Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.84 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp.
Lời mở đầu.
Sau mỗi quá trình học tập, các sinh viên thường có một khoảng thời gian
thực tập để vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế. Đây là bước đệm
quan trọng để tránh cho sinh viên những bỡ ngỡ giữa những kiến thức lý thuyết
và những vấn đề trong hoạt động thực tiễn, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về
chuyên ngành chuyên môn mà mình đã theo đuổi. Chính vì thế, đối với sinh
viên, đây là một kì học mang tính ứng dụng cao.
Là sinh viên chuyên ngành kế hoạch, rất may mắn tôi được thực tập tại Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, có thể tìm hiểu được những hoạt động chuyên môn thực
tiễn cửa chuyên ngành sâu hơn. Trong quá trình tìm hiểu sơ bộ về cơ quan thực
tập, tôi đã có những cái nhìn tổng quan hơn những chức năng nhiệm vụ của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là Cục đầu tư nước ngoài - Phòng nông , lâm ngư
nghiệp. Tất cả những nhận định đó được nêu đầy đủ trong "Báo cáo thực tập
tổng hợp "
Do còn những hạn chế về kiến thức, tài liệu cũng như thời gian tìm hiểu…
bài báo cáo này vẫn còn nhiều sai sót. Vậy, rất mong nhận được sự thông cảm
của thầy cô giáo và cơ quan thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


1
Báo cáo thực tập tổng hợp.
Phần I: Khái quát chung về cơ quan thực tập.
I. Khái quát chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
Cách đây hơn 60 năm, ngày 31 tháng 12 năm 1945, khi nước Nhà nước
Việt Nam dân chủ Cộng hoà còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số
78/SL thành lập Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến quốc - tiền thân của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ngày nay - với 40 thành viên ban đầu, bao gồm tất cả các Bộ


trưởng và Thứ trưởng của các Bộ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 14 tháng 1 năm
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 4/SL cử thêm 10 thành viên vào
uỷ ban này. Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết có nhiệm vụ nghiên cứu
một kế hoạch thiết thực để kiếm thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính,
hành chính, xã hội, văn hoá và thảo ra những đề án kiến thiết trình lên Chính
phủ.
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ký sắc lệnh số 68/SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ. Ban Kinh tế Chính phủ
có nhiệm vụ nghiên cứu khởi thảo để đệ trình Chính phủ những đề án chính
sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề kinh tế quan trọng về
kinh tế. Ngay trong những ngày đầu thành lập, ban Kinh tế Chính phủ đã bắt tay
ngay vào việc ngiên cứu, biên soạn cho Chính phủ các chính sách, các chương
trình, kế hoạch kinh tế, xã hội… và những vấn đề quan trọng khác nhằm động
viên sức người sức của cho công cuộc kháng chiến thứ nhất thắng lợi.
Sau thắng lợi Điện Biện Phủ, hoà bình lập lại ở miền Bắc, đất nước ta
bước vào giai đoạn mới - miềm Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng xã hội
cùng với miêm Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ
mới, ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ ra nghị quyết thành lập Uỷ

2
Báo cáo thực tập tổng hợp.
ban Kế hoạch quốc gia, trong đó xác định: "uỷ ban Kế hoạch quốc gia la một cơ
quan của Chính phủ, để kế hoạch hoá công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hoá, tổ
chức chỉ đạo công tác thống kê, kế toán trong cả nước". Thông tư số 603/TTg
ngày 14/10/1955 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký đã ghi rõ: "Trong
chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển
kinh tế và văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá. Uỷ ban Kế hoạch quốc gia sẽ thực
hiện từng bước công việc kế hoạch hoá, đảm bảo việc củng cố miền Bắc". Kể từ
tháng 10/1955, hệ thống cơ quan kế hoạch từ TW đến địa phương được hình

