Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại sở tài nguyên môi trường và nhà đất hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.68 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tục ngữ có câu “Học phải đi đôi với hành”. Chính vì vậy sau khi được
học tất cả các môn ở trường chúng em sẽ có một khoảng thời gian để thực tập.
Đây là một giai đoạn rất quan trọng để chúng em có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tÕ, được làm quen với môi trường công sở và được tiếp
xúc với những điều mà chúng em chưa biết.
Chuyên ngành Kinh tế và quản lí địa chính là một trong những chuyên
ngành đòi hỏi chúng em phải có những kiến thức tổng hợp cả về kinh tế, kĩ
thuật và phải nắm chắc Luật đất đai để có thể có những biện pháp hữu hiệu
trước xu hướng biến động không ngừng trong việc quản lí và sử dụng đất đai,
đặc biệt là trong thị trường bất động sản.
Giai đoạn thực tập này em chọn Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất
Hà Nội vì Sở là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lí nhà nước
về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc,
bản đồ, quản lí nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó em có
thể tiếp cận nhanh hơn với thực tế và em chọn phòng thanh tra vì hiện nay
tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai diễn ra hết sức phức tạp và có
chiều hướng tăng dần.
Trong thời gian này em sẽ cố gắng rèn luyện tích luỹ những kinh
nghiệm để có những hiểu biết nhất định về thực tế công việc và em rất mong
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô để em có thể có một kì thực tập hiệu quả.
NỘI DUNG
PHẦN I: SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu em đã biết được chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn… của Sở căn cứ vào quyết định số 101/2003/QĐ-UB
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập hệ thống tổ chức
quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và nhà đất thành phố Hà Nội.
Thứ nhất: Về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường và nhà đất trên địa bàn thành phố Hà Nội nh sau:
Cấp thành phố: Thành lập Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà
Nội trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở địa chính –Nhà đất Hà Nội và các tổ


chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, môi trường.
I/ Về vị trí chức năng của sở :
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn
giúp UBND thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường khí tượng thuỷ văn
đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội .
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn
nghiệp vụ của Bé Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành
có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền .
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội có tư cách pháp nhân,
được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy
định hiện hành .
Trụ sở cơ quan đặt tại:18 đường Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa
Thành phố Hà Nội .
Với vị trí chức năng nh vậy Sở có nhiệm vụ quan trọng trong việc quản
lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Đồng thời Sở có những quyền hạn đã được
UBND Thành phố Hà Nội công nhận trong QĐ nh sau:
II/ Về nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình UBND thành phố ban hành các văn bản quy pháp pháp luật, về
công tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí
tượng, thuỷ văn, môi trường, đo đạc bản đồ, nhà ở và công sở(sau đây gọi
chung là tài nguyên, môi trường và nhà đất)trên địa bàn thành phố.
2. Trình UBND thành phố về quy hoạch, chương trình kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm về quản lý, phát triển, chính sách và khai thác, sử
dông tài nguyên, môi trường và phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch tổng
thể, phát triển kinh tế –xã hội của Thành phố.
3.Tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế

hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất đến tổ chức và
công dân; thamgia thẩm định các dự án công trình có nội dung liên quan đến
lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất.
4. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và lập bản đồ về lập tài nguyên để có
kế hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng.
5.Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên,
môi trường và nhà đất ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn;
6.Thanh tra và kiểm tra, việc thi hành pháp luật giải quyết các tranh
chấp khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên
môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Ban tổ chức chính quyền Thành phố và chính quyền địa
phương giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố.
7. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong
lĩnh vực tài nguyên môi trường và Nhà đất theo quy định của pháp luật, đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước;
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về
quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất; cập nhật, xây dựng hệ thống tin-
lưu trữ tư liệu, số liệu về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của
pháp luật; được phép thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý của
ngành theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý về tổ chức và công chức viên chức và người lao động; đào
tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn,
làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bé Tài
nguyên và môi trường và UBND Thành phố.
10. Quản lý tài chính, tài sản của sở theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND thành phố
11. Kiến nghị với UBND thành phố đình chỉ hoặc bãi bá những văn bản
của các tổ chức, các cấp chính quyền thuộc thành phố trái thẩm quyền hoặc vi
phạm quy định của nhà nước và Thành phố về tài nguyên môi trường và nhà đất

