các doanh nghiệp này bao gồm vốn khấu hao, vốn tự bổ xung và vốn vay,
vốn NSNN cấp không đáng kể.
Ngược lại, với xu hướng tăng đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước
Trung ương, đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh qoản lý giai
đoạn này giảm sút do điều kiện kinh doanh khó khăn, quản lý yếu kém và
số lượng doanh nghiệp giảm do thực hiện Nghị định 388/NĐ-CP ngày
20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Có thể nói, hoạt động đầu tư của doan nghiệp Nhà nước do tỉnh quản

lý ở giai đoạn này ngừng trệ. Bản thân năng lực của doanh nghiệp suy yếu,
không có điều kiện đầu tư.
• Về đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh:
Ngược lại với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh
quản lý, đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn này có bước tăng
trưởng mạnh. Vốn đầu tư khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, năm cao nhất ( 1992 ) chiếm tới 82,5%.
Sau khi Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công
ty vào năm 1991, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh đã chuyển sang hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong
số các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn được UBND
tỉnh Hà Bắc cấp giấy phép thành lập thì chủ yếu nằm trên địa bàn Bắc Ninh
thường chiếm ở mức 2/3 về số doanh nghiệp và vốn đăng ký.
Như vậy, hoạt động đầu tư trên địa bàn Bắc Ninh giai đoạn 1991-
1996 đã đạt được mét số kết quả tích cực như góp phần tăng cường năng
lực kết cấu hạ tầng, bước đầu khai thác được tiềm năng về vốn lao động,
kinh nghiệm sản xuất của dân cư, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp
nhà nước do Trung ương quản lý. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư còn thiếu
định hướng do tỉnh Hà Bắc chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội và xác định chiến lược phát triển đối với từng ngành,
từng địa bàn, trong đó có phần địa bàn Bắc Ninh. Việc sử dụng vốn đầu tư
của NSNN và tín dụng ưu đãi của Nhà nước còn kém hiệu quả; hoạt động
đầu tư của các hoanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý đình trệ; nguồn vốn
huy động trên địa bàn còn nhỏ bé.
2. Thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-
2000.
Năm 1997, năm đầu tiên tỉnh Bắc Ninh hoạt động theo địa giới hành
chính mới, vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, tăng 1,28 lần so với năm
1996. Điều này có được không chỉ do tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Trung
ương bổ xung và tỉnh tăng cường huy động vốn đầu tư mà còn do có một

số dự án lớn được xúc tiến và triển khai từ các năm truớc, trong đó đáng
chú ý là dự án liên doanh kính nổi Việt -Nhật với tổng vốn đầu tư theo dự
án lên tới 130 triệu USD.
Theo giá năm 1994, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh có xu hướng
giảm qua các năm 1997-1999, nguyên nhân chủ yếu là do có sự giảm sút
của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi các nguồn vốn khác đã được
tăng cường huy động nhưng vẫn chưa bù đắp được sự giảm sút đó.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 1997-2000( giá 1994)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
Vốn đầu tư thực hiện 1219,6 1194,5 980,9 1062,6
1.Vốn Nhà nước 173,4 287,8 558,2 484,0
- NSNN 87,3 182,9 364,7 265,3
- Tín dụng Nhà nước 51,6 59,4 141,5 139,9
- Vốn củ doanh nghiệp Nhà nước 34,5 45,5 51,9 78,9
2.Vốn ngoài quốc doanh 361,4 405,4 413,5 503,9
3.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 684,8 501,3 9,2 47,7
• Vốn NSNN:
Trong giai đoạn này, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Bắc ninh tăng nhanh: năm1997 tăng 69,8%, năm1998 tăng 109%,
năm 1999 tăng 99,3% so với năm trước.
Đối với nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh Bắc Ninh được
Trung ương quan tâm bổ xung trợ cấp và trực tiếp đầu tư vác công trình
trên địa bàn. Năm 1999, vốn đầu tư của NSNN tăng đột biến do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư công trình lớn Trạm bơm Tân Chi
với giá trị 200 tỷ đồng. Vì vậy, năm 2000, khi công trình này hoàn thành
thì vốn đầu tư của ngân sách Trung ương giảm xuống, làm cho tổng vốn
đầu tư của NSNN giảm mạnh, chỉ bằng 74% so với năm trước.
Đối với nguồn ngân sách địa phương, thu ngân sách tăng chậm đã