thành đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch khôi
phục kinh tế sau chiến tranh 1956 - 1960 và kế hoạch phát triển cải tạo phát triển
kinh tế 1958 - 1960.
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố sắc
lệnh số 18-LCT về Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, trong đó nêu rõ Uỷ ban
kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) là một trong 24 cơ quan Bộ và ngang Bộ trực
thuộc Chính phủ. Sau đó, ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghi định
số 158-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN,
trong đó xác định: " UBKHNN là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế quốc
dân và văn hoá theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước..", " Uỷ ban
còn có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước, đảm bảo
công tác xây dựng theo đường lối chính sách, kế hoạch của Nhà nước…" . Theo
đó, tổ chức bộ máy ngành Kế hoạch ở TW và địa phương cũng đã có những thay
đổi phù hợp. Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số
151/HĐBT giải thể uỷ ban phân vùng kinh tế trung ương, giao công tác phân
vùng cho UBKHNN. Ngày 27/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 7/CP
về việc giao UBKKNN quản lý Viện Nghiên cức Quản lý Kinh tế Trung ương,
đảm nhiệm thêm nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp về lĩnh vực kinh tế

3
Báo cáo thực tập tổng hợp.
phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Ngày 21/10/1995, Quốc hội nưới công hoà
XHCN Việt Nam khoá IX, tại kỳ họp thứ 8 đã ra Nghị quyết về việc điều chỉnh
tổ chức một số cơ quan của Chính phủ; quyết nghị thành lập Bộ Kế hoạch và
Đầu tư trên cơ sở hợp nhất UBKHNN và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu
tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Từ đó, hệ thống các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất các

tỉnh, thành phố trực thuộc TW nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan Kế hoạch
và Đầu tư. Chức năng nhiệm vụ của ngành Kế hoạch và Đầu tư được bổ sung
thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, giai đoạn mới.
Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngành Kế hoạch và Đầu
tư đã có sự lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng cho nhiệm vụ của đất nước trong từng
thời kỳ nhất định. Với chỉ 50 cán bộ trong thời kỳ đầu tiên, đến năm 2005, tổng
số cán bộ của toàn ngành là 5422 người, trong đó bộ máy Kế hoạch của các Bộ,
ngành TW la 1422; ở địa phương, BQL các khu công nghiệp, khu chế xuất là
4000 người. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 822, trong đó lãnh đạo Bộ có
8người, lãnh đạo cấp vụ và tương đương là 155 người, cán bộ công chức là 658
người. Về trình độ có 2 người có học hàm giáo sư, 6 người có học hàm phó giáo
sư, 6 tiến sĩ khoa học, 126 tiến sĩ, 91 thạc sĩ, 550 người có trình độ đại học cao
đẳng, 153 người cán bộ Đảng viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 401
người có trình độ lý luận trung cấp
Như vậy, hệ thống các cơ quan nghiên cứu kinh tế - kế hoạch và đầu tư đã
phát triển rộng khắp, tập hợp hàng chục nghìn cán bộ nghiên cứu trong mọi lĩnh
vực, mọi vùng và mọi cấp, đủ năng lực làm tròn chức năng tham mưu cho Đảng
và Nhà nước, các cấp chính quyền cũng như các cơ quan doanh nghiệp trong
lĩnh vực kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

4
Báo cáo thực tập tổng hợp.
Trải qua chặng đường 60 năm hình thành và phát triển, ngành Kế hoạch và
Đầu tư qua từng thời kỳ đã gắn bó với vận mệnh Tổ quốc, kế thừa và phát huy
được truyền thống của Ngành từ những ngày đầu thành lập; luôn luôn xứng đáng
với vai trò tham mưu tổng hợp kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước. Các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kì đã
thực sự là công cụ chủ yếu của Nhà nước để quản lý, điều hành sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thành quả phát triển chung của dân tộc Việt
Nam đã có công đóng góp không nhỏ của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời

kỳ mới, khi mà nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn thì vai trò của ngành Kế
hoạch và Đầu tư ngày càng trở nên quan trọng trong công cuộc phát triển đất
nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chức năng nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Nghị
định của Chính phủ số 61/2003/NĐ.CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.1. Về vị trí chức năng:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế chung của một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong
nước, ngoài nước, khu chế xuất về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước;
quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ

5
Báo cáo thực tập tổng hợp.
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các
dự thảo văn bản pháp quy phạm pháp luật khác nhau về lĩnh vực kế hoạch và đầu
tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thê,
dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân,

trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt
theo quy định,
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
5. Về quy hoạch, kế hoạch:
a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dỗi và tổng hợp tình hình
thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp
việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm
điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao.
b) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực thuộc TW xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.