12.Về tài nguyên đất :
12.1 Tổ chức thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện và kiểm tra việc thực hiện
12.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung sử dụng đất
hàng năm của thành phố đÓ trình chính phủ phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra
việc thực hiện.
12.3 Trình UBND Thành phố quyết định giao đất cho thuê đất, thu hồi
đÊt chuyển quyền sử dụng nhà đất, chuyển mục đích sử dụng nhà đất, đấu giá
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc
thẩm quyền của UBND Thành phố.
12.4 Hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện việc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu vực nông thôn; giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố
12.5 Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc,
đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập, quản lý,
chỉnh lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai; cập nhật, bổ sung và
chỉnh lý biến động về đất và nhà để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả,
ký hợp đồng thuê đất đai trên địa bàn Thành phố; đăng ký giao dịch, bảo đảm
về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất với các tổ chức
13. Về quản lý Nhà ở và công sở:
13.1 Quản lý Nhà ở công thự, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước do
Thành phố quản lý; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển
quỹ nhà ở, công thự được giao quản lý theo quy định của pháp luật, hướng
dẫn của Bộ Xây dựng và phân cấp của Thành phố; hướng dẫn việc thực hiện
chế độ bảo hành, bảo trì nhà công vụ, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Thành
phố quản lý .
13.2 Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, lập danh
bạ điều tra về diện tích, tình trạng phân loại, mục đích sử dụng và chuyển dịch

sở hữu nhà của cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn
UBND các quận, huyện làm thủ tục chuyển dịch sở hữu nhà ở trên địa bàn
quận, huyện
13.3 Hướng dẫn và tổ chức việc tiếp nhận quỹ nhà tự quản của Trung
ương và Thành phố để thống nhất quản lý, tổ chức và tiến hành thủ tục mua
bán, cho thuê nhà ở theo quy định của Nhà nước và Thành phố
13.4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các quận, huyện thực hiện
đánh biển số nhà trên địa bàn Thành phố.
13.5 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và thực hiện
các giải pháp chính sách để quản lý thống nhất về các hoạt động về kinh
doanh bất động sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND
Thành phố.
13.6 Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Thành phố về chính sách
đất và nhà, Ban điều hành chương trình phát triển nhà ở Thành phố, Hội đồng
bán nhà Thành phố và Hội đồng 297 Thành phố.
13.7 Tham gia định giá các loại nhà, đất ở Thành phố theo khung giá,
nguyên tắc, phương pháp định giá các loại nhà, đất của Chính phủ.
14. Về tài nguyên khoáng sản:
14.1 Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyên
khoáng sản trên địa bàn Thành phố và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.
14.2 Trình UBND Thành phố, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu
khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền
của UBND Thành phố theo quy định của pháp luật.
14.3 Quản lý kiểm tra việc thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài
nguyên khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại địa phương theo
quy định của pháp luật;
- Giúp UBND Thành phố chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan để khoanh vùng cấm khai thác khoáng sản, trình Chính phủ xem xét
quyết định.

15. Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
15.1 Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyên
nước và công trình khí tượng thuỷ văn ở địa phương, hướng dẫn việc kiểm tra
việc thực hiện.
15.2 Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây
dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố.
15.3 Trình UBND Thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động
điều tra, tham dò, khai thác, sử dông tài nguyên nước, dung lượng xả nước
thải vào nguồn nước, các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng theo
phân cấp; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
15.4 Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả
thiên tai trên địa bàn Thành phố.
16. Về môi trường:
16.1 Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ môi
trường ở địa phương, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện;
16.2 Trình UBND Thành phố cấp, thu hồi GCN đạt tiêu chuẩn môi
trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn Thành phố
theo phân cấp.
16.3 Tổ chức điều tra, khảo sát và thẩm định, báo cáo đánh giá tác động
của các dự án đầu tư và cơ sở sản xuất, kinh doanh đến môi trường trên địa
bàn Thành phố.
16.4 Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, theo dõi diễn
biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bé Tài nguyên
và môi trường.
16.5 Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường,
phối hợp với các ngành, các cấp, các hội quần chúng để tuyên truyền, giáo
dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố.
17. Về đo đạc bản đồ:
17.1 Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ
quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản dồ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký

hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp
luật;
17.2 Trình UBND Thành phố phê duyệt quyết định kiểm tra, thẩm định
chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính; đo đạc và bản đồ
chuyên dụng của Thành phố; quản lý dấu mốc đo đạc;
17.3 Tổ chức xây dùng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành
lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề để phục vô các mục đích
chuyên dụng;
17.4 Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan
quản lý Nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, thu hồi các Ên phẩm
bản đồ có sai xót nghiêm trọng về kỹ thuật, sai địa giới hành chính, địa danh
thuộc Thành phố;
Trên đây là vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở còn về tổ
chức bộ máy và biên chế của Sở nh sau:
Về tổ chức bộ máy và biên chế của Sở.
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội có một đội ngò cán bộ
rất hùng hậu được đào tạo từ các trường Đại học uy tín trong cả nước nh Đại
học Nông nghiệp 1, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Tự nhiên nên trình độ
chuyên môn của các cán bộ khá đồng đều.
1/ Lãnh đạo Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội: Có
Giám đốc Sở và có 2 Phó Giám đốc Sở
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và trước pháp
luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về
lĩnh vực công tác được phân công.
Giám đốc Sở và Phó giám đốc Sở là những người lãnh đạo không
những vững vàng về trình độ mà còn được các cán bộ tín nhiệm chính vì vậy
mà các công việc của Sở được chỉ đạo rất xát xao và hoàn thành theo đúng
tiến độ yêu cầu. Đồng thời Sở cũng có một bộ máy giúp việc rất năng động,
sáng tạo giúp Giám đốc Sở và Phó giám đốc Sở giải quyết những công việc