làm cho việc bố trí vốn đầu tư phát triển gặp khó khăn.
Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương theo giá năm 1994
giai đoạn này tăng chậm dần: năm 1998 tăng 32%, năm 1999: 31,8% và
năm 2000 chỉ tăng 0,08% so với năm trước. Điều này có nguyên nhân là
năm 1999, vốn xây dựng cơ bản tập trung do Trung ương bổ xung lớn.
Song điều quan trọng hơn là do thiếu tích cực trong việc sử dụng cac nguồn
vốn của địa phương có thể bố trí cho đầu tư phát triển.
• Vốn tín dụng;
Vốn tín dụng bao gồm tín dụng Nhà nước và tín dụng thương mại,
năm 1999 và năm 2000, vốn tín dụng Nhà nước tăng nhanh do đã giải ngân
cho dù án đầu tư lớn là nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính với tổng số vốn
đầu tư 280 tỷ đồng.
Vốn tín dụng thương mại được huy động thông qua tiền gửi tiết
kiệm, mua kỳ phiếu của dân cư, các nguồn vốn huy động khác và nguồn bổ
sung từ các ngân hàng thương mại Trung ương .
• Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước;
Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương mới được chia tách và đi
vào hoạt động từ giữa năm 1997, hầu hết không đủ vốn pháp định và thiếu
vốn kinh doanh nên hoạt động đầu tư từ vốn tự có rất nhỏ bé, chỉ dưới 5 tỷ
đồng, trong đó chủ yếu đầu tư cải tạo, nâng cấp quy mô nhỏ và mua sắm tài
sản cố định phục vụ quản lý.
Tuy vậy, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn cũng
có mức tăng khá. Năm 1997 tăng 33,2%, năm 1998: 31,8,5, năm
1999:14,1% và năm 2000 ở mức 52%.
• Vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh:
Ở tỉnh Bắc Ninh , vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Giai đoạn 1997-
2000, tỷ trọng vốn ngoài quốc doanh giảm so với giai đoạnh trước đó, bởi
vì giai đoạn này vốn đầu tư của Nhà nước tăng mạnh, vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài khá lớn.

Vốn đầu tư của các hộ dân cư giai đoạn 1997-2000 tăng đáng kể,
chiếm phần lớn trong số vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh( năm
1999 chiếm 93,4% và năm 2000 chiếm87,9% ).
Mặc dù chỉ có sự hỗ trợ nhỏ của Nhà nước, nhưng nhân dân đã tích
cực đóng góp vốn xây dựng cở sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.
Bốn năm qua vốn huy động của dân cư cho đầu tư xây dựng giao thông
nông thôn và trường học khá lớn.
• Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn vào năm 1997,
sau dó giảm liên tục. Cả giai đoạn này vẫn chỉ có một dự án đầu tư của
Công ty liên doanh kính nổi Việt- Nhật thực hiện.

IV. Quy chế làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc
Ninh.
1. Những quy định chung
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND
tỉnh. Đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu tổng hợp xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đề xuất các
chủ trương, biện pháp quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài tại địa
phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các ngành thuộc tỉnh và thực hiện các
nhiệm vụ khác.
- Sở Kế hoạch Đầu tư hoạt động theo chế độ thủ trưởng, lấy
chức năng, nhiệm vụ của ngành làm căn cứ để hoạt động.
2. Chế độ trách nhiệm
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chỉ đạo, thực hiện toàn bộ
các mặt công tác của ngành Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi toàn tỉnh.
- Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình Giám đốc