6
Báo cáo thực tập tổng hợp.
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn
đầu tư cho các lĩnh vực thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thẩm
định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc TW để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ.
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối
tích luỹ và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh tián quốc tế,
ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ Nhà nước. Phối hợp với Bộ
Tài chính lập dự toán ngân sách Nhà nước.

6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước.
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư
trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường
hợp cần thiết.
b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng
mức và cơ cấu ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước, tổng
mức bổ sung dự trữ Nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng Nhà nước, tổng mức
vốn góp cổ phần và liên doanh Nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung lượng
vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập
phương án phân bổ của ngân sách TW trong các lĩnh vực đầu tư cơ bản, bổ sung
dự trữ Nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng Nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh
của Nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đàu tư trong nước và ngoài nước,
phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn
đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm
quyền, thực hiện việc uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ

7
Báo cáo thực tập tổng hợp.
tướng Chính phủ, thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của
nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài.
e) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt độnh đầu tư
trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra
nước ngoài, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư.
f) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong
quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh
giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức cho các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính

phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
7. Về quản lý vốn ODA.
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hut, điều phối, quản lý ODA,
chủ trì soạn thoả chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, hướng dẫn chủ
quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động
ODA, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn
ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục
chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA.
c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung
về ODA, đại diện cho Chính phủ ký kết điều ước quốc têa khung về ODA với
các nhà tài trợ.
d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị cho chương
trình, dự án ODA, chủ trì phối hợp Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn
ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

8
Báo cáo thực tập tổng hợp.
đ) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc
tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải
ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án
ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về
giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;
f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm
đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các
vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình

và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
8. Về quản lý đấu thầu :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết
quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện
các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả
nước;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp,
khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt;
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình
đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì,

9
Báo cáo thực tập tổng hợp.
phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối
với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh :
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành
phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư
trong nước;
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại

doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp
xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh
nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội
đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh;
hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình
thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp
tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký
kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng
ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi
quản lý của Bộ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

10
Báo cáo thực tập tổng hợp.
13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu
tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo
hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong
các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của
pháp luật;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc thẩm quyền của Bộ;
16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Bộ;
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Về cơ cấu tổ chức:
a. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;
3. Vụ Tài chính, tiền tệ;
4. Vụ Kinh tế công nghiệp;
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp;
6. Vụ Thương mại và dịch vụ;

11
Báo cáo thực tập tổng hợp.
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;
8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất;
9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;
10. Vụ Quản lý đấu thầu;
11. Vụ Kinh tế đối ngoại;
12. Vụ Quốc phòng - An ninh;
13. Vụ Pháp chế;
14. Vụ Tổ chức cán bộ;
15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường;
16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội;
17. Cục Đầu tư nước ngoài;
18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

19. Thanh tra;
20. Văn phòng.
Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa
phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Chiến lược phát triển;
2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;
3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia;
4. Trung tâm Tin học;
5. Báo Đầu tư;
6. Tạp chí Kinh tế và dự báo.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát
triển và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

12
Báo cáo thực tập tổng hợp.
II. Khái quát về Cục đầu tư nước ngoài (FIA).
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Cục đầu tư nước ngoài.
Chức năng nhiệm vụ của Cục đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị
quyết 523/QĐ-BKH ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.
2.1.1. Về chức năng:
Cục đầu tư nước ngoà thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
2.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:
* Tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng
hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan

đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá
kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá
hiệu quả đầu tư chung; cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
quy chế của Bộ.
* Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp
nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa
đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
* Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các
quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương;
tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực
hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

13

×