có liên quan.
2/ Tổ chức bộ máy giúp việc gồm:
- Phòng tổ chức-hành chính(Bao gồm cả bộ phận tài chính-kế
toán).
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng quản lý đo đạc bản đồ
- Phòng chính sách(Về tài nguyên và nhà đất)
- Phòng đăng ký thống kê
- Phòng quản lý địa chính-nhà đất
- Phòng quản lý tài nguyên
- Phòng quản lý môi trường-khí tượng và thuỷ văn
- Ban 61/CP
- Ban 60/CP
- Thanh tra Nhà nước Sở
3/ Các đơn vị sự nghiệp:
- Trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ hành chính tài nguyên
môi trường và nhà đất
- Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn chính sách cấp
- Ban quản lý dự án các công trình địa chính
- Trạm quan trắc môi trường
- Trạm quan trắc nước ngầm
4/ Biên chế:
Biên chế cán bộ và tiền lương của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà
đất do trưởng ban tổ chức chính quyền Thành phố và Giám đốc Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất trình UBND Thành phố quyết định.
Trước mắt giữ nguyên biên chế như hiện nay của Sở địa chính-nhà đất
Hà Nội là 110 người, đồng thời chuyển giao nguyên hiện trạng biên chế, cán
bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên của Sở Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn; Biên chế cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý
môi truờng của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường; biên chế cán bộ công

chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên khoáng sản của Sở Công nghiệp
sang Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội .
5/ Các doanh nghiệp trực thuộc quản lý nhà nước của Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội:
- Công ty kinh doanh nhà số 1
- Công ty kinh doanh nhà số 2
- Công ty kinh doanh nhà số 3
- Công ty khảo sát và đo đạc Hà Nội
- Công ty địa chính Hà Nội
Thứ hai: Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp
UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi
trường và nhà đất trên địa bàn quận, huyện:
Chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của UBND quận, huyện; đồng thời
chịu sự hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất Hà Nội.
1/ Trình UBND quận, huyện các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên
và môI trường và nhà đất trên địa bàn quận, huyện;
2/ Trình UBND quận, huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm
về tài nguyên môi trường và nhà đất và tổ chức việc thực hiện sau khi được
xét duyệt.
3/Trình UBND quận, huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt.
4/ Trình UBND quận, huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp
GCN quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, GCN đất ở và đất vườn liền kề;
GCN quyền sử dụng đất Nông nghiệp, lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc
thẩm quyền của UBND quận, huyện và tổ chức thực hiện.
5/ Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, đề xuật chỉnh
lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo

hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất; tham gia với các cơ
quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị
trấn, quản lý các dấu mốc đo đạc và mốc địa giới.
6/ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn và kiểm tra việc thống kê, kiểm kê
đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
7/ Hướng dẫn và kiểm tra việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước, môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố
môi trường hậu quả thiên tai;
8/ Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo
định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về nhà, tài nguyên môi trường.
9/ Kiểm tra và phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật; Giải quyết
các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà, tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
10/ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước;
11/ Tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên
môI truờng và nhà đất;
12/ Báo cáo định kỳ 3 thámg, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao cho Chủ tịch UBND quận,
huyện và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất.
13/ Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra chuyên môn nghiệp
vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; thực hiện việc đào tạo bồi
dưỡng cán bộ công chức, viên chức và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn
theo kế hoạch của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất trên địa bàn cho phù
hợp.
Giao Ban tổ chức chính quyền Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất và Chủ tịch UBND quận, huyện nghiên cứu
trình UBND Thành phố thành lập cơ quan chuyên môn giúp UBND quận,
huyện quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và nhà đất trên địa bàn
quận, huyện cho phù hợp. Trước mắt giao chức năng, nhiệm vụ trên cho

phòng địa chính nhà đất và đô thị thực hiện.
Về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn:
Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn(gọi chung là cán bộ địa chính xã)
giúp UBND xã thực hiện việc quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và
nhà đất trên phạm vi xã; chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và cơ quan chuyên môn giúp
UBND quận, huyện quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và nhà đất;
cán bộ địa chính xã có quyền hạn sau:
1/ Lập văn bản để UBND xã, phường, thị trấn trình UBND quận, huyện
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCN
quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
2/ Trình UBND xã, phường, thị trấn kế hoạch tổ chức triển khai quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực
hiện.
3/ Trình UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất cho hé gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND xã,
phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
4/ Thực hiện việc đăng ký lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi quản lý
biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê kiểm kê đất đai.
5/ Tham gia hoà giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài
nguyên môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật. Phát hiện các
trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường và nhà đất
kịp thời kiến nghị với UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan có thẩm
quyền để UBND xã xử lý kịp thời;
6/ Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và
môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.
7/ Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ về nhà, tài nguyên và môi
trường trên địa bàn; thu thập và bảo quản tư liệu về đất đai đo đạc bản đồ và