sở quyết định:
+ Các nhiệm vụ biện pháp công tác nhằm thực hiện tốt các chủ
trương, phương hướng, đã đề ra.
+ Những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực công tác, Giám đốc Sở
phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để giải quyết.
+ Giám đốc Sở giao cho các Phó giám đốc giúp việc phụ trách một
số tĩnh vực công tác của Sở.
+ Những vấn đề phát sinh không nằm trong chương trình công tác
đã đề ra.
+ Yêu cầu các Phó Giám đốc, các trưởng phòng báo cáo định kỳ
( giao ban theo định kỳ ) hoặc đột xuất kết quả công việc thuộc lĩnh vực
được Giám đốc phân công.
- Giúp việc Giám đốc sở có các Phó giám đốc, Phó giám đốc có
trách nhiệm:
+ Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số lĩnh vực, công tác theo sự phân
công của giám đốc. Được quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công
việc đựpc giao. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và Nhà nước về phần
việc do mình phụ trách.
+ Chủ động giữ mối quan hệ với các Phó giám đốc khác và các
phòng để giải quyết công việc được giao. Đề xuất các biện pháp giải quyết
công việc nhằm thực hiện tốt tiến độ, chất lượng những công tác đã đề ra.
+ Khi Giám đốc và các Phó giám đốc khác đi vắng mà công việc
cấp bách đòi hỏi, Phó giám đốc phải giải quyết những công việc thuộc
quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc, của các Phó giám đốc khác, hoặc
thuộc phần việc của mình nhưng là việc mới phát sinh chưa có chủ trương;
sau đó phải báo cáo ngay với Giám đốc khi Giám đốc có mặt và phải chịu
trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về công việc mà mình đã giải
quyết.
- Trưởng phòng của Sở Kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng trương trình công tác tuần, quý, năm thuộc phòng mình

phụ trách. Điều hành hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được
giao và chương trình công tác đã được Lãnh đạo thông qua.
+ Tổng hợp tình hình báo cáo công tác tháng, quý, năm và những
công tác đột xuất do lãnh đạo yêu cầu.
+ Nắm tình hình thực hiện, kiểm tra các mặt công tác của phòng.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của
phòng.
+ Quản lý cán bộ, bảo đảm kỷ luật lao động theo qui định của Nhà
nước, và của Sở, đề xuất thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.
+ Chủ động phối hợp với các phòng trong Sở để giải quyết công
việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.
+ Những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của trưởng
phòng thì phải trình lãnh đạo Sở giải quyết. Khi trình phải có đủ tài liệu, hồ
sơ để lãnh đạo Sở có cơ sở xem xét và quyết định.
- Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng phụ trách một số
mặt công tác của phòng, thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc được
phân công đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Lãnh đạo Sở
về công việc đó. Khi trưởng phòng đi vắng , Phó trưởng phòng được uỷ
quyền điều hành công việc của phòng, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng
những việc mà mình đã giải quyết và những tồn tại để Trưởng phòng giải
quyết tiếp.
IV. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối
quan hệ công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND
tỉnh, có chức năng tham mưu tổng hơp về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh, đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý đầu tư
trực tiếp của nước ngoài tại địa phương, làm đầu mối phối hợp giữa các Sở,
ngành thuộc tỉnh, về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá xây dựng dự toán ngân

sách tỉnh trình UBND tỉnh; theo dõi nắm tình hình hoạt động xủa các đơn
vị kinh tế trên địa bàn địa bàn để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội của địa phương; theo dõi chương trình, dự án Quốc gia trên địa bàn
tỉnh.
3. Hướng dẫn các ngành, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp
luật Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài trên
địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ sự án của các chủ đầu tư trong
và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị, khiếu nại
của các xí nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
4. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án phát triển kinh tế-xã hội
trình UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các
mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch
đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh.
5. Tham gia nghiên cứu đóng góp vào việc xây dụng các cơ chế
chính sách về quản lý kinh tế toàn quốc, tham mưu giúp UBND tỉnh xây
dựng và vận dụng cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa
phương và những nguyên tắc đã quy định.
6. Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, dự án sản xuất kinh
doanh. Làm đầu mối thẩm định các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tham gia xét thầu và thành lập các doanh nghiệp. Làm đầu mối quản lý
việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác.
7. Quản lý và đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định
hiện hành. Xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
8. Hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và
hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lập kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.

V. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
1. Phòng Kế hoạch Kinh tế- Tổng hợp
1.1/ . Tổng hợp toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn. Hướng dẫn các ngành, huyện, thị xây dựng quy
hoạch, kế hoạch dự án phát triển kinh tế-xã hội thuộc ngành, huyện, thị xã.
1.2/ . Lập báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh
tế-xã hội tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất trình Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh và Bộ KH&ĐT ; theo quy định.
1.3/ . Tham gia xây dựng phương hướng, quy hoạch phát triển các
ngành kinh tế kỹ thuật của tỉnh. Trực tiếp theo dõi, và tổng hợp kế hoạch và
chủ trì dự kiến cân đối vốn đầu tư các Sở CN-TTCN, Điện, GTVT, Bưu
điện, NN&PTNT, Địa chính, Chi cục Kiểm lâm, Tài chính-Vật giá,
Thương mại-Du lịch, Cục thuế, Cục Đầu tư phát triển, các Ngân hàng….
Phối hợp với Cục Thống kê, các cơ quan thuộc khối nội chính tỉnh chủ trì
dự toán cân đối vốn đầu tư cho các chương trình dự án327 ; 733, chương
trình quốc gia: nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…
1.4/ . Theo dõi, đôn đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch tháng, quý,
6 tháng, năm, đề xuất những ý kiến về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-
xã hội chung và các ngành thuộc khối.
1.5/ . Phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá xây dựng dự toán ngân
sách của tỉnh hàng năm.
1.6/ . Chủ trì tổng hợp danh mục các công trình và cân đối, phân bổ
vốn đầu tư. Dự kiến danh mục các công trình và vốn đầu tư ( bao gồm tất
cả các nguồn vốn đầu tư ) của kế hoạch kinh tế xã hội toàn tỉnh. Trình giám
đốc Sở xem xét quyết định.
2. Phòng quản lý doanh nghiệp
2.1/ . Xây dựng phương án quy hoạch sắp xếp đổi mới các doanh
nghiệp.
2.2/ . Thường trực tiếp nhận hồ sơ thành lập, giải thể doanh nghiệp

nhà nước theo quy định trình cấp có thẩm quyền.
2.3/ . Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trình UBND tỉnh
cấp giấy phép ưu đãi đầu tư.
2.4/ . Thường trực tiếp nhận, làm đầu mối tổ chức thẩm định các dự
án đầu tư phát triển sản xuất kinh hoanh. Dự kiến kế hoạch vốn tín dụng
đầu tư thuộc khối doanh nghiệp gửi phòng Kế hoạch tổng hợp.
2.5/ . Theo dõi hoạt động của doanh nghiệp, đề xuất những kiến
nghị, cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp.
2.6/ . Tham gia vào việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc khối doanh nghiệp.
2.7/ . Tổng hợp báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm về hoạt động của
doanh nghiệp, đề xuất những biện pháp quản lý doanh nghiệp.
3. Phòng Kế hoạch Văn hoá - xã hội:
3.1/ . Tham gia xây dựng phương hướng, quy hoạch phát triển và
tổng hợp các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các ngành Văn
hoá-Xã hội. Chủ trì bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các chương trình dự án
thuộc khối Văn hoá-Xã hội.
3.2/ . Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, soạn thảo báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm, đề xuất những ý kiến chung về cơ
chế, chính sách và riêng với lĩnh vực Văn hoá- Xã hội.
3.3/ . Xùng chương trình công tác của phòng, tham gia xây dựng
chương trình công tác cơ quan.
3.4/ . Trực tiếp tổng hợp kế hoạch và theo dõi đôn đốc việc thực hiện
của các Sở, Ngành : Giáo dục-Đào tạo, Y tế, Văn hoá-Thông tin, Thể dục-
Thể thao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Phát thanh-Truyền hình, Dân
số-KHHGĐ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Khoa học- Công nghệ và Môi
trường.
3.5/ . Dù kiến danh mục công trình, bố trí vốn đầu tư ( bao gồm các
nguồn vốn ) thuộc ngành, lĩnh vực phòng phụ trách gửi phòng Kế hoạch-
Kinh tế Tổng hợp.