môi trường; quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới;
Trên đây là toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, trách nhiệm của Sở
còn sau đây là các điều khoản thực hiện:
1/ Giao Ban tổ chức chính quyền Thành phố chủ trì phối hợp với các
Sở địa chính-nhà đất Hà Nội. Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn và khoa học công nghệ và môi trường để tiến hành thống kê, kiểm kê và
tổng hợp các mặt; biên chế cán bộ công chức, chức năng nhiệm vô tài sản cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ chuyên môn quản lý nhà nước của các Sở trên về
tài nguyên-môi trường và nhà đất quản lý.
2/ Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội chủ trì phối
hợp với Chủ tịch UBND quận, huyện và Ban tổ chức chính quyền Thành phố
để xây dựng quy chế, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác, xây dựng cơ cấu
chức danh tiêu chuẩn để bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở, cơ quan
chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường
và nhà đất quận, huyện và cán bộ địa chính xã, phường và thị trấn đảm bẩo
hoàn thành được nhiệm vụ của tổ chức mới
PHẦN II: PHÒNG THANH TRA
Phòng Thanh tra là một phòng rất bận rộn vì tình hình khiếu nại, tố cáo
đất đai diễn ra rất phức tạp nhiều vụ người dân khiếu kiện tập thể gây mất trật
tự nơi công sở chính vì vậy để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra
em đã căn cứ vào Quyết định số 113/QĐ - TNMTNĐ của Giám đốc Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc giao chức năng, nhiệm vụ cho
Thanh tra nhà nước sở.
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất giao chức năng, nhiệm vụ cho
thanh tra nhà nước Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội nh sau:
Về chức năng:
Thanh tra nhà nươc Sở là một tổ chức thuộc Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất giúp Giám đốc Sở thực hiện thanh tra theo chức năng quản lí nhà
nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường,
khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ, quản lí nhà ở và công sở trên địa bàn

thành phố, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp theo thẩm quyền quy định
của Pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Sở và
chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra thành phố, thanh tra
Bé Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Bộ Xây dùng .
Về nhiệm vụ và trách nhiệm :
1. Nghiên cứu soạn thảo các văn bản quy phạm Pháp luật về công tác
Thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lí Nhà nước của
Sở.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của
Sở về thi hành Pháp luật, giải quyết các tranh chấp khiếu nại tố cáo và xử lí
các hành vi vi phạm Pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy
định của Pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt.
3. Tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra, xét giải quyết
khiếu nại tố cáo cho các đơn vị trực thuộc sở và các đơn vị trực thuộc Sở và
các phòng Địa chính nhà đất và đô thị các quận, huyện.
4. Thanh tra kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản
lý Nhà nước về Tài nguyên, môi trường và Nhà đất theo thẩm quyền quy định
của Pháp Luật.
5. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân theo
thẩm quyền quy định của Pháp luật và phối hợp với các đơn vị trong Sở để
giải quyết khiếu nại, tố cáo mang tính chuyên đề mà các Phòng, Ban được
giao giải quyết.
6. Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị với Giám đốc Sở việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo những trường hợp các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở đã
giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm
Pháp luật hoặc những khiếu nại tố cáo do Giám đốc Sở giao.
7. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra và báo cáo kết quả giải quyết theo yêu
cầu của Giám đốc Sở, Thanh tra Thành phố, UBND Thành phố, Bé Tài nguyên
Môi trường, Bộ Xây dựng. Công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật.

8. Thường trực và tổ chức tiếp công dân theo qui định của Pháp luật.
9. Khi thực hiện nhiệm vụ, thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà
đất có quyền hạn được qui định từ khoản 1 đến khoản 9 điều 9 Pháp lệnh
thanh tra.
10. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về tổ chức bộ máy và biên chế:
1. Lãnh đạo Thanh tra Sở: Có 1 Chánh Thanh tra Sở và 1 đến 2 Phó
Chánh Thanh tra. Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và
trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao.
2. Biên chế Cán bộ: Giao Thanh tra Sở phối hợp với Phòng Tổ chức-Hành
chính xây dựng cơ cấu cán bộ và biên chế cụ thể, báo cáo trình Giám đốc Sở
quyết định nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trước mắt vẫn giữ nguyên Cán bộ Công chức đang làm việc tại Thanh
tra Sở Địa Chính-Nhà đất Hà Nội và tiếp nhận 1 Thanh tra viên của Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường.
PHẦN III: KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, THỰC HIỆN
LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NĂM 2004.
Trong năm 2004 Phòng Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà
đất đã đạt được những thành tích hết sức đáng tự hào với các công việc cụ thể
nh sau:
1/ Công tác Thanh tra.
* Công tác thanh tra hành chính:
Thanh tra Sở thực hiện giúp việc cho lãnh đạo Sở về công tác thanh tra
về tài nguyên môi trường và nhà đất còn có các công ty kinh doanh nhà, công
ty làm công tác đo đạc khảo sát và ban quản lý vốn do Thành phố cấp. Để
giúp Giám đốc sở nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban,
đơn vị thuộc Sở và kịp thời uốn nắn các sai phạm trong việc thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn, giúp các đơn vị hoàn thiện các quy trình quản lí đối
với các lĩnh vực cụ thể; Báo cáo lãnh đạo Sở bức tranh toàn cảnh về công tác

quản lý Nhà nước của Sở, từ đó Lãnh đạo Sở đã đưa ra những quyết định
quản lí đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả.
*Công tác thanh tra chuyên ngành:
Năm 2004 Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra về:
- Quản lí và sử dụng đất đai tại 57 tổ chức và cá nhân sử dụng đát.
- Thanh tra việc đầu tư xây dựng, quản lí đất đai theo Quyết định
273/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ tại 3 đơn vị thuộc Sở và 5 dự án: Thanh
tra Sở đã tham gia các đoàn thanh tra của Thành phố và Bé tài nguyên môi
trường, cụ thể là đồng chí Chánh thanh tra Sở là phó đoàn Thanh tra về việc
quản lý sử dụng đất ở 5 xã thuộc huyện Gia Lâm và huyện Từ Liêm. Qua
thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc quản lý đất đai và đầu tư xây
dựng cơ bản, đã đề nghị thu hồi hơn 2 tỷ đồng và 4.000m
2
đất chỉ tiêu sai và
sử dụng sai mục đích.
- Quản lý và khai thác tài nguyên tại 24 tổ chức và cá nhân đang có các
hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn Thành phố.
- Thanh tra kiểm tra việc quản lý và bảo vệ môi trường tại 48 tổ chức
và cá nhân.
- Thanh tra trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường của UBND
phường trên địa bàn đối với UBND phường Trương Định.
Qua công tác thanh tra đã giúp các tổ chức và cá nhân được thanh tra
hiểu rõ được nghĩa vụ phải thực hiện các qui định về bảo vệ tài nguyên, quản
lí và bảo vệ tài nguyên môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh;
quản lý tốt, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đối với diện tích nhà đất
được Nhà nước giao hoặc cho thuê đối với người sử dụng nhà đất; giúp lãnh
đạo Sở trình UBND Thành phố và nhà nước các chính sách quản lý về tài
nguyên môi trường nhà đất có hiệu quả hơn.
* Công tác thu hồi đất:
Năm 2004 Thanh tra Sở đã thanh tra rà soát đôn đốc UBND các

phường, quận, huyện lập hồ sơ thu hồi đất của 22 tổ chức và cá nhân sử dụng
đất đai sai mục đích, để hoang hoá hoặc sử dụng kém hiệu quả vi phạm luật
đất đai.
* Công tác thanh tra khác:
Trong năm 2004 Thanh tra Sở đã giúp lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất Hà Nội chủ trì hoặc phối hợp với Sở ngành khác của Thành
phố và đoàn thanh tra của Bé Tài nguyên và môi trường, đoàn thanh tra của
Vụ quản lý địa phương thuộc thanh tra chính phủ tiến hành thanh tra, kiểm tra
việc đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai tại nhiều đơn vị, cá
nhân trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố và các đoàn Thanh tra của
Bé Tài nguyên va Môi trường, Thanh tra chính phủ đã đánh giá cao sự chủ trì
và phối hợp của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội mà trực tiếp là
Thanh tra Sở. Thanh tra Sở đã trực tiếp thanh tra việc kiểm tra xác minh làm
rõ vụ việc cấp trả GCN quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại địa bàn
phường Cống Vị quận Ba Đình để Giám đốc Sở có báo cáo về việc này để
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tiếp xúc và trực tiếp trả lời công dân. Vụ
việc này được Thành Uỷ và UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao.
Thanh tra kiểm tra một số cơ quan, đơn vị, tổ chức vÒ việc thực hiện
Luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nh:
- Công ty TNHH kim khí Ngọc Hà, số 1174 đường Láng, quận Đống
Đa
- Công ty văn phòng phẩm Cửu Long, sè 536A Minh Khai, quận Hai
Bà Trưng.
- Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật số 7 đường Chùa Nền.
- Cơ sở sản xuất nhôm tại số 27 phố Nguyễn Đức Cảnh.
- Công ty cổ phần may Lê Trực.
- Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hợp lực
- Công ty cổ phần Nam Thắng
- Công ty cơ khí xây dựng Nông nghiệp
- Công ty TNHH Sao Băng