4. Phòng Kế hoạch đầu tư và Thẩm định dự án:
4.1/ . Thường xuyên tiếp nhận các dự án đầu tư xây dựng cơ bản,
làm đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và lập
báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định. Trước khi thẩm định, các
phòng quản lý chuyên ngành phải được nghiên cứu và có ý kiến về các dự
án đầu tư XDCB thuộc phạm vi phòng quản lý gửi phòng Đầu tư và Thẩm
định dự án.
4.2/ . Hướng dẫn các ngành, các huyện, thị xã thực hiện các quy định
hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Nghiên cứu đề xuất những biện
pháp nhằm tăng cường đổi mới quản lý đầu tư và xây dựng phù hợp với địa
phương trên cơ sở những quy định hiện hành của Nhà nước.
4.3/ . Nghiên cứu xây dựng định hướng và kế hoạch đầu tư xây dựng
cơ bản ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tham gia theo dõi và đôn đốc tiến độ
thực hiện đầu tư, đề xuất những kiến nghị về cơ chế chính sách, biện pháp
quản lý về đầu tư và xây dựng. Giúp lãnh đạo Sở và UBND tỉnh đánh giá
tổng kết công tác xây dựng cơ bản tháng quý, 6 tháng, năm và theo từng
giai đoạn.
4.4/ . Dù kiến bố trí vốn của Sở Xây dựng và các công trình công
cộng : cấp thoát nước, đô thị, công trình phóc lợi công cộng, gửi phòng
Kinh tế- Tổng hợp.
5. Phòng hợp tác và Kinh tế đối ngoại:
5.1/ . Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp tác đầu tư và
kinh tế đối ngoại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
5.2/ . Lựa chn cỏc d ỏn u t nhm thu hút mi ngun vn trong
v ngoi nc, cỏc ngun vn vin tr, ngun vn ODA, cỏc ngun vn
u t trc tip ca nc ngoi ( FDI ) vo a bn tnh.
5.3/ . Chun b h s ti liu, iu kin cn thit lựa chn i tỏc
cú th m phỏn, ký kt theo thm quyn hoc trỡnh cp cú thm quyn
quyt nh
5.4/ . Thng trc tip nhn lm u mi t chc thm nh hoc

trỡnh cp cú thm quyn thm nh cỏc d ỏn liờn doanh, liờn kt, hp ng
hp tỏc. Cỏc d ỏn cú vn u t trc tip nc ngoi trờn a bn
tnh.5.5/ . Dự kin k hoch vn FDI, ODA, cỏc ngun vn vin tr ca
nc ngoi trờn a bn tnh gi phũng Kinh t Tng hp.
5.5/ . Dự kiến kế hoạch vốn FDI, ODA, các nguồn vốn viện trợ của nớc
ngoài trên địa bàn tỉnh gửi phòng Kinh tế Tổng hợp.
5.6/ . Hng dn cỏc S, ngnh, huyn, th xó xõy dng quy hoch,
k hoch v cỏc d ỏn hp tỏc u t vi nc ngoi.
5.7/ . Hng dn h tr tỡm kim th trng XNK cho cỏc doanh
nghip trờn a bn tnh.
5.8/ . Tng hp bỏo cỏo v hp tỏc v kinh t i ngoi trờn a bn
tnh thỏng, quý, 6 thỏng, nm.
6. Phũng T chc Hnh chớnh:
6.1/ . Giỳp Giỏm c S : xõy dng chng trỡnh cụng tỏc ca S
thỏng, quý, nm. Qun lý cụng tỏc t chc cỏn bộ : h s cỏn b, k hoch
o to, bi dng cỏn b, thc hin cỏc ch chớnh sỏch i vi cụng
chc viờn chc.
6.2/ . Phc v cỏc nhu cu hnh chớnh, qun tr cho c quan hot
ng.
6.3/ . Quản lý tài sản của cơ quan.
6.4/ . Thực hiện các công việc về văn thư, lưu trữ.
6.5/ . Thường trực công tác thi đua.
Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu củ các phòng, Trưởng phòng
chủ động phân công cho các công chức, viên chức phù hợp với khả năng
của từng người để báo cáo lãnh đạo Sở quyết định.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo hoàn thành các nhiệm
vụ của phòng.
VI. Kết quả công tác chuyên môn nghiệp vụ của Sở KH&ĐT
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 1997-2001
Sau khi xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp công tác kế hoạch cũng thay