- Doanh nghiệp tư nhân Song Phương
- HTX Công nghiệp Nhị Hà
- HTX Động Lực, Láng Hạ
- Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
- HTX Công nghiệp Hùng Sơn
- HTX Công nghiệp Quyết Tiến
- Công ty kinh doanh chế biến lương thực Sông Hồng
- Công ty nhựa Rạng Đông
2/Kết quả thực hiện Luật khiếu nại tố cáo năm 2004:
* Công tác tiếp công dân:
Thanh tra Sở đã tham mưu cho Đảng uỷ và Ban Giám đốc Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội duy trì nề nếp tiếp dân theo quyết
định số 1418/QĐ-UBND Thành phố ngày 23/4/1996 của UBND Thành phố
Hà Nội và quy chế tiếp dân cho cơ quan XD như:
Thanh tra sở trực tiếp tiếp công dân có liên quan đến việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo mà Giám đốc Sở giao cho Thanh tra Sở giải quyết;
Một số vụ việc phức tạp và ngày tiếp dân của lãnh đạo Sở, Thanh tra
Sở điều cử cán bộ tiếp cùng và làm thư ký cho buổi tiếp dân, giúp lãnh đạo Sở
về công việc khác có liên quan đến tiếp công dân tại trụ Sở.
* Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo cũng như các loại đơn khác Thanh tra
Sở đã tham mưu để xử lý tập trung thống nhất vào một mối; Đơn gửi Giám
đốc Sở nghiên cứu xem xét và có ý kiến giao viẹcc bằng phiếu xử lý công văn
cho các phòng nghiệp vụ thụ lý. Phòng tổ chức hành chính tổng hợp khi giao
đơn thư cho các phòng ban thì lưu quản lý bằng máy vi tính nối mạng nội bộ
để theo dõi và trả lời dân đôn đốc nhắc nhở các phòng thực hiện qua buổi giao
ban.
- Thô lý, phân loại hồ sơ, đơn thu chuyển các phòng ban nghiệp vụ,
công ty thô lý giải quyết theo quy chế phân công, phân cấp đã ban hành.
Trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND

Thành phố Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo và triển khai các đơn vị thô lý giải quyết
theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố Hà nội.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan, UBND các quận, huyện đôn
đốc việc kiểm tra giám sát thụ lý giải quyết các vụ việc được giao có liên
quan đến các cơ quan và quận, huyện đó.
- Phối hợp với các chính quyền địa phương, cơ quan và các ban
ngành có liên quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xác minh nội dung đơn
thư khiếu nại, tố cáo các nhà vi phạm quản lý sử dụng nhà đất thuộc sở hữu
nhà nước.
- Đối với trường hợp hồ sơ, đơn thư không thuộc thẩm quyền: Cán bộ
tiếp dân giải quyết các thắc mắc và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ,
đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo nhận được trong năm 2004 là 205 đơn
thư.
Trong đó:
- Đơn khiếu nại: 155
- Đơn tố cáo: 37
- Dân nguyện:13
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là: 34, đã giải quyết được 28
+ 185 đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết đã được chuyển
xuống đơn vị chức năng để xem xét giải quyết.
- Đã ra Kết luận thanh tra báo cáo UBND Thành phố những vụ việc
theo công văn giao việc của UBND Thành phè nh:
+ Khiếu nại của một số công dân xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm.
+ Khiếu nại của ông Lê Văn Giáp và bà Bùi Thị Thanh đòi quyền sử
dụng ngõ đi riêng tại ngõ 121 phè Linh Quang, quận Đống Đa.
+ Giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Phú, đội 5, thôn Yên
Duyên, xã Yên Sở, huyện Thanh Trì.
+ Giải quyết đơn khiếu nại của bà Bùi Thị Anh sè 62 phố Tân Êp,
phường Phóc Xá, quận Ba Đình về việc hé bà Nguyễn Thị Phương ở số 64,

phố Tân Êp, phường Phóc Xá dùng hoá chất để đun nấu, sản xuất cánh kiến
gây độc hại về môi trường.
+ Giải quyết đơn khiếu nại của ông Trịnh Văn Sâm đại diện cho các
công dân đang sinh sống tại tập thể Bộ Công nghiệp nhẹ và Tổng công ty chè
thuộc ngõ 536, phè Minh Khai, quận Hai Bà Trưng Hà Nội phản ánh Công ty
Văn phòng phẩm Cửu Long hiện đang lắp đặt dây chuyền sản xuất cán thổi
chai bằng chất liệu PE và dệt bao tải dứa ngay sát khu vực dân cư. Việc lắp
đặt sản xuất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân
trong khu vực.
* Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong năm 2004, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã
nhận được các đơn thư khiếu nại tố cáo tranh chấp nhà đất, tài nguyên môi
trường gồm: 659 đơn: Trong đó có 465 đơn thuộc thẩm quyền và 194 đơn
không thuộc thẩm quyền.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất Hà Nội đã giải quyết xong là 457 đơn.
Trong đó: Đơn khiếu nại 451 đơn
Đơn tố cáo 6 đơn
Tỷ lệ giải quyết: 457/465 đạt 98,28%.
Tổng số đơn khiếu nại 459 đơn
Đã giải quyết 451/459 đạt tỷ lệ: 98,25%
Phân loại đơn khiếu nại:
+ Đúng 307 đơn
+ Có đúng có sai 142 đơn
+ Sai hoàn toàn 2 đơn
- Tổng số đơn tố cáo: 6 đơn: đúng 6 đơn (100%)
Hiện còn 6 vụ đang giải quyết(Trong đó có 2 vụ có kết luận thanh tra
đang chờ ý kiến UBND các quận,(huyện) vì những vô này UBND Thành phố
giao phải phối hợp nên phải tổ chức có ý kiến quận(huyện), 1 vô thu thập tài
liệu và đang xem xét).

Công tác tuyên truyền pháp luật:
Do đặc thù của năm 2004 nhà nước cho đưa vào áp dụng nhiều văn bản
pháp luật mới lại là các văn bản liên bản trực tiếp đến công tác thanh tra và
quản lý nhà nước của Sở chính vì vậy Thanh tra Sở đã tham mưu cho lãnh
đạo Sở cử đúng cán bộ đi tham gia tập huấn Luật đất đai, Luật khoáng sản và
mời hướng dẫn viên nắm vững về các văn bản pháp luật mới đến phổ biến
cho toàn thể cán bộ, viên chức của Sở về nội dung các văn bản mới.
Các cán bộ, Thanh tra vên của Thanh tra Sở đã tích cực, chủ động trong
việc tìm kiếm các văn bản mới, nghiên cứu, thảo luận và thống nhất cách áp
dụng trong các trường hợp cụ thể.
* Công tác xây dựng lực lượng:
Với chức năng và nhiệm vụ được giao cuả Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất Hà Nội tăng nhiều so với các năm trước đây nên chi bộ và lãnh
đạo Thanh tra Sở đã đề nghị Đảng uỷ và Lãnh đạo Sở bổ sung thêm cho
Thanh tra Sở lãnh đạo và Thanh tra viên. Năm 2004 Thanh tra Sở đã có thêm
một Phó Chánh thanh tra và một Thanh tra viên từ đơn vị khác bổ sung.
Năm 2004, Thanh tra Sở đã xét duyệt và đề nghị cấp có thẩm quyền xét
duyệt cho mét Thanh tra viên đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngành đi dù thi
nâng ngạch từ Thanh tra viên lên Thanh tra chính. Đề nghị đã được xem xét
và Thanh tra viên được cử đi dù thi đã đạt kết quả tốt.
Năm 2004, Thanh tra Sở còng đề nghị và đã được cấp có thẩm quyền
xét duyệt và đã bổ nhiệm vào nghạch Thanh tra viên một chuyên viên công
tác ở Thanh tra Sở, nâng tổng số Thanh tra viên của Thanh tra Sở lên 6 đồng
chí.
Cũng năm 2004, Thanh tra Sở đã cử cán bộ công tác tại Thanh tra Sở
tham dự các líp học về nghiệp vụ Thanh tra, quản lý nhà nước, tin học và
ngoại ngữ để các đồng chí này sớm đủ điều kiện bổ nhiệm thanh tra viên
trong thời gian tới.
* Phong trào văn hoá thể thao:
Cán bé, Thanh tra viên của Thanh tra Sở thường xuyên tham gia luyện

tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao về trí lực và thể lực của công việc.
Trong phong trào thể thao chào mừng ngày giải phóng Thủ đô các cán
bộ thuộc Thanh tra Sở đã đạt các giải cao về cầu lông, bóng bàn và văn nghệ.
Các cán bộ tham gia đều đoạt giải.
Kết quả năm 2004, Thanh tra tham mưu cho Đảng uỷ và Ban giám đốc
Sở lãnh đạo toàn ngành đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Thành
phố giao, các chính sách quản lý đất và nhà bước đầu đã đi vào cuộc sống tạo
ra nhiều chuyển biến tích cực và toàn diện trong nhiều lĩnh vực quản lý góp
phần chung phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố. Công tác quản lý
đất đai trên toàn Thành phố có nhiều tiến bộ rõ rệt đóng góp có hiệu quả phát
triển kinh tế xã hội Thủ đô một cách toàn diện. Toàn ngành đã vượt qua nhiều
khó khăn phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của Thành phố giao. Đề
xuất nhiều chính sách về quản lý đất đai, nhà ở của Thành phố. Thực hiện có
kết quả quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, các chỉ thị
15,16,17 của Thành phố Hà Nội nhằm tăng cường một bước có hiệu quả công
tác qunả lý Nhà nước về đất đai, nhà cửa, giải quyết tốt nhiều vụ khiếu kiện,
điểm nóng phức tạp về đất đai, nhà cửa, kiên quyết xử lý thu hồi đất để hoang
hoá không sử dụng góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội Thủ
đô.
* Những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Các vụ khiếu nại về nhà đất phần lớn tập trung vào việc đòi nhà, thực
hiện chính sác trước đây, Sở đã căn cứ hồ sơ lưu trữ và chính sách hiện hành
để trả lời nhưng có tới 35-40% số đơn khiếu nại tiếp. Đơn do các ngành, các
cấp chuyển đến không có cơ sở giải quyết gây bức xúc trong nhân dân.
Việc phân loại khiếu nại, tranh chấp nhà đất chưa có tiêu chí thống nhất
nên có sự nhầm lẫn nên việc phân loại và đánh giá khiếu nại không chính xác.
- Thời gian giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi không có hồ sơ lưu
trữ thường để kéo dài do phải tiến hành điều tra, thu thập hồ sơ ban đầu vì vậy
tốn nhiều thời gian do đó phần lớn là quá hạn.