đổi cơ bản. Thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Bắc lần thứ VIII
đã ghi :” Đổi mới căn bản cơ chế kế hoạch hoá, gắn kế hoạch với thị
trường, kế hoạch Nhà nước là định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở địa
phương, đảm bảo các cân đối lớn.”
Trong những năm từ 1990-1996, công tác kế hoạch hoá đã được đổi
mới rõ rệt.
Ngoài những nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm. Uỷ ban kế
hoạch Hà Bắc đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch giai đoạn 1996-2000, quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội thời kỳ1995-2010 tiến hành xây
dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu 773, 327, đề án
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết TW 5, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại háo theo tinh thần Nghị quyết TW 7 và lập dự án các
khu CNTT của tỉnh.
Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Sở KH&ĐT tỉnh chỉ có 13 cán
bộ, nhân viên. Song được sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo sở, Chi
uỷ, Ban chấp hành công đoàn và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCC đã
khẩn chương triển khai công việc, ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng cán bộ từ lãnh đạo Sở đến chuyên viên, cán sự, nhân viên.
Cho nên trong 4 năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư đã liên tục hoàn thành
mọi nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện có hiệu quả chức năng tham mưu
tổng hợp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý đầu tư xây dùng trong và ngoài
nước tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các ngành, các huyện thị
trong tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao tại Quyêt định
252/QĐ-UB của UBND tỉnh, Cụ thể như sau :
- Xây dùng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
giai đoạn 1997-2010 đã được phê duyệt.
- Xây dùng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nông thôn đến
năm 2010.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 4 năm 1997-2000.

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng
năm 1997; 1998 ;1999; 2000,2001.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005.
- Tham gia soạn thảo kế hoạch của tỉnh thực hiện Nghi quyết
TW 6( lần 1).
- Đang nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2010 có tính đến 2020.
- Lập dự án xây dựng KCN tập trung Tiên Sơn, đã được Chính
phủ phê duyệt và xúc tiến dự án KCN tập trung Quế Võ.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế
đối ngoại, đã đưa công tác quản lý và tiếp nhận dự án đi vào nề nếp, đồng
thời tích cực xúc tiến thu hót dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI ),
các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ), hỗ trợ phi
Chính phủ ( NGO ). Đang tham gia xây dựng cơ chế một cửa về đầu tư
phát triển sản xuất-kinh doanh nhằm đơn giản các thủ tục hành chính, hấp
dẫn thu hót vốn đầu tư.
- Hoàn chỉnh phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
nhà nước đến năm 2000. Đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá xong 1 doanh
nghiệp, tiếp tục chỉ đạo cổ phần 2 DN và 1 đơn vị trực thuộc, khoán kinh
doanh 2 DN. Đồng thời đã tham mưu với tỉnh chuyển 2 đơn vị sự nghiệp
thành 2 DNNN hoạt động công Ých và chuyển 2 DNNN hoạt động kinh
doanh sang hoạt động công Ých, thành lập mới 3 DNNN nâng tổng số
DNNN thuộc tỉnh lên 29 DN và thành lập mới 66 DN ngoài quốc doanh,
nâng tổng số DN ngoài quốc doanh trong tỉnh lên 135 doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện luật doanh nghiệp và
các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ; Tổ chức triển khai thực
hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước( sửa đổi ) và các Nghị định,
thông tư hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu. Kiến nghị với Nhà
nước sửa đổi một số điểm bất hợp lý về quản lý đầu tư và xây dựng, về

đấu thầu trong Nghị định 52/CP và 88/CP của Chính phủ. Thực hiện đầy
đủ chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng theo quy định hiện
hành. Lùa chọn danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, các dự án thu hót đầu
tư trực tiếp của nước ngoài, các dự án BT; BOT trình UBND tỉnh trong kế
hoạch hàng năm và 5 năm.
Bên cạnh những thành tựu đóng góp vào sự phát triển chung của
toàn tỉnh, thì còn một số hạn chế của công tác lập kế hoạch và đầu tư. Xong
những hạn chế này đang được khắc phục một cách nhanh chóng. Cùng với
sự đi lên của nền kinh tế toàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
ngày càng hoàn thiện và phát huy hơn nữa vại trò của mình, là một cơ quan
tham mưu đắc lực cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh , cải cách công tác lập kế hoạch
thực hiện kế hoạch hóa một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh tế
xã hội của tỉnh, đưa Bắc Ninh trở thành một điểm mạnh về thu hót vốn đầu
tư để phát triển kinh tế trên địa bàn./.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Trần
Mai Hoa và cán bé của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã giúp em
hoàn thành báo cáo này.

×