- Tư tưởng đùn đẩy tránh né còn tồn tại ảnh hưởng đến việc giải
quyết KNTC
Mặc dù Phòng Thanh tra đã đạt được những kết quả rất đáng khen ngợi
xong vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại cần phải được rút kinh nghiệm
và sửa chữa mà nguyên nhân của những tồn tại đó là:
* Nguyên nhân tồn tại:
Về khách quan:
- Hồ sơ về nguồn gốc nhà đất thiếu hoặc không có.
- Các quy định pháp luật về nhà đÊt thuộc diện chính sách trước đây
chưa có sự thống nhất giải quyết từ TW đến cơ sở.
- Chính sách về hỗ trợ, cải thiện về nhà ở đối với người có công với
cách mạng còn bất cập, chưa có sự công bằng trong khi giải quyết những vấn
đề cụ thể.
- Các cơ quan TW: Văn phòng Quốc hội, văn phòng chính phủ…vẫn
còn áp dụng hình thức phiếu chuyển, công văn chuyển đến cấc địa phương là
không đúng quy định của Luật khiếu nại tố cáo và gây khó khăn cho chính
quyền cấp dưới khi xử lý.
Về chủ quan:
- Về tư tưởng ngại khó, ngại va chạm trong giải quyết KNTC còn
phổ biến trong cán bộ viên chức thi hành công vụ, việc phân cấp giải quyết
khiếu nại tố cáo giữa ngành và cấp chưa rõ ràng.
- Về sự nỗ lực trong công tác giải quyết của một số CBCNV chưa
cao nên có những vụ việc để kéo dài chưa giải quyết dứt điểm.
- Công tác kiểm tra và đôn đốc có nơi có lúc chưa kiên quyết.
* Bài học kinh nghiệm:
Trong những năm qua Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã
giải quyết được một khối lượng đơn thư khiếu nại tố cáo về nhà đất rất lớn.
Để đạt được những kết quả trên ngành ĐCNĐ đã rót ra được những kinh
nghiệm nh sau:
- Trước hết đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đến

từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
gắn liền cới quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp luật vững chắc cho việc giải
quyết KNTC.
- Tăng cường củng cố đoàn kết nội bộ trên cơ sở thực hiện tốt quy
chế dân chủ cơ quan.
- Kiên trì tổ chức hoà giải, cán bé thi khi thi hành nhiệm vụ phải
công tâm, sâu sát, dùa vào dân và chính quyền cơ sở để ra biện pháp giải
quyết thấu tình đạt lý.
- Quan tâm mét cách thích đáng đến công tác cải cách hành chính,
thực hiện cơ chế một cửa
Để khắc phục những tồn tại còn tồn đọng Phòng Thanh tra đã chỉ ra
phương hướng công tác nh sau:
* Phương hướng công tác năm 2005:
1/ Thanh tra đất đai, nhà ở:
- Thanh tra theo chuyên đề.
- Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất.
- Thanh tra việc quản lý, sử dụng của các tổ chức, cá nhân theo
danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm sử dụng đất do các quận, huyện lập đã
gửi.
2/ Thanh tra theo nhiệm vụ được Thành phố và Sở giao phấn đấu đạt
100% các cuộc thanh tra đạt kết quả cao.
3/ Thanh tra theo mhiệm vụ thường xuyên phấn đấu đạt 95% các cuộc
thanh tra thường xuyên.
4/ Đôn đốc các quận, huyện thực hiện Quyết định thu hồi đất và lập hồ
sơ thu hồi đất năm 2004.
Tiếp tục ổn định công tác thanh tra đề nghị Thanh tra Thành phố xét
duyệt phong Thanh tra viên cho 4 đồng chí đã học qua líp nghiệp vụ Thanh
tra. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã gửi hồ sơ đề nghị phong
Thanh tra viên cấp 1.

×